Nguyễn
Thị Bê, Seattle, Washington:
. Kế
đó đến ngày 14 Dec. 96 thì
nhận được thêm một bản
nữa do đích thân anh gởi.
Tôi cắt cái địa chỉ của
anh để hoàn lại làm tin và
đồng thời gởi lời
cám ơn anh thật nhiều về sự
quan tâm này. Tôi cũng sẽ điện
thoại để báo cho anh Diệp và
chị Đầm biết tin. Nhờ sự
ưu ái và nhiệt tình của hai vợ
chồng anh Diệp tôi mới có được
tờ báo THĐL đầu tiên
sau 6 năm "lưu vong" tại Seattle này.
Thưa
chị, Tôi được anh Diệp cho
tin và địa chỉ của chị, vội
vàng gửi bản tin THĐL để
liên lạc. Cám ơn chị đã
hồi âm, và rất mừng thấy
chị lưu tâm đến sinh hoạt thân
hữu của các bạn bè đồng
nghiệp cũ. Chị ở Seattle 6 năm,
chắc đã có đi "chợ Cầu
Oâng Lãnh", trong đó có một
quán ăn của một gia đình THĐL,
nếu chị ghé vào chị sẽ được
tiếp đón nồng hậu và được
nghe kể chuyện về THĐL. 6 năm chị
mới bắt liên lạc được
với THĐL, thế cũng là không
muộn màng gì. Tôi với anh Diệp
gặp nhau ở đảo tị nạn vậy
mà sang đây phải sau 12 năm mới
liên lạc lại được. Mừng
chị gia nhập và kết đoàn với
THĐL. Hy vọng chị giữ liên lạc
và chúng tôi sẽ được
hội ngộ cùng chị trong một lần
đại hội họp mặt THĐL nào
đó trong tương lai. Thăm chị và
gia đình.
Phạm
Hữu Bình, Noisiel, France:
. Nhà
xuất bản THĐL năm nay có phần
sơ sót làm cho PHBình bị đỏ
mặt mấy lần: Bản tin số 16 tớ
có nhận được 10 copies, không
có lời căn dặn nào hết,
cho nên mình cứ nghĩ "Chà, THĐL
năm nay có tiến bộ hơn năm trước:
hễ có viết bài thì được
thưởng vài số và đồng
thời để biếu cho ca sĩ." Nhưng
lại sai bét: VVHoàng điện thoại
(2 tuần sau ngày tớ nhận được
bản tin THĐL) hỏi sao Aix chưa nhận được;
hỏi ông Khắn thì ông Khắn có
nhận được rồi. Mình lại
yên chí, cứ tưởng tại
anh phát thơ. Qua tháng 12 phát giác
ra sai bét: Oâng NVTương điện thoại
lại hỏi sao không có bản tin THĐL.
Mình bèn gởi cho ông Tương
một số. Nói chuyện với HVThọ
(tháng 12), HVThọ cũng chưa nhận được.
Gặp TKCảnh (tháng 12), anh này cũng
chưa thấy màu sắc số 16 ra sao. PVThịnh
(tháng 12) cũng chưa nhận được.
Nhờ cậu xem lại với các
anh phân phối coi chuyện này ra sao, ai chưa
gởi thì gởi tiếp. Còn
phần tớ, được nhiều
hơn mọi khi, chắc cũng có lý
do? Bản chất mình là nghèo mà
ham lại thêm lười biếng, cho nên
nhà xuất bản không dạy việc thì
mình cứ im mồm thôi.
Bình
ơi, Có một chút thiếu phối
hợp nhịp nhàng: Tất cả bản
tin số 16 gửi từ Cali đi Aâu
châu (và cả Uùc, Á châu) cùng
một lúc, nhưng có số đi bằng
máy bay, có số đi bằng tàu
thủy (không biết có số nào
đi bằng xe hơi không?) Do đó
mà có người nhận sớm,
có người muộn.
Tụi
tớ đang nghiên cứu việc
phân vùng lại để nhờ một
số các bạn đại diện mỗi
vùng tiếp tay trong mọi vấn đề
sinh hoạt THĐL. Một trong các sự
việc mới là mỗi lần phân
phối bản tin mới, tụi tớ
sẽ gửi cho mỗi đại diện
vùng thêm 10 bản. Đại diện vùng
sẽ giữ đó để thỉnh
thoảng chuyển cho những thân hữu
trong vùng của mình theo hai trường
hợp sau: a) người mới đến
định cư hay mới liên lạc
được; b) người cũ muốn
nhận nhưng đã không nhận được
bản tin vì một lý do gì đó.
Bản
nháp đầu tiên về việc phân
vùng lại đã được phổ
biến vào khoảng sau Giáng sinh 1996 đến
các vùng mới và các bạn
mà tụi tớ đề nghị sẽ
làm đại diện vùng. Chỉ có
hai nơi hồi âm, còn lại thì hoàn
toàn thờ ơ, im lặng. Từ
đó, tớ lại rút ra một
kết luận: thôi cứ để cho
các vùng được phân chia
một cách tự nhiên và theo nhu cầu
của mỗi việc, mỗi lúc. Bạn nào
sốt sắng hăng hái trong việc tiếp
tay thì họ vẫn sốt sắng hăng
hái, người nào thờ ơ
thì họ vẫn cứ thờ ơ,
dù có phân vùng hay không, và
phân theo cách nào. Do đó mà
bản nháp thứ hai về việc phân
vùng, kèm với thư đề
nghị chi tiết các phần việc của
đại diện vùng, đã phải
ngưng lại. Trong bức thư này có
trình bày đề nghị, lý do,
và mục đích của việc gửi
thêm 10 số báo cho đại diện vùng.
Bao
nhiêu năm rồi, có lẽ mọi thứ
cứ nên để tự nhiên,
các sinh hoạt sẽ diễn ra theo cái
tình cảm của mỗi thân hữu.
Bất cứ chuyện gì dính tới
"sắp xếp", "tổ chức". là đụng
tới bức tường vô hình,
không có tiếng dội đáp ứng.
Phần cậu, cậu đã làm đúng
những điều tớ chưa kịp
nói. Cám ơn cậu nhiều lắm.
Còn cám ơn thêm nữa về
bài "Viếng Uùc châu" rất hay mà
cậu đóng góp trong số này.
Thăm cả nhà.
Trương
Ngọc Diệp, Cincinnati, Ohio:
Vừa
nhận được bản tin số 16, say
mê đọc nó để biết về
đại hội tại Pháp và nhận
diện lại những thân hữu từ
lâu chưa gặp. Nội dung bản tin kỳ
này súc tích. Đặc biệt lưu
ý đến các bài về Internet.
Mình nghĩ dân điện lực thì
phải sử dụng điện, điện
tử. Nghe thấy đâu đây có
người nuối tiếc tuổi thanh xuân
nhưng vẫn không sợ mình già
và được chức ông nội
ngoại . Nói chung, trước mắt thân
hũu điện lực không còn nhiều
thì giờ nói chuyện với
nhau, kể cả khi về hưu. Thôi thì
dùng email vậy, kể như chúng mình
là hàng xóm với nhau .
(Trích
từ Gia trang "Tin Thư Nam Cali"): Thật là
một cuộc động não kỳ thú.
Bắt đầu là bản tin THĐL năm
1996, trong đó các thân hữu,
nỗi bật là các anh LQVăn và
ĐHHạnh, nói cụ thể về việc
các thân hữu liên lạc với
nhau bằng e-mail. ĐHH nói về Juno ... Anh
em như sực tỉnh. Còn phương tiện
nào tiện lợi hơn e-mail . Tôi "điện
thư" cho ĐHH ngày 1 tháng 11, 1996, chỉ
thử liên lạc căn cứ trên
địa chỉ e-mail của THĐL cũng
trong bản tin trên. Tôi còn nhớ
rõ ĐHH nói: chữ Việt có
dấu đậm đà hơn ( tôi có
nhắc ý này với anh). Đến
nay, đã thấy kết quả rõ rệt.
Anh là người đề xướng
MIME Format cho chữ Việt (còn khai triển
thêm là cái chắc). Nhưng điều
tôi muốn nói ở đây là
anh NCThuần đã tóm lược
tình hình một cách súc tích:
VIQR có địa vị của nó và
MIME hứa hẹn nhiều. Nhìn đi nhìn
lại chưa tới ba tháng, THĐL đã
lần lần nắm chặt các phương
tiện thích hợp và hữu hiệu.
Như anh NCT phác hoạ tương lai của
MIME Format, tờ báo THĐL được
thêm phương tiện mới và nhanh
để nhận bài vở hoặc gởi
bài vở đến có khi cách
xa chừng vài ngàn miles thôi (tôi
nói hơi ít, có lẽ 5000 miles không
chừng) . Chờ xem!
Anh
Diệp ơi, Trong năm qua mình liên lạc
email đã nhiều, tìm lại mãi
mới có được các đoạn
thư trên là có ý nghĩa chung
cho các THĐL. Tôi trích lên đây
để thêm một lần nữa khuyến
khích các THĐL xài email và internet.
Ngày nào danh sách THĐL-Email lên
cỡ một nửa hay hơn một nửa
danh sách THĐL, có lẽ chúng ta sẽ
ngưng làm bản tin THĐL, bản in ra như
một tờ báo mỗi năm một
số như hiện giờ. Dồn sức
vào làm các Gia trang THĐL, tiện hơn,
rẻ hơn, nhanh hơn . Anh chịu như vậy
không? Rán cập nhật "Directory Service."Thăm
anh và gia đình.
