LTS: Năm ngoái, khi bản tin THĐL 16 đã lên khuôn ở "nhà in" chúng tôi mới nhận được bài viết này. Không đủ thì giờ sửa soạn để cho đăng vào số 16, chúng tôi liên lạc với tác giả và hẹn để dành cho năm nay. Thêm một gia đình THĐL "đi Tàu." Mời các bạn dõi theo vết chân Vi Tiểu Bảo.
Cuộc
hành trình thành hình từ lúc
chúng tôi nhận được giấy
quảng cáo của hãng Connection kỷ niệm
10 năm thành lập, giá chỉ còn
700US$ thay vì 1200US$ Bruxelles - Beijing (Bắc kinh). Sắp
hàng mua vé xong, tôi lại tiếc rẻ
không đi một tháng rưỡi,
vì theo cuốn guide (tài liệu hướng
dẫn) thì giá sinh hoạt rất thấp.
Tôi bắt đầu "í, e, xán, xứ,
..." học tiếng Tàu từ ngày đó.
Ngẩm nghĩ, hai vợ chồng không
biết một chữ nhứt là một
mà dám dự định đơn
thân độc mã đi hết nước
Tàu thì đúng là một cuộc
phiêu lưu lớn. Nhưng ý chí
thực hiện mộng hồ hải đã
không làm chúng tôi chùn bước.
Cái may đầu tiên đã đến
khi một bà cancérologue (chuyên viên
về ung thư) người Tàu đến
nhờ con gái chúng tôi chữa
răng. Từ đó phăng ra cô
em họ của bà ở Bắc kinh chịu
làm guide (hướng dẫn viên) trong
thời gian chúng tôi ghé Bắc
kinh.
Chúng
tôi lên đường ngày 27 tháng
8, 1996, bay từ Bruxelles tới Frankfurt, 40
phút bay, để đổi tàu. Máy
bay 747 cất cánh từ Frankfurt lúc
5 giờ chiều, bay non-stop tới Bắc
kinh sáng ngày hôm sau, mất 10 tiếng
đồng hồ. Phi trường Bắc
kinh cũ mèm, có lẽ có từ
thời Tưởng Giới Thạch
còn sanh tiền. Được Vương
Lai (Wang Lai) và một cô bạn đợt
sóng mới thông thạo Anh ngữ
ra đón, tụi tôi về thành phố
bằng tắc xi. Xa lộ 4 băng (lane) bị
kẹt ngay cửa vào mặc dầu thành
phố đã được trang bị
bằng một hệ thống xa lộ cao tốc
(expressway) 12 băng, mỗi bên 3 băng cho xe
chạy mau, 3 băng dành cho xe chạy chậm
và xe đạp. Ở các ngã
tư, một trong hai đường chạy
vòng lên, đường dưới
cùng có một bùng binh (rond point , circle)
dành cho các xe đổi hướng.
Cơm
trưa xong, chúng tôi đi xem Cấm thành,
nằm ngay sau công trường lịch
sử Thiên an môn. Đền vua nhà
Minh rồi nhà Thanh gồm nhiều dinh thự
lớn kinh khủng, sắp xếp ngăn
nắp, thành quách toàn bằng đá,
nhưng không một bóng cây nên có
vẻ khô khan như chúng ta đã được
xem trong phim The Last Emperor.
Đến
Vạn lý trường thành, hai cô
hướng dẫn nổi máu bon chen mua
vé cho người bản xứ làm
tụi này bị nhận diện hạch hỏi.
Nguyên thủy, trường thành được
sắp xếp bằng đá khối, nay
được tu bổ lại bằng gạch.
Đứng trên trường thành,
bồi hồi nghĩ đến cách nay
2200 năm, hằng cả vạn vạn công
nhân nô lệ gồng gánh di chuyển
từng khối đá, hy sinh bao nhiêu
mồ hôi nước mắt và máu
để cho ngày hôm nay mình đứng
trên cao ngưỡng mộ một kỳ
quan mà chỉ có những dân tộc
lớn mới thực hiện nổi.
Người đi xem hàng hàng lớp
lớp, người bản xứ,
người Đài loan, người
Hồng kông, người Tân gia ba, người
Mỹ, ... Chỉ có người Âu
là thuộc thiểu số!
