Nguyễn
Công Thuần phụ trách
Lời
Người Phụ Trách:
Mục tiêu chính yếu của sinh hoạt
THĐL là gìn giữ và phát
huy tình nghĩa và kỷ niệm giữa
những người đã từng
có liên hệ với ngành điện
lực ở nước nhà. Bản
tin THĐL là một phương tiện và
cách thức để thông tin liên
lạc, một lá thư mà một người
có thể viết cho nhiều người,
trong đó có mục "Thư từ
Liên lạc"này do tôi phụ trách.
Cái cách tôi làm là trích
từ nhiều nguồn liên lạc (thư,
vi thư, gia trang, thiệp, ...) trong một năm qua,
chọn một vài câu hay đoạn có
tính cách thông tin liên lạc, tìm
hiểu, giúp đỡ, chia xẻ, ...
có lời viết vui vẻ, dí dỏm,
thân tình, ... và có liên hệ
đến số đông THĐL, rồi
sửa lỗi chính tả, chấm phẩy
cho câu văn dễ hiểu hơn, và
tùy lúc, viết đáp lại vài
hàng cho mọi người đọc vui
vẻ thoải mái. Phần thư trích
và trả lời bao giờ cũng
là phần thân ái,xây
dựng, ... đượm nhiều tình
nghĩa và kỷ niệm. Tuy nhiên có
thể có những chỗ sơ sót
đưa đến hiểu lầm làm
phiền lòng một đôi người,
những chỗ đó xin các thân
hữu chịu khó đọc lại cho
kỹ và hiểu cho là mục này
nói riêng, các sinh hoạt THĐL nói
chung, bao giờ cũng muốn thể hiện
tất cả những gì tốt đẹp
nhất của tình thân hữu. Nguyễn
H. Â., Sài gòn, Việt nam:
(Thư
gửi NCT, 4 th.1, 2000)...
Tôi chỉ còn một mắt tỏ 51%, ông
bà tha cho lối chữ viết nguệch
ngoạc của tôi, nhưng lòng thì thật
hồi hộp xúc động ... Tôi được
khỏe, hư một mắt, vẫn đạp
xe đạp 10 cây số vì không muốn
phiền phức đến tha nhân. Tôi
hơi lẩm cẩm, tuổi già mà, 80
rồi đấy. Mắt kém chữ
xấu ... Dịp năm mới, xin kính
chúc ông bà và gia quyến cùng
quí vị ân nhân một năm dồi
dào sức khỏe, an khang và thịnh
vượng, giới trẻ Việt nam học
hành tấn tới không thua người
...
Nguyễn
Mậu B., Sài gòn, Việt nam: (Thư
gửi NCT, 19 th.1, 2000)...
Mấy lúc này tao bận quá không
có thì giờ lên mạng internet,
... Vừa rồi mở máy mới
đọc được gần 20 mails của
mày và các bạn. Tao vẫn còn
tiếp tục cày chưa biết khi nào
mới về hưu. Nhân dịp sắp
sang năm mới Canh Thìn và đón
chào thiên niên kỷ mới thân
chúc mày và tất cả các thân
hữu ĐL được an khang, hạnh
phúc. Lê
Văn Bảo, Santa Ana, California: (Thư gửi NCT, 10 th.7, 2000) ... Hy vọng đây là một kỷ niệm, bây giờ có lẽ chưa quý lắm, nhưng sau này khi già rồi ngồi cô đơn xem lại mới thấy thân thương, mới tìm thấy ở từng gương mặt thân hữu cái gì đã qua và cái gì đã mất - tìm lại, dễ gì còn được những ngày vui ... Anh
Bảo ơi, đối với tôi, chuyện
mới hôm qua có thể hôm nay đã
trở thành kỷ niệm. Mà hễ
cái gì đã là kỷ niệm
thì lúc nào cũng đều thân
quý, đâu cần phải chờ
đến ... "sau này khi già rồi". Tôi
lu bu bận rộn quá trời nhưng cũng
đã coi lại cuộn băng anh quay và
gửi cho, bao nhiêu là "kỷ niệm"
nóng hổi qua các hình ảnh rất
rõ nét. Cám ơn anh vô cùng
đã góp sức và tiếp
tay làm cho tình thân hữu của
chúng ta ngày càng tốt đẹp.
Hẹn gặp lại nhau hè tới. Nguyễn
Thị Bê, Seattle, Washington: (Thư
gửi NCT, th.1, 2000)...
