|
Về
Với Đại Hội THĐL
Miền
Đông 98
Bài
của Lâm Quang Tới
Tặng
anh em Công Trường Dẫn Biến Điện,
Nha
Trang Bị, CĐV
Hồi
đầu năm nay, khi nhận được
tin "đại hội nhà đèn" sẽ
tổ chức tại vùng HTĐ, tôi
bàn với Trầu Ngầu - Phương
(thuộc Sở Đồ án, Nha Trang bị,
Công ty ĐLVN) sẽ cùng đi tham dự
đại hội một kỳ, để lặn
hoài coi kỳ quá, vả lại gặp
bà con nhà đèn thuở trước
sẽ cùng vui trong kỷ niệm. Ngầu
giao tôi thuê chiếc xe van 15 chỗ.
Ngầu mua họa đồ Atlas mới nhất
để nghiên cứu lộ trình di
chuyển. Vì xe còn trống chỗ
nên gia đình em của Ngầu cũng
tháp tùng. Chủ nhật 28/6 chùa chỗ
tôi ở vẫn có lễ như thường
lệ. Sau lễ, khi Phật tử về
hết, chúng tôi làm vệ sinh trong ngoài
chùa sạch sẽ và trở về
pick up xe van.
Khởi
hành từ St. Louis vào khoảng 3 giờ
rưỡi chiều. Khoảng 8 giờ
tối chúng tôi đến Chicago.
Nghỉ xả hơi đến 11 giờ
khuya, ba gia đình bắt đầu lên
đường hướng về vùng
đại hội. Vì đi trước
vài ngày nên Sở Đồ án
vẽ lộ trình lên Buffalo trước,
thăm thác Niagara giáp giới Canada.
Trời đêm mù mịt hai bên
đường, các bác tài chỉ
chăm chú theo dõi các bảng chỉ
dẫn dọc đường, phía sau
hai bà xã cứ hàn huyên tâm
sự. Gần sáng ai cũng thiếp
đi. Đến khu thác Niagara vào
khoảng 10 giờ sáng. Vì là
khu du lịch nên nhiều khách sạn được
dựng lên gần đó. Tháng
này không nơi nào còn phòng
trống.
Chúng
tôi đi bộ từ lữ quán
Days Inn vòng quanh thăm thác. Du khách
khá đông. Có lẽ vì mùa
nước lũ nên đứng
ở phía thượng lưu, du khách
thấy nước liên tục từ
đầu ghềnh lởm chởm đá
ào ạt, cuồn cuộn đổ xuống,
rồi tỏa rộng ra theo miệng thác và
đổ vào vực sông chảy ngang
sâu thẳm chia hai nước Mỹ
và Canada. Xa xa dưới dòng sông
du khách thấy có hai chiếc tàu
sắt hai tầng màu trắng, phát xuất
từ phía bờ Canada chở khách
ra giữa dòng để nhìn tận
mắt, nghe tận tai tiếng nước reo.
Phong cảnh rất hữu tình. Có
rất nhiều ống dòm đặt dọc
theo bờ sông. Chỉ cần bỏ
vào 25 cents, du khách sẽ nhìn rõ
và gần hơn cảnh vật xung quanh thác.
Bên phải có hai cây cầu bắc
sang Canada. Bên nớ có vẻ thị
tứ, nhộn nhịp hơn...
Khoảng
7 giờ sáng hôm sau, xe van rời
vùng thác đi về hướng
Nữu ước dưới cơn
mưa nhẹ. Phải qua nửa chặng đường
đèo. Vì mỗi bên có hai
lanes nên không hồi hộp bằng đèo
Ngoạn mục khi xưa ở Đơn dương,
mình theo công trường đi về
hằng ngày. Đến nơi khoảng 2
giờ chiều, nhưng vì lần đầu
"tư ếch đi New York" lại không có
thổ địa hướng dẫn, nên
bị lạc lối. Dù vậy nhưng
hai bên cầu đường cảnh
lạ cũng vui. Đi qua cầu hay đường
hầm nào cũng có toll fee từ
3 đến 8 đồng. Rất nhiều
đường một chiều. Phải nối
đuôi cả 45 phút mới vào
được đường hầm
Lincoln để sang khu Manhattan. Tìm mãi
mới thấy được trụ sở
Liên hiệp quốc và khu China town. Trời
đã tối. Vì không tìm
ra chỗ parking nên trở về New Jersey
ngủ.
