Lời mở đầu:- Gần đây, đi dâu cũng nghe nói về Internet, thậm chí đến con cái đi học cũng đòi sử dụng.Internet quả dã biến thành một loại "thời trang" và đang thực hiện cuộc cách mạng toàn diện về truyền thông. Người ta thường nghe các đài truyền thanh, truyền hình, báo chí v...v... nói về "Siêu Xa Lộ Thông tin." Cụm từ nầy được dịch từ gốc "Information Super Highway." Thật ra, đây là kết quả phối hợp bởi nhiều nỗ lực khác nhau về chuyên ngành điện tử và điện toán. Nhiều người cho rằng "Siêu Xa Lộ Thông Tin" chính là Internet hoặc ngược lại. Không hẳn đúng như vậy, nhưng trong bài viết nầy, xin mạn phép chỉ nói về Internet mà thôi.
I-
Nhìn sơ lược:
Nhiều
người quan niệm rằng sự hình
thành của Liên Mạng đã và
đang đưa toàn nhân loại vào
một cuộc cách mạng về thông tin
vào những thập niên cuối
cùng của thế kỷ 20: kỷ nguyên
của thông tin. Chúng ta có thể nghĩ
rằng Liên Mạng là một giòng
điện từ nối kết thế giới
từ đông sang tây, từ nam
lên bắc, từ xứ Kangoroo đến
xứ những chàng Yankee, đến
xứ sâm banh sữa bò, qua xứ
Hoa Anh Đào ... Nhờ phương tiện
này mà chúng ta có thể sử
dụng tài liệu lưu trữ cách
xa ngàn dặm như chính ta ngồi thù
lù ngay trước chồng tài liệu
đó. Theo quan điểm chuyên ngành,
người ta định nghĩa Liên
Mạng là "Một Mạng Lưới bao
gồm nhiều mạng lưới nối
kết" dựa trên nguyên tắc kỹ
thuật chính yếu gọi là TCP/IP (Transmission
Control Protocol / Internet Protocol). Nói một cách
đơn giản hơn, TCP/IP là định
chuẩn dành cho các Mạng Lưới
muốn nối kết chung với nhau.
II-Liên
Mạng:
Như
chúng ta đã biết, Liên Mạng
đã trực tiếp thay đổi về
xã hội, giáo dục, khoa học, và
phương thức điều hành công
việc. Ngày nay, ngồi trước chiếc
máy điện toán, người sử
dụng có thể gởi điện thư
tới một nơi xa xôi nào đó
hàng ngàn cây số, có thể
truy cập (download) một dữ kiện hoặc
một tài liệu đâu đó xa
diệu vợi, có thể quan sát và
thâu thập tài liệu thủy văn của
bất cứ nơi nào trên quả
đất, có thể lắng nghe tiếng
nói của thế nhân không cùng
nòi giống, có thể theo dõi việc
phóng phi thuyền mà không cần đến
tại chỗ v...v...
Những
điều kể trên chỉ là một
phần nhỏ công dụng Liên Mạng mang
đến cho loài người. Nhưng
nếu chúng ta thắc mắc tại sao những
điều kể trên có thể thực
hiện được? Làm sao một máy
điện toán có thể liên lạc
và nói chuyện với một máy
khác? Làm sao một bức điện
thư lại có thể đến đúng
ngay người nhận trong lúc hàng
giây có cả hàng chục ngàn lá
được chuyển đi? Làm thế
nào để có thể truyền tải
hàng triệu tỉ tín hiệu một cách
không sai sót? Và nhiều câu hỏi
tương tự khác liên quan đến
Internet mà biết bao nhiêu người
thắc mắc.
Do
đó,
xin được khái lược vài
quan niệm căn bản về Cấu Trúc
của Liên Mạng hầu mong đóng
góp thêm vào vốn kiến thức
phổ thông saün có của các bạn.
