|
Thư
Từ Liên Lạc ... Số 18
Nguyễn
Công Thuần phụ trách
Lời
Mở: Xin thưa lại với tất
cả các thân hữu: Từ bản
tin THĐL số đầu tiên (1983) cho đến
nay, mục "Thư từ Liên lạc" này
do tôi phụ trách chưa bao giờ có
một lời thư giả mạo. Việc tôi
làm là trích từ nhiều nguồn
liên lạc (thư, vi thư, gia trang, thiệp, ...)
trong một năm qua, chọn một vài câu
hay đoạn có tính cách thông
tin liên lạc, tìm hiểu, giúp đỡ,
... có liên hệ đến số đông
THĐL, vui vẻ, dí dỏm, thân tình,
... rồi sửa lỗi chính tả, chấm
phẩy cho câu văn dễ hiểu hơn,
và tùy lúc viết đáp lại
vài hàng cho mọi người đọc
vui vẻ thoải mái. Phần thư trích
và trả lời bao giờ cũng
là phần vui vẻ, thân ái, xây
dựng, ... đượm nhiều tình
nghĩa và kỷ niệm. Tuy nhiên có
thể có những chỗ sơ sót
đưa đến hiểu lầm hay mích
lòng, những chỗ đó xin các
thân hữu chịu khó đọc lại
cho kỹ và hiểu cho là mục này
nói riêng, các sinh hoạt THĐL nói
chung, bao giờ cũng muốn thể hiện
tất cả những gì tốt đẹp
nhất của tình thân hữu.
Nguyễn
Hữu Ân, Sài gòn, Việt nam :
(Thư
gửi NCT, 30 th. 1, 1998): Tôi là NH Ân,
78 tuổâi, thơ ký quèn vào
công ty CEE từ ngày 4.5.1957 tiếp tục
làm việc cho Sở Truyền tải điện
đến năm 1980 và được
về hưu do QĐ của PTT TH, và bây
giờ thì khác, nghĩa là chỉ
được trợ cấp (khoán
trắng) mỗi tháng 20.000 đồng (4
tô phở). Tôi không phàn nàn
vì nhà nước còn phải trợ
cấp cho những anh em cụt giò cụt
tay đông lắm...
Lê
Văn Bảo, Santa Ana, California :
(Thư
gửi NCT, 6 th. 9, 1998): ... Hè vừa qua,
THĐL Nam Cali tổ chức hè 98 tại
một park, quy tụ khoảng trên 30 thân hữu.
Đặc biệt có cả anh PH Bình từ
Pháp qua cũng tìm đường
ghé đến. Thật là tuyệt vời!
Người thứ hai cũng không
kém đặc biệt là anh ĐS Nam cao
lênh khênh ... cũng xuất hiện và
vui cùng anh em thân hữu. Tuy nhiên
anh Nam có gầy đi nhiều so với
hồi còn ở CĐV trước
1975.
Tiệc
nào cũng vui, và vui cho mấy cũng
có lúc phải tàn, và mọi người
lại phải bắt tay giã từ. Lòng
ai nấy hẳn phải nôn nao, xao xuyến.
Dù là cuộc họp mặt lớn,
cuộc gặp gỡ nhỏ, thì tựu
trung vẫn một lòng thương nhớ
như nhau. Thế mới biết tiền
tài, danh vọng chỉ là hư ảo, mà
chỉ còn chút tình ... mới nắm
vững dài lâu. Khi gặp nhau, tôi
chưa nghe thấy ai hỏi "Mày có giàu
không? Mày có job nhớn như thế
nào? ..." mà chỉ thấy xoắn lấy
nhau vỗ lưng nhau thăm hỏi sức
khỏe, gia đình và con cái ra sao ...
Ôi,
thật là cảm động, thật là
trìu mến, mà làm lòng người
bỗng nhiên thấy một cái gì
như rưng rưng ngấn lệ quay tròn trong
tim. Có phải tôi quá tưởng
tượng lắm không? Nhưng có
lẽ sự thật là vậy, không
thể chối từ. Vì những đoạn
tape tôi đã quay, ngồi lặng lẽ
một mình xem lại thật tỉ mỉ mới
thấy được nỗi lòng của
mỗi người ... xa quê hương!
...
Anh
Bảo
ơi, Mấy năm sau này tôi được
dịp gặp anh nhiều hơn, nhưng hình
như lâu rồi tôi mới nhận
được một cái thư tương
đối dài của anh. Cám ơn anh
nhiều lắm. Cám ơn anh hơn nữa
về cái tình mà anh đã gìn
giữ khi anh nghĩ về các anh em bè
bạn điện lực cũ. Anh đã
nhìn thấy được cái phần
cốt lõi của sinh hoạt THĐL và
trực tiếp hay gián tiếp tham gia và
đóng góp để phát triển
các sinh hoạt này. Xin anh thông cảm
cho tôi, tôi không thể đủ sức
và thì giờ viết thư dài
cho riêng từng người bạn,
nhưng bao giờ tôi cũng tha thiết
muốn nhận và đọc thư dài
của bạn bè. Bất cứ khi nào
viết được, xin anh viết cho tôi.
Thăm anh và gia đình.
Phạm
Hữu Bình, Paris, France :
(Vi
thư chung, 23 th. 2, 1998): Xin báo tin với
các anh, tôi mới vừa mua được
một CD mang tên là "VPS CD '98" ... Trong CD nầy
có một nhu liệu tên là "Intelliview".
Sau khi copy và paste, Intelliview chớp mắt
hai lần rồi hóa thân email VIQR thành
ra bản văn chữ quốc ngữ
và in ra giấy được. Để
đọc, thì phép biến hóa trên
màn ảnh thua WVN7T08, vì phải ra công
copy/paste. Để in ra giấy, thì Intelliview
hay hơn WVN7T08, vì WVN7T08 khi in ra giấy lại
không đọc được ...
(Vi
thư gửi NCT, 4 th. 9, 1998): ... Tớ đi
du lịch ba xứ, viết mới
được có ba câu:
Tahiti
đất hẹp phì nhiêu,
Cuộc
đời dễ sống, dân tình
dễ thương.
Los
Angeles thì :
Lòng
người cảnh vật mênh mang
Cuộc
đời bình thản, Trời ban
đất lành.
Xứ
Mễ nghèo nàn, chạnh lòng tôi
nhớ quê hương :
Hai
bên biên giới sát kề
Hai
thềm sung túc có bề khác xa
Bởi
vì nhà nước quá xa
Dân
tình khốn khổ, kệ cha tụi
mầy.
Bây
giờ mất hứng rồi ...
Bình
ơi, Cậu đã vào cỡ "Lục
thập niên Tạo hóa an bài" rồi
mà coi bộ cậu còn dễ bị ...
mất hứng quá! Cậu đi một
vòng du lịch Tahiti, rồi ghé Mỹ,
ghé Mễ, tớ mong sẽ có bài
ký sự của cậu để xem cái
xứ Tahiti và xứ Mễ ra sao, nhưng
chắc cậu bị "nhức đầu
sổ mũi" khi trở về, hay bị "dị
ứng" cái gì đó mà mãi
chưa hết. Tớ mách cậu, nếu
"uống thuốc Tây" mà không hếùt,
thì nên xài thuốc "Triết lý
củ khoai". Thăm cả nhà.
Nguyễn
Khắc Cần, Gainesville, Florida :
(Vi
thư gửi NCT, 21 th. 12, 1997) : Đã nhận
được "bản tin thân hữu
Điện Lực số 17, 1997" thành thật
cảm ơn các anh đã bỏ công
sức thực hiện cây cầu liên
lạc giữa anh em đã một thời
gắn bó nhau ...
Anh
Cần thân, Anh và gia đình sang đây
hình như đã hơn ba năm rồi
phải không, giờ đây chắc
ít nhất là đã tạm thời
ổn định được cuộc sống.
Hè rồi tụi tôi chờ tin anh chị
và các anh chị THĐL ở vùng
Đông Nam Hoa kỳ mà rồi chẳng
thấy tăm hơi gì hết. Hy vọng
sẽ được gặp lại các
anh chị vào một dịp khác. Thân
gửi lời thăm và chúc anh
và cả gia đình được
nhiều sức khỏe và may mắn.
Bùi
Trọng Cường, Carindale, Australia :
(Thư
gửi NCT, Xuân Mậu Dần, 1998) : ... Tháng
hai chúng tôi sẽ tổ chức một
đại lễ chào mừng các
tân khoa mọi ngành cho các em cháu
ở đây. Con số tân khoa lên
gần 100, nếu kể cả cha mẹ anh em hôm
đó có thể có đến 500
người đến tham dự. Sự
thành công của các cháu hy vọng
sẽ làm cho tụi kỳ thị giảm
bớt những lời chỉ trích
mỗi khi có người xấu làm
hại uy tín của cộng đồng. Tôi
hy vọng sau này lễ chào mừng
các tân khoa sẽ trở thành thông
lệ hằng năm, làm được
vậy may ra sẽ có hy vọng giữ được
sự liên lạc mật thiết giữa
giới già và giới trẻ,
biết đâu đó cũng là
cái hay cho quê hương mình...
