|
Một
Tấm Lòng
Bài
của An Nghiêm
(Viết
cho Mai-Linh, cô bé có một tấm lòng
vàng)
-
Bố ơi, Bố gọi lại chú Tuấn
đi bố.
-
Chờ một chút đã con, chắc
chú không có nhà, mình mới
gọi mà con.
-
Hôm qua bố nói gì sao con quên rồi
bố ?
-
Bố nói nhiều thứ làm sao bố
biết con quên cái gì được.
-
Bố nói lại chuyện chú Tuấn
viết về chuyến đi Việt nam của
chú được không?
Huấn
đặt tờ "7ND" xuống bàn, nhìn
con gái đang thu mình trên chiếc sofa
vòi vĩnh bố. Bé Mai đã mười
hai tuổi. Con bé xinh xắn quá, học
hành thật giỏi, chơi đàn thật
hay, nhưng trên tất cả thì Mai có
một tâm hồn rất dễ thương.
Bé ngoan và không bao giờ để
bố mẹ phải buồn lòng. Có
lẽ vì là con một nên Mai thương
bạn bè của Mai như chị em của chính
mình. Mai không bao giờ để ai
phải bị buồn lòng vì mình,
nên ai cũng quí và thương bé.
Mai còn thương tất cả thú vật
nữa, bé không bao giờ làm
hại một sinh vật nào, vì Mai đã
được đọc vài cuốn
sách về đạo Phật. Mai cảm thấy
gần gũi với tôn giáo này,
mặc dù Mai vẫn theo mẹ đi lễ
nhà thờ mỗi cuối tuần.
Hôm
qua nhận được tờ báo
của nhóm thân hữu NZ khi về
tới nhà sau một ngày dài ở
sở. Huấn đọc lướt
qua mấy cái đề tựa. Thấy
bài NMXV là lạ, nên Huấn
đã vội đọc bài này lúc
vợ làm cơm tối. Trong lúc ăn
cơm Huấn kể sơ cho vợ và
con gái nghe qua chuyện này. Bé Mai chăm
chú lắng nghe bố kể chuyện. Mai sinh
ra ở đây, chưa một lần đặt
chân đến Việt nam, nhưng không
hiểu sao bé lại rất thích tìm
hiểu về quê hương của bố
mẹ. Mai đã bao lần vào thư viện
để mượn những cuốn
sách về Việt nam. Những hình
ảnh của Việt nam với sự nghèo
khổ, thiếu thốn, đã làm Mai
ướt mắt nhiều lần. Nghe bố
kể là chú Tuấn (bạn của bố
Mai và là tác giả của bài
viết đó) đã cùng với
vợ chú là cô Diệu Tâm đi
thăm gần hết VN, Mai thích lắm. Khi
bố nói là chú còn theo cô
đi thăm cô nhi viện Đức
Sơn nữa, Mai đã nhờ bố
liên lạc với chú Tuấn để
biết rõ thêm chi tiết về ĐS.
Bố hẹn đến cuối tuần sẽ
gọi điện thoại cho chú.
Biết
con gái thích nghe về cô nhi viện,
Huấn mặc cả:
-
Bố sẽ kể nhưng Mai phải đàn
cho bố nghe trước đã.
-
Thì bố kể đi rồi con sẽ đàn
"bài tình ca của bố" cho bố nghe
để bố nhớ lại hồi bố
quen mẹ.
Huấn
cười:
-
Con bé này, cứ chọc bố hoài!
Nghe
xong câu chuyện bố kể, Mai nhìn
mẹ vừa ngồi ké với mình
trên chiếc ghế sofa trong căn phòng
gia đình, ngập ngừng:
-
Mẹ! con muốn giúp mấy em mồ côi
ở ĐS.
Huyền
nhìn con âu yếm:
-
Con giúp bằng cách nào?
Mai
đưa tay lên vuốt tóc, rồi đáp:
-
Tiền mẹ thưởng con khi con có straight
A đó mà.
Huyền
nựng con một cái, rồi hỏi:
-
Mẹ cho con có 12 đồng một tháng
để con đi coi movie với bạn,
giờ con cho các em mồ côi thì
con không đi movie nữa sao?
-
Mẹ à, tiền vé chỉ có 6 đồng,
còn 6 đồng kia con ăn ice-cream. Giờ
con chỉ coi movie thôi, không ăn ice-cream nữa.
Con cho các em mồ côi 6 đồng
nghe mẹ?
Huyền
nhìn chồng dịu dàng hỏi:
-
Bố thấy sao?
Huấn
cười:
-
Bố đang chờ con gái "trả nợ"
bố bài "Ngày Xưa Hoàng Thị"
nãy giờ đây.