Mộ
nhà Minh có đặc điểm đặt
dưới hầm lạnh. Một con đường
hai bên có các tượng thú
vật như voi, lạc đà, sư tử,
... đặt hai bên dẫn ra cửa hậu,
chung quanh có tường bao bọc.
Lâu
đài mùa hạ được xây
dựa cạnh một cái hồ lớn,
qua nhiều cầu vòng hồ sen và nhà
thủy tạ hình chiếc thuyền bằng
cẩm thạch bên hông một lâu đài
cất trên triền núi. Có lẽ
đây là cảnh đẹp thơ mộng
duy nhất ở Bắc kinh có nhiều
kinh, hồ, cây cối mọc sum sê, tuy nhiên
lại ít du khách.
Ngày
hôm sau, 29 tháng 8, chúng tôi đi
viếng đền Thiên an. Đây là
nơi người ta đến để
cầu cho được mùa. Đền
là một cái tháp hình tròn,
cao khoảng 50 thước, bao bọc bởi
một bức tường hình vòng
cung nên gây được tiếng dội.
Mỗi du khách vào cửa phải mua
vé khoảng 4 US$ (1 US$ = 8 Yuan: đồng quan).
Sau
đó là thong thả shopping khu Tiền
môn Đại sách lan (Dazhalan), các đường
hẻm chen chúc người và người,
mua bán tấp nập từ thượng
vàng đến hạ cám, thức
ăn đựng trong thau có điện
trở hâm nóng (résistance chauffante)
nhưng sạch sẽ hơn chợ Sài
gòn, người bán mặc blouse trắng,
giày, vớ, quần áo, va li, đồ
kỷ niệm, ... Xích lên 3 lốc (bloc) bên
hông của Thiên an môn là đường
Vương phủ tỉnh (Wang fuling) có nhiều
trật tự hơn, hàng có phẩm
chất cao hơn, một bộ com-lê mùa
xuân 20 US$, một áo sơ mi 4 US$, ...
Gia
đình cô hướng dẫn viên
thết đãi tụi tôi ở một
nhà hàng với món vịt Bắc
kinh và đặc biệt món bọ cạp
chiên bơ ăn với bánh phồng
tôm. Bọ cạp nuôi mập cỡ 6
cm chiên dòn, lúc đầu ngài
ngại, nhưng quen miệng thấy ngon làm người
đãi phải kêu thêm một dĩa,
...
Nhà
của ba cô Vương (Wang) nằm trong bin đinh
tập thể Văn công, nhà có 3 phòng,
trong lúc nhà một trung úy có 2 phòng.
Một công nhân viên được
cấp nhà loại này, ngoài ra còn
được trợ cấp điện,
nước, y tế phí. Chính phủ
dần dần bỏ chế độ bao cấp
này nên nhà cửa không được
tu bổ, xuống cấp thậm tệ, cửa
nẻo vá víu, nhìn vào giống
như những hang chuột. Bù lại thì
lương họ thấp (khoảng 500 Yuan = 62 US$),
trong lúc thơ ký một hãng tư lãnh
khoảng 600 US$ nhưng không có phụ cấp
gì hết. Trung quốc vẫn còn duy trì
chế độ xã hội song hành với
tư bản (biểu tượng là nhà
lầu, xe hơi, máy móc), những
nhu cầu cơ bản vẫn được
trợ cấp, như xe buýt, xe điện
ngầm (1 Yuan), tem thư trong nước (0,2
Yuan), tem thư ngoại quốc (2,9 Yuan); gạo rau
đều rất thấp, tắc xi lên
trả ngay 10 Yuan, xe lửa giá ghế mềm
mắc bằng 4 lần ghế cứng (bình
dân).
Ông
Vương bứt rứt về việc
hai đứa chúng tôi không một
chữ Tàu dính túi mà dự
định đi khắp nước Tàu.
Ông bèn lục lại hồ sơ đám
học trò âm nhạc của ông ở
các tỉnh khắp nước, rồi
ông điện thoại dặn dò học
trò ra tận nhà ga đón chúng
tôi.
Lên
xe, chúng tôi làm quen với một
công nhân làm ở Vladivostock, anh chàng
rán rặn đỏ mặt tía tai được
mấy chữ Anh, và một nhà nghiên
cứu ở Nam ninh (Nanning) từng du
học ở Mỹ đến chuyện trò.
