Úc
châu đấõt rộng người
thưa,
Thiên
đàng hạ giới, không thừa
lời khen.
Hè
1997 tôi viếng Úc châu. Tìm cách
liên lạc với anh, nhưng thơ không
trả lời, điện thoại không
đáp. Tôi mượn trang bản tin
THĐL nầy kể cho anh nghe về cái xứ
Úc của anh. Tôi viếng Úc trong ba
tuần lễ. Tôi thấy lắm chuyện
ngộ nghĩnh, cảnh vật tràn trề,
tâm tình chứa chan. Nói là hè
chớ thật ra là đông ở
xứ Úc. Đông ở đây
(+8 độ C) chưa thấm thía gì với
đông ở Ba lê, mà lại còn
tràn ngập ánh nắng ban mai. Khi anh biết
được cảnh trời âm u
ướt át mùa đông Paris,
thì anh mới thưởng thức
được bầu trời quang đãng
sáng rực ánh thái dương của
mùa đông Sydney! Mặt trời tuy
không tốn tiền, nhưng ông Trời
đâu có chia phần đồng đều
cho mọi người! (Cho nên nếu anh
có bị hiếp đáp, xin đừng
kêu ông Trời bất công!)
Sau
khi đến Sydney, tôi (cùng với
người nhà) khởi hành đi
viếng miền nam nước Úc. Đi
bằng Toyota Tarago 8 chỗ ngồi. Ngang qua Canberra
bận đi, tôi ngủ đêm tại
một Caravan Park. Thoạt tiên, tôi nghĩ
là đất cắm trại. Ở Pháp,
tôi vẫn đi cắm trại. Nhưng Caravan
Park ở Úc là chuyện khác: nhà
vách bằng cây, có cửa, kín
gió kín mưa, chớ đâu phải
cần câu căng lên lều vải, có
khả năng chứa đến bảy
người. (Vì họ hàng nhiều
năm chưa gặp nên chúng tôi cần
ở chung để hàn huyên nhiều).
Bảy người một đêm mà
họ chỉ lấy có 75 AUS$ thôi, kể
cả giường nệm chén bát
muỗng nỉa bếp núc đèn khí
nước. Đó là một ngạc
nhiên lý thú!
Đêm
hôm sau bọn tôi ở nhà anh HVThiết.
Tìm nhà anh Thiết chưa ra thì gặp
một cảnh chùa. Lạ quá, ở
cái xứ convicts của Nữ Hoàng
Victoria mà lại có chùa Phật. Lại
còn có sư VN trụ trì! Nghe sư nói
Phật, tôi nghĩ ông nầy là thứ
thiệt chớ không phải sư quốc
doanh. Bạo mồm tôi hỏi sư làm
sao mà sư trôi giạt về đây?
Sư đáp: vượt biên! (Tôi
chưa quy y nên cứ gọi là sư
vì không rành pháp danh ngôi thứ).
Thỏa mãn với câu trả lời,
tôi cúng dường và xin thỉnh
kinh.
Melbourne
là chặng kế tiếp. Hume highway đi
từ Canberra đến Melbourne 800km. Tôi
tưởng là xa lộ thứ thiệt,
vì cũng có hai lanes láng cóùng
mỗi bên, cũng có dãy đất
giữa, nhưng mà chưa phải xa lộ
theo định nghĩa công chánh: thỉnh
thoảng có ngã tư, rest area chẳng có
quán cóc gì ráo, phải rest bên
gốc cây, trạm xăng thì biệt mù
thăm thẳm, có lần tôi lên
ruột vì ỷ y còn nửa bầu
xăng! Người ta đã nói
highway cơ mà, ai bảo cứ nhầm
lẫn với freeway! Xứ Úc cho chạy
có 110km/h thôi cho nên 800km có hơi
lâu. Chúng tôi có dừng chân
tại một thành phố lẻ. Thành
phố nầy rất là xinh xắn, có
quán McDonald, có quán KFC, có xác
tàu lặn giữa đất liền,
có cửa hàng cất từ năm
1802, năm mà bên ta vua Gia Long lên ngôi,
Pháp chưa vào Nam kỳ Lục tỉnh.
