|
NHÌN
LẠI, THẤY MÌNH GIÀ!
Bài
của Hồ Văn Phong
Kính
tặng qúy Thầy NH Minh, PV Khắn, và
các anh chị thân hữu
mà
tôi được hân hạnh gặp
lại tại nhà anh chị HG Thụy
hồi
cuối tháng 5/98.
Phần
đông anh em THĐL ở trong lứa
tuổi năm mươi mí trở lên
nên không tránh khỏi một ngày
xấu trời nào đó bỗng
thấy "anh hùng thấm mệt". Có cái
trước đây cứng nay thành
mềm như bắp thịt, có cái trước
đây mềm nay thành cứng như
lưng hay các khớp, không kể còn
đeo thêm ba cái vụ lẻ tẻ như
tiểu đường, huyết áp cao,
phong thấp, v. v... Bèn đi một đường
"ăn năn ăn cỏ" rất là lả
lướt: "Chết cha! Lâu nay mãi
lo cho gia đình, ái tình và sự
nghiệp, hay ham vui mà quên mất chính
mình, bây giờ tuổi già kéo
đến hỏi thăm sức khỏe
thì làm sao đây?"
Thì
tạm thời mời tuổi già
đi chỗ khác chơi một thời
gian, rồi ... tính tới, bằng cách
xét lại những mục sau đây
:
-
Ăn
-
Uống
-
Thể dục
-
Cái tâm
-
Linh tinh
1.
Ăn:
Nguyên
tắc :
- Ăn
như là đang bịnh (rất ít đường,
muối, dầu, mỡ).
- Chỉ
ăn những thức cần thiết.
- Ăn
đói, tức là chỉ ăn những
thức ít nhiệt lượng (low calorie
diet). Thí nghiệm trên chuột: Tuổi thọ
của chuột ăn đói cao hơn chuột
ăn kiểu "all you can eat" là 30%.
- Chỉ
ăn những thứ hợp với
mình.
- Biết
rằng ăn ngon hay dở tùy thuộc
vào người ăn (đói, no),
lúc ăn, cách ăn, hơn là chính
món ăn.
- Tự
hù mình: "Bây giờ chịu khó
ăn dở một chút để may ra
sau này khỏi ngậm ống nylon" hay tự
nhắc thầm: "Tương lai ta ở trong
miệng ta".
- Ăn
thế nào để khi đi tiêu, phân
đạt được tiêu chuẩn
sau đây :
*
Hình dáng tròn, đều, bở,
và nổi trên mặt nước.
*
Liên tục không đứt đoạn.
*
Không hôi.
*
Thời gian "công tác" không quá
15 giây.
*
Dùng giấy vệ sinh rất ít.
*
Đi tiêu mỗi ngày hai lần hay hai
ngày 3 lần.
- Kiểm
tra mỗi ngày sau khi đi tiêu theo tiêu
chuẩn trên để điều chỉnh
món ăn cho ngày hôm sau. Đạt
tiêu chuẩn rồi thì bám sát,
chỉ thay đổi các món ăn rất
ít. Ăn ít nhất là 30g chất
xơ (fiber) mỗi ngày.
Ăn
món gì? Đây là 10 loại thức
ăn tốt nhất (super foods):
1
. Khoai lang (sweet potatoes)
2.
Cơm gạo lứt hay bánh mì lứt
3.
Broccoli
4.
Dâu (strawberry)
5.
Đậu (đen, đỏ, trắng), đậu
phụ (tofu) / sữa đậu nành
6.
Dưa cantaloupe
7.
Rau spinach hay rau kale
8.
Cam
9.
Oatmeal hay oat bran
10.
Sữa 1% hay sữa không béo (skim
milk).
Thịt,
cá, trứng và những món
khác coi như phụ; các mục tái,
nạm, gầu, pín ... chỉ nên "xuân
thu nhị kỳ".
Nấu
nướng? Luộc, hấp, nướng.
Ít chiên, xào.
Cách
ăn? Vì cách nấu nướng
như trên nên đồ ăn lạt lẽo
(tuy nhiên ăn dần sẽ quen) do đó
nên ăn kiểu tây, dùng đĩa,
dao, nĩa để có thể vừa
ăn vừa chơi với món ăn
cho đỡ ngán.
Thứ
tự các món ăn?
- Không
dọn tất cả các món ăn cùng
một lúc.