Anh
Cường thân, Hoan hô anh đã
nuôi dưỡng được tinh
thần dấn thân, ý chí bền
bỉ, góp công sức vào các
công việc cộng đồng. Các công
việc này, dù nhỏ nhặt tới
đâu, cũng rất là cần
thiết. Cầu mong anh giữ được
nghị lực và vượt được
bao sóng gió để thành công
trong việc góp sức xây dựng
cộng đồng và làm cho đời
sống của mình có ý nghĩa.
Thăm anh và gia đình.
Cung
Tất Cường, Sài gòn, Việt
nam :
(Thư
gửi NCT, 14 th. 1, 1998): ... Nhơn dịp tết
Mậu Dần sắp đến, tôi cầu
chúc cho gia đình của anh và đại
gia đình của Trường Cao đẳng
Điện học một năm mới dồi
dào sức khỏe, an khang thịnh vượng,
vạn sự như ý.
Nguyễn
Trọng Dũng, Livermore,California:
(Vi
thư gửi MCK, 11 th. 11, 1997): ... Bức hình
được chụp ngày 31/8/1997, họp
mặt của THĐL Bắc Cali cùng với
một số thân hữu từ các
nơi khác, nhân dịp tới tham dự
đám cưới trưởng nữ
thân hữu HG Thụy. Trong dư âm của
hôn lễ hôm trước, các
chị hỏi thăm nhau về "thâm niên"
tính từ ngày lên xe hoa của từng
người. Rồi nảy ra ý kiến
khi có dịp sẽ cùng tổ chức
THĐL ăn mừng chung kỷ niệm ngày
cưới.
Và
rồi để cho trí tưởng tượng
làm việc, các chị bàn về tổ
chức lễ như thế nào. Đi
vào từng chi tiết, nào là
sẽ mặc áo cưới kiểu gì,
mầu gì. Rồi đến các nghi
lễ sẽ tiến hành ra sao. Rập theo
nghi thức Presbyterian của hôn lễ
hôm trước, cô dâu được
thân phụ đưa vào nhà thờ,
dẫn đến trước mặt mục
sư để làm lễ. Đến đây
các chị bỗng khựng lại vì
câu hỏi: "Thế ai sẽ là người
đứng chủ lễ nhà gái
đưa các cô dâu vào nhà
thờ đây?" Còn đang lúng
túng thì một chị nhanh trí trả
lời: "Trong THĐL mình có cụ C
Hoành, chứ còn ai vào đây
được nữa!"
Tuy
nhiên đề nghị này chỉ đứng
vững vài giây vì ngay sau đó
có ý kiến cho rằng cụ C Hoành
nay đã ngoài 90, đi lại khó
khăn run rẩy, cần kiếm một người
khác. Lứa tuổi bát thập không
có ai thì nhờ người thất
thập, trong đó có ngay "chú rể"
HT Phát, nếu kẹt đóng vai "chú
rể" thì tìm đến các thất
thập khác như thân hữu NQ Thiều,
NH Tý, PX Hùng, nhất là th/h T Khiết,
niên trưởng của THĐL Nam Cali.
Ý
kiến vừa phong phú vừa dí
dỏm làm rộ lên những trận
cười vui như Tết. Và anh Hùng
chủ nhà đã lẹ tay bắt được
vào ống kính, ghi lại một hình
ảnh kỷ niệm khó có lần
thứ hai.
Dũng
ơi, Tao không nhớ kịp để
xin mày gửi cho cái hình trên
để in vào bản tin này. Bây
giờ thì trễ quá rồi. Đành
xin các thân hữu chịu khó tìm
xem trong "Gia trang Mai Công Khanh" trên Liên mạng.
Chị ĐTNM đã có nói: "THĐL
chỉ để vui thôi mà!" Bức
hình trên cùng với những
lời "dẫn giải" của mày sẽ
góp rất nhiều nụ cười. Nguyễn
Tấn Đạt, Fairfield, Australia :
(Thư
gửi NCT, 14 th. 4, 199): ... Nhiều năm dài
trước khi ra đi tôi luôn có
dịp đi đây đi đó để
thực hiện các công trình, sửa
chữa, thay đổi, xây dựng mới
các thiết bị trạm cao thế từ
Nha trang đến Cà mau, thường
thì đóng quân tại các trạm
sống với dân nghèo quanh đó,
nhất là những lúc ngoài giờ
cùng anh em lai rai ở các quán nghèo.
Do đó mà trong ký ức cứ
gợi lại lòng trắc ẩn và
cũng thấy chút tự hào là
mình đã cống hiến nhiều cho
quê hương .
...
Nói về cộng đồng ở đây
thì như anh chị đã rõ, cộng
đồng phe ta cũng ít nhiều bị
ảnh hưởng sự kỳ thị
do đảng "One Nation" của bà Hanson. Và
hiện tại một nghị viên của hội
đồng thành phố Fairfield, ông Ngô
Cảnh Phương, và hai nhân vật VN
nữa, đang bị câu lưu chờ
tòa xét xử tiếp do bị buộc
tội giết dân biểu J. Newman 4 năm trước
đây.
...
Riêng chúng tôi thì vẫn duy trì
trợ giúp cho anh Trơn bị tai biến
mạch máu não ở VN (vì anh ấy
còn cái nghiệp nên vẫn được
may mắn hiện diện tiếp tục đến
nay)...
Anh
Đạt ơi, Cám ơn anh đã bền
bỉ gìn giữ liên lạc, đóng
góp sinh hoạt và tiếp tay duy trì
và phát triển tình thân hữu
điện lực của chúng ta. Các
kỷ niệm mà anh từng chắt chiu
và nhắc nhở, có bóng dáng
rất nhiều bạn bè điện lực
xưa cũ, trong đó thấp thoáng
đôi lúc tôi còn thấy có
cả tôi nữa, nhất là những
ngày ở trạm Sài gòn và
cư xá Thủ đức. Tôi không
ngạc nhiên mà cũng không thấy
quan trọng khi nước Úc có một
bà Hanson, nhưng tôi rất không vui khi
đọc tin về các nhân vật VN ở
Úc dính líu vào một vụ giết
người có tính cách chính
trị. Nếu anh có dịp liên lạc
về VN và biết tin về những
người bạn điện lực cũ,
xin anh chuyển các tin tức đó
cho tôi. Cám ơn anh nhiều lắm. Thăm
anh và gia đình.
Trần
Văn Đạt, Fredericton, Canada :
(Thư
gửi NCT, 6 th. 12, 1997): Lại một năm qua
với nhiều khó khăn và thay
đổi trong công ty điện. Downsizing, deregulation,
... Riêng tụi này cũng đã trải
qua nhiều khó khăn vì bà xã
bị bể mạch máu đầu vào
tháng 2/1997. Đến nay đã bình
phục, tuy nhiên vẫn cầu mong cho mắt
và bàn tay trái trở lại bình
thường...
Đạt
thân, Rất vui khi có dịp gặp lại
vợ chồng cậu, thấy cậu phát
tướng hẳn ra (tuy có hơi già
thêm), và thấy bà xã cậu bình
phục rất nhiều qua cơn bệnh trầm
kha. Năm nay mừng cậu tới hai chuyện:
bà xã bình phục và con trai lấy
vợ. Các công ty điện ở
Mỹ cũng đang còn ở trong cơn
sốt "competition", nhiều chuyện hiện giờ
mình làm mà mình không hiểu
hết cũng như không đồng ý.
Chỉ mong đến ngày theo chân VH Thường
mà về hưu thôi! Thăm cậu
và gia đình.
Nguyễn
Thị Huyền Hoa, Mc Gravatt, Australia :
(Thư
gửi NCT, 15 th. 6, 1998) : ... Tôi vào
Công ty ĐLVN tháng 1/73, về Nha Trang bị
khoảng một hai tuần thì xuống Công
trường Trà nóc, Cần thơ,
do ông TĐ Thơm làm Quản đốc
và ông NQ Đức là Phó
Quản đốc. Đến tháng 6/73 tôi
chuyển về Sở Dẫn Biến điện
Thủ đức, do anh ĐC Nghĩa là
Trưởng sở, và làm ở
đây cho đến ngày đi vượt
biên...
Tôi
đến Brisbane, thân hữu đầu
tiên tôi biết là anh K Vượng,
sau đó đến năm 95 có anh HV
Thiết và chị Thể Vân đến
thăm gia đình tôi, tôi mừng
lắm. Gần đây nhất tôi gặp
được chị Song Hương, chị
Kim Hoa, và anh chị ĐV Quí trong tiệc
cưới cháu Vinh, con anh chị K Vượng.
Sau đó tôi được anh chị
ĐN Hùng chở đến họp mặt,
có các anh chị ĐV Thám, anh chị
Trực Nguyệt, chị K Vượng, chị
Song Hương, chị Kim Hoa, chị Bình. Thật
vui lắm anh ạ, đúng là Đại
gia đình Điện lực. Tôi nói
nếu mỗi kỳ họp mặt mà đi
qua Mỹ được để gặp
tất cả các anh chị thì còn
vui biết mấy...
Được
bản tin THĐL 17 tôi mừng lắm...
Tôi cũng cám ơn anh thật nhiều...
Anh cho tôi kính lời thăm hỏi
đến tất cả thân hữu điện
lực...