Đến
Melbourne tôi được đi chợ
Footscray. Ở đây toàn là tóc
đen. Nghe kỹ, họ nói tiếng của
mình. Ô vui thay, họ nói tiếng VN!
Ở xứ Pháp tôi đâu
có cái chợ như vậy. Kể ra
chợ nầy to thật, có khi to hơn
chợ Đa kao của tôi hồi trước.
Bước quanh một khu phố, nhìn qua
nhà chợ bên kia đường,
tôi đọc được một hàng
chữ to FM FM FM FM chạm trổ bằng xi măng
trên thành chợ. Tôi giựt mình
: Ở đây người ta bán
súng kia kìa ! Cốt tôi có bốn
năm quân ngũ cho nên chữ FM đối
với tôi là súng liên thanh!
Rất đỗi sửng sốt, tôi
quan sát một hồi mới nghĩ ra:
Footscray Market! Ôi, cái bức màn vô
minh của tôi sao mà nó dầy cộm
quá!
Chưa
hết ngạc nhiên! Đi vào trong lòng
chợ FM tôi thấy hàng rau cải
trái cây sao mà nhiều quá. Tôi
nghĩ: quân ngũ nào ăn cho hết.
Toàn là rau tươi nhiệt đới
quê nhà. Không thấy một cọng
rau héo. Tôi vẫn chưa hiểu họ
vất rau héo đi đâu cho hết
mỗi ngày! Ngạc nhiên nầy chưa
đáng kể bằng hàng thịt: người
đứng cầm dao lẻo thịt ở
đây là một cô bán hàng.
Cho tới hôm nay tôi chỉ biết
có tên đồ tề hung bạo chớ
có bao giờ đàn bà con gái
ai mà đi chặt thịt bò thịt heo.
Các cô lại mặt áo choàng đồng
phục đỏ trông rất là xinh đẹp.
Họ chính là cô gái VN. Tôi chụp
một tấm hình làm kỷ niệm vì
đàn bà VN dám làm đủ
nghề. Tôi phục thật!
Tối
về Melbourne, tôi được dịp
hàn huyên với các THĐL ở
đây tại nhà anh Ngọc. Thật ra chỉ
có hai người: Anh chị Nguyễn
Thạch Ngọc và Anh Chị Nguyễn Thị
Kiêm Loan. Nhà anh Ngọc to thật, làm
tôi láng mắt. Nhưng sự có
mặt của chị Loan (và cả anh nữa)
làm cho tôi mừng rỡ hơn
vì tình thắm thiết THĐL hải
ngoại. Tôi biết chị Loan ở một
thời điểm xa và thời
gian ngắn. Vậy mà tôi không bị
lờ đi khi chị biết tôi đến
quê chị. Mong sao mọi THĐL các nơi
được như vậy! Còn một
chị nữa cứ vắng nhà như
là chim nhạn. Điện thoại đến
nhà thì đầu dây lại đáp
bằng tiếng VN: ở đây không
có ai tên là Song Hương.
Tiếp
tục hành trình, tôi viếng bờ
biển miền nam nước Úc. Có
khi qua rừng khuynh diệp, có khi qua rừng
thông tựa như rừng Blao. Kaola rừng
không thấy, chỉ thấy Kangaroo cà thọt
qua đường bạt mạng. Bờ
biển nam Úc có phần ngoắt ngoéo,
nhìn ra Nam băng dương cảnh trí
đẹp thật, đáng một chuyến
đi. Tôi đến một địa danh
tên là "Mười hai sứ đồ"
(Twelve Apostles). Đó là những hòn
đá đỏ do ông Tạo điêu
khắc trồng giữa bờ biển.