Sáng
hôm sau trở lại thăm tượng
Nữ thần Tự do kỹ quá nên
hết thêm một ngày mong đợi,
sau khi dùng cơm và đi bộ một
vòng ở China town. Sáng thứ
năm chúng tôi trực chỉ Washington
D.C. Đại lộ về thủ đô
có cây cối rậm rạp và rộng
rãi hơn các nơi khác. Khi gần
đến ngoại ô thủ đô, đại
lộ mở rộng ra bốn năm lanes mỗi
bên, nên tuy là vùng đồi nhưng
xe chạy rất thoải mái. Khoảng
3 giờ chiều chúng tôi đến
nơi họp có tên là Women’s Club ở
Virginia.
Khi
ra đi mấy mươi năm về trước,
tôi cứ ngỡ rằng dĩ vãng
tìm đâu thấy, như áng mây
chiều theo gió bay... cho nên lúc gặp
lại bạn cũ thầy xưa, lòng mình
rộn ràng khó tả, giây phút
đầu tiên gặp lại nhau, tâm trạng
mình không biết diễn tả thế
nào cho đúng. Có lẽ
giống như trạng thái trôi bồng
của một thi nhân từng tâm sự:
nửa như hoài vọng ... nửa như
say ... Hoài vọng vì những phút
giây đầu tiên ấy sau gần phần
tư thế kỷ, tất cả các kỷ
niệm vui buồn của một thời xa
xưa đã vượt khỏi ngưỡng
cửa của tiềm thức. Kỷ
niệm xưa cứ tiếp tục vọng về
tâm như một cuốn phim đang trình
chiếu trong rạp vậy. Tâm tư miên
man say sưa trên đường xưa lối
cũ, cho nên nói nửa như say!
Bỗng dưng mình tự hỏi chuyện
gặp gỡ này có thật không
đây! Trong một khoảnh khắc tôi
thầm xác nhận một câu trong Tâm
Kinh: sắc tức thị không, không
tức thị sắc... tất cả đều
do nhân duyên, hội đủ nhân duyên
thì gặp, hết rồi sẽ tạm chia
tay. Phật dạy hãy trở về
với thực tại, thức tỉnh,
đừng để tâm viên ý
mã, nhưng tối nay tôi "lén" Phật,
ghi lại những gì của tiềm thức
vọng về, của ký ức năm
xưa - ít khi mình nói cho ai nghe vì
Bá Nha chưa gặp Tử Kỳ - trong những
ngày tháng "đen" cuối cùng từ
công trường đường dây
66kV Cam ranh - Nha trang, thuộc công trường
Dẫn Biến Điện (NTB, CĐV).
Saün dịp nói ra như để trút
bầu tâm sự đã ấp ủ
mấy mươi năm.
Tháng
3/1975... Chúng tôi là đoàn người
du mục sống rày đây mai đó
theo gió bạt mây ngàn. Sau khi đóng
điện đường dây 66kV Sài
gòn - Mỹ tho - Gò công giao cho anh Trung
và anh Hưởng xài chơi, "Phó
Thừa Tướng Công tác" LM
Quân cho anh em chúng tôi được
vinh dự di chuyển ra miền "đồng
khô cỏ cháy" thi công đường
dây 66kV Cam ranh - Nha trang. Đường
dây Cam ranh - Nha trang (60km) nối tiếp đoạn
Tháp chàm - Cam ranh để dẫn thủy
điện Đa nhim về cho miền Nha trang
thùy dương cát trắng. Nơi
đây ông Tây nhà đèn
vẫn còn sót lại đang ngự
trị trong khu vực này. Đường
dây Cam ranh - Nha trang nối liền các trạm
Cam ranh, Hoà yên và Nha trang. Tùy
theo nhịp độ tiến triển công
tác, văn phòng công trường
lần lượt dọn từ Cam ranh sang
Hòa yên, rồi Nha trang. Trạm biến
điện Nha trang được xây cất
bên cạnh đài phát thanh gần
Thích Ca Phật đài. Đi vào
thị xã đến ngã sáu đầu
tiên, rẽ phải thì gặp thôi.
