Kính
thưa quý vị quan khách,
Kính
thưa quý thân hữu và gia đình,
Thật là một vinh hạnh lớn cho gia đình Thân hữu Điện lực (THĐL) miền Nam Cali được đón tiếp các thân hữu và gia đình từ khắp nơi trên trái đất về đây tham dự Đại hội Họp mặt THĐL hè 1997. Xin thân ái gửi tới quý thân hữu lời chào mừng nồng nhiệt của Ban Tổ chức cũng như của toàn thể gia đình THĐL miền Nam Cali.
Kính
thưa quý vị và quý thân hữu,
Thấm
thoát 15 năm đã trôi qua kể
từ ngày "thành lập" THĐL hải
ngoại. "Mười lăm năm ấy
biết bao nhiêu tình!" Có những
thân hữu đã vĩnh viễn
ra đi, có những thân hữu
mới đến với gia đình
THĐL hải ngoại, có những thân
hữu đã có được
cuộc sống vững chắc, có những
thân hữu còn đang xây dựng
lại cuộc đời mới. Cuộc
sống của chúng ta có khác nhau,
chúng ta cư ngụ tại khắp nơi trên
địa cầu, nhưng "cách mặt chẳng
cách lòng" , tinh thầân thân ái,
tương trợ, và đoàn kết
của đại gia đình THĐL hải
ngoại vẫn không bao giờ thay đổi,
luôn luôn được xây dựng,
củng cố, và phát triển, như
quý vị đã thấy thể hiện
trong đại hội họp mặt ngày hôm
nay.
Trong
tinh thần ấy, và để phù hợp
với thời đại mới
của thế kỷ 21, chúng tôi xin được
mạo muội đề nghị trước
đại hội mấy vấy đề cụ
thể như sau:
1)
Khuyến khích và kêu gọi phát
triển sự thông tin liên lạc giữa
các thân hữu qua mạng lưới
thông tin toàn cầu Internet và "điện
thư" Email để chúng ta giúp đỡ
nhau qua các vấn đề tìm người
thân, công việc làm, gia đình,
di chuyển, họp mặt, .
2)
Thúc giục, khuyến khích, nâng đỡ
các con em thuộc thế hệ THĐL đời
thứ hai, ba, tích cực đóng
góp, tham gia vào các sinh hoạt của
THĐL, cũng như phát triển các
truyền thống cao đẹp của dân
tộc như lịch sử, văn hóa,
ngôn ngữ. Cụ thể như viết
các bài vở, truyện ngắn, khảo
cứu, tìm hiểu trên mọi địa
hạt, nhất là lịch sử VN và
kỹ thuật mới. Mở ra những
kỳ thi trong các dịp lễ, Tết, hay
đại hội, hoặc trích dẫn những
công trình giá trị, những thành
quả cao trong học vấn hay công việc để
trao bằng khen hay phần thưởng xứng
đáng. Khuyến khích các con em, nhất
là tại các địa phương, tổ
chức các cuộc họp mặt, cắm
trại, sinh hoạt tập thể, để các
con em gần gũi tìm hiểu và trao đổi
tâm tình lẫn nhau. Trong tương lai có
thể trao việc tổ chức các đại
hội họp mặt THĐL cho các con em, phụ
huynh chỉ đóng vai trò cố vấn
và yểm trợ, hướng dẫn.
3)
Thực hiện ngay một quỹ tương
trợ THĐL để phụ trách các
vấn đề quan hôn tang tế, và
các vấn đề tương trợ
cần thiết trên danh nghĩa toàn thể
THĐL, ngoài các quỹ tương trợ
saün có hay sắp có của các
THĐL địa phương. Việc đóng
góp trên căn bản là tùy tâm,
nhưng nếu lấy tổng số các THĐL
căn cứ trên danh sách thân hữu
có tên trên bản tin THĐL, chúng
tôi đề nghị mỗi người
chỉ cần đóng 1 đồng trong 1
tháng, tức 12$/năm, thì chúng
ta cũng đã có số tiền trên
dưới 5.000$/năm. Số tiền đó,
ngoài vấn đề sử dụng trong
các việc quan hôn tang tế, còn có
thể dùng để tương trợ
các thân hữu còn đang gặp
khó khăn, tổ chức các buổi
họp mặt, ấn hành cuốn niên giám
THĐL, .
4)
Trong tương lai có thể đi đến
việc thiết lập một quỹ tín dụng
THĐL. Tiền của các thân hữu
đóng góp sẽ được
trao cho một nhóm thân hữu có
nhiều kinh nghiệm và đã thành
công trên thương trường để
kinh doanh. Ngoài tiền lời trả cho
các thân hữu đóng góp,
tiền dư được sung vào quỹ
tương trợ. Một quỹ tương
trợ như thế sẽ vô cùng
ích lợi trong việc cho vay ngắn hạn
và nhẹ lãi các thân hữu
đang gặp khó khăn và còn bao
nhiêu công tác khác nữa. Một
quỹ như thế đương nhiên cần
có một sự nghiên cứu kỹ
lưỡng. Chúng tôi ước
mong sẽ có một ban chuyên môn làm
việc này để giúp cho đại
hội kế tiếp biểu quyết và
thực hiện.
Thực
hiện các đề nghị nêu trên
chắc chắn cần nhiều thiện chí,
cố gắng, thời gian, và công
sức. Nhưng nếu chúng ta đừng
để nó chìm vào quên lãng
thì, với tinh thần đoàn kết
và tương trợ cao
đẹp
của đại gia đình THĐL chúng
ta nhất định sẽ thành công.
Một
lần nữa xin thân ái chào mừng
quý thân hữu và gia đình,
và xin cầu chúc đại hội thành
công tốt đẹp.
Thay
mặt Ban Tổ chức Đại hội Họp
mặt hè 97 tại Nam Cali,
Đỗ Mậu Quỳnh
Đại
hội Họp mặt THĐL Hè 97 tại Nam Cali
Phát
biểu của Thân hữu Nguyễn Công
Thuần
Thưa các anh các chị,
Trước
hết tôi xin có lời chào mừng
tất cả các anh các chị và
gia đình có mặt tại đây
hôm nay. Cùng nhau về đây họp
mặt, chúng ta đã cố gắng nuôi
dưỡng và gìn giữ sinh hoạt
Thân hữu Điện lực (THĐL)
và cái tình nghĩa bền chặt
của anh chị em chúng ta. Tôi cũng
xin cám ơn tất cả các THĐL
miền Nam Cali đã cho chúng tôi cơ
hội tụ tập về đây hội ngộ,
nhất là Ban Tổ chức đã
dành cho tôi cái vinh hạnh được
lên đây để thưa với
các anh các chị đôi lời.
Như
các anh các chị đều biết,
sinh hoạt THĐL của chúng ta năm nay
đã là năm thứ 15. Kỳ
đại hội họp mặt này do các
thân hữu miền Nam Cali đứng
ra lo liệu, đã mang thêm ý nghĩa
là kỷ niệm "đệ thập ngũ
chu niên" tại vùng thủ đô Việt
tị nạn.
Mười
lăm năm là thời gian lưu lạc
của nàng Kiều. Tôi không dám
có một ví von gì với nàng
Kiều, nhưng tôi cũng đã trải
qua mười lăm năm truân chuyên
với THĐL. Còn nhớ khi tôi
vượt biên và tới định
cư ở Hoa kỳ vào cuối năm
1981, tôi bắt liên lạc lại được
với một vài người bạn
thân thiết cũ, trong đó có
anh NMLinh. Khi tôi xin được việc
làm chính thức và dời
lên tiểu bang New York vào tháng 4/1982,
tôi liên lạc với Linh nhiều hơn.
