Bà già
tuổi tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ viết thư kén chồng (Ca dao) Khung cửa gắn liền với đời sống con người. Cửa nào cũng có khung. Ngồi bên khung cửa ngắm cảnh vật bên ngoài là một cái thú đến nỗi đã đi vào thơ nhạc. Văn học nhờ khung cửa mới có những áng văn hay, những bài thơ trữ tình. Không ai đứng ngoài khung cửa ướt đẫm nước mưa để bảo rằng mưa đẹp. Không ai can đảm lội tuyết để mà ca ngợi tuyết trắng mênh mang. Chỉ có đứng trong khung cửa mới thấy cái ngoài kia là đẹp. Khung cửa lớn là thứ tôi không ưa. Từ nhỏ, ham chơi đánh bi đánh đáo, thấy trẻ con hàng xóm nô đùa trửng giỡn, mà mình lại bị mẹ cấm ngặt không cho bước ra khỏi khung cửa, quả thật nó nghẹn ngào uất ức làm sao! Lớn hơn một chút, tôi càng ghét khung cửa hơn vì lỡ rong chơi bè bạn đi học về trễ,từ xa đã thấy mẹ đứng chờ ngoài khung cửa, ánh mắt đầy lo âu. Lớn lên có gia đình, lỡ hôm nào vui say quá chén về khuya thì y như rằng mũi chưa chạm khung cửa, vợ đã mở, tia nhìn nó làm sao ấy, như xoáy vào tận tâm cang. Phải nhìn nhận tôi yêu khung cửa nhỏ hơn. Bên khung cửa nhỏ mở ra vườn sau, tôi có thể nhìn ra thảm cỏ xanh rì, bụi hồng đỏ thắm, nhìn những chú chim khờ đùa giỡn tung tăng. Có những đêm trời trăng sáng vằng vặc, tôi say mê ngắm chị hằng bên ấm trà thơm ngát, ngọt giọng thêm phong bánh in. Bóng trăng mờ tỏ sau đám mây mỏng lang thang làm cho khu vườn của tôi thêm phần huyền hoặc. Cũng bên song cửa, tôi có thể ngồi mơ mộng giờ này nối tiếp giờ khác nhìn bức tranh vân cẩu, suy gẫm ý nghĩa cuộc đời, hạnh phúc quả đang ở trong tầm tay. Bên khung cửa hẹp tầng thứ năm mươi của một tòa nhà ở Nữu ước, ngưới ta có thể thấy chân trời bát ngát, loài người bên dưới nhỏ bé như những chú kiến tí hon tới lui xuôi ngược theo dòng. Bên khung cửa nhà hàng tháp xoay ở San Antonio, Texas, những buổi trời quang mây tạnh, người ta có thể thả mắt nhìn biển vịnh Mễ tây cơ nhấp nhô xanh thẳm... Cửa sổ, khung nhỏ thân yêu không thể thiếu vắng trong sinh hoạt thường nhật của con người. Hậu bán thế kỷ hai mươi, nhân loại có thêm khung c 8ía điện tử, cũng còn gọi là com-piu-tơ (computer). Với khung cửa nhỏ hẹp này thế giới như trải rộng ra trước mắt người sử dụng. Bạn muốn nhìn cảnh đẹp các công viên quốc gia lừng danh thế giới? Bạn muốn thưởng thức sinh hoạt muôn màu muôn sắc dưới đáy đại dương? Bạn muốn nhìn ngắm vũ trụ bao la không gian bát ngát? Bạn yêu tuyết trắng mênh mông một màu miền địa cực? Bạn thích khảo cứu sinh hoạt loài vật? Thậm chí, bạn muốn viết thư cho tình, cửa sổ hẹp có thể thỏa mãn mộng ước. Em là gái bên song cửa Anh là mây bốn phương trời... (Lưu Trọng Lư) Thập niên cuối cùng của thế kỷ này,cửa sổ điện tử phát triển vượt bực. Cửa sổ, tiếng Anh gọi là Window, tiếng Pháp Fenêtre, ... là một áp dụng trên màn ảnh máy vi