|
Sổ
Tay Sinh Hoạt ... Số 18
Tường
trình từ Bắc Cali 1 (NT Dũng
và HG Thụy) :
Năm
qua hiện tượng El Nĩno đã
gây tai họa cho nhiều vùng trên thế
giới, kể cả Việt Nam và Mỹ
quốc. Riêng đối với THĐL
Bắc Cali El Nĩno cũng có ảnh hưởng,
khiến cho số lần họp mặt giảm
hẳn đi. Lần sau cùng gặp nhau trong
năm 1997 là vào tháng 11. Qua tháng
1 và tháng 2/98 trời mưa liên
miên, chẳng mấy khi có được
ngày cuối tuần đẹp trời
nên họp mặt tất niên đã
không có mà tân niên cũng
đành cho qua. Tháng 3/98, th/h PV Khắn trong
chuyến đi vòng quanh thế giới,
ghé thăm vùng Vịnh ngắn ngày.
Nhằm vào giữa tuần, ngày làm
việc, nên cuộc gặp gỡ không
được qui mô theo như truyền
thống của Bắc Cali, chỉ thu gọn
trong một bữa ăn tối sau giờ
tan sở tại một nhà hàng ở
San Jose. Tuy vậy cũng có mặt hơn 20
anh chị em thân hữu đến dự.
Riêng anh chị th/h HG Thụy mặc dầu ở
xa vẫn không quản ngại lái xe gần
2 tiếng đồng hồ, tìm đến
gặp người chỉ huy và cũng
là thầy cũ. Th/h VK Bình lãnh nhiệm
vụ đón th/h PV Khắn, đã làm
nhiều anh chị em bồn chồn lo lắng
khi đã quá giờ hẹn hơn
nửa tiếng mà chưa thấy bóng
khách. Trong dịp này, THĐL Bắc Cali
còn tiếp đón một thành viên
mới gia nhập là th/h Đinh Vinh Phong.
Th/h ĐV Phong từ VN di cư qua được
gần 2 năm, nhưng mãi gần đây
qua thân hữu NV Lộc mới biết
được sinh hoạt THĐL. Nội tướng
cũa th/h ĐV Phong là chị Hòa, cả
2 anh chị trước 1975 cùng làm
việc tại Nha Tài chánh, Công ty ĐLVN.
Hiện nay anh Phong vừa dọn nhà chưa
thông báo địa chỉ và số
điện thoại.
Sau
đó phải đợi cho mãi đến
cuối tháng 5 anh chị em THĐL Bắc
Cali mới dám đánh liều hẹn
gặp nhau tại nhà th/h HG Thụy, mặc dầu
2 cuối tuần trước đó
trời vẫn còn mưa. Phải chăng
trời chiều lòng người,
đã ra tay ngăn chặn cậu bé ngỗ
nghịch El Nino, để cho đúng ngày
30 tháng 5, 1998, trời nắng ráo,
nhiệt độ ấm áp vừa phải.
Hay đó là do ngọn gió từ
phương Đông đã thổi tan
hết những đám mây mưa ra
biển? Vâng, hôm đó anh chị em
th/h Bắc Cali vừa đến gặp nhau,
vừa đón tiếp anh chị th/h HV
Phong từ miền Đông qua thăm vùng
Vịnh Cựu kim sơn.
Người
đến đúng giờ nhất là
th/h PQ Đẩu, hẹn 4 giờ, thì 4
giờ 2 phút có tiếng chuông
gọi cửa của anh. Tuồng như là
anh chị đã đến trước
từ lâu ngoài đầu ngõ,
chờ đúng giờ mới
gõ cửa. Người đến
sau cùng là th/h PM Tâm. Nhưng thật ra
sự có mặt của anh chị Tâm
là một cố gắng đáng ghi nhận
vì trước đó anh chị đã
gửi thư báo không dám hứa
chắc đến, bởi cùng buổi
chiều đó anh Tâm đã nhận
lời dự một cuộc họp khác
không từ chối được.
Trong số tham dự kỳ này, ngoài
anh chị HV Phong và cháu Lộc là khách
phương xa, th/h Bắc Cali còn tiếp đón
anh chị Phạm Kim Lâm mới ra mắt
lần đầu. Anh Lâm từ Canada qua
Mỹ, kiếm được người
nâng khăn sửa túi ở Milpitas
và định cư lập nghiệp luôn,
rồi gia nhập "làng" THĐL Bắc Cali.
Ngoài ra đáng lẽ cũng còn
mấy th/h "mới đầu quân" nữa
là chị Trần Mỹ Thành và
phu quân, và chị Trần Thị Thu. Tuy
nhiên vào phút chót các chị
bận việc riêng bất ngờ, không
tới được. Anh Lâm là
cựu nhân viên Nha Chuyển vận Phân
phối, chị Thành và chị Thu là
cựu nhân viên Nha Tiếp vận, Công
ty ĐLVN.
Nếu
THĐL/VNHN có anh LM Quân được
anh em công nhận là "thủ quỹ mãn
đời" thì THĐL/ Bắc Cali có
nội tướng th/h NS Chính được
gắn danh hiệu "trưởng ban ẩm thực"
trường kỳ. Riêng th/h NS Chính
thì đã được giới
thiệu trong bản tin số 17 là "trạng
nếm Bắc Cali". Thực đơn lần
này có món sườn bò Đại
hàn do th/h HG Thụy và NT Dũng đứng
lò. Tuy nhiên cái lò nướng
của Hoàng gia trang được xếp
vào loại "đồ cổ hiếm" khó
tìm thấy trên thị trường
nên nhiều khi phải hy sinh thịt để
bảo vệ lò (?). Cũng cái lò
này năm trước đã được
th/h NV Dậu (Nam Cali) ví như lò hơi Chợ
quán.
Sau
khi no say mọi người phân thành
3 nhóm: các chị tụ họp trong nhà,
bên cạnh bếp và máy truyền
hình, một nhóm các anh ngồi nói
chuyện thời sự dưới giàn
cây leo. Nhóm thứ ba gồm những
th/h đang quan tâm nhiều đến "cái
già sồng sộc nó thì theo sau" nên
kéo ghế ngồi giữa bãi cỏ
vấn kế th/h HV Phong về bí quyết
bảo vệ sức khỏe. Th/h HG Thụy cũng
có mặt trong nhóm thứ ba này
mặc dầu trước đó trong
một câu chuyện nghe lóm được
giữa hai anh, th/h HG Thụy đã hỏi
th/h HV Phong: "Hơn 10 năm rồi mới gặp
lại, mà sao thấy cậu vẫn như hồi
nào, không sói thêm mà cũng
không già đi?" Th/h HV Phong trả lời:
"Nếu cậu cũng muốn sói lâu
và trẻ lâu như tớ thì lát
nữa tớ sẽ truyền bí quyết
cho". Có thể vì "lời hứa
hẹn sói đầu" không mấy hấp
dẫn này mà mãi đến nửa
chừng câu chuyện mới thấy
th/h HG Thụy nhập đám. Th/h HV Phong đã
chứng minh có một thể xác khỏe
mạnh và một tinh thần trẻ trung với
những lời dí dỏm lôi cuốn
người nghe về đề tài
phương pháp luyện tập, ăn uống,
gìn giữ bảo vệ sức khỏe
cho tuổi già, bằng chính kinh nghiệm
bản thân của anh hơn 30 năm qua. Anh
nói trong suốt hơn 1 tiếng đồng
hồ, trình bày vấn đề lớp
lang, ngọn ngành, lưu loát, khiến tôi
có cảm tưởng như hàng ngày
trong mỗi buổi tập luyện anh đã
lập đi lập lại những điều
đó để nhắc nhở chính
mình.
Lần
này thủ quỹ Bắc Cali N Sáu vắng
bóng vì bận việc riêng nên th/h
NT Dũng thay mặt báo cáo đúc
kết tài chánh "quỹ nhỏ", một
quỹ do THĐL Bắc Cali đóng góp
để sử dụng vào những
chi tiêu chung trong phạm vi của Bắc Cali.
Sau khi được báo cáo, mọi
người đã sốt sắng góp
quỹ và góp niên liễm cho bản
tin THĐL.
Đến
9 giờ tối hầu hết mọi người
ra về, vẫn còn một vài cặp
nấn ná tận gần nửa đêm
mới dứt. Một đặc điểm
chung của những buổi gặp mặt THĐL
là thời gian chia tay, từ lúc
bắt đầu có người đứng
lên cáo từ, cho đến lúc
mọi người ra xe và xe chạy, thường
kéo dài từ 15 đến 30 phút.
Ai cũng thấy hình như đến lúc
đó vẫn còn quá nhiều chuyện
chưa nói hết. Và đó cũng
là lúc mà mọi người đều
mở âm lượng tối đa
nếu không muốn tiếng nói của
mình chìm vào những âm thanh
cỡ 120 decibel.
Trên
đường lái xe về nhà,
tôi bỗng có cảm tưởng giống
như hồi nhỏ 7, 8 tuổi ngày mùng
2 Tết được bố tôi chở
đến nhà Trưởng tộc gặp
tất cả bà con họ hàng, được
vui đùa thỏa thích với những
người anh chị em họ xa gần.
Giữa
tháng 7, anh chị th/h NK Tâm / PTN Sương
dừng chân tại Thung lũng Hoa Vàng
(một cái tên thơ mộng của người
VN đặt cho thành phố San Jose) từ
ngày 15 đến 19 th. 7/98. Sẽ không
có gì là khoác lác khi nói
rằng "cả thành phố lên cơn
sốt" vì trong tuần lễ đó
khí hậu Bắc Cali đột nhiên trở
nên nóng khác thường, phá
kỷ lục. Liên tiếp mấy ngày
liền kim thủy ngân ở trên 100
độ F và anh chị Tâm cũng đã
được THĐL/Bắc Cali tiếp
đón với một nhiệt tình
không kém. Bắt đầu với
bữa ăn trưa dã chiến được
tổ chức cấp tốc vào ngày
15, tiếp theo bằng cuộc họp mặt chiều
18 th. 7 tại một nhà hàng ở San
Jose, có rượu sâm banh do th/h HG Thụy
khoản đãi (cùng là bạn học
đồøng khoá CĐĐH Phú
Thọ với th/h NK Tâm). Câu chuyện
trên bàn tiệc bắt nguồn từ
những kỷ niệm trong những năm
tháng làm việc chung với nhau
8 giờ mỗi ngày, chuyển sang bản
tính trầm lặng ít nói của th/h
NK Tâm, bắt qua chuyện nghe và nói
tiếng Anh của từng th/h trong những
ngày đầu tiên trên đất
Mỹ. Th/h MC Khanh kể lại hồi mới
đặt chân lên đất tự
do, nghe người Mỹ xổ câu "son
of a bitch" anh cứ thắc mắc là tại
sao khi giận ai người ta lại đem
mặt trời và biển cả ra để
nói. Mặt trời trên bãi biển
(sun of a beach) thì có gì đâu là
giận dữ và nguyền rủa!!!