Nguyễn
Trọng Dũng, Livermore, California:
(Thư
gửi NVD): . Tuy không gần gũi với
các anh em Nam Cali nhưng tôi tự nguyện
nếu có thể làm được
gì cho kỳ họp mặt này thành
công thì tôi sẽ hết lòng.
Và thật sự là tôi đã
trông đợi kỳ này phải
hay hơn kỳ 1995, để về sau, mỗi
khi Cali tổ chức sẽ có nhiều
người tham dự hơn. Ẩn núp
đằng sau ý này có phần mục
đích cá nhân của riêng tôi,
muốn Cali có nhiều người đến
dự để tôi có dịp gặp
mặt, vì cho đến bây giờ
ở Mỹ đã 7 năm, tôi mới
chỉ tham gia đại hội họp mặt THĐL
có 3 lần, lại là 3 lần tổ
chức ở Cali. Mấy kỳ họp
mặt ở xa tôi không đi được,
nên còn một số đông thân
hữu tôi muốn mà chưa được
gặp. Riêng trong kỳ vừa qua tôi
đã lần đầu tiên được
gặp lại các thân hữu NĐHuấn,
NDĐức, HVThiết và TTThểVân,
ĐVThám, TSThực, NPHưng, NQThiều,
...
Dũng
ơi, Tao mong là các sinh hoạt họp mặt
THĐL ở Cali đã làm mày
vừa lòng. Ít ra là cái tinh
thần và ý nghĩa của sự
"tái ngộ"với anh em bè bạn cũ.
"Bên trong còn lắm điều hay", nhưng
bên ngoài cũng không thiếu gì
những tin đồn . nhảm! Mày đọc
phần thư của NTN sau đây sẽ rõ.
Hy vọng là ý chí và nghị lực
của mỗi người chúng mình
qua những "ngọn giáo đâm sau lưng
chiến sĩ" đó sẽ vẫn bền
vững.
Nguyễn
Ngọc Hà (Lợi), Miami, Florida:
(Thư
gửi LMQ): Cứ mỗi năm bắt
đầu từ tháng này là
chúng tôi (Hà và Lợi) mong đợi
quyển THĐL, nhìn những bộ mặt
quen thuộc trong những tấm ảnh khiến
chúng tôi nhớ lại kỷ niệm
thời còn làm ở ĐL trước
năm 1975.
Mỗi
năm chúng tôi đều nhận được
thơ mời của các bạn đề
nghị họp mặt thân hữu điện
lực, nhưng vì điều kiện chưa
cho phép, hẹn lại dịp khác, thế
nào chúng tôi cũng sắp xếp
để một lần họp mặt với
các bạn. Chúng tôi cũng rất
mong muốn gặp lại các thầy, các
bạn hữu thân thiết.
Trong
quyển THĐL 96, nơi các hình ảnh
sinh hoạt, các bạn có thấy một
bức hình chụp tựa đề
"Sau hơn 32 năm thầy trò gặp lại:
Các thân hữu NCThuần và NKNhẫn",
mắc cười thật, thầy thì
tóc còn xanh mướt mà trò
thì tóc bạc trắng phau. Còn anh "Cảnh
hù" ở Minnesota sau hai mươi mấy
năm "gặp" lại anh trong các bức
hình chụp ở trong quyển THĐL trước
thì tôi thấy anh đầu hói,
mập ra, chắc bị "vò đầu" hơi
nhiều, ở bên này quảng cáo
thuốc mọc tóc rất nhiều sao anh ấy
không mua xức thử, hỉ? Về
phần anh NQ "Hủ" ở Brussels thì tôi
thấy già dặn hơn. Đọc quyển
THĐL 94-95 thì thấy anh "Hủ" và anh
"Cảnh hù" nhắc đến "Biên hòa
Zero" hơi kỹ, chứng tỏ các anh
vẫn còn nhớ đến "tụi
tui." Trước khi tôi đi, "Biên hòa
Zero" và các bạn cùng khóa có
họp mặt tưng bừng để tiễn
chân, "Biên hòa Zero" nhắn tôi gởi
lời thăm hai anh giùm, và nếu
có dịp nào trở về VN thì
gặp nhau lại ở PTĐN . hì . hì!
Đùa
chút chơi cho đời bớt
khổ, nhờ anh Q. cho chúng tôi gởi
lời thăm anh và gia đình, gởi
lời thăm tất cả thầy cũ
và các bạn xưa, cầu chúc cho
quyển THĐL ngày càng tiến mãi.
Thưa
chị Hà (và anh Lợi), anh LMQ gọi
cho tôi ngay sau khi nhận và đọc thư
này của chị. Anh sợ trễ và
muốn giao cho tôi "hồi âm" trên bản
tin THĐL năm nay. Thư của chị nhiều
tình nghĩa và kỷ niệm quá, dù
tới trễ thế nào tôi cũng
phải cố đưa vào bản tin này.
Mấy khi mà được những
lời thư nồng ấm tình xưa
nghĩa cũ như vậy. Vả lại, chị
cũng đã "sử dụng" bản tin
THĐL tới nơi tới chốn,
là viết một lần thư mà gửi
tới được nhiều người,
nhắn gửi bao nhiêu là lời
thăm hỏi, riêng tư cũng như toàn
thể thầy cũ bạn xưa. Vậy thì
tôi phải làm nhiệm vụ tiếp tay
cho chị, phổ biến thư chị lên
đây để những lời
nhắn gửi ấy tới tay được
mỗi người.
Cám
ơn chị đã để ý đến
"màu tóc" của tôi. Thật ra, tôi
đã có dịp gặp lại rất
nhiều THĐL, tôi có thể nói
là hơn một nửa số thân hữu
ở vào lứa tuổi của tôi
hiện giờ (ngót . "sáu bó",
theo cách nói của nhà văn Hoàng
Hải Thủy!), nhất là những người
có ở lại VN sau "tháng tư đen"
1975, đều đã là những
"chàng Siêu tóc đã điểm
sương . cả rồi!" Dĩ nhiên là
trừ những người có
hay còn rất ít . tóc, như bậc
trưởng thượng NQThiều, như
TH HVPhong, và nhất là các thân
hữu ĐPViễn và "Cảnh hù"
của Điều hợp Điện năng
thuở nào.
Mới
hôm cuối tháng 8 đầu tháng
9 đây, trong đám cưới con
gái thân hữu HGThụy ở miền
bắc Cali, tôi có gặp lại "Ti-Đi
một" (TD1) cùng một số các THĐL
khác, trong đó có ông xếp
sòng ĐHĐN cũ, và chúng tôi
có nhắc đến chị và "Biên
hòa Zero." Ngày xưa, "Ti-Đi một" hay
lên máy thành ra cả làng nghe biết,
còn các "Ti-Đi" khác (zero, hai, ba, .)
ít lên cho nên không ai nhắc đến.
Chị
nói thì nhớ mà giữ lời,
thế nào cũng phải đến "trình
diện" THĐL một lần nào đó
trước khi quá muộn. Thăm và
chúc anh chị và gia đình nhiều
may mắn.
Đào
Hữu Hạnh, Garden Grove, California:
(Trích
Quán Đèn Vàng): 30/4/75 ... Nhớ
đến mà làm gì ...Vết thương
của moa vẫn còn chảy máu ... Đêm
đó moa đã tính sẽ thẩy
trái lựu đạn vào gầm máy
cho nổ tung luôn. Rồi moa mệt quá moa
ngủ quên luôn ...
Các
cậu đã gợi hứng cho moa.
Moa cũng sẽ dẹp hết mấy con vịt
béo, mấy cụ già đi chợ
Tết, mấy cái ... lu chợ Châu
đốc. Moa sẽ cho ra một trang về Tháng
Tư Đen, đăng toàn hình máy
bay, tầu bò ...
Trong
năm qua, bao nhiêu thư email cậu gửi
cho moa toàn nói chuyện công việc, nhất
là việc THĐL: bản tin, gia trang, và
liên mạng . không có cái nào
nói chuyện . tâm sự. Moa phải chui
vào "Quán Đèn Vàng" của ĐVThám
kiếm tí tâm sự của cậu như
trên đây. Gia trang "Tin Thư THĐL Nam
Cali" của cậu càng ngày càng khởi
sắc, cả về lượng lẫn phẩm,
chỉ tiếc là số người đọc,
cũng như số khách vào "Quán
Đèn Vàng" còn giới hạn
quá. Mong mọi sự càng ngày càng
tốt đẹp, nhất là các sinh
hoạt THĐL của tất cả chúng ta.
Thăm cậu và gia đình.
Nguyễn
Thị Kiều Hạnh, Barstow, California:
Lại
một năm nữa trôi qua, thời
gian vẫn bay không ngừng anh chị nhỉ,
hèn chi chúng mình già đi là
phải, nhường lại cho các con các
cháu vươn lên. Tui cũng lu bu mọi
việc, việc nhà, việc cưới
cho con trai, việc moved nhà về miền sa mạc,
đèo heo hút gió, núi đồi,
không một bóng cây xanh, toàn là
cỏ khô và cát bụi triền miên,
hè thì nắng cháy, đông thì
cắt da . Chắc anh chị chưa một lần
đi ngang đây. Nơi tui ở là
giữa đường LA đi Las Vegas.
Tui về đây được vài
tháng rồi, đi theo con trai và dâu
vì tụi nó có job ở đây.
Có dịp anh chị về đây đi
LV thì ghé thăm gia đình tui nghe.