Thưa
chị Huyền Hoa, Cám ơn chị đã
có thư hồi âm. Chị đến
Úc cả chục năm nay rồi mà rất
tiếc là chúng tôi không biết
gì hết. Dầu sao, muộn còn hơn
không. Chúng tôi rất vui mừng
khi liên lạc được với
chị và nhất là khi biết rằng
chị đã tìm được một
nụ cười và một làn hơi
ấm khi nhận và đọc được
bản tin THĐL. Những dòng thư trích
trên đây là để thông
tin về chị đến các bạn bè
cũ, cũng như chuyển lời thăm
hỏi của chị đến cho mọi người.
Rất mong một lần nào đó được
gặp chị và gia đình. Xin gửi
lời thăm và cầu chúc chị
và gia đình nhiều sức khỏe
và may mắn.
Chu
Hoành, San Jose, California :
(Thư
gửi NCT, 8 th. 11, 1997) : ... Nhận số 17, ôi
quý hóa quá, đồ sộ quá!
Viết một nghìn câu khâm phục các
thân hữu vẫn chưa đủ đối
với lòng can đảm + sự hy
sinh của các TH. Tuy nhiên phải đến
tuổi "90+ một tuổi TRỔI" (91) mới
biết được rằng in chữ
TO LỚN cũng vô ích. Chỉ cần
chữ bình thường như chữ
các nhật báo hay tuần báo, quan trọng
là mực đen đậm trên giấy
trắng là "90+ một tuổi trồi" vẫn
đọc được. Chữ to quá
thật ra dễ, nhưng ít thì dễ, nhiều
quá chỉ làm lóe mắt , khó
đọc hơn chữ bình thường...
Hiện ngày nay là 90+ hai tuổi TRỔI
rồi. Tôi viết TRỔI vì lẩm
cẩm có thể tôi hiểu sai nghĩa:
TRỔI là thêm lên...
Từ
ngày hiền nội tôi ra đi, buồn
quá, thành ra trí nhớ kém
quá ... Tôi luôn luôn mong sự hy
sinh và lòng can đảm vô bờ
bến của các thân hữu làm
sao giữ được mãi mãi
sự có mặt của tạp chí hàng
năm THĐL trường tồn không
bao giờ ngừng... Tôi rất mong
sẽ được thụ phong "thập phẩm
văn giai" của Social Security nhưng nhà nước
chỉ có đến "cửu phẩm" thì
chắc không được. Tôi e không
gặp được các TH ở một
kỳ họp nào đó ở Bắc
Cali...
Thưa
Cụ, Chúng con rất cảm động khi
nhận được được thư
Cụ và nhất là đọc được
những lời ưu ái của Cụ.
Xin Cụ yên tâm, dù bao nhiêu phong ba
bão táp, chúng con bao giờ cũng
cố gắng gìn giữ và phát
triển các sinh hoạt bạn bè tốt
đẹp, nhất là bản tin này, coi
như một bức thư mà tất cả
chúng ta viết cho nhau một lần trong một
năm. Chúng con cầu mong Cụ sẽ được
thụ phong hàm "thập phẩm", dồi dào
sức khỏe, để mỗi năm
chúng con còn có "bức thư" này
đến vấn an Cụ và được
nghe lời Cụ khuyên bảo và kể
chuyện tếu.
Đoàn
Thị Bích Hồng, Downey, California :
(Thư
gửi LMQ, 20 th. 1, 1998) : Tiện đây tôi
xin gởi đến anh địa chỉ
của mấy người bạn thuộc Nha
Tài chánh và Nha Nhân viên xưa
mà họ rất thích được
đọc báo Thân hữu Điện
lực Hải ngoại. Nhất là Trần
Thị Nguyệt đã sang Mỹ năm 1975
cho đến nay chưa hân hạnh được
biết đến báo THĐLHN. Chị Giáp
Thị Thuận cũng sang Mỹ được
8 năm rồi, cũng đang mong được
đọc báo THĐL. Riêng Lê Thị
Kim Hoàng đã dời về địa
chỉ mới theo như đính kèm
dưới đây.
Thưa
chị Bích Hồng, Lần đầu tiên
đọc thư chị (viết cho anh LMQ) và
viết cho chị, tôi phải "ghi công" cho
chị mới được: Thư ngắn
của chị đã cho rất nhiều tin
tức về một số bạn cũ,
nhất là đã có những
tình nghĩa đậm đà với
"báo" THĐL. Các địa chỉ đã
được cập nhật, và bản
tin số này sẽ được gửi
đến các thân hữu đó.
Các bản tin số cũ hy vọng là
anh LMQ còn và đã gửi đến
các chị. Xin gửi lời thăm
chị và gia đình.
Đặng
Ngọc Hùng, Carina, Australia :
(Thư
gửi NCT, 13 th. 4, 1998) : ... Đọc email
được biết THĐL sẽ họp
mặt ở Washington DC vào đầu tháng
7/98, xin nhờ anh gửi lời thăm
đến toàn thể anh em THĐL và
hẹn gặp ở Australia vào tương
lai gần. Brisbane đã có thêm anh
ĐV Quí, mặc dầu chỗ làm cách
Brisbane gần 200 km nhưng anh Quí rất hăng
về chơi vì cậu cả ... ở
Brisbane! ...
Hùng
thân, Chuyến đi dài của cậu
và gia đình, ghé Pháp và
Mỹ, có đáng đồng tiền
bát gạo không? Cậu đi sớm
hơn kỳ đại hội tới nửa
năm, thành ra không có dịp gặp
lại nhiều bằng hữu cũ. Cậu
lại rất hên vì đến đây
vào đúng lúc miền này bị
"bão nước đá" mà cậu
chỉ lảng vảng cách vùng bão
có chừng một giờ xe. Tớ
chuyển lời thăm của cậu đến
toàn thể anh em THĐL đây. Lời
hẹn gặp ở Australia lúc nào cũng
canh cánh bên lòng, nhưng nhiều người
sợ Australia "động đất" rồi
chạy không kịp! Thăm cả nhà.
Phan
Cao Hưng, Athens, Greece :
(Vi
thư gửi NCT, 1 th. 1, 1998) : ... Tôi là
PC Hưng, sau khi học xong Phú thọ, tôi
làm Phối trí viên từ năm
74, đến 1988 nghỉ để chuẩn bị
qua đây...
Anh
Hưng, Rất mừng liên lạc được
với anh và hân hoan đón anh
vào nhóm THĐL. Trong THĐL, hình như
chỉ có một mình anh Hưng ở
bên cái xứ Hy lạp đó?
Có thể nào anh kể cho anh em nghe ít
nhiều về cái xứ có một
nền văn minh cổ xưa và vĩ đại
nhất thế giới này không? Thăm
anh và chúc anh nhiều sức khỏe
và may mắn.
Nguyễn
Thị Song Hương, Springvale, Australia :
(Thư
gửi NCT, 10 th. 12, 1997) : ... Kỳ đại
hội vừa rồi ông xã tôi
muốn đi nữa nhưng tôi bị
bịnh nên thôi. Anh ấy nói các
bạn của em vui quá, đúng nghĩa
là "tinh thần thân hữu" thật
là hiếm thấy ở các đoàn
thể khác...
(Vi
thư gửi NCT, 9 th. 6, 1998) : ... Anh chị
nhận thơ này chắc ngạc nhiên lắm?
Được tin K Vượng cưới
vợ cho đứa con trai là Khúc
Vinh, ... tôi tức tốc đi Brisbane liền...
Trong
tiệc cưới buổi chiều còn
có gia đình của Huyền Hoa (Cần Thơ)
và Kim Hoa (Nha Trang bị) tham dự. Chúng
tôi ngồi chung bàn với nhau và
dĩ nhiên là bao nhiêu chuyện cũ
của thời làm việc ơœ Điện
lực đều đem ra hết. Tôi
dự định cuối tuần đến
chơi với chị Huyền Hoa một ngày.
Vì phải dự đám cưới
của Khúc Vinh tôi không đi dự
đại hội Điện lực được.
Thật là tiếc...
Nhân
đây xin thông báo với anh số
điện thoại mới của tôi ... Tôi
đã đổi số điện thoại
từ lâu nhưng quên thông báo,
có vài anh em Điện lực tìm
không được bị rầy rà
quá. Viết đến đây tôi
mới sực nhớ là Nguyễn
Tân Xuân có đi công tác ơœ
Úc 2 tuần và có gặp một số
thân hữu Điện lực ơœ
Melbourne và Sydney trong đó có tôi.
Chúc
anh chị luôn luôn được nhiều
sức khỏe để nâng cao tinh thần
THÂN HỮU ĐIỆN LỰC ...
(Thư
gửi NCT, 22 th. 6, 1998) : ... Chắc anh cũng
nhận được homepage của anh Thám
về cuộc họp mặt tại QLD vừa
qua. Vui lắm, và anh Thám có đề
nghị là rán kêu gọi các anh
chị thân hữu ở đây
có buổi họp mặt toàn nước
Úc. Khi nào được toại nguyện
thì sẽ báo cáo cho anh biết nhé!
...