Trong
buổi họp mặt 18 th. 7 có sự tham
dự của th/h Trương Thị Nhiên,
sau 10 năm vắng bóng trong sinh hoạt THĐL,
nay trở lại với lời hẹn
sẽ tích cực tham gia thường
xuyên. Mặc dầu thời giờ
ít ỏi, anh chị NK Tâm đã không
quên dành ra một buổi đến thăm
sức khỏe th/h cao niên nhất, cũng
là thầy cũ của cả 2 anh chị,
là cụ th/h Chu Hoành, nay đã 96 tuổi.
Thật đáng quý! Với số
tuổi tròm trèm 100 của cụ, một
thân hữu thường nhắc nhở
cẩn thận khi dùng câu "sống lâu
trăm tuổi" để chúc ai thì được
chứ chớ dùng câu đó
chúc cụ Chu Hoành.
Ngoài
các buổi họp mặt được
chính thức tổ chức, mỗi
khi có đám cưới hỏi trong
số con cháu cũng là dịp để
một số thân hữu gặp nhau. Tuy nhiên
có một điều chắc chắn là
dù họp chính thức hay không chính
thức, hễ gặp nhau là thân hữu
Bắc Cali vui xả láng. Tháng 7/98 anh chị
th/h NH Tiên / NM Hoà cưới vợ
cho cháu Hiển, trai thứ. Trong tiệc cưới
tổ chức tại Sacramento, THĐL Bắc
Cali cũng chiếm mấy thồi. Mỗi bàn
được xếp chỗ ngồi cho 5
cặp, nhưng để "vui xả láng", THĐL
Bắc Cali đã mạn phép gia chủ
tự tiện sắp xếp lại, để
10 nữ ngồi chung một bàn và
10 nam ngồi bàn kia, và thế là
mỗi bàn tha hồ chuyện trò theo sở
thích của mỗi phái.
Ngoại
trừ một vài th/h cư ngụ tại
địa phương Sacramento, đa số còn
lại đều ở cách xa 2 tiếng
đồng hồ xe cũng kéo về đông
đủ. Th/h PH Thịnh với kinh nghiệm
nóng hổi, vừa làm đám
cưới cho con trai ở Canada tháng
6, đã từ San Jose lên cắm trại
từ đêm trước, để
hôm sau có mặt sớm làm một
nhiệm vụ mà chị PH Thịnh mô tả
là nhiệm vụ "nhắc tuồng" cho ông
bà "tân" nhạc, đôi khi vì quá
hồi hộp có thể quên bài vở.
Một số khác đến dự lễ
vào buổi trưa với tư cách
họ đằng trai, rồi ở lại
đến chiều dự tiệc cưới.
Trong khoảng thời gian mấy tiếng đồng
hồ giữa lễ nghi buổi trưa và
tiệc cưới buổi chiều, những
thân hữu này đã tá túc
tại nhà th/h NQ Hưởng. Và thế
là có một màn "trèo lên cây
bưởi hái hoa". Nguyên tư thất
th/h NQ Hưởng có 2 cây bưởi
đang ra trái rất sai mà không có
nơi tiêu thụ, khi có người
"tình nguyện ăn giùm" anh chị Hưởng
rất là hoan hỉ. Biết th/h NT Dũng
đang có chỉ số cholesterol khá cao,
th/h NQ Hưởng ra sức quảng cáo
giống bưởi nhà anh ăn vào
sẽ làm hạ chỉ số này. Khi ra
hứng bưởi, th/h NT Dũng đã
có lúc phải làm tính nhẩm
cân nhắc lợi hại thế nào
giữa một đằng là có chỉ
số cholesterol cao, một đằng là đứng
dưới gốc hứng bưởi
không có nón an toàn. Sau cùng mọi
chuyện đều tốt đẹp, và
trên đường về San Jose chiếc
xe của th/h NS Chính đã chở nặng
thêm trên trăm pounds bưởi.
Đi
dự tiệc cưới, một trong những
điều tôi ngại ngùng nhất là
phải chờ đợi lâu vì
có nhiều khách đến trễ.
Tiệc cưới của cháu Hiển
được tổ chức rất đúng
giờ, và lần này không phải
chờ đợi lại khiến tôi
thấy tiếc nuối, ước ao phải
chi có nhiều thời giờ hơn
nữa để được chuyện
trò nhiều hơn. Điều này được
một thân hữu giải thích rằng
ở vào tuổi chúng ta trong cuộc
sống tha hương này, tình thân
hữu là một nhu cầu không thể
thiếu.
Tường
trình từ Bắc Cali 2 (TCM) :
Cuối
tháng 5, 1998, anh chị em THĐL miền Bắc
Cali có họp mặt đón tiếp hai
vợ chồng thân hữu HV Phong tại
nhà thân hữu HG Thụy. Buổi họp
mặt khá đông đủ. Đề
tài được anh chị em bàn
đến nhiều nhất là "thần
dược Viagra". Có anh đặt vấn
đề là mỗi tuần một viên
hay hai viên thì vừa. Đang bàn
cãi sôi nổi thì có một thân
hữu khác vừa từ xa đến,
tay cầm một ly nước, hỏi
anh em "Không biết mỗi tháng tôi
dùng 30 viên thì nhiều hay ít?" Anh
em la oai oái, chỉ có VV An và VK Bình
là mỉm cười mà thôi. Có
lẽ hai thân hữu này cho rằng
30 viên thì cũng chẳng thấm vào
đâu.
Nhưng
đề tài được bàn
kỹ nhất và có nhiều người
tham dự nhất là đề tài
do thân hữu HV Phong thuyết trình "Làm
sao được khỏe mạnh và trẻ
trung". Đa số anh em đều xấp xỉ
60-70, đau yếu cũng đã nhiều,
già cả cũng đã ngấm, nhìn
thân hữu Phong với dáng dấp
gọn gàng của thanh niên, bụng thon, người
dong dỏng hồng hào khỏe mạnh, đầu
thì láng bóng nhưng khuôn mặt
trẻ hơn tuổi chừng 10 đến
15 tuổi. Anh em lắng nghe, thân hữu
Phong thuyết trình hấp dẫn và hay
ho vui vẻ, có lẽ ăn đứt
cả cái lối nói của ông thiền
sư Nhất Hạnh. Câu chuyện của thân
hữu Phong có đầu có đuôi,
mạch lạc, có chứng có cớ,
có nguyên nhân có kết quả.
Ai muốn rõ kỹ hơn thì tìm gặp
thân hữu Phong mà hỏi thêm. Đại
ý như sau:
Muốn
được khỏe mạnh thì phải
ăn uống cho hợp với thuật
trường sinh, nghĩa là ăn uống
có chất xơ, rau cỏ, bớt thịt.
Làm sao để biết mình ăn đúng
với sự đòi hỏi của
cơ thể? Muốn biết đúng hay
không thì phải nhìn vào chất
phế thải mỗi ngày do mình tháo
ra. Ví như các cụ xưa đi mua gà
thì banh đuôi ra xem, nếu con gà ướt
thì xem như con gà bị bệnh. Bởi
vậy phải ăn làm sao cho mỗi ngày
đi tiêu hai lần, mỗi lần chừng
một hay hai phút thôi, chứ không
phải ngồi đọc báo đọc
sách, nghe nhạc. Mà viên phẩn phải
nổi (có đủ chất xơ) và
dài liên tục không đứt
đoạn (?). Đi xong thì cảm thấy
hậu môn sạch sẽ, như không cần
lau chùi gì thêm nữa cả, vì
như loài vật lành mạnh thì có
con nào phải lau chùi gì đâu!!?
Thân
hữu Phong hướng dẫn là
phải ăn bánh mì nâu, oat meal, gạo
lứt, tàu hủ, ... và mỗi ngày,
sau khi ăn các món hợp với
phép giữ gìn sức khỏe thì
cứ tự thưởng cho mình
một chén cơm cuối cùng, ăn với
thịt cá bình thường. Và
một điều quan trọng hơn nữa
là vợ chồng phải ngủ riêng.
Như để dành quân, tích trữ
lương thảo, lâu lâu "đánh
một trận để đời". Nghe đến
đây, nhiều thân hữu nhao nhao
phản đối "Già rồi, vợ
chồng còn sống thêm bao lâu nữa
mà lại ngủ riêng!" Hoặc "Như thân
hữu VV An, đâu cần để
dành quân mà cũng ‘đánh trận
nào ra trận đó’, còn sôi động
hơn các trận Normandie, Trafalgar, Waterloo, Leningrad,
... chứ như Điện biên phủ
là tầm thường". Thân hữu
An cười chúm chím, xác nhận
thành tích. Nghe chuyện ăn uống như
khổ hạnh, thân hữu PQ Đẩu
nói lớn "Nầy, tôi nay đã
trên 70 tuổi rồi mà vẫn còn
khỏe mạnh nhờ xưa mẹ tôi nấu
canh bằng tôm he to bằng ngón tay cái,
ngon lắm, đâu cần ăn uống
kiêng khem đâu ... sống mà ăn
uống khổ như vậy thì thà chết
sớm sướng hơn ..." Nhưng cũng
có thân hữu cho rằng không chịu
khó ăn uống hợp vệ sinh thì
khi bệnh còn khổ hơn trăm lần.
Buổi
chiều về, vợ tôi hỏi các
anh nói chuyện gì mà chăm chú
sôi nổi quá vậy? Tôi kể cho vợ
nghe những điều thân hữu
Phong trình bày. Vợ tôi nói "Tưởng
các anh bàn chuyện quốc gia đại
sự chi, thì ra chỉ nói đến
chuyện bài tiết mà cũng mất
cả hơn hai giờ và ồn ào
đến như vậy! Anh có muốn ngủ
riêng không? Ngủ riêng thì làm
sao có được chuyện nửa
đêm đánh thức nhau dậy,
kể chuyện mộng mị tào lao cho nhau nghe?"
Tường
trình từ Nam Cali 1 (ĐH Hạnh)
:
NAM
CALI MỘT NĂM SẤP NGỬA
(Từ
đầu hạ bán niên 1997 đến
cuối thượng bán niên 1998)
Nam
Cali mùa hè thật đẹp, ánh nắng
vàng chen lẫn cỏ cây. Người
Cali tình nồng muôn thuở, đón
bạn hiền ríu rít niềm vui.
Tạm
thời, xin chia sinh hoạt năm vừa
qua ra làm hai cung đoạn.
I-
Cung đoạn I (nửa năm cuối 97)
*
Khởi đầu tháng 7 năm 1997 là
Đại Hội THDL hải ngoại. Gần 150
thân hữu và gia đình đến
tham dự. Đại Hội vì thế được
xem như thành công. Cám ơn các
thành viên Gia đình Điện Lực
Nam Cali đã đóng góp công
sức cho ngày trọng đại, đánh
dấu 15 năm ngày thành lập Hội
chúng ta.
