|
ĂN
CHAY
TRÊN
ĐƯỜNG ĐI HÀNH HƯƠNG
VIỆT NAM
Bài
của Diệu Tâm
Ăn
chay, lấy từ chữ Hán là
"Trai", tức là giữ cho lòng dạ
được trong sạch. Ngày xưa, trước
khi tế Trời ở đàn Nam
Giao, các vị vua nhà Nguyễn phải
sống biệt lập, cữ ăn thịt
cá ba ngày và không được
gần gũi cung tần mỹ nữ. Ngày
nay, nhiều người, tuy không đến
chùa quy y lễ Phật, cũng nguyện ăn
chay, vì lý do gì đó. Nhiều
người ăn cho vui cùng với
bạn bè. Lại có nhiều người,
hoặc đọc sách, hay nghe bạn bè
khuyên, muốn ngừa bệnh tim mạch,
hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol
nên ăn chay. Với nền kinh tế
thị trường hiện nay, nhiều người
ngoại quốc đến làm việc và
du khách nước ngoài đến
Việt nam thường hay đi kiếm nhà
hàng chay. Vì thế nhiều tiệm
cơm chay đã mở ra bán thức
ăn chay.
Buổi
sáng ở Hà nội có bánh
bao chay, xíu mại chay, hoặc khiêm tốn
hơn nhưng lại được người
viết thích nhất là xôi Hà
nội. Trên đường Cầu Gỗ,
đầu phố Lò Sũ sát Hồ
Gươm và đường Đinh
Tiên Hoàng, vô số người
bán xôi dạo vẫn xới lẹ
làng những nắm xôi đậu
phụng, xôi đậu xanh thơm bùi, trắng
muốt đặt vào lá chuối xanh.
Ai đã từng ăn thử những
hạt xôi dẻo, căng, ngọt và bùi
ở đây, trong cái gió sớm
mai đượm mùi thơm của nếp,
hẳn sẽ chẳng bao giờ quên
được. Chỉ với 1000 đồng,
tức gần 10 cents, người ta đã
có thể có được nắm
xôi thơm phức kèm theo muỗng
vừng. Ngoài ra, bánh mì nóng
buổi sáng ăn với chuối cũng
ngon tuyệt. Đó là chưa kể
món bún nóng hổi vừa mới
ra lò rao bán trên phố Cầu Gỗ
mà anh bạn tôi thích ăn với
tương nêm ớt như tôi thích
ăn món xôi Hà nội vậy.
Nghe
nói trước năm 1980 Hà nội
không có một tiệm ăn chay và
dường như người dân miền
Bắc không biết đến từ
ngữ chay. Ngày nay có vài tiệm
phục vụ ăn sáng, ăn trưa, và
ăn chiều. Đáng kể nhất
là nhà hàng chay Nàng Tấm ở
79 A đường Trần Hưng Đạo,
được xem là tiệm chay ngon nhất
thủ đô. Chúng tôi đến
đây ăn tối một lần và
ăn tại khách sạn một lần do nhà
hàng đem đến. Thức ăn
thường không phải là thực
phẩm chay biến chế của Đài
loan hay Hồng kông nên khẩu vị khác
với những thức ăn mà
chúng tôi thường ăn ở
nhà hàng Thiên Ân và Happy Family
ở Mỹ, nhưng lại khá ngon miệng.
— Bãi
Cháy vịnh Hạ long, tuy không có tiệm
ăn chay nhưng do yêu cầu của chúng
tôi nên cô Chính, chủ nhân khách
sạn Đoan Trang đã nấu cơm chay,
như là những đầu bếp chuyên
nghiệp, cho chúng tôi ăn trong hai ngày
tham quan vịnh Hạ long. Mỗi bữa
có sáu món, ít dầu, ít bột
ngọt lại ngon.
— Huế,
được mệnh danh là xứ
sở của cơm chay, nơi đây
có hơn 400 ngôi chùa lớn nhỏ,
gần 300 Niệm Phật đường và
đa phần dân số là Phật tử,
vì thế mà cơm chay rất thịnh
hành. Cách đây khoảng ba mươi
năm, góc sân chùa Tịnh Bình
thuộc phường Thuận thành đã
có quán chay nổi tiếng với
các món bún khô, bún nước,
bánh bột lọc. Muốn thưởng
thức cơm chay theo đúng nghĩa,
bạn phải đến quán Đồng
Tâm ở một con hẻm của đường
Lê Lợi. Tuy nhiên bữa ăn
chay ngon nhất của chúng tôi ở
Huế lại không phải ở nhà
hàng chay mà tại nhà hàng mặn
của khách sạn Hùng Vương nơi
chúng tôi lưu ngụ. Một bữa
cơm chay với các món chay do khách
tự đặt ra, nhà hàng đi chợ
rồi nấu theo sở thích của khách.
Chỉ với một tô canh mít non nấu
với nấm rơm, lá sân, lá
lốt, thêm một chút tiêu, và
chút ớt Huế cũng đủ
nhớ mãi.
Nha
trang có ít nhất là bốn tiệm
ăn chay, tiệm Âu Lạc, Thanh Tâm Trai và
Thiên Ýù. Trong số này có
lẽ quán ăn chay Thiên Ý ở
số 1B đường Nguyễn Du, gần
Chợ Đầm là ngon hơn cả.
Có một tiệm khác ở đường
Biệt Thự nhưng lại vừa bán
chay vừa bán mặn, dường như
phục vụ cho du khách ngoại quốc nên
chúng tôi không ghé ăn thử.
