Nguyễn Công Thuần tường trình từ Đông Bắc Mỹ (New York) :
1. Bản tin số 13 năm ngoái có hai chuyện cần đính chính : thứ nhất là trong mục phân ưu với thân hữu NKNhẫn, người thất lộc là Cụ Bà Thân mẫu chứ không phải Cụ ông Thân phụ; thứ hai là trong bài ký sự HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐịA của NQT,trang 41, phần The Wailing Wall, thay vì "... Nhiều người Do thái xem đó là nơi thiêng nên đến cầu nguyện và khóc than thương tiếc, vì vậy mới có tên là Tường Phía Tây (The Western Wall), .... ", xin đọc là "... Nhiều người Do thái xem đó là nơi thiêng nên đến cầu nguyện và khóc than thương tiếc, vì vậy mới có tên là Tường Ai Oán (The Wailing Wall). Ngày nay người ta gọi đó là Tường Phía Tây (The Western Wall), ... " Xin thành thật cáo lỗi cùng thân hữu NKNhẫn và tác giả NQT, cùng các thân hữu độc giả.
2. Năm nay 1994 có quá nhiều cái đặc biệt: Trước hết, năm nay Hoa kỳ và thế giới kỷ niệm 25 năm ngày Neil Amstrong đặt chân lần đầu tiên lên mặt trăng. Tôi còn nhớ buổi tối ngày 20 tháng 7 năm 1969, tôi và vài thân hữu nữa đang nằm trong Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, nghĩ đến ngày "quốc hận" (ngày chia cắt đất nước theo hiệp định Genève), trời lúc đó mưa như trút nước, vậy mà cũng dầm mưa chạy tới chỗ đặt TV công cọng để xem Amstrong đáp xuống và đi trên mặt trăng. Quả thật có hồi hộp và nể phục!
3. Kế tới, là tin Kim Nhật Thành, ông lãnh tụ tối cao của Bắc Hàn vừa mới chết, thọ 82 tuổi. ông này cũng chẳng kém gì HCM của Việt nam, hơn 40 năm cai trị Bắc Hàn bằng một chế độ độc tài, khắc nghiệt, đưa Bắc Hàn đến tận bờ vực thẳm. Vậy mà trước khi chết vẫn cứ khư khư con đường cọng sản. Lạ một điều, mấy ông loại này thường hay sống dai quá. Chắc nhờ "sâm Cao ly"! (ông này cùng tuổi với Võ Nguyên Giáp).
4. Một chú nhóc con Mỹ tên là Michael Fay, 18 tuổi, sang học ở Singapore, ra đường tí toáy tay chân, lấy sơn xịt lên các xe hơi sang trọng, bị phú lít bắt nhốt, và bị luật của Singapore đì ra đét vào đít 6 roi mây. Cả gia đình và bạn bè chú nhóc, cả chính phủ Mỹ, phản đối! Gia đình phản đối theo kiểu rất ... Mỹ! Thiếu văn hoá! Mạt sát Singapore! Tổng thống Mỹ, chắc đang bị tẩu hỏa vì mấy cô thư ký Mỹ và mấy anh cận vệ cũ, hoặc đang không biết chuyện gì làm, đã điện thoại cho Tổng thống Singapore 3 lần để can thiệp xin bỏ hình phạt bằng roi. Tổng thống Singapore lúc đầu không can thiệp, bảo rằng mọi chuyện đã có luật pháp dự liệu. Nhưng giờ chót, chắc cũng phải "nể mặt" Tổng thống Mỹ một chút, đã họp chính phủ Singapore và chỉ hạ hình phạt xuống còn 4 roi, chứ nhất định không hủy bỏ. Và mang chú nhóc ra đét liền. Hoan hô Singapore!
5. World Cup 94,giải vô địch túc cầu thế giới tổ chức bốn năm một lần, đã được tổ chức và kết thúc hè năm nay tại Mỹ. Mọi việc đều vô cùng tốt đẹp, đối với dân ghiền coi đá banh, đối với cầu thủ các nước nhỏ lần đầu được tới Hoa kỳ, đối với FIFA và ban tổ chức ở Mỹ, và nhất là đối với giới thương mại và ... TV tại Mỹ. Brazil xứng đáng đoạt giải vô địch, tuy nhiên thắng đội Ý trong trận chung kết bằng cách đá phạt đền thì cũng không vinh quang chút nào. Có một chuyện đáng buồn! Một cầu thủ của đội Columbia, vì muốn cản một trái banh mà vô tình đưa trái banh lọt lưới sân nhà trong trận đấu với đội Mỹ, đã làm cho Columbia thua Mỹ với tỉ số 2-1. Đội Columbia bị loại, khăn gói trở về nước ngay, và cầu thủ nói trên bị bắn 12 phát chết ngay khi về tới phi trường.
6. Một phim Mỹ về chiến tranh Việt nam của đạo diễn nổi tiếng phản chiến Mỹ Oliver Stone, phỏng theo một cuốn tự truyện của một người đàn bà Mỹ gốc Việt là bà Le Ly Hayslip, đã gây nhiều sóng gió bàn cãi trên báo chí Việt ngữ. Đó là phim "Heaven and Earth" (Trời và Đất). Tôi đi xem phim, có hai nhận xét:
1.chi tiết trong phim có nhiều chỗ không thật, chẳng hạn cảnh sát miền Nam bắt giữ hai cô gái giao liên VC, tra tấn bằng cách bôi mật vào chân để cho kiến bu lên đốt, hoặc thả rắn vào ngực cô gái; 2.nữ diễn viên chính, cô Lê Thị Hiệp, tuy có nhiều cố gắng, vẫn chưa đạt đến trình độ như nhiều tờ báo đã hết lời ca tụng. Bà Le Ly Hayslip sau đó đã đi thuyết trình nhiều nơi trên đất Mỹ để lên tiếng kêu gọi hợp tác với Việt nam bây giờ.
7. Một cuốn phim khác, "The Joy Luck Club" (Hội Hạnh Phúc),có Kiều Chinh đóng một trong bốn vai chính, cũng đã được báo chí Việt ngữ ca tụng nồng nhiệt. Riêng đối với tôi, Kiều Chinh đã bị lu mờ và lấn át bởi ba bà mẹ kia,nhất là bà mẹ do Joan Chen đóng.
8. Một cuốn phim khác nữa,"The Scent of Green Papaya" (Mùi Đu Đủ Xanh), có mặt một thân hữu điện lực, đó là thân hữu NXThu, đóng vai một người buôn (hay chơi) đồ cổ. Thân hữu NXThu chỉ xuất hiện có chừng mười lăm giây, vào gần cuối phim. Phim này do đạo diễn trẻ Trần Anh Hùng, tốt nghiệp về điện ảnh tại Pháp, quay tại Pháp. Báo chí cũng có ca ngợi nữ tài tử chính Trần Nữ Yên Khê. Tôi cũng thích vai này, nhưng là vai lúc cô gái còn nhỏ, do một cô bé con người Tàu đóng. Thành công của đạo diễn và nữ diễn viên chính là sau phim này họ đã thành vợ chồng.
9. Theo tin sơ khởi tôi nhận được, hè sang năm 95, có lẽ đại hội họp mặt THĐL sẽ do miền Bắc Cali tổ chức tại San Francisco hay San Jose. Sau khi bản tin này đưa đi nhà in, tôi được thong thả hơn sẽ liên lạc với các thân hữu vùng đó để xem có gì cụ thể hơn không. Và nếu có thì ban tổ chức sẽ có thư thông báo đến mọi người. Như đã dự định và liên lạc, đáng lẽ đại hội năm 1995 sẽ làm ở vùng Sydney, Úc đại lợi. Các thân hữu vùng đó coi như đã đồng ý trên nguyên tắc. Nhưng họ hỏi tôi một điều mà bây giờ tôi không trả lời được : "Anh có chắc là có ai sẽ đến Úc không?" Cho đến năm ngoái tôi vẫn trả lời là "có", nhưng sau kỳ họp mặt Houston vừa rồi, tôi không dám nói "có" nữa, mà cũng không dám lên tiếng kêu gọi hay "đốc xúi" anh em các nơi đứng ra làm để rồi chẳng có ai tới, hoặc có quá ít người tới. Kể ra thì cũng khó mà trách ai được, vì mỗi người một hoàn cảnh, một ý nghĩ. Gặp thời buổi còn quá nhiều khó khăn về công ăn việc làm ở vùng Bắc Mỹ, ai cũng phải dè dặt. Tuy nhiên, điều này cũng có ảnh hưởng không ít tới các sinh hoạt thân hữu khác. Sự thờ ơ và hững hờ của càng ngày càng nhiều người, nhất là những người đã từng có nhiều hăng say đóng góp và sinh hoạt từ lúc đầu, sẽ làm tắt ngọn lửa tình nghĩa mà các thân hữu chúng ta đã cố gầy dựng và gìn giữ trong hơn 12 năm qua! Điều đó, tôi chắc là không ai muốn tí nào!
10. Dư âm cuộc họp mặt Houston vừa rồi đã được một số thân hữu kéo dài sang tận Cali, cả Nam lẫn Bắc. Ở Nam, mấy "con gà nuốt dây thun" hẹn sang Houston mà không sang, sùi bọt mép giải thích "thì mà là." Lên Bắc, các võ lâm cao thủ đại hội quần hùng ở ... đầu cầu Golden Gate để luận việc đao kiếm. Nghe đâu khách phuơng xa phải "mang đầu máu" chạy về, báo cáo là dân giang hồ Bắc Cali không ... hiếu khách!