*
Ngày kế tiếp của Đại Hội
là tiệc thành hôn của con trai T/H
TM Khang. Có một vài thân hữu
phương xa cùng tham dự. Trong buổi
tiệc nầy, những khuôn mặt ít
xuất hiện như NĐ Bá, L Công, TK
Em... bỗng trở nên rực rỡ.
Đặc biệt nhất là hai thân hữu
Tôn Nữ Hạnh Phương và Phan
Thị Hải Hồng - trước tòng
sự tại Ty Ban Mê Thuột - cũng đến
chia sẻ niềm vui với anh chị Khang.
Xin
mở ngoặc ở đây: Trung tâm
Điện lực là danh từ báo
cáo, còn phần đông dân chúng
cũng như nhân viên đều quen gọi
là Ty, cho nó phù hợp với
tổ chức tỉnh. Xin đóng ngoặc.
*
Không bao lâu sau, NV Dậu, LM Quân, PL Thượng
v...v... lại lũ lượt kéo đến
phân ưu cùng anh chị HG Thụy về
sự ra đi của cụ bà nhạc mẫu.
Đưa tiễn có ĐM Quỳnh và
ĐH Hạnh.
*
Rồi đến giữa tháng 9, anh em
Nam Cali lại gặp nhau trong tiệc cưới
con gái anh chị TV An. Tháng sau lại cùng
gặp nhau tại nhà hàng Grand Garden chia vui
cùng anh chị LM Tư trong tiệc cưới
trưởng nam.
*
Anh Dương Đức Bổn, trước
tòng sự tại Hệ thống Diesel Nha
Sản xuất Thủ đô, được
phe ta tiếp đón trong một bữa
điểm tâm tại nhà hàng Seafood
World. Chiều ngày hôm ấy anh cũng
tạt qua thăm số lớn anh em trong tiệc
cưới con trai anh chị NV Mãnh tại
nhà hàng Seafood Paradise.
*
Tháng 11, Anh Trương Vĩ Hùng, trước
tùng sự tại Hệ thống Diesel, cũng
đến Nam Cali theo lời mời của
hãng 3M. Phe ta đãi Hùng một bàn
tròn 12 người. LM Quân đưa
đón khách khứa tận tình.
Cũng như anh Bổn, anh Hùng cũng điều
hành một công ty trách nhiệm hữu
hạn. Cùng đi còn có anh Trần
Đức Thìn.
*
Tháng 12 đến với tiệc cưới
con gái út anh ĐH Hạnh. Trong ngày
vui của cháu, anh em đón nhận hung
tin: T/H TC Quay vừa thất lộc vì ung
thư gan. Vài ngày sau đó anh LK Minh
đại diện vùng Nam Cali qua Arizona tham dự
tang lễ, mang theo lời chia buồn trên
báo chí của Nam Cali.
*
Trước tháng 12 thì Dậu, Hạnh,
Quân, Thượng... đến nhà
quàn Peak Family chia buồn cùng T/H NT Nữ
về sự ra đi của đấng lang
quân dấu yêu. Ngày tiễn đưa
anh Thạnh vào lòng đất lạnh
có vợ chồng T Khiết và ĐH
Hạnh cùng ném bông xuống huyệt.
*
Còn gì nữa cho bán niên 97?
Còn chứ, còn những đám
tang của nhạc mẫu Anh TV An, nhạc phụ
anh TM Khang, thân phụ anh ĐQ Bảo mất
bên Úc, phát tang tại Nam Cali, và
cuối cùng nhũ mẫu Anh TT Long mất
tại Pháp, anh chị bay gấp qua Tây.
II-Cung
đoạn II (nửa năm đầu 98)
*
Vào trung tuần đầu năm 1998, một
e-mail đánh đi từ anh NC Thuần
ở New York, báo tin thân phụ anh HĐ
Khang mất ở Escondido. NV Dậu đại
diện anh em gọi dây nói xuống chia buồn
cùng tang quyến và đăng báo
phân ưu.
*
Do sự ra đi của quý cụ khá
nhiều trong năm trước, Gia đình
Nam Cali quyết định thành lập Quỹ
Tang tế để chi dụng vào việc
phân ưu. Ngày 18 tháng 1 năm 1998, 41
thân hữu (của 29 gia đình) cùng
họp nhau ăn Tất niên tại nhà
hàng Lucky Place. Mỗi phần ăn ấn
định $25, phân nửa trang trải cho
nhà hàng, phần còn lại sung vào
quỹ. Trong bữa ăn, anh em nghe anh LK Minh
tường thuật đám tang TC Quay, anh
ĐH Hạnh tả lại đám ma chồng
chị Nữ cùng với những
sự góp mặt của anh ấy trong nhiều
lần sinh hoạt Nam Cali. Điểm đặc
biệt của tiệc tất niên là cái
bàn vong, thỉnh mời các thân
hữu quá cố về chung vui cùng
anh em. Cơm cúng gồm cơm trắng, thịt
kho dưa giá, mì xào, canh miến, bánh,
mứt, trà. Trong dịp nầy, anh em cùng
thông qua bản dự thảo nội qui điều
hành quỹ tang tế và tín nhiệm
anh Dậu tạm thời giữ số
tiền trên. Cũng trong bữa tiệc
nầy, việc luân phiên thực hiện
bản tin THĐL cũng đưa ra bàn
cãi, nhưng chưa ngã ngũ.
*
Chiều thứ ba ngày 3 tháng 2 năm
1998, một số anh em tháp tùng anh chị
NV Dậu, đến thị xã Glendale thuộc
Los Angeles County, để viếng linh cữu
thân phụ T/H NT Dũng và phân ưu
cùng tang quyến.
*
Không bao lâu sau, T/H T Khiết vội bay qua
Pháp thọ tang ông anh ruột - Trần Hương
- mất tại Montpellier ngày 11 tháng 3 năm
1998. Gia đình Nam Cali cũng có chia buồn
trên báo.
*
Vài tuần sau, ngày 18 tháng 2 năm
1998, anh Trần Tấn Thiệt từ Việt
Nam qua, theo tham dự khóa thuyết trình
về máy điện toán điều
khiển mạng lưới phân phối
điện. Phe ta tiếp đón đương
sự một bàn tròn tại nhà
hàng Emerald Bay Seafood.
*
Tối 26 tháng 3, T/H PV Khắn, từ nửa
vòng trái đất, ghé quận Cam
trước khi đi San Diego dự đám
cưới cháu. Phe ta tiếp đón
hai ông bà một chầu hải sản
nguyên một bàn tròn tại Long Phụng
Lầu.
*
Thế rồi El Nino hoành hành khắp
chốn, Nam Cali mưa gió triền miên.
Vũ vô thiết tỏa, không có
sinh hoạt nào đáng kể trong thời
gian "... là bệnh của trời", NV Dậu
nằm nhà sinh bệnh, bao tử đột
nhiên đau thắt ...
Hẹn
quý bạn sang năm.
PICNIC
HÈ NAM CALI
Nam
Cali vào cuối hè, có những
buổi sáng gây gây lạnh. Hình
như mùa thu vừa e ấp lảng vảng
đâu đây, nhưng chàng hạ
hung bạo vẫn phủ phàng xô đẩy.
Sáng sáng, cũng có tí mây
xam xám phủ bầu trời ảm đạm,
nhưng đến trưa thì nắng gắt
đến rát da.
Hôm
nay chủ nhật 23 tháng 8, nàng thu lười
biếng chẳng thấy xuất hiện. Sáng
sớm tinh sương, nắng vừa
lên, hơi đã nóng, tôi lái
xe đến đón ông bạn già
thân hữu NV Tích từ 8 giờ.
Phải đi sớm như vậy mới
"xí" phần được chỗ ngồi
vì mùa nầy, công viên nào
cũng đầy nghẹt "người là
người" trong ngày cuối tuần.
Thiên hạ cố tìm một chút thoáng
khí trong cái nắng hè oi bức.
Những nơi có chỗ tốt thì
thiên hạ đã đặt trước
từ lâu, đành phải đi sớm
dành chỗ vậy. Những tưởng
mình đến sớm, ai ngờ
cũng chỉ còn trống 2 dãy bàn,
ngồi được cỡ 40 người.
Thôi thì tri túc tiện túc vậy.
Mười rưỡi, NV Dậu và
PL Thượng xuất hiện, lễ mễ
khuân vác các thứ. Hai ông thân
hữu nầy hiếm khi nào đi một
mình, lúc nào cũng đủ cặp,
đủ đôi. Chúng tôi thi nhau trải
khăn bàn, bày bừa ly dĩa, dựng
sân vũ cầu, hứa hẹn một
cuộc vui thoải mái. Muời một giờ,
các thân hữu lục tục đến.
Ban ẩm thực lo nổi lửa. Các
chị thi nhau đứng nướng các
thau sườn bò Đại hàn, đùi
cánh gà ướp saün ở
nhà chị Dậu. Phải nói, bà Dậu
mà ướp thịt, thì không
chê vào đâu được.
Xin phép mở ngoặc: nhiều thân
hữu xì xào bảo chị ấy
ướp Dậu còn được,
nói gì ướp ... gà, xin đóng
ngoặc.
Cả
khu công viên ngai ngái mùi cỏ non
mới cắt bỗng tỏa mùi thơm
nướng lừng trời. Quí
ông chia nhau một bàn, tiếng cười
nói râm ran, thoải mái sau 6 tháng
cách xa. Dậu lăng xăng mời anh
em ăn ngay kẻo nguội, thức ăn thấm
vào kẽ răng, mười mấy
ông lắc lư dành nói trên hai
hàng băng dài. Qua trao đổi, mới
biết bà xã TM Khang bị tai nạn xe
ngày hôm kia, tuy không thương tích
nhưng người ngợm đau như
dần; HV Sáu vắng mặt vì cả
gia đình cùng đi xa. Số là
các con anh chị Sáu tổ chức
ngày 30 năm kỷ niệm hôn lễ cho
cha mẹ vào chủ nhật tuần trước,
tuần nầy tổ chức du ngoạn xa,
v.v... Mười hai giờ rưỡi
Anh Chị PH Bình - từ Pháp qua - đến,
mặt xanh như tàu lá vì lạc đường.
Một cặp khác cũng khập khễnh
bước vào, tái ngắt: đó
là cặp PV Minh, vừa bị xe khác
tông vào sau xe chàng nàng, không
có gì trầm trọng, nhưng cũng
đủ giật mình và ê ẩm người.
Thế là nhân số tăng thêm:
21 thân hữu hiện diện (không kể
gia đình). Bàn cạnh bên, quí
bà cũng năng nổ không kém,
tạo một bầu không khí linh hoạt.
Ngoài Anh PH Bình, picnic có thêm một
thân hữu lần đầu tiên
xuất hiện, đó là T/H Lê Thị
Hoa, trước tùng sự tại Nha
Tài chánh. Như thế, trong năm 1998,
gia đình Điện lực Nam Cali đã
có thêm ba chị T/H chịu tham dự.
Họ là những vị nữ lưu
hay ... e ngại, sau nhờ anh Hạnh thuyết
phục, mới vui vẻ tham gia. Hai chị Tôn
Nữ Hạnh Phương và Phan Thị
Hải Hồng, cựu nhân viên Ty Ban
Mê Thuột, chứng tỏ khả năng
nướng thịt ngày hôm ấy.
