Về
phương diện kỹ thuật, không có
gì khó để thực hiện một
gia trang bằng chữ Việt trên Internet.
Có 3 cách, nhưng theo tôi thích nhất
và đề nghị nên dùng kỹ
thuật thứ 3 như sẽ trình bày
sau đây.
A) Kỹ thuật thứ nhứt: Dùng HTML: Dùng "Hypertext Markup Language" (HTML) và "phon" (font) chữ Việt : Mọi người đều dùng chung một "browser" (Mosaic hay Netscape) và ép "browser" chọn phon chữ Việt (thí dụ VNAdvance). Khi soạn "text" cũng như khi đọc "text" chúng ta đều dùng một phon duy nhất này. Tôi đã thử nghiệm tại địa phương và đã đọc được nguyên vẹn bản văn. Giải pháp này có điểm bất tiện là mọi người phải có phon chữ Việt (đưa đến việc dùng phon bất hợp pháp). Ngoài ra bản văn không có tính chất "hội thoại" (interactive). Tuy nhiên đây là một kỹ thuật rất tiện dụng cho việc lập các bảng thuyết trình hay trao đổi tài liệu Việt ngữ nhờ vào các "browser." B) Kỹ thuật thứ hai: Dùng "UUEncode" và UUDecode": Vì hệ thống này chấp nhận chữ Việt nên chúng ta có thể dùng nó để chuyển và nhận tài liệu chữ Việt qua E-mail hay Internet rất dễ dàng. Điểm bất tiện là phải "Encode" khi gởi và "Decode" khi nhận khiến cho người sử dụng khá bối rối. Ngoài ra có nhiều nhu liệu (software) về Encode và Decode không có khả năng giống nhau nên sẽ tạo nhiều khó khăn cho người sử dụng. Kỹ thuật này cũng không hỗ trợ tính chất hội thoại. C) Kỹ thuật thứ ba: Dùng hình thức "Electronic Document": Ưu điểm của kỹ thuật này là hiện có ít nhất 5 nhu liệu giúp thực hiện bản văn bằng chữ Việt để trao đổi trên E-mail hay Internet. Tôi đã thử nghiệm hai nhu liệu và bảo đảm là thành công. Ưu điểm thứ hai là có thể kết hợp để thực hiện tính chất hội thoại. Đại cương khi đến gia trang, bạn sẽ đọc vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt hướng dẫn cách dùng và cách sắp xếp "Netscape" hay "Mosaic" để đọc tiếng Việt. Kế đó, nếu muốn đọc tiếng Anh thì ấn "con chuột" (mouse) ở ô English, nếu muốn đọc tiếng Việt thì ấn con chuột ở ô Vietnamese. Khi ấn con chuột ở ô Vietnamese, Netscape hay Mosaic trên máy điện toán của người sử dụng sẽ "nạp" (load) một "viewer" đặc biệt ("Miniviewer" chẳng hạn) và từ đó sẽ đọc được tất cả các tài liệu bằng tiếng Việt (hay bất cứ một "non-English language" nào). Kỹ thuật này dùng được với "Lotus Notes" (một loại "group ware" nổi tiếng) nên sẽ mở đường cho nhiều áp dụng tân kỳ hơn. Trong bản văn bằng tiếng Việt bạn có thể "hyperlink" đến các gia trang khác hay đến các tài liệu khác (movie, sound, ...). Kỹ thuật này không những chỉ dùng cho gia trang trên Internet mà còn cho E-mail, và cho CD-ROM hay cho Diskette, mở ra rất nhiều áp dụng cho giáo dục và huấn nghệ. Theo sự nghiên cứu của riêng tôi, kỹ thuật điện toán có thể giúp thực hiện gia trang cho bất cứ một sinh ngữ hay cổ ngữ nào (như "ACCENT" đã thực hiện cho hơn 50 ngôn ngữ). Vấn đề khó là thị trường của Việt ngữ còn quá nhỏ nên chưa ai muốn làm nhu liệu. Chúng ta chỉ có thể dựa vào những nhu liệu đã có trên thị trường rồi "biến chế" sao cho thích hợp với nhu cầu của mình cho Việt ngữ. Hiện nay đã có chương trình dịch thẳng tiếng Anh sang tiếng Nhật và ngược lại, với hơn 20 từ điển cho khoa học, kỹ thuật, thương mại, ... Chúng ta có thể dùng "shell" này cho tiếng Việt nhưng phải đợi đến ba hay năm năm nữa, sau khi thống nhất danh từ và thị trường đủ lớn, đáng bõ công làm công việc này. Tôi chủ trương dùng những "shell" hay kỹ thuật có sẵn để áp dụng cho nhu cầu Việt ngữ, thay vì thực hiện riêng một chương trình (như một nhóm ở Cali đang kêu gọi đóng tiền). Vấn đề "địa phương hóa" (localize) hay "quốc tế hóa" (internatio- nalize) các nhu liệu cũng không còn là vấn đề khó khăn. Thí dụ Word Perfect hay Excel với cái "menu" hoàn toàn bằng Việt ngữ có thể hoàn tất trong vòng 3 hay 6 tháng. Vấn đề là thị trường Việt ngữ còn quá nhỏ. Đối với THĐL, ai phụ trách thực hiện gia trang cũng được cả, chỉ cần người đó phải ở gần "Internet Provider" (IP) đõể có thể cập nhật tài liệu. "Miniviewer" được phổ biến miễn phí một cách hợp pháp nên không có vấn đề "đạo văn." Chi phí cho gia trang lối 300$ US (tối đa), vấn đề bài vở mới là quan trọng. Ai viết đây? Kỹ thuật hay văn chương tiểu thuyết? Các thân hữu nào thích đi sâu vào chi tiết gia trang, xin liên lạc với tôi để chúng ta cùng thảo luận. Liên lạc bằng E-mail là tiện nhất. Lê Quang Văn (E-mail: vanle deepcove.com) |