|
Đám
Tang Thân hữu Ngô Quí Thiều
(Thứ
sáu 20 và thứ bảy 21 tháng
3, 1998)
Thân
hữu Ngô Quí Thiều mất lúc
10 giờ 40 sáng ngày thứ
hai, 16 tháng 3, 1998, tại bệnh viện Fairfax
Hospital, Fairfax, Virginia, thọ 77 tuổi. Anh Thiều
có 4 người con trai và 4 con gái,
tất cả đều đã có gia
đình riêng, hiện ở Hoa kỳ.
Người sang Mỹ sớm nhất
đi từ tháng 4/75, người
sau cùng chỉ mới cách đây
chừng vài tháng. Anh Thiều có
tất cả 10 cháu nội và 4 cháu
ngoại.
Chiều
tối thứ sáu, 20 tháng 3, 1998, trời
vùng thủ đô Hoa thịnh đốn
mưa tầm tã, xa lộ vòng đai 495
và đường phố kẹt xe kinh
khủng. Từ 6 đến 9 giờ,
tại nhà quàn Murphy Funeral Home ở Falls
Church, Virginia, các thân hữu điện
lực sau đây đã đến
viếng linh cữu và dự lễ
cầu hồn thân hữu Ngô Quí
Thiều: Các anh chị Lê Thúc Căn,
Nguyễn Văn Di, Dương Thiệu Dụng,
Trần Đinh, Ngô Đức Huấn,
Lữ Châu Hùng, Trần Văn Phúc,
Nguyễn Công Thuần (cùng một con gái),
Lê Tấn Tuyển, chị Đỗ Trọng
Phúc (cùng một con trai), các anh Võ
Văn Thanh, Lê Chí Trường, và
Lâm Văn Xừng. Đại diện cho
Aí Hữu Công Chánh Miền Đông
còn có anh chị Nguyễn Đức
Chí.
Trong
áo quan mở ngỏ, nét mặt người
quá cố rất bình thản, giống
như đang ngủ ngon. Chúng tôi sắp
hàng đứng nhìn anh, lần cuối,
vái anh ba vái, rồi như chợt nghĩ
tới một hình ảnh hay kỷ niệm
gì với anh, nước mắt tôi
bỗng tuôn ra. Xung quanh quan tài, có rất
nhiều vòng hoa phúng điếu, trong
đó có một vòng đề tên
"Thân Hữu Điện Lực Việt
Nam Hải Ngoại", và một vòng hoa đề
tên "Khóa 1 Kỹ Sư Điện". Ngoài
ra, "Thân Hữu Điện Lực Việt
Nam Hải Ngoại" còn đăng phân
ưu trên hai tuần báo Việt ngữ
ở vùng thủ đô: tờ
"Phố Nhỏ" và tờ "Hoa thịnh
đốn Việt báo". (Tất cả
chi phí cho vòng hoa và đăng báo
đã do các thân hữu điện
lực miền đông chia nhau lo liệu,
riêng vòng hoa của khóa 1 thì do các
thân hữu khóa 1 phụ trách. Gia
đình xin miễn phúng điếu).
Sáng
hôm sau, thứ bảy 21 tháng 3, 1998, trời
vẫn mưa dai dẳng, gió không quá
mạnh nhưng cũng
đủ
làm buốt da thịt.
Khoảng
11 giờ 30 sáng, tôi đã cùng
một số thân hữu đến nhà
quàn để đi tiễn theo linh cữu
anh Thiều từ đó cho đến
nhà thờ Các Thánh Tử
Đạo Việt Nam (Holy Martyrs) ở Arlington,
Virginia. Nhiều người đã
đến thẳng nhà thờ. Có
các thân hữu sau đây: Các
anh chị Nguyễn Văn Di (và một người
con trai), Trần Đinh, Lữ Châu Hùng,
Trần Văn Phúc, Nguyễn Công Thuần,
Võ Văn Thanh, chị Đỗ Trọng Phúc
(và người con trai), các anh Ngô
Đức Huấn, Lê Chí Trường,
Lê Tấn Tuyển. Gia đình các
con cháu của người quá cố
hiện diện gần đầy đủ,
chỉ thiếu gia đình một người
con trai ở Cali không về được
vì lý do sức khỏe. Tôi thấy
có cả cựu ký giả thể thao
Huyền Vũ, người anh cột chèo
của anh Thiều, năm nay chắc đã
phải ngoài 80 tuổi.