Có một điều hơi lạ là
những người nầy qua lâu
rồi, có tên trong danh sách, có
nhận Bản Tin nhưng không lên tiếng.
Nay thì chịu lộ diện! Cho hay, ngoài
tập thể, cảm tình cá nhân cũng
giữ yếu tố quyết định.
Aên
uống no nê, Dậu bèn giơ tay xin một
phút yên lặng để nghe báo cáo
tài chánh của Quỹ Tang tế và
bầu cử Thủ quỹ chánh thức.
Kết quả, anh em đồng ý chọn
NV Dậu làm thủ quỹ, Anh NH Nghĩa làm
Giám sát, vừa tiếp Dậu lo chi
tiêu vừa đôn đốc thu niên
liễm cho quỹ. Một đề nghị khác
được nêu lên: Nam Cali là
nơi có nhiều T/H đến thăm,
phải có một người đặc
trách tiếp đón và thông báo
liên lạc với anh em, một mình Anh
Dậäu lo không xuể. Thế là PL Thượng
được chọn mặt gởi vàng.
Lại thêm một ý kiến khác, trong
các lần đi phúng điếu, nghi
lễ tang chế lương hay giáo gì,
Anh PV Minh cũng rành rọt, bài bản.
Cả bọn nhao nhao chọn ngay anh Minh. Anh ấy
nhận với tất cả vẻ đau
khổ, hóa ra không vì cưỡng
ép mà vì xe đụng còn đau.
Dậu là người sướng
nhất vì chàng ta " khổ sở không
ít" vì các nghi lễ đạo giáo.
ĐH Hạnh thì vẫn còn được
tín nhiệm qua lần bầu cử Tất
Niên đầu năm 1997.
Một
trở ngại bất thường do LM
Tư nêu lên : Restrooms đóng cửa
lúc 1 giờ trưa. Bây giờ
là 2 giờ, thôi phải giải tán
gấp, lỡ có bề gì, cũng
còn có nơi khác để " giải
phóng". Thế là phe ta kéo nhau ra chụp
hình kỷ niệm một cách vui vẻ.
Một câu nói bâng quơ trong nắng
hè gay gắt: "Máy Đồng Sĩ
Nam chụp chắc có phim"...
Mùa
tựu trường còn hai tuần nữa
bắt đầu, phe ta giải tán, lòng
phơi phới, vui vì diện kiến, vui
vì gia đình có thêm người
làm việc, vui vì tinh thần dân chủ
cởi mở, bầu bán thêm nhân
sự chỉ cốt ý làm gia đình
ta thêm vững chắc, mọi người
có cơ hội đóng góp đồng
đều. Như thế từ nay trở
đi, Gia đình Điện lực Nam
cali có một Ban Đại Diện tứ
đầu chế gồm những bốn
đại diện đồng quyền hạn.
Riêng quỹ Tang tế thì có thêm
một Giám sát ngoài Thủ quỹ.
Quỹ Tang tế cũng được tu
chính nội qui thêm một điều: ngoài
việc sử dụng ngân khoản cho việc
ma chay, quỹ Tang tế có thể xuất
tối đa $10 để mua thiệp thăm
viếng một T/H bị bệnh tật.
Và
cũng nhờ tinh thần dân chủ
hòa đồng nầy, mà Ban Đại
Diện mới, thu thêm niên liễm,
cho THĐL hải ngoại, gần $200.
Tường
trình từ Nam Cali 2 (TT Tính)
:
(Thư
gửi NCT, 15 th. 9, 1998) : ... Tôi đã
được may mắn tham gia đại
hội 2 lần nơi miền Đông tổ
chức, lần nào cũng vậy không
sao phê bình hay chê bai một điều
gì cả, vì các anh chị trong ban tổ
chức cũng như các "chuyên gia"
cố vấn đã vô cùng tích
cực trong sinh hoạt của ngày đại
hội, từ mọi hình thức tiếp
tân, ẩm thực, chỗ ở, và
các mục thưởng ngoạn đều
hoàn tất trong tinh thần thân hữu
tuyệt đối bất vụ lợi. Tuy
thời gian quá ngắn, chỉ có
đôi ba hôm thôi nhưng xét cho
cùng, ban tổ chức có lẽ đã
bỏ rất nhiều tâm huyết để
lo phục vụ cho ngày đại hội một
cách chu đáo ... Tuy nhiên về mặt
nhân sự tôi cảm thấy vô
cùng khiêm tốn so với cái
bản danh sách của chúng ta: ... dân
địa phương cũng quá khiêm
tốn đến tham dự. Tôi đã
mong kỳ này có thể gặp lại những
người thân thích cùng chung mái
nhà điện lực xa xưa nhưng chưa
một lần hội ngộ. Nhưng tôi đã
chỉ được hội kiến các
"tân giai nhân" lần đầu lộ diện,
tạm đếm chưa được hết
một bàn tay, trong đó có đa
phần là họ Lâm (Lâm Văn Xừng
và Lâm Quang Tới), gia đình
Trần Ngầu + Hoàng Phương, v.v... đa
số là gốc nha Trang bị năm xưa
...
Trong
tháng 8/98 tôi và anh VQ Sáng có
tiếp được phái đoàn
"ngoại quốc" đến từ "Phú
lang sa" ... do anh PH Bình "lãnh đạo", gồm
có chị Bình và con gái của
anh chị. Vì lý do là thời gian
quá ít nên phái đoàn chỉ
ở "tham quan" có hai hôm thôi, chỉ
xem được đại khái cái
bề mặt của San Diego thoáng qua, và
Sea World cùng sở thú... Kế tiếp
là có gia đình anh chị TV An "đã
dám làm một chuyến đi thăm
xứ Cà mau khởi hành từ
Santa Ana xa xôi đến hơn một giờ
lái xe mới tới nơi". Nhưng
đây cũng là thành tích lớn
lao vì đến nay đã gần 10 năm
nơi xứ lạ mà anh chị và
gia đình mới đi xuống đây
cho biết rõ nhân tình, lại gói
ghém chỉ ở chơi có hơn ba
giờ là lại đòi về Santa
Ana, vì đường "quá xa", sợ
tối không thấy đường về,
... đi lộn qua Mễ tây cơ! ...
Tôi
cũng có nhận được tin anh
CV Khiêm báo là đi dự hội
nghị ngành điện tại San Diego ... nhưng
đợi mãi không thấy anh gọi.
Đêm thứ tư của ngày hội
ấy, công ty điện ở San Diego có
thết tiệc và đốt pháo bông
linh đình ở bờ biển, trong
vịnh chứa hàng không mẫu hạm
của Hải quân Mỹ. Pháo bông
đẹp và lạ, cũng như nhiều
còn hơn pháo bông đốt ở
thủ đô Washington trong ngày quốc
khánh July 4 vừa qua, mà cả đám
gia đình tôi đã gian khổ chen
lấn bá thở toát mồ hôi
xây xẩm mặt mày khi đón xe metro
điện hầm đi và về, bỏ
cả bữa tiệc vô tiền khoáng
hậu của ban tổ chức đại hội
THĐL miền Đông để chung vui
và để chia tay...
(Thư
gửi NCT, 16 th. 9, 1998) : ... Mùa hè
năm nay Santa Ana lại vui mừng đón
nhận thêm một "con nhạn lạc đàn"
nơi xứ Bỉ, đã hàng chục
năm qua nay mới được trùng
phùng cùng đại gia đình Điện
lực Việt nam hải ngoại, trung gian qua các
thân hữu ở quận Cam Cali. Đó
là thân hữu Nguyễn Thị Huệ
(gốc nha Trang bị CĐV), địa chỉ
... Bữa tiệc liên hoan toàn thể
gia đình gốc Trang bị hầu tiếp
gồm có: các gia đình TG Mỹ
- NI Chúc, VH Nhân, NĐ Bá, TT Tính,
các thân hữu LK Minh, L Hùng,
PL Thượng, NH Xuyến, NT Nhọn (tức
nội tướng TH TV An). Bữa tiệc
đạm bạc, ấm cúng, vui vẻ, trọn
tình thân hữu gặp lại nhau đã
được TH VH Nhân và phu nhân
đài thọ tại nhà hàng Seafood
World...
Tường
trình từ Đông Gia nã đại
(NK Tâm) :
(Thư
gửi NCT, 8 th. 12, 1997) : ... Về Tin thế
giới (BTTHĐL số 17, trang 103), Phan Thị
Kim Phúc "lấy chồng Gia nã đại",
hiện ở tại Toronto, chồng là người
Việt tên TOAN (theo báo tiếng Anh nên
không biết dấu giọng). Hai vợ
chồng mới thi quốc tịch Canada trong
tháng 11/97 nên chưa ai đã là
công dân Gia nã đại...
(Thư
gửi NCT, 30 th. 7, 1998) : Internet qua đường
dây điện lực :
Cho
đến nay, các máy vi tính thường
được nối vào Liên mạng
(Internet) qua hệ thống dây cáp điện
thoại hay truyền hình.
Gần
đây hai hãng Nortel và Norweb Communications
vừa loan báo là họ đã
tìm ra một kỹ thuật mới để
truyền dữ kiện trên đường
dây điện lực. Kỹ thuật này
biến đổi hệ thống phân phối
hạ thế giữa trạm biến điện
và khách hàng điện lực
thành một LAN (Local Area Network). Các trạm
biến điện được nối
tới một trung tâm tiếp nối,
và từ đó liên kết với
thế giới. Họ đã có một
kỹ thuật mới ngăn chận được
tiếng ồn từ dây cáp điện
lực, không cho ảnh hưởng lên
các tín hiệu thông tin. Tốc độ
truyền tin thay đổi trong khoảng từ
500 kb/s đến 1 Mb/s, tùy theo mức độ
tải trên hệ thống. Tốc độ
này nhanh hơn là tốc độ của
hệ thống ISDN hiện tại.
Một
hộp nhỏ được gắn thêm
kế bên điện năng kế, và
nối với máy vi tính bằng cáp
đồng trục (coaxial cable). Máy vi tính
cần lắp thêm một thẻ (card) và
vài nhu liệu. Máy vi tính được
nối với Liên mạng một cách
thường xuyên, không cần chờ
quay số. Chi phí sử dụng được
tính khoán hằng tháng.
Kỹ
thuật mới này sẽ được
đưa đầu tiên vào thị trường
Anh, Âu châu, và Á châu Thái
bình dương. Khách hàng đầu
tiên là một trường tiểu
học tại Manchester, Anh quốc.
(Theo
Mani Mohan, IEEE Student Member, Tinet/Cambridge, England)
Tường
trình từ Tây Âu (NQ
Hữu) :
(Thư gửi NCT, 15 th. 1, 1998) : Năm nay Tết
anh em sẽ họp mặt ở nhà moa ...
