|
NOSTALGIA
Phiếm bàn của Nguyễn Quang Hữu
Tiếng
Việt là "Sự tưởng nhớ".
Một
sinh vật trên trái đất khi đã
có trí nhớ thì tự nhiên
có tưởng nhớ. Nostalgia là
một danh từ y học của Hy-lạp (Grec),
xuất hiện năm 1678, gồm có chữ
nostos là trở về và algia để
chỉ một căn bệnh.
Suy
nhược và tiều tụy vì tưởng
nhớ quá nhiều về xứ
sở gốc hay một nơi nào mà
mình đã sống ở đó
quá lâu. Nỗi buồn của di dân,
người đi đày, tiếng Anh
là "homesickness".
Người
con gái Việt nam chỉ có đi lấy
chồng xa mà cũng :
Chiều
chiều ra đứng cửa sau,
Trông
về quê Mẹ ruột đau chín từng.
Nhà
văn J. Dos Passos cũng đã có câu:
"Bạn có thể tách một con người
ra khỏi xứ sở họ, nhưng không
bao giờ tách được cái
xứ sở ra khỏi con tim của họ."
Loài
chim di trú (migrateur) thường thường
cũng tìm cách trở lại nơi
nó sinh sống rất sớm.
U sầu
hoặc buồn rầu vô cớ vì
luyến tiếc một việc nay đã đổi
thay, một thói quen bị cắt ngang, niềm
đau của dang dở hay ân hận về
một truyện gì xảy ra mà mình không
hay biết.
Một
ông già người Mỹ, năm
nay đã 106 tuổi, chiều nào cũng
phải bắc ghế ngồi nhìn ra một
hòn đảo nhỏ, trên đó
có ngọn đèn pha, nơi mà ông
đã sống gần như cả cuộc
đời. Đang làm trưởng
sở cho một công ty lớn, ông
từ chức xin đi làm người
gác đèn pha. Ông làm nghề
này từ hồi ngọn đèn còn
được đốt bằng dầu,
đêm đêm phải quay bằng tay,
đọc tin tức khí tượng
cho tàu, hụ còi sương mù, v.v...
Ban ngày rỗi rảnh thì đọc sách.
Cuộc sống này đã làm cho Ông
thọ thêm được mười
tuổi. Sau đó đèn pha được
quay bằng động cơ điện. Bây
giờ bóng đèn là halogène,
cái chòi đẹp đẽ hồi
xưa được thay thế bằng một
trụ sắt vô cùng trơ trẽn. Chương
trình đều do computer điều khiển,
hơn nữa trên các tàu đã
có quá đầy đủ trang cụ
về vị trí tàu hay thời tiết
nên cái nghề này nay đã biến
mất.
Nostalgia
nặng hơn là "hồi tưởng",
hay "luyến lưu" như đa số chúng
ta mắc phải. Sở dĩ vì thời
đại chúng ta là chiến tranh, nay đây
mai đó, mọi sự thay đổi hàng
ngày. Con người đã "chai đá",
hơn nữa cái quê hương mà
chúng ta đã phải rời bỏ,
có chăng chỉ còn trong tâm khảm
một vùng ký ức (memories) xa xôi
không đến nỗi phải đi bác
sĩ.
Năm
1954, một triệu người Bắc di cư
vào Nam, trong đó có những
bà mẹ quê, lần đầu tiên
rời nơi chôn rau cắt rốn, rời
luỹ tre xanh, đã nhớ nhà quá
phải vào Dưỡng trí viện
Biên hoà. Một bà cụ hồi đó
(chuyện thực), cứ mỗi lần
có ai tới cụ lại rên lên:
"Này anh ạ, nhà tôi nhà trên
ao dưới, mùa nào thức nấy,
trời ơi! Cái cây mít, trái
nó sai tới tận gốc, trời,
cái cây chanh ở bờ ao ... bây
giờ bỏ hết vào đây chui
rúc ở cái hốc cái hẻm
này." Được ít lâu bà
cụ không ăn không ngủ rồi qua
đời.
Dân
thành thị thì đỡ hơn,
nhưng vẫn thích nghêu ngao bài : Tôi
xa Hà nội ...
Đám
người Nam tập kết ra Bắc trong
khoảng 55-75, khi trở lại được
miền Nam đã than: "Chèng đéc!
bao nhiêu năm, chỉ thèm được
nghe một câu dzọng cổ, sao mà nó
mát lòng mát dạ dzậy chớ
!"