- Dọn
món "dở" như rau, đậu trước
để ăn cho đầy hơn nửa
bụng rồi sau mới dọn món "ngon"
để ăn sau. Kết quả là nhờ
bụng đói nên tuy ăn món dở
(tốt?) mà vẫn thấy ngon và khi
bụng đã hơi no thì không ăn
món ngon (độc?) nhiều được.
Thực
đơn mẫu:
? Sáng:
- Bánh
mì lứt nướng trét bơ
đậu phụng (loại không muối, không
đường), rắc mè rang.
- Cháo
oatmeal hay oat bran.
-
Sữa 1% trộn sữa đậu nành
( loại không đường ).
? Trưa:
- Xôi
đậu đen (đậu nhiều hơn xôi,
1/3 đậu, 2/3 xôi) ăn với
mè trộn hột điều xay (không muối,
không đường).
-
Khoai lang (nấu trong lò microwave xong đút
lò để làm như khoai nướng).
-
Broccoli, cam.
? Tối:
- Spinach
trộn dầu olive và dấm apple cider / chanh,
hay luộc / nấu canh.
- Tofu
(tofu trắng để ráo nước,
cắt thành miếng dày 2cm đem ướp
với tí xì dầu / maggi, hành
chừng 1/2 giờ, xong đem đút
lò sau khi trộn với cream of mushroom và
sữa đậu nành.
- Cơm
gạo lứt.
- Thịt,
cá, v.v... (ăn sau cùng).
- Trái
cây.
Món
xôi và tofu đút lò chỉ cần
làm một tuần 1 hay 2 lần, xong để
tủ lạnh ăn dần.
2.
Uống:
Nguyên
tắc:
- Uống
nước trước khi thấy khát.
- Uống
ít nhất 10 ly nước (loại 8oz) mỗi
ngày.
- Uống
làm sao để nước tiểu lúc
nào cũng trong.
- Uống
nhiều giúp cho ruột làm việc để
đạt tiêu chuẩn nói trên và
để cho miệng... thơm giống con nít
(miệng khô dễ bị hôi vì không
đủ nước miếng để
giết bacteria).
- Giảm
cà phê, thay bằng trà xanh.
- Uống
1 ly sữa ấm trước khi đi
ngủ và 1 ly nước ấm sau khi thức
dậy.
3.
Thể dục:
Nguyên
tắc:
- Tập
như người không bịnh (sau khi hỏi
ý kiến bác sĩ ).
- Tập
đủ 4 môn chính: aerobics là những
động tác cần lấy oxygen liên
tục như chạy, đi bộ, bơi lội,
v.v...; anaerobics là những động tác
bất chợt không cần lấy oxygen
liên tục như cử tạ, hít đất,
v.v...; stretching là những động
tác thư dãn làm mềm các khớp,
đặc biệt là xương sống,
làm co dãn bắp thịt như Yoga và
sau hết là ngồi thiền để
tập thở, thở bằng bụng, theo
dõi hơi thở mà mục đích
là giúp
cho tâm thanh tịnh.
- Tập
đều đặn sáng và chiều,
7 ngày một tuần, bốn mùa một
năm.
- Tự
hù mình: "Bây giờ rán chạy
để sau này còn đi" hay "Bây
giờ rán đi để sau này
còn đứng" hay "Bây giờ
rán đứng để sau này còn
ngồi" hay "Bây giờ mà ngồi
(coi TV lại thêm tay cầm lon bia) thì sau này
không liệt cũng... què".
Chương
trình tập luyện:
- Buổi
sáng: Chạy chậm (1/2 giờ) hay đi
bộ nhanh (45phút) ngoài trời, phối
hợp vơi thở, xong hít đất
(1-50 lần).
- Buổi
tối: Tập Yoga với những thế
như Rắn hổ mang, Đèn cầy, Tấm
ván, Cái cầu, Con cá, v.v... tùy
thích và tùy tình trạng sức
khỏe từng người, tập Thái
cực quyền (Tai chi) để luyện cho
toàn thân mềm dẻo, phối hợp
nhịp nhàng các động tác giúp
giữ thăng bằng để về
sau khó bị té, xong hít đất
(1-50 lần) và sau hết là ngồi thiền,
tập thở bằng bụng.
Chỗ
tập:
- Dọn
một phòng trống, thoáng, có trải
thảm, trưng bày đẹp, vui mắt.
- Có
thể dẹp ghế bành ở phòng
khách nếu thiếu chỗ.
Chú
ý:
- Tập
nhiều không bằng tập đều.
- Người
có áp huyết cao nên tránh những
thế đầu thấp hơn tim nhiều.