11. Mấy ngày ở Houston, vô tình vớ được một tờ báo địa phương, tờ "Thế giới", số 165, từ 1 -15 tháng 7, 1994. Có một mẩu tin ngắn như sau về đường dây 500kV Bắc Nam Việt nam :
CSVN LạI Cho Dân Ăn Bánh Vẽ : Đường ĐIệN Cao Thế Vừa Khánh Thành Đã NguộI Điện
Hà nội : Sau 2 năm thực hiện và 2 tháng trắc nghiệm, đường dây điện cao thế 500kV xuyên Việt từ Hòa bình đến Sài gòn dài 1500 cây số vừa được khánh thành hôm 4-6-94, đầu tuần qua lại nguội điện! Theo Bộ Năng lượng, hệ thống điện này còn rất nhiều trục trặc kỹ thuật. Vì vụ tham nhũng nuốt hai ngàn tấn sắt và 370.000 đô la và hàng ngàn cột điện do cựu Bộ trưởng Năng lượng, nhà nước phải cho đường dây cao thế đẻ non, nhưng mới đến đèo Mụ dạ đã bị trục trặc, qua Hải vân lại trục trặc to. Dây điện bị đánh cắp và phá hoại bởi tham nhũng. Theo một chuyên viên Nhật bản, điện Việt nam là một thảm kịch dài dài ... lẫn lộn giữa điện 110 và 220 volt nên máy móc cứ liên tục bị cháy. Đường điện cao thế nếu hoàn chỉnh thì cũng chỉ đủ để cung cấp điện cho Sài gòn mà thôi, các thành phố và địa phương khác dọc theo đường điện cao thế sẽ không được hưởng. Và, đây chỉ là một công trình tuyên truyền quá tốn kém, không đáp ứng được nhu cầu. Theo Bộ Năng lượng đã tốn 570 triệu Mỹ kim để thực hiện hệ thống cao thế, nhưng nếu "ngon lành" thì hàng năm sẽ phải chi hàng trăm triệu để bảo trì và sửa chữa. CSVN tiếp tục đề ra những dự án vĩ đại, tuy nhiên cũng như đường dây điện cao thế, khó lòng hoàn chỉnh và có hiệu năng tại vì nạn tham nhũng và ăn cắp của công, CSVN lại vừa chấp thuận dự án Sao Mai để xây dựng một cảng mới gần Vũng tàu, trị giá khoảng 900 triệu đô la. Đây là dự án liên doanh giữa công ty quốc doanh Intradex và công ty Nhật bản Tredia Investment. Dự án sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ nay đến năm 1997 và khi giai đoạn 1 của dự án hoàn tất cảng Sao Mai có khả năng nhận các tàu hàng lên đến 80.000 tấn và giai đoạn cuối, mở rộng cảng nhận tàu hàng cùng một thời gian lên đến 200.000 tấn.
Tôi xin miễn "phụ đề Việt ngữ."
12. Một tờ báo Việt ngữ khác, tờ "Việt nam mới", số 186, phát hành ngày 29 tháng 7, 1994 tại Seattle, WA, có đăng tin sau đây :
VIệt Nam Dự Trù Cải Tiến Hệ Thống Viễn Thông Và Điện Lực Cho Thành Phố Sài Gòn
Những cố gắng của chính phủ Việt nam nhằm cải tiến hạ tầng cơ sở vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Hiện nay điện lực và viễn thông là những ngành được chú ý tới nhiều nhất. Theo tin của hãng thông tấn AP thì Việt nam dự trù sẽ bỏ ra ít nhất là 1 tỉ đô la từ nay cho tới năm 2000 để nâng cấp hệ thống viễn thông tại Sài gòn. Hiện nay thành phố này chỉ mới có 150 ngàn đường dây điện thoại cho một số dân cư bốn triệu người. Cơ quan viễn thông trù liệu năm tới sẽ nâng số đường dây điện thoại lên đến 240 ngàn, ngoài ra còn đặt thêm 4 ngàn số điện thoại lưu động. Tuy nhiên các nguồn tin chính quyền không cho biết sẽ lấy tài trợ ở đâu để thực hiện dự án này. Hiện nay một số các hãng ngoại quốc về viễn thông như Motorola của Mỹ và Telstar của Úc đã có mặt tại Sàigòn.
Đó là về viễn thông, còn về điện lực thì theo bộ trưởng năng lượng Thái Phục Nê thì bộ ông dự trù sẽ bỏ ra đến 400 triệu đô la để nâng cấp lưới điện phía Nam, nơi mà những vụ cúp điện đã gây trở ngại quan trọng cho việc sản xuất. Ngân hàng Thế giới cho biết là sẽ gởi một phái đoàn đến nghiên cứu về việc tài trợ cho dự án này. Tuy nhiên, vấn đề tại đây là vấn đề ăn cắp điện. Và trong một cuộc phỏng vấn với báo Lao động, ông Nê đã tố cáo là chính các nhân viên của công ty điện lực đã đồng lõa trong những vụ ăn cắp này, khiến cho điện chuyển từ miền Bắc xuống miền Nam đã bị thất thoát dọc đường đến 2/3.
Tin này thì tôi xin có một chút "lời bàn Mao Tôn Cương": Xin các bạn để ý dòng cuối cùng có mấy chữ "điện chuyển từ miền Bắc xuống miền Nam đã bị thất thoát dọc đường đến 2/3." Ai cũng biết là đường dây Bắc Nam là đường dây 500kV, không có một trạm biến thế nào ở dọc đường. Không biết lời nói trên là lời nói của ông Bộ trưởng Năng lượng Thái Phục Nê hay của ông nhà báo!
13. Hè vừa qua có ba người bạn cũ của chúng ta được Công ty Điện lực miền Nam cử đi công tác sang Montreal. Các anh Trần Công Điền và Ngô Bá Trắc sang vào tháng 5, tôi có nói chuyện hỏi thăm bằng điện thoại, anh Nguyễn Văn Ngọc sang vào cuối tháng 6, lúc đó tôi đã lên đường đi phó hội Houston thành ra không nói chuyện được. Các thân hữu ở Montreal, nhất là những người làm việc ở Hydro Quebec hoặc ASEA, đã có dịp gặp và nói chuyện với các anh đó.
14. Trong một năm qua chúng ta có thêm các thân hữu mới như sau (Danh sách có thể còn nhiều nhưng chúng tôi chưa nhận được tin rõ ràng và đầy đủ hơn) :
Thân hữu Trịnh Quang Tuyến và gia Dỡình đến định cư ở Úc; Thân hữu Đinh Duy Thịnh và gia đình đến Pháp; Thân hữu Nghiêm Xuân ž và gia đình đến New Jersey, Hoa kỳ; Thân hữu Nguyễn Thế Viễn và Dương Thị Tâm, và gia đình đến Cali, Hoa kỳ; Thân hữu Đào Thị Đào và gia đình đến Cali, Hoa kỳ; Thân hữu Nguyễn Khắc Cần và gia đình đến Cali, Hoa kỳ; Gia đình thân hữu Nguyễn Văn Tích đoàn tụ ở Cali, Hoa kỳ; Thân hữu Hà Thanh Bạch và gia đình đến Texas, Hoa kỳ.
Bản tin này, thay mặt toàn thể thân hữu điện lực hải ngoại, xin gửi đến các thân hữu và gia đình mới đến lời chào mừng thân ái nhất. Cầu mong các thân hữu và gia đình mau chóng ổn định đời sống, và sẽ cùng với các bạn bè khác tham gia các sinh hoạt thân hữu để giữ mối dây liên lạc và giữ cho tình thân hữu của chúng ta ngày càng bền chặt.
15. Tin đám cưới chúng tôi nhận được như sau :
-Đám cưới thân hữu Chung Phước Thành, ở Massachusetts; Đám cưới con gái thân hữu Nguyễn Trọng Dũng, ở California; Đám cưới con gái thân hữu Nguyễn Đình Bá, ở California; Đám cưới con gái thân hữu Lê Văn Bảy ở Ontario, Canada.
Xin góp một lời chúc mừng hạnh phúc cho các thân hữu và gia đình, nhất là cho cặp vợ chồng mới.
16. Tin buồn trong năm qua có vẻ hơi nhiều :
-ụ ông cha của thân hữu TBLân mất tại Sydney, Úc; Cụ bà mẹ chồng thân hữu NTKLoan mất tại Sài gòn; Cụ bà mẹ chồng thân hữu ĐTNMai mất tại Houston, Hoa kỳ; Cụ ông cha vợ thân hữu NVSáng mất tại Sài gòn; Cụ ông cha của thân hữu LMQuân mất tại Sài gòn; Cụ bà mẹ vợ thân hữu LBTrực mất tại Sài gòn; Cụ bà mẹ của thân hữu BTTiếng mất tại Houston, Hoa kỳ Cụ bà mẹ của thân hữu TMKhang mất tại Sài gòn; Cụ bà mẹ của thân hữu PVQuan mất tại Sài gòn; Chị ruột thân hữu NTDũng mất tại California, Hoa kỳ; Thân hữu Nguyễn Lương Ngôn mất tại California, Hoa kỳ Thân hữu Nguyễn Quảng Đức mất tại Heiloo, Hòa lan; Thân hữu Trần Văn Long mất tại California, Hoa kỳ; Thân hữu Đoàn Tùng Lộc mất tại California, Hoa kỳ.
