Học Lạc - "Thơ Chỉa": Có thơ "Chôm'' thì phải có thơ "Chỉa". Chôm thuộc vần bằng (ở Nam kỳ thì kêu là vần bình), còn Chỉa thuộc vần trắc. Nói tới thơ thì 99.9999% là vần bình, chỉ có một số rất ít là vần trắc và phần lớn là thơ diễu hoặc chọc ghẹo, bởi vì như mọi người đều biết, cái vần trắc thì làm sao mà làm thơ mùi mẫn cho được. Theo tôi biết thì 2 kiện tướng về cái loại thơ nầy là 2 ông Nam kỳ: Xưa thì có Học Lạc (có tên đường ở trong Chợ lớn), về sau thì có Đông Hồ Lâm Tấn Phác (phu quân của Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội và cũng là Nàng Út, chủ "quán" Yễm Yễm Thư Trang" ở Tân định). Hồi tôi còn học Tiểu học, có viết Chánh tả hoặc phải học thuộc lòng mấy bài văn hoặc thơ trích từ tậâp "Lời Hoa" của Trí Đức Học xá xuất bản từ Hà tiên thì thấy quá sức là hay. Tới chừng lên Sài gòn học CĐĐH, tôi có ghé qua Thư trang thì thấy Nàng Út kiều diễm và nên thơ bốn năm chục năm xưa, nay đã phải "ăn trầu ngoáy", răng rụng ráo trọi, đúng là "tang điền biến vi thương hải"! Trở lại thơ vần trắc, xin bắt đầu với Học Lạc: Là người có tài văn chương chữ nghĩa rất cao nhưng vào thời nhiễu nhương nước mất (Pháp đã chiếm Nam kỳ), nhứt định không đi thi. Mà làng xóm ở VN hễ có học thì phải có danh phận, chức tước, đàng nầy không đi thi, không làm quan thì chức gì bây giờ? Cho nên mấy ông Làng mới tặng đỡ cái chức "Học Sanh" NV Lạc! (về sau có lẽ bị "chủ quán" chặt bỏ bớt mà thành ra là Học Lạc). Tới kỳ cúng Đình Thần hằng năm, lễ vật cúng tế của các quan viên như: Đại Hương Cả, Hương Trưởng, Hương Chủ, Hương Thân, Hương Sư, Hương Quản, ... đều có đanh thiếp kèm theo. Tới phần ông Học Sanh thì danh thiếp kiếm hoài không thấy, chỉ có miếng giấy dán trên mâm xôi đề 2 chữ "Thằng Lạc"! Sau đó thì ông bị Làng hỏi tội và phạt vạ, tức quá cho nên có bài thơ vần trắc (cũng để chọc ghẹo) sau đây: Vành mâm xôi tên đề Thằng Lạc Nghĩ mình ti tiểu không đài các Văn chương chẳng phải bọn mèo quào Danh phận không ra cái cốc rác Đã chẳng bơ phờ thẹn núi sông Dám đâu vút vắt ngạo cô bác Sự tình ai có thấu cùng chăng Trong có Ông Thần, ngoài cặp hạc ! Đông
Hồ - "Ba Việc Đáng Tiếc":
|