Linh kể cho tôi nghe những việc Linh đã
làm từ năm 1975 khi chạy ra tới
ngoài này: tìm bắt liên lạc
với các bạn bè cũ, lập
danh sách địa chỉ, mong muốn và
chuẩn bị phát hành một tờ
bản tin nội bộ để tìm kiếm
và phổ biến tin tức anh chị
em, mong muốn có dịp gặp mặt lại
từng người. Linh biết tôi
cũng có cái máu này: máu
"đàn đúm và bù khú"
bạn bè, máu "văn nghệ văn gừng",
máu "ăn cơm nhà vác ngà voi."
Chúng tôi thảo luận nhiều chi tiết
về những gì cần làm, tiền
kiếm ở đâu ra, phân công
ai làm cái gì, .
Tháng
7, 1983, chúng tôi tổ chức kỳ
họp mặt THĐL đầu tiên tại
thành phố tôi ở, Binghamton, New York.
Phần lớn những gia đình
tham dự là các THĐL miền đông
bắc. Tôi còn nhớ lần đó,
ngoài Linh và tôi ra, còn có các
thân hữu và gia đình ĐTPhúc,
NXGiễm, NĐHuấn, HVPhong, NQThiều, NTChiếu,
NV Toại, LTCăn, NVDi, và TĐinh (Xin xem lại
bản tin THĐL số ra mắt, tháng 11/1983).
Đó là lần đầu tiên
mà cũng là lần cuối cùng
tôi gặp lại NMLinh trên xứ sở
này. Chúng tôi bàn thêm nhiều
chi tiết sinh hoạt cùng với tất
cả các THĐL tham dự kỳ họp
mặt đầu tiên này, và đồng
ý là sẽ cố gắng phát hành
tờ bản tin THĐL đầu tiên
trong năm đó. Chúng tôi bàn
cả về cái tên của tờ
bản tin THĐL, về cái tiêu đề
"Thông tin Liên lạc Đại Gia đình
Điện lực Việt nam Hải ngoại."
Sau 15 năm, tôi thấy rất mừng
là các danh xưng này vẫn còn
đúng.
Sau
khi chia tay với NMLinh từ cuộc họp
mặt đó, phần tôi sẽ viết
một số bài vở, lập và
cập nhật danh sách THĐL, đóng
góp một số tiền khởi đầu,
. Phần Linh, về lại Minnesota, có thân
hữu NT Cảnh ở gần góp
sức, sẽ viết một số bài,
lo việc đánh máy, trình bày,
ấn loát, và phổ biến. Lúc
đó tôi mới đi làm được
khoảng một năm, chưa biết gì về
máy điện toán cá nhân (PC),
ở sở thì xài mainframe tôi
vừa làm vừa học. Tôi bỏ
tiền túi ra mua ngay một máy đánh
chữ điện hiệu Brother, loại đổi
được trái cầu để
thay đổi kiểu chữ. (Máy này
hiện tôi vẫn còn giữ, vì
"bỏ thì thương mà vương thì
tội.")
Công
chuyện đang tiến hành với một
tốc độ không lấy gì làm
nhanh lắm, thì đầu tháng 10/1983,
một chiều chủ nhật, NTCảnh điện
thoại cho tôi báo cho biết là NMLinh
đã không còn nữa. (Xin xem lại
"Thư Thay Lời Mở Đầu" trên
bản tin THĐL số ra mắt, tháng 11/1983,
có in lại sau đây.) Trong niềm xúc
động thương tiếc Linh tột độ,
tôi thầm hứa với Linh là
tôi sẽ cố gắng tiếp tục công
việc thực hiện cái hoài bão
của Linh. Tôi cố gắng bằng mọi
khả năng và phương tiện có
được, kêu gọi, lôi kéo,
và xúi giục một số thân hữu
tiếp tay tiếp sức. Chắc các
anh các chị cũng biết, những
ngày khởi đầu đó thật
là "thiên nan vạn nan." Chưa có PC, bài
vở phải đánh máy chữ
và bỏ dấu bằng tay. Tiền bạc
cũng rất là eo hẹp. Ngay từ
khởi đầu cũng đã có
nhiều việc nhiều lúc làm cho chúng
tôi thối chí nản lòng, . Tuy
nhiên, kết quả là bản tin THĐL
số ra mắt đã được
phát hành vào tháng 11/1983.
Năm
1984 đại hội họp mặt THĐL được
tổ chức ở Montreal, Canada. Tôi
ôm tờ bản tin THĐL số 2 sang
Montreal cùng làm với thân hữu
TSThực. Năm 1985, họp mặt lần đầu
tiên ở Nam Cali này, tôi đưa
bản tin số 3 cho LMQuân và ĐHHạnh,
. Năm đó, Nam Cali rất phấn khởi
với sinh hoạt THĐL, lên cơn hăng,
làm thêm 2 số bản tin THĐL, tức
là số 4 và số 5.
Sau
đó, các sinh hoạt THĐL càng
ngày càng được đông
thân hữu tham dự, ủng hộ, góp
sức. Vì điều kiện công
ăn việc làm, Nam Cali chỉ còn có
thể phụ trách ấn loát và phân
phối. Cho đến năm 1992, chúng tôi
khám phá ra là thân hữu LQVăn
ở Vancouver, Canada, có business dính líu
với computer và nhà in, chúng tôi
liên lạc với Văn và chuyển
phần ấn loát và phân phối
sang cho Văn để có được
phần chuyên môn tốt hơn và
chi phí rẻ hơn. Từ 1992 đến
1994, chi phí ấn loát và bưu điện
ở Canada tăng lên nhanh hơn bên
Mỹ, hai năm liền thân hữu LQVăn
cứ phải ôm cả chồng bản
tin sang Seattle (Mỹ) để gửi đi
phân phối cho các nước, "vất
vả tấm thân già", lại có lúc
còn bị lập biên bản phạt vì
ôm quá nhiều tờ "báo" sang
biên giới.
Năm
1995, thân hữu ĐHHạnh ở Nam
Cali vừa phục hồi sức khỏe
sau một cơn stroke, được bác
sĩ khuyến cáo tập thể dục cho
nhiều, nhất là tập hai cánh tay.
Hạnh lợi dụng đi học các lớp
về computer, về PC, . và trong vòng một
năm Hạnh đã trở thành
một chuyên viên thượng thặng
về computer, nhất là về làm báo.
Cùng lúc đó, chi phí ấn loát
sách báo Việt ngữ ở Cali
trở nên càng ngày càng rẻ
hơn so với các nơi khác. Chi
phí bưu điện cũng vậy, nếu
nhiều người giúp sức, có
thì giờ và chịu khó gửi
báo theo lối bulk rate trong nước Mỹ
thì rất rẻ. Và như các anh các
chị thấy, kể từ bản tin số
15 (1995), việc ấn loát và phân phối
đã lại trở về Nam Cali.
Sau
15 năm, 3 sinh hoạt chính của THĐL vẫn
tồn tại. Có phát triển nhưng
không lấy gì làm phấn khởi
lắm. Sự tham dự, đóng góp,
và chia xẻ của các thân hữu
năm nào cũng coi như vừa tròn
cho năm đó. Lắm lúc bản tin
kiệt sức về bài vở tin
tức, về tiền bạc, về thì
giờ. Chúng tôi đã có
ý định năm nào yếu quá
thì sẽ phát hành bản tin chừng
vài chục trang, vừa đủ các
tin tức cần thiết chứ không
có phần bài vở và hình
ảnh. Nói vậy nhưng chưa "đành
lòng" làm vậy.