17. Trường hợp anh TVLong là một trường hợp đặc biệt: Anh vượt biên sang Mỹ (hình như năm 1979) cùng với một đứa con trai, năm nay mới 16-17 tuổi. Hai cha con sống với nhau qua nhiều nơi và nhiều tiểu bang, cuối cùng về ở hẳn San Diego, California. Anh đã rất lận đận long đong trong việc làm lại cuộc đời ở xứ này, nhiều năm không kiếm được việc làm, sống càng ngày càng thui thủi. Càng về sau này, anh chỉ liên lạc với một số rất ít thân hữu điện lực, và hầu như không liên lạc gì với các anh chị em trong gia đình anh. Anh mất đi, để lại một cháu trai còn rất khờ khạo. Cháu tên là Trần Yên Trang. (Cũng vì cái tên cháu, hồi anh Long còn sống, mỗi lần nói chuyện điện thoại với anh, tôi hay hỏi thăm là "Con gái anh ra sao rồi?" Đến lần thứ ba hay tư gì đó, anh Long cự tôi "Nó là con trai, tôi nói với anh hoài!") Thân hữu PHBình, từ Paris, có gửi thư kêu gọi đến nhiều thân hữu để xin giúp đỡ cho cháu. Phần quyên góp để phúng điếu và giúp đỡ cháu Yên xin đọc phần tường trình của anh LMQuân.
18. Phần tương trợ trong dịp Tết Giáp Tuất 1994 vừa qua là US$550, được gửi về Việt nam giúp 12 gia đình, trong đó có 5 gia đình có người thân vừa mới mất.
19. Hai năm liền "nhà in Trần Thị Cúc" nhất định "đổi" họ của thân hữu ĐTNMai từ họ Đỗ sang họ Hồ. Năm rồi danh sách THĐL có ghi địa chỉ mới của thân hữu ĐPViễn, đổi tới ở gần "nhà in", do "nhà in" sửa vào giờ chót mà quên không cho tôi hay thành ra tôi không cập nhật "master list." Đến khi tôi chạy bản danh sách mới nhất và "nhãn" (label) gửi về cho Houston để phổ biến tin tức họp mặt, thư cho anh Viễn đã chạy về địa chỉ cũ. Đến khi tôi hay được, tôi gọi anh Viễn cự nự "Mày đổi địa chỉ mà không cho hay gì hết!" Anh Viễn cự lại tôi "Mày không đọc báo ... điện lực à?" ... Đau tôi quá!
20. Năm rồi "nhà in" cũng hại tôi. Ngoài các bài vở chính cho số bản tin 13, tôi gửi luôn tất cả 28 chuyện vui cười cho LQVăn, kèm thư dặn là cứ bắt đầu từ trên xuống, xài độ 5, 6 chuyện để "trám vào các chỗ trống" khi trình bày trang báo. Không biết có phải anh Văn đọc các chuyện cười khoái quá hay sao mà ảnh cho đi luôn nguyên 28 chuyện cười, có đánh số cẩn thận, trên số báo năm rồi. 28 chuyện này là công khó tìm kiếm sưu tầm mấy năm trời, mục đích để dành "trám chỗ trống." Năm nay tôi phải cầu cứu NQHữu và vài thân hữu khác để có "chuyện cười." Nhân đây, xin các thân hữu vui lòng, khi nào đọc báo thấy có tin tức gì liên quan đến điện lực ở Việt nam, v 1ạ những chuyện cười lý thú, xin gửi về cho tôi để chúng ta góp vui với nhau. Có lựa chuyện nào "tục" thì cũng nên lựa chuyện nào "tục mà thanh." Cám ơn các bạn nhiều.
LÊ TẤN TUYểN tường trình từ Đông Mỹ (Clifton, Virginia) :
Thân Hữu Điện Lực Vùng THỦ ĐÔ HOA THịNH ĐốN VUI TẤT NIÊN :
Trẻ trung, vui nhộn, thân mật, ấm cúng là những từ tôi xin được dùng để diễn tả buổi họp mặt này hầu mong các THĐL ở xa hoặc vì lý do riêng không tham dự được đều hình dung ra buổi tất niên đặc biệt của thân hữu miền Đông.
Thiệp mời được gởi đến chúng tôi thật sớm, địa điểm là Herndon, Virginia; thời gian là 31 tháng 12, 1993, lúc 6 giờ chiều. Hình thức cũng như nội dung thiệp mời đã hấp dẫn chúng tôi và các cháu quá sá nên chúng tôi vội gọi thân hữu TĐinh (T/Ban tổ chức) xem chuyện gì xảy ra đây. Bị giao phó trách nhiệm ngay :
"Nì, mỗi người đem một món hí!" "No problem!" "Tuyển lo phần âm thanh hí!" "Okay!" "Có karaoke hí?" "Có ngay!"
Thân hữu LTTuyển cảm thấy tội lỗi quá vì đã hứa cho mượn basement để tổ chức buổi họp mặt nhưng vì lý do riêng không thực hiện được. Có lẽ muốn chuộc tội với ban tổ chức nên thân hữu Tuyển đã vui vẻ nhận nhiệm vụ ngay. Được biết thiệp mời đã có được gởi đến các thân hữu NQThiều, NCThuần, NXGiễm, NVDi, LQPhùng... song các anh chị bận không tham dự được. Bản đồ nhỏ kèm theo thiệp mời đã giúp chúng tôi cũng như các thân hữu khác kiếm ra địa điểm không khó mấy. Thật tuyệt vời khi thấy đây là một căn nhà một từng rất ấm cúng và tiện nghi, phòng họp rộng rãi, từ ngoài vào trong đã được trang hoàng sẵn rất đẹp, cạnh phòng họp lại có phòng tập thể dục để thân hữu nào muốn giữ eo hoặc làm cho thân hình cân đối hơn sau khi nhậu nhẹt thả giàn. Nghe nói đây là công lao của nội tướng thân hữu TĐinh, đã dùng tài ngoại giao xuất chúng của mình để mướn chỗ với phí tổn tối thiểu. Xin cám ơn chị TĐinh nhiều.
Hiện diện trong buổi họp mặt này là các thân hữu TĐinh, NĐHuấn, LTCăn, NTChiếu, LTTuyển, TVPhúc, nội tướng thân hữu ĐTPhúc cùng các thế hệ con cháu dâu rể. Ngoài ra còn có một số đông bạn hữu vùng thủ đô Hoa thịnh đốn đến chung vui và giúp vui cho phần văn nghệ và khiêu vũ. Cỗ bàn đã đầy ắp thức ăn ngon do những bàn tay ngọc ngà của các nội tướng phục vụ.
Thân hữu LTCăn khai mạc buổi lễ hơi trễ vì lòng từ bi sợ các thân hữu không lái xe nhanh được vì trời tuyết và lý do chính là muốn chờ sự hiện diện của chị ĐTPhúc. Với tài ăn nói khéo léo, dí dỏm của mình, thân hữu LTCăn đã gây thích thú cho các thế hệ điện lực bằng những mẩu chuyện khôi hài theo sau lý do buổi tiệc. Sau khi hàn huyên tâm sự và nhậu nhẹt say sưa, thế hệ điện lực con cháu đã biến phòng ăn thành sàn nhảy rộng rãi với ban nhạc sống và ánh đèn màu. Điều lạ là các THĐL dường như chỉ thích tâm sự nên không thấy ai có mặt ở sàn nhảy, các cháu tha hồ tập dợt sau khi ăn uống no say.
11:45 pm thân hữu LTCăn đã kết thúc buổi khiêu vũ và xin thu hẹp phạm vi gia đình điện lực (chỉ có những người liên quan đến gia đình điện lực ở lại) để được hàn huyên tiếp, cắt bánh, uống sâm banh, và xổ số lấy hên.
Tổng số người tham dự trên 100. Sau cùng còn lại 78 người thực sự là thân hữu, họ hàng. Trong số đó có 7 người dưới 20 tuổi và một người trên 60 tuổi. Mỗi người một tay, mọi việc tổ chức thật tốt đẹp, vui vẻ và chu đáo nhờ tài các THĐL miền Đông, đặc biệt là các thân hữu TĐinh và LTCăn. Đề nghị các THĐL khắp nơi nên có những buổi họp mặt tương tự ngoài buổi gặp gỡ thường niên mỗi tháng 7 để chúng ta gặp nhau thường xuyên hơn, tình bằng hữu càng gắn bó và các thế hệ con cháu có dịp gặp nhau để trau dồi tiếng Việt nhiều hơn.
NGUYễN TRọNG CẢNH tường trình từ Trung Bắc Mỹ (Minnesota) :
1. Trong năm qua, sự kiện quan trọng nhất trong sinh hoạt thân hữu điện lực tại Minnesota là vụ "bổn báo chủ bút" NCThuần ghé thăm địa phương này. Nguyên do là anh chị Thuần có cô con gái lớn đang học ngành Computer Science tại New York, cháu học gần xong nhưng muốn có thêm kinh nghiệm trước khi ra trường nên xin làm việc trong chương trình Co-Op của hãng IBM tại thành phố Rochester, cách Minneapolis khoảng 90 dặm. Anh Thuần nhândịp đưa cháu qua Minnesota ghé thăm anh em luôn. Ra đón anh Thuần và cháu tại phi trường trong một ngày mùa đông giữa tháng 1-94, tôi ngạc nhiên thấy anh Thuần hồi này có vẻ "phát tướng", trông lạ hẳn ra. Hỏi ra mới biết bạn tôi đã bỏ thuốc lá, nhưng nguyên do chính có lẽ vì bà xã từ VN qua săn sóc kỹ nên đã lên được ... vài chục "pao"! Nhân dịp hãn hữu này, tôi mời các anh chị em THĐL tại Minnesota tới dự buổi họp mặt thân mật để "welcome" anh Thuần và cháu. Tuy vào giữa mùa đông giá lạnh, thời gian mà tại xứ này ai cũng thường lười ra khỏi nhà sau giờ làm việc, nhưng cuộc họp ,cũng có đủ mặt gia đình các thân hữu TTNghĩa, TTĐào, NTHoàn cùng với một người bạn đồng hương của anh Thuần tới dự. Hôm đó ngoài những món ăn địa phương đãi khách còn có thêm bánh chưng và giò thủ của chị Thuần gửi qua nên buổi họp mặt trở thành bữa ăn tết sớm rất vui vẻ. Sau khi đưa cháu tới IBM nhận việc và coi sóc nơi ăn chốn ở cho cháu, anh Thuần ở chơi với tôi thêm một ngày trước khi về. Tới tháng ba, anh Thuần lại trở qua, kỳ này có chị Thuần đi cùng để thăm cháu và mang xe cho cháu sử dụng vì lần trước giữa mùa đông không dám lái xe đường quá xa. Tuy đã hai mươi năm không gặp nhưng tôi thấy chị Thuần vẫn như hồi còn ở cư xá Thủ đức khi xưa, gặp chị lúc nào cũng thấy chị cười nói vui vẻ.