Chị
Song Hương thân, Mới đó
mà đại hội Bắc Cali (1995) đã
qua tới 3 năm rồi. Chúng ta sẽ
trở lại Bắc Cali vào đúng
năm 2000, anh chị chuẩn bị ngay từ
bây giờ đi. Cám ơn chị
đã liên lạc và cho nhiều tin
tức và hình ảnh sinh hoạt bạn
bè, nhờ đó mà chúng
tôi liên lạc được với
anh K Vượng và chị Huyền Hoa. Năm
ngoái, lúc đầu tôi không nhìn
ra NT Xuân trong cái hình in trên bản
tin số 17. Chúng tôi chờ nghe tin
các anh các chị tổ chức đại
hội THĐL Úc châu và cầu chúc
các anh các chị thành công. Xin phổ
biến sớm để cho các thân
hữu ở các nước khác
có cơ hội đến tham dự. Thăm
chị và gia đình.
Nguyễn
Quang Hữu, Brussells, Belgium :
(Thư
gửi NCT, 15 th. 1, 1998) : Năm nay Tết
anh em sẽ họp mặt ở nhà moa ...
có mời B. không biết hắn ta
có qua không vì chị Tr. nói là
hồi này nó mê nhảy "đầm"
lắm. Không phải đầm là Tây
đâu! ... Bài moa viết cậu để
tên của Trường moa mừng quá.
Lúc moa viết thư này hai vợ chồng
nó đang ở bên Pháp để
đính chính với các Thầy
là không phải nó viết.
(Thư
gửi NCT, 8 th. 6, 1998) : ... Nhân dịp
đọc báo thấy nhà thơ Nguyên
Sa của Việt nam tức giáo sư Trần
Bích Lan, nghề nghiệp dạy học và
làm thơ, qua Mỹ đi làm thợ
điện chắc bị điện giựt
nên
đã làm thơ ...
Hữu
ơi, Tết họp mặt có vui không mà
không thấy cậu "báo cáo"? Năm
ngoái bài "tường trình" do Trường
gửi cho tớ trong diskette, không ghi tên
tác giả, do đó mà tớ
đã ghi là do Trường viết.
Đọc cái giợng văn thì tớ
đoán là cậu nhưng tớ đã
không có thì giờ kiểm lại
với các cậu. Báo hại, sau khi
bản tin phát hành, tớ cũng
bị ... "bầm mình". Phải chờ
một năm bây giờ mới đính
chính được.
Nguyên
Sa là một nhà thơ lớn của
VN, nhất là của thế hệ mình.
Bài thơ cậu nhắc đến đã
được phổ biến trên bản
tin THĐL số 14, năm 1994. Tuy nhiên, nếu
cậu có dịp đọc được
loạt bài trong tạp chí Đời
ở Mỹ những năm 1983-84 trong đó
Nguyên Sa "chửi" nhau với Văn nghệ
Tiền phong, cậu sẽ thấy một con người
Nguyên Sa khác, "hàng tôm hàng cá"
hơn ai hết. Nếu cậu đọc
cuốn "Nghệ Sĩ Việt Nam Ở Hải
Ngoại" cậu sẽ gặp một Nguyên Sa
làm nghề "thổi ống đu đủ".
Rồi nếu cậu đọc bộ hồi
ký "Giấc Mơ" (đã in ra được
3 cuốn) mới xuất bản trong vài
năm nay, cậu sẽ thấy "thần tượng
Nguyên Sa" sụp đổ tan tành.
Nhớ
đến Nguyên Sa chỉ nên nhớ
đến " áo lụa Hà đông".
Tớ đọc lại mấy câu thơ
Nguyên Sa tả ... áo dài VN cho cậu
nghe: "Có phải em mang trong áo bay, Hai phần
gió thổi một phần mây, Hay là
em gói mây trong áo, Rồi thở
cho làn mây trắng bay". So với Võ
Phiến tả áo dài: "Nhìn vào
một ngươi nữ mặc áo dài,
sau khi bị khích động ở phần
trên, mắt dần dò nhìn xuống,
thì phần dưới lại chỉ thấy
... gió!"
Dẫu
sao, Nguyên Sa mất đi, văn học VN cũng
chịu một sự mất mát lớn.
Từ
Mạnh Khang, Cypress, California :
(Thư
gửi NCT, th. 12, 1997) : ... Tụi này hôm
nay đã náo nức nghĩ đến
kỳ họp mặt THĐL98 ở miền
đông. Chỉ mong mọi người có
mãi điều kiện để đi gặp
nhau, hàn huyên, tâm sự.
(Thư
gửi NCT, 3 th. 8, 1998) : ... Đến nay dư
âm những ngày vui nơi vùng Washington
DC còn vương vấn đâu đây.
Ngày về Cali, chúng tôi đã
... "để quên con tim" nơi đại hội...
Khang
thân, Người ta bảo "người
già thường sống với quá
khứ". Có lẽ phải nói rõ
hơn là quá khứ với tình
nghĩa và kỷ niệm chứ không
phải với "vàng son" gì hết.
Moa chắc là cậu cũng đồng
ý với moa rằng cuộc hội ngộ
của cậu với các bạn bè
cũ ở đại hội THĐL miền
Đông vừa rồi, trong đó
có LC Trường và VV Thanh, là
một niềm hạnh phúc tuyệt vời.
Moa thì lúc nào cũng trân quý
các kỷ niệm với cậu kể
từ những ngày ở Ban mê
thuột cho tới khi về lại Sài
gòn. Moa hiểu vì sao mà cậu "để
quên con tim" ở đại hội. Cám
ơn cậu và gia đình đã
đến. Cám ơn riêng cô con gái
của cậu đã góp phần đàn
và hát, tạo không khí vui vẻ
cho chương trình văn nghệ hôm đại
hội. Thăm cậu và gia đình.
Phạm
Văn Khắn, Paris, France :
(Thư
gửi NCT, 25 th. 2, 1998) : ... Lúc ở Sài
gòn, đám ĐL (Th., B., Đ., M.) tổ
chức đãi chúng tôi tại
nhà anh Lê Văn Mười ở
Bình chánh. Anh Mười, sau thảm
họa vượt biên, nay đã gầy
lại cuộc sống mới, có gia đình
mới, thành công trên vấn đề
làm ăn. Ảnh vừa mới xây
cất lại xưởng (dây điện)
và nhà lộng lẫy ... Th. chở
tôi vào nhà đèn Chợ quán
xem anh em đang chơi tennis, chính sân này
tôi lo tu bổ hồi 1956; nhà ông Phát
bây giờ là văn phòng. Thấy
lại cảnh cũ, bùi ngùi làm
sao! ...
Thưa
Thầy, Hình như chỉ chừng hơn
một tháng sau khi Thầy viết thư trên
thì anh Mười "Thành Mỹ" đã
nằm xuống vĩnh viễn. Thật không
thể ngờ được. Nếu
như anh ở ngoài này thì cuộc
đời của anh từ sau 1975 có
thể là đề tài cho một cuốn
phim rất hay và xúc động. Điều
mà tụi này không ngờ nữa
là anh Mười lại là con rể
của nhà cách mạng và văn hóa
Hồ Hữu Tường. Cám ơn
Thầy đã góp bài cho số bản
tin này, nhất là sau hai chuyến đi
dài mệt mỏi. Xin Thầy Cô giữ
gìn sức khỏe để sang năm
bay qua Montreal lần nữa. Kính thăm
Thầy Cô và gia đình.
Đỗ
Thị Như Mai, Houston, Texas :
(Vi
thư gửi NCT, 12 th. 6, 1998) : ... THĐL của
mình là để vui với nhau mà!
Chị
Mai ơi, Chị nói đúng, "THĐL
của mình là để vui với
nhau mà!" Thì mình vẫn đang vui đấy
chứ! Chắc chị cũng đồng
ý là vui hay không là do ở
mình. Nếu mình có nhiều ý
chí và nghị lực thì mình
vẫn vui được trong mọi tình
huống. Chị yên tâm. Thăm chị
và gia đình.
Nguyễn
Hữu Minh, Oakland, California :
(Thư
gửi NCT, th. 1, 1998) : ... Tôi mới ở
New York City ba tháng mới về Cali cách
đây hai hôm. Manhattan ở gần
nơi tôi làm việc ngày xưa thay
đổi nhiều. Thành phố sạch sẽ
nhờ điểm ở bốn góc
của hai đường gặp nhau có
đặt bốn thùng rác. Chỉ có
những người vô ý thức,
rất vô ý thức, mới ném
rác ngoài đường. Các
tiệm ăn rẻ tiền, mình ngồi vào
bàn có người bồi đem
thức ăn đến, biến đâu
mất. Chỉ có rất nhiều tiệm
fast food, mình lấy thức ăn, cân
để trả tiền, rồi đem về
văn phòng ngồi ăn. Có nhiều
tiệm bày ra gần 40 món. Đấy
là triệu chứng kinh tế phát
đạt, ai cũng lo làm ra tiền...
Thưa
Thầy, Thành phố New York thay đổi
mỗi ngày, cả thứ tốt lẫn
thứ xấu. Cái tốc độ "sống"
của thành phố hình như chỉ có
tăng chứ không bao giờ giảm.
Người ta không đi mà "chạy",
không ăn mà "nuốt". Lái xe
vào thành phố đó, nhất là
những khi có khách phương xa, thật
là cả một cực hình. Chỉ đứng
trên đường nhìn cái nhịp
sống là đã thấy chóng mặt.