Nhân dịp thượng thọ cho hai "con cọp"
Thới và Trường! Nếu cậu
làm list > 60 thì dài rồi đấy...
Tháng 9 vừa qua có Khiết qua thăm
moa, hai thằng qua thăm PV Thịnh. Xem lại cuốn
video THĐL Paris, ... Moa vẫn đi làm bình
thường, cháu Huy (thứ 2) đã
học xong và đi làm ở công
ty điện thoại. PV Thịnh đã chính
thức nghỉ việc ở Pháp từ
15/12/97 và có nhẽ hai vợ chồng
trở lại VN hưởng già...
(Thư
gửi NCT, 8 th. 6, 1998) : Đầu tháng
5/98, Lê Đỗ Luyện cùng vợ
là Ly Tao qua du lịch Paris rồi ghé Bỉ
thăm bà con. Luyện có đi coi phim Titanic
và lang thang với moa một buổi chiều.
Moa có gửi cho cuốn "Thân hữu"
và hai tuần lễ sau nhận được
thư: "Tôi cũng muốn viết nhưng
THĐL hay quá nên thấy e dè, chỉ
sợ không đủ khả năng trình
bày được hết ý nghĩ
và quan niệm của mình về cuộc
sống. Vì vậy chỉ dám hứa
một dịp nào đó, mong rằng có
người thông cảm giùm tôi."
LĐ Luyện là đồng khóa 1 với
moa, hai vợ chồng bị kẹt lại ở
VN, năm nay đã 66 tuổi. Có 5 con gái
chưa cô nào có gia đình...
Tường
trình từ Đông Bắc Myõ
(NC Thuần) :
A)
THĐL:
A1.
Trong bản tin THĐL số 17/1997, có mấy
điều xin sửa lại cho đúng
như sau:
a) Tác giả phần tường trình
từ Âu châu (trang 110), vì lý
do kỹ thuật, đã bị ghi nhầm
là LD Trường. Đúng ra là
NQ Hữu. Xin tạ lỗi cùng hai thân
hữu này và tất cả các
bạn.
b) Trong mục Phân Ưu (trang trong bìa sau), tên
đúng của các thân hữu
Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Thị Hương
là Nguyễn Vũ Thu Cúc và Nguyễn
Vũ Thu Hương. Xin tạ lỗi cùng
vợ chồng thân hữu NV Di.
A2.
Bản tin THĐL số 17 được phân
phối trong nước Mỹ theo tiêu
chuẩn bulk rate của bưu điện Mỹ,
do đó đã có nhiều thân
hữu ở ngay Cali mà mãi đến
Giáng sinh 97 mới nhận được.
Bưu điện Gia nã đại cũng
đã đình công trong tháng 11-12,
1997, gây trở ngại và chậm trễ
cho các bản tin gửi đến Gia nã
đại. Riêng các nước khác,
Âu Á và Úc châu, có người
nhận sớm có người nhận
trễ, thật tình chúng tôi không
biết vì sao. Dẫu sao cũng xin tất
cả các thân hữu vui lòng thông
cảm.
A3.
Đại hội họp mặt THĐL hè 98
tại vùng thủ đô Hoa thịnh đốn
đã có 34 gia đình, 90 người,
tham dự, kéo dài từ chiều
thứ năm 2 tháng 7 đến sáng
chúa nhật 5 tháng 7, 1998. Xin xem chi tiết
trong bài tường thuật của Minh
Liên 2 trong số này.
A4.
Theo tin sơ khởi thì hè tới,
1999, miền đông Gia nã đại sẽ
tổ chức đại hội họp mặt
THĐL tại vùng Mông-Lệ-An (Montreal).
Giờ chót nếu có thông báo
chính thức, chúng tôi sẽ phổ
biến trên trang bìa sau của bản tin
này. Nghe nói ban tổ chức kỳ
tới sẽ "thay đổi tiêu chuẩn
sinh hoạt", đưa bạn bè vào một
nơi đầy không khí ... thiền!
Xin mời các thân hữu chuẩn
bị và để dành vài ngày
nghỉ xung quanh lễ độc lập Gia nã
đại (July 1, 1999) và Hoa kỳ (July 4, 1999)
để về họp mặt với bạn
bè cũ. Hè 2000 thì Bắc Cali đã
"đặt cọc" trước. Hè 2001
có thể là Victoria, Vancouver, Canada (Xin xem phần
thư thân hữu ĐV Tùng trong mục
"Thư Từ Liên Lạc").
A5.
Trong năm qua, một người bạn cũ
từ trong nước, Trần Tấn
Thiệt, có sang Mỹ để công tác
và thăm viếng; một thân hữu
từ Pháp, PV Khắn, và nội tướng,
có viễn du qua Mỹ và Gia nã đại;
và một thân hữu khác cũng
từ Pháp, PH Bình, và nội tướng
cùng con gái, trên đường
đi Tahiti về cũng có ghé lại
Mỹ. Khi ghé qua Nam Cali, các vị này
có liên lạc với một số
THĐL ở vùng đó và được
các bạn bè cũ tiếp đón
niềm nở thân tình. TH PV Khắn
còn ghé Bắc Cali, Portland (OR), Montreal (Canada),
Boston (MA), và vùng thủ đô Hoa thịnh
đốn.
A6.
Tin vui chúng tôi nhận hoặc nghe được
trong năm qua như sau:
-
Đám cưới con trai thân hữu
Ủ Văn Tạo ở Melbourne, Australia;
-
Đám cưới con gái thân
hữu Đào Hữu Hạnh ở
California, USAø;
-
Đám cưới con gái thân
hữu Nguyễn Hữu Nhơn ở
Montreal, Canada;
-
Đám cưới con trai thân hữu
Phạm Huy Thịnh ở Montreal, Canada;
-
Đám cưới con trai thân hữu
Vũ Huy Thường ở Fredericton, Canada;
-
Đám cưới con trai thân hữu
Khúc Vượng ở Brisbane, Australia;
-
Đám cưới con trai thân hữu
Nguyễn Huy Tiên ở California, USAø;
-
Đám cưới con gái thân
hữu Trần Đinh ở Virginia, USAø;
-
Đám cưới con gái thân
hữu Ngô Đức Huấn ở
New Jersey, USAø;
-
Đám cưới con trai thân hữu
Võ Văn Hoàng ở Aix-en-Provence, France;
-
Đám cưới con trai thân hữu
Trần Văn Đạt ở Fredericton, Canada;
-
Đám cưới con gái thân
hữu Lâm Dân Trường ở
Liège, Belgium;
-
Đám cưới con trai thân hữu
Đinh Văn Quí ở Brisbane, Australia;
-
Đám hỏi con gái thân hữu
Nguyễn Văn Dậu ở California, USAø;
-
Đám hỏi con gái thân hữu
Nguyễn Văn Thích ở Montreal, Canada;
-
Đám hỏi con trai thân hữu Hồ
Văn Phong ở Massachusetts, USAø.
Xin
góp một lời chúc mừng
hạnh phúc cho các cô dâu chú
rể mới và cho các thân hữu
và gia đình.
A7.
Tin không vui trong năm qua cũng hơi nhiều:
-
Cụ ông cha của thân hữu Võ
Quang Sáng mất tại Sài gòn, Việt
nam;
-
Cụ ông cha của thân hữu Hoàng
Đình Khang, cũng là chú ruột
nội tướng thân hữu Nguyễn
Công Thuần, mất tại California, USAø;
-
Cụ bà mẹ vợ thân hữu
Trần Đan Thanh mất tại New South Wales, Australia;
-
Cụ ông cha của thân hữu Nguyễn
Trọng Dũng mất tại California, USAø;
-
Cụ bà mẹ vợ thân hữu
Đồng Sĩ Nam mất tại Sài gòn,
Việt nam;
-
Cụ ông cha của thân hữu Nguyễn
Văn Lộc mất tại Sài gòn, Việt
nam;
-
Cụ ông cha của thân hữu Phan Văn
Thịnh mất tại Sài gòn, Việt
nam;
-
Bà mẹ vợ thân hữu Nguyễn
Thạch Cường mất tại Sài
gòn, Việt nam;
-
Ông anh của thân hữu Đinh Công
Nghĩa mất tại Đồng tháp, Việt
nam;
-
Cụ ông anh của thân hữu Trần
Khiết mất tại Paris, France;
-
Chồng của thân hữu Nguyễn Thiện
Nữ mất tại California, USAø;
-
Thân hữu Triệu Công Quay mất tại
Arizona, USAø;
-
Thân hữu Ngô Quí Thiều mất
tại Virginia, USAø;
-
Thân hữu Đặng Văn Nhã mất
tại Sài gòn, Việt nam (từ Missouri
về);
-
Thân hữu Âu Dương Duy mất
tại Queensland, Australia;
-
Thân hữu Nguyễn Hữu Độ
mất tại Illinois, USAø;
-
Con trai thân hữu Phan Thị Kim Chung (bà
Trần Đình Thu), cũng là cháu
trai của các thân hữu Phan Cung Kỉnh
và Phan Ngươn Khoa, tên là Trần
Đình Sơn, mất tại Texas, USA;
-
Em trai các thân hữu Phan Thị Kim Chung
(bà Trần Đình Thu), Phan Cung Kỉnh
và Phan Ngươn Khoa, tên là Phan Kỳ
Chưởng, mất tại Texas, USAø;
-
Ôâng Lê Văn Mười, Công
ty Dây đồng Thành Mỹ trước
1975, mất tại Sài gòn, Việt nam.
Xin
xem trang "Phân Ưu" về lời phân
ưu của toàn thể THĐLVNHN.
A8.
Trong bản tin số 15 đã có bài
phân tích và thống kê về vấn
đề chi phí của bản tin THĐL:
trung bình một thân hữu đóng
góp tiền bạc là "cõng" cho 3-4 thân
hữu khác. Bản tin số 17 có
nhắc lại điều này. Quỹ THĐL
của chúng ta không lấy gì làm
khá giả lắm, cho nên sau nhiều lần
suy tính và bàn thảo, ban phụ trách
chúng tôi phải đi đến quyết
định là từ đây về
sau, chúng tôi buộc lòng không gửi
bản tin tới những thân hữu
nào không có đóng góp tiền
bạc ít nhất một lần trong vòng
bốn (4) năm, ngoại trừ những
thân hữu còn có khó khăn
(chẳng hạn không có lợi tức,
...). Chúng tôi quan niệm rằng, sau thời
gian 3-4 năm, nếu một thân hữu
nào thích sinh hoạt chung với bạn
bè cũ mà không có khả năng
cõng được một vài thân
hữu khác, thì ít ra cũng phải
tự lo được cho chính mình.
Ngoài ra, có thể có nhiều người
không muốn liên lạc hoặc không
đồng ý với các sinh hoạt
THĐL này, nghĩa là không muốn
đến chơi với chúng ta, vậy
thì chúng ta không nên thúc ép
họ cũng như không nên phí phạm
tiền bạc với họ.
A9.
