Từ
khi tôi lên mười hai tuổi, cứ
đến ngày sinh nhật của tôi mỗi
năm, tôi lại nhận được
một nhánh hoa lài trắng do một tiệm
hoa giao đến. Không có một dòng
chữ nào mà cũng không có
một tấm thiệp nào kèm theo nhánh
hoa. Tôi gọi đến hiệu bán hoa
nhiều lần để hỏi nhưng đều
vô ích, vì hoa đã được
mua bằng tiền mặt. Sau một thời
gian, tôi thôi không tìm biết về
người gửi hoa nữa. Tôi
sung sướng tận hưởng vẻ
đẹp tinh khiết và mùi hương
đậm đà của nhánh hoa, luôn
được quấn trong một tờ
giấy mỏng màu hồng nhạt.
Tuy vậy, tôi không bao giờ ngừng tưởng tượng về một người tặng hoa vô danh nào đó. Có những giây phút tôi đắm chìm trong suy tưởng về một người vui vẻ và năng động, nhưng lại quá rụt rè nhút nhát nên không dám ra mặt. Mẹ tôi đã góp phần vào những tưởng tượng của tôi. Chẳng hạn như mẹ nói là có thể có một người nào đó tôi đã giúp đỡ và bây giờ muốn đền ơn tôi. Có thể là bà hàng xóm mà tôi đã có lần giúp bà mang thực phẩm ra khỏi xe. Hoặc có thể là ông lão bên kia đường mà tôi đã giúp mang thư vào nhà trong những ngày mùa đông để ông không phải bước xuống những bậc tam cấp đầy nước đá. Tuy nhiên, ở cái tuổi dậy thì, tôi lại thích nghĩ về một chàng con trai nào đó mà tôi đã gặp, hoặc đã chú ý đến tôi mà tôi không hề hay biết. Năm mười bảy tuổi, người tôi yêu đã làm tim tôi tan nát. Cái đêm chàng gọi tôi lần cuối, tôi đã khóc cho đến khi thiếp đi. Sáng hôm sau, khi thức dậy, thì đã có một dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng son đỏ trên tấm gương soi: "Hãy nhớ rằng đau buồn bất hạnh ra đi là để nhường chỗ cho hạnh phúc đến." Trong một thời gian lâu sau đó, tôi cứ nghĩ về câu nói trên của một nhà hiền triết, và cho đến khi tôi bình tâm trở lại, tôi cứ để nguyên dòng chữ đó trên tấm gương soi mà mẹ tôi đã viết. Cho đến khi tôi tìm thuốc lau kính thì m 2A tôi biết rằng tôi đã vượt qua được cơn khủng hoảng. Tôi không nhớ là mình đã từng có lần giận dữ, đóng sập cửa và hét lên với mẹ tôi: "Mẹ không hiểu gì hết!" Bởi vì, thật sự, người đã hiểu! Một tháng trước ngày tôi tốt nghiệp trung học, cha tôi mất vì chứng nhồi máu cơ tim. Tôi đi từ cảm giác đau khổ đến cảm giác bị bỏ rơi. Đi từ sợ hãi đến giận dữ, vì cha tôi đã không còn có mặt để chứng kiến một sự kiện quan trọng nhất đời tôi. Tôi không còn tha thiết với buổi lễ ra trường sắp tới, với vở kịch do các học sinh lớp cuối sắp trình diễn, và với cả buổi dạ hội tốt nghiệp. Nhưng mẹ tôi thì, trong cái đau riêng của người, lại không muốn để cho tôi xao lãng các chương trình nói trên. Một ngày trước khi cha tôi mất, mẹ đã cùng tôi đi phố để chọn một bộ áo cho buổi dạ hội tốt nghiệp. Chúng tôi tìm được một chiếc áo tuyệt vời, với những viền rua chấm xanh trắng đỏ. Chiếc áo đã làm tôi tưởng mình là Scarlett O'Hara, nhưng kích thước lại không vừa với tôi. Khi cha tôi mất, tôi quên luôn chiếc áo đó. Nhưng mà mẹ tôi, người không quên! Hôm trước buổi dạ hội, chiếc áo đó, với kích thước của tôi, đã được gói rất đẹp và đặt trên chiếc ghế bành ngoài phòng khách. Chiếc áo còn ở trong hộp, không phải vừa được hiệu giao đến, mà nó được trao đến cho tôi một cách trang trọng, yêu mến. Tôi đã không màng đến việc có áo mới hay không, nhưng mà mẹ tôi thì đã rất quan tâm. Mẹ tôi muốn các con của bà luôn cảm thấy cuộc đời mình tràn đầy tình thương, có óc sáng tạo và trí tưởng tượng. Người muốn cho chúng tôi cảm nhận được rằng có sự kỳ diệu trong thế gian này và có sự tốt đẹp ngay cả trong sự bất hạnh. Thật thế, mẹ tôi muốn thấy chúng tôi giống như một cành hoa lài trắng dễ yêu, mạnh mẽ, toàn hảo, với chút gì kỳ lạ và bí ẩn. Mẹ tôi mất mười ngày sau khi tôi lấy chồng. Tôi đã hai mươi hai tuổi. Đó cũng là năm mà những cành hoa lài trắng đã không còn đến với tôi nữa. NHKO (Theo Marsha Arons, Reader's Digest, 1994) |