tính. Người ta quen gọi màn ảnh này là mô-ni-to (monitor). Một mô-ni-to càng bắt được nhiều màu càng tốt, tối thiểu phải nhạy cảm với 256 màu. Thường người ta có ba màu chánh: đỏ, lục, xanh (RGB tức là Red, Green và Blue) trộn lẫn với nhau thành vô số màu (con số đếm được hiện nay là 16 triệu màu). Dĩ nhiên giá thành tăng theo khả năng bắt màu của mô-ni-to. Cửa sổ điện tử đã đi đôi hia bảy dặm trong vòng chỉ có 5 năm. Cửa sổ 1 vừa ăn đầy tháng thì Cửa sổ 2 mở ra góp mặt với đời. Cửa sổ 2 chưa kịp ăn thôi nôi thì Cửa sổ 3 nhảy ra dẹp thằng anh số 2 vào xó tối góc kho. Cho đến hôm nay không ai còn muốn nhắc nhở tới thằng 1 thằng 2 cả. Khi Cửa sổ 3 xuất hiện, thế giới muôn màu mới thật sự thăng hoa. Cửa sổ 3.0 mang đến cho người sử dụng rất nhiều tiện lợi, các chương trình áp dụng nhờ đó mà mà phát triển như nấm nở rộ mùa mưa. Phải nói Cửa sổ 1 trưởng thành như Phù đổng Thiên vương, vươn vai một cái thoáng thành lớn mạnh, vận đôi hia bảy dặm bước vọt từ 1 lên 3 trong thời gian thật ngắn. Các nhu liệu (softwares) ứng dụng càng trở nên dễ vận hành hơn. Đối với các bạn chỉ cần dùng com-piu-tơ để làm việc đánh máy tài liệu, nhờ Cửa sổ 3, việc đả tự thật đơn giản lẹ làng. Trường hợp này mô-ni-to thuộc loại 16 màu đủ rồi. Muốn tiến sâu vào lãnh vực ấn loát, máy vi tính phải thuộc loại khá hơn, có nghĩa là vận tốc nhanh (từ 33 MHz trở lên), màn ảnh bắt nổi 256 màu. Nếu gắn thêm CD (compact disk) thì mô-ni-to ít nất bắt nổi 64000 (64 ngàn) màu mới đẹp. Hệ thống vận hành cũng tăng tốc độ để theo kịp đà phát triển, từ 086, hiện nay tối thiểu phải 486 mới khai triển nổi khả năng của các chương trình ứng dụng. Chu kỳ con lắc cũng tỉ lệ theo để phục vụ nhu cầu. Đối với dân làm thương mại, thì giờ là tiền bạc. Do đó các nhà chế tạo đã tung ra thị trường các loại vận tốc lắc cỡ trên 100 MHz. Máy 386/40 MHz vẫn chậm hơn máy 486/40 MHz. Máy 486DX4/100 Mhz chỉ chạy ngang ngửa với Pentium 60 MHz (Pentium xếp loại 586). Muốn phát triển tối đa khả năng của Cửa sổ, hãng Microsoft tung ra DOS 6.22, Windows NT, có thể nói l 1ạ... tuyệt bích! Nhưng mề đai nào lại không có mặt trái! Cửa sổ 3.11, NT, vẫn vấp cái khuyết điểm không chữa được: mau hết "láng" (resources) và ngưng nghỉ ngang xương (General Fault Protect hay là GFP). Đang làm việc ngon lành, màn ảnh bảo đóng cửa sổ, thì bạn mất toi công cốc, có nghĩa là mất hết các việc đã làm từ nãy giờ. "Bạn ơi, quan hà xin cạn chén ly bôi", ... Dầu sao nếu bạn có Cửa sổ 3.11 chạy trên máy 486/66 MHz thì cũng đủ sức thưởng thức các chương trình CD hay đẹp lạ. Bạn muốn có cảm giác là phi công ngồi trên máy bay tung mây lướt gió, ngắm cảnh vật trải dài dưới đôi cánh sắt, bạn nên kiếm CD Flight Simulator. Bạn thích thú rừng, kiếm CD Animals. Bạn thích vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đã có