2. Cũng nhân dịp anh chị Thuần ghé qua Minnesota, tôi "phát hiện" thêm một gia đình thân hữu điện lực ở MN, đó là anh chị Nguyễn Ngọc Hoàng. Từ trước tôi chỉ biết anh Hoàng là anh em cột chèo với NMLinh, nhưng khi nói chuyện với anh Thuần tôi mới biết anh Hoàng là nhân viên kỳ cựu của Điện lực, làm việc tại chương trình Đa nhim từ thời khởi thủy vào đầu thập niên 60. Chúng tôi tới thăm anh chị Hoàng ở vùng Brooklyn Center và mang đến cho anh Hoàng mấy số bản tin THĐL để anh biết tin tức về các bạn bè cũ. Trước khi mời anh chị Thuần đi ăn trưa, anh Hoàng hướng dẫn tụi tôi đi thăm mộ anh NMLinh ở nghĩa trang trên đường Medicine Lake gần đó. Hồi anh Thuần sang lần trước tôi cũng đưa anh Thuần tới đây nhưng gặp kỳ tuyết rơi, cả khu nghĩa trang biến thành bãi tuyết mênh mông cao tới đầu gối, tôi cố gắng định hướng nhưng cũng không kiếm ra mộ anh Linh được, hai đứa đành ngậm ngùi về không. Kỳ này tuyết đã tan bớt từ lâu và cỏ đã bày ra trên các nấm mộ, tụi tôi chỉ việc vạch ít lá úa là tìm thấy mộ anh Linh. Chị Thuần và cháu đã chuẩn bị mua sẵn bó hoa từ lúc ở nhà tôi đi, chúng tôi cùng nhau đặt bó hoa trên mộ để tưởng niệm người bạn thân yêu đã khuất.
3. Trong năm qua, tôi liên lạc thêm được với một vị thân hữu điện lực thuộc hạng tiền bối, đó là bác Hoàng Văn Liễn. Như hồi ký "Những Năm Sáu Mươi" có nhắc tới, tôi biết bác Liễn khi làm việc tại nha Khai thác Địa phương vào những năm 1964-65. Nay bác Liễn đã 87 tuổi nhưng còn khỏe và minh mẫn. Khi tôi gọi điện thoại hỏi thăm, bác Liễn nói chuyện rất vui vẻ và nhắc lại đủ các THĐL cùng làm việc thời đó. Bác cho biết khoảng năm 1966 bác nghỉ làm ở Điện lực để ra làm việc với một hãng Mỹ ở Biên hoà cho tới đầu thập niên 70 mới về hưu. Hiện bác HVLiễn ở Garden Grove ngay khu Little Saigon, Cali.
4. Tin về các thân hữu khác tôi thường liên lạc: Anh ĐCNghĩa vẫn "trụ trì" trên vùng núi Colorado. Năm qua anh chị Nghĩa xây nhà mới, nghe đâu căn nhà này nhìn ra rặng núi Rocky Mountains để chiều chiều anh Nghĩa có thể ngồi ngắm núi mà suy nghiệm về mọi vấn đề, từ kinh Phật tới chuyến đi "Cống sứ Thiên triều", hay các chuyện vui trên chiếc "ô tô con" chạy từ nam ra bắc độ nào! Ngoài ra, năm rồi cũng có tin anh "ba Viên" (VTViên, anh của chị Nghĩa) cũng trở về Denver làm việc sau một thời gian ở Cali và Oregon. Anh chị BVMinh vẫn "vui thú" tại miền đất hiền hòa Iowa, cháu gái lớn đã lên học Y khoa, cháu trai kế cũng bắt đầu lên học tại trường đại học Iowa, chỉ còn cháu út ở nhà. Năm qua tôi cũng có dịp tới Cali thăm nhà mới của anh chị TKhiết và tiệm làm móng tay của chị Yến. Anh Khiết hồi này rất khỏe vì cả ba cháu đều lên đại học, nhất là cháu gái lớn lại được vào trường Y khoa USC ngay gần nhà.
5. Một tin buồn trong năm qua, đặc biệt cho anh em khóa 4 Phú thọ tụi tôi: Anh Trần Văn Long từ trần ngày 30 tháng 6, 94 tại San Diego. Anh Long học khóa 4 với tôi và các bạn TVĐạt, NHNhơn, NKThới, VTiếu, NMThuyết, NKKhánh, THLượng, NTHiếu, HTTâm, VKBình, CGLộ... Anh là con cụ Văn Hoàn, ký giả nổi tiếng trong làng báo Sài gòn hồi trước, và là em của anh TVThanh, kỹ sư khóa 2. Sau khi ra trường năm 1964, anh Long làm việc tại nhà máy nhiệt điện Thủ đức nhiều năm rồi chuyển qua sở Điện kế, rồi qua nha Chuyển vận và Phân phối. Anh và một đứa con trai vượt biên khoảng năm 1980, lúc đầu ở miền đông sau dọn về Cali làm việc cho một cơ sở của tiểu bang tại San Diego. Tuy những năm sau này vì một vài lý do riêng anh Long ít tiếp xúc với bạn bè nhưng anh rất có lòng; mỗi năm tôi đều nhận được thư chúc Tết của anh. Đặc biệt mấy năm trước có lần anh được Dỡài phát thanh BBC phỏng vấn và cho truyền thanh lời chúc Tết của anh tới thân nhân và bạn bè tại VN. Khi được tin anh Long mất, tôi không biết hỏi thăm và chia buồn cùng ai vì anh ở một mình với đứa con trai nhỏ dại, lại không cho biết địa chỉ. Tôi có gọi cho anh VKBình nhưng anh Bình cũng chỉ biết sơ sài, sau đó tôi gọi cho anh VQSáng ở San Diego mới được biết một vài chi tiết như sau: anh Long từ trần đột ngột tại nhà vào buổi chiều ngày 30 tháng 6, 94 vì bệnh tim. Khi được tin, anh Sáng và một số anh em THĐL tại San Diego chạy tới ngay để giúp săn sóc cháu nhỏ trong khi nhà chức trách làm thủ tục. Trên vùng Orange County, anh LMQuân và một số bạn nghe tin cũng chạy xuống để phụ giúp. Các thân nhân của anh Long gồm một người em trai ở Cali, một bà chị ở Houston và vài người khác đã tới San Diego để lo liệu tang lễ cho anh Long và mang cháu nhỏ về nuôi dưỡng.
6. Trong năm qua, tôi được một thân hữu là anh Đào Văn Mẫn ở San Jose liên lạc và đề cập tới một vấn đề đặc biệt : đó là lô đất của Hợp tác xã Kiến ốc Điện học VN (HTXKOĐHVN). Theo anh Mẫn, đất đai ở VN hiện nay rất có giá và chính phủ CSVN hình như đang có chính sách trả lại tài sản cho người Việt di tản ra ngoại quốc. Tôi là một nhân viên trong ban quản trị HTX (có ông TTXuân là Chủ tịch, anh TQLộc Thủ quỹ và tôi là Tổng thư ký) và cũng bỏ tiền mua 4 lô đất nhưng rất tiếc không mang được giấy tờ theo. Tôi chỉ nhớ là lô đất nằm cạnh làng báo chí bên bờ sông Saigon, rộng khoảng 7 mẫu rưỡi, khi mua đất chúng tôi đã làm thủ tục hợp pháp do một vị Chưởng khế lo liệu thủ tục giấy tờ tại nha Trước bạ, chính phủ VNCH. Vào năm 1975, lô đất đã được đổ nền và cắm cọc phân thành 150 lô, có đánh số thứ tự. Các xã viên mua đất cũng đã chọn lô và được ban quản trị HTX cấp giấy chứng nhận chủ quyền. Tuy nhiên như trên đã nói hiện tôi không giữ được giấy tờ gì, anh ĐVMẫn cũng chỉ mang theo được một giấy chứng của ban quản trị HTX về mấy lô đất do anh và người bà con mua mà thôi. Vậy xin quý vị nào còn giữ được giấy tờ mua đất hoặc có ý kiến gì liên hệ tới vấn đề này xin liên lạc với anh ĐVMẫn hoặc tôi (địa chỉ trên báo THĐL) để chúng tôi đúc kết và lập lại hồ sơ khu đất hầu có thể dùng tới sau này. Trân trọng cám ơn quý vị.
LÊ MINH QUÂN tường trình từ Nam Tây Nam Mỹ (Nam California) :
Năm nay ngồi tổng kết tình hình tại Cali mà tôi thấy lòng buồn vời vợi. Một năm không được may mắn lắm cho Cali. Ba thân hữu điện lực tại Cali đã ra đi vĩnh viễn cùng anh Nguyễn Quảng Đức tại Hòa lan. Nhứt là đám tang anh Trần Văn Long trùng hợp với thời gian cuộc họp mặt hàng năm của THĐLVN tại Houston. Mấy ngày đầu, tôi và một số anh em tại San Diego (Sáng, Tính) và Orange County (LTPhúc, LHùng, Dậu, ...) rất bận rộn đi đi về về từ LA xuống San Diego để lo cho anh Long và cháu Yên, đứa con duy nhất của anh Long (hai hôm đầu tiên vì chưa liên lạc được với thân nhân anh Long). Anh Long từng làm việc chung với tôi, với LDTrường, NSáu, lúc khởi công nhà máy 33MW tại Thủ đức.