Có mấy câu lục bát: Núi
cao nên núi bạc đầu, Lão
Thuần tóc cũng pha màu tuyết sương. Chúc
anh tuổi thọ viễn trường, Làm
cầu thân hữu bốn phương
vui hòa. Để
cám ơn những số bản tin THĐL
đậm tình đồng nghiệp cũ. Thưa
chị, Chị gọi tôi bằng "lão"
làm tôi "mắc cỡ"quá. Mấy
câu thơ của chị biểu lộ chút
tình thân hữu thành ra tôi không
thể giữ riêng cho mình được,
mà xin phổ biến để mọi người
xem chung. Thành thật cám ơn chị. Sang
năm THĐL sẽ kéo nhau qua họp mặt
ở Victoria, BC, Canada, gần vùng chị
ở. Hy vọng chúng tôi sẽ có
được hân hạnh "tái ngộ"
với chị và các thân hữu
vùng tây bắc Hoa kỳ? Thân
mến gửi lời thăm và chúc
sức khỏe chị và gia đình. Nguyễn
Đức Chí, Springfield, Maryland: (Vi
thư gửi NCT, 4 th.2, 2000)Đọc
thdl số 19 trang 64 parag mar 1999-t1-n1 hình như câu
nói "hai mươi tuổi mà không theo
cọng sản... " là của André Gide? Chí
ơi, Mày nói đúng, tao cũng
có nhớ là André Gide có viết
như vậy, hình như trong tác phẩm Les
Yeux des Ténèbres hay
Le Retour de l'URSS. Cuốn sách này coi như
là sự phản tỉnh của Gide sau khi
đã ngưỡng mộ cuộc cách
mạng tháng 10 của Nga từ 1917 cho đến
1936. Năm 1936 Gide dược CS mời sang
Moscow tiếp đón như thượng
khách, với một lời yêu
cầu Gide viết cho một bài để
ca tụng chế độ CS. Gide đi mấy
tháng bên Nga, thất vọng quá, về
viết bài chửi. Tao
nhớ là cuốn sách này có
6 bài, một của Gide không phải là
CS, còn 5 bài kia là của 5 anh cựu
Tổng bí thư đảng CS của mấy
nước Âu châu. Làm tới
Tổng bí thư, rồi khi hết làm
thì trốn sang Anh và Pháp, và viết
báo nguyền rủa. Vậy mà thiên
hạ trong nhiều năm sau vẫn có nhiều
người lao đầu tiếp tục
nghe theo lời CS. HSP viết lại ý này,
cọng với ý "năm mươi tuổi
mà còn theo CS..." đưa ra vào lúc
cả thế giới đang tôn vinh HSP,
thành ra cứ nghĩ câu trên là
của HSP viết. Mà
mày cũng thông cảm là bây
giờ có bao nhiêu người
còn biết tới Gide... Bùi
Trọng Cường, Carindale, QLD, Australia: (Vi
thư gửi NCT, 21 th.11, 1999)...
Thấy Anh vẫn còn đóng góp
hoạt động tôi rất vui và mong
Anh cứ vững tin là khi mình làm
việc bất vụ lợi thì không
có gì phải bận tâm cả, mọi
người đều có đủ
óc thông minh để phán xét.
Noel năm nay tôi sẽ đi Sydney và Canberra
để gặp Quan và Thiết cùng một
số anh khác, sẽ liên lạc với
anh sau khi về. Anh
Cường thân, Tôi chép lại
mấy câu trong bài thơ nổi tiếng
"Lời Mẹ Dặn" của Phùng Quán
sau đây để anh đọc lại,
mà cũng để tạ tấm lòng
"tri kỷ" của anh: "... Người làm
xiếc đi dây rất khó, Nhưng không
khó bằng làm nhà văn, Sấm
sét trên đầu không xô tôi
ngã, Bút giấy tôi ai cướp
giật đi, Tôi sẽ dùng dao viết
văn lên đá". Thăm anh và gia
đình. Nguyễn
Văn Di, Abington, Pennsylvania: (Vi
thư gửi PHB, 3 th.3, 2000)Re:
Bài Thơ Tâm Tình Rất
vui tái ngộ Hữu Bình Không
ngờ cậu lại tâm tình bằng
thơ Hữu
Bình của những ngày xưa Khó
ai biết được hồn thơ dồi
dào Đa
nhim nhớ mới hôm nào Đường
lên Yagut hoa đào đón xuân Giờ
đây ngoảnh lại xuân chừng
đã qua Ha
ha ha! Cười
lên cho thấy đỡ già Bình
ơi Cuối
thơ chúc cậu yêu đời hơn
xưa. Di
ơi, PHB chuyển lá thư mà cũng
là bài thơ của mày cho tao với
đề nghị chuyển cho nhiều anh em đọc.
Bài thơ có tình có nghĩa, đáng
được khen và đề cao. Mày
đừng có phiền. Tao có một
nhận xét như sau: bài thơ lục bát
hình như bị sót mất mấy câu
lục. Mày có hứng thì bổ
túc và gởi cho tao. Trương
Ngọc Diệp, Cincinnati, Ohio: (Vi
thư gửi NCT, 13 th.3, 2000)
... Xem qua hình cầu Mỹ Thuận
và tham khảo thêm, loại cầu này
phải gọi là
cable-stayed bridge thay vì
suspension bridge như bản tin tháng 11, 1999
từ Hà Nội có thể gợi
ý. ...
Đọc trên báo Bút Việt, Texas,
tôi thấy tin cây cầu Mỹ Thuận
đã mở ngày 5-21-00 lúc 1:00
p.m... Anh
Diệp ơi, Tôi theo dõi công trình
cây cầu Mỹ thuận này không
phải về vấn đề kỹ thuật
nghiên cứu hay đồ án. (Tôi
hiện có trong tay số đặc biệt
tạp chí "Đi Tới"có rất
nhiều chi tiết kỹ thuật của cầu,
nhưng không có ý định và
thì giờ đọc kỹ.) Tôi đọc
tin và nhìn hình cầu theo cái nhìn
kinh tế và chính trị. Dẫu sao thì
chúng ta cũng nên mừng vì cây
cầu có dự án từ hơn
nửa thế kỷ trước bây
giờ đã được thực
hiện. Và nên lo là với khả
năng và tình trạng quản lý hiện
tại, liệu cây cầu có đáp
ứng được nhu cầu của
dân chúng và có được
bảo trì đúng mức không
... Nguyễn
Trọng Dũng, Livermore, California: (Vi
thư gửi NCT, th. 10/1999)
... Sức khỏe cụ Chu Hoành coi vẫn
còn tốt so với số tuổi 94.