Thầy rời thành phố đó
cũng đã nhiều năm rồi, khi
trở lại Thầy sẽ không thể
nhận ra khu Time Square, nhất là đường
42, con đường tràn ngập tội
ác ngày xưa, bây giờ có
một giang sơn của Walt Disney dành cho thiếu
nhi. Kính thăm Thầy. Phạm
Văn Minh, Garden Grove, California:
(Thư
gửi NCT, 27 th. 7, 1998) : ... Xin ghi tâm tấm
nhiệt tình của các bạn đã
cho các THĐL một dịp họp mặt, nghỉ
hè khó quên, và nhơn đó,
tuổi già đã... hồi xuân hơn
mươi tuổi. Hẹn đến hè 99
tại Montreal, Canada.
Anh
Minh ơi, Gặp lại anh tôi mới nhớ
ra anh. May mà còn gặp nhau và còn
nhớ nhau. Tôi tưởng anh đã
hồi xuân tới hơn ba mươi
tuổi ấy chứ, bởi vì tôi
nhớ hôm đại hội anh có
bảo là "ba mươi lăm năm trước
tôi ba mươi lăm tuổi" mà! Cám
ơn anh chị đã đến với
đại hội ở miền Đông.
Anh hẹn thì nhớ mà giữ
lời, sang năm gặp lại nhau ở
Montreal, Canada. Thăm anh chị và gia đình.
Trần
Văn Minh (Sương),Milwaukie,Oregon:
(Thư
gửi NCT, 20 th. 12, 1997) : ... Thế rồi 17
năm đã trôi qua, "ngựa già
vẫn phi đường xa", vẫn "dấn
bước thăng trầm" trong việc duy
trì tình thân giữa những
người "sống cạnh nhà đèn"...
Anh
chị Minh thân, "Ngựa già" vẫn
còn dấn bước nhưng không
"phi" nổi nữa đâu, dù là
"đường gần" chứ chẳâng
phải "đường xa". Mà chúng
ta đâu có gì gấp gáp đâu
phải không anh chị? Cứ nhẩn nha
nhẩn nhơ để ngựa gặm cỏ
bên đường trong khi chúng ta thưởng
ngoạn thiên nhiên và nghĩ tới
phần đời đã qua với
bao nhiêu là bè bạn. Thăm anh chị
và gia đình.
Đinh
Công Nghĩa, Golden, Colorado :
(Vi
thư gửi ĐVT, 27 th. 1, 1998) : Vừa
về tới Denver là nhào vô "Quán"
để nhâm nhi chuẩn bị đón
Giao Thừa. Món nào cũng ngon. Cái
món "Xin cho tôi sống lại ..." thì
thấy nhiều ông anh bà chị, ai cũng
đòi biên tên vô danh sách,
làm tôi nhớ tới cái
danh sách cúng nhượng sao giải
hạn dài sọc mỗi năm ở các
chùa. Năm nào ông Thầy cũng
phải qùy trước bàn thờ
đọc mấy chục trang đầy nghẹt
tên tuổi, mà cơ khổ trong khi Thầy
gần muốn tắt tiếng thì chỉ
có lai rai mấy bổn đạo qùy
ở phía sau mà thôi! ...
(Vi
thư gửi PHB, 4 th. 2, 1998) : ... Về anh HVP thì
năm 1968, tôi nạp đơn xin vô Biến
Điện, ảnh (đã tiên tri hậu
vận năm 1975 cho nên) biểu tôi viết
Bản khai lý lịch cùng với "tâm
tư, nguyện vọng, tình cảm" v.v... !!! Trong
đó tôi kể là từ hồi
nhỏ cho tới giờ tôi chỉ
biết có mấy cái chùa và
trường học mà thôi và hiện
vẫn còn ở tại một ngôi
chùa trong Chợ lớn ... Anh P. nghĩ
thằng nầy "lý lịch sạch, khai báo
trung thực" có lẽ xài được
cho nên mướn! Sau đó thì
nạp tôi cho anh, rồi mình đã
cùng đi trên cái xe thổ tả
Citroen 3CV(?) của ĐL và ăn dầm nằm
dề ở các trạm biến điện
mấy tháng trời để "sấy
transfo"....
(Vi
thư chung, 30 tháng 4, 1998) : Coi lịch mà
giựt mình: hôm nay là ngày 30
tháng tư. Nhớ lại đôi năm
đầu sau khi lũ vô minh từ "Thiên
đường CS" vào "giải phóng"
miền Nam thì ôi thôi bao nhiêu là
chuyện láo lếu ca tụng về cái
thiên đường nầy: Ta đang
từ ăn no mặc ấm sẽ chuyển
sang ăn ngon mặc đẹp, không hề
có tội phạm, tại miền Bắc nhà
không cần phải đóng cửa,
v.v...
Sau
nầy được gặp một tay cán
bộ của nhà máy Việt Thắng (Vimytex)
ở Thủ đức hay tới
lui Xí nghiệp của anh Sáu K để
lo công tác dò cáp điện (Các
THĐL NQ Thiều, DT Hiểu là đầu
tàu thực hiện công tác nầy;
đã có nhiều kỷ niệm rất
lý thú về anh Thiều, khi có dịp
sẽ kể để tưởng niệm
anh). Tôi bèn hỏi nhỏ tay nầy về
vụ "nhà không đóng cửa,
ngoài đường không ai lượm
của rơi" (Gia vô bế hộ, lộ bất
thập di - giống như đời Nghiêu
Thuấn!!!) Tay cán bộ đột nhiên
nổi sùng hét lên: "Đúng rồi,
Thiên đường CS mà! Sạch
nhà, sạch phố, sạch ... bách ! Trong
nhà có còn cái con c... gì nữa
đâu mà phải đóng cửa!!!"
Bữa
nay coi bộ ông "Thầy Tăng" văng tục
ghê quá đấy nhé! Nhưng mà
đâu có câu trả lời nào
hay cho bằng câu của anh cán bộ nhà
máy Việt Thắng đâu. "Cho tôi
sống lại một ngày" dù ngày
đó "nắng" hay "mưa". Ngành nghề
điện lực thì phải dính tới
"transfo", mà còn dính dài dài cho
tới sau 1975. Riêng tôi còn dính
cho tới bây giờ. Đó là
"sự đời" và đó cũng
là hạnh phúc. Thăm cậu và gia
đình.
Nguyễn
Văn Ngọc, Sài gòn, Việt nam :
(Thư
gửi NCT, 27 th. 12, 1997) : ... Cũng cám
ơn anh và các anh em có lòng nghĩ
đến anh em bên này, năm nào
cũng có quà Tết... Nhờ anh
chuyển lời hỏi thăm của anh em
bên này đến các anh em bên
đó lời cám ơn và chúc
may mắn...
(Thư
gửi NCT, 8 th. 9, 1998) : ... Số quà
các anh gửi tôi đã chuyển
xong trước Tết (đầu năm),
riêng đối với ông H. (LK), Phó
TGĐ cũ thì do không tìm được
địa chỉ, phải nhờ người
nhắn nên sau Tết mới chuyển
được. Ông H. tình cảnh khó
khăn về nhà (nhà bị chiếm
từ nhiều năm nay, đẩy lên
một gác xép rất nóng bức,
thiếu tiện nghi sinh hoạt, nên chỉ dùng
để ngủ ban đêm, đến sáng
sớm là đạp xe đạp hoặc
đi xe đò để đi chơi đến
nhà bạn hoặc đi chùa)... Anh cho gửi
lời cám ơn đến anh và
các anh em bạn bè điện lực
cũ đã có lòng nghĩ đến
anh em bên này và xin chúc các anh
nhiều sức khỏe.
Hồ
Tấn Phát, Beaverton, Oregon :
(Thư
gửi NCT, 13 th. 12, 1997): Nói là về
hưu chớ tụi này đang có
"job" mới: giữ ba cháu nội và
ngoại trẻ nhứt: 7 tháng, 2 tuổi
và 3 tuổi. Cái nghề "babysitter" này
có lúc cũng bận rộn lắm. Nhưng
trong lúc tuổi già này mà mình
chăm lo được các cháu, được
nựng nịu chúng nó là một
nguồn vui vô tận. Mình không có
sợ bị "lê-ốp" nhưng chỉ sợ
ngày nào mình không còn đủ
sức để vẹn toàn cái job
của mình thôi...
(Vi
thư gửi NCT, 14 th. 9, 1998): ... Đại hội
vừa qua rất đặc biệt vì
đây là lần đầu tiên
mà THĐL/HN tổ chức tại vùng
thủ đô Hoa thịnh đốn.
Các thân hữu từ xa đến
được sắp xếp nghỉ tại
Marriott Hotel đầy đủ tiện nghi nhưng
với giá rất phải chăng.
Đại hội được sinh hoạt
tại Women's Club có phòng họp rộng
rãi và phương tiện bếp núc
tại trung tâm Falls Church.
Ban
tổ chức đãi bữa tiệc
chánh linh đình với nhiều món
ăn Huế đặc biệt, rất ngon. Ngoài
ra anh chị LT Căn đãi một buổi
ăn sáng và chị ĐT Phúc đãi
thêm một buổi ăn phở trước
khi chia tay. Tổ chức thật chu đáo.
