Nguyễn Hoàng Lê "ghi âm"
Sau khi đại hội họp mặt THĐL tại Pháp kết thúc, mọi người ai trở về nhà nấy, trong cái dư âm còn sót lại của những ngày vui và ... mất ngủ, một vài th/h đã bày tỏ ý kiến và nhận xét trong một cuộc "thảo luận đường xa" (teleconference) để làm một cuộc tổng kết. Tổng kết về sinh hoạt họp mặt cũng như về Âu châu và nước Pháp.
Thành phần tham dự cuộc thảo luận này là:
Monsieur De Foucueil, ở Pháp, (viết tắt là FC) Madame De Foucueil, tên riêng là Foumueil, ở Pháp, (viết tắt là FM) Monsieur Bouillard, ở Pháp, (viết tắt là BL) Monsieur Noyer, ở Bỉ, (viết tắt là NY) Monsieur Borodine, ở Bỉ, (viết tắt là BR) Monsieur Center, ở Mỹ, (viết tắt là CN) Monsieur Lane, ở Mỹ, (viết tắt là LN) Monsieur Latch, ở Mỹ, (viết tắt là LT) Monsieur Newton, ở Mỹ, (viết tắt là NT) Monsieur Crescent, ở Gia nã đại. (viết tắt là CR)
Xin mời các thân hữu theo dõi.
FC: Tụi tớ nghe lời "xúi dại" của các cậu, nhào ra tổ chức đại hội họp mặt ở Pháp kỳ này thiệt là "xâm mình." Kể ra lúc đầu thì thấy cũng không có gì khó khăn và phức tạp lắm, nhưng càng về sau càng có nhiều trở ngại tưởng không vượt qua được. Cám ơn các cậu đã góp sức, giúp ý kiến cụ thể giải quyết từng vấn đề, từng trường hợp. Nhờ vậy mà đại hội họp mặt vừa rồi đã coi như thành công.
LN: Bây giờ thì mọi sự đã xong. Những cái bực mình và mệt nhọc cũng đã lắng xuống, các cậu nên mừng vì đã tổ chức đại hội thành công. Chúng ta đã có dịp gặp lại nhau và gặp lại một số thầy cũ, bạn cũ, ... Tuy nhiên nếu các cậu muốn thì mình có thể duyệt lại các vấn đề, nhìn lại các khuyết điểm để góp ý cho các cuộc tổ chức về sau.
CN: Ưu điểm thứ nhất của kỳ này là khí hậu. Trong suốt thời gian đại hội từ 12 đến 21 tháng 7, ở vùng Paris cũng như vùng Aix, trời nắng rất đẹp, nhiệt độ mát ở Paris và ấm ở Aix, ngày cũng như đêm. Phòng họp rộng rãi, tiện nghi, phòng ăn lịch sự sang trọng, thực đơn ngon với rượu chát Tây.
BR: Ưu điểm nữa là ban tổ chức đã mời được ba nhóm nghệ sĩ thượng thặng của Paris tới trình diễn góp vui miễn phí. Đó là các nhóm Bích Thuận, Héléna, và Kim Thu. Nữ nghệ sĩ Bích Thuận sau nửa thế kỷ trình diễn vẫn còn đầy đủ phong độ, đã cho thưởng thức tài nghệ qua nhiều món: ngâm thơ, chèo, tân nhạc, vọng cổ, múa kiếm, ... Tớ nghe nói một "show" như thế của Bích Thuận trên thị trường trị giá cỡ 5 ngàn đô la đấy! Ca sĩ Héléna tuyệt vời trong các bản nhạc Pháp thịnh hành thời những năm sáu mươi; Kim Thu làm mềm lòng các THĐL trong những bản nhạc Việt trữ tình. Hai ca sĩ này hình như hiện là ca sĩ hàng đầu của Paris.
LT: Ca sĩ "cây nhà lá vuờn" THĐL cũng xuất sắc vậy. Thế hệ thứ hai có hai cô từ Mỹ qua và một cô "đầm lai" từ Grenoble, hát đâu thua gì ca sĩ thứ thiệt. Tiếc rằng buổi tối trong phòng ăn, hệ thống âm thanh không được tốt bằng buổi chiều trong phòng họp.