Văn phòng công trường cũng
cách đó không xa. Tôi đang
cùng với các anh em thực hiện
mái che cho máy biến thế và nối
các dây cáp trong trạm thì anh Sinh,
phụ tá từ Cam ranh, đến có
vẻ vội vã lắm:
- Anh
ơi nguy quá, trên Cao nguyên lộn xộn,
các anh em khu Cao nguyên đã di tản
đến công trường mình rồi.
Liệu mình kiếm chỗ giúp tạm
trú.
- Chắc
mình thu xếp gọn lại khu chung cư của
anh em mình đang ở, để tạm
đón các anh ấy. Chừng
nào lộn xộn đến đây thì
mình ra biển luôn...
Câu
nói đùa đã thành sư
thật. Hôm sau trưởng toán
công tác về báo cáo các
đoàn quân di tản vô trật tự
trên lộ trình Cam ranh - Nha trang đã
bắn vào bánh xe cần câu đang
trồng trụ ở khoảng ngoài Diên
khánh và họ còn nói:
- Các
anh trồng trụ cho VC xài hả !?
Cũng
may không có bắn trúng anh em nào
trong toán trồng trụ gắn đà.
Bắn xong họ tiếp tục di tản hết
sức hỗn loạn. Tôi thấy không
xong rồi. Tình hình bấp bênh quá,
nhất là sau khi Tướng Phú hướng
dẫn các đoàn quân rút khỏi
Pleiku, Kontum về thị xã Nha trang. Khi đoàn
quân đến Nha trang, họ mang theo sự
bất an vào lòng quân cán chính
địa phương. Và như thế,
như các con cờ domino, con trước
ngã đè lên con sau, rồi cứ
như thế mà sập tiệm...
Tối
nay tôi thấy ở trước cửa
văn phòng công trường có
một chiếc xe vừa di tản đến,
đậu sát lề đường
với một quan tài. Nhìn xuyên
vào trong thấy ánh nến lập lòe
trên cỗ áo quan cùng thân nhân
đang ngồi u sầu não ruột. Thế
sự thăng trầm nhanh quá chẳng
thể lường được, dân
mình đã khổ lại càng khổ
thêm. Ngày xưa một Bình long tử
thủ, một mùa hè đỏ lửa
Quảng trị còn chưa thấy gì, mà
sao chừ bê bết quá. Tình
hình có vẻ sốt ruột quá, không
thể phân phối công tác gì được
nữa! Thêm vào mặt tâm lý
bất lợi cho chúng ta là ban đêm
đài BBC, không biết đài được
tin ở đâu mà bảo Nha trang đã
thất thủ... Thế mới nguy.
Tôi báo cáo tình hình khẩn
trương về Nha Trang bị để xin chỉ
thị ngưng công tác. Một hai ngày
sau một anh thư ký bay ra Nha trang đưa
cho tôi một vé máy bay để trở
về Nha. Tay cầm vé máy bay mà
tâm tư miên man suy nghĩ:
- Hồi
nào tới giờ làm việc
cực khổ có nhau, từ miền
xuôi Mỹ tho, Chợ Gạo, Gò công,
đến miền nước ngược
Đà lạt, Đơn dương, Sông
pha, Cam ranh, rồi nơi đây miền cát
trắng. Chúng tôi du mục từ
công trường này đến công
trường khác. Hôm nay tai biến
xảy ra âu cũng là cộng nghiệp,
nghiệp của mình và nghiệp của
anh em thợ thầy. Thầy thợ
bây giờ hoang mang lắm. Mình
phải ở lại với anh em. Cùng
về một lượt hay kẹt lại một
đám, chớ chừ mà bỏ
anh em lại thì mần răng mà coi được,
anh em càng hoang mang hơn!