Cụ di chuyển tuy chậm chạp nhưng không
cần gậy chống và người
dắt, chỉ khi bước lên tam cấp
thì cần có tay vịn. Mắt cụ
nhìn không rõ chi tiết, mà chỉ
thấy cái shape. Cụ không còn
đọc được sách báo.
Cũng không viết được vì
tay run nhiều. Cụ nói chỉ nhận ra Thụy
qua giọng nói chứ không thấy
rõ mặt. Tai nghe cũng không rõ. Phải
ngồi gần và nói lớn cụ
mới nghe được. Hiện cụ
sống với người con trai thứ
8 tên Tuyền ở 1 căn nhà trước
nhà TH NG Hùng 1 block. Tụi
tao gọi điện thoại đến hẹn
trước nên cụ nói khi nghe con trai
nói có mấy anh điện lực
lại thăm cụ nghĩ chắc là mày.
Tụi tao đến đã xưng tên
tuổi đâu đó rồi, ngồi
1 lát cụ lại chỉ từng người
và hỏi tên rồi nói: tôi tưởng
là có anh Thuần đến thăm.
Tụi tao ngồi với cụ lâu lắm,
nghe cụ kể lại chuyện ngày xưa, gần
như 1 cái tóm tắt biography của
cụ từ năm mười mấy
tuổi, nhà nghèo, chỉ được
học đến lớp 3, rời bỏ
quê nhà ở Hưng yên, ra Hòn
gai làm trong văn phòng, dần dà
về Hải phòng, rồi 18 tuổi xuống
làm trên tầu đi Pháp. Tới
Marseille
trốn ở lại, được giúp
đỡ ra sao để vào học trường
của société anonyme des constructions mecanique
et electrique. Trong hoàn cảnh nào cụ
nghỉ làm Denis Frère để vào
trường Điện. Vừa qua cụ
được vợ chồng anh Tuyền
đưa về thăm VN 2 tuần và có
nghe chuyện nói về ông LK Huề rằng
bây giờ hàng ngày ông đi
lang thang ngoài đường rất thảm
hại! Cụ
nói rất nhiều, tao tiếc là không
có tape recorder để thâu lại... Có
chụp chung mấy bức hình với
cụ... Nếu
mày muốn có tin về sức khỏe
hiện trạng của cụ Chu Hoành thì
mày edit lại thư này. Nhưng còn
những chi tiết về quá khứ
của cụ thì khoan vì tao muốn phối
kiểm thêm với Thụy cho chính xác
hơn nữa. Thật ra có nhiều chỗ
tụi tao nghe cụ nói mà không hiểu
lắm, hoặc muốn hỏi thêm chi tiết
về thời gian, địa danh, tên
trường, v.v... nhưng nói lớn
rồi mà cũng không nghe được,
và thấy không tiện nói lớn
hơn nữa trong nhà người con
mà lần đầu tiên tụi tao gặp
nên cụ nghe không ra và hoặc không
trả lời đúng câu hỏi
hoặc trả lời ý khác. Đêm
rồi nằm nghĩ có lẽ tụi tao
sẽ tìm cơ hội để cụ kể
chuyện thêm nữa, rồi sẽ viết
thành bài cho sang năm. Lần sau sẽ
đem theo tape recorder cho chắc ăn. Nói
về sức khỏe thì cụ vẫn
còn minh mẫn, còn hay ứng khẩu
đọc thơ, và nói chuyện tiếu
lâm, cũng như biết áp dụng những
từ ngữ và chữ lóng
thời đại. Dũng
ơi, Tao đã "tranh thủ"được
một tiếng đồng hồ hôm đầu
tháng 7 vừa rồi ghé thăm cụ
Chu Hoành. Tao phải cố đến thăm
cụ trước khi quá muộn. Hầu
chuyện và hỏi thăm cụ, tao có
nhận xét giống như mày viết.
Mình nói cứ như hét lên
mà cụ cũng không nghe rõ. Tuy nhiên
cụ còn "tinh" lắm. Còn dặn tao sang
năm có về Cali thì lại ghé
cụ. Chắc chắn là tao sẽ ghé
nữa. Bắc
Cali 2000 xong rồi, nghỉ ngơi lấy sức
rồi tiếp tay với Victoria 2001. Hẹn
gặp lại. Nguyễn
Ngọc Đạt, Flushing, New York: (Thư
gửi NCT, 11 th.11, 1999)...
Chúng tôi lưu lạc qua đây ngoài
việc mưu sinh, chăm sóc con cái, thường
cảm thấy trống vắng, thiếu bạn
bè thân thuộc. Được liên
lạc với các bạn cũ, hàn
huyên chuyện xưa, vui cũng nhiều nói
chuyện được với các
bạn ở xứ lạ quê người,
nhưng buồn cũng không ít về
một số bạn bè kém phần may
mắn... (Vi
thư gửi NCT, 11 th.8, 2000)... Chúng
tôi đã nhận được cuốn
video tape 2 giờ 45 phút do Anh sang lại từ
bản chính của anh Bảo. Tuy vậy mà
hình ảnh vẫn rất rõ và không
rung chứng tỏ cái camcorder của
anh Bảo rất tốt và có stabilizer
nữa. Tuy không có mặt ở
đại hội THDL từ đầu, nhưng
nhờ cuốn video này chúng tôi
cũng biết được tất cả
diễn tiến. Màn thú vị nhất
là Houston và Victoria tranh nhau xin được
tổ chức đại hội THDL cho năm
2001. Anh
Đạt thân, Anh với tôi ở
tương đối gần nhau mà phải
mất 17 năm mới liên lạc với
nhau được. Âu cũng là số
trời, phải không anh? Rất mừng
có anh chị sốt sắng tham dự các
sinh hoạt của bạn bè cũ. Chắc
chắn là anh chị đã tìm thấy
niềm vui và điều đó làm
cho mọi người chúng tôi cùng
vui theo. Xin anh giữ liên lạc, chúng
ta còn nhiều sinh hoạt khác nữa,
và còn có nhiều cơ duyên gặp
lại nhiều bạn bè khác. Thăm
anh chị và các cháu. Nguyễn
Tấn Đạt, Fairfield, New South Wales, Australia: (Thư
gửi NCT, 12 th.12 1999)...
