|
Cửa
tiệm XDĐ ở chợ Bến thành
Bài
của Đinh công Nghĩa
(Thơ gởi anh Phạm hữu Bình
)
Ngũ
thập niên tri thiên mệnh
Lục
thập niên Tạo Hóa an bài
Thất
thập niên tư duy kỷ niệm
Bát
thập niên kiến xuân tái lai
Anh
"cảm Nho" tôi mà bàn về "Lục
thập niên Tạo Hóa an bài." Tôi
xin "cảm ứng" lại mà tiếp lời
anh: Thất thập niên tư duy kỷ niệm.
Nhưng kỷ niệm đâu cần chờ
đến thất thập niên. Sau đây
là một ví dụ : Vào những
năm tháng hẩm hiu, "Xí Nghiệp Xây
Dựng Điện" (XDĐ) ở chợ
Bến thành là một nơi bao dung nương
tựa cho nhiều THĐL. Nương tựa
vật chất vì có người được
lương bổng. Bao dung và nương tựa
tinh thần vì có người không
được lương cũng đến
đó thường xuyên. Mà
khi mình bị khốn khổ thì mình
cứ nhứt nhối về cái nỗi
khổ của mình :
Sanh
trong thế đắng cay nhiều nỗi,
Ở
trong trần như cá lội biển sâu.
Nhìn
xem khắp hết năm châu
Mấy
ai thoát khỏi khổ sầu vào thân.
Phần
tôi thì được cái duyên
may đọc kinh Phật từ nhỏ :
Tây
Ninh tu luyện động Linh Sơn,
Chẳng
quản mùi trần thiệt với hơn
Trăm
đắng ngàn cay tròn một kiếp
Công
hầu vương bá dám đâu hơn.
Nhưng
mà.... lại phải xuống núi bởi
vì còn nặng nợ với CĐV
trong đó có anh. Nợ anh 2 lần
"sấy transfo" (1968) và "vấn transfo" (1977)
!!! Hôm nay nghe anh nói tới "cái
sàn ở chợ Long Hoa" lòng
tôi bùi ngùi nhớ lại thời
gian đó: Lúc bấy giờ các
THĐL (lúc đó chữ "THĐL"
chưa được nghĩ ra) thường
hay hỏi tôi về giáo lý nhà
Phật.
Trong
hoàn cảnh đi tìm một lối thoát,
bàn về giáo lý thì mọi người
tham gia rất là hăng say. Có nhiều
bữa các "đạo hữu" quá
hăng, hè nhau ra hết ngoài quán
cà phê đến nỗi khách hàng
tới mà không có ai tiếp. Bà
Năm và các cô thơ ký phải
lăng xăng chạy ra chạy vô để
réo từng tên nào có liên
hệ tới người kiếm. "Đại
Ca" Thơm thì thường giễu: Tụi
mình phải "phát huy quyền làm chủ",
(tức là muốn bỏ cửa tiệm
đi mất lúc nào cũng được!!!)
Có lần anh em phát huy quá trớn,
anh Sáu K. dắt khách về mà cửa
tiệm vắng hoe như chùa Bà Đanh.
Sau đó thì vả sai Bà Năm ra
lùa hết cả đám lâu la vô
để "dũa". Bữa đó
anh Sáu giận thiệt, chửûi thề
(nửa câu): "... mẹ! Đúng
là nhiều "Sãi" hổng ai đóng
cửa chùa mà!" Câu nói bình
dân đó lại trúng với
tình trạng của các "thầy Sãi"
XDĐ lúc bấy giờ. Không khí
đang đổ lửa thì "Đại
Ca" Thơm chế dầu thêm: "Vậy chớ
còn mấy "Bà Vãi" ở đó
để làm chi?!!!". Cả đám
cười ồ lên, kể cả anh Sáu.
Trở
về các lần bàn về giáo
lý bên quán cà phê, thì
các "buổi họp" nầy thật là liên
miên, sáng trưa chiều, bảy tám
lần một ngày. Ngoài các "thầy
Sãi" thường trực bàn
cà phê, còn có các sứ
giả như: "Thượng tọa Thích
Kế Hoạch", "Thượng tọa Thích
Địa Phương" (tức là Tinh
Tú Lão Q...), "Thượng tọa Thích
Tiện Ích", có cả đại môn
đồ của phái Thái Hòa Luận
tức "Dương Thích đạo nhân".
Thầy Thích Tiện Ích đôi lúc
xách rượu đậu nành do Thầy
tự làm đem đến cho tôi
để cùng tiếp tục đàm
đạo. Thầy Thích Kế Hoạch và
Tinh Tú Lão Q... nhiều lần cùng
đạp xe đi với tôi về nhà
để bàn tiếp. Tinh tú Lão
Q... sau nầy thường xuyên ghé
nhà tôi và thằng con 9 tuổi của
tôi cứ kêu lộn là ông "Đinh
X...". Tôi còn nhớ là có lần
thằng con của tôi nêu câu hỏi:
"Sao ông Đinh X... (!!!) già gần bằng
ông Ngoại mà lại kêu ông Ngoại
bằng Bác?". Phần Thầy Thích Kế
Hoạch thì cũng vậy, bác cháu
rất là thân mật. Không biết
do ai xúi khôn mà một bữa nọ
Thầy khoe với tôi là cái
líp sau xe của Thầy mới đổi
lại, loại "con chó" chết cứng,
giống như của xe xích lô, hễ
đạp tới thì chạy tới,
đạp lui thì chạy lui! Không biết
ý là té què giò cho nên
khó bị ăn cắp. Sau đó
ít lâu thì Thầy than là xe bị
ăn cắp mất rồi. "Đại
ca" Thơm bàn thêm là cái xe có
con "chó chết" đó mà nó
cũng không từ !
Tôi
còn nhớ lúc đó bề
ngoài của Thầy Thích Kế Hoạch
rất lam lũ, cực khổ, nhưng
khi cùng nói chuyện đạo thì gương
mặt thầy thật rạng rỡ, hồn
nhiên và vui vẻ. Thầy thường
đem mấy chai yaourt tự làm lấy
bằng sữa đậu nành tới
nhà để tặng tôi. Sau nầy
hỏi thăm bạn bè từ VN, thì
nghe đâu thầy tu luôn ở một
ngôi chùa trong Chợ lớn.
Hồi đó Thầy là "chuẩn Thích".
Bây giờ cầm chắc Thầy là
"Thích" thứ thiệt. Xin cầu nguyện
cho thầy và các "đạo hữu":
Cúng
pháp giới chúng sanh
Cầu
Phật từ gia hộ
Tâm
bồ đề kiên cố
Xa
bể khổ vòng mê
Chóng
quay về bờ giác....
Đinh Công Nghĩa |