CD America Beauty, ... Riêng kẻ hèn này trang bị một lúc hai cái CD. Một cái đơn tốc (single speed) hiệu Phillips, giá hiện nay cỡ 39 đô, dùng để nghe nhạc. Cái hay của thằng Phillips là khi bật điện com-piu-tơ bạn có thể hát nhạc ngay. CD thứ hai thuộc loại song tốc (double speed) dùng để coi hình. Thử tưởng tượng bạn mang 100 tấm hình màu phong cảnh đẹp quê hương đến nhờ tiệm in (scan) vào CD, ghé phố mua một đĩa đàn tranh đàn bầu, rồi vào một buổi tối nhàn nhã nào đó cho vào máy, mắt bạn thẫn thờ nhìn giải giang sơn gấm vóc, tai nghe tiếng đàn bầu réo rắc xa đưa, ôi, thật sảng khoái! ... Em ơi! Có hoa nào không tàn Có tình nào không phai ... (Minh Đức Hoài Trinh) Khung cửa hẹp giờ đã thay đổi. Gần một năm nay, hãng Microsoft ra sức quảng cáo ầm ỉ Cửa sổ 95, cho rằng khắc phục được các khuyết tật của các cửa sổ loại 3.x, nghĩa là hệ thống vi tính không bị thiếu tài nguyên (resources), và không bị tắt tức tưởi (No General Fault Protect). Ngoài ra Cửa sổ 95 thuộc loại 32-bit,chạy nhanh hơn, tự động triệt tiêu các xung khắc (conflicts). Còn gì mơ ước nữa cho người bị khổ sở vì thằng anh 3.x. Phải mua ngay mới được! Đợt đầu tung ra Cửa sổ 95 chỉ nâng cấp (upgrade) thằng 3.x. Hì hà hì hục gần một tiếng đồng hồ mới cài (install) xong, thật căng thẳng, tuy nhiên cũng có cái "hồ hởi phấn khởi" vì ta sắp có được một hệ thống ngon lành như ý muốn. Cửa sổ bảo khởi động máy lại (re-boot) để thằng 95 có hiệu lực. Ôi! Chu choa mẹt ơi! sao nó lên thẳng khung cửa mà không qua DOS, và Program Manager quen thuộc biến đâu mất rồi! Trên màn ảnh chỉ còn giấy dán tường (wallpaper) quen thuộc, còn bao nhiêu thì lạ hoắc lạ hơ. Nghĩ đến cuốn sách chỉ dẫn (manual) dày hơn 300 trang, kẻ hèn này ngán ngẩm. Điệu này chắc bạc thêm mớ tóc nữa. May quá, nhấn chuột (mouse) một lúc thì thấy tên hồ sơ PROGMAN.EXE, mừng quá, bấm tách một cái. À nó đây rồi! Program Manager quen thuộc hiện ra, trong đó có cả Main Group, và trong Main Group có File Manager. Đủ rồi, ta có thể tái tạo lại hình thức cũ, như thế vừa học được cái mới, vừa tiếp tục công việc thường lệ bằng phương pháp Cửa sổ 3.x. Đối với bạn nào chỉ thích xài Cửa sổ (Windows) thì Cửa sổ 95 chắc chắn sẽ giúp ích nhiều việc, tối thiểu không còn sợ bị GFP và hết "láng" (resources). Cửa sổ 3.x hoạt động dựa trên DOS, có nghĩa là dựa trên "bộ nhớ qui ước" (conventional memory). Do đó từ DOS 6.x trở đi, Microsoft cho thêm phần Memmaker vào để dồn bớt một s 2Ă động lực lên "bộ nhớ tầng trên" (upper memory). Thế thì dù bạn có ghép thêm vài chục megabytes (MB) cho bộ nhớ, khi làm việc vẫn bị thiếu hụt tài nguyên (resources) như thường. Nhiều RAM giúp chương trình ứng dụng chạy nhanh hơn chứ không ăn nhậu gì với câu nhật tụng của Cửa sổ 3.x "insufficient memory." Gặp Cửa sổ 95 bạn khỏi phải lo nữa. Tuy