Xe lửa Tàu có 4 hạng: ghế cứng
bình dân, mua vé lúc nào cũng
có, có quyền khạc nhổ tứ
tung; từ ghế mềm trở lên
có máy lạnh; ghế mềm giá
vé bằng hai, có nhiều tiện nghi và
sạch sẽ hơn; giường cứng
có 6 người một ca bin, giá bằng
4 lần ghế cứng; và hạng giường
mềm 4 người trong một ca bin thường
dành cho cán bộ cao cấp, chăn và
ra (drap) trải giường được
thay mỗi chuyến, mỗi giờ có
người lau quét sàn và châm
nước nóng. Thức ăn bán
theo xe đẩy hoặc ở toa nhà hàng:
2,5 US$ cho một bữa ăn 3 món.
Bắc
kinh - Quế lâm (Guilin) 2200 cây số xe lửa
chạy 2 đêm một ngày, tốc độ
trung bình 80 cây số một giờ.
Gần đến nhà ga, bao nhiêu người
nhắc nhở, người phụ tránh
toa thông báo có người ra đón.
Học trò ông Vương là một
thầy dạy âm nhạc, có dẫn theo
một cô giáo sư Anh văn. Họ khệ
nệ dành khiêng va li lại khách sạn
gần đó, lấy phòng và dặn
mua vé cho chuyến tới. Tụi tôi
làm một vòng thành phố. Gần
biên giới Việt nam nên Quế lâm
có một cái nóng những ngày
Tết bên ta, đường phố
rộng rãi nhưng xe cộ thật hỗn độn
như mọi nơi trên nước Tàu
(trừ Thượng hải và Bắc
kinh tương đối trật tự hơn),
bất kể đèn xanh đỏ, người
đi bộ, xe đạp, mạnh ai nấy dành
đường mà đi. Tuy nhiên
có lẽ họ cũng có những
thoả hiệp riêng nên ít xảy ra
tai nạn; ai yếu thế thì nhường
người khác đi qua, kèn chuông
đinh tai nhức óc.
Thường
người ta đi từ Quế lâm
tới Dương sóc (Yangshuo), 80 cây
số, bằng đường sông. Nhân
lúc hỏi thăm chỗ mua vé thuyền
đi Dương sóc, tôi có được
làm quen với một cô bé công
nhân giặt mướn. Cô ta dẫn
tới, dẫn lui, điện thoại lung
tung, cuối cùng phải nhờ ông
anh chở đi Dương sóc bằng
tắc xi. Từ Dương sóc chúng
tôi mướn thuyền đi Phù
lý (Fuli). Sông Lý giang nước
trong vắt lờ đờ chảy
qua một vùng núi đá vôi hình
dáng trơ trọi, hai bên bờ tre
mọc phủ như tóc mây xỏa kín
bờ vai. Các ngư phủ dùng thuyền
làm bằng ống tre ghép lại để
di chuyển, đánh cá bằng chim cốc
(bói cá, cormoran). Thật là một phong
cảnh thần tiên ở hạ giới.
Phù lý là một làng quê mang
nhiều sắc thái đặc thù của
Trung quốc, không khí tĩnh mịch, nhà
cửa thô sơ, tối tăm, nếp
sống bình dị, ...
Chúng
tôi có dịp ăn cơm trên thuyền
dọc theo sông Lý với món cá
trạch nấu lẩu, cá chiên tươi
dầm nước mắm, cá chưng
tương ... Dọc theo sông đầy hoang
dã thỉnh thoảng có một vài cô
đầm thả phao trôi dọc theo sông,
rồi nhờ các thuyền kéo trở
về Dương sóc. Đến ngày
5 tháng 9, 1996, chúng tôi viếng công
viên Lộ đế (Ludi), một vùng đồi
núi đặc biệt của Quế lâm.
Cũng
như hầu hết trên đất Tàu,
có rất nhiều nhà tập thể,
các bin đinh khoảng 10 năm trở
lại, người Tàu ít săn sóc
nhà cửa, phòng ốc tối tăm,
các hành lang công cọng đầy
rác rến, ánh sáng mù mờ.
Đối với họ, nhà chỉ là
nơi đặt lưng nghỉ, ăn uống
qua loa, còn lại là buôn bán hay làm
công nhân viên. Do đó mà khắp
thành phố người người
đều bán, nhà nhà đều
bán, và ở đâu cũng có
người mua.