Tôi
đã xé tấm vé máy bay về
Sài gòn để lòng không lấn
cấn, để dễ dàng chấp nhận
con đường sinh tử với
anh em công trường.
Những
ngày cuối cùng của tháng 3 đen,
đường phố Nha trang lộn xộn
với kẻ đến người
đi, kẻ qua người lại tấp
nập với đủ các loại xe,
ai cũng đăm chiêu, hối hả.
Nghiệp chướng, nghiệp chướng!
Nghe anh em nói các tù nhân bị cạo
đầu nửa bên đã thoát
ngục ra đầy đường, tôi
càng thêm đăm chiêu. Công trường
chỉ còn liên lạc được
với cô Hồng, khu miền Đông
qua máy Single Side Band. Tôi nhờ cô
khẩn báo lên ông Giám đốc
NTB cho đình chỉ công tác và
rút về Nha vì tình hình biến
chuyển bất lợi quá nhanh. Qua
hôm sau, cô Hồng cho hay công ty đã
mướn hai chiếc tàu lớn
đến rước toàn bộ anh em
công trường. Tôi được
lệnh điều động anh em về Cam
ranh, xong ra cửa vịnh Cam ranh đón tàu
đưa anh em trở về vì đường
bộ đã bị mô. Tôi không
rõ ngày, chỉ nhớ thời
điểm ấy rơi vào những
ngày cuối cùng của tháng ba đen.
Các cơ sở quân sự, dân
sự trong tỉnh, các quân trường
Đồng đế, Dục mỹ.... lần
lượt hay đồng loạt di tản
thì đúng hơn. Tất cả đều
đổ dồn từ thị xã Nha
trang ra độc đạo đi Diên khánh
để về hướng Cam ranh. Nha
trang giờ đang bỏ ngỏ.
Giữa
văn phòng công trường và
đài phát thanh Nha trang có một ngã
sáu. Xe cộ từ năm ngã trong
thị xã đổ ra kẹt cứng.
Sau này mới biết đêm qua Quân
đoàn đã cho lệnh di tản.
Tôi còn nhớ một Thiếu tá
phải bước xuống xe trong tay cầm
cây colt đứng trên xe Jeep chỉa
mũi súng để điều khiển
lưu thông. Nhớ lại quang cảnh
hai bên đường di tản giờ
này còn khiếp. Ai cũng có
thể mất mạng bất cứ lúc
nào, nhưng chả ai sợ, cứ lần
đường mà đi. Nếu
tôi không lầm thì quốc lộ 1
ở khoảng đó chỉ có một
lane cho mỗi phía, nhưng trong lúc bấn
loạn, xe cộ chen nhau giàn hàng ngang năm
hoặc sáu xe một lượt, chạy về
hướng Cam ranh. Xe chạy lấn sâu
vào lề cỏ hai bên. Xe quân
sự thì chở đầy lính
tráng. Xe dân sự cũng đầy
ắp người, gà vịt và các
tủ bàn ghế trên mui và sau xe.
Dọc đường có những
xe bị tai nạn lưu thông, bà con ở
lại đứng khóc một chập rồi
khiêng người chết vào nằm
bên vệ đường... và rồi
tiếp tục theo đoàn người
di tản. Xe nào hư dọc đường
thì chủ không luyến tiếc, bỏ
lại, tiếp tục đi bộ. Vì chen
nhau mà chạy nên đoàn người
di tản rất chậm. Con đường
từ Nha trang về Cam ranh dài 60 km, bình
thường chỉ mất khoảng một
tiếng đồng hồ, hôm đó
phải mất ba tiếng rưỡi mới
về đến Cam ranh. Về được
là may rồi! Tôi nhớ anh Mỹ,
Trưởng ty Điện lực Cam ranh cho
chúng tôi ở tạm qua đêm
trong một căn nhà gần Ty. Nghe
anh em địa phương báo tin tối
nay du kích địa phương về lục
soát từng nhà, ai cũng lên
cơn sốt! Về đêm có tiếng
súng nổ lưa thưa không dứt,
khiến anh em lo sợ, không ai ngủ được
cả, chỉ chờ sáng. Đúng
là có thức trắng đêm
mới thấy đêm dài!