Lúc nào cũng rộng cửa mời
anh chị và các cháu đến chơi
cho biết cảnh đồng không mông
quạnh . Hè tới các anh chị lại
tụ họp ở Orange County. Nghe là tui vui
rồi, mà không hiểu tui có về
gặp lại các anh chị năm tới
không? Tui hẹn hoài mà vẫn không
đi đến được, thật là
lỗi hẹn với các anh .
Tui
về đây đi LV mấy lần đến
sợ luôn, vì đóng tiền
. điện cho LV hoài hoài. Nhưng tui được
đến cái "Hoover Dam" ở sát
bên LV. Thật là hùng vĩ vì có
một cái nhà biến điện ở
dưới cái đập nước
thật sâu. Chỗ này vừa là
nhân tạo vừa là thiên tạo
anh chị ơi! Đến nhìn nơi đây,
tui lại nghĩ đến các anh nhiều,
vì có những cột điện 220kV
hay là cả ngàn volts gì đó
mà ngày xưa các anh dựng nên
theo hình tam giác đó anh ạ. Thật
là kỳ công và là một công
trình vĩ đại của các anh . Tui
không rành về điện nhưng tui nhìn
tui cũng biết là cần nhiều công
sức của những người
lập nên .
Chị
Kiều Hạnh ơi, Cám ơn chị đã
có thư thật dài, thật nhiều tình
nghĩa và kỷ niệm. Cám ơn chị
đã cố gắng và bất ngờ
đến tham dự đại hội họp
mặt THĐL hè 97 vừa rồi ở
quận Cam Cali, cho tôi được dịp
gặp lại chị. Chị thấy không, chỉ
mới khoảng hai mươi năm mà
hôm gặp lại chị tôi đã
suýt nữa . nhìn không ra! Để
thêm vài năm nữa thì "Que sera
sera ."
Ngày
xưa, trên đường đi Las Vegas
tôi đã có đi ngang qua Barstow mà
không biết. Lần vừa rồi, tôi
cũng đi ngang qua Barstow trên đường
đi Grand Canyon, trên xe chúng tôi có
nói với nhau về gia đình chị
đang ở đó, nhưng tiếc rằng
chúng tôi đã không có đủ
thì giờ để ghé lại thăm
chị. Đành hẹn một dịp khác
thôi. Tôi biết tiếng nhưng chưa
một lần có dịp ghé đến
Hoover Dam. Nhưng những lời chị
kể khi đứng nhìn Hoover Dam đã
làm tôi cảm động, nhìn cảnh
vật của thiên hạ mà nghĩ đến
bạn bè xưa cũ của mình.
Barstow
chỉ cách quận Cam chừng hai giờ
lái xe. Chị "vui thú điền viên"
với núi đồi sa mạc, thỉnh
thoảng "xuống núi" gặp gỡ bạn
bè trần tục chắc là đời
sống cũng có nhiều vui thích. Thăm
chị và gia đình.
Nguyễn
Mỹ Hòa (Tiên), Sacramento, California:
(Trích
Quán Đèn Vàng): Thành thật
mà nói thì kỷ niệm về tháng
4/75 là kỷ niệm mà tôi không
thể quên và tôi cũng không
muốn nhớ. Nhà tôi hồi đó
đang đi làm ở ngoại quốc.
Tôi ở nhà chạy lung tung tìm đường
đi theo. Tôi còm người đi
vì lo nghĩ, hết đi chạy giấy
tờ lại đi coi bói ...
CHO
TÔI SỐNG LẠI MỘT NGÀY... Từ
khi dọn sang đây và đi làm tôi
không có thì giờ viết thư
nhiều. Những buổi họp bạn lớn
hay nhỏ của THĐL là những dịp
vui nhất đối với tôi. Không
có gì quí hơn là được
gặp và chuyện trò với những
người bạn cũ. Tôi vẫn giữ
những kỷ niệm của ĐLVN từ
ngày mới vào làm ở 12
Hồng Thập Tự, đến những
ngày về làm ở Kho Trung Ương,
và cho đến khi di tản.
Tôi
vẫn nhớ cái lần đầu
tiên trong đời khi tôi cầm máy
điện thoại lên để trả lời
người gọi vì trong phòng chỉ
có mình tôi. Các chị Như Mai,
Phương Nam, Bích Hồng ... là những
"người mẫu" của tôi. Tôi
đã lớn khôn trong gia đình
điện lực, vui có, buồn có,
và nếu có cơ hội được
làm lại từ đầu thì tôi
cũng chỉ xin được sống như
tôi đã sống với điện
lực. Tôi thích những buổi
sáng bận rộn khi có người
đến hỏi tôi về hồ sơ,
công việc. Tôi cũng thích những
lúc gần tan sở mà trời
lại đổ mưa ... Tôi cũng lo âu
khi có bạn đi nhập ngũ. Tôi cũng
đã khóc khi có bạn nằm xuống
vì chiến tranh. Mười năm làm
ở điện lực là mười
năm đầy những kỷ niệm quí
giá của tôi ...
Chị
Hòa ơi, Anh Tiên đừng có
phiền khi tôi gọi là chị Hòa
mà không gọi là chị Tiên. Chỉ
là một chút tình thân mật trong
những dòng chữ đưa chúng
mình trở về lại khung cảnh và
không khí của những ngày xa xưa
mà chị Hòa vừa viết trên
đây, những ngày mà chị
Hòa chưa trở thành . "chị Tiên."
Thư của chị viết không phải gửi
cho tôi, chẳng gửûi cho ai cả,
nhưng mà là gửi chung cho tất
cả mọi người trong "Quán Đèn
Vàng." Tôi đọc được
nhân một lần ghé quán, và
xúc động khi nghe chị nhắc về
những ngày dĩ vãng. Và tôi
muốn chia xẻ với các THĐL cái
niềm xúc động đó bằng
cách trích thư chị lên đây.
Xin chị cho tôi ké tên tôi vào
lời cầu nguyện "Cho tôi sống
lại một ngày ."
Chu
Hoành, San Jose, California:
Tôi
đã nhận THĐL 16. Cảm ơn các
anh nhiều lắm. Mở ra đọc thấy
cố gắng của các thân hữu
thật là tài tình, hình ảnh bài
vở quá rõ ràng, không thua
gì một tập san nhà nghề. Mới
thoạt đọc, tôi quá lẩm cẩm
cứ tưởng là năm nay chữ
in nhỏ quá. Thật ra là mắt tôi
mờ quá, đọc mệt mắt cứ
thấy chữ nhỏ đi nhiều. Biết
làm sao hơn được, cố đọc
chậm vậy. Càng già càng thấy
ngớ ngẩn, vô dụng. Rõ thật
là "Đời tôi, tôi nghĩ
ngán cho tôi, Tuổi đã chín
mươi, một tuổi trời = VÔ DỤNG."
May mắn thay! Ở đây còn được
thụ phong hàm "Cửu Phẩm Văn Giai"
của Security Social. Dựa vào đó
cố "Vo Tròn" để sống qua ngày.
Nếu lại còn tếu như xưa mà
"Bóp Bẹp" thì không qua ngày được.
Tôi quá tiếc, kỳ rồi không
đi gặp vui vẻ với các thân
hữu ở Pháp được.
Đọc ở số THĐL 16 thấy
vui quá, nếu viện lý do "Bận việc"
thì là "Nói láo", "Sức
khỏe" thì đúng một phần thôi,
nhưng "Thủ tục Đầu tiên" thì
đúng một "chăm phần chăm" đấy!
Vậy thành thật cám ơn tất cả
các thân hữu trong ban biên tập
đã có công - một công trình
quá to lớn - hàng năm vẫn
cho ra những tập san THĐL càng ngày
càng huy hoàng lộng lẫy, nhất là
không bao giờ quên gửi cho tôi
.
Thưa
Cụ, Chúng con cám ơn Cụ rất nhiều
đã có thư dài, có phần
tiếp hơi cho quỹ và có bài
cho bản tin. Hôm về miền bắc Cali
dự đám cưới con gái
thân hữu HGThụy cuối tháng 8
vừa rồi, con đã có chương
trình và ý định đến
vấn an Cụ, thầy NHMinh, và anh chị
NHTý. Giờ chót con chỉ về đó
được có hai ngày, và mọi
ý định đành phải gác
lại. Xa xôi quá, con chỉ biết cầu
mong cho Cụ, cũng như thầy Minh và anh
chị Tý, có nhiều sức khỏe,
thế nào trong tương lai gần đây
con cũng sẽ đến thăm.
Bản
tin THĐL 16 in chữ nhỏ hơn bình
thường thật. Chỉ vì ban phụ
trách chúng con muốn rút số trang
lại còn dưới 100 cho đỡ
tốn chi phí in và phân phối, nhưng
lại không muốn cắt bớt tin tức
sinh hoạt và bài vở. Vả lại,
đối với những người
ở tuổi Cụ bây giờ, in theo
cỡ chữ cũ cũng vẫn còn
là nhỏ. Tốt nhất là in riêng
cho Cụ một ấn bản khác với
cỡ chữ thật lớn. Có
nhiều cách để làm: 1) người
nhà của Cụ có thể đem bản
tin chụp lại và phóng lớn ra;
2) hoặc nhờ thân hữu ĐHHạnh
in riêng cho Cụ một ấn bản với
chữ lớn. Con có thể làm
cho Cụ được nhưng chỉ có
phần bài vở thôi chứ không
làm phần hình ảnh được.
Hạnh thì làm được mọi
thứ. Để con sẽ bàn lại
với Hạnh xem sao.