Ngày
6 tháng 9, chúng tôi lấy xe lửa
đi Hàng châu (Hangzhou), Triết giang (Zhejiang),
cách khoảng 2000 cây số, chạy trong
2 đêm một ngày. Trên xe tôi có
trò chuyện với một gia đình
khá giả, cô chị đã có
việc làm ở Thượng hải
(Shanghai), nói thông thạo tiếng Anh, hai
đứa em học đại học chập
chững đến Thượng hải
tìm việc làm. Đây là một
phong trào, ai ai cũng đổ vào các
vùng kinh tế đặc biệt để
có cơ may làm ra tiền. Họ cũng
có nhiều ý kiến về chính
sách mở rộng, về tham nhũng,
về kinh tế thị trường của
nhà nước cọng sản, những
điều mà 5 năm trước đây
họ không hề dám mở miệng.
Chúng
tôi nhận thấy trên xe lửa, xe buýt,
tắc xi, hay bất cứ ở đâu,
người Tàu rất dễ làm
thân với nhau, dễ hàn huyên
với nhau, và từ đó câu
chuyện kéo dài ra như anh em trong một
nhà. Đồng thời họ cũng
thích xen vào việc của người
khác không ăn nhằm gì tới
mình. Một cuộc cãi lộn ngoài đường
là một dịp may cho bao nhiêu người
bàn tán góp ý. Như vậy thành
ra khi chúng tôi đưa họa đồ
thành phố ra hỏi thì cả chục
mạng saün sàng hướng dẫn
nhiệt tình. Rốt cuộc một là tụi
tôi không hiểu gì cả, hai là
trớt lớt, ba là họ dẫn
đến hang cùng ngõ hẻm.
Còn
gọi là Giang nam (thất quái!), Hàng
châu là nơi Trần Cận Nam dấy
quân Thiên địa hội chống nhà
Thanh, nên Vi Tiểu Bảo đứng giữa
thầy và bạn (vua Càn long). Ở
đây nổi tiếng nhờ Hồ
Tây (Hu Xi). Hồ rộng khoảng 5 cây số
vuông, đẹp nhờ bờ hồ
có nhiều sen, có nhiều cầu hình
vòng cung, nhứt là ở giữa
hồ nổi lên các đảo nhỏ
nhiều nhà thủy tạ, thảo mộc xanh
um. Hàng châu cũng có đặc điểm
là các người bắt mối
chở thuyền dạo hồ dai như đỉa
đói, họ cứ theo lải nhải
cả cây số, nhất định không
buông khách bốn phương. Nhiều
tượng Phật cao cỡ 35 thước,
tượng Phật nằm khoảng 50 thước
dài, nhiều tượng Di lặc, Bồ
tát, được tạc trong núi đá
ở Linh ẩn tự (Linyin - Temple de la solitude
inspirée), làm cho chúng tôi bỏ ý
định đi Lã dương (Luoyang) vì
ở đây cũng có các tượng
tương tự. Chùa Lục hòa tháp
(Liuhe ta - Temple des six harmonies) có nhiều tháp
cao đủ kiểu, đủ loại, trong đó
có cái cao đến 60 thước.
Mỗi
sáng, nếu ai chịu khó dậy sớm
khoảng 5 giờ 30, sẽ được
chứng kiến một cảnh lạ mắt
trên hồ Tây: hàng đoàn người
từng nhóm thực tập các môn
thể dục như múa gươm, Thái
cực quyền, múa gậy, đi ngược,
Thiếu lâm, Thiền, và cả các
điệu vũ như Tango, Madison, Paso, cũng
được chiếu cố qua các máy
cassette cầm tay.
Chiều
chiều hai đứa tôi thay phiên
dẫn mấy cô hầu bàn chỉ các
món ăn có saün để đặt
hàng, vì "thiếu chữ nghĩa" để
giải thích. Cơm xong là thả bộ
dọc theo con đường chợ Đêm,
được bày bán trên một
con đường tấp nập, nào
là bình trà (Triết giang nổi tiếng
về đồ gốm), tượng Phật,
triện ấn bằng đá có khắc
tên mình, tranh, bút lông, ... và
nhất là gương sen, củ ấu, xá
lị, hột dẻ (marron) nướng, khoai
lang nướng, ... rất hợp khẩu
vị cho ai thích ăn vặt như tôi.