NY: Tớ thấy quý nhất là gặp lại nhiều thầy cũ, xếp cũ, đàn anh cũ, trong đó có nhiều người lần đầu tiên tái ngộ với anh em ngoài này, như PVKhắn, NXThu, NKNhẫn, TANhàn, NVTương, NVSáng, TSHòe, ... và nhiều bạn cũ cũng có rất nhiều người lần đầu tiên ra mắt, như NVBa, TTNAnh, LATú, ĐTKhanh, TQLộc, LTThạch, ĐDThịnh, HVThọ, NTLộc, HTùng, ...
LN: Khen nhau khéo lại mang tiếng là "mèo khen mèo." Tớ đề nghị nhìn vào phần khuyết điểm và nhận xét thật tình của anh em, nhất là những anh em từ xa tới Pháp. Khuyết điểm thứ nhất tớ thấy là có vài th/h lúc đầu có tham gia vào ban tổ chức, có vẻ hăng hái và sốt sắng lắm, vậy mà giờ chót lại lặn luôn, không ở trong ban tổ chức mà cũng không tới tham dự đại hội nữa. Các cậu có lời giải thích nào không?
FC: Mỗi người đều có lý do riêng, người thì vì một tin đồn ... nhảm, người thì giận hờn cá nhân, người thì sợ chường mặt ra chỗ đám đông trong ngày họp mặt chính thức thành ra chỉ tới sinh hoạt những ngày sau đó. Tớ biết là các cậu để ý đến vụ này nhưng tớ không biết làm sao hơn. Nhiều người không phân biệt được những phần riêng và chung trong các sinh hoạt tập thể.
LN: Chương trình chính thức có một khuyết điểm: "em-xi" tới trễ thành ra thiếu sửa soạn vào giờ chót, làm mất nhiều thì giờ cho các vấn đề chuyên môn kỹ thuật và tình hình điện năng ở trong nước, trong khi mục đích của sinh hoạt THĐL là tình cảm, tình xưa nghĩa cũ giữa bạn bè xưa cũ. Do đó mà năm nay bỏ mất phần mỗi thân hữu tự giới thiệu mình và kể chuyện vui, chuyện kỷ niệm đáng nhớ. Khi chia tay rồi, vẫn còn có người không biết hết những người khác có mặt trong buổi họp mặt.
FM: Một vài th/h than phiền là phòng ngủ ở CISP thiếu tiện nghi, phòng tắm ở ngoài, ... Họ có vẻ bực mình, có người phản ứng không được tế nhị, nói nhiều lời làm buồn lòng ban tổ chức, ...
FC: Phòng ở CISP thiếu tiện nghi theo tiêu chuẩn ... Mỹ! Trong thư thông báo về việc họp mặt, tụi tớ đã đưa ra ít nhất là 3 loại phòng ở FIAP, ở Formule 1, và ở CISP. Mỗi loại có các điều kiện và giá cả của nó. Điều kiện của FIAP chẳng hạn là phải giữ chỗ trước 4 hay 6 tháng gì đó. Phòng họp và phòng ăn ở FIAP tớ đã phải giữ trước 6 tháng. Cho đến 3 tháng trước ngày đại hội, nhiều người vẫn còn chưa trả lời dứt khoát về việc đi dự hay không, ngày giờ và lịch trình đi đứng cụ thể, ... Hai tháng trước ngày họp mặt, do các liên lạc của ban tổ chức với một vài anh em, tụi tớ ước đoán và gồng mình giữ đại 10 phòng cho 5 ngày ở CISP, bởi vì lúc đó đã trễ hạn FIAP. Các loại hotel khác giá cả đắt đỏ hơn nhiều. Ở đây phải thành thực cám ơn Thầy Khắn đã giúp ban tổ chức trong việc nói chuyện với CISP và bỏ tiền túi (7.500 FF) để đóng tiền đặt cọc giữ phòng ở CISP. Cuối cùng, số người tới và ở CISP không tới một nửa, chi phí tất cả cho CISP có hơn 3 ngàn FF, Thầy Khắn và tụi tớ phải ra cãi lộn nhiều lần mới lấy lại được một phần tiền đặt cọc, chỉ một phần thôi, và số còn lại đành phải chịu mất. Câu hỏi đặt ra là bây giờ ai chịu m 6 t đây?