Vài tuần lễ sau, cuối tháng 7, 94, lại đến phiên anh Đoàn Tùng Lộc ra đi vĩnh viễn. Anh Lộc cùng đã là bạn đồng lớp với tôi hồi trung học ở Sài gòn (1954-1958) và sau đó cùng làm việc chung ở Chương trình Thủ đức 33MW. Trước anh Long và Lộc thì Cụ Nguyễn Lương Ngôn, thất lộc tại San Jose. Tôi còn nhớ bức thư cụ Ngôn viết gởi cho THĐL (cho tôi) mấy năm trước, khi c 2Ễ nhận được quyển bản tin THĐL đầu tiên. Thật là cảm động!
Trong vụ anh TVLong mất, điều làm tôi cảm động nhứt là anh em ở San Diego như Sáng, Sáu, Tính đã đều đồng ý và tình nguyện nuôi con anh Long cho đến 18 tuổi (khoảng hơn một năm) trong lúc chúng tôi tìm cách liên lạc với gia đình anh Long. Tôi cũng phải kể đến lòng nhiệt thành của anh chị em Nam Bắc Cali và Âu châu, đồng ý đóng góp cho cháu Yên đến 18 tuổi. Ngoài ra, còn có vô số các bạn, các THĐL, từ các nơi gọi điện thoại về tới tấp để hỏi thăm và chia buồn với gia đình anh Long và THĐL miền Nam Cali. Vấn đề quyên góp để phúng điếu và giúp đỡ gia đình anh Long cho tới hôm nay (cuối tháng 8, 94) xin báo cáo như sau :
Ở miền Bắc Cali qua trung gian thân hữu HGThụy :
1.Nguyễn Sĩ Chính, 2.Nguyễn Công Chánh, 3.Trịnh Hữu Dục, 4.Phạm Thanh Đồng (+ Bạch Yến), 5.Nguyễn Giụ Hùng, 6.Phan Xuân Hùng, 7.Tôn Thất Hoằng, 8.Mai Công Khanh, 9.Nguyễn Quang Hưởng, 10.Nguyễn Hữu Minh, 11.Ngô Lương Phú, 12.Nguyễn Sáu, 13.Nguyễn Thiệp, 14.Nguyễn Huy Tiên, 15.Hoàng Gia Thụy.
Cọng là US$750.
Ở miền Nam Cali :
1.Lê Minh Quân, 2.Trần Trung Tính, 3.Nguyễn Văn Dậu, 4.Võ Quang Sáng, 5.Nguyễn Ich Chúc, 6.Trần Quang Đoạt, 7.Đỗ Mậu Quỳnh, 8.Trần Thanh Long, 9.Võ Kim Bình, 10.Lê Thành Phúc, 11.Hồ Văn Trượng, 12.Nguyễn Công Thuần.
Cọng là US$300 và phúng điếu US$200.
Từ Âu châu, các thân hữu sau đây cũng đã có góp phần gởi về như sau :
1.Nguyễn Kim Thới, 2.Nguyễn Quang Hữu, 3.Lê Vĩnh Quyên, 4.Huỳnh Vân, 5.Nguyễn Văn Lộc, 6.Lâm Dân Trường, 7.Huỳnh Bá Thế.
Cọng là US$210.08.
Tất cả các số tiền trên (tổng cọng là US $1260.08, không kể tiền phúng điếu) đã được chuyển đến gia đình anh Long và cháu Trần Yên Trang. Ngoài ra, còn một số thân hữu khác có thể đã có phần phúng điếu và chia buồn trực tiếp đến gia đình anh Long.
Một năm qua, Nam Cali cũng đã được đón tiếp các thân hữu từ xa tới thăm : PVQuan từ Montreal, Canada; NHThu từ Úc; HMCần từ Montreal, Canada; HVTrượng từ Pháp. Cũng trong năm qua, Nam Cali họp mặt tất niên tại nhà thân hữu TKhiết (ăn tân gia luôn), có 25 gia đình tham dự, rất vui vẻ.
TRầN TRUNG TíNH tường trình từ cực Nam Tây Nam Mỹ (San Diego, California)... Riêng đất San Diego cận biên thùy xứ Mễ này, chúng tôi có cả thảy bốn gia đình nhỏ trong đại gia đình điện lực Việt nam hải ngoại và trong tổng dân số Việt tị nạn trên 40 ngàn hiện đang sinh sống và còn có đà gia tăng nữa vì nơi đây là miền đất được người đế quốc Mỹ gọi là số 1 của lục địa Mỹ quốc, khí hậu tương đối ôn hòa hơn các nơi khác, tuy cũng có ảnh hưởng về động đất lai rai, và nơi đây là quê hương của hầu hết các tay cự phách đã một thời làm mưa gió trên nước Mỹ (cũng cho cả thế giới) nay về hưu dưỡng già và lui về hậu cứ. Khi gia đình chúng tôi được nhận vào Mỹ và được đưa về San Diego, chúng tôi đã đóng đô luôn ở đấy và treo bảng đề tên là quê hương thứ hai vậy, có sẵn gia đình các anh chị HVSáu, VQSáng, và gia đình (nhưng chỉ có một cha một con) anh bạn già TVLong. Nói đến bạn TVLong không ai quên anh là một trong số gần chục chẵn những người có chức sắc (đa số mang chữ "Trưởng") trong Công ty Điện lực ngày xưa mà khi có dịp tiếp xúc, nhiều người đều e ngại, nhiều khi đưa đến mích lòng, vì những đôi co không hợp ý lẫn nhau. Tôi ngày xưa thường hay "đụng" quí vị này trong nhiều công tác nên nhớ quí vị rõ lắm, nhưng dù sao đi nữa, đó cũng là bản tánh trời sinh, nên riêng tôi không mấy khi giận hờn lâu. Qua bao chục năm trời phục vụ cùng ngành điện lẫn nhau, qua bao cuộc vật đổi sao dời, nhứt là sau ngày quốc nạn, ai lo phần nấy, gặp nhau là còn biết thấy còn có đó, chớ mấy ai biết được ngày mai như vận mệnh thê thảm của quê hương mình, và luôn cả vận mệnh của cả ngành điện lực nữa. Không ai học được chữ ngờ, dòng đời đưa đẩy nổi trôi (chưa bị chết chìm ở biển cả), chúng ta (một số ... đông hay ít), những thành viên của đại gia đình điện lực Việt nam, rồi cũng có số người tấp vào các quốc gia khác cũng như Mỹ.
Và riêng anh bạn TVLong của tôi cũng đã theo tiếng gọi lên đàng, vượt biên trước tôi và gia đình tôi mấy năm, đến Mỹ, và cũng trôi nổi ngược xuôi trên đất Mỹ từ đông qua tây. Đúng ra, khi được thân nhân bảo trợ vào Mỹ, anh Long là người có tạm đủ điều kiện và dễ hội nhập vào đời sống ở Mỹ. Nhưng, cũng tại chữ nh 5ong nữa, cái số mạng và tâm tánh của anh do trời đặt để ra sao ấy, nó cứ đeo đuổi theo anh với muôn vàn lận đận lao đao, hai cha con cu ky cứ khăn túi lên đường tìm sinh kế mọi nơi, mà rồi đâu cũng không là đất lành cho chim đậu. Rất bất ngờ tôi được tiếp anh lần đầu tiên, cách nay hơn 5 năm, khi anh lưu vong nộp đơn xin việc tới xứ tận cùng của Mỹ quốc rồi. Tôi và gia đình hoan nghênh anh đến, khi anh được việc ở xứ này, trong một trại "cải tạo" thuộc nhà tù liên bang. Kể từ đó hai cha con anh tạm tá túc cùng gia đình chúng tôi, từ ngày nhận việc tạm đến khi được nhận chính thức trong ban bảo trì trại cải huấn ở đây, mãi cho đến sau khi anh tạm ổn định và thuê nhà để cha con ở cho thoải mái. Về sau, vì một sự hiểu lầm, anh giận hờn gia đình tôi và ngưng liên lạc một thời gian.
Đôi lần Tết ta đến,anh tự tay lấy giấy dầu (bao đựng đồ bằng giấy) phết nhiều lớp và lớn rộng ra,rồi ra công vẽ lên đó các con bầu cua cá cọp ... đặc biệt là dưới mỗi hình con thú đều có viết chữ tên con đó. Hỏi tại sao viết như vậy, anh trả lời vì anh "là người họa sĩ đa tài" nên sợ người không biết nghệ thuật hiểu lầm con cua thành con cọp... và anh cũng không quên cặp nách theo một cái hộp giấy và một cái dĩa cùng ba con xúc xắc bầu cua. Đó là những năm vui vẻ của anh và gia đình chúng tôi. Có lẽ lúc Tết anh quên giận thì phải, nhưng chỉ ít lâu sau là bặt tin anh, mặc dù hàng năm tôi đều có biên thiệp Tết cho anh qua địa chỉ hộp thơ. Không bao giờ tôi nhận được một lời hồi âm, cho mãi đến khi hay tin và biết được nhà hai cha con anh thì đó lại là lần đầu mà cũng là lần cuối để được biết tin nhau ... qua sự thông báo của Cảnh sát San Diego khi anh qua đời và con anh gọi báo...