Thật
là bối rối cùng cực khi biết
mình lọt vào một "tour" dành cho người
Tàu: mua vé bên vệ đường,
tưởng là vé thường
đi Hoàng san (An huy), ai ngờ họ xí
xô xí xào, mình không hiểu mô
tê gì cả. Từ Hàng châu
đi Hoàng san chỉ có 320 cây số,
mà bác tài lết tới hơn
8 giờ, lý do là đường
xấu, lại chật, hiểm trở, mà
bác tài lại nổi tiếng về tiết
kiệm xăng, mỗi lần tới đầu
dốc là bác tắt máy rồi
cho đổ dốc, hết dốc lại ì
ạch leo lên. May sao, lúc viếng một
ngôi chùa, chúng tôi gặp một
sinh viên Nhựt theo học tiếng Tàu
một năm ở Bắc kinh, nay mãn khóa
anh dẫn ông thân đi một vòng
nước Tàu. Lòng tốt của
anh thật hiếm có, anh ta bỏ đám
bạn, cùng theo xe chúng tôi về khách
sạn để đặt phòng, chỉ dẫn
các nơi phải xem, giờ giấc hẹn
hò với đoàn, rồi trở
về khách sạn của anh để ăn
cơm với ông thân, xong trở
lại khách sạn chúng tôi ở.
Sáng
hôm sau, chúng tôi đang ở lưng
chừng núi (đoạn trên cable car)
thì lại thấy anh ta hì hục dẫn
ông già leo lên, mặc dù hôm
trước hai cha con đã leo lên rồi.
Anh ta nói dối với ông già
là đánh mất địa chỉ,
lên xin lại với mục đích
là hướng dẫn tụi này tường
tận qua các đỉnh của Hoàng san.
Cao 2100 thước, Hoàng san không thuộc
bốn ngọn núi linh thiêng của Trung
quốc là Nga mi sơn (Eimeshan), Phổ đà
sơn (Puthuoshan), Vũ đại sơn (Wutaishan),
và Cửu hoa sơn (Jiuhashan), nhưng nổi
tiếng đẹp nhất Trung quốc, và
có thể đẹp nhất thế giới.
Các ngọn trọc cao sừng sững
lơ lửng giữa làn mây như
những đảo trôi giạt giữa
Thiên thai, những cành tùng vặn
vẹo cả trăm tuổi từ trong hốc
núi cheo leo mọc xiên ra. Nhiều cặp
nhân tình trẻ mang những khóa
có khắc tên họ của mình lên
đây xích lại thành một sợi
dài lê thê, như vậy mối tình
của họ sẽ trăm năm bền vững.
Sáng
5 giờ, thiên hạ đập cửa
kêu nhau dậy đi xem mặt trời mọc
ở Bắc hải. Hình bóng các
ngọn núi hùng vĩ vượt thẳng
lên nền trời, tô điểm
bởi các cành tùng in lên bầu
trời mờ ảo, mặt trời
từ từ nhô lên giữa
đám mây làm người xem
có cảm tưởng như đang ở
cõi non bồng nước nhược.
Những gì thấy trong tranh thủy mạc
là có trong hiện thực. Nếu phải
đi một lèo từ dưới
thẳng lên thì không khó lắm,
cái khó là ở chỗ lên
tới một đỉnh lại phải tuột
xuống mấy trăm bậc rồi ì ạch
leo lên mấy trăm bậc cho đỉnh
kế tiếp. Cả mấy ngàn bậc thang
gồm những viên đá ngang cỡ
2 thước, được sắp xếp
ngay hàng thẳng lối, trên đường
cứ một trăm thước lại
có giỏ rác, một người phụ
trách quét dọn. Cả một đạo
quân hốt rác để khắc lại
đạo quân du khách xả rác, bù
lại 10 US$ vô cửa và 10 US$ đi
cable car.
Quang
minh đỉnh (Pic of Clearness), nơi Minh giáo
quần họp bầu Trương Vô Kî
làm giáo chủ, chỉ là ngọn núi
cao nhất, hình bầu trơ trọi hiện
là đài phát tuyến địa
phương. Phải mất 7 giờ để
xuống, mỏi bắp đùi hơn cả
lúc đi lên. Đi lên khó khăn
như vậy mà nhiều nhân công kiệu
mấy người già, họ phải
gánh từng 6 viên gạch lốc (bloc),
từng 15 kí lô cát, thức
ăn, ngay cả máy diesel, lên tận đỉnh.