Thấy sóng nước thủy triều
vỗ về hòn đá, tôi lại
nghĩ tới quê nhà đã
mất:
Đá
đỏ hao mòn theo sóng nước
Vạn
vật rồi ra phải chuyển mình
Huống
chi một nước linh đinh
Vô
minh ngu muội tưởng mình diên niên
Khi
rời 12 sứ đồ, thì trời
cũng vừa sụp tối. Lần theo ven
biển chúng tôi đi kiếm Caravan Park.
Nhưng ở đây chỉ có vách
đá! Đi đêm đến nhừ
người mới gặp được
một motel giữa triền núi. Ngã
người ra khỏe quá!
Đã
đến lúc phải quay đầu về.
Chúng tôi tìm lối đi bằng
phẳng hơn. Phía đồng bằng thì
toàn là cánh đồng bát ngát.
Miền nam VN có câu: ruộng cò bay thẳng
cánh. Miền nam Úc châu, phải nói:
ruộng cò bay mỏi cánh. Phong cảnh như
trong phim Dallas JR, với trang trại rộng lớn,
hàng rào sơn trắng, nhà này
tiếp đến nhà kế cận cách
nhau cỡ một cây số đồng
cỏ; mỗi trang trại đều có một
đàn bò cỡ 100 con là ít,
nhởn nhơ đêm ngày trong sương
gió. Ở đây người
ta không nuôi bò trong chuồng. Xin nói
thêm là miếng bò tái trong tô
phở Bankstown ngon đáo để, hơn
hẳn Little Saigon. Các THĐL Cali không tin
thì cứ kéo nhau về họp ở
Sydney một phen sẽ biết. Anh Úc Chị
Úc sẽ mừng lắm đó!
Trên
đường về, tôi ghé lại
Canberra vì trên chuyến đi anh HVThiết
vắng nhà bận đi họp THĐL 1997
ở Cali. Gặp được cả nhà,
vui mừng lắm. Anh Thiết đưa chúng
tôi đi xem những nơi tôi chưa
biết của thành phố. Đúng
là thổ địa mới biết
hết như vậy. Anh Thiết là một
trường hợp vượt biên
thành công đáng được
ghi vào Readers Digest. Xin anh Thiết cho phép
tôi kể cuộc đời lập nghiệp
của anh. Khi đến Úc anh Thiết bắt
đầu làm việc cho một nhà thầu
tư. Lương bổng không cao vì bị
coi như không có văn bằng. Cách
chọn người làm công ở
Úc có chỗ đáng chê: Bằng
cấp Úc thì chẳng bằng ai mà
phải có văn bằng Úc thì mới
được xét đơn. Pharmacie ở
Úc học 3 năm + 1 năm bán hàng.
(Pháp 5 năm + thèse). Anh Thiết cố
công học thêm ban tối. Có được
mảnh bằng, anh được nể hơn.
Ít lâu sau anh được Cty Điện
Nước Úc thâu nhận với
hàng kỹ sư. Trong 10 năm tại chức
anh được cất nhắc liên tiếp.
Khi trưởng sở về hưu, anh lên
ngồi ghế trưởng sở thiết
kế!!! Một kỹ sư VN vừa ngoài
50, ít thâm niên, Á châu, thay thế
một trưởng sở Úc tới
tuổi về hưu, xin khen anh một tiếng và
xin anh cho bạn bè Bà Quẹo và THĐL
được miếng thơm lây. Chưa
hết! Trong thời gian đó anh chị
Thiết có quen một người khác.
Vợ chồng anh Thiết (góp phần
hùn nhỏ) và nhóm người
kia bày ra lập tiệm bánh mì. Một
tiệm bánh mì sinh ra hai tiệm bánh mì,
rồi sinh ba tiệm bánh mì, rồi sinh
bốn tiệm bánh mì, rồi năm tiệm,
rồi sáu tiệm, rồi ..., rồi ... Hôm
tôi gặp anh, anh đang "thiết kế" tiệm
thứ chín!!! Con người giản
dị, anh Thiết kể tiếp: "Kiếm nhiều
tiền làm chi cho mệt. Cho nên tôi đã
xin thôi Cty Điện Nước Úc
và có lẽ 9 tiệm cũng đủ
rồi. Bây giờ tôi thong thả lắm."