Đặng
Ngọc Hùng, Carina, Australia:
Đọc
THĐL số 16 thấy các thân hữu
họp bạn ở Paris và "được
thi ra trường" lần nữa thì
ở bên Uùc này ai cũng thèm
nhỏ dãi đấy! Hỏi riêng anh
nhé, mấy cụ có đi Moulin Rouge không?
Nếu có "Thượng" sĩ Thực
đi kèm thì mục này nhất định
là phải có!!!
Về
tấm hình các thân hữu chụp
ở Sydney thì tôi xin lãnh trách
nhiệm về chuyện quên điền tên
các bà trong hình. "Ký giả" mới
ra trường mà!!! Kỳ tới,
nếu có chụp hình thì cam đoan
với anh là tên tuổi đầy
đủ.
. Tụi
này chờ các thân hữu
sang Uùc họp mặt đó.
. Đã
hơn hai mươi năm mới gặp lại
anh Bình nên tôi rất xúc động,
nhất là nhớ lại ngày xưa
ở Bà quẹo. Thời gian đi
quá nhanh, cuộc đời thật như
giấc mơ. Những hình ảnh cũ
ở Bà quẹo lại có dịp sống
lại.
Hùng
ơi, Giờ chót "Thượng sĩ"
bận "hạc nội mây ngàn" cho nên
đã không có mặt ở Paris,
do đó đã không có màn
đi Moulin Rouge. Vả lại, vé đi Moulin
Rouge vào khoảng 120 US$, trừ phi "say mê"
lắm thì mới đi. Tụi tớ
có những mục khác hay hơn nhiều
mà giá vé cũng rẻ hơn nhiều.
Mà những mục này tớ không
thể khai ra đây được, không
phải sợ bị độc giả THĐL
kiểm duyệt, mà vì thuộc bản quyền
của các THĐL Pháp quốc. Cám
ơn cậu về lời hứa ghi chú
các tấm hình trong . tương lai. Hè
rồi vùng "mưa nắng hai mùa" Brisbane
các cậu có dịp tiếp đón
một "người bạn rất xưa", gia
đình thân hữu PHBình, từ
Paris sang thăm. Cám ơn cậu đã
có thư và hình. Tớ chưa
thấy báo cáo tin tức hình ảnh
gì trong "Quán Đèn Vàng."
Đợi
Sydney sửa sang xong thành phố cho Thế
vận hội mùa đông 2000 rồi thì
mình làm đại hội THĐL ở
Uùc, cậu chịu không? Bởi vì
sau đó mình thuê mướn các
cơ ngơi Thế vận hội chắc là
rẻ rề, thuê một hội trường
20.000 chỗ ngồi để làm đại
hội cho cỡ 100 người! Lúc
đó cháu Khải trên 16 tuổi rồi,
sẽ làm tài xế đưa rước
các bác các chú, còn cháu
Trân là "teen-ager" sẽ pha cà phê
cho các bác các chú. Còn cháu
nào khác nữa không?
Nguyễn
Thị Song Hương, Springvale, Australia:
(Thư
gửi LMQ): Từ ngày dự đại
hội điện lực 1995 về đến
nay, ý định viết thư nhiều lần
gởi đóng góp bài viết
cho báo của mình. Nhưng có nhiều
việc xảy đến, tôi phải dời
nhà mấy lần và đang bị nhức
cái tay. Rán viết vài dòng đến
anh để báo địa chỉ mới
của tôi .
Cho
tôi kính gởi lời thăm tất
cả anh chị em Nha Trang Bị mình nói
riêng và toàn thể bạn bè nói
chung. Kính chúc đại hội thành
công.
Mấy
dòng chị viết như trên gửi
cho anh Q. trên một tấm thiệp, tuy ngắn
ngủi, đã cho thấy có rất
nhiều tình nghĩa. Chị đã có
ý định viết gửi bài đóng
góp. Chị gọi bản tin THĐL này
là "báo của mình." Chị dọn nhà
mấy lần trong hơn một năm, bị
nhức cái tay, mà vẫn nhớ
liên lạc với chúng tôi để
báo cho biết địa chỉ mới.
Chị còn có lời thăm hỏi
các bạn bè cũ, nhất là các
bạn ở Nha Trang Bị nói riêng.
Tôi cũng có thời thuộc Nha Trang
Bị, do đó mà tôi cũng được
chị hỏi thăm riêng. Chúng tôi
cám ơn chị nhiều lắm.
Chị
không nói rõ là chị bị đau
. tay nào! Và hôm nay đã hết
đau
chưa? Mong rằng, nếu còn đau thì
là đau tay trái, để tay mặt
vẫn viết được thư và
bài cho "báo của mình."
Thăm
chị và chúc chị chóng hết
. đau tay. Chị cho gửi lời thăm
anh Đạt.
Phan
Cung Kỉnh, Houston, Texas:
. Chúng
tôi mới qua Mỹ, chưa có gì
ổn định, thân như con mèo ướt
vừa ra khỏi vũng sình lầy của
những bất công và vô lý.
Nhưng để bày tỏ sự ủng
hộ của chúng tôi với quý
anh NCT, LMQ, LQV. đã làm được
một việc rất hữu ích: thành
lập được Hội Điện lực
tại Hải ngoại nhất là Hoa kỳ
để biết nhau và tương thân
tương trợ là điều rất
quý, cũng có thể nói là
quý nhất ở trên đời,
tôi xin gởi đến anh $30 để
góp phần chi phí cho Hội Thân hữu
chúng ta.
. Thực
trạng các nhân viên Công ty Điện
lực VN tại VN: Thật là buồn anh
ạ, tan nát, rã rời, mạnh ai nấy
sống riêng rẽ. Một số ít anh
em làm việc lại với Công ty Điện
lực nhờ chịu đựng lâu
dài, có khả năng, dần cũng
nắm giữ chức vụ, có quyền
có tiền no thân ấm cật, chẳng
ai nghĩ tới anh em hay vấn đề
tương thân tương ái gì cả.
Đa số bỏ nghề, sống trung lưu,
hoặc là nhân viên cấp thấp,
sống bình thường, cố gắng
mà gánh chịu cái khó khăn
chung của đất nước, ngày
qua ngày. Một số rất ít, sống
nghèo khổ, không đủ ăn mặc,
như . Có mấy lần tôi cùng anh
NNT, TNT gặp nhau, toan tính tổ chức một
buổi họp mặt anh em để xin địa
chỉ, song vì sợ bị chụp mũ
hay vì sức bé tài hèn nên
công việc sum họp anh em đành bỏ
qua.
Tôi
đi
công tác, lúc còn ở VN, rất
nhiều nơi, có thể nói là khắp
các tỉnh miền Nam, thấy đồng
bào ta đa số là nông dân,
công nhân, còn nghèo khổ lắm,
lẩn quẩn chung quanh cái thiếu ăn,
thiếu mặc, lầm than lủi thủi, không
biết đời nào thoát khỏi
cảnh khốn cùng. Số không ít
ở thôn quê ở nhà chòi
nhỏ rách nát ven sông rạch, một
phía có lu nước nhỏ, giữa
có cái bàn, vài cái ghế
xiêu vẹo, đàng sau có vài cái
nồi, vài bộ đồ cũ rách
nát, trồng được cọng rau
hay bắt được con cá thì
ăn, nếu không thì ăn cơm hoặc
khoai với "cộp." Anh có biết "cộp"
là gì không? Là cắn muối
cục nghe cái "cộp" đó! Sưu cao
thuế nặng, thiếu thuế nông nghiệp
là bị công an mời, dưới
sông nạn chích điện làm không
còn con cá nào cả. Chích điện
là mang bình ắc-quy 12V, có một bộ
phận đổi ra điện xoay chiều, rồi
tạo ra xung điện, một đầu cắm
xuống đất, đầu kia rà rà
theo sông nước qua một cây trúc,
nếu rủi ro hở mạch bị giựt
là người chích cá cũng
chết luôn, còn nếu không thì
bắt được nhiều, cá lớn
bị điện nổi lờ đờ,
chỉ cần vớt lên, cá nhỏ
chết hết, chìm luôn.
Ở
VN bây giờ lợi tức đầu
người khoảng 200 US$/năm, lại phân
phối rất không đồng đều,
nhà giàu mới (xanh và) đỏ,
có chức có quyền, có tiền
giàu ngất trời, tha hồ đục
khoét của nhà nước hoặc
của dân. Số còn lại đa số
ở mức 30-50 US$/đầu người/
năm, nói sao cho hết .
Anh
Kỉnh ơi, Đọc thư dài của anh
với rất nhiều tin tức và
tâm sự, tôi không biết nói
gì cho phải. Chỉ thấy lòng dâng
lên nhiều nỗi xót xa và những
ngậm ngùi. Trong đám THĐL, anh là
người coi như mới nhất ra
đến ngoài này, anh đã là
một chứng nhân có "trọng lượng"
cho những cảnh đời còn
lại ở trong nước. Của bạn
bè xưa cũ, và của toàn dân!
Anh
mới chân ướt chân ráo
tới xứ này, tất cả các
cháu còn kẹt lại quê nhà, việc
gia đình còn canh cánh bên lòng,
mà anh đã sốt sắng liên lạc
với chúng tôi, còn đóng
góp tiền bạc ngay cho các sinh hoạt
THĐL, còn viết thư dài kể cho
nghe nhiều tin tức . Chúng tôi vô
cùng cám ơn anh. Trong khi chờ đợi
có ngày tái ngộ, chúng tôi
xin có lời mừng anh chị đã
ra tới đây, hân hoan đón
nhận anh chị vào đại gia đình
THĐL Việt nam hải ngoại. Cầu chúc
anh chị mau sớm ổn định đời
sống và gặp nhiều may mắn trong việc
đưa các cháu qua đoàn tụ
gia đình.