Trong hơn 16 năm qua, như tôi đã
trình bày với các thân hữu
nhiều lần, cái nhóm "Thân Hữu
Điện Lực Việt Nam Hải Ngoại"
(gọi tắt là Thân Hữu Điện
Lực, viết tắt là THĐL) và
"Bản tin Thân Hữu Điện Lực"
(gọi tắt là Bản tin, viết tắt
là BTTHĐL) của chúng ta, đã
hình thành và bắt đầu sinh
hoạt từ khi anh NM Linh còn sống [anh
Linh mất ngày 2 tháng 10/83]. "THĐL chỉ
là một nhóm bạn bè cũ có
liên hệ tới ngành điện
lực ở nước nhà từ
trước tháng 4/75 mà nay vì vận
nước đã phải trôi giạt
ra khỏi quê hương". Các bạn bè
cũ này cùng có chung nhiều tình
nghĩa và kỷ niệm điện lực,
chạy tứ tán ra đây, bây
giờ dần dà tìm bắt liên
lạc lại với nhau, thỉnh thoảng viết
thư cho nhau (Bản tin THĐL), hay đi đến
gặp và thăm nhau (Họp mặt, đại
hội hoặc địa phương), để
cùng ôn lại những kỷ niệm
đã qua, giúp nhau những ngày
hiện tại và sắp tới, gìn
giữ và phát huy các tình nghĩa.
Chỉ
là một nhóm bạn bè cũ thành
ra THĐL không phải là một hội
đoàn chính thức, không có
tổ chức, điều lệ, nội quy,
bầu bán, chức tước, ...
một cách quy mô, không có hội
viên. Mọi thành viên trong nhóm đều
bình đẳng. "Nội quy", nếu cần
gọi như thế, là những thái
độ tương kính hòa nhã, những
lời nói thân tình vui vẻ, những
ý kiến xây dựng thẳng thắn,
mà mỗi thành viên có ý thức
đều biết, không cần phải ghi
xuống giấy trắng mực đen. Khi
chơi với bạn, mọi thành viên
đều tự biết và có cùng
bổn phận và trách nhiệm đối
với bạn mình, đối với
toàn nhóm THĐL. Những bất đồng
ý kiến, những hiểu lầm, những
khó khăn trở ngại, ... đều
được giải quyết bằng tình
cảm, hiểu biết, thông cảm, và
độ lượng.
Trong
các sinh hoạt chung, đông người,
có nhu cầu phải liên lạc, phối
hợp, phân công, sắp xếp, ...
bất cứ thành viên nào hay một
nhóm nhỏ nào, cũng đều có
thể đứng ra lo liệu. "Tổ chức",
nếu cần gọi như thế, là những
sắp xếp, phân công, tiếp tay, góp
sức, ... theo những cách thức
thuận tiện và hợp lý nhất
để thực hiện các sinh hoạt
THĐL một cách tốt đẹp. Không
ai là đại diện cho ai, mà bất
cứ ai cũng có thể là đại
diện cho toàn nhóm, tùy hoàn cảnh,
tùy điều kiện, tùy sự việc.
Người gọi là đại diện
thường là người năng
động hơn, có phương tiện hơn,
có thì giờ hơn, và cũng
chỉ là cái nơi để tập trung
sự liên lạc, phối hợp, ...
chứ chẳng phải có quyền hạn
hay quyền lợi gì cả. Là một
nhóm bạn bè cũ tập họp lại,
THĐL chỉ sinh hoạt về tình nghĩa
và kỷ niệm giữa các thành
viên với nhau, không có "dự
án tương lai", không có sinh hoạt
"đối ngoại", không có nhu cầu
tiếp xúc với các "hội đoàn
chính thức" dưới danh nghĩa
chung nên chẳng cần phải có người
gọi là "đại diện chính thức".
Cá
nhân tôi, cũng như một vài anh
em khác mà tôi đã kêu gọi
và kết hợp trong nhiều năm,
chỉ là những người tự
nguyện đứng ra làm công việc
liên lạc, phối hợp, kêu gọi,
phân công, sắp xếp, kết hợp,
... mọi thứ sinh hoạt, để mọi
bạn bè có được một
"món ăn tinh thần" vui vẻ, thoải mái.
Vì không phải là một hội đoàn
chính thức, THĐL không có vấn
đề "gia nhập" để làm "hội
viên". Anh em kiếm được một
người bạn cũ nào là vui
mừng ghi tên người đó
vào danh sách, rồi liên lạc để
cho người bạn này biết và
để nếu họ thích, họ có
thể bắt đầu tham dự sinh hoạt
với anh em. Ghi tên vào danh sách
như thế còn giúp cho nhiều bạn
tìm lại được nhau sau khi bị
đứt liên lạc từ ngày
mất nước và nhất là
từ ngày bỏ nước ra đi.
Danh sách này không phải là một
danh sách hội viên như của các
hội đoàn chính thức, bởi
vì có rất nhiều người
đã chưa hề tham gia sinh hoạt chung nhưng
vẫn muốn nhận được bản
tin và danh sách để từ đó
có thể tìm ra và nối lại liên
lạc với những người
bạn cũ đã bị mất liên
lạc. Dù chỉ liên lạc với
nhau trong giới hạn vài cá nhân
như thế, họ cũng đã, theo tôi
nghĩ, thể hiện cái tình THĐL,
chứ chẳng cần phải quen biết
hết mọi người, chẳng cần
phải gọi là "hội viên" để
trở thành thân hữu.
Chúng
tôi đã tự nguyện làm công
việc này, không có ai giao phó, không
có cái gì bắt buộc. Thoạt đầu
chỉ có vài ba người, dần
dà ngày càng mở rộng. Chúng
tôi tìm kiếm, chúng tôi liên
lạc, tìm được một người
thì nhờ họ tiếp tay báo tin
và tìm kiếm thêm người
khác. Danh sách THĐL tăng dần. Mọi
người tự nguyện tham gia, thấy
vui và thích hợp với mình
thì liên lạc tìm đến "ngộ
cố tri", chẳng cần phải đợi
ai mời mọc, chẳng cần phải có
tư cách "hội viên" rồi mới
được tham gia. Tôi cùng với
số anh chị em trong nhóm tự nguyện
ban đầu đã đem cả tấm
lòng và tình nghĩa bạn bè ra
để gầy dựng và phát triển
sinh hoạt THĐL. Dĩ nhiên là chúng
tôi làm theo chương trình, kế
hoạch, lý tưởng, đam mê,
... của chúng tôi. Bạn nào đồng
ý và thích thú thì đến
tham gia, hòa mình, góp sức, cùng
chia xẻ mọi thứ với nhau. Bạn
nào không đồng ý thì không
đến, họ có thể tham gia sinh hoạt
với các nhóm khác, hoặc thành
lập những nhóm khác nữa
để sinh hoạt theo cách thức và
quan điểm của mình.
Hơn
16 năm sinh hoạt THĐL dĩ nhiên cũng
có rất nhiều vấn đề khó
khăn, trở ngại, hiểu lầm, ...
Tuy nhiên, khó khăn nào, trở
ngại nào, hiểu lầm nào cũng
vẫn có thể vượt qua được
nếu mọi người cùng nghĩ
đến và quý trọng tình thân
hữu, tình bạn bè, ... Cá nhân
tôi, cùng với những người
tự nguyện mà tôi đã nhiều
lúc gọi là "Ban Phụ trách", lắm
phen nản lòng tưởng đã
phải bỏ cuộc. Nhưng vì cái tình
đối với rất đông bằng
hữu cũ, vì lời hứa
với các bạn bè đã khuất,
và vì chính mình, chúng tôi
đã gượng dậy được
và lần lượt vượt qua
được những giờ phút
khủng hoảng đó. Hơn 16 năm sinh
hoạt, qua 16 lần đại hội họp mặt,
qua 17 số Bản tin THĐL (chưa kể số
này), bao giờ chúng tôi cũng
chủ trương sự thành tín tuyệt
đối trong giao tình bè bạn: thành
thật và tin cậy. Chúng tôi quan niệm
rằng nếu không có sự thành
tín thì không có tình nghĩa,
không có bè bạn, nghĩa là không
có THĐL nữa.
B)
HOA KỲ & THẾ GIỚI:
B1.
Trong năm qua rất nhiều tên tuổi đã
ra đi vĩnh viễn. Ổn ào nhất
là cái chết của nhà văn Mai
Thảo, rồi tới nhà thơ Nguyên
Sa. Ông trước chết 71 tuổi vì
uống rượu thay cơm, không gia đình,
không vợ con. Ông sau chết 66 tuổi
vì không uống rượu, có đủ
vợ con gia đình. Cả hai đều
mất ở Cali, cách nhau có 3 tháng.
Giáo sư Vũ Văn Mẫu cũng vừa
mất ở Pháp. Giáo sư Mẫu
từng là Khoa trưởng trường
Đại học Luật khoa cũng như là
Ngoại trưởng chính phủ VNCH thời
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
B2.
Trong năm qua tôi được xem hai phim
xi nê mà tôi cho là rất có
ý nghĩa với chúng ta, những
người bỏ chạy chế độ
cọng sản: "7 years in Tibet" do Pratt Pitt, và "Red
Corner" do Richard Gere đóng vai chính. Xã
hội và chế độ cọng sản
Tàu rất giống xã hội và chế
độ cọng sản Việt nam, nhất là
mục dối trá, bịp bợm, thủ
đoạn, tàn nhẫn ... Hai cậu bé
đóng vai Đức Đạt Lai Lạt
Ma khi còn nhỏ rất là xuất sắc.
Cô đào Bai Ling từ lục địa
Trung hoa đã chấp nhận mọi hậu
quả khi đóng vai phụ tuyệt vời
làm luật sư cho Richard Gere.
B3.
Nói đến năm 1998 thì phải nói
đến giải túc cầu thế giới
(World Cup) tổ chức tại Pháp. Lần
đầu tiên trong lịch sử giải
này Pháp vào chung kết, thắng Ba
tây 3-0 và đoạt giải vô địch.
Cả thế giới, trừ Mỹ,
theo dõi sôi động trong suốt 5 tuần
lễ với rất nhiều trận đá.
Dân Việt nam, trong nước cũng như
ở nước ngoài, nhiều người
đánh cá thua đậm, vì không
ai có thể ngờ là Pháp thắng
Ba tây.
B4.
Các nhà khoa học xứ Tô cách
lan đã thí nghiệm thành công
việc "chế tạo và sản xuất" bằng
khoa học (cloning) một chú cừu con đặt
tên là Dolly. Tiếp sau đó, nhiều
thí nghiệm tương tự ở nhiều
nước trên thế giới cũng
đã thành công và được
công bố, làm nhiều chính phủ,
trong đó có Mỹ, lên tiếng
ngăn chận và cấm đoán, vì
họ sợ các nhà khoa học sẽ
thừa thắng xông lên, chế tạo
và sản xuất hàng loạt ... con người.
B5.