Trong
năm qua, theo trào lưu tiến hóa của
kỹ thuật computer, THĐL lại có thêm
hai hình thức sinh hoạt khác. Đó
là "Email" (điện thư) và "Homepage" (Gia
trang) trên "Internet" (Liên mạng). Chúng tôi
đã lập được danh sách
trên dưới 50 thân hữu có
địa chỉ Email, những thân hữu
này đã liên lạc với nhau
thường xuyên, trao đổi và
chia xẻ các tin tức và tài
liệu quý giá và nóng sốt.
Một số lớn các thân hữu
này lại có cả phương tiện
để vào Internet và đọc được
các gia trang THĐL mà một số thân
hữu đã bỏ công thực
hiện. Những thân hữu này
đã gây được một không
khí sinh hoạt rất là náo nhiệt
và tốt đẹp trên Internet. Mời
tất cả các anh các chị lưu ý
đến chuyện này và cố gắng
chuẩn bị để tham gia sinh hoạt Internet.
Tôi
nghĩ rằng phần "báo cáo" của
tôi về THĐL sau 15 năm như thế
cũng tạm đủ. Chắc là chúng
ta sẽ còn gặp lại nhau trong nhiều
dịp khác sau này. Thân mến gửi
đến các anh các chị và gia
đình những lời cầu chúc
tốt đẹp nhất.
Nguyễn
Công Thuần
(Trích từ "Bản Tin Thân Hữu
Điện Lực" Số Ra Mắt, Tháng
11/1983)
THƯ THAY LỜI MỞ ĐẦU
Thân
gửi tất cả các bạn,
Bản
tin Thân hữu Điện lực này
đã được thai nghén từ
lâu, vì nó là một hoài bão
của anh Nguyễn Mạnh Linh và của một
số anh em kể từ những ngày
anh Linh còn sống. Cái hoài bão
này xuất phát từ cái tình
anh em, cái nghĩa bạn bè, và nó
có tham vọng tạo và giữ một
sợi dây liên lạc giữa những
người đã một thời
là đồng nghiệp, là bạn, trong
ngành điện lực ở nước
nhà.
Linh
đã viết những dòng nháp
như sau:
"
Hoài bão của chúng tôi từ
tám năm qua là có một phương
tiện thông tin với nhau để trao
cho nhau những mẩu tin từ quê hương,
từ bạn bè, mỗi người
đôi ngả, hoặc chia xẻ cho nhau những
kinh nghiệm sống, những tâm sự
vui buồn khi chúng ta đang lang thang nơi
đất khách quê người.
THÂN
HỮU từ đây sẽ là
nhịp cầu thông cảm, là môi
trường thân hữu, là con
đường đầy hoa đưa
chúng ta đến tình tương thân
tương ái thắm thiết. Chúng tôi
ước mong quý bạn hãy nồng
nhiệt đóng góp, chung sức tô
điểm bồi bổ cho THÂN HỮU
càng ngày càng lớn mạnh như
tình chúng ta đang nở hoa."
Bản
tin không thể ra đời được,
và càng không thể sống lâu
được, nếu chỉ có một
người hay một số nhỏ anh em góp
sức. Nó chỉ có thể sống
được và hoàn thành được
sứ mạng thắt chặt sợi dây
liên lạc giữa chúng ta khi mọi
người trong cúng ta - ít nhất
là một phần lớn - đồng
lòng đồng ý góp công góp
sức để nuôi dưỡng
nó và gìn giữ nó.
Cho
đến kỳ họp mặt anh em vùng đông
bắc hồi đầu tháng 7/1983 tại
Binghamton, New York, vấn đề phát hành
bản tin được anh Linh đưa ra
thảo luận rộng rãi cùng với
một số các sinh hoạt khác, mục
đích nhằm vào việc gìn giữ
các tình nghĩa, bước khởi
đầu cơ bản cho mọi hoạt động
và lý tưởng cao xa hơn trong tương
lai. Tất cả anh em hiện diện trong kỳ
họp mặt đó đã đi đến
nhất trí là nên làm và cần
làm, mọi người đồng ý
là sẽ góp công góp của, và
đã giao cho anh Linh và một vài anh
em khác đứng ra lo liệu. Quyết
định này đã được
anh Linh phổ biến rộng rãi đến
tất cả anh em chúng ta, cùng với
việc tạm thời phân vùng anh em
và đề cử người đại
diện ở bắc Mỹ và các
nước khác. (Xin xem lại thư của
anh Linh ở cuối bản tin số ra mắt).
Sau
đó lần lượt nhiều bài
vở, tin tức, hình ảnh, và
tiền bạc, đã được
anh em từ các nơi gửi về
cho anh Linh. Qua các thư từ và điện
thoại trao đổi tin tức cũng như
phân chia công việc, anh Linh có cho tôi
hay là tính đến ngày 25/9/83 đã
có đủ bài vở cho khoảng
30 trang bản tin và có được
160$. Chỉ cần một ước tính
nhỏ chắc ai trong chúng ta cũng thấy
rằng số tiền đó chỉ đủ
để mua bì và tem gửi 30 trang
giấy theo lối "first class mail" đến khoảng
120 người trên khắp thế giới.
Nhưng mà anh Linh và chúng tôi cũng
đã đồng ý là cố gắng
để khoảng cuối tháng 10 hay là
đầu tháng 11/83 bản tin đầu
tiên có thể ra mắt anh em, rồi sau
đó tính tới nữa.
Anh
Linh ôm nguyên xấp bản thảo, bàn
với anh Nguyễn Trọng Cảnh lo liệu
việc đánh máy và in, giao tôi
cập nhật hóa danh sách anh em đồng
thời với việc trình bày
bìa, trình bày một số hình vẽ
và viết thêm bài về việc đề
nghị chương trình sinh hoạt cho những
ngày sắp đến. Cái bìa và
chương trình sinh hoạt tôi mới
chỉ có thoáng một ý nghĩ. Tôi
bắt đầu viết lại bằng tay
bản danh sách anh em, trình bày theo một
cách để in kèm theo bản tin, và
theo một cách khác để nhờ
computer (mainframe) in thành nhãn địa chỉ
để dán vào các bì thư
sau này.
Ngày
thứ bảy 1 tháng 10/1983, tôi viết
theo cách trình bày thứ nhì
đến đúng tên anh Linh thì ngừng
lại (viết theo thứ tự abc), tạm
nghỉ để rồi sẽ tiếp tục.
Không ngờ tôi đã phải
ngừng bản danh sách này lại một
cách vĩnh viễn. Ngày chúa nhật
2 tháng 10/1983, tin đâu sét đánh
ngang trời: Linh đã ngã xuống,
đã đột ngột từ bỏ
chúng ta.
Tôi
mang một niềm xúc động tột cùng,
bắt nguồn từ những tình
cảm và kỷ niệm riêng tư giữa
chúng tôi, cùng với các chí
hướng và hoài bão chung mà
chúng tôi đang cố gắng thực
hiện. Đêm chúa nhật đó,
tôi khóc tràn nước mắt.
Rồi suốt cả tuần lễ sau đó,
tôi thấy người cứ thẫn
thờ. Tinh
thần
tôi suy sụp, tôi cảm thấy như mình
không còn có chút nghị lực
hay tha thiết gì nữa hết. "Linh bỏ
đi rồi, và mọi chuyện đều
trở thành hư ảo."