Về
đến Đà lạt, các tiệm
ăn mặn trong khu Hòa Bình cũng nấu
chay nếu bạn yêu cầu nhưng họ biết
khách là Việt kiều nên cho giá
rất mắc, một bữa ăn chay thường
cho sáu người phải chi trả đến
160.000 thay vì 90.000 như những chỗ khác.
Chúng tôi biết có ít nhất
là hai tiệm chay, một tiệm tên là
Giác Ngộ ở gần đầu đường
Phan Đình Phùng, và một tiệm
khác tên là Bông Sen ở gần
cuối đường Phan Đình Phùng,
đối diện với chùa Linh Sơn.
Cả hai tiệm đều ăn được.
— Sài
gòn, so với năm 1992, tiệm cơm
chay mở ra khá nhiều, mỗi quận
đều có năm ba tiệm nổi danh,
với bảng hiệu chào hàng cả
bằng tiếng Anh lẫn tiếng Pháp.
Lắm khi ở mỗi đường
phố, cư xá hay đường hẻm
lại mở đôi ba tiệm, tiệm nào
cũng không lỗ vốn, không làm
giầu nhanh nhưng có vẻ phát đạt.
Theo
trí nhớ của người viết,
nếu không lầm thì tiệm cơm chay
đầu tiên ở Sài gòn là
tiệm Tín Nghĩa, đầu đường
Trần Hưng Đạo, dường như
do tín đồ Cao Đài điều
khiển, trong tiệm này còn bán nhang
thơm, trên vách viết những câu
ca dao, câu kinh khuyên người tránh
sát sinh, làm lành tránh dữ.
Tiệm cao niên thứ nhì có lẽ
là tiệm Thanh Lạc Trai ở gần góc
đường Hiền Vương và
Pasteur mà ngày nay vẫn còn và
vẫn đông khách như xưa.
Phía
Chợ lớn, gây sự chú
ý của thực khách đầu tiên
có lẽ là quán ăn chay Phật
Hữu Duyên, trên bảng hiệu trưng
bầy ông Phật khoẻ mạnh tươi
cười trong khung kính. Vùng Bàn
cờ có quán ăn chay Giác Đức
ở đường Nguyễn Đình
Chiểu. Quận 5 có quán chay Giác
Ngộ, số 124 Nguyễn Tri Phương. Quận
11 có Lạc Thanh Trai, 243 Tạ Uyên và
tiệm Thanh Nhàn, 129 Lãnh Bình Thăng.
Quận Tân bình có quán Diệu Châu,
1025 Hương lộ 2. Quận Bình thạnh
có hai quán cơm chay Thiên Nhiên 1
và 2 ở đường Lê Quang
Định và đường Bạch
Đằng.
Trong
chợ Sài gòn, chợ An đông,
và chợ Bình tây vẫn có
những sạp bán thức ăn chay,
ở bến xe miền Tây, gánh bán
cơm chay vẫn hiện diện cũng như
bến phà Mỹ thuận.
Không
được biết rõ thành phần
người đến ăn chay như thế
nào, nhưng những người đứng
tuổi là số lượng đáng
kể, cũng thấy người ngoại
quốc ra vào các quán ăn chay.
Nói rằng ăn chay vào ngày rằm
và mồng 1 là đông nhất, nhưng
ngày thường cũng bán lai rai.
Nghe nói, nhiều chủ quán ăn bán
đồ mặn, nhưng ngày rằm, mồng
một và ngày lễ Phật Đản
thì đóng cửa, nghỉ bán,
không sát sanh những ngày ấy.
Người Hoa ở Sài gòn nấu
chay cũng gần giống như người
Việt, nhưng dùng quá nhiều dầu
mè. Hầu hết các quán chay
đều dùng bột ngọt tuy có nhiều
tiệm quảng cáo là không bột ngọt
theo yêu cầu.
Chúng
tôi ở khách sạn Lê Lê và
Linh Linh trên đường Phạm Ngũ
Lão mà xung quanh có rất nhiều
quán ăn chay, chỉ riêng một con hẻm
175 mà có đến ba tiệm cơm chay
nằm sát nhau, Zen restaurant, Bodhe Tree và Như
Liên. Cách đó không xa, là
tiệm cơm chay Pháp Hoa số 200 đường
Nguyễn Trãi do các Phật tử của
thầy Trí Quảng điều hành.
Ngoài ra, cũng gần đó là
tiệm chay Định Ý ở số
171B Cống Quỳnh.
Về
giá cả tương đối rẻ, một
bữa ăn cho một người chỉ
tốn khoảng 12.000 (gần một dollar). Nghe một
anh tài xế xe taxi nói, ở khoảng
giữa đường Cao Thắng, một
đĩa cơm chay bình dân có 3.000,
thêm 1.000 đồng nữa có canh.
Phải nói ăn chay và quán cơm
chay là nét văn hoá đặc thù
của Sài gòn bây giờ.
Trong
suốt cuộc hành hương bốn tuần
từ Bắc vào Nam, chúng tôi chỉ
có hai lần trở ngại không có
cơm chay, một lần ở chùa Hương,
mặc dầu có khoảng 100 tiệm cơm
nhưng không có đến một tiệm
chay nên chúng tôi nhịn đói
luôn, lần khác tại thành phố
Vinh, chúng tôi chỉ mua cơm trắng rồi
ăn với muối mè đem saün.
Ngoài ra, ngày lên núi Yên Tử,
nếu không tháp tùng theo phái đoàn
của thầy Thông Giác thì chúng
tôi cũng nhịn ăn trưa luôn vì
không có quán ăn chay, mặc dầu
có rất nhiều hàng ăn dưới
chân núi.
Diệu
Tâm |