Anh đã tự tạo cho anh cuộc sống đơn độc, không giao hữu bạn bè anh em gì cả, và anh cũng đã tạo nên một kỷ luật khắc khe đối với đứa con trai độc nhứt của anh, hiện nay tuy đã 16-17 tuổi đời nhưng trở nên quá khờ khạo, không biết một mảy may nào ngoài anh ra, và đi học rồi về nhà thôi, thật tội nghiệp cho nó. Theo lời con trai anh kể lại thì anh đã ra đi vào khoảng 10 giờ đêm 30 tháng 6, 1994. Cháu bảo sau khi nghe ba cháu nức lên tiếng thất thường, cháu chạy ra từ phòng ngủ của cháu thì thấy ba nằm ở sofa phòng khách, cháu gọi 911 thì ba đã đi rồi vì quá trễ. Vì anh ra đi quá đột ngột, vì đứa con chưa tới 18 tuổi, vì không có bút tích gì của anh để lại, chúng tôi, những thân hữu điện lực bạn của anh và cả cảnh sát tại địa phương, cọng với một số thân hữu ở vùng LA và Orange County như các anh Quân, Dậu, ... đã vô cùng bối rối không biết phải lo toan giúp cho anh như thế nào cho hợp tình và hợp pháp. May quá, qua trung gian đại hội họp mặt THĐL tại Houston, Texas, có thân hữu đã bắt được liên lạc với thân nhân của anh Long, và gia đình anh Long đã kịp bay tới San Diego để thu xếp mọi chuyện.
Bấy giờ, chúng tôi trở lại thật sự là thân hữu thuần túy để đến đại diện gia đình THĐL đưa bạn lên đường lần cuối về cõi không còn bon chen lo lắng, đó là nơi nước nhược non bồng. Phái đoàn đại diện cho đại gia đình THĐL có anh LMQuân, "chủ tịch đảng Nam Cali" cầm đầu, và các gia đình các anh NVDậu, LTPhúc, LHùng, TQĐoạt, NIChúc, ĐMQuỳnh. Tại địa phương thì có gia đình anh VQSáng và chúng tôi. Anh LMQuân đúng là danh và vị của thủ lãnh không sai từ đầu đến cuối, lo hậu sự cho đàn em dù quá bận công việc và ở xa hơn ba giờ lái xe.
... Mong rằng chúng ta, những anh chị em trong gia đình điện lực Việt nam hải ngoại hãy dẹp bỏ đi những gì là dị biệt nếu có, để sẵn sàng tìm đến gặp hay liên lạc lẫn nhau để tạo cho một mái ấm gia đình THĐL luôn nối vòng tay lớn với nhau, để cố đắp bồi nguyện vọng của ông anh NML sáng lập "hội", và các anh NCT, LMQ, luôn luôn nhắc nhở tinh thần và mục đích của THĐL là giữ mối dây liên lạc, là gìn giữ và phát huy tình nghĩa thân hữu.
HOÀNG GIA THỤY tường trình từ Đông Bắc Tây Nam Mỹ (Hercules, California)
(Tường trình 93)
... Năm nay Cali mưa nhiều, cho đến hôm nay đầu tháng 6 vẫn còn có những ngày mưa. Hàng năm cuối tháng 3 là chấm dứt mùa mưa, cuộc họp mặt của Bắc Cali dự trù vào đâu năm âm lịch nhưng vì ảnh hưởng của mưa nên dời mãi, lần họp mặt đầu tiên năm nay tổ chức tại nhà tôi, may mắn vào một chủ nhật nắng ráo và còn được một ít hoa trên những cây peach và cherry để anh chị em thưởng thức xuân muộn. Tổng cọng già trẻ lớn bé khoảng 70 người; ngoài các anh em "cơ hữu" thường tham dự, kỳ này có các thân hữu NHMinh, NXuyên, Hoàng Uông Lễ, Trương Đình Ngọc. Anh Ngọc trước đây làm ở Điện hóa nông thôn. Ngày hôm qua 6/6, một buổi họp mặt đã tổ chức tại nhà anh NCChánh, trời cũng chiều lòng người, vì sau hai ba ngày mưa và buổi sáng âm u, lúc họp mặt thời tiết thật đẹp nên mọi người được một bữa vui chơi ngoài trời thật là thoải mái, ngắm phong cảnh bao la của vùng Marin, thành phố San Francisco bên kia vịnh, và một bữa ăn ngon do bàn tay của các "thân mẫu những đứa con các thân hữu" cung cấp. Thành phần tham dự cũng gần đầy đủ các thân hữu cơ hữu của Bắc Cali. Tất cả đều đồng ý đây là một địa điểm lý tưởng cho một cuộc họp mặt đông và có thể overnight ngoài trời dưới các lùm cây hay trong "tent." Có một điều tôi nhận xét là trong các cuộc họp mặt, các ông tụm năm tụm ba chuyện trò thì các bà quy lại một nơi, đấu vung trời và cười vỡ làng xóm, rất ư tâm đầu ý hợp, âu cũng là một yếu tố thúc đẩy các ông góp lửa cho THĐL.
Trong ngày họp mặt tại nhà anh Chánh, thân hữu NXuyên có trình bày một tác phẩm của thân hữu có tựa đề là "Thân thế và Sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ." Theo thân hữu NXuyên, cụ Nguyễn Công Trứ rất phóng khoáng, đi dạy học, làm quan, hay đánh giặc, đều có mang theo "đào non." Nghe đến đây, nhìn lại phía các ông thấy ông nào ông nấy mắt sáng rỡ như muốn bắt chước tiền nhân, nhưng ánh sáng chợt tắt lịm khi đụng phải cái nhíu mày của các bà. Nói thì nói vậy, chứ các bà cứ thả lỏng dây cáp, các ông cũng chẳng có con... Mễ nào nó theo. Cụ Nguyễn Công Trứ khi đi hỏi nàng hầu, bị hỏi tuổi, cụ nói "Ngũ thập niên tiền nhị thập tam", ra điều còn trẻ chán. Mình đây "tam thập niên tiền nhị thập tam" thế mà lạc thú trên đời chỉ còn tỉa cây, vun đất và nhổ cỏ, làm sao mà bắt chước được. Nghe cụ Xuyên nói tôi đinh ninh là cụ mất điểm với các bà thì ế hàng là cái chắc, thế mà cụ cũng ký tặng sách và thối tiền mỏi tay. Có bà đặt câu đố "Đố ai đi nặng về nhẹ?" khi thấy cụ mang thùng không về. Nói về cụ Nguyễn Công Trứ, chả cần đọc sách cũng biết cụ bay bướm như thế nào, chả thế mà cụ ở tận xứ Bắc kỳ mà ngày nay điện lực cũng có vài ba thân hữu Nguyễn Công hậu duệ.
Cũng trong buổi họp mặt này các thân hữu Bắc Cali đã đồng ý lập một quỹ nhỏ để chi dùng khi hữu sự (quan hôn tang tế) để khỏi phải xin "trung ương" chi viện.
(Tường trình 94)
Sinh hoạt THĐL Bắc Cali vẫn bình thường, cuối năm 93 anh em đã họp mặt đón tiếp anh chị LDTrường (từ Bỉ) tại nhà anh NGHùng. Vào cuối tháng 5, 94, lại có dịp họp mặt nhân dịp anh chị NHThu (từ Úc) ghé thăm. Tôi có điện thoại xin gia chủ là NGHùng mấy tấm hình nhưng vì gia chủ "tiết kiệm" phim nên "xài lại phim cũ" hình bị chồng lên nhau. Hình mới là hình họp mặt, còn hình cũ là hình gì tôi không biết, chắc là "lâm ly" nên không xin được tấm nào. Hai tuần lễ sau đó vào tháng 6, 94, một cuộc họp mặt đã dự định từ lâu, gọi là họp mặt mùa xuân như năm ngoái nhưng lại tổ chức vào đầu hè. Cũng nhân dịp này anh chị TĐinh (từ Virginia) ghé chơi. Buổi họp mặt này tại nhà tôi. Nói chung các buổi họp mặt đều đầy đủ các thân hữu cơ hữu, rất vui vẻ và đầy tình ... thân hữu.
Ngoài ra khi nhận được tin thân hữu TVLong qua đời, một số thân hữu đã gửi về cho tôi và anh NSáu một số tiền tổng cọng là $750 để phúng điếu và giúp đỡ gia đình anh Long. Số tiền này đã được chuyển cho thân hữu LMQuân để trao lại cho gia đình anh Long.
... Nói tóm lại ngoài những sinh hoạt trên, "mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh."
TRẦN QUỐC THÁI tường trình từ Đông Bắc Tây Nam Mỹ,(Oakland, California)
(Tường trình 93)
Nói tới vùng Vịnh thì thú thật là tôi đã "hãi" lắm rồi! Đầu đuôi nó là như thế này. Cái hồi mà tôi mới "MU" từ Nam Cali lên Bắc Cali thì tôi thích lắm. Được ở vùng Vịnh San Francisco (SFO) thì hẳn tuyệt cú mèo rồi; nhớ lại cái hồi còn ở Việt nam, mỗi lần nghe ai nói tới SFO hay đọc sách truyện nói về Cựu Kim Sơn với những núi vàng thì "nòng em cứ thấy lao lao, nạ nắm cậu ạ!" Mà ối giời, mèng đéc ơi, sau đó lại được nghe Andy Williams hát bản "I left my heart in San Francisco" thì có bỏ đời không kia chứ!