Nhưng
mà, thương Linh, nghĩ đến tấm
lòng tha thiết của Linh đối với
anh em, đối với công việc chung,
tôi cố gắng vùng dậy, như đã
từng cố gắng nhiều lần như
vậy trong đời. Tôi liên lạc
với Cảnh và nhờ Cảnh
cố gắng bằng mọi cách tìm
lại cho được xấp bản thảo
mà Linh đã giữ, kêu gọi
một số anh em cấp tốc góp thêm
công sức để cho bản tin có
thể ra mắt, bây giờ lại còn
có thêm một ý nghĩa nữa
là "tưởng niệm Nguyễn Mạnh
Linh." Đến nay, xấp bản thảo do Linh
giữ chỉ mới tìm lại được
một phần. Không thể chờ đợi
lâu hơn, tôi cố gắng góp nhặt
tối đa các bài vở và
tin tức để bắt tay vào việc.
Những
trang sau đây là kết quả của
sự cố gắng đó, kết quả
của những điều kiện rất
là giới hạn: thời gian cấp
bách, tinh thần mỏi mệt, phương
tiện ấn loát không có, . chỉ
có một quyết tâm là thực
hiện bản tin này cho kỳ được,
để cho Linh có thể yên tâm nhắm
mắt.
Có
thể khi bản tin này được
phát hành, còn một số bài
vở và ý kiến của nhiều
anh em đang trên đường gửi
tới, hoặc là đang hình thành
dở dang. Công việc của chúng ta
không phải là dừng lại sau số
ra mắt này, do đó xin các bạn
cứ tiếp tục đóng góp
bài vở, tin tức, . chúng ta sẽ
còn tạo nhiều dịp khác để
giữ mối liên lạc và để
tưởng nhớ Nguyễn Mạnh Linh.
Tạm thời xin cứ gửi về
cho tôi để tập trung trong khi chờ
đợi có một ủy ban đại
diện phụ trách.
Bây
giờ số ra mắt của bản tin với
hình thức có vẻ nghèo nàn,
đang được trình bày trước
mắt các bạn. Phần còn lại là
phần của các bạn, của chúng
ta, trong cái cách hiểu về tấm lòng
của Linh dàn trải trên từng trang
giấy này, và trong thái độ
và hành động của chúng ta trong
tương lai.
Thân
mến mời các bạn đi vào
nội dung của bản tin.
Nguyễn
Công Thuần
(tháng
11/1983)
Đại
hội Họp mặt THĐL Hè 97 tại Nam Cali
Phát
biểu của Thân hữu Nguyễn Trọng
Dũng
(Ghi chú: Đây là viết lại bài nói chuyện của tôi trong ngày đại hội họp mặt Thân hữu Điện lực Việt nam Hải ngoại (THĐLVNHN) hè 1997 tại Nam Cali. Trong lúc phát biểu có một vài đoạn tôi tự ý bỏ bớt cho kịp thời lượng, nay được ghi lại đầy đủ dưới đây.)
Thưa các anh các chị,
Khi
anh Dậu gọi điện thoại đề
nghị tôi phát biểu về những
cảm nghĩ riêng của tôi đối
với THĐLVNHN, để như lời
anh nói, "Cậu là một trong những
anh em sang sau, cậu có nhiều cảm thông,
nên nói ra để vận động
khuyến khích một số anh chị em khác
lâu nay vẫn còn e dè ngại ngùng
chưa tham gia vào gia đình THĐLVNHN của
chúng ta." Tôi trả lời anh rằng
chắc tôi không thực hiện được
mục tiêu đó bởi lẽ sự
hiện diện của các anh các chị
hôm nay ở đây chứng tỏ
các anh các chị đã tích cực
tham gia vào sinh hoạt của THĐLVNHN rồi,
còn những người cần khuyến
khích thì lại không có mặt ở
đây. Tuy nhiên tôi vẫn nhận lời
vì tôi cho rằng trong những cảm
nghĩ của tôi về THĐLVNHN có
một đôi điều có thể chia
xẻ với các anh các chị. Cho
nên trước hết tôi xin cám
ơn ban tổ chức đã cho tôi
cơ hội này. Những điều
mà tôi sắp trình bày với
các anh các chị hôm nay, không chỉ
đơn thuần là cảm tưởng
đối với THĐLVNHN, mà nói
cho đúng ra là những biến chuyển
trong tâm tư của tôi về tình bạn
nói chung trong suốt thời gian gần
60 năm tuổi đời.
Ngay
từ thuở nhỏ, qua sự giáo
dục của gia đình, tôi giao tiếp
với bạn bè rất chí tình.
Khi đến tuổi trưởng thành,
ra đời tiếp xúc với
xã hội thực tế, tôi vẫn
luôn luôn lấy cái tình cái
nghĩa làm trọng. Và mọi người
xung quanh tôi cũng cư xử với
tôi trong tinh thần đó. Thế nhưng
sau ngày 30/4/75, sống dưới chế
độ cộng sản, quan niệm đó
của tôi đã bị lung lay khi tôi
thấy cái tình cái nghĩa lu mờ
đi trong cách xử thế của một
số người. Tôi đã chứng
kiến biết bao chuyện đau lòng về
sự thay đổi của lòng người,
thoạt tiên là những mắt thấy
tai nghe trong lao tù cải tạo, rồi lại
tai nghe mắt thấy qua những năm tháng
sống trong chế độ độc tài
cộng sản. Dưới cái chế
độ ma quỷ ấy người ta
dễ
dàng lường gạt nhau, phản bội
nhau, hãm hại nhau, bất kể quan hệ thế
nào, có thể là hàng xóm
láng giềng, có thể là bạn
hữu ân tình, có thể thầy
trò, và ngay cả có thể là
ruột thịt nữa. Luân lý đạo
đức trở nên hiếm hoi. Tôi
quan niệm rằng mỗi con người khi
mới sinh ra, không nhiều thì ít,
đều có tiềm tàng một phần
thiện và một phần ác, một phần
tốt và một phần xấu. Tùy
theo từng thời gian, từng điều
kiện cá nhân và môi trường
sống mà một trong hai phần đó
trồi lên lấn át phần kia. Cộng
sản chủ trương duy vật, hoàn cảnh
sống trong xã hội cộng sản là
môi trường xúc tác, tạo
điều kiện cho cái phần ác,
phần xấu ấy dễ phát triển
nếu bản chất con người không
đủ đạo đức.
Về
phần tôi, 15 năm sống với Việt
cộng, suy nghĩ của tôi cũng đã
bị ảnh hưởng. Sau khi ở tù
3 năm về, cộng với hơn một
năm quản chế phải đi làm trong
một công ty công tư hợp doanh, đến
giữa năm 1980 tôi nghỉ không đi
làm nữa, rút lui về nhà đi
học hớt tóc, học cắt may rồi
xoay ra kiếm sống bằng nghề thợ
may, làm ngay tại nhà, không mấy khi
đi ra ngoài, rất ít gặp gỡ
bạn bè. Những người mà
tôi tiếp xúc chỉ là khách
hàng, họ đến rồi họ đi,
tôi may quần áo cho họ, họ trả
tiền công cho tôi, rất là sòng
phẳng, hai bên không có một thân
quen tình cảm nào khác. Dạo đó
tôi gần như tách khỏi hoàn toàn
các liên hệ cũ, nhất là khi
những người bạn thân thiết
dần dần ra đi hết. Thảng hoặc
có bất chợt gặp ai quen biết,
tôi không còn dám cởi mở
tâm tình như ngày xưa nữa.