Bản tin 18 tôi dự trù thư đến
anh và anh Phong để "ca tụng" tác giả,
song đọc bản tin 19 tôi thấy có
nhiều TH cũng đã thấy những
ý hay của bài viếtnên
đã "ca tụng". Riêng tôi thấy
cái ý mới mà lâu nay đọc
sách báo tôi chưa thấy: anh Phong nêu
lên sự giám định của chất
thải hàng ngày của người
và của gia súc gà vịt mà
kết luận về sự ăn uống
và khỏe mạnh hay có triệu chứng
bệnh. Bản tin 19, hình bìa thấy máy
biến áp lưu động 15kV/220V thì
thấy quen thuộc quá, ví tác giả
là anh NH Phúc, còn nơi sản xuất
là Dẫn và Biến Điện mà
tôi đã góp nhiều công sức.
Remorque
của US Army, thùng thì dường
như là cubicle của 3 máy biến
thế 66/15/11kV - 2 MVA của Saigon sub, mà 3 máy
này đem "mại" cho trạm Việt Thành
(cầu Tân thuận). Còn phong cảnh hình
bìa tôi không hình dung ra được... Anh
Đạt ơi, Tôi trích mấy dòng
thư anh trên đây để chuyển
lời "ca tụng" của anh đến anh
HV Phong, cũng như chuyển cái "kỷ niệm"
máy biến thế lưu động đến
các thân hữu đã từng
làm việc ở Saigon sub với anh.
Rải rác trong bản tin này anh sẽ
tìm thấy các tình nghĩa và
kỷ niệm đó. Mong anh vui. Trần
Văn G., Sài gòn, Việt nam: (Thư
gửi NCT, 22 th.2, 2000)...
Gia đình chúng tôi mừng lắm.
Trước tiên xin cám ơn anh, sau
đó xin anh vui lòng chuyển lời
tri ân của gia đình tôi đến
các anh Nguyễn Trọng Dũng, Hoàng
Gia Thụy, và một số các anh chị
khác mà tôi không được
biết tên. Thưa anh, đối với
tôi, những phần quà này không
chỉ đơn thuần là sự giúp
đỡ mà nó còn mang một
ý nghĩa về tình cảm thân thương,
điều đó làm cho chúng tôi
cảm thấy ấm lòng. Dù cách
xa nhiều năm, dù xa cách hơn nửa
vòng trái đất, các anh chị
vẫn còn nhớ đến những
anh em bạn bè CDV xưa cũ... Nguyễn
Thị Hà, Miami, Florida: (Vi
thư gửi NCT, 18 th.10, 1999) ...
Về vấn đề của Đặng thì
tôi đã viết thơ trực tiếp
cho bạn nhưng đến nay không được
trả lời, do đó tôi không
biết chính xác cho nên báo cho anh
biết. Đồng thời tôi có
nhận được thơ của chị
Hiệp (cán sự điện khóa 6/66)
đã xuất gia đi tu, trước
khi xuất gia có họp mặt bạn bè,
nhiều người đã cảm động
đến rơi lệ. Riêng tôi cũng
xúc động khi nhận được
thơ này. Chị
Hà thân, Hôm hè năm ngoái
tôi đã có liên lạc về
Sài gòn nhờ người đến
thăm và trao quà giúp đỡ
anh chị Bi & Đặng. Tôi nhớ
đã có sao và chuyển các vi
thư về vụ này cho chị biết và
theo dõi. Anh Bi bị tai nạn từ mấy
năm nay (hình như từ đầu
năm 1998), hiện phải ngồi xe lăn, nói
ú ớ, nhưng còn nhận biết
người quen. Tôi có đưa tin
này trong bản tin THĐL số 19. Chúng
ta làm được gì bây giờ,
ngoài việc gửi quà tương trợ
và cầu nguyện cho một phép màu...
Chị có tin gì thêm xin cho tôi hay.
Cám ơn chị nhiều. Thăm anh chị
và cả gia đình. Đào
Hữu Hạnh, Garden Grove, California: (Vi
thư gửi NCT, 20 th.10, 1999)... Số
người trồi lên... xong lặn luôn,
rất nhiều. Nhưng mình là sứ
giả của tình thương thì cứ
cố trải đều đến mọi
người... Báo in 1 tuần, đóng
bìa 3 ngày, vị chi 10 bữa. (Vi
thư gửi NCT, 6 th.12, 1999)...
Moa sorry kỳ nầy, hình ảnh bị lem
nhem chỉ vì moa cố chạy đua với
thời gian để đi Arizona, thành
thử quá hấp tấp. Năm tới
cậu đừng nhận hình dài nữa.
Chính nó là thủ phạm. Tụi làm
halft
tone gọi moa nói không có cỡ
giấy PMT cho hình dài, moa nhắn vào
answering
machine bảo: "Thì chụp phim." Thế là
nó chụp hết 40 tấm hình, thay vì
một tấm dài thôi. Khi in ra thì xấu
hoắc. Thường thì nhà in shoot
trang hình đầu tiên, thấy trục
trặc, gọi moa ngay. Lần nầy moa đi Arizona... Hạnh
ơi, Âu cũng là số trời.