Họ đã phải hò hát lấy
lại sức, đi chừng 15, 20 bậc
lại ngừng lại để nghỉ lấy
sức. Đó cũng là lý
do để các khách sạn ở
đây lấy gấp đôi giá
dưới đồng bằng.
Nói
là để tránh di chuyển ngày
13, chúng tôi ở lại Hàng châu
thêm một ngày. Ngày 14 thay vì đi
Tô châu (Suzhou) bằng thuyền mất
12 tiếng, tụi tôi đi xe lửa qua
ngã Thượng hải chỉ mất hơn
4 tiếng. Đến nhà ga Tô châu,
bà xã tôi kéo va li không nổi.
Bỗng có một kỹ sư Tàu nói
được tiếng Anh, làm quen kéo
giùm. Thấy bọn tắc xi đeo quá,
ông nạt đùa, rồi hướng
dẫn tụi tôi về khách sạn, lại
hẹn đến thăm Vô tích (Wuxi) cách
đó 80 cây số. Tô châu nổi
tiếng về tơ lụa và các vườn
hoa. Tơ lụa thì bà xã tôi ham
mua chất đầy va li làm tôi vác
khờ luôn. Vườn hoa có đặc
điểm là họ phối hợp đá,
hồ sen, thủy tạ, so với Nhật thì
Trung hoa rất cầu kỳ, lấy màu đỏ
làm màu chính. Quay phim các kinh rạch
đẹp hơn Venise nhờ các cầu
vồng, ghe thuyền qua lại, các bờ
đá cũ kỹ; nhưng trong thực
tế thì không có gì thơ mộng
vì nước ở đây bị
ô nhiễm nặng. Giang nam là huyết mạch
của nền thương mại của Trung quốc
từ ngàn xưa nên ngày nay vẫn
còn lại dấu vết của thời
xưa. Ngoài Thượng hải và Bắc
kinh, Tô châu đứng đầu
về tầm vóc các cửa hàng
bách hóa (department store): lớn gấp
rưỡi Lafayette, bằng Macy's ở New
York, nhưng ở đây nhiều chủ,
mỗi chủ bán một loại hàng, hoặc
một hiệu.
Ngày
15 tháng 9, 1996: trong thơ bằng tiếng Tàu,
ông Vương dặn tài xế đưa
ra highway bus (trạm xe buýt đường
xa). Vì không có highway bus, anh ta lại tưởng
bảo đưa ra highway, làm tôi phải
rát cả họng mới trở lại
được bến xe đò thường.
Vô tích (có nghĩa là "no silk", để
đối lại Giang nam có nhiều "silk")
có một cái hồ mênh mông, muốn
ra đảo phải đi bằng thuyền,
trên đảo có đền chùa,
tượng thần linh cao 50 thước.
Các thành phố lớn như Vô
tích, Thượng hải, cứ cách
vài lốc lại có một bin đinh
xây cất ngày và đêm. Tưởng
tượng với nhịp độ đó
không bao lâu nữa thành phố
nào cũng đầy khách sạn và
cửa hàng lớn.
Ngày
17 tháng 9, chúng tôi rời Tô
châu đi Thượng hải, một tiếng
rưỡi. Hệ thống xe lửa Trung
quốc có nhiều cái kỳ cục.
Khách sạn ăn chịu với xe lửa,
phải ở khách sạn mới nhờ
họ mua vé xe cọng thêm 10 Yuan. Nhược
bằng sắp hàng ở nhà ga thì
chỉ nhận được hai tiếng "Mèi
Yòu" (không có), nếu không thì
phải chấp nhận vé ngồi cứng:
bị khạc nhổ như mưa bấc. Đã
vậy lại không được giữ
vé trước cho chặng kế tiếp.
Do đó phải đến Thượng
hải, ở khách sạn rồi mới
nhờ họ mua vé về Bắc kinh.
Trên xe, 4 người lạ hoắc, gặp
nhau ráp lại là họ gầy sòng
đánh một loại bài gần giống
như xập xám, đánh ăn chơi
nhưng vui như quen nhau từ lâu đời.