NT: Thực đơn bữa tiệc rất ngon và sang, nhưng có vài món như cá sống thịt tái có nhiều người không quen, ăn không được. Ngay cả các loại phó mát (fromage), mà có người còn không ăn được. Do đó, rút kinh nghiệm, nên lấy ý kiến trước về thực đơn, nếu không thì cứ đặt ăn cơm theo lối Việt nam hay Tàu là chắc nhất.
BR: Có dịp cho cậu nói ra được các uẩn khúc đó chắc cậu cũng thấy nhẹ người được một chút rồi phải không? Một đám đông bao giờ cũng có người này kẻ nọ. Nên nêu cao tinh thần góp sức và tình nghĩa anh em trong bữa họp mặt trưa ngày thứ nhì tại sân sau nhà th/h Trưởng ban tổ chức: Th/h Khắn mang đến tặng hai con heo quay, th/h Nhàn tặng bánh hỏi (mà không ở lại ăn với anh em gì hết), th/h ĐTKhanh và NNQuế tặng rượu chát, và nhất là gia đD6Ủnh Trưởng ban tổ chức đã cho mượn nhà và đảm trách bao nhiêu là chuyện linh tinh khác.
LN: ở miền bắc đủ chưa, ta chuyển xuống miền nam đi! Gia đình Trưởng ban tổ chức VVHoàng ở Aix cũng chứng tỏ có thừa tình nghĩa với anh em bè bạn cũ, cho một buổi họp mặt có ăn tối theo lối Tây, do đầu bếp miền Provence nấu, ăn ngoài vườn của "biệt thự Êm Đềm" vào một buổi chiều tối, trời đất đẹp tuyệt vời. Có trăng thanh, gió mát. Có rượu Pétillant và Pastis rất ... Tây! Có bouillabaisse rất Marseillais! Có thịt trườu non ướp cỏ rất ... Provence! Có thịt heo ướp với lá thơm lấy từ núi Saint Victoire của Cézanne! Có món semoules (giống như cơm gạo rang) của vùng Ville d'Eau Ville d'Art (Marseille)! Có ớt màu đỏ và vàng, màu của Van Gogh! Có cả cà tô mát trộn rau quế lấy từ Moulin de Daudet! Thêm vào đó còn có những quả mơ (abricot) vàng ngậy hái ngay trong vườn, và bánh tây chocolat "Ngày Tái Ngộ."
CR: Coi như chỉ có hai ngày mà ban tổ chức đã đưa chúng ta đi qua được bao nhiêu là nơi. Thích thì cũng thích nhưng mà ... mệt quá! Ngày đầu chúng ta có 1 giờ ở trung tâm phố Aix, 2 tiếng ở Marseille, 3 tiếng ở La Fontaine de Vaucluse và Moulin à Papier, nửa tiếng ở chỗ Van Gogh vẽ ngọn núi, nửa tiếng ở cổ thành Les Baux, 1 tiếng ở hầm rượu Sarragan, và 2 tiếng ở St Rémy de Provence. Không có thì giờ để ghé Avignon và Moulin de Daudet. Ngày thứ nhì thì 3 tiếng ở bãi biển Cannes, đi ngang Nice mà không ghé lại vì kiếm chỗ đậu xe không được, 2 tiếng ở hãng chế tạo nước hoa Fragonard ở Village d'*èze nằm ngay biên giới Pháp-Monaco, và 3 tiếng ở Monte Carlo (Monaco).