MC và Ban Văn nghệ thật sống động
đã tạo một bầu không khí
hào hứng, vui vẻ cho nên anh chị
em tham gia thật đông trong ba đêm liên
tiếp cho đến giờ chót. Thật
là một kỷ niệm vô cùng tốt
đẹp cho đại hội. Vợ chồng
tôi xin cám ơn BTC và các anh chị
em THĐL miền đông đã cho chúng
tôi cái dịp chung vui trong 3 ngày đầy
nhiệt tình và thiện cảm.
Thưa
Thầy, Cám ơn Thầy Cô đã
đến với đại hội ở
miền Đông và đã hết
lòng tham gia đóng góp đủ
các tiết mục sinh hoạt, làm ấm
lòng tất cả mọi bạn bè đồng
nghiệp xưa cũ. Chỉ cần sống trong
cái không khí họp mặt đó
chừng vài tiếng đồng hồ,
chắc chắn mọi người sẽ
sắp hàng xin "Cho tôi sống lại vài
giờ"... Thư Thầy trích lên đây
để chuyển lời cám ơn cũng
như khen ngợi của Thầy tới
các thân hữu ở miền Đông,
nhất là các anh chị ở trong
ban tổ chức đại hội họp mặt
THĐL vừa rồi. Hè sang năm, mong
rằng mọi người sẽ được
gặp lại Thầy Cô tại Montreal. Kính
thăm sức khỏe Thầy Cô và
gia đình.
Nguyễn
Ngọc Quế, Noisy Le Grand, France:
(Thư
gửi NVDậu, 5 th. 6, 1998) : Anh chị Dậu
và các thân hữu điện lực
thân mến, Tôi gởi thư này
đến anh chị và tất cả các
thân hữu tại Cali nhân dịp ngày
vu qui của con gái thứ nhì của
vợ chồng tôi, vào ngày 4 tháng
7 sắp tới này... Năm nay tụi
này rất bận bịu, ... nhận được
thư chúc Tết của VNK viết rất
dài mà mãi đến nay chưa có
hồi âm được, chắc phải
rán cố gắng viế vài hàng
cho K. kẻo K. buồn vì K. có rủ tôi
qua Mỹ họp ở thủ đô Washington
năm nay. Tóm tắt lại là tôi
có cả thảy 3 đứa con, đứa
đầu lòng con trai, năm nay đã
29 tuổi rồi, chưa có lập gia đình,
đứa thứ nhì thì sắp
đám cưới, còn đứa
thứ ba là con gái năm nay được
25 tuổi rồi, cả 3 đều đã
học xong và đã đi làm, con
trai làm informaticien, thứ 2 làm laboratoire,
thứ 3 làm action commercialle...
Anh
Quế ơi, Bao nhiêu năm rồi mà
bữa nay tôi mới được
biết ít nhiều về gia đình
anh. Cũng tại vì mỗi lần nhớ
tới anh là tôi cứ nhớ
tới chai rượu Pastis, nhớ
tới chuyến cùng chạy sang Bỉ
và Hòa lan năm 1988, rồi quên hết
mọi chuyện khác. Mừng anh chị và
gia đình, các cháu đã xong,
và năm nay lại vừa có một
cháu "ra riêng". Anh chị chuẩn bị "vui
thú điền viên" là vừa.
Nhớ để dành một chai Pastis,
lần sau mình còn gặp lại. Thăm
anh và gia đình.
Đinh
Văn Quí, Brisbane, Australia :
(Vi
thư gửi NCT, 24 th. 11, 1997) : Đã nhận
được báo THĐL. Cả nhà
thích thú đọc các bài hấp
dẫn vừa có tính cách thông
tin biết được sinh hoạt của
bạn bè vừa thấy được
hình ảnh quen thuộc của anh chị em và
vừa có tính cách xây dựng...
Cám ơn anh và các anh chị em đã
tích cực đóng góp cho sự
thành công của báo THĐL. Tôi
cũng muốn viết bài để góp
mặt với các thân hữu khác,
nhưng khổ nỗi dù có nặn đầu
bóp trán mấy cũng không thể
viết thành câu nghe cho trôi chảy.
Có thế mới thấy được
sự quí hoá của những người
đóng góp bài vở.
Anh
Quí ơi, Cám ơn anh đã có
lời khen và khuyến khích. Nếu
mà bản tin THĐL mang đến được
cho anh và gia đình một nụ cười
và một chút ấm lòng khi nhớ
đến bạn bè xưa cũ thì
coi như là chúng tôi đã thành
công rồi. Và chúng tôi rất
lấy làm sung sướng, vui mừng,
và hãnh diện. Hè vừa rồi,
thật là hi hữu mà chúng tôi
được gặp cháu trai thứ
của anh có mặt ở đại hội
THĐL ở miền Đông, coi như
là đại diện cho anh. Năm nay mừng
anh và gia đình nhiều chuyện: anh chị
dời nhà từ Tân tây lan
sang Úc, ở vùng Brisbane có nhiều
đồng hương và bạn bè hơn;
anh có job mới tốt đẹp ở
Úc; và cháu trai đầu lấy
vợ. Chúng tôi "ghen" với cái
hạnhphúc của gia đình anh. Thăm
anh và gia đình.
Nguyễn
Trung Sơn, Calgary, Canada :
(Vi
thư gửi NCT, 15 th. 3, 1998) : ... Đã
lâu không có dịp cụng ly với
bạn, kể từ dịp đám cưới
của con HG Thụy năm ngoái. Tuy nhiên
từ nay cho tới hè 1998 cũng
không xa lắm, hy vọng anh em THĐL sẽ
họp mặt đầy đủ ... Nhờ
bạn thông báo cho tớ địa
chỉ của THĐL trên internet. Tớ
cần tìm một vài địa chỉ
bạn cũ ngoại trừ thân hữu
TC Quay !
Sơn
thân! Chà chà, thấy message của cậu
thì vừa mừng vừa muốn
... chửi thề! Cứ lâu lâu
lại mất dấu cậu. Hôm trong năm,
tờ bản tin THĐL 17 gửi cho cậu
bị trả về (địa chỉ Cricket),
tớ còn đang rủa cậu đây.
Nói vậy chớ được tin
cậu là tớ vui rồi, nhất là
được địa chỉ mới,
điện thoại mới, địa chỉ
email, và được cậu nhắc tới
chuyện họp mặt hè 98 ở miền
đông. Địa chỉ và số phone
ở dưới thư này có
đúng không đấy? Cậu lại
bỏ Edmonton dời về Calgary rồi? Tớ
sẽ gửi lại cho cậu bản tin THĐL
17 và thư mời họp mặt hè
98. Cùng với thư này tớ
sẽ forward cho cậu danh sách THĐL-Email cập
nhật hôm cuối tháng 2/98 để
cậu xài . Cuối tháng 3/98 tớ
sẽ cập nhật lại và sẽ có
tên cậu, trừ phi ... cậu không muốn
(Vi thư của NCT, 16 th. 3, 1998).
Cậu
nói mà rồi cậu đâu có
tới miền đông, tụi tớ
ngóng tin cậu quá trời. Hè
tới ở Montreal, cậu nghĩ sao? Thăm
cả nhà.
Nguyễn
Khắc Tâm, Thornhill, Canada :
(Thư
gửi NCT, 30 th. 7, 1998) : ... Vợ chồng
tôi ghé San Francisco ba ngày giữa
tháng 7/98. Trưa ngày 16 và chiều
ngày 18 được anh Dũng, Thụy
tổ chức cho gặp lại một số
bạn bè cũ xa cách hàng chục
năm: anh chị Dũng, Thịnh, Tiên, Thụy,
Sáu, Khanh, Chính, Đồng, Việt, Lễ,
Nhiên. Chúng tôi còn được
gặp anh Vụ, cô Hội trong bữa cơm
thân mật tại nhà anh Khanh, và anh Trung
ở nhà nhạc gia của Lâm.
Nhân
dịp, chúng tôi ghé thăm cụ Hoành.
Tuy mắt tai hơi kém, cụ vẫn vồn
vã nhắc chuyện xưa: các thầy
Nhẫn, Nhàn, Khải, Cường, ...
các chị Mai, Nguyệt, Hồ, ...
Chuyến
ghé San Francisco này, vợ chồng tôi
được thụ hưởng lòng
hiếu khách và sự tổ chức
khéo léo của nhóm thân hữu
Bắc Cali mà các bạn khác đã
ca ngợi trong các bản tin.
Trong
buổi gặp gỡ, anh Sáu nhắc đến
cháu lớn Đài Trang của chúng
tôi từng đàn tranh giúp vui
cho lần họp mặt thân hữu năm
1993 tại Toronto. Tháng 4 vừa qua, cháu
Đài Trang được dịp thu hình
đàn tranh đệm cho bản nhạc Đợi
Chờ trong video ca nhạc Asia 18, chủ đề
Nhớ Sài gòn.
Anh
chị Tâm Sương thân mến, Tôi
tháp tùng anh chị HG Thụy sang tận Toronto
mà không gặp được anh chị,
té ra là anh chị lại đi qua Cali tìm
gặp ... HG Thụy! Gặp được là
vui rồi phải không anh chị? Cám ơn
anh đã có thư, có tin tức
đóng góp cho bản tin này. Tất
cả đều rất quý hóa. Tôi
đã thấy cháu Đài Trang đệm
đàn tranh trong băng Asia "Nhớ Sài
gòn". Mừng anh chị có cô con
gái tài hoa. Sang năm chắc sẽ gặp
lại anh chị và gia đình ở
Montreal chứ? Thăm anh chị và gia đình.