Triết lý nầy của anh Thiết rất
đúng ý tôi. (Nhưng về tiền
nong, tôi thua xa anh Thiết) :
Tiền
nong nhân thế bao là đủ.
Hạnh
phúc trần gian đếm đủ thì
mua.
Tôi
trở về Sydney và sau đó đi
viếng Gold Coast. Gold Coast là một địa
danh của Úc có thể nói là
dành cho du khách; thành phố lớn
gần đó là Brisbane. Thân tôi
chỉ biết có vài bờ biển
thôi như là: VN, Pháp, Togo, Cali, Bali. Nhưng
bờ biển Gold Coast thật không hổ
danh là biển vàng với hạt cát
nhuyễn mịn đặc biệt. Về mặt
thiết kế đô thị, và giữ
gìn sạch sẽ tiện nghi bờ biển,
phải công nhận các ông thị trưởng
cai trị ở đây có trí khôn
và chu đáo. Ở đây có
những trung tâm thương mại đồ
sộ như Paradise Center, Pacific Fair. Đã đến
một lần thì lại muốn trở
lại lần nữa ! Nơi đây rất
lý tưởng cho những ai có
ngày rộng tháng dài đi thuê
một holiday apartment nghỉ mát trọn một
mùa xuân. Trời thì không nóng
mà cũng chẳng lạnh. Giá sinh hoạt
ở đây chỉ có bằng nửa
giá sinh hoạt tại Pháp! Người
Nhật và xe Nhật rất nhiều. Cao ốc
loại vài chục tầng đang xây cất
tôi đếm ra được ba cái.
Nếu anh Thi ít tiền, anh nên đặt
mua một holiday apartment ở đây, lời
chắc chắn hơn là chơi stocks! Nếu
Trời còn thương, tôi sẽ
đi tìm hai mùa xuân trong một năm,
anh Thi có tái xuất giang hồ để
tiếp tôi không?
Gold
Coast thuộc tiểu bang Queensland (Queensland lớn
hơn Tây Âu). Đặc biệt ở
Queensland có đủ loại trái cây
VN như là thơm, mía, mít, bưởi,
xoài, sầu riêng, chôm chôm, mãng
cầu, măng cụt, v... v... phẩm chất
lại ngon ngọt hơn. Có cả gừng
và nhà máy làm kẹo gừng!
Xứ VN mà cứ tự mãn
về thành tích và cây cối
của mình, có ngày con cháu mình
không còn thị trường xuất
cảng vì đất Queensland phì nhiêu
rộng lớn mưa nhiều nắng ấm,
trồng trọt qui mô khoa học.
Thành
phố Brisbane rất gần Gold Coast. Gần là
100km theo tiêu chuẩn Úc. (Diện tích
xứ Úc: 7.700.000km2, VN: 330.000 km2, Pháp:
550.000 km2, Anh: 230.000 km2, Ấn độ: 3.300.000 km2,
Trung Hoa lục địa: 9.500.000 km2, USA: 9.400.000 km2).
Cho nên tôi được anh Đặng
Ngọc Hùng rước về nhà
một tối. Nhà anh Hùng cất trên
một ngọn đồi xinh xắn, kiểu nhà
vẽ theo ý riêng. Nếu ở VN,
chắc anh Hùng không có được
một biệt thự như vầy. Các THĐL
ở Brisbane dành cho tôi một bữa
cơm tối hàn huyên ấm cúng,
gồm có: Đặng Vũ Thám, Trần
Văn Trực, Âu Dương Duy (Đơn
dương). Ở đây, tôi được
biết anh Thi được khỏe mạnh
và đang làm việc tại nhà đèn
Gladstone Power Station.