Ngay khi mới phổ biến bản tin 19 trong
vài tuần đầu, tớ nhận
nhiều cú điện thoại của anh em
bè bạn tỏ ý tiếc phần hình
ảnh của bản tin 19. Giá mà thế
nọ, giá mà thế kia, ... tớ
chỉ cười, bảo là "cũng
đành thôi". Đoạn thư trên
của cậu giúp giải thích lý do
cho nhiều bạn bè thắc mắc. Nghe lời
cậu, tớ sẽ không chọn hình
dài quá khổ nữa. Chắc chắn
từ nay phần hình ảnh trong các
bản tin sẽ tốt đẹp hơn. Nguyễn
Thị Như Hoa, Ottawa, Ontario, Canada: (Vi thư gửi
NCT, 16 th.11, 1999)... Hôm
dự Đại hội năm nay tôi vô
cùng cảm động được
gặp lại bạn bè TTĐT và thân
hữu ĐL sau 19 năm xa cách, có
người thì hơn 20 năm. Ngày
xưa nhà tôi cũng làm Điện
lực (Nguyễn Cương, Trung tâm trưởng
Trung tâm Điện lực Đà lạt
năm 1972 trước khi anh ấy mất). Tôi
vô cùng tán thán việc các
anh đã bỏ thì giờ quí
báu để duy trì mối liên lạc
của gia đình ĐL cho đến ngày
nay ở hải ngoại. Thưa
chị, Ngày xưa tôi chưa được
biết chị (Trung tâm Điện toán
có quá nhiều "người đẹp",
tôi thì toàn làm việc ở
xa "mặt trời"), nhưng tôi biết
anh Cương nhiều lắm. Biết cả
cụ ông thân sinh của anh Cương nữa
(cụ Nguyễn Dần, bộ Công chánh).
Bây giờ, gần 30 năm sau, ra tới
đây rồi, tôi mới được
biết và gặp chị. Rất vui khi chị
"xuất hiện" ở đại hội Montreal
1999 và mới đây ở Bắc
Cali 2000. Mong rằng chị sẽ còn "đến
mãi với anh em". Văn
Đình Hoàn, Greer, South Carolina: (Thư
gửi NCT, 27 th.3, 2000)Cám
ơn anh đã gởi cho tôi cuốn
Thân hữu Điện lực. Tôi
qua đây cũng đã lâu nhưng
bây giờ mới biết được
nhiều bạn hữu Điện lực
xưa qua danh sách THĐL ... Anh
Hoàn, Bắt được cầu liên
lạc với nhau là quý rồi, dù
có muộn màng bao nhiêu đi nữa.
Anh tìm được niềm vui với
bản tin THĐL thì chúng tôi vui lây.
Mong anh sẽ thu xếp để từ nay
tham gia nhiều sinh hoạt khác của anh chị
em bè bạn cũ. Chúc anh vui khỏe, và
hy vọng sớm "tái ngộ". Võ
Văn Hoàng, Aix-en-Provence, France: (Vi
thư gửi NCT, 25 th.7, 2000)...
saün dịp thăm thoáng qua chương trình
Nhiệt điện Cần thơ, 30 năm sau,
mà trước 30/4/75 mình có hân
hạnh làm việc với các anh Khoa,
Dũng, Quân, Thơm, Đức, Thuyết,
Tòng, Xuân, Nhựt, Thụy,... và các
bạn Nhật bổn mà anh có biết
thuộc hãng
Westjet, Toyomeka, Marubeni như Miyahara,
Furi, Jo sun... Nay trở lại, lòng bùi
ngùi xao xuyến lắm... Mình muốn
viết vài hàng để tâm sự
với anh và các bạn, mong được
chia xẻ cùng nhau kỷ niệm êm đềm
này. (Vi
thư 26 th.7, 2000)Hoàng
thân, Chà chà, lâu lắm rồi
mới có tin cậu. Đây là
cái thư đầu tiên cậu gửi
cho tớ từ địa chỉ email
này. Từ hồi LDT cho tớ cái
địa chỉ email này của cậu, tớ
đã gửi nhiều thứ nhiều
lần mà không thấy cậu lên tiếng
thành ra tớ không dám chắc
là cậu có nhận và đọc
được hay không. ...
Mấy năm nay, tin tức về Do-Mi-Xi-La-Đo-Re,
về Aix và về vùng Provence ra sao? Cháu
Nguyên đã lấy vợ, còn
cháu Khôi thì bao giờ? Cây mơ
sau nhà có còn sai quả ? Và "paté
oie" [ngỗng] có loại nào mới
ít mỡ hơn không? Bao giờ
thì cho anh em THĐL trở lại Aix đây? (Vi
thư gửi NCT, 26 th.7, 2000)Hôm
nay, được mấy dòng chữ
của anh chị làm mình ấm lại,
luôn luôn positif và có trí
nhớ quá hay về mỗi kỷ niệm,
cả khu vườn nhà mình nữa.
Năm nay trái mơ rất ngon, ăn không
hết, trái Nashy, gọi là Lê
tàu đầy cây phía trước,
cỡ 200 trái, nhỏ không hột, trái
hồng dòn và mềm rất nhiều,
nhờ có nắng ấm miền nam...
hình ảnh miền Provence đã đem
lại cho nhiều "Êm đềm" và Domisiladoré
vẫn mở cửa rộng để
một họp một lần nữa THĐL,
kỳ đến sẽ đi chơi Spain
miệt Costa Bravas/ Barcelone 4, 5 hôm, (cách
Aix 350-500 Km) rất dễ thương, và cũng
là tiền bối của Mỹ vì ChristopheColombes
đã tìm ra châu Mỹ... đi
theo Tours từ Aix rất tiện... Cũng
có thể đi Italie được... Lúc
nào nghe cậu "quảng cáo" cũng thấy
miền nam nước Pháp rất là
hấp dẫn. Dĩ nhiên anh em chúng ta
ai cũng muốn có cơ hội "đi chơi".