Lâm
Thiết Thạch, Istres, France :
(Thư
gửi NCT, th. 1, 1998) : ... Cũng không
quên mến chúc quý anh Ban phụ trách
Bản tin Điện lực: Mọi Điều
Như Ý . Một lần nữa hết
sức cám ơn quý anh đã
hết lòng hy sinh thì giờ, công
của, để thực hiện đều
đặn nhịp cầu giao hữu hàng
năm, một sợi dây chắc chắn,
quý báu, và còn lại duy nhất
của anh chị em hải ngoại chúng ta.
Anh
Thạch ơi, Cứ gần tới khoảng
ngày đại hội họp mặt hàng
năm thì tôi nhớ tới anh,
nhớ tới cái buổi tối
ở nhà anh chị VVH ở Aix-en-Provence,
anh cho tôi và nhiều anh em hay là anh sẽ
sang Mỹ dự đại hội một lần
và sẽ "tổ chức sinh nhật" luôn,
vì sinh nhật của anh là ngày lễ
Độc lập của Mỹ. Từ đó,
tụi tôi vẫn chờ tin anh. Thế
nào cũng có bánh sinh nhật và
sâm banh để dành saün cho anh. Cám
ơn anh đã "cảm thông" và ưu
ái bản tin cũng như các sinh hoạt
THĐL khác. Thăm anh và gia đình.
Đinh
Duy Thịnh, Amiens, France :
(Thư
gửi NCT, 21 th. 12, 1997) : ... Bản tin THĐL
số 17 cũng như các số trước
luôn luôn rất hấp dẫn và
làm ấm lòng người đọc.
Nó có cái gì vừa mặn
mà, vừa ngọt ngào, có lẽ
là hương vị đặc biệt của
"một loại thổ sản", không phải
là thứ ngoại lai hoặc là hàng
bày bán ngoài chợ.
...
Nhân kỷ niệm đệ thập ngũ
chu niên thành lập THĐLVN hải ngoại,
các anh mới nhắc lại quá trình
thành lập "hội", nhờ đó
mà những "hội viên" mới
như tôi mới biết được
những khó khăn trở ngại
của các ngày đầu dựng
cột xây nhà điện lực ở
hải ngoại, "vạn sự khởi đầu
nan" mà! ...
Anh
Thịnh ơi, Cám ơn anh đã có
thư dài giúp đỡ tài liệu,
góp ý kiến và công sức
trong việc gìn giữ "ngôi nhà THĐL".
Ngôi nhà này đã chứa
biết bao nhiêu là tình nghĩa và
kỷ niệm của chúng ta. Dĩ nhiên,
với thời gian, mái nhà có
thể bị dột, tường nhà có
thể bị ố. Chúng ta góp sức
nhau sửa mái sơn tường để
giữ cho ngôi nhà ngày càng
tốt đẹp và bền vững.
Nhưng đập bỏ ngôi nhà đó
để dựng lại nhà khác thì
nên suy nghĩ lại. Chúng ta không còn
đủ vôi gạch và thời gian
đâu. Năm mười năm nữa
thế hệ chúng ta rụng dần, THĐL
đương nhiên cũng sẽ chết.
Cái nhận định của anh ở
đoạn đầu thư trên đây
là một nhận định lần đầu
tiên tôi được nghe và làm
tôi vô cùng xúc động. Cám
ơn anh lần nữa. Thăm anh và gia
đình.
Bùi
Thọ Tiếng, Houston, Texas :
(Vi
thư gửi NCT, 15 th. 9, 1998) : ... Để
tưởng nhớ năm thứ 15
ngày anh Nguyễn Mạnh Linh mất, tôi
xin gởi tới anh bài thơ, tôi
nhớ đến những ngày đã
làm cùng với anh Linh tại Đa
nhim, ngày hay tin anh Linh mất, lúc đó
tôi đang sống tại Houston, tôi và
anh Linh đã liên lạc được
với nhau từ đầu mùa hè
1976. Giờ đây, anh Linh không còn
nữa, nhưng lòng vẫn cứ xao
xuyến bâng khuâng nhớ đến
anh khi trời vừa chớm thu ...
Anh
Tiếng thân, Cám ơn anh đã cùng
tôi "tưởng nhớ" NML. Dáng
đi "lạch bạch", nụ cười "hề
hề", nét mặt rạng rỡ, và
nhất là tấm lòng của NML đối
với anh em bè bạn lúc nào cũng
ở trước mắt tôi. Những
thứ đó giúp tôi vượt
qua được các phong ba bão táp,
và "ngồi dậy" được. Thăm
anh và gia đình.
Trần
Trung Tính, San Diego, California :
(Thư
gửi NCT, 15 th.9, 1998) : ... Hãy lợi dụng
những tiện nghi của nhân loại văn
minh tạo thêm niềm tin, niềm vui, góp
thêm công sức vun bồi cái tinh
thần thân hữu trong đại gia đình
điện lực Việt nam nơi hải ngoại.
Đó là tâm nguyện chung của mọi
người có liên hệ đến
gia đình Điện lực Việt nam
xa xưa ...
Anh
Tính ơi, Cám ơn anh rất nhiều
về những bức thư dài với
những lời thư đậm đà
tình nghĩa, những tấm hình và
những tin tức đóng góp
cho bản tin. Xin ghi nhớ lời anh. Cám
ơn anh chị và gia đình đã
vượt qua được bao nhiêu
khó khăn để đến với
đại hội ở miền Đông.
Hy vọng còn gặp lại anh chị nhiều
lần khác nữa. Thăm anh chị và
gia đình.
Đinh
Văn Trai, Baton Rouge, Louisiana :
(Thư
gửi NCT, 29 th.9, 1998) : ... Tuần lễ đầu
tiên trên đất Mỹ liên lạc
được anh qua anh Sử, khi có
cuốn Thân hữu Điện lực
trong nhà, tự nhiên cảm thấy bớt
bơ vơ dù không liên lạc hết
được. Cứ để các
cuốn Thân hữu ở đầu
giường, đêm đêm cứ
lúc nào cần là đem ra đọc,
thấy được niềm vui ấm áp
dễ chịu. Lâu lâu gọi điện
cho ai đó nói chuyện là có
được niềm vui, cảm thấy
chung quanh mình vẫn còn nhiều bạn
bè, anh em...
Anh
Trai thân, Cám ơn anh rất nhiều đã
viết thư dài liên lạc, đã
góp bài và góp tiền nuôi
dưỡng bản tin cũng như các
sinh hoạt THĐL, cùng tham gia và chia xẻ
với anh em bè bạn những vui buồn
và kỷ niệm. Mừng anh và gia đình
đã tạm ổn định đời
sống sau mới có hơn hai năm
tới xứ này. Tụi tôi rất
vui khi thấy THĐL đã mang đến
cho anh được một chút ấm
lòng trong cái hoàn cảnh và tâm
trạng lưu vong chung của chúng ta. Xin anh cố
gắng giữ liên lạc. Thủng thẳng
rồi chúng mình sẽ có dịp
gặp lại nhau để cùng nhắc lại
những kỷ niệm về Đa nhim và
NML. Thăm và chúc anh và gia đình
nhiều sức khỏe và may mắn trong
cuộc sống mới.
Lê
Trực, North Richmond, Australia :
(Vi
thư gửi ĐHH, 25 th. 11, 1997) : Mới
nhận được THĐL số 17, đọc
ngấu nghiến hai hôm nay, mới thấy
tiếc những buổi hạnh ngộ, những
cái vui bên lề đại hội tôi
không được tham dự vì
hoàn cảnh gia đình ông anh bên
Cali gặp xúi. Tiếc nhất là không
ôn lại được những kỷ
niệm ở 278 Hiền Vương, 12 Hồng
Thập Tự và 72 Hai Bà Trưng với
các bạn PH Thịnh, TM Khang, T Khiết, ĐS
Nam ... mà trên 20 năm nay, ở bên
Úc Thòi Lòi cô đơn quá
không được gặp. Hơn nữa
cũng là "lỗi tại tôi" (tôi
theo "đạo ù ù", nên nói kiểu
nhà đạo TC), vì đây là
lần đầu tiên đi họp Đại
hội THĐL. Để sang năm đi Washington
"làm lại".
Bạn
Hạnh ơi! Cám ơn bạn đã giúp
tôi (chưa là Bạn già đâu,
mới trên 70 mí à!) gặp lại
được các THĐL trên "Lưới".
Chả vì là nhân viên kế toán,
ham "ordinator" IBM của Điện lực Việt
nam từ hồi mồ ma "ONDEE" cho đến
EDV với "tây nhà đèn NV Sáng
và cố HV Nghĩa", nên sang đây
để cho có việc làm lúc rảnh
rỗi, đã cố gắng học lóm
về PC được tí nào hay tí
nấy. Các số THĐL cũ tôi thích
đọc nhất là mục về Computer
...