Những
du học sinh thời Việt nam cọng hoà
ở Âu châu cũng đã có
những vụ nhảy lầu, hoặc mất
bình thường vì buồn quá.
Sau
năm 1975, hơn một triệu người
Việt, chuyến này to tát hơn, là
đã rời Việt nam và có
mặt trên khắp năm châu. Có người
đã so sánh với dân Do thái
vào thời "Exodus". Ở những
xứ có đông người
Việt như ở Mỹ, Pháp hay Úc,
tình trạng Nostalgia ít xảy ra nhưng ở
những xứ nhỏ Bắc Âu, thí
dụ Hòa lan, tình trạng người
Việt vào bệnh viện thần kinh quá
nhiều, đến nỗi chính phủ xứ
này phải lên tiếng báo động!
Một phần vì ngôn ngữ ở
những xứ này khó học, tính
tình dân bản xứ lạnh lùng,
nhìn người ngoại quốc như
một quái vật.
Thế
hệ trước của dân da đen ở
Mỹ cũng như vậy. Họ tụ tập
nhau uống rượu và ca hát, nhảy
múa. Ray Charles phải la lên: "Don’t worry, be happy".
Để
xoa dịu nỗi buồn "xa quê hương
nhớ mẹ hiền", người Việt
ta có hai món ăn.
Về
tinh thần, ta sản xuất lại những
cuốn sách sử, văn chương,
truyện của những năm xưa, viết
hồi ký, v.v... Coi lại những cuốn
phim nhạc. Nhìn lại những bức
tranh, đồ vật cũ. Về những
video sản xuất tại Mỹ, ngoài những
bản nhạc "kỷ niệm" đã có
chêm thêm những bản nhạc mới
của các nhạc sĩ thời nay và
chuyển dịch một số bản nhạc thịnh
hành ngoại quốc. Phụ đệm với
các ca sĩ, ngoài hình ảnh quê
hương thì là các vũ công
với những thân hình đầy
sức sống. Cái đó rất
tốt vì chúng ta không hoàn toàn
quay về quá khứ, dễ bịnh. Nghe
nói là sắp xuất hiện những
cuốn phim dài.
Mới
đây cũng nhắm vào cái "hướng
về quá khứ ấy" của chúng
ta mà từ Việt nam tung ra những
cuốn video nhạc nói về những
tác giả xa xưa như Văn Cao (chết
1995), Hoàng Giác, Tô Vũ, Châu Kỳ,
v. v... Băng bán chạy vì giá tương
đối rẻ và ai cũng muốn coi
cho biết mặt các nhạc sĩ mà
xưa nay chỉ mê qua lời ca, nét
nhạc. Một Đoàn Chuẩn đã
nói không nổi phải nhờ bà
vợ nói giùm. Hình ảnh một
Đoàn Chuẩn năm nào với
complet trắng, lái xe décapotable trên bãi
biển Đồ Sơn, với những
bản nhạc trữ tình như "Lá
đổ muôn chiều", "Chuyển bến",
v.v... , một tâm sự: "có những
đêm về sáng, đời sao
buồn chi mấy cố nhân ơi?" thì
sau khi coi cuốn phim chỉ còn lại trong ta
một xót xa.
Vào
những năm sáu mươi, đài
truyền hình Pháp, quãng xế trưa
của ngày thứ năm mỗi tuần
đều có một chương trình
mệnh danh là "Nostal-gie", gồm những
ca kịch sĩ đã về già. Họ
cũng hát, cũng diễn kịch hay kể
chuyện thời còn trẻ. Lúc đầu
dân chúng rất hâm mộ, cũng
như chúng ta, "Ông ấy bây giờ
già như vậy á?" Sau đó
báo chí chỉ trích là đã
gây một ấn tượng bất nhẫn
cho đại đa số khán giả. Chương
trình phải dẹp bỏ. Kế đó
mới có phong trào tài tử
tự tử như James Dean, Dalida, vì không
muốn cho khán giả thấy cái già
của mình.
"Thân
hữu Điện lực" phải chăng
cũng là một viên thuốc an thần
cho những kẻ đã ở trong
nghề "điên nặng". "Được
gặp lại cha đó, tự nhiên nhớ
lại những ngày ở nhà máy!"