nhiên, nếu bạn xài DOS nhiều, chẳng hạn bạn chạy "AutoCad Release 12 for DOS", hoặc "Pascal Borland" ... thì nên xét lại bạn có cần nâng cấp lên Cửa sổ 95 hay không? Lý do là khi bật điện, Cửa sổ 95 dành lên trước, muốn trở lại DOS cũng mất khá nhiều thời gian, nhất là phải đối phó với hiện tượng "drive lock." Những ai có thói quen xài Apple McIntosh đều cho rằng Cửa sổ 95 nhái theo Mac, nghĩa là có thể mở một hồ sơ mà không cần chạy trước chương trình ứng dụng liên hệ. Dầu sao, Cửa sổ 95 vẫn là ngưỡng cửa tương lai, có nghĩa là hoàn chỉnh và tiện lợi hơn Cửa sổ 3.x. Trong thời gian hiện tại, theo ý kiến cá nhân kẻ hèn này, bạn nên chờ thiên hạ khen chê đã đời, sau đó hãy quyết định có nên nâng cấp hay không. Cửa sổ NT hiện tại vẫn còn là giải pháp thích ứng cho Cửa sổ 3.x. Một điểm bất tiện khác, nếu các bạn đang sử dụng nhu liệu VNI đánh máy chữ Việt, khi sang Cửa sổ 95, chữ Việt không hiện ra. Phải cài VNI lại. Đối với bạn nào rành Windows thì cứ việc sao back-up hồ sơ KEYBOARD.DRV vào đĩa con, khi lên Cửa sổ 95 xong, cho nó vào lại (ý tôi muốn đề cập đến các nhu liệu "VNI for Windows"). Chương trình biên soạn (Editor) của VNI cũng bị chỏi (conflict), nghĩa là khi bấm chuột vào "Bộ Biên Soạn", khung hiện ra làm sao thì cứ để nguyên vậy, nếu bạn làm to hơn, chữ đánh máy không tự động xuống hàng mà cứ tiếp tục chạy theo chiều ngang màn ảnh. Bạn nào xài chữ Việt của VPSWIN 2.5 thì VNEDIT vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên Menu bar không hiện ra chữ Việt. Các nhu liệu tiếng Việt khác tôi chưa thử qua nên không có ý kiến. Nếu bạn nhất định đổi qua Cửa sổ 95, bạn phải biết chuẩn bị. Cửa sổ 95 sử dụng tuyến thông lưu 32-bit, do đó, muốn tận dụng khả năng tối đa của nó, bạn phải xài VLB (Vesa Lacal Bus) hoặc PCI (Pentium). Nói thế có nghĩa là bạn phải có hệ thống 486 trở lên. Hãng Microsoft bảo Cửa sổ 95 chạy được trên 386/25MHz/4MB RAM, nhưng thực tế bAD_n phải có ít nhất486/66MHz/16MB RAM mới thấy hơn Cửa sổ 3.x. Đĩa cứng (hard disk) phải có ít nhất 30MB dư ra khi cài nhu liệu. Theo lời khuyên của những nhà nghiên cứu, bạn nên xài đĩa cứng cỡ 420MB trở lên, mà phải là loại Enhanced tức là data transfer rate cỡ 2MB/sec và seek time tối thiểu là 12ms. Nếu không đủ điều kiện như vậy, tốt hơn hết bạn nên tiếp tục xài Cửa sổ 3.x. Bạn cũng nên kiên nhẫn vì thời gian "nạp đạn" (install) kéo dài cả tiếng đồng hồ tùy theo chu kỳ con lắc cao hay thấp, nhưng dù là máy Pentium 133MHz đi nữa, cũng phải mất nửa giờ trở lên. Công chờ đợi này đáng đồng tiền bát gạo lắm, vì Cửa sổ 95: - chạy nhanh, - không đứng máy bất tử (no crash), - không bị tắt tức tưởi (no General Fault Protect shutdown), - có thể mở một lúc 5 khung cửa sổ "háu đói" (memory hungry). Càng nhiều memories càng tốt, vì Cửa sổ 95 chạy bằng physical memories. Bạn có biết rằng free resources khi vừa mở máy là 95% không, và khi mở đến khung thứ 6 free resources vẫn còn 50%. Kẻ hèn này chuyên sử dụng graphic design, nên vấn đề xài multi-frame rất cần thiết. Nếu bạn đã từng nếm mùi CorelDraw! 