Tháng giêng năm nay, trời phạt
một trận bão nước đá
(ice storm) dữ dội ở vùng biên
giới miền đông Hoa kỳ và
Gia nã đại. Các thành phố
Rochester, Syracuse, Watertown, Massena, Plattsburgh của New York,
Burlington của Vermont, cũng như vùng Montreal
của Quebec đã bị tê liệt nhiều
ngày. Nhiều nhà cửa phải di
tản. Mất hai tháng trời mọi
thứ mới trở lại bình
thường. Đến tháng 7 thì
một đợt hơi nóng thổi tới
vùng Oklahoma, Texas, Louisiana, Arizona. Nhiệt độ
vùng Dallas, Texas, cả tháng trời
nằm ở mức 110-120 độ F (43-49
độ C). Hơn 100 người thiệt
mạng.
B6.
Tin làm chấn động giới võ
đài là tin anh chàng võ sĩ
quyền Anh hạng nặng Mike Tyson cắn đứt
lỗ tai đối thủ Evander Holyfield ở
Las Vegas. Luật của tiểu bang Nevada chỉ xử
phạt có 10% tiền thù lao trận đấu
(nghĩa là 3 triệu trên tổng số
30 triệu) và treo giò 1 năm.
B7.
Tin ồn ào trong nhiều ngày tháng
là tin hai vợ chồng Bob & Kenny McCaughey
ở tiểu bang Iowa, Hoa kỳ, đẻ
sinh 7, và cả 7 đứa con đều
còn sống khỏe mạnh. Nhiều cơ
quan và tư nhân đã giúp đỡ
và bảo trợ gia đình này,
kể cả một ngôi nhà mới
tinh với 8 phòng ngủ. Chỉ sau đó
vài tháng, lại có một trường
hợp sinh 7 bên Ấn độ mà
cha mẹ không chịu mang con về nhà vì
không đủ sức nuôi con.
B8.
Hongkong về tay Trung cọng đúng một
năm thì toàn châu Á bị khủng
hoảng kinh tế và tiền tệ, kéo
dài cho đến bây giờ, làm
ảnh hưởng cả Âu châu và
Bắc Mỹ. Đồng đô la Mỹ
hiện đang mạnh hơn bao giờ hết.
B9.
Trong khi đó thì ông Tổng thống
Mỹ đang ... yếu hơn bao giờ
hết. Vì cái tính "dại gái"
và "Thúc sinh ham thói bốc rời",
tông tông bị một lô người
đẹp tố khổ, lôi ra cả những
chuyện đã xảy ra từ ... tiền
kiếp, khi ngài còn làm Thống đốc
tiểu bang Arkansas. Nhưng ngoạn mục và
nặng nề nhất là vụ cô bé
Monica Lewinski, năm 21 tuổi đi làm tập
sự ở tòa Bạch ốc, đã
... chài được tông tông cho
sụp hầm và giữ lại chiếc
áo có dấu vết và tang tích.
Câu chuyện đã trở nên ngày
càng trầm trọng và tông tông
có thể phải từ chức hay
bị truất phế.
B10.
Những chuyện chỉ có thể xảy
ra trong xã hội Mỹ:
a)
Tin "phi đạo đức" nhất là
tin cô giáo Mary Kay Letourneau, 36 tuổi, có
chồng và 4 con ở tiểu bang Washington,
đã "phải lòng" một cậu học
trò 14 tuổi, đã mang bầu và
sinh một đứa con với cậu
bé này. Tòa phạt cô giáo ở
tù, sau 6 tháng cho tại ngoại trở
về nhà với điều kiện
không được gặp cậu bé
đó nữa. Mấy tháng sau cảnh
sát bắt được cô ngồi
trên xe với ... cậu bé đó,
và bụng đã lại ... mang bầu!
b)
Một tin loạn luân khác là một
thằng anh 17 tuổi đã làm cho một
đứa em ruột 12 tuổi ở tiểu
bang Michigan mang bầu. Lý do là cha mẹ nghèo,
ở nhà thuê chỉ có hai phòng
ngủ, hai anh em ngủ chung phòng. Cô bé
có bầu đến 27 tuần cha mẹ
mới biết. Xin tòa cho phá thai nhưng
luật tiểu bang Michigan chỉ cho phá trong vòng
24 tuần. Gia đình phải đưa cô
bé sang tiểu bang Kansas để phá.
c)
Một tin động trời ở một
trường trung học đệ nhất
cấp thuộc tiểu bang Arkansas là hai chú
bé, 11-12 tuổi, vác súng liên thanh
tới trường, một đứa
giật chuông báo động, đứa
kia cầm súng ria thẳng vào đám
đông túa ra, làm chết một cô
giáo và 4 đứa bé học
trò. Những chuyện kiểu Mỹ này
chắc chỉ xảy ra ở ... xứ
Mỹ!
C)
VIỆT NAM: Những chuyện chỉ có thể
xảy ra trong xã hội cọng sản Việt
nam:
C1.
Ra Tù: Khi tôi ngồi viết mấy dòng
này (giữa tháng 9, 1998) thì nhà
nước cọng sản Việt nam mới
trả tự do cho Hòa thượng Thích
Quảng Độ, hai Thượng tọa Thích
Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu, và
nhiều nhân vật nổi tiếng tranh đấu
cho dân chủ và nhân quyền như
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Bác
sĩ Nguyễn Đan Quế, và cựu
phi công Lý Tống. Hòa thượng
Thích Quảng Độ từ Thái
bình (miền Bắc) về Thanh minh Thiền
viện (Sài gòn), trên 70 tuổi, sức
khỏe rất kém, rụng hết răng,
nhưng sẽ hoàn tất bộ đại
từ điển Phật giáo 18 ngàn
trang. Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ
trở về từ Nam hà (trại
Ba sao), khoảng 50-60 tuổi, sức khỏe
rất kém, không đi nổi xe lửa
từ Hà nội vào Sài gòn
mà phải xuống ở Nha trang. Thượng
tọa đã không chịu ký tên
vào đơn xin ân xá và đã
tuyệt thực hơn 10 ngày. Thượng
tọa hiện ở tại Phật học viện
Hải Đức, Nha trang. Thượng
tọa Thích Trí Siêu, cũng khoảng
50-60 tuổi, thì trở về từ
trại Z30A Xuân lộc, Đồng nai, sức
khỏe tốt hơn, hiện ở tại
Trung tâm Thiền Vạn Hạnh và sẽ
hoàn tất bộ sách về lịch sử
Phật
giáo. Tin nghe được là Giáo
sư Đoàn Viết Hoạt sẽ sang Mỹ
chữa bệnh và đoàn tụ với
gia đình, Bác sĩ Nguyễn Đan
Quế quyết định ở lại trong
nước để tiếp tục đấu
tranh. Cựu phi công Lý Tống, người
cựu tù đã vượt ngục
cọng sản nhiều lần ở VN, Căm
bốt, Thái lan, và đi đường
bộ tới Singapore, người đã
bỏ cơ hội trình luận án Tiến
sĩ ở Louisiana để trở về
VN rải truyền đơn kêu gọi dân
chúng nổi dậy, bị cọng sản VN
bắt giam từ 1992, đã tới
Mỹ.
C2.
Câu Chuyện Thành Cổ Loa (Theo Trần
Hùng từ VNN - Liên mạng): Người
Việt chúng ta không mấy ai là không
biết đến tên thành Cổ loa
với chuyện vua An Dương Vương
với cây nỏ thần và mối
tình oan trái Mî Châu-Trọng Thủy.
Mối tình kết thúc bi thảm vì
Trọng Thủy đã vì hận nước
mà phải dùng kiếm báu để
chém người yêu Mî Châu.
Thành Cổ loa qua hàng ngàn năm dâu
biển đã trở thành một
trong những di tích lịch sử cổ
xưa nhất và cũng có ý nghĩa
nhất của nước ta, bao gồm khu
thành nội có chiều dài mỗi
cạnh khoảng gần 2 cây số, thành
trung hơn 6 cây số và khu thành ngoại
mỗi chiều dài 8 cây số. Cả
ba vòng thành đều có hào
sâu nước rộng, cổng thành
xây đắp công phu, và ở
ngay phía mặt tiền có một cây
đa sống trên nghìn tuổi...
Cũng
như những khu di tích lịch sử
khác, Loa thành ngày nay đã bị
hủy hoại nghiêm trọng. Lý do thứ
nhất là những ngân khoản nhỏ
nhoi mà nhà nước cọng sản
Việt nam dành ra để gọi là "bảo
tồn di tích lịch sử" thì đã
bị chính ngay những cán bộ trách
nhiệm đục khoét gần hết. Bao
nhiêu vôi, vữa, gạch, xi măng...
thay vì dùng để tu sửa cổng
thành hay những khu vòng thành bị
hư hại thì lại bị cán bộ móc
ngoặc với nhau đem về xây nhà
riêng với đầy đủ chuồng
lợn chuồng gà... Sau nhiều năm
chịu đựng gió mưa mà không
được tu sửa, các vòng
thành cũng như cổng thành đã
bị xụp đổ nhiều nơi, khó
có thể đứng vững được
trong những ngày tháng tới.
Lý
do thứ hai mà Loa thành bị hủy
hoại là vì những viên chức
cao cấp ở địa phương đã
chiếm dụng đất đai ngay trên
mặt thành hào để làm sở
hữu riêng tư xây nhà hay trồng
trọt. Nghe câu chuyện này người
liên tưởng đến câu chuyện
mặt đê sông Hồng bị những
cán bộ lãnh đạo cao cấp ở
trung ương đảng chiếm dụng xây
cất nhà cửa để sử
dụng cho mình, cho bà con thân nhân
của mình hay là đem bán đi
lấy tiền bỏ túi, mặc kệ cho
tình trạng đê bị lở lói
có nguy cơ phá vỡ. Về cái
mặt chiếm công vi tư thì cán bộ
trung ương hay địa phương đều
có khả năng ngang nhau.
Một
câu chuyện điển hình về khả
năng phá hoại di tích lịch sử
đã bị ngay chính một tờ
báo trong nước phanh phui ra gần đây.
Bài báo được viết dưới
một dạng phóng sự với ý
kiến xây dựng gửi cho nhân
viên hữu trách, nhưng người
đọc nhìn ra ngay chính tham quan ô lại
ở cả trung ương lẫn địa
phương đã là nguyên nhân
hủy hoại thành Cổ loa. Bài báo
đề cập đến cây đa nghìn
tuổi ở trước cổng thành.
Mấy năm trước đây cán
bộ cao cấp ở xã đua nhau xây
lò gạch để gọi là "cải
thiện mức thu nhập".
Trong
quá trình xây cất gạch đá
đào xới lên đem đổ
đại vào gốc cây đa. Gốc
đa như là bị trám xi măng, nước
không thấm qua được đến
rễ để nuôi cây. Cùng góp
thêm phần vào công trình hủy
hoại, khói nhà máy gạch của
các quan cạnh đó ngày đêm
phun khói thẳng vào các tàng cây.
Chưa hết, lợi dụng lý do làm
đường dây điện hay là
chống bão... người ta thi nhau cưa
cành đa về để đun nấu
cám heo. Với sự góp sức
của quan trên quan dưới như vậy
thì chỉ có cây giả bằng plastic
may ra không chết. Cây đa nghìn tuổi
không chết lần chết mòn, mà
chết nhanh chóng.