Vịnh SFO rộng lắm, đi một vòng quanh vịnh thì cũng phải mất 5-7 tiếng lái xe với vài trăm cây số. "Từ thành phố này người đã ra đi" (chữ "người" này không viết hoa đâu nhé!) là bến cảng Oakland đi về hướng Berkeley để tới Hercules Hoàng gia trang ăn điểm tâm, uống cà phê espresso do tự tay nữ trang chủ pha xong thì chuồn qua cầu Carquinez bắt 37 đi Vallejo, chuyển qua S.101 tới chỗ rẽ vào nhà thân hữu NCChánh làm vài ly nước thiên đàng hay vài ly nước mắt quê hương Mẽo đã rồi mới qua cầu (coi chừng gió bay) Golden Gate, vẫn giữ S.101 tới San Jose, và tới đây thì hơi trưa rồi, ta kéo vào nhà thân hữu NGHùng làm chầu bánh mì bò kho cocmaru số 1, đầy đủ xong thì ta bắt đầu quay về (San Jose hay Santa Clara là đáy của vịnh San Francisco). Lần về ta lấy N.101 qua N.880 về Oakland ghé nhà Nghiệp Thơ uống cữ trà chiều xuống... Thế là mấy giờ đồng hồ và mấy trăm cây số?
Chung quanh vịnh SFO thì biết bao cảnh hữu tình với anh em thân hữu điện lực cư trú đông vào hàng thứ nhì của nước Mỹ, chỉ sau Los Angeles - Orange County thôi. Đây, mới đây thôi, cái hôm họp mặt ở nhà thân hữu NGHùng nhân dịp gặp gỡ thân hữu LDTrường từ Bỉ qua, trong lúc chờ anh em tới, tụi này cà kê dê ngỗng nói về những nơi đáng đến, đáng xem tại vùng Vịnh thì thân hữu Hùng, người đã từng ở vùng Vịnh mười mấy năm trời rồi mà cũng ngẩn tò te "thế à!", "thánh nhỉ!", "mẹ họ, thế mà mình không biết!", "bữa nào phải bắt cóc mấy cha này làm một phùa 'dế mèn phiêu lưu ký' mới được!" Tôi đã lạc đề xa cái vụ tại sao tôi hãi cái vùng Vịnh rồi.
Cái hồi tôi mới "MU" về vùng Vịnh thì dịp này có chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Trận chiến xảy ra giữa hai đội dã cầu ở hai bên vịnh. Bên kia là đội GIANT của SFO tử chiến tranh vô địch với đội A của Oakland. Trận chiến mới được hai hiệp chưa ngã ngũ thì động đất cấp 7 xảy ra làm nhà sập, nhà cháy, cầu sập, xa lộ sụm làm chết mấy chục mạng trong đó có hai vị "Tiên Rồng." Cái lần chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhì thì tôi đã thức mấy đêm xem tin tức đài CNN đến mờ cả mắt. Liên quân 28 nước xúm lại "tẩn" cái tên "mắt sâu, râu rậm" đến phờ phạc, làm cứ như "Nhị thập bát tú" đả "Tề Thiên."
Năm vừa qua, có ba buổi họp mặt thân hữu điện lực vùng Vịnh:
1.Lần thứ nhất ở nhà thân hữu HGThụy; 2.Lần thứ nhì ở nhà thân hữu NCChánh; 3.Lần thứ ba ở nhà thân hữu NGHùng.
Nhà thân hữu Thụy cảnh vật đã đổi khác nhiều rồi. Hoàng gia trang chủ đã âm thầm bỏ công, bỏ sức bạt đồi, đắp đất cái phần đất dốc lên phía sau nhà thành tam cấp với mấy chục bậc. Sau đó trồng thêm cây, dựng thêm giàn, cùng sẽ tiếp theo là "làm một cái thiên đường" để có nơi di dưỡng tinh thần, bù khú bạn bè, điều quân khiển tướng, và lâu lâu "tị nạn" cái tai ... Hoàng gia trang chủ còn phải bỏ nhiều công sức và mất nhiều "lao động tiền lương", cây cỏ được trồng thêm nhiều, rất công phu, đặc biệt có rất nhiều loại prumus đơn có kép có, đỏ có hồng có, phơn phớt có, trắng có ... đúng dịp đúng mùa, thì đúng là "tiểu đào cốc." Hoàng thân hữu đã tạo được thế "Tam Hoa Tụ Đỉnh" nhưng hình như chưa được thỏa ý cho lắm, hình như chàng còn đang trông chờ một ngày nào đó được đón tiếp thân hữu ... nào có đủ túc số để tạo thành cái gọi là "tiểu đào cốc lục tiên" thì mới gọi là "hồ hởi phấn khởi." Tình thân hữu của phu phụ Hoàng lão thì lúc nào mà chẳng "vuông tròn", tận thiện tận mỹ đến ... phờ cả người. Lần họp ở nhà thân hữu NCChánh là dịp "tân gia" luôn. Kỳ này anh em hội ý về vụ họp hàng năm THĐL và dự kiến hè 94 Bắc Cali sẽ tổ chức luôn tại nhà thân hữu Chánh cho tiện việc nhà nước. Nhà thân hữu Chánh tọa lạc tại vùng núi đồi Tiburon, mà Tiburon đang là ... núi vàng Cựu Kim Sơn chứ chẳng ngôn từ gì cho rườm rà nữa. Nhà rộng rãi, đẹp đẽ, bối cảnh trông xuống một phần vịnh SFO, nhìn thấy cả cầu San Rafael, vùng Richmond, Berkeley, xa xa là Oakland ... với đảo "Châu Ngọc", kề cận là đảo "Thiên Thần", với từng đàn những "em Cali, mắt biếc, môi hồng, tóc vàng, sợi nhỏ!" Cây kiểng chung quanh được tuyển chọn cẩn thận lắm ... hương hoa thì cứ gọi là sực nức mùi "mạc ten", "cỏ nhác." Họp THĐL tại đây thì số 1 là chàng ... đâu đó xong xuôi thì ngay boong tối July 4, ta cứ việc "tay cầm ly rượu nắm nem, mãi xem pháo nổ mà quên cha nó đường về!" Vị trí thật tuyệt hảo.
Có một điều nhỏ này, không hiểu các anh thân hữu có biết hay không? Tôi thấy thân hữu Chánh có một bồn cá "Lam Ngọc", cá đĩa đổi màu "Turquoise Discus", "King of the aquarium fishes", loại này nuôi con bằng ngay chính thân thể của cả bố cả mẹ. Hóa ra chàng này cũng lắm công phu! Cái hôm họp mặt, Nghiệp Thơ và tôi tới sớm thì thấy chàng ... thơ thẩn vác cần câu lững thững từ dưới dốc đi về nhà trên đồi. Hỏi có câu được con cá nào không thì chàng đáp "cá nó thấy moi xách cần câu xuống thì cả làng nó di tản đi đâu mất tiêu rồi." Ngay vùng thân hữu Chánh cư ngụ có vài chỗ tụ tập của loại cá "Sturgeon", người Tàu gọi là "Tiềm long" (Tiềm Long Vận Dụng, Kháng Long Hữu Hối, Thần Long Bái Vỹ, trong "Giáng Long Thập Bát Chưởng"). Loại cá này sản xuất trứng cá "Caviar" nổi tiếng hoàn vũ mà cụ nào đã từng đi chơi sông Volga thì hẳn biết. Loại cá này phải lớn hơn 42 inches nghĩa là hơn 1,2 mét thì mới được bắt. Con nào bắt được thì cũng trên dưới 100 lbs và lúc đó nhớ đừng quên hú anh em điện lực tới chia phần. Thân hữu nào muốn biết chỗ đó ở đâu thì phải biết "phải quấy" trước đã! Thêm một điều nhắc nhở thân hữu điện lực để biết là gần xịt ngay đó là San Quentin Jail, quý vị nào muốn gặp "Duy Tâm" đi với "Duy Vật" qua "Sông Đáy" "Thu Hương" thì nhớ ghé điểm này.
Lần họp thứ ba tại nhà thân hữu NGHùng nhân dịp gặp gỡ thân hữu LDTrường từ Bỉ qua. Nhà thân hữu Hùng cũng là một địa điểm đẹp, rộng rãi, và rất ư là thuận tiện cho gặp gỡ ... thân hữu vì nằm ngay trong lòng "thung lũng silicon", "thung lũng hoa vàng", "trung tâm văn hóa Mít tị nạn." Số đông thân hữu điện lực cư ngụ trong vùng này. Phải nói ngay một điều là gia đình thân hữu Hùng rất hiếu khách và ... thân hữu. Chị Hùng rất giỏi việc ... nước, lại khéo việc ... nhà, nên phe ta cứ gọi là thả giàn. Quí vị thân hữu ở xa đến như thân hữu LDTrường thì đúng là đã gặp "động hoa vàng" và ... "Thôi, thì thôi, ... kỳ này moi về Bỉ, moi sẽ kiếm đường 'MU' qua đây luôn. Moi sẽ rủ Thới, Quyên, Lộc, HVân, và cả ông 'Tây đen nhà đèn' ... di dân qua luôn cho tiện việc ... ăn nhậu! Tụi toi coi thế này thì có chết không chứ : 'nòng nợn nuộc' chấm mắm tôm chanh đường ớt, lại có cả 'ná thúi địt' thì xuýt xoa phải biết, nào là 'gỏi đu đủ bò khô gan cháy' ê hề thì có bỏ đời không chứ, mau mau làm thêm một đĩa bự nữa ... kẻo chậm tay thì chỉ có chết ... nào là "bánh đúc nạc", "đậu dán" chấm tương ớt Cự Đà thì thôi ... toi đừng hỏi nữa kẻo moi mắc nghẹn, rồi lại cà pháo muối xổi, rau muống xào tỏi chấm nước mắm ngon chanh đường ớt thì ... ngay cả miền đông Mẽo đấy cũng nhớ đời là cái chắc ... lu bù và lu bù... mấy toi ơi! Hữu mà không chịu 'MU' thì 'Bambou' với chả 'Bambou', phen này 'ông cho qua phà nuôn', mấy cái đèn đỏ mờ mờ ở Bỉ thì 'thôi, moi đành quên vậy'!"