- Tự
đặt cho mình chỉ tiêu riêng để
theo dõi kết quả đồng thời
cũng là thước đo tình
trạng sức khỏe để liệu mà
điều chỉnh.
Thời
giờ lấy ở đâu ra?
- Lấy
bớt giờ coi TV hay đọc báo.
- Ngủ
sớm để dậy sớm.
- Bớt
hay đổi giờ làm việc nếu
cần.
Tắm:
- Buổi
sáng, tập xong mới tắm.
- Buổi
chiều, tắm xong mới tập, sau đó
mới ăn.
4.
Cái tâm:
Nguyên
tắc :
- Giữ
tâm hồn thư thái, tập nếp sống
"vô cầu " (Tôi có muốn gì
đâu!), an trú trong hiện tại, dẹp
bớt tham, sân, si.
Lấy
ví dụ về nửa ly nước
để thử chọn một thái
độ cho mình:
Người
lạc quan nói: Tôi có được
nửa ly nước! Người bi
quan nói: Ly nước của tôi thiếu
mất một nửa!
Đạo
Nho nói: Nửa ly nước cũng
đủ rồi!
Đạo
Phật nói: Bao nhiêu nước cũng
được vì có đó rồi
không đó.
5.
Linh tinh:
Ngủ
riêng:
Về
cái vụ này, "em" xin nêu ra với
tất cả sự dè dặt thường
lệ. Mấy chị có tìm ra tên "em"
để
xách dép rượt "em" trong kỳ
họp mặt THĐL tới vì tội xúi
dại thì "em" sẽ mừng mà chạy
vì biết mấy chị đã chịu
khó tập luyện nên bây giờ
mới có cơ hội thực tập
như thế này.
- Lúc
đầu, ngủ riêng giường.
- Về
sau, ngủ riêng phòng.
Lý
do :
- "Vai
trò lịch sử" đã chấm
dứt.
- Khỏi
phá rầy nhau vì ngáy, trở mình,
lỡ uống trà "Thái đức"
(nói lái), giờ ngủ và thức
dậy khác nhau, người này muốn
đọc sách, người kia không,
v.v...
- Giữ
sức khỏe cho nhau (người này
không thở vào mặt người
kia).
- Tránh
những "ý đồ" không nhằm
lúc hay những đụng chạm không
nhằm chỗ.
- Tránh
níu kéo khi dậy sớm, chẳng hạn,
trời mùa đông, gặp ngày
cuối tuần hay ngày lễ, đang muốn
nằm ngủ nướng, chân lại
đang gác lên cái đùi bên
cạnh vừa ấm, vừa êm, thì
làm sao mà vùng dậy chạy cho
được hở trời?
- Nói
dại đổ xuống sông xuống biển,
nếu sau này có "trự" nào sốt
ruột đi trước thì "trự"
còn lại thích ứng dễ dàng.
Tuy
ngủ riêng nhưng Ngưu lang, Chức nữ
tân thời vẫn có quyền gặp
nhau, nhưng không nên xả láng mà
phải "bế tinh" (một trong 3 pháp môn
của đàn ông, hai pháp môn kia
là "dưỡng khí" và "tồn
thần") để bảo toàn lực
lượng, vì ở tuổi này
bổ sung quân số tốn nhiều năng
lượng và thời gian. "Em" không
dám múa rìu qua mắt thợ vì
tay thợ nào cũng 30 năm kinh nghiệm
trở lên không hà, "em"chỉ
xin nói phớt qua môt tí thôi
là nhớ thở chậm và sâu,
phân tán tư tưởng, giả bộ
kẹt xe (stop and go) hay di tản chiến thuật.
Trường hợp lâu lâu vì
bất cẩn để súng cướp
cò thì rán mà chịu.
Rụng
răng:
Nói
cho ngay, răng cỏ bắt đầu lung lay
hết rồi vì sưng nướu, triệu
chứng là bị chảy máu khi đánh
răng. Ngoài việc chữa trị, cần
đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn,
dùng chỉ (dental floss) trước khi đi
ngủ và đặc biệt súc miệng
bằng nước muối nóng mỗi
ngày để làm chắc chân răng
và sát trùng.
Mua
máy tập:
Nhiều
người bỏ ra cả ngàn đồng
mua máy tập với giàn giá, dây
nhợ lỉnh cà lỉnh kỉnh, tạ lớn,
tạ nhỏ, lên xuống nhịp nhàng
cứ tưởng như là có
máy thì mình sẽ thành lực
sĩ, rốt cuộc chỉ để làm
cảnh, chật nhà, đóng bụi
và có ai hỏi thì nói là "để
cho mấy đứa nhỏ chúng nó
tập".