Với mục đích đó nhiều
lúc người viết cố tình
bỏ sót hoặc chỉ nói sơ một
vài điểm rườm rà ngõ
hầu giảm bớt sự phức
tạp.
III-Khái
Niệm căn bản:
1-
Nguồn gốc của Liên Mạng: Liên
Mạng hay Internet (Inter-connected network) được
thành lập vào khoảng năm 1970. Mưu
tính khởi nguồn từ Bộ Quốc
phòng Hoa kỳ khi muốn nối liền
mạng lưới điện toán ARPANET
với một số đài truyền
thanh và truyền hình. Đây là
một thử nghiệm có tính chất
quân sự. Vào thời gian ấy,thế
giới đang nằm trong thời kỳ
chiến tranh lạnh và mọi người
đều nơm nớp lo sợ một
cuộc chiến tranh nguyên tử có
thể xảy ra. Nỗi ám ảnh đó
thúc đẩy Hoa kỳ cần thiết
lập sớm một mạng lưới
điện toán sao cho có thể nối
liền các thành phố lớn với
các vùng quân sự phòng khi chiến
tranh bùng nổ. Vấn đề được
đặt ra là làm thế nào các
mạng lưới ấy vẫn có thể
hoạt động được mặc dầu
đang bị tấn công. Một điều
rõ ràng là khi có chiến tranh nguyên
tử xảy ra, không gì có thể
được bảo đảm an toàn
cả, dĩ nhiên mạng lưới đó
cũng có thể bị tàn phá thành
manh mún. Do đó các chuyên gia muốn
xây dựng một mạng lưới
khả thi trong tình trạng bi thảm như thế.
Đồng thời họ cũng nghiên
cứu làm sao để có thể
thu thập và gởi chuyển tin tức
trong điều kiện tệ hại của một
cuộc chiến tranh nguyên tử. Để
liên lạc,họ dùng một "linh kiện"
mà danh từ chuyên môn gọi là
"packet" để chứa những dữ
kiện quan trọng. Các máy điện
toán nằm trong mạng lưới có
nhiệm vụ gởi chuyển linh kiện đến
nơi tiếp nhận một cách chính xác
và hiệu quả. Nói tóm lại, các
máy điện toán trong nhóm "nói
chuyện" được với nhau, cũng
không nhất thiết phải được
điều khiển bởi một trung tâm
duy nhất.
Lúc
ban đầu, những dự kiến nầy
bị xem là kỳ khôi và lố bịch
bởi vì một mạng lưới
như vậy làm sao có thể hoạt động
một cách hiệu quả được
nếu không muốn nói khó tin
cậy. Nhưng công việc trên, thời
gian đã chứng minh rằng việc
làm của họ đạt kết quả.
Khoảng hai năm sau, mạng lưới ARPANET
ra đời, người ta nhận ngay
ra một sự thật không thể chối
cãi là nó đương nhiên
biến thành "hộp thư điện tử."
Lúc đó, mọi người đều
có thể đọc tin tức và
liên lạc thư từ với nhau qua
mạng lưới một cách dễ dàng
và nhanh chóng. Số lượng tin tức
và thư từ chiếm một tỉ lệ
rất cao so với khối lượng
về nghiên cứu. Đồng thời
việc tạo ra " danh sách thư tín" (mailing
list) đã khiến cho lượng thông
tin không chỉ thuần túy mang tính chất
khoa học mà còn là một vấn
đề của xã hội.
Một
tổ chức quốc tế mang tên ISO
(Internatinal Standard Organization) từ nhiều năm
qua, nhảy ra mở cuộc nghiên cứu
định chuẩn hầu đưa ra một
nguyên tắc thống nhất trong việc thành
lập mạng lưới điện toán,
nhưng không mấy ai kiên nhẫn chờ
đợi kết quả của họ. Do nhu
cầu lớn lao của thị trường
bên ngoài, các chuyên gia tư nhân
(các hãng tư) bắt đầu viết
những "nhu liệu về IP " (IP software) cho từng
loại máy điện toán sản xuất
bởi những công ty khác nhau. Nhờ
đó, mặc dầu cấu trúc khác
biệt, các máy điện toán nầy
vẫn có thể "đàm thoại"
với nhau. Đây là sự phát
minh được các cơ quan chính
phủ và các trường đại
học hoan nghênh vì không còn lệ
thuộc vào một công ty duy nhất. Sử
dụng nhu liệu này giúp tất cả
cùng xài chung một mạng lưới
điện toán mà không bắt buộc
phải có cùng một loại máy.