Khoảng
bốn năm giờ sáng tôi cùng
một anh ra vịnh Cam ranh để mướn
một chiếc ghe nhỏ ra khơi. Cố
chạy vòng xung quanh vịnh, rán tìm
cho được tên hai chiếc tàu
mà Điện lực mướn ra
đây để đưa anh em về.
Mọi người đều lên tinh thần
khi hay tin tôi đi tìm tàu. Cũng
may tìm được một chiếc ghe
nhỏ. Chủ ghe cho mướn với
giá 45 ngàn đồng cắt cổ.
Sắp chết rồi cũng phải chịu
thôi, miễn họ chịu chạy vòng
quanh vịnh Cam ranh với mình là được
rồi. Trong khi ghe chạy cũng thấy trời
mây non nước, nhưng khi xưa vịnh
Cam ranh đẹp và thơ lắm, giờ
thì cũng trời mây non nước
mà chẳng thấy thơ chi cả!? Hay
là vì người buồn cảnh
có vui đâu bao giờ. Ghe chạy
ngang qua từng tàu một trong vịnh, chỉ
đến gần đủ để đọc
tên tàu. Hết tàu này lại
đến tàu khác. Vì ghe nhỏ
thấp lè tè ở dưới,
nên mình phải ngước mắt
lên mới nhìn rõ tên tàu
lớn ở trên cao. Lượn
qua lượn lại gần cả giờ
thì gặp đúng tên hai chiếc tàu
mà nhà đèn mướn cho anh
em công trường. Mừng lắm!
Mà sao trên tàu dường như
chở toàn xe tăng, đại bác
không thôi. Đến gần mình
thấy trên tàu mấy anh lính tay cầm
M16, người thì chỉa mũi súng
thẳng xuống ghe chúng tôi, người
thì ra hiệu cho chiếc ghe nhỏ đi
ra chỗ khác. Tôi nói vói lên
trong tuyệt vọng:
- Nhà
đèn mướn chiếc tàu này
cho anh em công trường chúng tôi
về Sài gòn...
Chả
cần đếm xỉa gì đến lời
kêu gào của tôi, đám
lính bắn dọa vài tiếng. Tôi
vừa thất vọng, vừa thất
kinh, nói với chủ ghe trở
lại bờ:
- Tàu
mướn cho anh em công trường
đã bị trưng dụng rồi. Chết
thật!
Khi
trở về chỗ tạm trú thì
trời đã sáng. Khi hay tin không
may, mọi người đều xuống
sắc, mất tinh thần... một vài anh
đã bật khóc, vì như thế
là đã kẹt cái mắt me rồi.
Tôi nói với anh em:
- Thôi
mình cứ đi theo đường
bộ đến đâu hay đến đó.
Chúng
tôi lại lên đường hướng
về Ba ngòi trong tiếng súng nổ mất
trật tự, hỗn quan hỗn quân, từ
khắp các nơi của thị xã Cam
ranh. Cả đoàn người từ
miền trên cứ tiếp tục di tản
nên đường xe bị kẹt hơn
đường phố Sài gòn:
- Đi
thế này thì biết chừng nào
mới tới nơi! Một vài
anh em thốt lên.
Vì
các xe cứ chen lấn nhau chạy theo hàng
ngang năm bảy chiếc một lượt
nên không đi đến đâu.
Đi đến trưa mà chỉ ra khỏi
Ba ngòi một đỗi ngắn thôi.
Tôi thất vọng nói với anh em:
- Tôi
nghĩ chúng ta nên trở về lại
Trung tâm chứ đi như thế này
thì chẳng đến đâu cả.
Đoàn
người mệt nhoài, quay đầu
lê lết từ từ tìm lại
khu nhà đèn Cam ranh. Lo quá không
nghe ai kêu đói!!! Xuống tinh thần
rất nhiều, lại thấm mệt, tôi
đã thiếp đi khi về đến
nơi tạm trú...
