|
Mấy
Người Bạn Xưa ...
Bài
của Phạm Văn Khắn
Đầu
năm 1998, thừa dịp chuyến đi
thăm thằng con đang làm việc và
sống với gia đình tại Manila
(Phi luật tân), tôi có tạt về
VN. Lần này, tôi chỉ ở Sài
gòn lối 9 ngày, còn về quê
(Châu đốc) 7 ngày.
Lúc
sau này, trong nhóm THĐL, đã có
một số anh em về thăm quê nhà,
và đã có vài bài trên
Bản tin, về sử ký, địa
dư, "đổi mới", ... Lần này,
tôi chỉ xin kể ra đây vài chuyện
gặp gỡ ngẫu nhiên để các
thân hữu đọc chơi cho vui.
Hồi
xưa, lúc còn học ở TPG, ở
Pháp, tôi có quen một anh bạn - trẻ
hơn tôi - tạm gọi là anh Nguyễn.
Anh Nguyễn sang Pháp sau khi đã hoạt
động với phong trào Thanh niên
Tiền phong, Kháng chiến, nên mặc dầu
gốc gác tư bản - con một ông Đốc
phủ - ảnh gia nhập đảng cọng sản
Pháp, ngày chúa nhựt đứng
bán báo "Humanité - Dimanche" ngoài đường
phố.
Vào
một hôm năm 1953, anh đang ngồi ăn
cơm trưa với chúng tôi, đài
phát thanh loan báo tin Staline chết. Anh Nguyễn
buông đũa, ôm mặt khóc nức
nở. Tôi hơi ngạc nhiên, nói
với ảnh "Staline chết chớ đâu
phải cha anh chết mà khóc như vậy?
Ít lâu, hắn sẽ bị đảng
hạ bệ, chừng đó anh còn
khóc nữa thôi?"
Năm
1957, anh Nguyễn trở về miền Bắc,
đến 1975, sau ngày 30 tháng 4, thì
trở vào Nam, sống đến bây
giờ.
Gặp
lại anh Nguyễn 45 năm sau ở Sài
gòn, câu hỏi đầu tiên của
tôi là "Anh còn khóc Staline hết?"
Ảnh chối lia lịa, trả lời "Đâu
có việc đó!" Dư biết tâm
trạng của người cọng sản,
tôi thấy việc tranh luận với anh
Nguyễn là vô ích, trước
sự chối cãi trắng trợn này.
Anh
Nguyễn cho biết là nhờ về
miền Bắc VN trước năm 1960 nên
được áp dụng quy chế "đảng
viên Pháp đương nhiên trở
thành đảng viên VN". Muốn hỏi
anh Nguyễn thêm về chánh trị đảng
áp dụng cho xứ sở, nhưng tôi
nhận xét là có thể vô ích
vì câu trả lời của ảnh
chắc không khác chi những bài
đăng trên báo "Nhân dân" hay
Quân đội".
Tôi
chỉ hỏi tại sao ở VN nạn tham nhũng
hối lộ bành trướng, ảnh
trả lời là tại chánh phủ
trả lương quá ít. Người
công chức chỉ sống được
10 ngày với lương chánh phủ
cấp, phải "kiếm thêm" để sống
đủ 20 ngày còn lại của tháng.
Làm như vậy riết rồi quen... Anh Nguyễn
cho biết thêm, lương hưu trí mỗi
tháng là 480 ngàn đồng (lối
40 Mỹ kim), nhưng nhờ từ 60-65
tuổi, ảnh làm việc cho một hãng
Pháp, được trả 500 Mỹ kim/
tháng, nên còn tiền dành dụm
để xài. Với nhà được
chánh phủ cấp - tịch thâu của
dân bỏ xứ - đời sống
rất nhàn.
Người
bạn thứ hai mà tôi được
gặp lại sau nhiều năm xa cách là
anh Trần. Anh Trần học Nha Y ở một
tỉnh phía Tây Nam xứ Pháp. Bị
ảnh hưởng "anh em họ Lê" ở
vùng đó, nên lối 1957 anh trở
về miền Bắc sau khi có bằng nha
sĩ. Sau một thời gian sống theo chế
độ cọng sản ở Hà nội,
anh thấy mình đã đi lầm đường.
Thừa dịp chánh phủ cọng sản
có chương trình gởi chuyên
viên giúp đỡ vài xứ
bạn ở Phi châu (cọng sản đàn
em), anh Trần tình nguyện đi và được
xứ Mali chấp nhận, với vợ
và một con nhỏ. Mỗi nhiệm kỳ
là hai năm, đến kỳ 2, sau 4 năm,
anh Trần được thông báo
không được đi nữa, vì
con lên 8, phải ở học trong xứ,
nên anh tìm cách "chạy".