Tái
bút: Tôi mới biết đây
là anh và các TH PNKhoa và PTKChung là
anh em ruột.
Nguyễn
Hữu Minh, Oakland, California:
. Lần
sau, trên báo Điện lực, nhờ
anh viết hỏi như sau: Hồi năm 1975,
khi tìm cách thoát khỏi VN, tôi ở
DAO, căn cứ Huê kỳ ở Tân
sơn nhất, tôi có gặp một anh ở
Điện lực, cũng là học trò
ở Phú thọ, và cũng có
làm việc với tôi. Hồi ấy
tôi biết tên, biết người.
Nhưng bây giờ quên tên anh ta mặc
dù hình ảnh trong trí vẫn nhớ.
Ngày nay gặp lại, chắc hẳn là
anh ta đã đổi thay, không thể
nào nhìn ra. Vậy nhờ anh Th. đề
cập trong tờ tin tức THĐL. Nếu
anh ấy đọc tin tức, có lẽ
anh ấy còn nhớ và có lẽ
sẽ liên lạc với tôi. Tôi
muốn biết anh ấy ổn định đời
sống như thế nào.
Thưa
Thầy, Thầy không cho biết nhiều
chi tiết hơn về thân hữu đó,
thành ra tụi này không thể đoán
ra giùm Thầy được. Chẳng
hạn như cỡ tuổi, học ở
Phú thọ cỡ năm nào, ban nào,
làm ở Điện lực qua những
nha sở nào, nói giọng bắc hay
trung hay nam . Tuy nhiên năm 1975 mà chạy
được vào DAO thì chắc phải
là người tương đối
lớn tuổi, có liên hệ ít
nhiều với các cơ quan Huê kỳ
ở VN, . Các thân hữu xuất
thân từ Phú thọ các khóa
đầu mà lại đi từ 1975
thì coi như chúng ta biết hết cả
rồi. Hy vọng người thân hữu
mà Thầy muốn tìm sẽ đọc
hay nghe lại được những dòng
này (nếu còn ở trên đời!)
và sẽ liên lạc với Thầy.
Xin kính lời thăm sức khỏe
Thầy.
Lê
Trọng Mưu, Houston, Texas:
. Xin
cám ơn anh gởi cho báo THĐL.
Tôi thích nhất các bài Thư Từ
Liên Lạc, NCT Tường Trình, và
Ba Người Bạn Xưa. Câu "Quê
hương canh cánh bên lòng nhưng càng
ngày càng cách xa mà mình đâu
có thấy" làm tôi rưng rưng nước
mắt. Tôi rất mừng thấy hình
NMB ghé thăm quý anh ở miền
Đông: tình bạn vượt trên
ý thức hệ! Đọc các bài
thơ của Bút Tre, tôi cười
lăn cười lộn. Bà vợ
hỏi đọc cái gì mà tôi
không dám nói, sợ bà ấy
la! Xin cám ơn anh tiếp tục hy sinh, cơm
nhà ngà voi, để tiếp tục giữ
tình thân hữu với các
bạn .
Anh
là một trong những người
đọc rất "kỹ" bản tin THĐL, nhìn
ra được những ý định,
mục đích, và tấm lòng của
những người viết, cũng
như ban phụ trách. Chúng ta có thể
coi nhau là tri âm tri kỷ, phải không
anh? Việc NMB ghé thăm bạn bè cũ
ở miền Đông chỉ là một
chút tình thân xưa cũ thôi. Xin
anh đừng nghĩ đến cái
từ đao to búa lớn "ý
thức hệ." Đọc thơ Bút Tre
mà cười thì là chuyện bình
thường. Chuyện không bình thường
là vợ hỏi không dám nói
vì sợ "bà ấy la." Tôi nói
nhỏ với anh điều này, anh tìm
dịp thuận tiện nào đó, hỏi
thầm xem bà xã đã có đọc
thơ Bút Tre trong bản tin THĐL chưa. Tôi
cá với anh là bả cũng đã
đọc rồi, mà cũng không dám
. cười, sợ anh nghe. Sẽ có
dài dài những nụ cười
khác cho anh chị và cho các thân
hữu. Thăm anh chị và gia đình.
Đinh
Công Nghĩa, Golden, Colorado:
Đọc
bài "giáo khoa thư" của anh gởi
cho . làm tôi liên tưởng đến
hai việc: Một là lúc Thái Sư Văn
Trọng giáng Thập Điều cho Trụ
Vương. Hai là lúc Ông Chủ Quán
"sửa lưng" Bùi Kiệm (?):
Quán
rằng ghét việc tầm phào
Ghét
cay ghét đắng ghét vào tới
tâm
Ghét
đời Kiệt Trụ mê dâm
Để
dân đến nỗi sa hầm sẩy hang!
Còn
cái chữ "về hưu" thì ở
Nam Kỳ hồi xưa người ta kêu
là "hưu trí " có lẽ rõ nghĩa
hơn và hạp với cái câu:
Rượu
đến gốc cây ta hãy nhắp
Nhìn
xem phú quí tợ chiêm bao
...
Coi tới khúc chót mấy chữ
"ngậm cười nơi chín suối"
nghe ghê thấy bà! Thành ra về "HƯU"
té ra là: Ô hô!
Tam
thốn thổ tại thiên ban dụng
Nhứt
đán vô thường vạn sự
HƯU !!!
Cám
ơn các anh cho kẻ này có dịp
làm Thầy Bàn. Có gì tầm
phào xin miễn chấp. Đa tạ.
Nghĩa
ơi, Đoạn thư trên đây nếu
đăng cùng trên số bản tin THĐL
năm ngoái thì đúng hơn. Tuy
nhiên, trễ còn hơn không phải
không cậu. Cám ơn cậu đã
có "hồi âm."
.
Sau mấy tháng trôi nổi, nay lại trở
về Denver. Gởi thử email này coi
có tới anh không. Lạc hết email
address của THĐL, chỉ còn nhớ
của anh mà thôi.
.
Nghĩa à, Mừng cậu "quy cố hương"
Denver. Để lâu quá có thể giống
Hạ Tri Chương trong bài thơ "Hồi
Hương Ngẫu Thi", mình trở về
quê mình mà gặp trẻ con hỏi là
"Oâng hỏi nhà ai?" .
Cái
vụ hồi hương thuở xưa anh đã
kể như vậy là còn quá tốt,
chớ còn chuyện hồi hương
tân thời sau ngày miền nam phỏng
d. thì nó còn tệ hơn nhiều:
Cái thằng học tập tiến bộ được
"hồi hương" từ xứ Thượng
về, tới trước nhà mình
gõ cửa thì thấy một thằng
nhỏ chừng 5-6 tuổi, giống y chang con
mình, chạy ra ngó rồi chạy vô
la lên: "Bố ơi! Có khách!"
Nguyễn
Thạch Ngọc, Avondale Heights, Australia:
(Thư
gửi NVD): . Nhắc giùm Ban Điều
hành + Quản trị THĐL, có một
số đông anh chị em công nhân
điện lực hồi xưa ở tại
Uùc họ nói THĐL chỉ dành cho
các cấp chức sắc ĐL hồi
xưa và các cô cậu thư ký
văn phòng chứ họ không được
xếp vào gia đình THĐL??
Ngọc,
Đoạn thư trên mày viết gửi
cho Dậu và anh em Nam Cali, chứ nếu
mày viết thẳng cho tao thì chắc
là tao đã trả lời riêng
cho mày thay vì trích lên đây.
Tuy nhiên có lẽ cũng nên phổ
biến cho tất cả anh em bè bạn cũ,
tất cả THĐL, để mọi người,
nhất là các thân hữu ở
Uùc, cùng rõ và cùng thử
kiểm điểm xem có đúng như
thế hay không. Vì dù đúng
như mày nói hay không, có lẽ
mọi người, kể cả mày và
tao, cũng nên suy nghĩ thêm về
lời nói và cách nói của
mày. THĐL không là cái gì
của riêng ai. Không có cái gì
gọi là "Ban Điều hành + Quản
trị." Bao lâu nay nhóm anh em tình nguyện
phụ trách sinh hoạt đã nhờ
mày làm cái công việc đại
diện ở bên Uùc để làm
cái gạch nối sinh hoạt địa phương
với các nơi khác, thế thì
mày có là một loại "Ban Điều
hành" không? Làm sao để những
người phụ trách sinh hoạt bên
Mỹ biết được tất cả
những người ở bên Uùc,
biết cả tên và địa chỉ?
Ngay khi mày viết mấy dòng trên,
mày cũng không hề ghi ra cho biết
được tên họ hay địa
chỉ của bất cứ một người
nào trong cái nhóm mà mày vừa
đề cập tới.