5.0, bạn biết thế nào là đợi chờ! Và nếu tham lam sử dụng thêm Aldus PageMaker 5 cùng một lúc, máy đứng là chuyện thường. Sau khi đổi sang Cửa sổ 95, thằng tôi chạy CorelDraw cùng một lúc với PageMaker, WinWord 6, Power Point, Excel. OLE của Cửa sổ 95 làm việc toàn hảo, và thời gian chờ đợi giảm thiểu 50%. Khi hiện tượng "đông lạnh" xuất hiện, lúc đó chuột kéo vẫn chạy nhưng bấm không ăn. Bạn bèn bấm Ctrl+Alt+Del thì bảng End Task hiện ra giúp bạn đóng cửa an toàn một trong những khung bị trở ngại và cho bạn Save. Bạn bèn trở lại khung chánh, lưu và khởi động lại Cửa sổ. Lưu ý rằng Cửa sổ 95 "đóng bộ" lên sân khấu chậm hơn thằng anh 3.x cỡ 10 giây; bù lại, lúc vận hành thì quả nó là con "ngựa lồng." Các nhu liệu Non Windows applications chạy trong Cửa sổ 95 thì "hết sẩy",tuy nhiên vẫn chậm hơn chạy trong DOS một chút, ngược lại có thể Copy, Paste dễ dàng. PC PaintBrush for DOS là một thí dụ điển hình. Dầu ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân ... (Ca dao) Bạn quan niệm thế hệ này là thế hệ của Cửa sổ 95 ư? Và bạn dứt khoát từ nay về sau chỉ chơi toàn Cửa sổ 95 và cài nhu liệu ứng dụng đồng điệu (compatible)? Bạn sẽ tốn khá tiền đấy! Bạn quên giùm chiếc com-piu-tơ cũ, sắm ngay Pentium 75MHz trở lên (mother board có sẵn EIDE), VGA Card loại PCI có ít nhất 1 VRAM, 3.5" floppy drive, 6.x CD drive, 16550 Uart Serial Port, Keyboard for Win95, 850 MB Hard Disk (IDE rẻ hơn). Plug-in như Sound Card, Modem phải thuộc loại đồng điệu. CD nên mua loại EIDE, không cần Interface Card. Sẵn sàng rồi chứ? Dùng Emergency Disk của PCTools, format với system transferred. Cái hay của PCTools là thiết lập một boot sector loại thành đồng. OK? Bây giờ hard disk chỉ có độc nhất COMMAND.COM. Bạn dùng Windows 95 for PC (full version,giá đắt gấp đôi loại nâng cấp, vào khoảng 178 đô), setup từ drive A:\. Bạn sẽ ngạc nhiên sau khi cài xong, hệ thống hoạt động toàn hảo mà không cần đến CONFIG.SYS và AUTOEXEC.BAT. Bạn không tin? Hãy Dir C:\ đố bạn tìm thấy! Cái ngạc nhiên thứ hai là bạn sẽ thấy Sound board, Modem, CD, ... hoạt động mà không cần cài nhu liệu trực hệ. Đó là cái độc đáo của Cửa sổ 95. Nhờ thế, bạn không cần biết đến vấn đề nhức đầu nhất của cửa sổ là "chỏi" (conflict). Có xứng đáng là một cuộc cách mạng không, bạn nhỉ? Giờ đây, mời bạn cài tiếp các nhu liệu ứng dụng đồng điệu như Microsoft Office, CorelDraw! 6.0, PageMaker 6.0, v... v... Khi khởi động, bảo đảm nhanh không ngờ, đúng là "ngựa lồng." Màu nắng hay là màu mắt em... (Trịnh Công Sơn) Bên "khung cửa hẹp" cảnh trí ôi sao thơ mộng! |