BL: Điều đáng tiếc nhất là chúng ta đã không có nhiều thì giờ, xe cộ quá đông ở vùng bờ biển Côte d'Azur đó vào các tháng hè, chúng ta lại đi cả phái đoàn tới 6 chiếc xe, thành ra việc nối đuôi, giữ liên lạc, và kiếm chỗ đậu xe thật là thiên nan vạn nan. Một số tài xế lại không phải là dân địa phương, không rành đường, nhất là những khi bị chận đường chính và bắt "detour" qua ngã khác. Rốt cuộc mất quá nhiều thì giờ cho việc di chuyển và kiếm chỗ đậu xe. Rút kinh nghiệm là phải sửa soạn bản đồ và lộ trình trước, giải thích tường tận cho mỗi "tài xế." Trời nóng mà xe ở Pháp hầu như không xe nào có máy lạnh thành ra nhiều người mệt mỏi. Một vài người vào thăm được ngôi mộ của bà hoàng Rainier (Grace Kelly) trong ngôi nhà thờ bên cạnh dinh ông hoàng (Palais Royal) vài phút trước khi nhà thờ đóng cửa. Chương trình trở về lại Nice để ăn tối cũng đành để tự do, mạnh xe nào nấy chạy, chạy đường nào về được thì thôi.
FC: Có xe dự định chạy về theo đường Moyenne Corniche (lưng chừng núi), chạy một hồi lọt lên đường Grande Corniche (trên đỉnh núi) rồi lại tụt xuống Basse Corniche (đường dưới phố dọc theo bờ biển). Chạy về Nice định ghé lại chơi ban đêm và kiếm cái gì ăn, nhưng vòng qua vòng lại không đậu xe được, xe tụi tớ cứ men theo bờ biển mà chạy, chạy về tới Antibes mới đậu được xe và phải đậu lại ăn vì đói quá rồi. Antibes là một thành phố nhỏ ở giữa Nice và Cannes. Bữa đó, xe tụi tớ về lại tới Aix đã gần 2 giờ sáng.
LT: Tham quá không được! Kể ra, nếu tất cả dồn lên một chiếc xe buýt thì vui hơn nhiều, và mỗi nơi định ghé phải có ít nhất là nửa ngày thì mới ... bõ công! Thôi thì cũng đành vậy!
CT: Thôi bây giờ coi như vụ đại hội họp mặt xong rồi. Nói qua về đời sống và xã hội Pháp và Âu châu bây giờ để xem anh em có nhận xét như thế nào. Có người mới tới lần đầu, có nguời tới đã nhiều lần nhưng lần chót cách đây cũng lâu rồi. Tớ thì tớ thấy là đời sống ở Pháp bây giờ đắt đỏ quá nếu so với Mỹ. Chẳng hạn giá xăng đắt gấp 3-4 lần, gạo rau phở bún gì cũng đắt hơn cỡ hai lần. Chịu sao nổi?
LN: Ưu điểm ở Pháp và Âu châu là hệ thống chuyên chở công cọng, xe lửa và xe điện ngầm (métro). Tuy nhiên giá vé cũng không hẳn là rẻ đâu. Xa lộ ở Pháp chém tiền toll (péage) dã man, đi từ Paris xuống Marseille, khoảng đường 800 cây số mà phải trả tới cỡ 60 đô la Mỹ. Tuy nhiên trên xa lộ Pháp có hệ thống computer báo trước tình trạng đoạn đường trước mặt để hướng dẫn nạn kẹt xe, có đồng hồ chỉ giờ, ... Bảng chỉ đường thì bê bối, chỉ làm cho những người đã biết đường, nhất là trong thành phố. Métro ở Paris cũng có computer báo trước các chuyến xe sắp tới, có dấu hiệu chỉ đường ở trong mấy cái hầm dễ hiểu hơn là các nhà ga xe lửa. Một cái kẹt là métro ngưng chạy vào khoảng nửa đêm, kể cả cuối tuần và ngày lễ, làm khi nào đi chơi khuya cứ phải coi chừng.