Đúng
1 giờ, vị linh mục bắt đầu
làm lễ theo nghi thức Công giáo.
Sau khi vị linh mục làm lễ xong, người
con trai trưởng của anh Thiều đã
lên máy vi âm đọc lời
cám ơn tất cả thân bằng quyến
thuộc, bạn hữu gần xa đã
đến dự lễ và tiễn đưa
người quá cố.
Khoảng
sau 2 giờ thì bắt đầu di chuyển
đến nghĩa trang Fairfax Memorial Park ở
Fairfax, Virginia. Trời vẫn mưa, gió
vẫn lạnh! Buồn não nuột! Trong cơn
mưa và gió tại nghĩa trang, vào
khoảng 3 giờ, vị linh mục bắt
đầu làm lễ, đọc kinh. Sau đó
thì một vị sui gia của anh Thiều, đại
diện cho toàn thể gia đình, đã
đọc một bài điếu văn rất
cảm động. Tiếp theo sau đó,
tôi đã thay mặt tất cả bạn
bè xưa cũ, các thân hữu
điện lực, đọc một bài
điếu văn, nhắc sơ lại một
vài kỷ niệm mà nhiều người
trong chúng ta đã có với anh
Thiều. (Bài điếu văn này
được in lại sau đây.)
Mưa
lớn đã kéo dài nhiều
ngày trước đó, huyệt đào
saün đã bị sụp, phải chờ
xe tới vét huyệt lại. Do đó
mà chưa làm lễ hạ huyệt được.
Mưa và gió lạnh quá, chúng tôi
không chờ hạ huyệt được,
đành phải giã từ anh Thiều
trước khi anh xuống nằm yên trong
lòng đất.
Nguyễn
Công Thuần
(26 tháng 3, 1998)
Vĩnh
biệt Ngô Quí Thiều!
(Mất
lúc 10 giờ 40 sáng thứ hai 16
tháng 3, 1998, tại Virginia, Hoa kỳ, thọ 77
tuổi)
Kính
anh,
Trong
77 năm của cuộc đời anh, chúng
tôi, những người bạn đồng
môn, đồng nghiệp, những người
bạn vong niên, những người
thân hữu điện lực, đã
có nhiều cơ duyên gặp anh, quen anh,
làm việc với anh, chơi với
anh, tính đến nay cũng đã
trên dưới 40 năm.
Qua
bao nhiêu thăng trầm của vận mệnh
đất nước và của cuộc
đời mình, nhiều anh em chúng
ta còn đây, nhưng cũng có nhiều
người khác đã ra đi. Bây
giờ tới phiên anh! Anh đi thật
bất ngờ! Chúng tôi nghe tin mà
thấy mình bàng hoàng, hụt hẫng!
Anh đi thật rồi ư?
Đối
với phần đông anh em chúng
tôi còn đây, anh không những
chỉ là một người bạn, anh
còn là một người anh lớn,
một bậc cha chú, một kẻ dẫn đường,
... Và dù anh ở cương vị
nào anh vẫn làm cho tất cả anh em
quý mến và kính trọng.
Chúng
tôi không được biết nhiều
về cuộc đời quân ngũ
của anh, nhưng kể từ khi anh vào
học ở trường Cao đẳng
Điện học Phú thọ vào năm
1957, thì anh em chúng tôi lần lượt
biết anh, gặp anh, và quen anh. Trong suốt
bao nhiêu lâu anh em mình có nhau, lúc
nào anh cũng là một con người
nghiêm nghị, mực thước. Anh
em trẻ hơn thường hay đùa
giỡn với nhau, nhưng hình như
chưa bao giờ có ai dám đùa
giỡn với anh. Càng "già" đi,
anh em lại càng trở nên nghiêm
túc hơn những khi có mặt anh.
Tuy vậy mà không xa cách, anh em lúc
nào cũng cảm thấy gần gụi
và kính nể anh. (Theo tôi nhớ,
hình như chỉ có một người
thỉnh thoảng "dám" giỡn mặt với
anh, và có thể làm anh cười
hay đỏ mặt, người đó
là một anh bạn đồng môn của
anh.)