Trở
lại Sydney tôi tìm gặp THĐL . Ở
đây tôi gặp lại bạn cũ khác
:
Bên
lề vạn phúc, bên lề hàn huyên
(Kiều)
Tôi
gặp được anh Trần Bá Lân,
bạn học cũ và làm quen với
chị Trần Bá Lân. Tôi phục chị
Lân thật. Xin chị cho tôi kể về
việc làm của chị: chủ hãng,
giám đốc ("dám" đốc bạn
tôi dời hãng trong một đêm!),
thợ vẽ kiểu, thợ đứng
máy, lái hàng. Chị có một
sợi dây chuyền, dây chuyền chị
có mười khâu, mỗi khâu
là một người thợ. Chị
sản xuất tủ và bồn rửa
mặt rất tân tiến mà Home Warehouse
bán lẻ giá 340 AUS$ một chiếc! Đây
là một trường hợp một
người VN vượt biên tị
nạn thành công, bước đầu
rửa chén nước lạnh, nay trở
thành kỹ nghệ gia. Chị đáng
lưu danh cho con cháu. Trường hợp
chị Lân, anh Thiết là vài ví
dụ nổi. Còn có các trường
hợp chìm như nhà đẻ ra nhà,
kể thêm thành ra lạc đề. Úc
châu là một mảnh đất lành
cho đàn chim VIệt.
Tôi
gặp được anh Võ Cổn. Ngày
xưa, tội lỗi xúi dại đàn
em trong đó có tôi. Nay TĐThơm
mất rồi, còn lại TKhiết và
tôi. Thấy anh sinh sống ngon lành (điện
nhà, điện lạnh), tôi mừng
cho anh lắm lắm. Tuy nhiên bề gia thất
tôi thấy anh không vui:
Con
non tay bế tay bồng
Ba
con một tía, nó trông mẹ về.
Tôi
cũng gặp được anh Nguyễn
Tấn Đạt. Anh Đạt và tôi
cùng vào đời ở Biến
Điện Thủ Đức 1963. Anh Đạt
bây giờ là "DAINAM Mobile Automotive Repairs,
motor mechanic licence 097238, handyman, all work guaranteed Phone: 02
9728 4575 Mobile phone 0414 961396", sống ngon lành.
Tôi
còn cái hân hạnh được
các anh chị khác ở Sydney dành
cho một buổi mini THĐL tại nhà anh Nguyễn
Hoàng Thu, gồm có (ngoài NHThu): Trần
Đan Thanh, Nguyễn Văn Bạch, Võ Cổn,
Nguyễn Tấn Đạt, Trần Bá Lân,
Đào Kim Quan, Trần Duy Thành (Trà
nóc). Có thêm anh Huỳnh Văn Thiết
từ Canberra lên tham gia. Những kỷ
niệm đáng kể ngày trước
được nhắc lại rất là
lý thú.