Thay vào đó là một thái độ
lúc nào cũng dè dặt, đề
phòng. Khi rời Việt Nam, mặc dầu
là đi với giấy tờ hợp
lệ của Việt cộng, tôi cũng không
dám chia tay bạn bè. Trước ngày
lên đường tôi có đến
trụ sở Hai Bà Trưng, văn phòng
Công ty Xây dựng ở đường
Trần Quang Khải, và một văn phòng
khác ở đường Ngô
Thời Nhiệm, tại đây tôi
tìm gặp một vài bạn cũ mà
không dám nói với ai rằng
mình sắp lên đường, chỉ
bắt tay làm bộ như rảnh rỗi lâu
ngày ghé thăm chơi thôi, nhưng
trong lòng thì xao xuyến xúc động
không biết đến bao giờ mới
gặp lại.
Đối
với THĐLVNHN thì trong suốt những
năm còn ở lại Việt nam, tôi
không hề biết gì về chuyện
các bạn bên này đã tụ
họp lại được với nhau,
hình thành một "tổ chức" có
sinh hoạt đều đặn. Dạo đo,ù
thỉnh thoảng tôi có thư từ
qua lại với anh Thuần nhưng không
thấy anh đề cập đến. Một
lần nhận được tấm hình
chụp chung, có khá đông anh em khi
các anh gặp nhau ở bên Bỉ vào
năm 88, 89 gì đó. Mặt sau tấm
hình anh Thuần ghi chú cho biết là
mấy anh từ Mỹ qua chơi Âu châu,
gặp lại bạn cũ cùng chụp chung
tấm hình kỷ niệm, thế thôi,
chứ không cho biết rằng đó
là buổi họp mặt hàng năm. Ngay
cả khi nhận được tiền tương
trợ của các thân hữu bên
này gửi về, anh Thuần cho tôi
biết là của nhiều anh chị góp
làm quà chung cho các bạn còn kẹt
lại Việt nam, chứ không nhắc đến
tên Thân hữu Điện lực
Việt nam Hải ngoại. Tôi rất cám
ơn sự tế nhị này của anh
Thuần, vì nếu có anh chị nào
để ý đến tin tức trong
nước, hẳn còn nhớ vào
dạo đó Việt cộng đang xử
vụ án Doãn Quốc Sĩ, Hoàng
Hải Thủy, buộc tội cho 2 ông này
là tay chân CIA, nhận tiền của CIA
âm mưu phá hoại. Thật ra theo tôi
biết thì các nhà văn ấy có
nhận tiền của hội Văn Bút hay
nói chung cũng là bạn bè ở
bên này, gửi về ông Doãn
Quốc Sĩ, để ông ấy chuyển
cho các bạn văn nghệ sĩ kém
may mắn còn kẹt lại. Nghĩa là
cũng giống y như những gì anh
Thuần và các anh các chị bên
này đã làm và gửi về
làm quà tặng cho một số anh chị
em chúng tôi còn ở lại Việt
nam. Chắc anh Thuần còn nhớ, ngay
sau lần đầu tiên anh gửi tiền
về tên tôi và nhờ tôi
đem đến cho các bạn khác, tôi
đã viết thư cho anh, trước
là để cám ơn tất cả
các bạn sau là yêu cầu anh tránh
cho tôi không phải làm cái nhiệm
vụ chuyển tiếp ấy để khỏi
bị cộng sản chụp mũ trong khi tôi
đang mưu tính chuyện ra đi của gia
đình.
Cũng
trong thời gian còn kẹt lại Việt
nam, tôi được nghe kể về
đời sống người Việt
tị nạn, có nhiều trường
hợp những người trước
75 từng là đồng đội, từng
là bạn chiến đấu, bạn học,
bạn nghề nghiệp, khi gặp lại nhau ở
bên này thì đối xử với
nhau như hai người xa lạ. Người
đi trước lạnh nhạt, coi rẻ
người tới sau, tìm cách
tránh né không muốn liên lạc,
sợ bị xin xỏ, phải giúp đỡ.
Sống trong một môi trường như
dưới chế độ cộng sản
khi mà con người không dám tin
ai, thì những câu chuyện như thế
đã tác động mạnh đến
suy nghĩ của tôi, làm lung lay cái
quan niệm về tình nghĩa mà lâu
nay tôi đã đặt lên hàng
đầu trong cách xử thế. Với
những mặc cảm và thành kiến
về tình bạn như thế khi vừa
tới Mỹ, tôi không liên lạc
ngay với bất cứ một ai trong số
bạn bè cũ cả. Chắc các anh
các chị cũng thông cảm cho tôi
rằng vừa chân ướt chân
ráo, tinh thần hãy còn bàng hoàng
ngơ ngác, lại thêm mặc cảm thiếu
tự tin, tôi rất sợ rơi vào
tâm trạng bẽ bàng thất vọng
khi gọi điện thoại cho người
bạn để rồi được nghe
từ đầu dây bên kia giọng
nói của đúng người mình
muốn nói chuyện nhưng âm hưởng
thì miễn cưỡng lạnh nhạt.
Ngay
cả với anh Thuần, người
bạn gần gũi nhất của tôi, tuy
trước đó thỉnh thoảng vẫn
thư từ, nhưng tôi không cho anh biết
là tôi sắp qua và khi đến
Mỹ tôi cũng không gọi ngay cho anh.
Thế nhưng thực tế hoàn toàn
trái ngược với những
suy nghĩ đó, mà ngày nay nhắc
lại tôi vẫn còn cảm thấy ngượng
ngùng. Người ta thường nói
dấu ai thì dấu chứ không dấu
được ông Trời. Trường
hợp của tôi đúng là như
vậy. Gia đình tôi đặt chân
lên đất Mỹ vào tuần lễ
giáp Tết Canh Ngọ, cuối tháng 1,
1990. Tôi có một cô em gái ở
Virginia. Một bạn thân của cô ấy
ở Santa Ana này, nhân ngày Tết
điện thoại thăm chúc nhau, cô
bạn hỏi chuyện nhà, và em tôi
kể cho biết có gia đình tôi
vừa tới Mỹ. Chồng cô
bạn này là bạn học cũ của
tôi từ thời trung học Chu Văn
An, anh ta có một người em gái
lấy chồng mà người chồng
thì lại là anh ruột của một thân
hữu điện lực Việt nam hải
ngoại chúng ta, đó là anh Nguyễn
Huy Tiên ở Sacramento. Tôi nói về
cái sợi dây vòng vo tam quốc
ấy, nhưng các anh các chị chẳng
cần phải nhẩm tính xem dây mơ
rễ má thế nào. Mục đích
của tôi là để các anh các
chị thấy rằng không phải chỉ
là một sự ngẫu nhiên, mà
là cả một chuỗi ngẫu nghiên
đã đưa tin của tôi đến
những người bạn cũ chỉ
nội trong vòng 10 ngày sau khi tôi đến
Mỹ. Anh Tiên và anh bạn Chu Văn An
là 2 người đầu tiên gọi
điện thoại. Rồi các bạn chuyền
tin báo cho nhau. Thế là liền ngay mấy
ngày sau đó tôi liên tiếp
nhận được điện thoại thăm
hỏi chúc mừng của bạn bè
từ khắp các tiểu bang nước
Mỹ và Canada. Rồi cả anh Lâm Dân
Trường từ bên Âu châu
cũng gọi qua. Các anh nói chuyện với
tôi xong thì chuyền máy cho các chị
nói chuyện với nhà tôi. Thăm
hỏi, chúc mừng, khuyến khích,
an ủi, cổ vũ tinh thần chúng tôi.