Khi
tỉnh dậy thấy chung quanh chỉ còn khoảng
hơn chục anh em. Vì nôn nóng tìm
đường về nên đa số
anh em đã tự tìm cho mình một
lối thoát, không thể chờ được
nữa. Một vài anh em chạy về
hướng bờ biển, cầu tàu
Ba ngòi, với hy vọng có tàu
nào từ đại dương vào
cứu người tị nạn không.
Mấy lần đi không, rồi về
tay không. Thiểu não, mỏi mệt,
thất vọng đã hiện rõ trong ánh
mắt từng anh em. Tôi đã
chấp nhận chọn con đường
gian nguy với anh em ngay từ phút đầu,
nên không hối hận gì cả.
Chỉ buồn là chưa tìm được
một lối thoát chung để đưa
anh em về với gia đình. Trong lúc
bâng khuâng suy nghĩ, một anh từ
ngoài chạy vào cho hay:
- Ở
cầu tàu Ba ngòi hiện giờ có
một chiếc tàu buôn đang rước
đồng bào tị nạn, anh cho anh em đi
thử một chuyến chót xem sao.
Không
ai bảo ai tất cả đều xách
gói lên xe công trường hướng
thẳng về Cầu đá Ba ngòi.
Khi gần đến nơi chúng tôi thấy
đồng bào lũ lượt bước
lên tàu. Xe cộ bỏ lại đầy
hai bên đường. Một số người
địa phương không di tản, chỉ
chờ mình bỏ xe lên tàu là
họ đến làm thịt các xe ngay
lập tức. Chúng tôi phải
xuống xe đi bộ về hướng
cầu tàu. Nhân viên trên tàu
lục soát từng người.
Ai có vũ khí đạn dược
đều bị tịch thu và quăng xuống
biển hết vì vấn đề an ninh.
Tất cả đều ngồi đưa cằm
lên gối, thu mình lại chung một chỗ
trên boong tàu. Đây là loại
tàu buôn lớn, hai tầng, có
lẽ đã đổ hàng xong nên
rất trống trải, có thể chứa
vài ngàn người. Khoảng
hơn một giờ sau, con tàu từ
từ rời bến, để lại
sau lưng quang cảnh vịnh Cam ranh nhỏ dần...
Sau
khi vượt ra khỏi lằn sinh tử,
không ai để ý đến thời
gian. Không ai buồn thắc mắc chừng
nào thì tàu đến bến và
về bến mô!? Chỉ biết ra khỏi
Cam ranh là được. Đoàn người
được đưa đến Vũng
tàu trước tiên. Nhưng vì
Vũng tàu giờ đã đầy
người tị nạn nên con tàu
cứ bồng bềnh trên mặt biển
và đoàn người cứ
kiên nhẫn chờ đợi sẽ
có một ngày đổ bến. Nhưng
không, con tàu lại ra khơi. Không
ai biết đi đâu. Một chập
sau mới biết tàu đi vòng xuống
đảo Phú quốc. Khi đến
nơi cũng không đổ người
xuống được, vì Phú quốc
cũng đầy ắp người tị
nạn. Sau bao ngày lênh đênh trên
biển cả, cuối cùng tàu lại
quay về Vũng tàu. Lần này
chúng tôi được lên bờ.
Tôi còn nhớ hai bên lề đường,
từ cầu tàu trở lên bờ
có rất đông người di tản.
Có rất nhiều hội thiện nguyện
đến phát bánh mì cho những
người mới lên bờ.
Chúng tôi được xe GMC của
Thủy quân Lục chiến, lúc đó
chịu trách nhiệm an ninh địa phương,
đưa về Ty Điện lực Vũng
tàu. Tôi liên lạc về NTB và
hôm sau những người anh em "mệt
mỏi" rất vui mừng khi được
ông PT Quản Đốc Công Trường
Dẫn Biến Điện NĐ Bá đi
với bác tài Báo ra rước
bọn tôi về Thủ đức.
Kết
thúc lần đầu ra khơi đầy
nước mắt.
Lâm
Quang Tới
(Đêm
hè trên T.P. St. Louis) |