Thành
phố Sydney văn minh không kém bất
cứ một thành phố Âu châu
nào. Ở đây có đủ
cả: sòng bạc casino (cho ăn trưa không
phải trả tiền), nhà chọc trời,
Bay bridge, Opera house, công trường thế
vận hội năm 2000, chợ trời
Flemington, chợ VN Bankstown, chợ VN Cabramatta
(chợ nầy làm cho tai tiếng cộng
đồng VN vì băng đảng giết
người giựt ví giữa ban
ngày). Tôi ngạc nhiên một chuyện
khác: một thành phố công nghiệp
to như vậy mà tôi không thấy cái
lớp người
Lửa cơ đốt ruột, dao hàn
cắt da (Cung Oán)
Ở
các thành phố lớn khác, lớp
người bị đào thải này
đều có dư thừa. Ở
Pháp họ là clochards, sans domicile fixe, mới
ra tù, người xin tiền trong métro,
mất nhà, thất nghiệp (mất sở
làm, hết hạn trợ cấp, thanh niên
chưa tìm ra việc làm đầu tiên,
v. v...). Hỏi ra mới biết ở Úc
châu không có lớp người
khốn khổ nầy. Ở đây,
bất cứ ai cũng có quyền xin
trợ cấp an sinh. Và họ được
cho 170 AUS$ (1997) mỗi tuần mỗi đầu
người. Hai vợ chồng thất
nghiệp được gíúp đỡ
cho 1400 AUS$ một tháng. Với 1400 AUS$, anh
chị ta có đủ tiền để
thuê nhà ở, ăn, mặc, đổ
xăng xe hơi, v. v... Anh chị ta có thể
khai là không tìm ra được
việc làm rồi cứ xin trợ
cấp như vậy năm này sang năm khác,
hằng chục năm cũng chẳng ai trách
cứ rầy rà!!! Trợ cấp an
sinh không giới hạn thời gian!!!
Chưa
hết: bệnh hoạn thuốc men chỉ trả
có 2 AUS$ một toa thuốc. Bác sĩ, nhà
nước cho không. Hối suất là
1 AUS$ = 4.8 FRF, 1 AUS$ = 0.8 US$. 1400AUS$ tương đương
với 6720FRF (1120US$) nhiều hơn lương
tối thiểu ở Pháp là 5700FRF
một tháng. Ở Pháp giá sinh hoạt
mắc gấp đôi. Một người
công nhân hạng thấp ở Pháp
phải nuôi trọn gia đình ăn, ở,
con cái đi học. So sánh như vậy
để cho anh Thi thấy là anh đang sống
trong một xứ không có người
nghèo! Xứ Úc chính là cái
thiên đàng mộng mơ của những
công nông nghèo khốn! Anh Thi có
biết anh đang sống trong một vườn
địa đàng không? Cũng chỉ
vì cái thiên đàng ảo ảnh
nầy (nhưng có thật tại Úc) mà
cả một tầng lớp người
bị gạt gẫm, bị đẩy vào
lò sát sanh nướng trọn, mà
kết quả chẳng thấy đâu, chỉ
thấy vài người bỏ túi
dollars!!!
Trên
đây tôi vừa kể cho anh Thi nghe
cảnh vật tràn trề. Tôi muốn
kể tiếp cho anh nghe tâm tình chứa
chan. Nơi thứ nhất là quốc hội
tại Canberra. Tại đây tôi cầm
được một tờ giấy xếp
làm tư, hình màu, tựa là
"HẠ VIỆN", chữ to. Tài liệu nầy
của quốc hội in để phát cho
quần chúng. Đặc điểm làm
cho tôi cảm động là tài liệu
viết bằng chữ quốc ngữ!
Thế là tiếng mẹ đẻ của
tôi là một ngôn ngữ được
quốc hội Úc nhìn nhận. Một niềm
hân hoan tuôn trào trong tâm tư tôi.
Ở đây nói tiếng VN không
gì trở ngại. Nghe đâu có
một đại biểu người VN trong
Hạ nghị viện! Điều nầy làm
cho tôi được thơm lây. Đứng
trong tòa nhà quốc hội xứ anh,
tôi cảm nhận hãnh diện là người
VN. Nơi tôi sống trong 20 năm qua, dùng
tiếng VN nơi đông người
là một bất lịch sự. Bản
chất người VN của tôi bị
đè nén từ lâu nay, bỗng
nhiên thức dậy! Các anh ở
xứ Úc có quyền nói đây
là quê hương tôi. Còn tôi
chưa nói được câu nầy
ở Noisiel!