Vào
thời điểm ấy, các chuyên
gia cũng đang nghiên cứu cách
thành lập "mạng lưới vùng"
(LAN hay Local Area Network) có tên là Ethernet.
Vào năm 1993, một loại máy điện
toán mới xuất hiện mệnh danh
là "work station". Phần lớn những
máy nầy đều có chứa
nhu liệu IP (Internet Protocol) trong hệ thống vận
hành (operating system). Một đòi hỏi
khác bắt đầu xuất hiện: dân
chúng muốn nối liền hệ thống
lưới cá nhân với ARPANET.
Như thế bất cứ một máy
điện toán nào thuộc mạng lưới
vùng đều có thể tận dụng
tiện nghi (facilities) saün có của ARPANET. Một
trong những mạng lưới quan trọng
nói trên mang tên NSFNET được
thành lập bởi Cơ quan Quốc Gia
Khoa Học ( National Science Foundation). Vào cuối
tập niện 1980, NSF thành lập một trung
tâm "siêu điện toán" (supercomputers).
Cho đến thời điểm nầy,
máy điện toán nhanh nhất thế
giới chỉ dành riêng cho một số
chuyên gia hoặc hãng xưỡng trực
tiếp nghiên cứu vũ khí quốc
phòng. Do đó, NSF dùng những
trung tâm nầy cho việc nghiên cứu
thuần túy khoa học. Chi phí thành
lập các trung tâm như thế vô cùng
lớn lao, vì thế mọi cơ quan phải
tìm cách chia sẻ "tài nguyên" hiếm
hoi nầy. Tuy nhiên cũng vì thế mà
một số khó khăn khác mới
hơn, xuất hiện: làm thế nào
để các trung tâm nầy có thể
nối liền với nhau và làm
thế nào các máy điện toán
trong từng trung tâm có thể sử
dụng chung những nguồn phương tiện.
Cuối
cùng, NSF quyết định xây dựng
một mạng lưới riêng dựa
trên nguyên tắc kỹ thuật IP của
ARPANET. Những trung tâm nầy được
trang bị những đưỡng dây
điện thoại có chuyển tốc vào
khoảng 56 ngàn "bit" tức vào khoảng
56 Kbauds một giây (khoảng hai trang đánh
máy). Chuyển tốc nầy so với
kỹ thuật bây giờ thì kể
như rất chậm, nhưng là khá nhanh
vào thời điểm đó. Tuy
nhiên vấn nạn khác nảy sanh vì
tổn phí điện thoại nối liền
các trung tâm cũng như các đại
học lại với nhau lên đến
con số cao ngất vì cước phí
tính theo cây số. Bạn thử tưởng
tượng mỗi trường nối
trực tiếp vào một trung tâm cũng
như những cây căm nối vào
chiếc đùm xe đạp, thì tổng
số các đường điện
thoại cộng lại chắc chắn là con
số khổng lồ. Do đó, người
ta lại quyết định chia vùng và
trong mỗi vùng các trường sẽ
nối với trường lân cận
thành một chuỗi dây chuyền. Sau đó
mỗi chuỗi sẽ được nối
vào một trung tâm gần nhất và
cuối cùng các trung tâm nầy sẽ
được nối liền lạc với
nhau. Với cách bố trí như vậy,
các máy điện toán trong từng
vùng vẫn có thể liên lạc được
với nhau dễ dàng thông qua các
đường dây lân cận.