Anh
Trực ơi, "Những tưởng anh
em vầy bốn bể, Nào ngờ trăng
gió nhốt ba gian", Cụ Phan Bội Châu
đã viết như thế, và trong "Quán
Đèn Vàng" anh ĐV Thám đã
nhắc lại như thế, nào ngờ
cũng ứng dụng vào hoàn cảnh
của anh em chúng ta. Thoát ra tới
ngoài này, tự do độc lập,
nhưng đâu phải lúc nào cũng
dễ mà "anh em vầy bốn bể". Cám
ơn anh đã "đến" với anh
em một lần. Tuy đã "cổ lai hi" nhưng
phong độ anh còn vững vàng, giọng
nói anh còn mạnh mẽ, và cái
cười của anh vẫn hào sảng
như tự thuở nào. Anh đã
không đến được Washington,
vậy thì hè sang năm, 1999, anh tính
sao về Montreal? Thăm anh và gia đình. Lâm
Dân Trường, Boncelles, Belgium :
(Vi
thư gửi NCT, 19 th. 12, 1997) : Anh em ở
Bỉ đã nhận được THĐL.
Hay lắm, nhưng hình ảnh nếu làm
photo bằng laser chắc khá hơn. Toa đề
lộn, báo cáo ở Bỉ do NQ Hữu
viết. Nếu lầm thì nên viết
đính chánh để Hữu đừng
buồn.
Trường
thân, Cậu đọc lại phần thư
tớ viết cho NQ Hữu trên kia.
Cậu hại tớ quá, làm Hữu
cười hề hề "chọc quê" tớ.
Chúc mừng vợ chồng cậu năm
nay kén được "rể thảo". Chắc
sang năm sẽ có "dâu hiền"?
Thăm
cả nhà.
Đỗ
Văn Tùng, Victoria, Canada :
(Thư
gửi NCT, 8 th. 8, 1998) : ... Rất tiếc hai
năm nay không đi họp mặt được,
bèn nghĩ ra một kế nhỏ: không
đi gặp bà con được thì
mời bà con tới đây. Nếu
không có ai tình nguyện tổ chức
họp mặt năm 99 thì tôi xin lãnh.
Dĩ nhiên với điều kiện
là bà con cô bác chịu lặn lội
tới nơi xa xôi hẻo lánh này...
Anh
Tùng ơi, Năm nay "xui" ở đâu
thì chưa biết, nhưng riêng cái
vụ tổ chức đại hội họp
mặt THĐL này thì tôi rất là
"hên". Chẳng những tôi không
phải vất vả làm cái việc liên
lạc, đề nghị, kêu gọi các
nơi, mà lại còn nhận được
hơn một lời tự nguyện "lãnh
trách nhiệm" đứng lên "đáp
lời sông núi". Tuy nhiên, xin thưa
với anh là tại đại hội ở
miền Đông vừa rồi, "đại
diện"Montreal đã bị nhiều thân
hữu "khiêu khích". Sau đó, một
số thân hữu ở vùng Montreal
đã bàn thảo với nhau và
đã nhận lời tổ chức
đại hội họp mặt THĐL hè 1999
tại Montreal. Hè 2000 thì ngay từ kỳ
họp mặt hè 1995 ở Bắc Cali, Bắc
Cali đã "đặt cọc". Vậy thì
xin anh bắt đầu dành dụm "năng
lực" để lãnh trách nhiệm
cho hè 2001, anh nghĩ sao? Tôi sẽ kêu
gọi bà con cô bác lặn lội tới
cái đảo đẹp nhất hoàn
vũ, Victoria, British Columbia, Canada, vào năm
đầu của thế kỷ 21. Thăm anh
và gia đình.
Tôn
Thất Uẩn, London, England :
(Thư
gửi NCT, mùa Giáng sinh 1997) : ... Đọc
kỹ THĐL số 17. Hay hơn các số
trước; có nhiều bài không
thua gì những bài đăng trên
các báo chuyên nghiệp, đặc biệt
là bài nói chuyện của NTD. Cám
ơn Th. đã kiên tâm duy trì tờ
báo để anh em có thể thông
tin liên lạc với nhau và nói
lên cảm nghĩ của mình về người
và việc, cũng như cuộc sống ở
quê người đất khách ...
Thưa
anh Uẩn, Cám ơn anh đã có lời
ưu ái. Nếu tụi này nhớ
không lầm thì năm nay anh đã
qua khỏi cái tuổi "cổ lai hi" lâu rồi,
chắc sắp sửa thụ phong hàm "bát
phẩm", vậy mà anh vẫn còn tha thiết
đến tình nghĩa bạn bè xưa
cũ. Lúc nào tiện, anh gửi cho
xin một tấm hình mới nhất của
anh (và nếu có thể thì cả
gia đình) để anh em nhìn lại "dung
nhan" anh bây giờ ra sao! Thăm anh và
gia đình.
Ghi
nhận: Ngoài các thân hữu và
các bạn có thư được
trích trên đây còn có một
số đông các thân hữu
và các bạn khác đã có
liên lạc về bản tin THĐL bằng
thiệp, thư ngắn, phiếu đổi địa
chỉ, chi phiếu đóng góp, điện
thoại, vi thư, điện thư, ... Xin thành
thật cám ơn các bạn và xin ghi
nhận dưới đây:
Trần
Văn An (CA), Nguyễn Phan Anh (Cormeilles en Parisis, France),
Tân Trung Cang (Halifax, Canada), Bùi Minh Chánh
(OH), Nguyễn Trọng Cảnh (MN), Nguyễn Sĩ
Chính (CA), Nguyễn Ích Chúc [Trịnh
Gia Mỹ] (CA), Nguyễn Thạch Cường
(TX), Trần Văn Dần (Springvale, Australia), Nguyễn
Văn Dậu (CA), Nguyễn Văn Di (PA), Trương
Ngọc Diệp (OH), Trịnh Hữu Dục (CA),
Dương Thiệu Dụng (MD), Trần Đinh
(VA), Phạm Thanh Đồng (CA), Ngô Duy Đức
(WA), Nguyễn Xuân Giễm (OH), Đào
Hữu Hạnh (CA), Dương Thiệu Hiểu
(Montreal, Canada), Lê Hựu Hoàng (Verdun, Canada),
Võ Văn Hoàng (Aix-en-Provence, France), Nguyễn
Khắc Huề (AZ), Ngô Đức Huấn
(NJ), Lữ Châu Hùng (VA), Nguyễn Giụ
Hùng (CA), Nguyễn Phục Hưng (TX), Nguyễn
Quang Hưởng (CA), Đoàn Tuấn Khanh
(Paris, France), Võ Ngọc Khôi (Edmonton, Canada),
Phan Cung Kỉnh (TX), Vĩnh Kỳ (CA), Bùi Văn
Lễ (Cap d’Adge, France), Đinh Viết Lễ (TX),
Nguyễn Thị Lộc (Stadthagen, Germany), Lê Văn
Lợi (Mississauga, Canada), Trương Hữu
Lượng (Brossard, Canada), Trần Ngọc Minh
(TX), Lê Trọng Mưu (TX), Đoàn Thị
Phương Nam (TX), Nguyễn Thạch Ngọc (Avondale
Heights, Australia), Nguyễn Khắc Nhẫn (Meylan,
France), Nguyễn Hữu Nhơn (Montreal, Canada),
Hồ Văn Phong (MA), Bà Đỗ Trọng
Phúc (MD), Trần Văn Phúc (VA), Lê
Quang Phùng (MD), Trần Bạch Quang (Frankfurt, Germany),
Phạm Văn Quan (Montreal, Canada), Đổng Văn
Quân (PA), Lê Minh Quân (CA), Lê Vĩnh
Quyên (Brussells, Belgium), Nguyễn Văn Rong (Montreal,
Canada), Trần Bá Sách (FL), Nguyễn Văn
Sáng (Mont De Marsan, France), Hồ Văn Sáu
(CA), Nguyễn Sáu (CA), Lê Quan Tâm (MA),
Trần Long Thạch (St. John’s, Canada), Võ Văn
Thanh (VA), Chung Phước Thành (MA), Huỳnh
Bá Thế (Ratingen, Germany), Lê Khắc Thí
(CA), Nguyễn Văn Thích (Brossard, Canada), Nguyễn
Thiệp (CA), Huỳnh Văn Thiết (Kaleen, Australia),
Phạm Huy Thịnh (CA), Nguyễn Văn Thông
(WA), Nguyễn Xuân Thu (Creteil, France), Hoàng Gia
Thụy (CA), Vũ Huy Thường (FL), Phạm
Long Thượng (CA), Nguyễn Huy Tiên (CA),
Vĩnh Tiếu (OH), Nguyễn Văn Toại (OH),
Lâm Quang Tới (MO), Hồ Văn Trượng
(Gentilly, France), Lê Chí Trường (VA),
Tôn Thất Tụng (VA), Lê Tấn Tuyển
(VA), Nguyễn Bạch Tuyết (CA), Nguyễn Văn
Tương (Les Ulis, France), Nguyễn Hàn Tý
(CA), Huỳnh Tỷ (Etobicoke, Canada), Kha Văn Tỷ
(AZ), Lê Quang Văn (Surrey, Canada), Huỳnh Vân
(Liège, Belgium), Đặng Phùng Viễn
(Surrey, Canada), Khúc Vượng (Inala, Australia),
Lý Văn Xuân (Sài gòn, Việt
nam), Lâm Văn Xừng (PA).
|