Thế là tôi quen được một
business man, làm cho một công ty xuất nhập
cảng ở Vô tích, đi Thượng
hải họp. Anh chàng khệ nệ khiêng
va li gởi tủ khóa (luggage locker) rồi
lại khách sạn Longmen ở kế bên
định mướn phòng rồi nhờ
mua vé xe. Ai ngờ ở đây
là khách sạn quốc tế nên có
quầy bán vé xe y như trong ga. Mua vé
xe được, nên tụi tôi chỉ
ở lại cho tới tối. Anh chàng
hướng dẫn tụi tôi ra Đại
lộ Thừa lương (The Bund Ave-nue) xem phố
Thượng hải đến tối mới
lên xe lửa về Bắc kinh.
Thượng
hải - Bắc kinh: 1100 cây số, 18 tiếng.
Ngày
18 tháng 9, chúng tôi từ khu đại
học Hải định (Haidian) đến đền
Lạt ma, đến những 4 tiếng, xem
một tiếng, về 3 tiếng. Giống như
Cấm thành nhưng tầm vóc nhỏ
hơn, đền Lạt ma từ ngoài
vào tới trong cứ qua một lớp
cổng lại tới một cái đền
trong có nhiều tượng Phật và
sư Tây tạng.
Sáng
ngày 21 tháng 9 đi xem Lâu đài
Mùa hạ cũ (Yuanmingyuan - Nguyên minh viên),
vào cửa là gặp ngay các tượng
giả như người thiệt giống
Thúc Sinh, Thúy Kiều. Bà xã tôi
bèn giả làm tỳ nữ hầu
Thúc Sinh. Phía sau là một cái hồ
lớn đầy thuyền buồm, nhiều
liễu, tùng, và các cầu vồng
tô điểm cho vườn hoa.
Nằm
trên đồi cao phía sau Cấm thành,
Bạch tháp (White Pagoda) là một tháp
trắng to khoảng 10 thước đường
kính, tháp nhìn xuống hồ, chung quanh
có nhiều đền và bức
tường nổi tiếng có 9 con rồng.
Bản
chất của người Tàu là
hòa đồng và xuề xòa. Một
hành khách bị một tên đồ
tể trên kệ rớt xuống thiếu
điều trặc cả cổ mà người
bị thương chỉ lấy tay xoa xoa rồi
cười thôi. Rất dễ làm
bạn và có óc của người
buôn bán, đồng thời không
sạch lắm, đồ đạc để
ngổn ngang, không trật tự, hay chen lấn.
Bạn đừng lấy làm lạ là
mình đang tới phiên sắp mua
vé thì bỗng đâu một chàng
hộ pháp nhảy bổ vào lưng mình
chìa tiền mua vé và người
bán vé cũng bình tĩnh bán
luôn. Họ là những người
khề khà nhất thế giới, vui
cười bất kể giờ giấc.
10 giờ đêm vào tiệm chạp
phô gõ cửa xin điện thoại
mướn, bà chủ không ngớt
"qỉng nị, qỉng nị" (xin mời, xin
mời).
Ngoài
đường bao nhiêu người
bình thản đạp những chiếc
xe cọc cạch, trên xe buýt họ trò
chuyện như bắp rang dù cho xe chật như
nêm. Trong khách sạn, mỗi tầng có
một cô gác thường trực
để vui vẻ tiếp khách, mở
cửa phòng, phục vụ nước
uống ... Trong tiệm ăn tôi có dịp
quan sát mấy cô hầu bàn, họ
vui vẻ làm tất cả mọi chuyện
không bao giờ sanh nạnh so bì: lấy
thực đơn, phục vụ, lau nhà,
thay nắp bàn, giặt khăn ăn ... Toàn
người trẻ, hơi lớn tuổi
là hưu trí non, ở nhà coi chừng
cháu cưng.
Những
nhận xét trên làm tôi suy nghĩ
những đức tính mà người
Tàu hiện có xuất phát từ
dân tộc Hán, hay do những biến
cố chính trị (như Bước nhảy
vọt, Cách mạng văn hóa, Thiên
an môn, ...) đã nhào nắn, cho họ
trải qua bao đau khổ, sống lây lất
trong đau khổ hay làm rất nhiều mà
không lãnh được bao nhiêu.