Cách
giải quyết như trên vừa tiện
vừa lợi nên mau chóng đi
đến thành công. Tuy nhiên, theo thời
gian, khó khăn lại nảy sanh: những
trung tâm siêu điện toán nầy
ngoài việc chia sẻ những tiện
ích saün có, họ còn chia sẻ những
tài liệu khác mà thật ra không
có chút dính dáng gì đến
các trung tâm đó cả. Lưu lượng
thông tin ngày càng gia tăng theo tốc
độ phi mã cho đến lúc những
đường dây điện thoại
không còn đủ sức chuyển
nữa. Năm 1987, Merit Networks Inc. trúng thầu
quản lý và nâng cấp mạng lưới
điện toán của NSF. Họ thay dây
điện thoại cũ bằng loại mới
có sức chở nhanh gấp 20 lần
và đa số máy điện toán
cũ được thay thế bằng loại
cao tốc. Việc nâng cấp xảy ra liên
tục theo năm tháng do đó máy
móc ngày càng tối tân hơn.
Những sự thay đổi nầy xảy
ra một cách êm thắm đến nỗi
người sử dụng không nhận
thấy việc thay đổi. Cách nay một
năm, máy điện toán với
CPU 486/33 MHZ được xem là "quạu",
nhưng giờ đây đã vào
"viện bảo tàng."
Những
cố gắng của NSF thực hiện trên
mạng lưới của họ đã
dẫn đến việc mọi người
đều có thể sử dụng mạng
lưới Internet. Ban đầu họ chỉ
dành cho những nhà nghiên cứu
và cơ quan chính quyền, sau, do nhu cầu
bành trướng và giúp đỡ
các trường đại học mở
rộng mạng lưới mà hiện nay
hầu hết các sinh viên đều
là những người sử dụng
Internet. Nhu cầu không chỉ dừng lại
mức đó, trái lại ngày
càng gia tăng. Sinh viên các trường
cao đẳng kỹ thuật, học sinh các
trường trung tiểu học đang và
sẽ trở thành những người
sử dụng Internet. Các công ty, do nhu
cầu thương mãi, cũng đã
tìm cách nối liền mạng lưới
của họ với Internet. Những đòi
hỏi nầy có tác dụng dây chuyền,
đã khiến cho mạng lưới
ngày càng hoàn chỉnh, càng tiện
lợi và càng tiến bộ vượt
bực hơn trước.
Trong
khi đó thì các mạng thông tin
tương tự cũng được
phát triển ở các quốc gia khác,
và lần lần được nối
liền với các mạng ở Mỹ.
Từ đó, các mạng quốc
tế được thành hình và
danh từ Internet được áp dụng
rộng rãi. Internet có thể được
xem mhư là mạng lưới của những
mạng lưới (network of networks), bao gồm
25.000 mạng lưới của 45 quốc gia,
và số lượng truyền thông
trên Internet gia tăng 10% mỗi tháng! Hiện
nay đã có chừng 10 triệu người
sử dụng trực tiếp hệ Internet,
và khoảng 25 triệu người dùng
Internet để trao đổi tin tức qua
các mạng lưới phụ thuộc khác.
2-Định chuẩn TCP/IP: Cần phải có một nghi thức (protocol) thống nhất nào đó để các hệ thống điện toán có thể "nói chuyện" được với nhau. Trong Internet, các máy điện toán phải đồng loạt áp dụng định chuẩn TCP/IP để trao đổi thông tin dữ liệu. Thông tin không được truyền đi như một dòng điện liên tục từ máy nầy sang máy kia. Trái lại được chia thành nhiều linh liện nhỏ (information packet). Nhiệm vụ của định chuẩn TCP là chia thông tin ra thành nhiều kiện, đánh số thứ tự, địa chỉ người nhận. Ngoài ra TCP còn phải gắn thêm các thông số kiểm soát sự sai lầm. Sau đó mới đến phiên định chuẩn IP. IP chuyên chở các kiện hàng đến đúng địa chỉ người nhận. Nơi đây, TCP soát lại sự chính xác của các kiện hàng chứa dữ kiện thông tin (linh kiện). Dựa vào số thứ tự, TCP sẽ kết hợp các kiện lại để tái tạo bản tin nguyên thủy.