Mấy năm trước cũng tại nhà thân hữu Hùng, tôi bị khựng một cái như thế này : Lần đó tới nhà thân hữu Hùng, thấy cháu gái lớn đứng phụ chị Hùng làm bếp, mới hỏi "cháu tên chi?" thì được trả lời "Cháu tên Chi!" Thế có bỏ đời không kia chứ! Thì ra con gái lớn của thân hữu Hùng tên là Chi, và cô em kế tên là Châm. Cả hai cùng khéo léo và đảm đang như mẹ. Các bạn có bao giờ xem băng nhạc Thúy Nga Paris chưa? Tìm xem cuốn có Nguyễn Ngọc Ngạn nói chuyện với Duy Trác có nói về Phạm Đình Chương với bài hát "Đôi mắt người Sơn tây" xem sao? Quí vị này người Sơn tây cả đấy! Thế các bạn có biết chị Thụy, chị Hùng người miền nào không? Sơn tây chính cống đấy! Và tôi đây... tôi cũng Sơn tây!
(Tường trình 94)
Cái lần gặp gỡ đầu tiên vào đầu năm 94 của thân hữu điện lực tại vùng Vịnh San Francisco là của mấy ông Bắc kỳ cựu. Một ông đến từ Mông-Lệ-An, đất Canada xứ lạnh tình nồng. Ông này ới cái ông ở Hắc-Cu-Lì, thì ông H 0ửc-Cu-Lì rủ thêm ông Sống-Nữa-Đi-Em đi thăm ông Xác-Cá-Măng-To, nghe nói làm cái gì đó mà bị gãy cái cẳng. Đến Xác-To thì thấy ngay một ông cũng Bắc kỳ nữa ngồi một đống đón chờ sẵn, ông này cũng người Xác-To. Chuyện vãn thăm hỏi sức khỏe và nguyên do thì mới rõ nguyên nhân. Cũng mừng cho bạn ta tai qua nạn khỏi, nhưng từ đó anh em vùng Vịnh thì thào "May mà được gặp người hiền hòa, rủi gặp Lorena Bobbitt Johnwayne thì sa tràng bỏ mạng." Đố các thân hữu biết các cụ Bắc kỳ trên đây là các cụ nào? Cái lần gặp gỡ thứ nhì thì vào dịp Tết 94 tại nhà thân hữu HGThụy. Gặp gỡ có những ai thì "5 này" đâu có biết những ai, chỉ được biết sau đó như sau : "Mẹ họ, cậu đi đâu mà ới hoài không gặp, Tết nhất muốn được nhìn cái bản mặt của cậu mà cậu cũng làm khó anh em!" Cái lần gặp gỡ thứ ba thì anh em vùng Vịnh đã tổ chức tại nhà thân hữu NGHùng để đón tiếp thân hữu NHThu từ Úc qua. Nghe nói cũng đông đủ anh em vùng Vịnh, và lại cũng "Mẹ họ, cậu đi đâu mà anh em ới hoài không có?!" Cái lần gặp gỡ thứ tư thì may quá ... "có em!" Lần này thì có đủ mặt hầu hết thân hào nhân sĩ vùng Vịnh. Xác-To thì "tam hiền" Tiên Hưởng Dục; Hắc-Cu-Lì/Hin-Tóp thì Hoàng gia trang chủ đứng làm "địa chủ" với sự góp mặt của Tâm Lê. Chung quanh Vịnh, đi một vòng từ Tây Bắc xuống Nam, vòng lại lên Đông Bắc thì anh hào gồm Chánh, An, Phú, Việt, Sáu, Chính, Khanh, Đồng, Dũng.
Ngoài Cali thì có chị Ngọc Nữ đại diện phu quân đất xứ lạnh tình nồng, cùng với TĐinh từ Virginia. Nhân dịp gặp gỡ này, anh em cũng phát hiện hôm đó đúng là ngày kỷ niệm 25 năm "cầm cự" của người hùng Virginia. Hoàng gia "địa chủ" đã cho làm một màn "lốp bốp" để mừng cho hai vị. Cái lần gặp gỡ thứ năm thì nghe đâu "phó trùm Dậu" Nam Cali hướng dẫn "ông cả Cần" Canada làm một màn tham quan vùng Vịnh. Thăm những ai và đi những đâu thì chỉ có trời biết, vì lúc đó "5 này" còn đang ngất ngưỡng tại Santa Ana.
LÊ QUANG VĂN tường trình từ Tây Gia nã đại (Surrey, British Columbia) :
Trong năm qua anh chị em THĐL vùng Vancouver và phụ cận đã gặp nhau "đủ bộ" ít nhất là hai lần,còn họp mặt "xé lẻ" thì nhiều không kể hết. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà gần như 9/10 anh chị em đều có công ăn việc làm thường xuyên, âu cũng là nhờ "hồng phúc" của điện lực. Được đến đâu là mừng đến đó.
Thế hệ thứ hai thì đã khá đông :
1.Lập gia đình thì có trưởng nữ của anh chị ĐPViễn; 2.Tốt nghiệp đại học đi làm công chức có trưởng nam anh chị LKHiệp và thứ nam anh chị NVHóa; 3.Tốt nghiệp đại học và đi vào đường thương nghiệp có trưởng nữ anh chị LKHiệp và trưởng nam anh chị LQVăn; 4.Tốt nghiệp đại học và tiếp tục cao học có trưởng nữ anh chị NVPhong.
Riêng tôi được diễm phúc "thương ít ghét nhiều" nên đã làm nhiệm vụ kết hợp tất cả anh chị em tại địa- phương để đoàn kết và giúp đỡ nhau mãi mãi. Trong năm qua được thăng chức "Thủ quỹ" để lắc hầu bao của các anh chị em Cana "điên" (Canadien). Tiền thu được cũng khá, xin xem phần báo cáo tài chánh. Nhận được nhiều thư và chi phiếu của quý anh chị nhưng vì "lười" quá nên chẳng phúc đáp hay điện thoại trả lời, xin có lời "tạ tội." Vì chưa quen giữ tiền nên nếu có chi thiếu sót trong phần báo cáo tài chánh, xin niệm tình tha thứ và chỉ giáo giúp.
Đặc biệt trong năm qua chúng tôi có bắt được liên lạc với thân hữu Vũ Công Tý. Thân hữu VCTý hiện đang ở tại thành phố Vancouver. Trong những năm 64-65, thân hữu VCTý làm việc tại Hệ Thống Dẫn và Biến Điện (Thủ-Đức), và đã cộng tác với các thân hữu: TĐThơm, PHBình, NXGiễm, ĐTPhúc, HVPhong, TMNhựt. Nhân dịp họp mặt đầu năm 1994, chúng tôi có gởi biếu các số bản tin Thân Hữu Điện Lực đồng thời mời thân hữu VCTý đến chung vui với các thân hữu điện lực tại địa phương. Khi đến nhà, chúng tôi thấy hình thân hữu NĐHuấn chụp chung với thân hữu VCTý, lúc cùng học tại trường Trương Vĩnh Ký (Saigon). Thân hữu VCTý nhờ Bản Tin THĐL chuyển lời thăm hỏi đến tất cả các thân hữu vừa nêu tên trên đây và mong được liên lạc:
Vũ Công Tý #3-30 Oriole Walk Vancouver, B.C., V5W 2J8 Canada Tel: (604) 321- 4952
NGUYễN QUANG HữU tường trình từ Âu châu (Belgium) :
Tin tức ở bên đây thì anh em vẫn đi làm, riêng HVân, hãng đóng cửa ngồi chờ "số phận." Hai vợ chồng sản xuất lai rai bánh bao chơi, tụi moi đòi đặt tên là "bánh bao ông Cả Vân" để nhái "bánh bao ông Cả Cần" ở Sài gòn. Tụi moi có qua chia buồn với chị Đức ở Hòa lan và thắp nhang trên bàn thờ NQĐức. Nhìn cái ảnh đám cưới hai vợ chồng trên xe hoa, sau đó nhìn chiếc ảnh để sau bình nhang, ai cũng bùi ngùi thấm thía cho ... cuộc đời!
Sở moi làm có cho luân chuyển một tờ tin tức, trong đó có một trang nói về đường tải điện 500kV, rất tiếc bằng tiếng Hòa lan, nhưng toi đọc cũng hiểu được đấy vì nó cùng gốc "Anglais." Đại khái cũng trò đánh trống gõ mõ thâu tiền nhân dân. Công ty xây dựng là Merlin Gérin, Pháp, còn TractéBel, Bỉ, thì chỉ nghiên cứu về stabilisation trên réseau.
Một buổi sáng, moi vào sở thấy một tên VN dẫn chừng mười mấy tên người Việt khác, ăn bận rất nghèo nàn và cẩu thả. Tên Việt cùng sở chạy đến nói với moi "Bonjour Monsieur Nguyễn!" Moi cũng nói lại "Bonjour Monsieur Nguyễn!" Mấy thằng da trắng lấm lét nhìn không hiểu gì cả. Tên này giới thiệu các kỹ sư VN qua tập sự về đường điện cao thế. Moi lại bắt tay và tự giới thiệu. Chỉ có hai anh có vẻ lanh lẹn, một anh hỏi "Anh có biết anh Phúc không?" Moi nói "Có, tụi tôi gọi anh là 'Phúc còi'!" Nghe nói anh chàng này sanh ở Sài gòn và đã liên lạc với gia đình ở Pháp và đã trốn ở lại luôn. Số còn lại toàn là dân ở ngoài Bắc vào.
Kỹ
sư Bỉ cho biết là họ có so sánh
thì thấy kỹ sư của Trung quốc
có trình độ cao hơn kỹ sư
từ VN. Có lẽ cũng như mình
trước, nên gửi những
người đã từng làm
việc với đường dây
rồi đi mới có lợi hơn
là những người mới
ra trường.