Nhưng đi được hay không thì
còn tùy thuộc rất nhiều yếu
tố. Cứ cầu mong, giống như cầu
"trúng số", chuyện không phải là
không thể xảy ra. Thăm cậu và
cả nhà. Phan
Thị H., Sài gòn, Việt nam: (Thư
gửi NCT, 4 th.2, 2000)...
Đang khó khăn mà được
anh nghĩ đến gởi cho một số
tiền rất to, tôi hết sức cảm
động tấm lòng tốt của anh và
các bạn bên ấy. Anh nói tôi
có lòng cám ơn các bạn bên
đó.Anh có
biết tôi mừng như thế nào
rồi, và không ngờ anh và các
bạn vẫn còn nhớ đến
tôi ... Nguyễn
Khắc Huề, Tempe, Arizona: (Thư
gửi NCT, th.2, 2000)...
Trước bão táp, anh em thường
đem kinh sách và giáo lý đạo
Phật ra bàn bạc thảo luận. Nay anh em
tiến xa hơn, đem thuyết Bát nhã
của nhà Phật để luận việc
đời. Thật đáng khâm phục!
(Nếu nói theo phim bộ Hong kong: Thiện tai!
Thiện tai!) Anh
Huề ơi,Anh viết
thư hay quá mà anh không cho tôi ...
trích! Tôi chỉ xin anh có một đoạn
thật ngắn trên đây thôi. Và
cũng chỉ để nói lên một
điều là "Thiện tai! Thiện tai!". Đặng
Ngọc Hùng, Carina, Queensland, Australia: (Thư gửi NCT, 22 th.11, 1999)Nhận được THĐL số 19 thì tôi rất vui vì đây là cơ hội một năm một lần "ôn cố nhi tri tân" hoặc "going down the memory lane" để nhớ lại những kỷ niệm xưa. Hơn nữa kỳ này đặc biệt chứng tỏ THĐL vẫn còn "alive & kicking well". Đọc chuyện "Tình Quê Hương" của anh Bình tôi đồng ý với kết luận "Nghe quê hương, tiếng gọi mời thương, Những ngày tha phương trong cõi đời ta, Giữ bên lòng hình bóng quê nhà". Ngoài ra, tôi cũng xin bật mí điều bí mật là ở Brisbane có cây thanh long mang từ Việt nam qua trồng và trái thanh long vì hợp đất khí nên rất to và ngon... Hùng
ơi, Suýt chút nữa nếu đánh
cá với PHB về vụ Brisbane có
thanh long thì tớ đã ... thắng
rồi! Thật ra tớ cũng không ngờ.
Thanh long xuất xứ từ miền quê
hương của tớ, Nha trang, đã
rất ít phổ biến ngay cả trong nước.
Bao giờ tớ đặt chân tới
Brisbane, cậu nhớ để dành cho
tớ một trái thanh long. Trong khi chờ
đợi, cứ rán giữ cho
được các tình nghĩa thân
thiết. Thăm cả nhà. Nguyễn
Đình Hùng, Anaheim, California: (Thư
gửi NCT, 8 th.3, 2000)...
Tôi tốt nghiệp khóa 6 trường
Điện. Ra trường được
một tháng thì tôi xin được
việc ở Sicovina Phong phú (Thủ đức),
còn anh Lê Hữu Trình (khóa 3)
thì làm ở Sicovina Đà naüng,
anh Lê Quang Liêm (khóa 5) làm ở
Sicovina Khánh hội. Tôi làm việc liên
tục 27 năm tại đó (sau đổi
tên là Công ty Dệt Phong phú), đến
năm 1993 tôi và 2 cháu đi Hòa
lan theo diện bảo lãnh. Trước đó
vợ tôi và 2 cháu kia vượt
biên và định cư ở Hòa
lan. Suốt 5 năm ở Hòa lan tôi
không có việc làm (phần vì
đã lớn tuổi, phần vì
ít việc) ... Đối với tuổi
già thì nơi đây là thiên
đường, không phải lo bất
cứ điều gì, chỉ có điều
... lạnh và quá chán (nếu không
có việc gì để làm). Chính
vì quá rảnh rỗi cho nên tôi
đi thư viện, đọc sách, viết
bài gửi (không thù lao) cho các
báo Việt ngữ ... Dòng
đời bất ngờ đổi
thay, ... trong dịp qua Cali tháng 12/98 chơi (ăn
cưới và thăm họ hàng),
tôi bất ngờ phải quyết định
"vượt biên" từ Hòa lan qua
Mỹ... Tôi đã kiếm được
việc làm, thấy lại không khí
hoạt động của tuổi trung niên...
Tôi có nhiều dịp gặp các THĐL
như các anh ĐH Hạnh, NV Dậu, PN Diệp,
TT Long, HĐ Khang, Nguyễn Nho Nghị... Có
dịp gặp thêm bạn cũ, tôi cũng
được dịp hàn huyên với
bạn bè, không còn lẻ loi như ở
Hòa lan... Anh
Hùng thân, "Tới đây thì
ở lại đây". Chúc mừng
anh đã đến đất Mỹ.