3-Công
dụng của Liên Mạng: Phần lớn
số lượng truyền thông trong Internet
là dùng cho việc gởi thư điện
tử e-mail. Việc gởi thư qua hệ
thống nầy nhanh gấp ngàn lần so
với bưu điện thông thường
(còn có tên là snail-mail, Mỹ gọi
bưu điện ốc sên, ta gọi rùa
bưu điện), tiện lợi và có
vẻ riêng tư hơn là gởi fax,
và vì thế được nhiều
người ưa chuộng.
Ngoài
ra Internet còn được dùng như
là một môi trường để
thảo luận, trao đổi tin tức, kinh
nghiệm, học hỏi về một chuyên đề
nào đó, qua các nhóm tin (newsgroups).
Internet
còn được dùng để
truy cập các dữ liệu thông tin
cần thiết, vì Internet liên kết với
tất cả các thư viện, với
hàng trăm ngàn bộ dữ liệu
thông tin của hầu hết các thư
viện của những đại học lớn
Aâu Mỹ.
4- Ai
Quản Lý Internet: Nói chung, không có
ai quản lý và có quyền hạn
trên Internet cả. Mọi người đều
có quyền phát biểu ý kiến
riêng tư của họ về mọi vấn
đề. Tuy nhiên lịch sự giao tế
là một yêu cầu đối với
người sử dụng Internet.
Nói
về phí tổn Internet thì cũng không
có một tổ chức nào trách
nhiệm hoàn toàn; các tổ chức,
các trường đại học và
các công ty khắp nơi trên thế
giới chịu trách nhiệm chi phí
trong hoạt động của họ. Hiện nay,
người sử dụng Internet chỉ trả
tiền điện thoại (khu vực cư
trú) và chi phí kết nối vào
server.
IV-Mạng
Nhện Toàn Cầu:
1-Cấu
tạo: Mạng Nhện Toàn Cầu là gì?
Mạng Nhện Toàn Cầu, dịch từ
cụm từ World Web Wide (viết tắt WWW)
là một hệ thống tin tức nối
kết với nhau bằng các máy
điện toán trải rộng trên khắp
thế giới dựa vào Liên Mạng.
Nhờ vào WWW người sử
dụng có thể tìm kiếm những
tin tức hoặc tài liệu hữu
ích để học hỏi, tham khảo, nghiên
cứu một cách nhanh chóng. Sự
lớn mạnh và phổ biến sâu
rộng của WWW một phần lớn là
nhờ vào sự dễ dàng sử
dụng và rẻ tiền của nó. Khi
nối kết vào WWW, người sử
dụng sẽ có cảm giác là mình
đang đi vào một thư viện khổng
lồ trong đó chứa đựng
tất cả những gì mình muốn
biết (hoặc muốn đọc) về bất
cứ một đề tài gì. Một
sự kiện quan trọng khác của WWW là
có khả năng truyền tải tài
liệu xen lẫn hình ảnh và âm
thanh (multimedia). WWW sở dĩ được
bành trướng nhanh chóng là do
sự liên kết (link) chặt chẽ và
dễ dàng của các Tổng đài
Phục vụ Mạng nhện (Web Server). Các tổng
đài cùng sử dụng HTTP (Hyper Text
Transfer Protocal) tạm dịch Nghi thức Chuyển
tải Mã ngữ để di chuyển
tài liệu. Có thể nói HTML là
một loại ngôn ngữ chánh yếu
(principal language) giữ nhiệm vụ trung
gian "đàm thoại" giữa các máy
điện toán. Ai đã viết thảo
chưong (program) đều biết, khi viết,
"ngôn ngữ" đặc biệt phải
dùng là Cobol chaüng hạn. WWW dùng HTML,
còn được hỗ trợ bởi
TCP/IP, tạo thành một Nghi thức căn
bản cho Liên Mạng.