Đánh
xong nốt cuối của bài nhạc bố
mẹ yêu thích, Mai bắt gặp bố
mẹ đang nhìn nhau tình tứ. Bé
cảm nhận được sự may mắn
của mình. Mai thương bố mẹ ngang
nhau. Bố mẹ cho Mai được tự
do tìm hiểu về tôn giáo. Mẹ
khuyến khích Mai tìm hiểu đạo
Phật mặc dù mẹ lớn lên trong
một gia đình theo đạo Thiên Chúa
giáo. Mẹ tôn trọng niềm tin của
Mai. Hôm Mai thuyết trình đề tài
"Đạo Phật trong cuộc đời"
cho lớp, mẹ đã lấy một
ngày nghỉ để tham dự. Mai thấy
mắt mẹ long lanh ướt khi nhìn Mai
đang thao thao về đề tài này.
Ở mẹ, Mai thấy khác hẳn những
bà mẹ của bạn Mai. Mẹ cũng
đi làm như bố, chiều về mẹ
lo cơm nước và những chuyện
trong nhà. Mẹ cho Mai không những vật
chất mà còn tình thương dạt
dào và sự hy sinh vô cùng của
mẹ. Mẹ không mua sắm những áo
quần đắt tiền, sang trọng cho mẹ,
mà để tiền đó cho Mai mua
sách hoặc gởi Mai đi những
khóa học đặc biệt. Mẹ không
than van hay càu nhàu khi gặp khó khăn
mà bình thản giải quyết mọi
chuyện. Ở mẹ, Mai tìm thấy được
sự an lành, trong sáng.
Gác
điện thoại xuống, Huấn nhìn vợ
con đang to nhỏ tâm sự. Mai hỏi
ngay:
-
Sao bố nói gì lâu quá vậy bố?
- Ờ
thì lâu lắm bố mới nói
chuyện với chú Tuấn nên hỏi
thăm chú vài ba chuyện khác nữa
mà.
Mai
nóng nảy:
-
Chú nói thêm gì về trại mồ
côi không bố?
-
Có, chú nói cô Diệu Tâm sẽ
viết thư cho con và cô sẽ nói
thêm về chuyện này.
Mai
hơi thất vọng:
-
Không biết chừng nào cô mới
gởi thư cho mình bố nhỉ?
Huấn
xoa đầu con, cười:
-
Thế nào con cũng nhận được
mà.
Huyền
nãy giờ ngồi nghe hai bố con nói
chuyện, chen vào:
-
Mẹ nghĩ chắc khoảng một tuần
hay mươi ngày thì con sẽ có
thư cô.
-
Sao mẹ biết?
-
Mẹ đoán vậy mà!
Như
lời Huyền nói, hơn một tuần
sau Mai nhận được một phong thư
thật dày với tên người
gởi là cô Diệu Tâm. Mai háo
hức mở ra mới biết là
cô còn gởi thêm rất nhiều
hình ảnh về trại mồ côi ĐS.
Nhìn những em bé trong hình, Mai thấy
thương cảm, muốn khóc. Có những
em còn thật là nhỏ, có những
em bị tật nguyền, bên cạnh là
những tà áo nâu đã phai
màu. Cô Diệu Tâm viết: "...Bạch
Mai có thể chọn em nào cháu thích
để bảo trợ, cháu có thể
liên lạc thẳng với em đó,
nếu cháu muốn,...." Mai đưa tay lau
những hạt nước mắt thương
tâm vừa rơi xuống má. Nếu
chọn, thì biết chọn làm sao, vì
em nào cũng đáng được
bảo trợ cả!
Diệu
Tâm đọc đi đọc lại những
dòng Bạch Mai viết: "...Thưa cô, cháu
không chọn riêng một em nào để
bảo trợ cả, vì em nào cũng
đáng được chọn. Từ
đây mỗi tháng cháu sẽ gởi
cô 12 đồng để phụ các
sư cô ĐS nuôi các em. Kèm theo
đây là những tấm chi phiếu
của bạn cháu mà cháu đã
xin được, đặc biệt bác
Kobelt sẽ match với cháu mỗi tháng
để gởi về cho các em. Như
bố cháu có nói với cô
chú là cháu sẽ góp một nửa
số tiền allowance của cháu, nhưng cháu
đã đổi ý, cháu muốn
cho các em tất cả. Cháu không cần
đi movie mỗi tháng một lần. Các
em cần số tiền đó hơn là
cháu cần đi movie...," nàng vói
tay rút tờ kleenex thấm nước
mắt. Trong gần mười năm âm
thầm làm việc giúp các em mồ
côi ở VN, đây là lần
đầu tiên nàng nhận được
sự đóng góp nhiều ý nghĩa
nhất từ một tấm lòng vàng.
Một đóng góp đầy lòng
vị tha, với một tình thương
vô bờ bến. Phải chăng đây
là cô bé có tâm của một
vị Bồ-Tát!
An
Nghiêm |