Khi
anh về làm ở Điện lực,
nhất là khi anh giữ chức vụ
Giám đốc Nha Tiếp vận, nhiều
anh em gọi đùa sau lưng anh là "Trung
tá Thượng tọa Giám đốc"
chỉ vì cái bảng tên trên bàn
làm việc của anh có hai chữ viết
tắt "T.T." và anh em muốn đùa giỡn
cái đầu hói của anh, người
"rửa mặt thì lâu mà gội đầu
thì chóng". Có anh em khác còn gọi
anh là "Yul Brynner" của Điện lực.
Ngồi ở vị trí thường
chịu nhiều búa rìu và áp
lực, anh vẫn bình thản và kiên
quyết làm tròn trách nhiệm của
mình.
Nước
mất nhà tan, anh em ta kéo nhau vào "nghỉ
hè" ở trại cải tạo Long thành.
Hình ảnh xúc động nhất mà
tôi còn nhớ là anh em trẻ chúng
tôi nhào xuống hố phân, múc
phân đưa lên miệng hố, anh và
Thầy Phát ở trên bờ đón
lấy, đổ vào hai cái thùng
nhựa rồi thất tha thất thểu gánh
ra các luống rau giao cho các đội
làm rau.
Rồi
anh lên đường ra bắc, anh được
nếm mùi trại Lý Bá Sơ, tức
là trại Đầm Đùn, ở
Thanh hóa, cái nhà tù vang danh từ
1954. Ba năm sau, tức khoảng đầu
năm 1979, một người bạn khác
đã cùng ra bắc với anh nhưng
ở khác trại, đã tình cờ
gặp lại anh ở Hà nội và
cùng đi một chuyến tàu lửa
xuôi nam, về đoàn tụ với
gia đình. Người bạn này
phải chờ 18 năm sau nữa mới
được gặp lại anh ở miền
nam Cali nhân kỳ họp mặt THDL hè 1997
ở quận Cam. Và đó cũng
là lần chót!
Đi
cải tạo về, anh nhập vào đám
anh em bè bạn cũ trong một cái tổ
hợp để tìm cơ hội làm
việc và tìm một điểm tựa
tinh thần. Ngày tháng trôi qua, đời
sống bấp bênh mà tinh thần căng
thẳng, cuối năm 1979 anh vượt biên
cùng một cháu gái nhỏ. Anh giả
làm người Tàu, đọc báo
Tàu, mà lại cầm ngược.
Anh
sang Mỹ ở cái tuổi xấp xỉ
60 mà anh vẫn kiếm được
việc làm, nhờ ở tài năng
và đức tính nghiêm túc
của anh. Anh làm việc cần cù và
có tinh thần trách nhiệm, đến
nỗi các sếp Mỹ đều dành
cho anh rất nhiều cảm tình và sự
quý trọng. Tôi được nghe kể
là lắm khi công việc nhiều, làm
không kịp, thứ bảy anh vào làm
tiếp. Thứ bảy nào anh cũng
đi làm, nhưng đâu có hưởng
tiền phụ trội. Một ngày thứ
bảy đó, anh kẹt sinh nhật cháu
ngoại ở nhà, anh không đi làm,
người gác bin đinh sở anh
đã để ý và gọi cho ông
sếp trực tiếp của anh để
ông này gọi về nhà anh xem "anh có
làm sao không"!
Anh
là một người rất ngoan đạo.
Đi đâu xa, anh vẫn thu xếp đi
lễ nhà thờ mỗi sáng chúa
nhật. Không bao giờ quên! Không
bao giờ bỏ! Hè năm 1984, họp
mặt THĐL ở Montreal, Gia nã đại,
anh em đưa anh vào thăm nhà thờ
Saint Joseph, nhà thờ công giáo lớn
nhất ở Montreal. Anh đã mua ở
đó một bức tượng Đức
Mẹ bằng thạch cao, đựng trong một
cái hộp. Anh khệ nệ bưng cái hộp
này theo người trong suốt cuộc
du ngoạn ngày hôm đó. Có người
đề
nghị mang hộ anh một lúc, anh nhất định
không chịu, sợ người khác
thiếu cẩn thận có thể làm rơi
vỡ cái quà kỷ niệm quý
báu của anh.
Hè
năm ngoái, 1997, anh về dự họp
mặt THĐL ở miền nam Cali, gặp lại
rất nhiều bạn bè xưa cũ, từ
sau 1975, lần đầu và cũng đã
trở thành lần cuối.