Và ở lại đất Mỹ. Tròm
trèm con số "sáu chục" mà bắt
đầu lại cuộc đời thì
kể ra anh cũng có thừa ... can đảm.
Cầu mong anh sớm ổn định, một
dịp nào đến tham dự họp
mặt THĐL để "tái ngộ" nhiền
bạn bè xưa cũ. Chúc anh nhiều
sức khỏe và may mắn. Anh cần
mấy thứ này lắm. Nguyễn
Thị Song Hương, Springvale, Victoria, Australia: (Vi
thư gửi NCT, 7 th.4, 2000)... Tôi
vừa được tin anh Thiều mất,
lại một người bạn rời
bỏ chúng ta... và khi nào thì đến
ta... Ai thì cũng phải vậy thôi phải
không anh? Tôi còn nhớ rất
rõ khi anh Th. gặp tôi ở kỳ Đại
hội THĐL Bắc Cali 1995, anh Th. thấy tôi
mà mở tròn đôi mắt và
im lặng trong giây lát với sự
ngạc nhiên tột độ, ... Tôi rất
cảm động và cũng là kỷ
niệm cuối cùng của tôi với
anh Th... Bây giờ anh đã đi
vào thế giới khác, tôi hy
vọng rằng nơi đó anh Th. được
yên ổn và vui sướng hơn
ở thế giới chúng ta đang
sống!!! Tình THĐL bao nhiêu năm xa
cách khi gặp lại nhau thì vui mừng
không giấy bút nào tả hết
cái ý nghĩa của nó... (Vi
thư gửi NCT, 1 th. 6, 2000)Tôi
biết anh rất bận rộn nhất là
gần đến ngày ĐHĐL. Thấy
danh sách đi tham dự kỳ nầy gần
200 người như vậy là thành
công và vui quá rồi. Bắc Cali tổ
chức lần nào cũng thu hút
đông TH hơn ở nơi khác... Tuần
rồi có anh chị NHThu từ Sydney tới
chơi, anh ấy vẫn còn tánh tiếu
lâm nói chuyện làm tôi cười
muốn chết. Anh Thu và anh Tạo rủ vợ
chồng tôi đi Mỹ dự ĐHĐL.
Tôi không đi được mấy
người đó cũng không đi
luôn. Anh thấy có kỳ không? Mấy
chị ấy nói đi đường
xa đông người mới vui. Thôi
thì hẹn sẽ gặp một nơi nào
không biết trong tương lai vậy? Chị
Song Hương ơi, Chị đừng có
bi quan, "trời kêu ai nấy dạ". Trước
anh TC Thiều là anh PV Sinh, và sau đó,
mớùi đây, là anh PX Hùng.
Chúng ta đang "sắp hàng một", mà
cái hàng này hình như không
ai muốn tranh lên hàng đầu. Hè
rồi mà chị "hướng dẫn
phái đoàn"Úc châu đi dự
Bắc Cali 2000 thì chị đã được
tuyên dương rồi, chắc chắn phần
chị sẽ ... free, có thể được
bồi hoàn cả ... vé tàu bay nữa.
Tiếc cho chị! Và tiếc cho cả chúng
tôi, mất cơ duyên tái ngộ các
TH NH Thu và UV Tạo. "Thôi đành hẹn
nhau ... lần sau!" Nguyễn
Tấn Hương, Portland, Oregon: (Thư
gửi NTD, 7 th.4, 2000)...
Tôi ra trường năm 1967 (Cán sự
Cơ khí Ô tô và Diesel) được
phân về H.T. Nhiệt điện Thủ đức
(BV Nghiêm Trưởng H.T.), đi ca vận
hành Nhiệt điện Thủ đức
với anh TN Diệp (Trưởng Ca). Một
thời gian Ô. Nghiêm bắt về
Ty Diesel với anh NX Trường (Trưởng
Ty) để vật lộn với cụm Diesel
Thái lan Thủ đức già cỗi,
rồi tới các máy GM thường
bị bể culasse, piston và hư turbo, rồi
lên cụm Diesel Tân sơn nhất. Đến
tháng 10/68 bị động viên khóa
SVSQ 8/68 Thủ đức, tháng 10/69 được
biệt phái trở về Điện lực
VN, về đầu quân ở Nha Kỹ
thuật (LK Huề), công tác ở Phong
Tu bổ (B Trí)cùng
chung với HB Thế, HG Thụy, VĐ Thạnh,
... Sau một thời gian Nha Kỹ thuật giải
tán để lập lại Nha Trang bị (TK
Khoa). Anh Thế về làm Trưởng
HT Diesel có ý định lôi kéo
tôi cùng về đó, nhưng tôi
sợ ... Diesel quá! Anh Thụy, Thạnh và
tôi cùng về đầu quân cho Nha
Phối hợp Địa phương (TM Nhựt),
cũng ở Phòng Tu bổ với
anh Thạnh và được giao cùng
tổ chức mở hai lớp huấn
luyện, giảng dạy công nhân điều
hành và bảo trì máy phát
điện Diesel. Điện
lực VN và Sài gòn Điện
lực Công ty được sát
nhập, ông NX Thu làm Phó Tổng phụ
trách Khối Địa phương. Một
lần nữa cuộc đời tôi
được thay đổi, tôi được
"bố già" vận động về tăng
cường cho Khu Điện lực miền
Tây ở Cần thơ (PT Nghĩa). Đến
đầu năm 1972 về làm Phụ tá
Trưởng Trung tâm Điện lực
Long xuyên. Khi về TTĐL Long xuyên được
ổn định thì "bà xã" tôi
đang dạy học ở quận 8 Sài
gòn phải bỏ dạy để xin vào
làm nhân viên ở TTĐL Long xuyên,
và kể từ đóthêm
một thành viên của ngành điện
đến năm 1994 đi định cư
ở Mỹ với gia đình bên
vợ tôi, còn tôi và các
cháu thì không đủ điều
kiện để "ăn theo". Tôi
có vài tháng làm Trưởng
TTĐL Sóc trăng thay cho LH Hoàng đi
Nhật, rồi trở về TTĐL Long xuyên.