Đến
đây tạm ngưng phần vụ của
địa phương, tiếp theo là phần
của trung ương. Để chứng tỏ
ý chí bảo tồn văn hoá, trung
ương đề nghị ngay ngân khoản
200 tỷ đồng để trùng tu tổng
thể khu di tích Cổ loa, riêng việc cứu
cây đa cũng dự trù đến
mấy trăm triệu. Ngân khoản được
chuẩn cấp xong mặc tình các quan trung
ương xâu xé. Để mà mắt
thế gian các ngài cho mua hàng can nước
mía tươi để tưới vào
các chồi đa non như tường
thuật nguyên văn trong bài báo nói
trên. Kết quả ra sao ai cũng biết.
Trưởng phòng quản lý di tích
Nguyễn Đức Thắng ngậm ngùi
tuyên bố là "nhà nước
đã tốn nhiều công sức,
tiền của để cứu chữa
nhưng không được"! Thế là
xong chuyện cây đa, và ngân khoản
tiền tỷ cũng... xong luôn!
Câu
chuyện thành Cổ loa một lần nữa
vạch rõ cho đồng bào trong cũng
như ngoài nước thấy về
tình trạng tham ô nhũng lạm của
cán bộ các cấp. Tình trạng này
được móc ngoặc ăn chia giữa
các phe phái với nhau để cùng
ăn cùng hưởng. Thành ra người
ta cũng không lạ gì khi lãnh đạo
đảng hết đời này
đến đời nọ luôn luôn
hô hào chống tham nhũng nhưng tham
nhũng chỉ có tăng chứ không
giảm.
C3.
Tranh Chấp Giữa Công Ty Oxbow Và Công
Ty Điện Lực Việt Nam Có Thể
Làm Trì Trệ Việc Xây Dựng
Nhà Máy Điện Quảng Ninh (Nhật
báo Người Việt, Cali, 29 tháng
4 năm 1998):
HÀ
NỘI, Việt Nam (DJ) -- Theo nguồn tin từ
Việt nam hôm thứ ba 28 tháng Tư,
vụ tranh chấp hiện nay giữa công
ty năng lượng Oxbow Power Services Inc. và
Tổng công ty điện lực Việt
nam có thể sẽ làm trì trệ các
thỏa ước cần thiết cho việc
xây một trong những nhà máy điện
mà Oxbow dự trù thực hiện tại
Việt nam theo chương trình xây dựng-điều
hành-chuyển giao (BOT).
Công
ty Oxbow, có trụ sở đặt tại
Mỹ, đã trúng thầu 2 năm trước
đây để xây nhà máy điện
chạy bằng than đá, trị giá
360 triệu mỹ kim tại Quảng ninh, nhưng
cho đến nay vẫn chưa nhận được
giấy phép để xây nhà máy
này. Hồi tháng giêng năm nay, Oxbow
cho hay họ hy vọng sẽ ký kết các
thỏa ước sau cùng để có
được giấp phép đầu
tư vào tháng ba. Tuy nhiên vào ngày
thứ ba, đại diện Oxbow tại Việt
nam, Tim Bauer, cho hay ông ta hy vọng sẽ có
được giấy phép vào mùa
hè này.
Các
nguồn tin thông thạo cho hay các viên
chức chính quyền CSVN sau khi biết
được sự thỏa thuận về
giá điện tương đối thấp
hơn tại hai nhà máy Phả lại và
Phú mỹ đã yêu cầu Oxbow định
lại giá thầu của họ. Uỷ ban Vật
giá nhà nước CSVN hiện đang
xem xét vụ đấu thầu này. Ông
Bauer cho hay giá thầu của Oxbow là phải
chăng vì họ phải chi nhiều tiền
hơn vào việc thiết kế và xây
dựng nhà máy, do đó giá
thành cao hơn và tiền lời sẽ
ít hơn. Các nguồn tin thông thạo
cho hay tổng công ty than CSVN, Vinacoal, đã
nâng giá than bán cho Oxbow để chạy
nhà máy và Oxbow đã phải
trả nhiều tiền hơn dự liệu
để chuẩn bị địa điểm
xây nhà máy. Vì các lý do
trên giá mỗi kW điện Oxbow bán
cho tổng công ty điện lực Việt
Nam đã tăng từ dưới
5 xu Mỹ lên đến gần 7 xu, một
điều mà phía Việt Nam cho hay không
chấp nhận được.
Các
nguồn tin từ giới doanh gia và
tòa đại sứ Mỹ cho hay sự
trì trệ hiện nay là do các giới
chức cấp thấp gây ra chứ
không phải là chủ trương của
nhà nước CSVN.
Trong
khi đó, tình hình hạn hán tại
Việt nam đang bắt đầu có những
ảnh hưởng đến việc cung cấp
điện trên toàn quốc. Theo tin của
cơ quan thông tấn Việt nam thì mực
nước ở đập Hòa bình
hiện nay chỉ ở mức 90 m, thấp
hơn mức trung bình vào thời
gian này năm trước là 4 m, mực
nước ở đập Đa nhim
trong miền Nam thấp hơn cùng thời
gian năm trước đến 3 m và
đập Thác bà thấp hơn 1 m. Số
lượng nước từ các
nơi đổ về các đập nước
này chỉ bằng 70 phần trăm năm
trước. Nhà máy điện Hòa
bình cung cấp khoảng 80 phần trăm
nhu cầu điện của miền Bắc và
còn được tải vào trong Nam.
Theo nguồn tin trên, nếu không có
mưa thì nhà máy điện Hòa
bình có thể sẽ phải ngưng hoạt
động trong ba tuần nữa vì thiếu
nước.
C4.
10 Tệ Nạn Xã Hội Tồi Tệ Nhất
Ở Việt Nam (Bản tin VNN - Liên mạng):
(Sài
Gòn - VNN) Trong một sinh hoạt chưa từng
có, tuần báo "Luật Pháp Thành
Phố HCM", số phát hành trung tuần
tháng 5/98, đã đưa ra cuộc phỏng
vấn 2.030 độc giả được
hỏi ý kiến về 10 tệ nạn xã
hội được xem là "nghiêm trọng
nhất" dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa hiện nay. Tuy nhiên, tờ
báo trên không đưa ra lời
bình luận chính trị nào giải
thích những nguyên nhân chính
đưa đến những điều
xấu xa kể trên. Sau đây là
kết quả mà tờ báo cho biết:
1-
Tham nhũng: 26,82% tất cả người
được hỏi trả lời.
2-
Ma túy: 23,37%.
3-
Mãi dâm: 10% số độc giả trên
trả lời; trong số này có 65%
nữ giới trả lời.
4-
Nguy hiểm về gia thông và lái xe:
6,36% (129 người trả lời; số
nam và nữ giới trả lời
đông gấp hai lần).
5-
Luật pháp mơ hồ, không đúng
đắn: 5,27% (107 người trả lời;
61 người than phiền về tệ trạng
quan liêu cửa quyền).
6-
Lạm dụng tình dục trẻ em: 5,02% (102 người
trả lời).
7-
Hủy hoại môi sinh: 4,52% (93 người
trả lời).
8-
Buôn lậu: 3,74% (76 người trả lời).
9-
Trộm cướp: 3,30% (68 người
trả lời).
10-
Buôn bán phụ nữ và trẻ
em: 1,08% (22 người trả lời).
C5.
Biến Chứng Xã Hội Chủ Nghĩa:
"Gái Khều" (Theo bản tin VNN - Liên mạng):
(Sài
Gòn - VNN) Theo báo Công An Thành Phố
HCM, số phát hành 16/5/98 ở Việt
Nam, có bài phóng sự về một
tệ nạn mới lại phát sinh dưới
chế độ xã hội chủ nghĩa,
đó là dịch vụ mãi dâm
qua hình thức "gái khều".
Bài
viết cho biết phóng viên của báo
này trong một buổi tối chạy xe trước
cổng thảo cầm viên,
đường Lê Duẩn, quận 1, Sài
gòn, ngày 10-5-98, bỗng nhiên bị
một ai đó khều nhẹ vào vai.
Khi quay đầu nhìn lại thì phóng
viên thấy một đôi thanh niên
nam nữ lạ mặt chở nhau trên
một chiếc xe Citi chạy kè theo xe của
phóng viên. Người thanh niên cầm
lái cười nham nhở: "Hàng
mới bóc tem đây, bảo đảm
an toàn ..." Cô gái ngồi phía sau
phụ họa theo: "... Anh Hai, mở hàng cho
em đi anh ..." Đây là một gái
mãi dâm được một tên
ma cô dùng xe chở đi bắt khách
và khó khăn lắm người
phóng viên mới cắt được
sự đeo bám quyết liệt của
cặp "trai tứ chiến, gái giang hồ"
này.
Cũng
theo báo An ninh Thủ đô, tò mò
trước hiện tượng này,
phóng viên quay xe lại khu vực trên.
Tại đây có khoảng 10 cặp thanh
niên nam nữ chở nhau bằng xe gắn
máy chạy vòng vòng, hễ thấy
người đàn ông nào chạy
xe ngang qua họ liền chia tay bám theo để
chào mời bất kể người
đó có phải là khách "làng
chơi" hay không. Táo tợn hơn, có
cô còn "quảng cáo bằng cách
nhoài người qua xe của khách
đi đường và vạch áo
lên để... khoe hàng". Một người
đàn ông khoảng 40 tuổi chạy từ
trong một trường đại học gần
đấy ra cũng bị "quảng cáo
kiểu đó, ông ta hoảng hốt ra
mặt, đầu cứ lắc quầy
quậy cố gắng lách xe chạy đi
trong tiếng cười khả ố của
các ma cô, mại dâm".
Theo
lời kể của nhiều người
dân cư ngụ, buôn bán ở khu
vực này thì đây là một
tụ điểm mãi dâm
tồn tại từ rất lâu rồi.
Về sau, để thay đổi "cái tiếp
thị", số gái mãi dâm không
đứng dọc đường để
bắt khách nữa mà chuyển qua
cách nhờ ma cô chở trên
xe giả như những cặp tình nhân
đi dạo phố. Chính hình thức
hoạt động theo kiểu này đã
khiến hầu hết những người
đàn ông đi qua đoạn đường
này đều bị làm phiền và
không ít người đã được
mời "mua hoa" theo lối mới này.
Tuy
nhiên, báo Công an, cơ quan tuyên truyền
chính thức của Sở Công an
Thành phố HCM, lại đặt vấn đề
là tệ trạng này đã kéo
dài từ nhiều tháng nay nhưng
tại sao công an địa phương không
hề "quan tâm đến".
Nguyễn
Trọng Dũng, Hoàng Gia Thụy, TCM, Đào
Hữu Hạnh, Trần Trung Tính,
Nguyễn
Khắc Tâm, Nguyễn Quang Hữu, Nguyễn
Công Thuần. |