Đáng
lý ra khi nghe câu nói đó, mày
phải tìm cách, một là giải thích
bằng chứng minh cụ thể rằng hồi
nào tới giờ đã có
ai saün lòng tham gia sinh hoạt THĐL mà
bị khước từ chưa, rằng
đã có ai gửi thư thông báo
địa chỉ mà không được
liên lạc chăng; hai là bằng hành
động cụ thể, khuyến khích họ
tham gia vào các sinh hoạt ngay tại địa
phương để từ đó làm
gạch nối đến các thân hữu
ở khắp mọi nơi khác. Tao nghĩ
rằng bất cứ ai còn có tấm
lòng và tinh thần trách nhiệm với
tất cả bạn bè cũ trong đại
gia đình điện lực hải ngoại
đều nên làm như thế, huống
hồ là mày, lâu nay anh em vẫn tin
cậy nhờ mày đại diện để
làm đầu mối liên lạc tại
Uùc. Mấy dòng nhắn của mày
- tại sao mày không viết thẳng cho
tao nhỉ? - quả đã làm cho tao, và
các anh em đang cùng tao cố gắng
duy trì các sinh hoạt THĐL này, rất
buồn lòng. Nếu không là một
thằng bạn thân cùng học với
mày và hiểu mày, thì chắc
là tao đã nản lòng và bỏ
cuộc.
Lần
sau, nếu còn viết cho tao, xin đừng
viết cái giọng khơi khơi như vậy
nữa, và nhất là đừng
xài mấy cái từ như là
"công nhân điện lực" và "cô
cậu thư ký."
NVN,
Sài gòn, Việt nam:
. Số
tiền nhận được do quá cận
Tết (nhận xong thì khoảng 1-2 ngày
sau là nghỉ Tết) nên trước
Tết chỉ chuyển được một
vài người, số còn lại
phải sau Tết tôi mới chuyển
được. Anh em cám ơn các anh
có lòng nhớ đến anh em bên
này, mặc dù đời sống
hiện nay bên này có khá hơn
trước nhưng món quà có
ý nghĩa tình cảm với anh em.
. Đối
với quà tôi đã chuyển
được gần hết, ngoại trừ
chị NVPhương (có lẽ đã
xuất ngoại) không chuyển được.
Đối với hai trường hợp
gia đình ông TVGiáo và cô
NTThủy, tôi có đến nhà hai
lần, chỉ gặp vợ ông Giáo,
hai lần nhà cô Thủy đóng cửa
nên sau đó tôi nhờ anh S. (tài
xế cũ) đến đưa giúp,
vì anh S. nhà ở cư xá Phước
Bình là nơi hai gia đình này
ở .
Nói
chung về tình hình anh em điện lực
cũ cũng đều tương đối
sống ổn định, dễ thở
hơn cách nay 10 năm, chỉ có điều
ai cũng bận bịu về cuộc sống
nên ít gặp nhau. Những người
còn làm ở điện lực
thì có nhiều dịp gặp nhau hơn,
ít ra là qua điện thoại. Hệ thống
điện thoại viễn thông ở
VN nay tiến bộ khá nhanh, hầu như tầng
lớp trung lưu trở lên nhà
nào cũng có điện thoại nên
đỡ "lạc hậu" hơn trước
nhiều.
. Bác
Cao trước đây là Tùy phái
Nha Tiếp vận, nhà ở khu chung cư
anh Căn ở trước đây.
Hôm đến nhà bác Cao (tạm ở
nhà người em ở Xuân lộc),
bác ốm nặng không nói được
nên tôi chuyển số tiền cho người
em để săn sóc cho bác Cao; khoảng
một tháng sau Tết thì bác Cao chết
...
Nguyễn
Khắc Nhẫn, Meylan, France:
Xin
chân thành cám ơn anh chị và
tất cả các bạn đồng nghiệp,
các cựu sinh viên trường Cao
đẳng Điện học Phú thọ,
đã để dành bao niềm ưu
ái cho gia đình tôi trong buổi tiệc
tổ chức ở Paris mùa hè
qua.
Cuốn
tập san Thân hữu Điện lực
vừa xuất bản cũng rất giàu
tình cảm đối với chúng
tôi . Làm sao tôi quên được!
. Tôi
đợi mãi đến hôm nay, cận
ngày hết hạn ghi tên, mới gởi
phiếu trả lời, cám ơn và
cáo lỗi cùng ban tổ chức .
Công việc của tôi trong tháng 7 thường
không cho phép vắng mặt đi xa . Tháng
7 năm nay, kỷ niệm 40 năm thành lập
trường Cao đẳng Điện học
Phú thọ, nếu chúng ta gặp nhau để
nhắc lại dĩ vãng thì vui thú
biết bao nhiêu. Xin hẹn dịp khác vậy
nhé!
Thưa
Thầy, Cuộc họp mặt THĐL hè 96
ở Pháp và bản tin THĐL số
16 đã trở thành một kỷ
niệm đáng ghi nhớ cho nhiều
cựu sinh viên trường CĐĐH
Phú thọ và cá nhân Thầy. Kỷ
niệm đó mỗi người chúng
ta sẽ còn giữ mãi cho đến
cuối đời. Riêng "Trường
CĐĐH Phú thọ" thì coi như đã
chết, vì ngôi trường yêu
quý của chúng ta từ năm 1975
đã mang một cái tên khác. Do
đó, thay vì "làm tiệc sinh nhật
40 năm", có lẽ chúng ta nên "làm
đám giỗ 22 năm." Chúng tôi
sẽ cầu nguyện .
Đinh
Văn Quí, Christchurch, New Zealand:
(Dịch
từ một thư email bằng tiếng Anh):
. Chúng
tôi rời VN tháng 12/1988 và định
cư tại Christchurch (Tân Tây Lan) từ
đó đến nay. Tôi có hai con
trai, Tân, 26, đang làm việc cho hãng
Connell Wagner ở Brisbane (Uùc), và Quang,
24, hãy còn trong trường đại
học. Tôi đang làm việc cho hãng
DesignPower, một chi nhánh của công ty điện
lực quốc gia Tân Tây Lan chuyên
về sản xuất. DesignPower là một công
ty cố vấn, chuyên phụ trách các
dự án về kỹ nghệ điện
trong nước cũng như ngoài nước.
Xu hướng dẹp bỏ việc điều
hợp (deregulation) kỹ nghệ điện
năng đã chia công ty điện lực
quốc gia Tân Tây Lan thành nhiều
công ty cạnh tranh nhau trong một thị trường
nhỏ như đất nước Tân
Tây Lan. Điều này làm cho đời
sống khó khăn hơn, mọi người
đều cảm thấy công việc của
mình rất bấp bênh.
Tuy
nhiên, Tân Tây Lan là một xứ
sở đẹp. Tôi mong anh và gia đình
có ngày đặt chân tới
cái góc xa xôi hẻo lánh này
của thế giới .
(Trích
Quán Đèn Vàng): Cậu bắt tôi
nhớ lại chuyện tình ... không có
thực về 30/4/75. Kẹt cái là tôi
chỉ có chuyện tình ... có thực.
Mà mấy cái chuyện này thì
đâu có dám đưa cậu đăng
báo ...
Anh
Quí, Đây là lần đầu
tiên chúng tôi nhận được
tin tức trực tiếp từ anh,
xin được trích (và dịch)
một đoạn thư trên để cho mọi
anh em bè bạn cũ biết tin về anh
và gia đình. Mới đó
mà anh và gia đình cũng đã
ở TTL tới 9 năm rồi. Rất
mừng thấy gia đình anh đã
ổn định được đời
sống, nhất là tương lai của hai
cháu trai rất là sáng sủa. Cầu
mong một lần đẹp trời anh chị
và gia đình tới . trình diện
anh em bạn bè cũ ở một đại
hội họp mặt THĐL nào đó.
Thăm anh và gia đình.
Đặng
Vũ Thám, West Lake, Australia:
Theo
đề nghị của anh Diệp, tôi thử
gửi 1 câu thơ viết bằng Wordpad,
dùng 4 fonts: VISCII, VPS, VNI, VNU. Bài gửi
bằng Internet Mail, Explorer 3.01.
...
Nếu có thì giờ xin các anh
đổi font và đọc thử 4 bản
đính kèm và cho tôi biết kết
quả cùng ý kiến về vụ "survey"
trên. Xin cám ơn các anh nhiều.
...
Anh Thám ơi, Tôi đã nhận thư
của anh với hai câu thơ viết
bằng 4 loại "phon." Vì máy ở
sở không có phon tiếng Việt,
tôi phải chuyển thư anh về nhà.
Ở nhà, tôi phải dùng MIME để
giải mã (decode), và rất là may
mắn, tôi lấy được 4 cái
"hồ sơ" (file): DOICHO.VIS, DOICHO.VNI, DOICHO.VNU, DOICHO.VPS.
Tôi dùng MS Word 6.0 với 4 loại phon,
tôi đọc được cả 4 hồ
sơ trên, rất rõ ràng và ngon
lành. Hai câu thơ đó như sau:
Chiều
nay tôi đợi em đầu ngõ
Mòn
cả chờ mong mòn cả giày.
Hồ
sơ VIS dùng phon Ánh Minh, hồ sơ VNI
dùng phon Tahoma, hồ sơ VNU dùng phon
VNFrizH,hồ sơ VPS dùng phon VPSHelv. Như vậy
thì một cách tổng quát chúng
ta dùng VIQR cho mọi người, mọi
máy, nhất là máy không có
phon tiếng Việt . Còn nếu máy có
tiếng Việt thì có thể gửi
hồ sơ đánh bằng phon Việt như
anh Thám đang làm. Nếu ở Mỹ,
giữa Juno với nhau, có thể đánh
và đọc thẳng tiếng Việt trên
Juno. Không có Juno, khi nhận phải lưu
hồ sơ ra ngoài "email server", rồi giải
mã (nếu cần), rồi dùng một
"Windows Editor" nào đó để đọc,
như tôi đã làm. Nhất là
khi nào làm báo, các THĐL gửi
bài hay thư cho tôi theo như anh Thám
đang làm thì đỡ cho tôi
rất nhiều.