Ở
miền đông này, trong những năm
gần đây, anh em chúng tôi thường
mỗi năm được gặp anh 1-2 lần,
có năm 3-4 lần. Không họp mặt
gia đình thì cũng đám cưới,
đám hỏi, hoặc tất niên, tân
niên. Hè năm 1989, anh đến tham dự
họp mặt THĐL tại Pennsylvania với
một nỗi buồn vô hạn: một tháng
trước đó, sau gần 10 năm
chờ đợi đi đoàn
tụ, người bạn đời thân
yêu của anh đã nằm xuống vĩnh
viễn ở quê hương. Và rồi
bây giờ, cũng gần 9 năm sau,
đến phiên anh đi tìm chị ở
bên kia thế giới.
Bây
giờ, xác thân anh nằm đây,
nhưng anh đã đi xa. Chắc là
anh đã gặp lại chị, đã
gặp lại những bạn bè của
chúng ta ra đi trước anh, như: Hoàng
Đại Bá, Nguyễn Mạnh Linh, Trầm
Đình Thơm, Đỗ Trọng Phúc,
Thái Kế Khoa, Ngô Văn Phương,
... Chắc là anh cũng sẽ cùng với
các anh em bên ấy gầy dựng lại
tinh thần THĐL, và lâu lâu cũng
sẽ họp mặt một lần.
Hôm
nay anh em chúng tôi đến đây
để thăm anh lần cuối, cùng
với gia đình anh tiễn anh đi
vào nơi miên viễn. Mong anh đi đường
bình an, tâm hồn thanh thản. Và cũng
mong anh phù hộ anh em chúng tôi để
mọi người giữ được
tình thân hữu, nhớ được
lý do vì sao mình tới đây,
và hiểu được là mình
nên làm những gì.
Xin
vĩnh biệt anh, anh Thiều!
Nguyễn
Công Thuần
(Nhà
quàn Murphy Funeral Home, Falls Church, Virginia,20 tháng
3, 1998)
(Nhà
thờ Holy Martyrs of Vietnam Church, Arlington, Virginia,21
tháng 3, 1998)
(Nghĩa
trang Fairfax Memorial Park, Fairfax, Virginia,21 tháng 3, 1998)
Vi
thư của Hoàng Thế Hiển
(Cháu
ngoại TH Ngô Quí Thiều):
(Email
to NCT, Mar 23, 1998) Hello sir: I am Ngo Qui Thieu’s grandson (Hoang
The Hung and Ngo Thuy Duong's son). I just wanted to say thank you
for your eulogy at the funeral: it summed up perfectly how I have always
pictured my grandfather. It was beautiful and it reminded me how
special a man ong ngoai was. Thank you for giving me a little peek
at his life before he came here. I wish I could have known my grandfather
better, but I’m happy to know he had wonderful friends like you. Thank
you very much and God bless you.
[(Vi
thư gửi NCT, 23 tháng 3, 1998) Thưa Ông:
Cháu là cháu của ông Ngô Quí
Thiều (con trai của Hoàng Thế Hùng
và Ngô Thùy Dương). Cháu xin
có lời cám ơn ông về
bài điếu văn của ông tại
tang lễ: bài điếu văn đã
tóm lược hoàn hảo hình ảnh
ông ngoại mà cháu hằng hình
dung. Bài điếu văn thật là
đặc sắc, đã nhắc cháu
nhớ rằng ông ngoại là một
người rất đặc biệt. Cháu
cám ơn ông đã cho cháu thấy
được một chút hình ảnh
về cuộc đời ông ngoại cháu
trước khi ông ngoại tới xứ
này. Cháu tiếc là cháu đã
không biết ông ngoại nhiều hơn,
nhưng cháu rất vui mừng khi biết
rằng ông ngoại đã có những
người bạn tuyệt vời như
ông. Xin vô cùng cám ơn ông
và xin Ơn Trên phù hộ cho ông.]
(Reply
from NCT) Dear cháu Hiển, Thank you for taking your time
to reply my first message. Unfortunately, I could not read it before I
left here last Friday morning for your grandfather's funeral. Anyway, I
am very glad I was at the funeral, from the funeral home to the church,
and then to the cemetery. And most importantly, I was able to read my eulogy
on behalf of all old friends and co-workers of your grandfather for the
past 40 years. He has been really a great person.