Nhờ
sự giúp đỡ của một
anh đồng nghiệp người Pháp,
vào năm 1967, anh và gia đình được
bốc từ một phi cơ khi tàu đáp
xuống Paris - Orly, trên đường
đi Moscou, và được hưởng
quy chế "tị nạn chánh trị". Nhờ
được ông thân sinh anh Trần
cho biết, vào năm 1968, nhơn dịp một
chuyến đi Pháp, tôi có tìm
gặp anh Trần, lúc đó đang làm
nha sĩ tại một tỉnh nhỏ xứ
Pháp. Nhờ anh Trần - hai đứa
nói chuyện gần một đêm - tôi
được hiểu thêm bản chất
của cọng sản miền Bắc.
Mất
liên lạc với anh Trần từ
lúc đó, tôi hơi ngạc nhiên
khi hay tin anh Trần có mặt ở quê
nhà (vì sự bỏ trốn của
anh Trần khó được chánh
phủ cọng sản dung dưỡng). Anh Trần
cắt nghĩa là trong khi anh bỏ trốn
miền Bắc, mấy người anh ở
Sài gòn hoạt động tích cực
cho cọng sản, nên họ bảo đảm
cho ảnh về thăm nhà. Anh Trần cho
biết vài năm sau việc bỏ chạy,
bà vợ bị khủng hoảng tinh thần
và phải nằm bịnh viện hai năm
chữa trị mới khỏi.
Chuyện
làm anh Trần đau lòng là khi trở
về VN, anh có gặp lại một số
bạn (người Nam), quen nhau từ thời
kỳ sống ở miền Bắc, thấy
họ đều thất vọng và bị
bạc đãi.
Suy
ngẩm cuộc đời, trường
hợp hai anh bạn vừa kể trên
từa tựa như số phận của
dân Việt. Một thiểu số, như anh
Nguyễn, vì lý do riêng tư hay
lý tưởng, chạy theo đảng,
bây giờ sống sướng. Một
số khác, đông hơn, như anh Trần,
vì thấy sống không nổi dưới
chế độ cọng sản, đã bỏ
xứ ra đi...
Người
bạn thứ ba mà tôi gặp lại
ở Sài gòn là anh Hứa.
Anh này không lạ đối với
vài THĐL. Lúc trước 75, ảnh
làm việc ngân hàng. Nhờ có
Pháp tịch nên không bị đi "cải
tạo", nhưng vì "cái miệng tía lia"
nên có hôm phát biểu ý kiến
động chạm đến "lãnh tụ
tối cao", phải vào ngồi Chí hòa
5 năm. Sau khi được thả, ảnh
sang Pháp, sống với tiền hưu
bổng. Gần đây ảnh chạy theo một
áp phe: dự án bán đất
cho một tổ chức Mỹ muốn giúp
đỡ VN trong một chương trình
nhơn đạo. Dự án chỉ còn
đợi chữ ký của chánh
phủ VN là thành hình, vì vậy,
từ 4 năm nay, ảnh về đóng
đô ở Sài gòn để
thúc đẩy.
Nhưng
theo lời người biết chuyện,
dự án có vẻ nhiều mơ hồ
hơn thực tế. Sau khi nhận điện
thoại của tôi, ảnh lái xe mô
tô đến liền. Câu hỏi đầu
tiên: "Toa thấy moa ra sao?" Sau mấy chục
năm xa cách, tôi thấy ảnh không
đổi nhiều, vẫn còn quắc thước,
mặc dầu đã 81 tuổi đầu.
Vào
phòng khách ngồi, anh Hứa tiếp
tục hỏi: "Toa thấy moa trẻ không? Tóc
hồi xưa phải nhuộm, bây giờ
khỏi cần nhuộm nữa. Moa nhờ
cuốn sách này!" Anh thò tay vào
bị, lấy ra trao cho tôi quyển sách
nhỏ "Suối Nguồn Tươi Trẻ", của
Lê Thành biên dịch từ quyển
"The Fountain of Youth" của người Mỹ
viết, Peter Kelder.
Tóm
tắt, tác giả có một ông bạn
đi Tây tạng 3 năm, khi trở về
nhìn không ra vì ông bạn trở
nên quá trẻ. Ông bạn cắt nghĩa:
sống hơn hai năm trong một tu viện ở
Tây tạng, học lối tập của tu sĩ
rồi lần lần trẻ ra... Tóm lược
sơ nội dung của quyển sách, anh Hứa
đứng lên trình diễn 5 thức
tập do tác giả chỉ dẫn. Năm thức
tập chẳng có gì là khó. Chỉ
có thức số 1 có thể gây
chóng mặt, vì phải xoay tròn. Phải
rán làm sao tập mỗi thức 21
lần mỗi ngày.
Anh
Hứa nói tiếp: hiện giờ
ở xóm của anh ở T.P. đã
có vài trăm đệ tử "phương
thức Tây tạng" và họ tiến
đều tới bí quyết trẻ
trung. Riêng về phần tôi, tôi đã
nếm mùi đủ môn tập - một
cách thô sơ - từ Tai-chi, Yoga, Khí
công, Thái cực, đến Tây
tạng. Nhưng theo một thân hữu ở
Foxboro, "tập món chi cũng tốt, miễn
là đúng với sở thích
và năng lực của mình". Đấy
là lời nói chí lý của
một vị "sư"!
Phạm
Văn Khắn |