Thật
khó có thể hiểu được
do đâu mà cái tin tôi đến
Mỹ lại đi vòng vo và lại nhanh
đến như thế. Hai cô bạn ở
2 đầu nước Mỹ, nhân ngày
Tết gọi điện thoại chúc Tết
rồi tâm sự với nhau, kể
chuyện tin tức gia đình cho nhau thì
có thể giải thích được,
nhưng còn do đâu mà tin đó
lại chuyển tiếp 2, 3 chặng qua những
người ở xa cách nhau hàng
trăm hàng ngàn cây số và
tôi chưa hề gặp mặt, để sau
cùng đến được anh Tiên
và các bạn khác, thì phải nói
đó là những cái ngẫu
nhiên thật lạ lùng. Tôi càng
nghĩ nếu không phải do duyên Trời
muốn dạy tôi một bài học về
tình bạn, thì chuyện đó không
thể xảy ra như thế được.
Câu chuyện chúng tôi nói với
nhau qua điện thoại chỉ là những
câu thăm hỏi chúc mừng thông
thường nhưng tôi nghe âm hưởng
giọng nói thật là chân tình thắm
thiết. Thế là bỗng nhiên những
dè dặt ngại ngùng của tôi hồi
nào tới giờ tự dưng
biến mất. Rồi chúng tôi cười
nói với nhau ồn ào giống
như đang ở Việt nam trước
ngày 30/4/75 vậy.
Tiếp
theo sau đó khi dọn ra ở riêng,
tôi đã nhận được những
giúp đỡ rất cụ thể, có
bạn gửi cho tiền, có bạn gửi
cho đồ dùng, mới có, cũ
có. Từ cái chén cái bát
ăn cơm, cái nồi cơm điện,
tới cái bàn cái ghế, cái
TV, cái đồng hồ. Tôi cảm kích
đón nhận không mảy may mặc cảm.
Có những anh chị như anh chị Thụy,
anh chị Chánh, anh Thuần, anh Chính, anh
Tiên, và cả anh Nguyễn Duy Niên ở
Dallas, mà cho đến nay tôi vẫn chưa
có dịp gặp mặt, đã giúp
tìm công việc làm cho nhà tôi
và cho tôi. Không những các
anh hướng dẫn chỉ vẽ tường
tận mà còn lấy đơn, lục
tìm sách vở cho mượn học.
Tôi đón nhận với lòng
biết ơn, không chỉ vì những
giúp đỡ ấy thiết thực
đối với chúng tôi, mà
vì tôi cảm nhận được
đằng sau hành động ấy là
chứa chan tình cảm thắm thiết
của các anh các chị dành cho gia
đình chúng tôi trong những ngày
đầu tiên ấy. Cũng xin nói
thêm là anh Nguyễn Sĩ Chính với
tôi khi còn ở Sài gòn chỉ
biết nhau chứ không quen. Thế nhưng
khi anh Chính nghe nói tôi mới qua,
đang cần tìm việc làm thì anh
đã sốt sắng tận tình giới
thiệu chỗ làm cho tôi.
Thưa
các anh các chị,
Gia
đình chúng tôi có được
cuộc sống ngày hôm nay là nhờ
ơn Trời Phật ban phước cho
chúng tôi đến được
bến bờ tự do. Rồi chúng
tôi lại còn có phước được
người thân và bè bạn giúp
đỡ, nhất là về mặt tinh
thần. Cho tôi lấy lại được
niềm tin, tin ở cuộc đời,
tin ở tình người, và tin
ở chính mình. Từ đó
thoát được tâm trạng bi quan
yếm thế mà đa số người
mới tới thường mắc
phải khi va chạm với thực tế.
Những lời khuyến khích, những
chỉ vẽ hướng dẫn giúp
tôi vươn lên xây dựng cuộc
sống mới. 15 năm sống với
Việt cộng, niềm tin của tôi về
tình nghĩa con người đã
bị cái chế độ ma quỷ ấy
làm cho lung lay, tưởng đâu tôi
sẽ rơi vào vực thẳm của
sự đa nghi, ngờ vực, để
thành con người khô khan đơn
độc không có bạn bè bằng
hữu gì nữa. May mắn thay tôi
đã được ơn Trời
Phật ban phước cho thoát khỏi cái
chế độ bẩn thỉu đó. Và
rồi khi qua tới đây được
bạn bè đối xử chí tình.
Cách đối xử ấy đã
cảm hóa tôi, biến đổi suy nghĩ
của tôi từ thái cực của
bi quan ngờ vực sang thái cực
tin tưởng, lạc quan. Niềm tin của
tôi về tình nghĩa con người
đã được phục hồi!
Thử
đi tìm trả lời cho câu hỏi
do đâu mà từ khắp 4 phương
trời chúng ta lại tập họïp
được với nhau và xây
dựng được cái tình cảm
như thế. Trong các yếu tố tạo
thành, có 2 cái chính, một là
do chúng ta có nhiều cái chung chia xẻ
với nhau, và hai là nhờ ở
tinh thần xây dựng của mỗi con
người chúng ta. Chắc các anh
các chị cũng đồng ý với
tôi rằng khi 2 người có chung
một tâm sự nào đó thì
dễ kết thân với nhau. Giữa
chúng ta, thân hữu điện lực
Việt nam hải ngoại, không nhiều thì
ít, không tất cả thì cũng một
đôi phần, có nhiều cái chia
xẻ chung. Hoặc trong quá khứ cùng
chung một mái trường, chung một
cơ quan. Hoặc cùng chung một ngành nghề,
chung một lãnh vực. Nhưng cái chung
lớn nhất và có tác dụng
keo sơn mạnh mẽ nhất giữa chúng
ta hôm nay là cái chung một tâm sự
của những con người Việt nam
sống tha hương. Cái tâm sự
đau buồn của những con người
rứt ruột bỏ quê hương xứ
sở ra đi, bỏ lại thân thích,
bạn bè, láng giềng lối xóm,
bỏ lại kỷ niệm, bỏ lại hết
bao hình ảnh thân thương của quá
khứ. Cho nên hơn bao giờ hết
trong cuộc sống tha hương này, chúng
ta muốn tìm đến chia xẻ với
nhau.
Vâng,
tôi cho rằng đây chính là nền
móng vững chắc nhất của tình
thân hữu điện lực Việt
nam hải ngoại chúng ta. Đến đây
tôi xin có lời khâm phục các
anh trong ban sáng lập đã thật khéo
léo và chính xác khi chọn danh xưng
cho nhóm của chúng ta. Các anh các
chị hãy thử đọc lên cho
trọn tất cả 8 chữ đó mà
xem. "Thân hữu Điện lực Việt
nam Hải ngoại." Thường thường,
để cho ngắn gọn và quen miệng,
chúng ta chỉ gọi bằng 4 chữ
Thân hữu Điện lực (THĐL),
hoặc nếu có dài dòng hơn tí
nữa thì đọc là Thân hữu
Điện lực Việt nam. Không những
gọi như thế không lột hết được
ý nghĩa mà nếu gọi bằng cách
thứ hai Thân hữu Điện lực
Việt nam, đôi khi lại dễ gây hiểu
nhầm rằng đây là thân hữu
của cựu nhân viên cơ quan Điện
lực Việt nam và Công ty Điện
lực Việt nam. Theo tôi thì phải hiểu
bằng tất cả 8 chữ thì mới
thật đầy đủ và mới
đúng ý của những người
đã chọn ra cái tên đó.