Bây giờ kiếm được
chút việc, có đồng ra vô (dù
rất khiêm nhường), nhưng họ
vẫn thấy hạnh phúc mặc dù công
việc nhọc nhằn. Buôn bán phải
trả giá, dù là buôn lẻ nhưng
số đông rất lương thiện,
họ trả lại ngay dù dư chỉ một
"jiào" (0,01 US$). Tôi đã từng
trả tiền bằng cách móc cả
bụm tiền để họ chọn mà
không lần nào thấy lố. Những
biện pháp răn đe như xử bắn
tại chỗ ăn cướp, bắt đeo
bản án nếu là ăn cắp vặt
đã làm cho thành phố an toàn
thật sự. Đi ngoài đường
không hề nơm nớp bị giựt
dọc, mấy cô gái mười mấy
tuổi tỉnh bơ dạo mát ban đêm,
không hề biết du đãng cao bồi
là gì. Mong sao họ vẫn giữ mãi
những đức tính đó.
Sống
ở trời Âu, ta có cảm tưởng
an toàn vì có cảnh sát, lưu
thông trật tự nhờ đèn
xanh đỏ, nhưng đời sống
luôn luôn bị thúc đẩy vì
công việc (stress), nơm nớp lo sợ
mất việc, lo sợ trộm cướp
giết người. Ta đã có
nhiều ưu phiền trong cái vỏ an ninh
đó. Ở Trung quốc, bề ngoài
như thiếu an toàn, như hỗn độn
trong nhà cửa, lưu thông loạn xà
ngầu, chen lấn chỗ đông người,
nhưng người dân sống thư thả,
lương thiện và hiền hòa, không
lo trộm cướp. Họ thực sự
an bần lạc đạo trong một khung cảnh
hỗn độn khó tả.
Ở
Bắc kinh có xe điện ngầm (subway),
có xe điện chạy bằng bánh cao
su (tramway), một loại xe buýt lớn luôn
luôn đầy ắp do toàn đàn
bà lái, và một loại xe buýt
nhỏ (minibus) 16 chỗ ngồi, thường
có một phụ lơ đứng bán
vé và đón khách. Chúng tôi
thường sử dụng ngôn ngữ
của mấy người câm để
đi đường: muốn di chuyển
trong thành phố tụi tôi chỉ địa
điểm muốn đến trong bản đồ
thành phố, nếu phụ lơ gật đầu
là tụi tôi leo lẹ lên được.
Đến nơi, chị ta ra dấu là tụi
tôi ngoan ngoản tuột xuống ngay.
Phải
mất hai tiếng để dành chỗ
xem đoàn nhào lộn Bắc kinh, khách
ngoại quốc bị chém 8 US$ nhưng được
ưu tiên ngồi các hàng ghế giữa.
Đoàn gồm toàn trẻ con 10-17 tuổi,
xuất sắc trong các màn dẻo dai và
nhào lộn.
Nhiều
chuyện lạ xảy ra lúc ra phi trường:
không có màn khám đồ cổ,
hành lý không hề bị cân lường,
nhưng bị mất cả tiếng vì thủ
tục rườm rà xuất cảnh,
máy bay bay trễ cả tiếng. Về đến
Frankfurt sau 9 giờ rưỡi bay, đến
Bruxelles sau 35 phút bay.
Đây
là cuộc hành trình mà vợ
chồng tôi mơ ước từ
lâu, nhiều bạn bè tưởng
như không thực hiện được.
Trên đường dong ruổi, tụi
tôi còn nhận được tin vui
các con ở nhà thi đậu ra trường.
Có lẽ nhờ may mắn nên đến
mỗi nơi đều gặp "quới
nhơn" giúp đỡ, hay nhờ
lòng tốt của cả một dân tộc
hiếu khách. Chỉ biết rằng khi trở
về quê hương thứ hai của
mình, nhìn qua khung cửa kính máy
bay thấy mưa phùn lất phất bay lạnh
lẽo ảm đạm, chúng tôi lại
luyến tiếc nắng ấm của Bắc
kinh, ngọn núi Hoàng san có mây bay
lơ lửng ngang đồi, hồ Tây
với liễu rũ la đà, Quế
lâm có mặt nước xanh biếc
của Lý giang, và nhớ mãi đến
người dân chất phác cần
cù của Trung quốc.
Boncelles,
Trung Thu 1996
Thủy
Trường