2-Nhu
Liệu Quan sát Mạng Nhện (Web Browser): Muốn
dễ hiểu về WWW, điều hay nhất
chắc có lẽ là "cứ sử
dụng rồi sẽ hiểu." Thật thế,
có sử dụng rồi mới thấy
giá trị và sự phong phú của
WWW. Sự tham gia vào WWW không quá khó
khăn như chúng ta tưởng. Chỉ
cần một chiếc máy điện toán
liên kết với Internet và một
Nhu Liệu quan sát (Web Browser). Browser được
sản xuất cho nhiều Hệ Điều
Hành (Operating system) khác nhau như DOS, OS/2, Unix,
Mac, VM, CMS v...v... Ngoài ra, các công ty thương
mãi cung cấp dịch vụ Internet cũng
viết ra nhiều nhu liệu Web Browser riêng để
phục vụ khách hàng của riêng
họ. Browser phổ biến hiện nay là Netscape
Communicator và Microsoft Internet Explorer. Theo thiển
ý, người chơi Internet nên cài
đặt cả hai Nhu Liệu Quan Sát Mạng
Nhện nầy vì cái nào cũng có
ưu và khuyết điểm. Hiện nay, 90%
các Trang Nhà (Home Page) xuất hiện trên
WWW đều có thể được
quan sát "ngon lành" bằng hai Browser ấy.
3-Liên
kết với Tổng đài Phục
dịch (Server): Khi người sử dụng
dùng nhu liệu Quan Sát Mạng Nhện để
tìm tin tức hoặc tài liệu, thì
trước nhất nhu liệu nầy (web browser)
sẽ kết nối vào một trang nhà
(home page) nào đó thuộc WWW, được
bố trí saün hoặc có thể liên
kết với một trang nhà khác
bằng cách dùng phương pháp Định
Vị Đồng Nhất (Universal Resource Locator
hay là URL). Hầu hết những hãng
xưởng, cơ quan, trường học,
hội đoàn v...v... kết nối vào
Liên Mạng đều có một hoặc
nhiều tổng đài phục dịch (servers).
Sau đâu là cách thức móc
nối với một trang gốc: tên tổng
đài phục dịch và trang tài
liệu muốn coi. Thí dụ: http://www.fastnet.ch/CLUB/ha
với các ý nghĩa như: www là
Mạng Nhện Toàn Cầu, fastnet.ch là tên
Tổng Đài Phục Dịch, CLUB/ha là
trang nhà muốn tìm xem.
V-Kết
Luận:
Với
đà tiến bộ phi mã trong lãnh
vực điện toán hiện nay, nhất
là khi Khối Liên Phòng Đông
Nam Á vừa đồng ý giảm
thuế trong lãnh vực sản phẩm thông
tin, trang bị điện tử đang trên
đường giảm giá và tăng
phẩm chất. Thật thế, giá một
máy điện toán với Hệ Điều
Hành 486/100 MHZ hiện nay chỉ bằng 45% so với
giá bán cách đây một năm.
Thẻ liên thoại (modem) cũng tụt giá
khủng khiếp. Thế thì tại sao không
nhơn cơ hội nầy để sắm
một chiếc máy điện toán và
saün dịp liên kết vào Liên Mạng.
Mong bạn suy nghĩ kỹ. Máy điện
toán với thẻ liên thoại kết
nối vào Internet giúp bạn mở
rộng kiến thức một cách rẻ
tiền và tiện nghi. Ngoài ra, có máy
điện toán, việc thông báo, thăm
hỏi lẫn nhau trở nên dễ dàng
và nhanh chóng. Đó không phải
là mục tiêu của Thân Hữu
Điện Lực chúng ta ư?
Lưới
Việt