Ghi
tên tập ở health club:
- Lớp
aerobics: Phần đông bỏ cuộc do thời
giờ bó buộc, đuối sức
vì rán theo cho đáng đồng
tiền, bát gạo.
- Lớp
Yoga: Có thể theo học lớp sơ cấp
hay mua cuốn sách nào mỏng nhất
về nhà tự tập lấy.
- Lớp
Tai chi: Món này không tự học
được mà phải tới trường
hay có người dạy. Cần kiên
nhẫn và chịu khó. Nhân tiện,
nên học thêm món Gậy dưỡng
sinh.
Đau
lưng (không phải do sạn thận hay xương
sống bị thương tích):
- Tập
bò bằng đầu gối và cùi
chỏ.
-
Giữ thế bò như trên nhưng
bây giờ dừng lại, chống
thẳng tay, đưa một chân ra đằng
sau, hít vào, xong từ từ vừa
đưa chân ra đằng trước
sát vào bụng vừa thở ra.
- Tập
Yoga : thế rắn hổ mang, con cá, cây
đèn.
- Đi
bộ.
Tập
thiền :
Dự
những khóa Thiền do những nơi
sau đây tổ chức:
- Làng
Hồng hay làng Mai (Bordeaux, Pháp, Tel: 33-5566-16-688)
- Tu
viện Rừng Phong (Vermont, Mỹ, Tel: 1-802-436-1102)
- Đọc
sách do Thích Nhất Hạnh viết (Nhà
xuất bản Lá Bối với ấn
bản tiếng Việt, Tel. 408-729-5440 ở San
Jose, CA, hay Parallax Press với ấn bản tiếng
Anh, Tel. 510-525-0101 ở Berkeley, CA.)
6.
Kết quả:
Sau
vài ngày ăn uống như trên, bạn
sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng,
thoải mái và sau vài tháng tập
luyện, dĩ nhiên là từ từ
tùy theo tình trạng sức khỏe và
thời giờ, bạn sè thấy
"đổi mới" thực sự
như huyết áp xuống, đường
xuống, nhịp tim xuống, ngủ ngon, bớt
nhức mỏi, bụng thon, người
mập ốm đi, người gầy chắc
lại, dáng đứng thẳng, dáng
đi mềm, và biết đâu là
sau này có thể không cần cầu
cứu tới ... Viagra nữa,
nhờ trẻ trung trở lại hay nhờ
ăn đói cọng với tập luyện
và ngủ riêng mà "nó" bớt
rầy rà. [Nhân nói tới
vụ Viagra, tôi xin kể câu chuyện tôi
nghe lõm được nhân kỳ họp
THĐL vừa rồi ở Washington DC:
Có cha nội đó bị "tử trận"
vì Viagra. Nhà đòn kêu trời
vì loay hoay mãi mà nắp hòm
cứ bị chỏi, đóng hoài
không được.]
7.
Kết luận:
Nhiều
người hay ưu tư về tiền bạc,
ví dụ như lo đầu tư vô chứng
khoán, nhà cửa, bỏ tiền tiết
kiệm, v. v... để sau này về hưu
mà xài, hưởng thụ cuộc đời,
đi du lịch, v.v... với ảo tưởng
là sức khỏe của mình cứ
như vậy hoài để sống cả
trăm năm hoặc ỷ lại vào
thầy giỏi, thuốc hay, mà không lo
đầu tư vào sức khỏe. Thật
vậy, khi thiếu tiền, chúng ta có
thể vay mượn nhà băng, thân
nhân hay bạn bè, còn thiếu sức
khỏe, chúng ta vay ai? Đầu tư thương
mại có thể gặp rủi ro bị lỗ,
còn đầu tư vào sức khỏe
thì chắc chắn có lời. Việc
chịu khó ăn uống, tập luyện như
trên (chịu khó lúc đầu, về
sau sẽ quen đâm ghiền) không phải
để trường sinh bất tử
nhưng là để ngày nào còn
sống là còn khỏe mạnh và
vui như được diễn tả trong
bài "kệ" ngược đời
dưới đây :
Ăn
như người bịnh,
Tập
như người lành,
Uống
như người khát,
Lòng
không mong cầu,
Đời
tươi trẻ lại,
Tuổi
già bỏ đi.
Hồ
Văn Phong |