Thank
you also for your very kind second note. I didn't have much chance to talk
with your family members, your parents, as well as your uncles: Trung,
Thắng, and especially Thuyết, who just came to this country
a few months ago. Next time when I have a chance to return to the capital
area, I’ll try to come and see them. Again, please convey my regards and
condolences to your entire family ...
[(Vi
thư trả lời của NCT) Cháu Hiển
thân mến, Cám ơn cháu đã
bỏ thì giờ trả lời cái
thư đầu của tôi. Tiếc rằng,
tôi đã không đọc được
cái thư đó trước khi tôi
lên đường sáng hôm thứ
sáu vừa rồi để đến
dự tang lễ của ông ngoại cháu.
Dù vậy, tôi cũng đã rất
vui mừng khi có mặt được
tại tang lễ, đi từ nhà quàn
đến nhà thờ, rồi tới
nghĩa trang. Và quan trọng hơn hết là
tôi đã có thể đọc được
những lời vĩnh biệt đại
diện cho tất cả bạn bè và đồng
nghiệp xưa cũ của ông ngoại cháu
trong bốn mươi năm qua. Ông ngoại
cháu đã thật sự là một
người tuyệt vời.
Tôi
cũng xin cám ơn cháu về cái
thư thứ nhì, đầy lời
ưu ái. Tôi đã không có
cơ hội nói chuyện nhiều với
gia đình cháu, ba mẹ cháu, cũng
như những người cậu của
cháu: cậu Trung, cậu Thắng, và nhất
là cậu Thuyết, người mới
vừa từ Việt nam sang đây
được mấy tháng nay. Lần
sau, khi tôi có dịp trở lại vùng
thủ đô, tôi sẽ thu xếp để
ghé thăm gia đình cháu. Một
lần nữa, tôi xin gửi lời
thăm và chia buồn với toàn
thể gia đình cháu.
Thư
của Ngô Quí Đắc Trung
(Trưởng
nam Thân hữu Ngô Quí Thiều):
Virginia,
ngày 30 tháng 3, 1998
Thưa
Chú Thím Th. kính mến,
Trước
khi vào thư, cháu kính xin Ơn Trên
ban cho Chú Thím và gia đình được
mọi sự lành.
Cháu
xin phép thay mặt tang quyến biên thư
này trước kính thăm sức
khỏe Chú Thím, sau là cháu kính
nhờ Chú chuyển lời cảm
tạ của đại gia đình chúng
cháu gởi đến hội Thân
hữu Điện lực Việt nam tại
Hải ngoại.
Cha
của chúng cháu đã ra đi vĩnh
viễn, đó là sự mất mát
to lớn và là nỗi niềm thương
đau vô tận của đại gia đình
chúng cháu. Các Bác, Chú đã
không quản ngại thì giờ quý
báu, đường sá xa xôi,
đã an ủi, thăm viếng, tham dự
Thánh lễ an táng và tiễn đưa
linh cữu Cha của chúng cháu đến
nơi an nghỉ sau cùng.
Dưới
cơn mưa phùn và gió lạnh cuối
đông, các Bác, Chú đã
đọc điếu văn để tưởng
nhớ đến Cha của chúng cháu.
Chúng cháu xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu xa và vô cùng cảm xúc
trước nghĩa cử cao quý thể
hiện lòng ưu ái của các Bác,
Chú đã dành cho Cha của chúng
cháu là ông Alphonso Ngô Quí Thiều
nói riêng, và đối với
đại gia đình của chúng cháu
nói chung. Trong lúc tang gia bối rối có
điều chi sơ sót, kính mong các
Bác, Chú thông cảm bỏ qua cho.
Một
lần nữa chúng cháu kính nguyện
xin Ơn Trên ban tràn ân phúc
cho các Bác, Chú và gia đình.
Chúng cháu cũng xin cám ơn Chú
đã thay chúng cháu gởi điện
thông báo cho tất cả thân hữu
của hội Điện lực Việt nam trên
toàn thế giới ngay sau khi Cha chúng
cháu vừa qua đời.
Cháu
xin phép dừng bút, kính chúc
Chú Thím và gia đình luôn mạnh
khỏe và bình an...
Kính
thư,
Ngô
Quí Đắc Trung |