Nhất là 4 chữ sau cùng "Việt
nam hải ngoại" mang nhiều ý nghĩa hơn
cả. Vâng chúng ta là thân hữu
điện lực, và mặc dầu ngày
nay nhiều người trong chúng ta đã
có quốc tịch mới, nhưng chúng
ta không phải là thân hữu với
người Tây, người Mỹ,
hay người Úc, người Canada,
mà là thân hữu điện lực
người Việt nam. Và hơn thế
nữa chúng ta là những người
thân hữu điện lực Việt
nam hải ngoại, chứ không phải thân
hữu điện lực Việt nam ở
trong nước.
Thưa
các anh các chị, tôi không quay mặt
làm ngơ để phủ nhận sự
quen biết của tôi với những
người hiện nay còn ở lại
trong nước. Không phải tất cả,
nhưng một số đông vẫn còn
là bạn của tôi, họ đang phải
miễn cưỡng làm việc với
chế độ cộng sản vì không
còn con đường nào khác.
Nếu có đi công tác hay du lịch
nước ngoài, họ có thể quen
biết tất cả thành viên THĐLVNHN
chúng ta. Nhưng tôi vẫn không coi họ
là thành viên của chúng ta được,
vì họ không chia xẻ được
cái tâm trạng lưu vong của chúng
ta. Tôi có thể ngồi nói chuyện
với họ nhưng chắc chắn không
phải là những câu chuyện như
tôi đang giải bày cùng các
anh các chị hôm nay. Thật vậy, các
anh các chị hãy thử nghĩ mà
xem nếu không bỏ xứ ra đi có
chắc gì chúng ta tập họp lại thành
một nhóm thân hữu như chúng
ta đang có hôm nay. Hiểu như thế
cho nên riêng đối với tôi,
tôi tự phân định rằng những
ai không có cái tâm sự của
người Việt tha hương tị nạn
hoặc không còn mang cái tâm sự
ấy nữa, thì tôi xin mạn phép
không coi là thành viên THĐLVNHN.
Nhân
đây, xin các anh các chị cho tôi
mở một ngoặc nhỏ để nói
lên ý kiến cá nhân tôi về
một gợi ý cách đây 2 năm
đề nghị tổ chức họp mặt
THĐLVNHN tại Sài gòn. Ý kiến
của tôi, rất rõ ràng và rất
dứt khoát là khi nào còn cộng
sản ở trên quê hương Việt
nam chúng ta thì không bao giờ có
chuyện tôi tham dự họp mặt THĐLVNHN
tại Sài gòn. Dù đó là
ở Sài gòn, ở Huế, ở
Hà nội, hay ở Vũng tàu, Đà
lạt, Nha trang, hay Vịnh Hạ long, hay chùa Hương
tích. Mặc dầu đó là những
nơi mà từ ngày xa quê hương
Việt nam tôi vẫn mơ ước có
ngày trở lại...
Thưa
các anh các chị, từ khi có
được may mắn sống trên đất
tự do này, tôi vẫn luôn luôn
ghi nhớ cái căn nguyên do đâu
mà chúng ta có mặt ở đây,
do đâu chúng ta phải mang kiếp sống
tha hương tầm gửi trên đất
nước người như thế này,
do đâu mà bao đồng bào trong
đó có thể có người
thân của chúng ta đã gặp tai
họa trên đường tìm tự
do hoặc phải bỏ mình hoặc mang vết
thương đau đớn suốt đời,
do đâu mà hiện nay ngoại trừ
một thiểu số những tên cán
bộ Việt cộng và những kẻ
ăn theo núp bóng dưới chiêu
bài phát triển kinh tế xây dựng
quốc gia để ra sức vơ vét,
sống xa hoa phung phí bằng tài nguyên
của đất nước, còn lại
hơn 75 triệu dân Việt phải sống
cơ cực lầm than không có tự
do trong một quốc gia, thương thay, được
xếp vào hạng nghèo nhất thế
giới. Chính tôi cũng đã
từng từ trong cảnh mất tự
do đói khổ ấy ra đi, thì ngày
nay làm sao tôi lại có thể về
tổ chức họp mặt tại nơi ấy,
trong khung cảnh ấy được. Cho dù
Việt cộng bây giờ chúng nó
có cố nặn óc tìm cách tâng
bốc chúng ta bằng những mỹ
từ như "Việt kiều yêu nước",
"khúc ruột ngoài ngàn dậm", tôi
vẫn không bao giờ quên rằng
đã từng có thời chúng
nó gọi những người ra đi
tìm tự do là "phản quốc", là
"thành phần cặn bã của xã
hội", là "côn đồ", và còn
một vài từ ngữ nữa
mà tôi xin miễn nhắc lại vì
nó quá xúc phạm. Trước
khi đóng ngoặc lại cái ý kiến
này, tôi xin nói thêm cho rõ rằng
đây là nhận định cá nhân
của tôi để trả lời cho
câu hỏi có thể tổ chức
đại hội họp mặt THĐLVNHN ở
Việt nam hay không, chứ không phải
ý kiến về đề tài: "Nên
hay không nên về thăm Việt Nam?"
Hãy
trở lại với cái tình thân
hữu điện lực Việt nam hải
ngoại của chúng ta. Chắc hẳn các
anh các chị kể từ ngày bắt
đầu cuộc sống tha hương này
đã hơn một lần đi giữa
phố phườøng đông đúc
mà cảm thấy sao như mình lạc lõng
cô đơn. Lạc lõng vì đi
mãi vẫn không tìm đâu ra một
mái nhà tranh với lũy tre già
hay tấm liếp bên bóng dừa.
Cô đơn vì nhìn ra xung quanh chỉ
thấy những bóng người áo
quần sặc sỡ, tóc vàng tóc
quăn, chứ không tìm đâu
thấy cái áo bà ba, chiếc nón
lá bài thơ hay mái đầu em
bé chăn trâu để chỏm. Không
có âm thanh của tiếng võng đưa
kẽo kẹt trưa hè hay tiếng ầu
ơ ví dầu, mà chỉ có tiếng
xe chạy dồn dập, tiếng người
lao xao với một ngôn ngữ không
phải là tiếng mẹ đẻ của
chúng ta. Chính những giây phút
lạc lõng cô đơn đó đã
khiến chúng ta mong muốn được
gần nhau, vui mừng khi gặp nhau. Khi tôi
đến gặp các anh các chị trong
những buổi họp mặt, đứng
trước thầy Phát, anh Thiết,
anh Nam, chị Xuyên, chị Tuyết, . tôi
không nhìn thấy gì khác hơn
đó là những người
cùng sắc da mầu tóc, cùng nói
tiếng nói như tôi, cùng chia xẻ
với tôi cái buồn vui của quá
khứ và hiện tại. Giúp tôi
quên đi cái lẻ loi đơn độc
nơi xứ người, cho tôi sống
lại trong một khoảnh khắc phần nào
những kỷ niệm khi xưa với
người thầy, người bạn
học, người bạn cùng sở
làm. Tất cả những cái đó
xóa bỏ khỏi trí tôi hình ảnh
một ông Tổng Giám đốc HTPhát,
không còn hình ảnh một ông Trưởng
ty Điện lực HVThiết, hay một ông
Trưởng khu Điện lực ĐSNam
nữa .