Thăm
anh và gia đình. Cho gửi lời
thăm các THĐL Brisbane và Queensland.
PS.
Hai câu thơ trên là của anh Thám
hay của ai vậy. Nếu của anh Thám, anh
cho xin cả bài để các bạn khác
cùng thưởng thức. Mà ngõ
nào vậy? Ngõ vào cư xá điện
lực Thủ đức, hay ngõ vào
làng Hành thiện ở Nam định?
...
Tôi gửi thử 2 câu thơ "đợi
chờ" cho anh, Hạnh, Diệp và Văn.
Trừ anh Văn chưa cho biết kết
quả, anh và các anh Hạnh và Diệp
đều đọc được rõ
ràng qua internet mail. Gửi qua juno (từ
internet mail) thì không được ...
2 câu thơ đợi chờ của
một thi sĩ tên là Tạ Tấn (hay
Tốn), đăng trên VNTPhong khoảng 1960.
Tôi chỉ còn nhớ 2 câu kế
tiếp như thế này:
Cũng
may là tôi không biết khóc,
Không
khóc nhưng mà mắt vẫn cay.
Dở
ẹc phải không anh? Chỉ có 2 câu
tôi gửi cho anh trước là
đáng đồng tiền bát gạo.
Đại diện đời thứ 8
của họ Đặng Vũ, làng Hành
thiện xin kính chúc anh chị và gia
đình mọi sự như ý.
...
Anh Thám à, Tôi nhớ ra rồi,
đó là thơ của Đỗ Tấn,
một thi sĩ miền Trung, bắt đầu
có chút tiếng tăm vào khoảng
cuối thập niên 50. Đỗ Tốn là
tác giả tập truyện "Hoa Vông Vang" ngày
xưa lần đầu tiên do nhà xuất
bản Đời Nay của Tự Lực
Văn Đoàn xuất bản. Đỗ
Tốn không có làm thơ. Còn
Tạ Tốn thì là tên của "Kim Mao
Sư Vương" trong "Cô Gái Đồ
Long", trước khi xuất chiêu thường
hú lên một tiếng rất lớn
làm kinh động cả núi rừng.
Tôi hoan hô anh làm cái vụ "survey."
Tôi lu bu nhiều chuyện quá, có nhiều
thứ muốn làm mà không đủ
thì giờ. Được các
anh tiếp tay thì tôi rất vui mừng.
Chúng mình chỉ muốn tạo nhiều
dịp nhiều cách để "giữ
lửa" giữa các anh em mình.
...
Cám ơn anh về vụ ông Đỗ
Tốn và Tạ Tốn. Đã lâu
lắm rồi, tôi không còn nhớ
rõõ. Tôi đang tính viết bài
gửi cho anh. Anh muốn loại font nào.
Ngoại trừ VNU (tôi chỉ có 1 font
hoa độc nhất để đọc gia
trang của Văn). VNI, VPS hoặc VISCII tôi đều
có thể... bơi.
.
Mấy đêm nay tôi không ngủ được
vì hai cái câu thơ này:
Những
tưởng anh em vầy bốn biển,
Nào
ngờ trăng gió nhốt ba gian.
Tôi
chỉ nhớ mang máng hai câu đó
của cụ Phan Sào Nam, nhưng thuộc bài
gì thì tôi chịu thua .
...
Anh Thám à ơi, Anh viết bằng phon
gì tôi nghĩ là tôi cũng có
thể hoán chuyển được. Tuy
nhiên nếu viết để đưa
ra nhà in thương mại thì tốt nhất
là viết bằng VNU hoặc VNI, vì hai
loại phon này là phon thương mại.
Anh có saün VNI thì cứ dùng VNI,
đánh bằng "Windows Word Editor" nào cũng
được (MS Word, Word Perfect, AmiPro, .) Khi tôi
nhận bài, tôi dùng MS Word để
đọc và có thể sửa chữa
chút đỉnh nếu cần, rồi gửi
về cho Hạnh để đưa vào
PageMaker làm thành trang báo, cùng lúc
làm tựa và chêm thêm các
hình ảnh minh họa để trình bày
cho đẹp. Nói tóm lại, anh cứ
gửi bằng VNI giống như anh đã
email hai câu thơ kỳ trước. Khi
anh "quậy", anh nhớ quậy giùm NTCảnh,
"Người Tổng thư ký các hội"
này có nhiều tài và rất
có lòng. Rất thích chuyện "bù
khú" anh em, nhưng lại hay lười và
dễ nản lòng, lúc nào cũng
phải có người bên cạnh thúc
giục, nhắc nhở, khuyến khích...
Nhiều anh em khác lâu nay có thể
lười cầm bút viết, nhưng
bây giờ viết email thì chắc
là hăng hơn. Tiếng nói và
lời kêu gọi của tôi, thiên
hạ đã nhàm và chán rồi,
hy vọng tiếng nói của anh tương
đối mới và "trong" hơn, chúng
ta có nhiều kết quả tốt đẹp
hơn.
Hai
câu thơ trên tôi cũng nghĩ là
của cụ Phan Sào Nam (Phan Bội Châu),
nhưng tôi tra lại trong tác phẩm "Ba Nhà
Chí Sĩ Họ Phan" của Đào Văn
Hội, và các sách về văn học
VN của Dương Quảng Hàm, Phạm Văn
Diêu . tôi không tìm thấy bài
thơ có hai câu đó. Tôi phổ
biến lên đây để có thân
hữu nào biết thì mách giùm
chúng ta.
...
Có một tin vui cho các anh: Tôi đã
thọc được NTCảnh thức
dậy. Cảnh mới trả lời tôi
về 2 câu thơ trích trong bài văn
tế sống cuả cụ PB Châu. Cái
vụ canh ... "Nhân dân Tự vệ" này
cũng chọc được một vài
trự nữa thức dậy. Hẹn
anh thư sau. Tôi đang nghe lời ... xúi
dại của "nhị thập dương chỉ"
mang đồ đi ... "chôm" Webeye ... Xin thông
báo để anh biết: Tôi đã
"xí" đuợc 1 mảnh đất ...
chùa, dựng lên mấy cây cọc
và 1 mái rạ che mưa, mở 1 quán
cà phê trên Internet có tên là
"Quán Đèn Vàng." Tôi đã
tích cực "đi đêm" với
số anh chị em THĐL. Tới bây
giờ quán đã chắc chắn
sẽ được "ăn cơm tháng"
bởi 1 số cao thủ như TN Diệp, ĐHHạnh,
ĐVQuí, ĐNHùng, NHTiên, NM Hòa,
LMTrùy, LKMinh ... Nội dung của quán, ngoài
phần tin tức sinh hoạt THĐL vùng
Úc châu, sẽ thiên về loại ..."văn
chương email" với các chủ đề
... "nhớn" có liên hệ nhiều
tới THĐL như "Tiếng Việt
qua mạng lưới", "Viết cho những
người đã ra đi", "Về đây
đốt lửa" ... Quán Đèn
Vàng sẽ khai trương vào đầu
tháng 4/97. Chủ đề của số
này sẽ là Tháng Tư Đen. Chủ
đề này cũng sẽ được
tích cực hỗ trợ bởi
... "trại gà" (THĐL) Nam Cali. Chi tiết chương
trình sinh hoạt của "quán cóc" và
"trại gà" sẽ được gửi
đến anh và các thân hữu
sau. Xin anh vui lòng, nếu tiện, chuyển lời
mời của chúng tôi tới
toàn thể THĐL. Tôi cũng xin tha thiết
kêu gọi sự hợp tác ... "về
đây ăn cơm tháng" của toàn
thể anh chị em. Xin cám ơn anh nhiều
...
Anh
Thám ơi à, Tôi trích đoạn
thư này lên đây là để
quảng cáo cho Quán Đèn Vàng
đây. Có lẽ hiện giờ Quán
Đèn Vàng, và cả Quán Chùa,
không cần phải quảng cáo nữa:
Quán chỉ thiếu người bán
chứ đâu có thiếu khách
hàng. Chúc các Quán thành công!
Lê
Khắc Thí, Laguna Hills, California:
Nhận
BTTHĐL số 16, xem qua sinh hoạt THĐL họp
đại hội hàng năm đều đặn,
thật đáng khen anh em tổ chức,
cũng như thân hữu tham dự ...
Kỳ vừa rồi họp ở Pháp
thấy hấp dẫn, có mấy đàn
anh giáo sư, lớp cao niên . Bên
AHCC tôi có đề nghị trong Lá
thư tới là nên tổ chức
một đại hội vào mùa hè
tại Nam Cali, 20 năm nay mới tổ chức
được 2 kỳ, 1976 và 1986 (?). Anh
em muốn có dịp thăm nhau, nhất là
các anh em ở các nơi xa: Uùc,
Aâu châu, Canada, . Chỉ có cơ hội
này, đến một nơi vài ba ngày
mà gặp được nhiều anh em,
bạn bè cũ, .
Thấy
anh em ĐL tổ chức ĐH 97 tại Nam
Cali, July 4th, tôi có ý đề nghị
có một buổi họp mặt chung Công
chánh - Điện lực trong chương
trình ĐH mà tôi cũng có ý
định tổ chức vào thời
điểm ấy.