Ngoài
tinh thần là các món ăn vật
chất. Vào cái thời "phồn
vinh giả tạo" của Sài gòn (nhưng
ăn thì ăn thật), những món
ăn rất tầm thường cũng
đã để lại trong ta cái hương
vị mà mỗi lần nghĩ lại vẫn
thấy thèm. Cũng dựa vào cái
" nhớ " này của chúng ta mà
tại Mỹ hiện nay có bò bảy món
"Ánh Hồng", chè "Hiển Khánh", v.
v... Tại Quận 13 Paris có đầy phở
như Phở Hòa, Pasteur, Hũ tíu tôm
cua. Nhưng đều là các chú chệt
bán!
Có
nhiều người đã về tận
Việt nam tìm ăn lại các món đó
nhưng đều kết luận là: "Cái
miệng lưỡi mình bây giờ
nó khác trước, không thấy
ngon như thời ấy." Miệng lưỡi
của quý vị vẫn vậy, nhưng cái
con người về tâm tư, về
không gian, về thời gian cũng đã
khác. Tại sao có nhiều món hiện
tại ngon hơn lại không ăn? Tình
cảm con người nó rắc rối
như vậy đó. Mẹ ta xưa cho ta ăn
canh tép nấu với khế, chan vào
cơm nguội. Vì canh ngon hay vì thương
nhớ Mẹ mà mỗi lần nghĩ
tới, chỉ ước gì có
dịp được ăn lại cơm nguội
chan canh khế!
Ông
trời đã cho chúng ta cái "bộ
nhớ" quá nhiều "Giga" vì vậy
mà nó đã vượt qua cả
cái kiếp này mà vẫn còn
nhớ!
Thơ
thẩn chiều sương một bóng ma
Ngẩn
ngơ tìm lại chuỗi ngày qua...
Ký
ức, nhớ nhung, nỗi buồn là
cái kho tàng quý báu của con người.
Bao nhiêu tác phẩm, tác giả nổi
tiếng trên thế giới cũng chỉ
dựa vào cái bệnh Nostalgia của
chúng ta. Tại sao ta lại mang mang buồn khi
nghe bài "Yesterday" của The Beatles? Gần đây
nhất là cuốn phim vĩ đại "Titanic":
câu chuyện do một bà già 101 tuổi
kể, nước mắt như mưa!
Cái
"nhớ" nó trang trí cho đẹp cuộc
đời của chúng ta như ngắm
nhìn một bức tranh xưa nhưng không
nên để nó chi phối toàn bộ
tâm trí ta. Chấp nhận và vui sống
cái hiện tại, quá khứ không
thể nào trở lại được.
Nhớ nhiều cũng vô ích, nhớ
lại cái hạnh phúc cũng không
còn được hạnh phúc,
mà nhớ lại cái đau khổ
nó còn đau khổ hơn! Sống cũng
như thả người trôi theo giòng
nước, biết lợi dụng nước
trôi mà nhìn hoa nở, chim bay,
hay hoài công tìm cách bơi ngược
lại giòng.
Trước
khi đọc câu truyện ngắn và có
thật sau đây, xin giới thiệu bài
thơ "Trôi" của Văn Cao :
Tôi
thả một nhánh lá
nhánh
lá trôi,
Tôi
thả một cánh hoa
cánh
hoa trôi,
Tôi
ghì thật chặt em
em
vẫn ... trôi!
Anh
ta lúc đó hai mươi lăm tuổi,
vừa được Công ty Hoả
xa chuyển về làm việc ở một
ngôi làng nhỏ, miền bắc nước
Đức. Nhiệm vụ của Anh là
kiểm soát, bảo trì nhẹ một đoạn
đường rầy dài quãng năm
cây số, trên con đường
xe lửa liên tỉnh, nối liền nhiều
làng với nhau.
Đang
tuổi thanh niên đầy sức sống,
yêu đời, sáng nào cũng
đeo trên lưng một túi đựng
đồ ăn, nước uống và
trước ngực một chiếc khoá
lớn để siết bù loong ... Anh
ghé nhà ga chào anh bạn bán vé
rồi huýt sáo miệng hăng hái
bước dọc trên đường
rầy. Trưa đến chàng ngồi vắt
vẻo trên thành cầu xe lửa bắc
ngang một con lạch, vừa ăn trưa vừa
nhìn theo nước chảy. Dân chúng
trong làng có ai đi qua cũng vẫy
tay chào Anh. Đoạn đường
chót trong ngày là tới được
làng bên kia, ghé vào quán của
Cô Héléna uống một ly bia rồi
lấy xe lửa trở về.