Nơi
thứ hai là đài tưởng
niệm Úc tham chiến và nghĩa trang
chiến sĩ Úc tử trận tại
VN. Hai nơi khác nhau nhưng gần nhau. Đài
tưởng niệm tham chiến (War Memorial) là
một ngôi nhà đồ sộ trình
bày các chiến tranh mà Úc có
tham gia. Chiến tranh VN, Úc có tham gia nên
có được một gian phòng xứng
đáng. Chiến tranh VN đã qua, nhìn
về phía đồng minh, di tích lịch
sử là nơi đây. Đâu
có chỗ nào khác trên thế
giới chiến tranh VN được
lưu lại cho hậu thế một cách hiển
hách như vậy. Xem mô hình hang du kích,
tôi nghĩ tới số phận một
lớp người ngây thơ lý
tưởng, tự thiêu trong chiến
trường, để rồi nếu còn
sống sót, (trong đó có họ
hàng tôi), ngày nay lại ấm ức
vì trót đã bị gạt gẫm
. Đối với tôi đã từng
là chiến sĩ Việt nam Cọng hòa
đương đầu với họ,
giai đoạn chiến tranh này là một
phần của cuộc đời mình.
Đọc danh sách chiến sĩ hy sinh, tôi
bùi ngùi cảm động. Có một
lần, tôi thuộc thành phần đón
tiếp một đoàn quân cơ giới
Úc đặt chân lên đất liền
sau nhiều ngày trên biển cả. Còn
nghĩa trang chiến sĩ Úc tử trận
tại VN thì có sáu chiến hữu
đồng minh của tôi an nghỉ ngàn
thu ở đây. Cái mộ bia ở
đây hơi đặc biệt: một vách
tường
granito to lớn điêu khắc cảnh
thả quân xuống mặt trận. Tôi nghĩ
đến giai đoạn rã gánh miền
Nam. Nhà thơ Phạm quang Ngọc, qua đài
phát thanh SPS Sydney (giờ Việt ngữ)
nói lên rất hay giai đoạn đó:
Ván bài bãi biển vừa xong,
Người chơi đã có tay trong
tay ngoài.
Tưởng rằng sẽ thắng canh bài,
Nào ngờ cháy túi vì người
sau lưng.
Cũng cờ, cũng quạt tưng bừng,
Cũng quan, cũng lính, cũng từng
xông pha.
Ngây thơ kém cỏi thật thà,
Ngu đần, ấu trĩ, bây giờ
lang thang.
Một tên buông súng đầu hàng.
Quần thần lơ láo tan hàng chia tay.
Đàn con của mẹ lạc bầy,
Đứa thì phiêu bạc xứ
người kiếm ăn,
Đúa thì tù tội trên ngàn,
Đứa thì mất xác bỏ đàn
con thơ.
Thế là tan một giấc mơ,
Đường gươm đã lệch,
giấy tờ đã chung.
Xa xăm cố quốc mịt mùng,
Hàng đêm đổ lệ nỗi lòng
tha nhân.
Phạm
quang Ngọc là tác giả bài :
Năm xưa tôi đến Hoa kỳ
Lôi thôi luộm thuộm như đi ăn
mày
Công danh sự nghiệp trắng tay
Cửa nhà không có, một bầy
con thơ.
Trở
về với hiện tại, sau hơn hai mươi
năm, chuyện đời lại khác.
Trong truyện Tam quốc, Khổng Minh nói: "Người
chiến thắng thật sự là kẻ
không ai biết đến." Người
chiến thắng vô danh trong tấn tuồng
quốc cộng có phải là anh không
anh Thi? Đời là vô thường,
bức tường còn phải đổ.
Con người rồi ra phải chuyển kiếp.
Giấy thông hành của anh hôm nay không
phải là giấy thông hành năm
xưa. Anh đi đứng dễ dàng
hơn. Trước kia anh là sâu, nay
anh là bướm. Cánh bướm
Đăng Thi và các cánh bướm
muôn màu khác trên đất Úc
đang hưởng nhụy trong một Vườn
Xuân Địa Đàng.
Phạm
Hữu Bình
09/1997