Tất
nhiên vì đây là một quan hệ
2 chiều, nên cũng phải nói thêm
là sở dĩ tôi dễ dàng
xóa được những hình
ảnh đó là nhờ ông Tổng
Giám đốc, ông Trưởng khu
hay ông Trưởng ty đã tự
cởi bỏ, không còn khoác trên
người bộ áo quá khứ
ấy nữa. Bởi vì chính thày
Phát, anh Thiết, anh Nam, chị Xuyên, chị
Tuyết, . khi đến gặp anh chị em chúng
ta cũng khao khát những tình cảm
như mọi người khác, khao khát
được gặp lại người
bạn cũ, khao khát được ngồi
lại với nhau cùng nhắp ly rượu
chén trà, nhắc lại những kỷ
niệm vui buồn ngày trước. Bộ
áo cũ đã cởi bỏ, bộ
quần áo mới tạm xếp qua một
bên, để khi gặp nhau tất cả chúng
ta cùng mặc chung một bộ đồng
phục, bộ đồng phục của người
Việt tha hương. Đây chính là
điểm đặc biệt của THĐLVNHN
mà nhiều hội đoàn khác không
có được. Thật vậy, khi giữa
2 người còn có một người
cứ bo bo giữ một cái biên
giới nào đó thì người
kia không thể bước qua được.
Giả dụ như tôi có mặc cảm
tự ti khi đứng trước
ai đó. Cho dẫu người ấy
không tự tôn tự đại, luôn
luôn khiêm nhường và tế
nhị tìm cách hòa mình với
tôi, nhưng nếu tôi cứ khư
khư cái mặc cảm của mình thì
2 người vẫn không thể đối
xử với nhau thân tình tự
nhiên được. Tôi cho rằng
THĐLVNHN của chúng ta đã vượt
qua được cái cản trở
này nên cái tình giữa chúng
ta mới bình đẳng, thân mật,
thắm thiết được như thế
này.
Gầy
dựng được tình thân hữu
hôm nay là do mỗi người chúng
ta đều có phần đóng góp,
nhưng công lao lớn nhất phải dành
cho các anh đi tiên phong trong những
ngày đầu tiên thành lập, cũng
như các anh các chị trong ban phụ trách
"ăn cơm nhà vác ngà voi" từ
bao năm nay duy trì hoạt động của
chúng ta. Nào là vận động tổ
chức những cuộc họp mặt hàng
năm. Vận động viết bài cho bản
tin, và rồi cặm cụi âm thầm
sắp đặt lên khuôn, để
năm nào cũng đúng vào dịp
lễ Tạ ơn của người Mỹ
chúng ta có bản tin trong tay. Thế nhưng
các anh lại rất tế nhị trong việc
nhắc nhở chúng ta đóng góp
tài chánh. Chắc chắn trong chúng
ta ai cũng saün sàng đóng góp
và không ai thiếu tinh thần cần
vận động cả, nhưng cuộc sống
dồn dập ở xứ này xô
đẩy chúng ta hầu như suốt 24
giờ mỗi ngày, suốt 365 ngày
mỗi năm, nên có nhiều việc
tôi muốn làm hoặc định làm
mà rồi từ ngày này qua tháng
kia vẫn chưa làm hay không làm được.
Mới đây tôi học được
cách thức của anh NQHưởng,
anh cứ làm đều đặn thành
một thói quen, hàng năm khi gửi
thiệp chúc Giáng sinh cho anh Thuần thì
anh kèm theo chi phiếu niên liễm. Nếu
anh chị nào không có thói quen gửi
thiệp Giáng sinh vẫn có thể bắt
chước anh Hưởng bằng cách
khi nhận được bản tin thì gửi
ngay chi phiếu cho anh Quân anh Thuần. Thoạt
nghe thì thấy kỳ cục vì làm
như các anh đi bán báo không
bằng, nhưng theo tôi mình đã
thật tình với nhau thì không có
gì mặc cảm cả.
Vả
chăng bản tin của chúng ta không phải
là tờ báo, mà chỉ là
một hình thức thông tin liên lạc.
Tôi lại phải xin phép các anh các
chị một lần nữa để lên
tiếng ca ngợi ban biên tập bản
tin. Khen các anh duy trì phát hành đều
đặn chưa đủ, vì như anh Thuần
đã nói nhiều lần, "đều
đặn hay không là chính ở
các bạn đấy, nếu không có
các bạn đóng góp tài chánh,
bài vở cho đều đặn thì
dẫu sức voi tôi cũng chẳng
làm được." Ở đây
tôi muốn ca ngợi cái khéo léo
của ban chủ biên đã giữ
cho bản tin của chúng ta luôn luôn
chỉ nằm trong khuôn khổ chủ trương
ban đầu ấy là thông tin, liên
lạc thân hữu. Thật vậy nếu
tôi không nhầm thì trong suốt mười
sáu số đã phát hành không
có một bài nào nhắm đả
kích vì hiềm khích cá nhân
hay tâng bốc vì ơn nghĩa riêng
tư. Cũng không có những chuyện
thuộc loại chưởng võ Hồng
kông hay chuyện ái tình lẩm cẩm
ướt át khiêu dâm. Những
loại bài loại chuyện đầy rẫy
nhan nhản trong các tờ báo khác
mà độc giả chúng ta không muốn
thấy có trong bản tin của mình. Thay
vào đó chúng ta thích thú
với mục thư tín và những
bài tường thuật sinh hoạt, để
qua đó biết được tin tức,
hình ảnh của những người
bạn mà lâu lắm chúng ta chưa
có dịp nghe, gặp. Phải nhìn nhận
rằng ban chủ biên bản tin đã
vừa khéo léo, vừa cương
quyết gạn lọc bài gửi đăng,
tránh những loại chuyện rẻ tiền,
đáp ứng đúng nhu cầu
của người đọc.
Trước
khi dứt lời tôi muốn nhắc
lại cái lần
đầu
tiên nhà tôi và tôi tham dự
đại hội họp mặêt THĐLVNHN cách
đây 6 năm cũng tại quận Cam này.
Kỳ đó đứng trước
các anh các chị tôi đã xúc
động chỉ nói được lời
cám ơn mà không bộc lộ hết
được tâm tư của mình
đối với THĐLVNHN. Tâm sự
của một người được
cái tình của bạn bè cảm hóa
giúp tôi thoát ra khỏi cái đa
nghi ngờ vực, lấy lại được
niềm tin nơi điều mà cha mẹ
tôi đã dạy dỗ rằng con người
cần phải sống với nhau cho trọn
tình vẹn nghĩa. Ngày nay tôi lại
có thể tiếp tục dạy dỗ các
con các cháu tôi điều ấy.
Duy có một điểm khác, là tôi
sẽ dùng hết lời chỉ vẽ
cho các con các cháu tôi phân biệt
cho rõ rằng riêng với cộng sản
thì không tình không nghĩa gì
hết. Nếu cứ vì tình vì
nghĩa mà khoan nhượng tha thứ
cho những tội ác của chúng nó
thì có ngày hối hận không kịp.
Tôi sẽ lấy câu chuyện ngụ ngôn
"Con cáo và con quạ" của La Fontaine làm
bài học cho con cháu tôi rằng không
một giây phút nào, không vì
bất cứ một lý do gì mà
quên mất cái bản chất quỷ
quyệt, xảo trá, lường gạt
của con cáo Việt cộng.
Một
lần nữa tôi xin cám ơn ban tổ
chức đã cho tôi cơ hội nói
chuyện này, và cám ơn các anh
các chị đã ngồi nghe tâm sự
của tôi chiếm mất khá nhiều
thì giờ. Cũng xin nói thêm
rằng đây là một số cảm
nghĩ chủ quan trình bày trong tinh thần
thân hữu mà tôi nghĩ là
có thể chia xẻ với các anh
các chị, chứ không nhằm vào
một cá nhân nào trong THĐLVNHN chúng
ta ca. Nếu có lời nào nghịch
ý không thuận tai, xin các anh các
chị bỏ qua cho.
Nguyễn
Trọng Dũng