Xuân,
hạ, thu, và đông qua đi nhẹ nhàng.
Chàng và Héléna yêu nhau. Có
khi chàng ở lại làng bên kia,
có khi Héléna theo chàng về bên
này. Những ngày làm việc lại
hăng hái và vui vẻ hơn, bữa
trưa chàng ngồi ven cầu ăn trưa
xong là lấy hình của Héléna
ra ngắm, miệng tủm tỉm cười
sung sướng.
Đầu
hè năm sau, Héléna tới cho
chàng hay là nàng đã có
thai nhưng dấu ông bố sợ ông
này mắng và đuổi ra khỏi nhà.
Chàng tới thẳng nhà Héléna
gặp ông bố, kể rõ mối tình
giữa hai người và xin cưới
Héléna. Ông bố vui lòng làm
bữa tiệc nhỏ, có bia, rượu,
và
đàn accordéon. Một nhóm hàng
xóm láng giềng ôm nhau khiêu vũ
... chúc mừng!
Sáng
hôm sau tới nhà ga anh bạn hỏi
:
- Sao,
Héléna khoẻ không?
Chàng
vòng tay ra trước làm một cử
chỉ diễn tả cái bụng to vượt
ra, rồi hai người cùng cười
ha hả.
Mùa
đông năm đó Héléna
đau đẻ, chàng phải mượn
một chiếc xe ba bánh có động
cơ để đưa Héléna đi
sanh. Tuyết ngập quá đầu gối,
chiếc xe bị hư máy, chàng chạy
về làng kêu cầu cứu. Khi trở
lại thì Héléna đã bị
lạnh quá ngất xỉu.
Hôm
sau chàng vẫn không nghỉ việc, vẫn
đi trên đoạn đường
rầy nhưng nôn nóng bồn chồn,
trưa không nghỉ ăn trưa mà đi
thẳng tới nhà ông bố vợ
:
- Mau
lên, mau lên. Ông phải có một
bó hoa lớn và đi với
tôi gấp.
Căn
nhà trống trơn, chàng vội vã
mua một bó hoa hồng rồi hớn
hở chạy tới nhà hộ sanh.
Vừa tới nơi chàng đụng
đầu một bà "Sơ":
- Tôi
muốn được gặp Héléna?
- Rất
tiếc, chỉ dành riêng cho thân nhân.
- Tôi
là cha đứa nhỏ!
Bà
Sơ im lặng bỏ đi. Chàng đã
linh cảm một cái gì không hay. Một
bà y tá đi tới trước
mặt anh, dáng điệu nghiêm trọng.
Chàng lắp bắp trong miệng :
- Tôi
muốn gặp Héléna và...
- Bà
Héléna sau khi sanh đã quá kiệt
sức. Chúng tôi tận tình cứu
chữa mà không được.
Bà đã qua đời hồi khuya.
Còn đứa nhỏ, một cháu
gái, phải vài ngày mới thăm
được.
Chàng
lảo đảo ngồi phịch xuống sàn
nhà. Cũng bà này tối hôm
qua đã nói với chàng là
cứ yên chí về đi, ngày
mai nhớ đem một bó hoa thật đẹp
vào nhé.
Tối
hôm đó, trong nhà hộ sanh, bà
Sơ đang dỗ đứa bé bằng
cái bầu sữa :
- Mày
không được biết mặt người
đã sanh ra mày, mày cũng không
có tên.
Bà
liếc thấy bó hồng của ai mới
cắm trên lọ bên cửa sổ :
- À
ta gọi mày là "Rosina".
Buổi
sáng anh bạn ở nhà ga nhìn chàng
ái ngại. Hai người chỉ sẽ
gật đầu chào nhau rồi chàng
vẫn tiếp tục nhiệm vụ. Trưa đến
bên thành cầu, ăn trưa xong chàng
dở cuốn "an bum" của Héléna
ra coi, từ lúc nàng còn nhỏ,
ngây ngô đi học tiểu học, rồi
lớn lên tới bức cuối
là bức nàng tặng chàng. Cứ
mỗi lần như vậy chàng lại nấc
lên, hai mắt đỏ ngầu.
Tới
năm hơn 45 tuổi thì chàng nhận
được giấy nghỉ việc vì
công ty hoả xa đã huỷ bỏ đoạn
đường này. Bây giờ
dân chúng lấy xe buýt trên trục
xa lộ mới làm.