BR: Bên Bỉ thì tất cả xa lộ đều có đèn. Nói cho to chuyện chứ thật ra Bỉ cũng chỉ có vài con đường xa lộ, đường dài lắm thì cũng cỡ 300-400 cây số, chạy 3-4 giờ là đã lọt sang nước khác. Kể từ mấy năm nay, khi kinh tế không được tốt đẹp, hai giống dân và chính phủ thuộc hai vùng Flamand và Wallonie hục hặc nhau, bên phía Flamand thì vẫn còn để đèn xa lộ nhưng đã hết tiền để làm công tác tu bổ đường sá. Còn bên Wallonie thì tiết kiệm hơn bB1ũng cách tắt đèn xa lộ. Do đó, chạy một khúc đường xa lộ từ Liège lên Bruxelles chẳng hạn, khúc có đèn khúc không.
NT: Xe bên đó thì phần lớn là nhỏ, quá nhỏ so với xe Mỹ, nhưng chạy thì thôi khỏi nói. Trên xa lộ thì phóng tối đa bất kể tốc độ giới hạn (tốc độ giới hạn ở Pháp và nhiều nước là 130 km/giờ, ở Đức không có giới hạn). Trong thành phố thì "lấn" tối đa. Đậu xe thì ẩu hết sức. Tại thế mà ở Paris các lề đường đều chôn cột bê tông chận lại, các lề đường này nhìn thật chẳng giống ai. Lâu lắm tôi mới thấy lại xe 2CV (deux chevaux), chạy như bay trên mặt xa lộ Pháp. Trông như một chiếc lá chao đi chao lại. Ghê thấy bà!
CR: Tối đi ra đường phố, nhất là đêm ngày lễ lớn, tôi thấy dân ngoài phố phần lớn là dân gì chứ không phải dân Tây. Hình như thiên hạ ở đây gọi là "Rệp", tức là "Ả rập" đó phải không? Đêm 14 tháng 7 tôi thấy tụi đó đốt pháo từng chiếc một và ném vào chân các cô gái hoặc đám đông. Thiệt là tụi cà chớn!
LN: Các cậu có nhớ không, tối 14 tháng 7, cả đám đang lớ ngớ ở lề đường Champs *élysées, chỗ gần Khải hoàn môn, đang chờ mua đồ ăn và nước uống ở gần rạp Lido, thì cả khu phố bị cúp điện. Té ra Paris cũng có ... cúp điện! Đi chơi giữa đường ở bên Tây mà thấy tiệm Mc Donald của Mỹ thì mừng, bởi vì dễ ăn và ... rẻ. Ở Amsterdam tớ ăn Mc Donald, ở Luxembourg cũng Mc Donald, về Paris cũng có bữa Mc Donald, và xuống Cannes cũng ghé Mc Donald. Một lý do thứ hai để ghé Mc Donald là vấn đề phòng vệ sinh (toilette).  Pháp, hình như kể cả Âu châu, cái vụ toilette công cọng là cả một vấn Dỡề. Ngoài đường phố hoặc bãi biển, thỉnh thoảng mới có một cái nhưng bỏ tiền vô nhiều khi cửa kẹt không mở được, mà máy cũng không trả tiền lại. Có chỗ cho du khách viếng thăm, đã bán vé vào cửa rồi mà vào trong mỗi lần đi tiểu lại cứ phải trả tiền nữa, thường từ 2 tới 3 quan Pháp, cỡ 40 tới 60 xu Mỹ.
FC: Có còn đỡ cho cậu, nhiều nơi kiếm không ra. Nhiều nơi cỡ 8 giờ nó đóng cửa, chẳng hạn như cái toilette ở công trường Trocadéro hôm buổi tối mình đi coi đốt pháo bông. Làm như sau 8 giờ thì không ai đi tiểu nữa. Lại còn có những cái máy mình bỏ tiền vào dùng, khi xong rồi đang loay hoay mở cửa ra chưa kịp bị nó xịt nước tối tăm mặt mũi. Trên xa lộ lại còn bồn cầu kiểu Thổ nhĩ kỳ (Turque), ngồi chồm hổm như ở nhà quê mấy chục năm về trước.
LN: Điện thoại viễn liên nãy giờ cũng lâu rồi. Cũng đủ một vài nét chính về đại hội họp mặt THĐL hè 1996 ở Pháp và về nước Pháp. Xin cám ơn tất cả các bạn. Hẹn gặp lại vào đại hội sang năm, hè 1997, tại Little Saigon, California, Hoa kỳ.