Thưa
anh, Cám ơn anh đã đến tham
dự đại hội họp mặt THĐL
hè rồi ở quận Cam. Đã
tưởng là sẽ có họp mặt
chung hoặc một bữa tiệc chung CC-ĐL,
vậy mà rồi không thành. Chuyện
coi vậy mà cũng đâu phải giản
dị phải không anh? Tuy nhiên lác đác
trong nhóm này đều có một
số người của nhóm kia, do đó
mà các sinh hoạt của hai bên đều
có nhiều người theo dõi tường
tận. Chỉ là những sinh hoạt tình
cảm thôi, cầu mong cho cả CC lẫn ĐL
đều gìn giữ được
các tình nghĩa và kỷ niệm tốt
đẹp. Thăm anh và gia đình.
.............................
.............................
Lê
Mạnh Trùy, Yokohama, Japan:
(Thư
email): . Lần phone với anh Thám vừa
qua, tôi mới biết thêm một điều
là homepage của anh Hạnh và anh Thám
rất kẹt vì thiếu bài vở.
Vì số bài của thân hữu
đóng góp rất ít nên hai anh
phải nỗ lực dồn rất nhiều
thì giờ tự viết thêm để
báo khỏi nghèo nàn. Trước
đây khi được tin anh Thám
sắp mở Quán Đèn Vàng
tôi có lưu ý khuyên can coi chưng
bị thiếu bài vở, vì nội
một tờ báo của anh Hạnh ra đời
xem chừng như đã tận dụng
hết tài nguyên của thân hữu.
Hiện giờ số thân hữu trên
Internet chỉ đến 50. Bình thường,
một tập thể không chuyên về văn
chương chỉ có 10% có thể tham gia
đóng góp đều đặn. Tập
thể THĐL chúng ta cũng theo qui luật
ấy.
Riêng
về phần tôi, tự mình cứ
mãi nhủ thầm phải đóng góp
đều đặn, nhưng dù vậy cứ
mỗi tháng, cố cho lắm đóng
góp cho một trong hai homepage cũng cảm thấy
hết sức hết giờ. Mà
một tháng qua nhanh quá đi! Tôi rất
hiểu cho những anh em khác, không phải
tất cả không có thiện chí, nhưng
có thể vì không quen viết lách,
vì không có thì giờ ... nên
với 50 vị mà có được
những nội dung đều đặn phong
phú trên 2 homepage mỗi tháng cũng
là điều quá mức của
bình thương rồi. Chỉ lo là nếu
thân hữu nào đó lại ra
thêm một monthly homepage nữa thì chúng
ta sẽ sa lầy.
Trùy
thân: Thấy cậu lo lắng cho các gia
trang mà tôi thấy "tội nghiệp cho cái
kiếp vác ngà voi." Thám bây giờ
không phải chỉ có một mà tới
hai quán. Hạnh cũng rập rình xây
thêm một "căn nhà bên suối."
Lại còn "nhà cửa" của MCKhanh,
TNDiệp. "Nhà" của LQVăn thì đã
là một "Viện Bảo tàng", chỉ chứa
"đồ cổ" thôi.
Dầu
sao, cái không khí "xây nhà mở
quán" trong mấy tháng qua của các
thân hữu chúng ta đã rất
là rộn rịp, vui vẻ, hào hứng.
Và như thế đối với tôi
là sinh hoạt THĐL của chúng ta đã
thành công vượt mức rồi.
Cám ơn các cậu nhiều lắm.Thăm
cả nhà.
Lâm
Dân Trường, Boncelles, Belgium:
. Moi
đang ở nhà VVHoàng . Anh em gặp
nhau bù khú vui quá chừng. Còn
dẫn đi chơi các nơi . VVHoàng
cho biết năm tới nếu đại
hội họp mặt THĐL tổ chức ở
Bắc Mỹ anh sẽ qua tham dự. Toi làm
ơn cho biết năm 1998 tổ chức ở
đâu? Nghe nói năm nay ở Nam Cali
vui lắm... Moi và LTThạch sẽ thực
hiện giấc mơ của toi: uống café
liégeois ở đại lộ Mirabeau tối
nay .
Lâu
lắm mới được tin các
cậu. Năm ngoái các cậu đổi
địa chỉ email rồi im lặng luôn
làm nhiều anh em bên này không liên
lạc được . Cậu bây giờ
đổi nghề làm "tài xế" cho
vợ coi bộ thong dong quá nhỉ, đi
chơi dài dài. Nhắn LTThạch là
hôm rồi ở Cali tớ có
nhắc lại lời hẹn của Thạch
từ năm ngoái là năm nay sẽ
sang Cali ăn sinh nhật, vậy mà rồi cũng
chẳng thấy tăm hơi gì hết.
Nhớ uống giùm tớ một
ly café liégeois ở Mirabeau, nhưng phải
uống lúc nửa đêm và phải
coi múa lửa nữa . Hẹn gặp
lại các cậu hè sang năm ở
vùng đông bắc Mỹ. Thăm cả
nhà.
Ghi
nhận: Ngoài các thân hữu có
thư được trích trên đây
còn có một số các thân hữu
khác đã có liên lạc về
bản tin THĐL bằng thiệp, bằng thư
ngắn, bằng phiếu đổi địa
chỉ, bằng chi phiếu đóng góp,
bằng điện thoại, bằng e-mail, ... Thành
thật cám ơn và xin liệt kê lại
đây để ghi nhận:
Trần
Văn An (CA), Nguyễn Phan Anh (Cormeilles en Parisis, France),
Lê Văn Bảo (CA), Võ Kim Bình (CA),
Tân Trung Cang (Halifax, Canada), Nguyễn Tranh Chiếu
(NJ), Nguyễn Trọng Cảnh (MN), Lê Thúc
Căn (DE), Nguyễn ích Chúc [Trịnh Gia
Mỹ] (CA), Bùi Trọng Cường (Carindale,
Australia), Cung Tất Cường (Sài gòn,
VN), Nguyễn Thạch Cường (TX), Trần
Văn Dần (Springvale, Australia), Nguyễn Văn
Dậu (CA), Nguyễn Văn Di (PA), Trịnh Hữu
Dục (CA), Dương Thiệu Dụng (MD), Nguyễn
Tấn Đạt (Fairfield, Australia), Trần Văn
Đạt (Fredericton, Canada), Khương Hữu
Điểu (CA), Trần Đinh (VA), Hoàng Kim
Đĩnh (OR), Nguyễn Hữu Độ
(IL), Phạm Thanh Đồng (CA), Ngô Duy Đức
(WA), Trần Háo Đức (PA), Nguyễn
Xuân Giễm (OH), Lê Hựu Hoàng (Verdun,
Canada), Võ Văn Hoàng (Aix-en-Provence, France),
Nguyễn Khắc Huề (AZ), Ngô Đức
Huấn (NJ), Lê Hùng (CA), Nguyễn Giụ
Hùng (CA), Nguyễn Phục Hưng (TX), Nguyễn
Quang Hưởng (CA), Nguyễn Quang Hữu
(Brussels, Belgium), Kha Tư Khải (Brossard, Canada), Hoàng
Đình Khang (CA), Từ Mạnh Khang (CA), Phạm
Văn Khắn (Paris, France), Võ Ngọc Khôi
(Edmonton, Canada), Vĩnh Kỳ (CA), Đinh Viết
Lễ (TX), Nguyễn Thị Lộc (Stadthagen, Germany),
Lê Văn Lợi (Mississauga, Canada), Đỗ
Thị Như Mai (TX), Trần Ngọc Minh (TX), Nguyễn
Xuân Mỹ (TX), Đoàn Thị Phương
Nam (TX), Nguyễn Thạch Ngọc (Avondale Heights, Australia),
Trần An Nhàn (Montigny Le Bretonneux, France), Võ
Hữu Nhân (CA), Nguyễn Hữu Nhơn
(Montreal, Canada), Nguyễn Thiện Nữ (CA), Hồ
Tấn Phát (OR), Hồ Văn Phong (MA), Bà
Đỗ Trọng Phúc (MD), Trần Văn
Phúc (VA), Nguyễn Văn Phước (VA),
Trần Bạch Quang (Frankfurt, Germany), Phạm Văn
Quan (Montreal, Canada), Nguyễn Văn Rong (Montreal, Canada),
Nguyễn Văn Sáng (Mont De Marsan, France), Võ
Quang Sáng (CA), Hồ Văn Sáu (CA), Nguyễn
Sáu (CA), Phạm Duy Sử (OH), Lê Quan Tâm
(MA), Nguyễn Khắc Tâm (Thornhill, Canada), Lâm
Thiết Thạch (Istres, France), Trần Long Thạch
(St. Johns, Canada), Trần Quốc Thái (CA), Trần
Đan Thanh (Fairfield, Australia), Huỳnh Bá Thế
(Ratingen, Germany), Nguyễn Văn Thích (Brossard,
Canada), Nguyễn Thiệp (CA), Huỳnh Văn Thiết
(Kaleen, Australia), Ngô Quí Thiều (VA), Đinh
Duy Thịnh (Amiens, France), Đinh Văn Thọ (MO),
Nguyễn Văn Thông (WA), Nguyễn Xuân
Thu (Creteil, France), Vũ Huy Thường (FL), Phạm
Long Thượng (CA), Bùi Thọ Tiếng
(TX), Trần Trung Tính (CA), Lâm Quang Tới
(MO), Hồ Văn Trượng (Gentilly, France),
Đỗ Văn Tùng (Victoria, Canada), Lê
Tấn Tuyển (VA), Nguyễn Bạch Tuyết
(CA), Nguyễn Hàn Tý (CA), Huỳnh Tỷ
(Etobicoke, Canada), Kha Văn Tỷ (AZ), Lê Quang Văn
(Surrey, Canada), Huỳnh Vân (Liège, Belgium), Đặng
Phùng Viễn (Surrey, Canada).