Chỉ
một thời gian ngắn sau, người
ta lại thấy chàng xuất hiện trên
đoạn đường rầy cũ.
Vẫn nón cát kết, vẫn quần
áo xanh và chiếc khoá lớn
lủng lẳng trước ngực. Buổi
trưa vẫn ngồi trên cầu ăn và
dở cuốn dán hình ra coi .
Có
nhiều người gặp đã chào
chàng :
- Ông
đi hóng mát đó hả? Tại
sao có nhiều nơi đẹp hơn chỗ
này nhiều mà không đi?
Chàng
chỉ sẻ gật đầu, có khi không
chú ý tới.
Ngày
nào cũng đều đều như
vậy, có người đã phải
đem xe hơi ra cho nằm ngang trên đường
sắt, rồi ngồi vờ ngủ để
cảnh tỉnh chàng. Con nít chạy chơi
trên đường rầy và mở
bù long ra nghịch. Thấy vậy chàng
vẫn loay hoay siết bù long lại. Dần
dần đoạn đường sắt
bên kia cầu không còn nữa, chiếc
cầu đã sập. Con lạch không còn
nước. Chàng chỉ đi tới
đó rồi quay trở lại.
Bây
giờ Rosina đã có chồng. Hai
vợ chồng mở một tiệm ăn
nhỏ ở trong làng. Chiều về
chàng lặng lẽ ghé quán Rosina ăn
tối, không nói với ai một lời.
Nhiều lần Rosina đã nhắc:
- Cha
đừng có đi kiểm soát
đường rầy nữa, dân
trong làng nói cha là một ông điên.
Công
ty hoả xa có viết giấy về nói
là không có nhân viên nào
của công ty làm việc trên đoạn
đường này. Nếu có tai
nạn hay việc gì xảy ra, công ty hoàn
toàn không chịu trách nhiệm.
Hôm
nay chàng cũng tới được
cây cầu sập nhưng bước đi
trong tuyết đã quá khó khăn,
vấp ngã nhiều lần. Râu tóc
đã trắng phơ, vừa phủi
tuyết vừa dở cuốn hình
ra ngắm lại Héléna rất lâu.
Trên đường về, chàng đi
thẳng tới tiệm chụp hình trong
làng và đưa cuốn dán hình
cho ông thợ:
- Những
bức hình này đều do ông
chụp, tốt nhất là tôi đưa
lại cho ông.
Nói
rồi chàng bỏ đi thẳng. Anh thợ
hình vẫn còn ngơ ngẩn không
hiểu gì cả! Về tới nhà,
chàng thấy chồng của Rosina đang
lom khom ngắm máy ảnh vào một bông
hồng đỏ cắm lên đống
tuyết trắng. Vừa thấy ông ta,
anh này quay ngay máy lại:
- Đứng
yên cho tôi chụp một tấm hình!
Ông
ta thản nhiên đi vào nhà, vừa
lẩm bẩm :
- Chụp
để làm gì ?
- Để
làm kỷ niệm, để nhìn lại
những cái gì đã qua.
- Nhìn
lại để làm gì?
- Để
sống lại cái vui cái buồn của
thời đó!
Ông
ta đứng yên trước cửa
và nói:
- Níu
kéo thời gian để làm gì?
Vừa
lúc đó Rosina từ trong nhà
chạy ra bá cổ chàng hôn lên
má:
- Hôm
nay là sinh nhật của con, ba có nhớ
không ?
Ông
ta gật đầu nhè nhẹ và liếc
nhìn Rosina trong chiếc áo của Héléna
ngày cưới. Chồng của Rosina trở
vô, đốt đèn cầy trên
chiếc bánh sinh nhật. Trong lúc Rosina thổi
đèn cầy anh ta vừa chụp hình
vừa hát lớn:
- Happy
birthday to you, happy birthday to Rosina !
Sau
đó nàng cắt một miếng bánh
và cầm một ly rượu lên mời
Papa. Ông này nghẹn ngào:
- Dù
sao cũng là ngày con chào đời
!
Sáng
hôm sau, nhìn dọc con đường
rầy, tuyết còn phủ lên hai bờ
sắt thành hai vệt trắng tới
cây cầu sập, vẫn có một bóng
người, đứng trầm ngâm
nhìn về ... phía làng bên kia.
Mùa
hoa nở Âu châu 1998
Nguyễn Quang Hữu |