Đến "vòng luân chuyển" của
Khối Địa phương ở miền
Tây: Tôi ở Long xuyên sang làm
Trưởng TTĐL Châu đốc thay
cho KV Tỷ; Tỷ sang làm Trưởng TTĐL
Rạch giá thay cho VQ Sáng; Sáng ra Buôn
mê thuột thay cho HV Sáu; Sáu về TTĐL
Tây ninh thay cho PC Kỉnh về Nha PHĐP. Đến
đại nạn 30/4/75. Ngày 4/5/75 ở
Châu đốc tôi đã vào
Trung tâm Cải huấn (nhà tù) được
hơn một tuần, vừa làm lý
lịch xong để chờ chuyển trại
học tập cải tạo thì ... một buổi
chiều "đẹp trời" tôi được
gọi lên văn phòng UBQQ và được
cho về tiếp tục công tác như
cũ. Ôi, mừng quá! Tôi vẫn
làm việc tiếp ở TTĐL Châu
đốc, không có người đến
thay thế. Một thời gian sau UBQQ đưa
LC Trường vào làm chung, nhưng
LC Trường không được
hưởng lương vì Tổng cục
Điện lực (trung ương ở
trên Sài gòn) chưa chấp nhận
anh Trường. Vì chỗ bạn bè,
hơn nữa anh Trường là người
ở địa phương Châu đốc,
tôi xin chuyển đi nơi khác, và
được cho chuyển về TTĐL Cao
lãnh thay TV Xuân. Nhưng khi Tỉnh vừa
nhận được quyết định
thông báo tôi về Cao lãnh thay Xuân
thì Xuân bị bắt, Tổng cục Điện
lực bảo tôi tạm hoãn chờ
giải quyết vụ Xuân ở Cao lãnh.
Do đó tôi không tiến hành
bàn giao TTĐL Cao lãnh với Xuân.
Tôi về Sài gònxinx
nghỉ phép để chờ đợi
bố trí và về quê ở Tây
ninh. Về TTĐL Tây ninh gặp HV Sáu,
anh Sáu rủ tôi xin hoán đổi
để anh Sáu về Sài gòn. Tôi
đồng ý, anh Sáu lo mọi thủ
tục xin hoán đổi, v.v... Đến
tháng 2/76 tôi được về TTĐL
Tây ninh cùng làm chung với anh Sáu.
Anh Sáu 1-2 năm sau mới xin đổi
về Biên hòa được. Thế
là tôi được tiếp tục
lưu dụng ở ngành điện ở
Tây ninh đến tháng 3/98 mới
nghỉ việc để xin đi định
cư ở Mỹ, do bà xã bảo
lãnh. Tôi đến Portland ngày 9/5/99
... Thưa
anh Hương, Xin có lời chúc mừng
anh và gia đình đã tới
miền "đất hứa". Thư của
anh kỳ này chắc sẽ có nhiều
người đọc, nhất là những
người từ Nha Sản xuất và
Khai thác Địa phương của CĐV
cũ. Anh có một trí nhớ coi bộ
còn tốt quá, anh kể thêm nhiều
chuyện cũ cho anh em nghe đi, nhất là
những tình nghĩa và kỷ niệm
tốt đẹp về người, về
cảnh. Hè rồi, rất vui gặp anh chị
ở Bắc Cali 2000. Hè sang năm hy vọng
còn gặp lại và có nhiều thì
giờ hỏi thăm nhau hơn. Thăm và
chúc anh chị và gia đình gặp
nhiều may mắn. Kha
Tư Khải, Montreal, Canada: (Thư
gửi NCT, 5 th.2, 2000)... Chúng
tôi, hai tang quyến Kha, Trần cám ơn
các thân hữu trong gia đình điện
lực, đã có lòng thăm hỏi
và đến chào vĩnh biệt bà
Trần Thị Hương [chị Kha Tư Khải]
đã thất lộc ngày 9 tháng 4
năm 2000. Trân
trọng". Phạm
Văn Khắn, Manila, Philippines: (Thư
gửi NCT, 4 th.2, 2000)...
Vợ chồng chúng tôi trở
về Manila hôm qua sau 3 tuần viếng VN ...Khi
về VN kỳ này chúng tôi đi
quá nhiều ... Anh Q. có đưa chúng
tôi viếng xưởng làm máy
biến thế của ABB ... Rời Hà
nội, chúng tôi đi Sài gòn,
mướn xe đi Châu đốc, lưu
thông hơi khó vì quá nhiều
xe hai bánh, chạy vô kỷ luật. Từ
Châu đốc chúng tôi có đi
Hà tiên, xem thắng cảnh cũ: Ba hòn,
Mũi nai, tắm biển và ăn đồ
biển khá ngon. Khi
trở về Sài gòn, cột cầu
Bến lức bị tàu đụng bể
phải đợi 4 tiếng, chúng tôi
rất mừng gặp lại chú thím
Năm C. vừa từ Canada đến.
Đám anh em cũ còn ở Sài
gòn đãi một chầu đầy
kỷ niệm tại Bình chánh ... Trong khi
anh C. ghé nhà chơi, có Lê Khắc
Huề đến để cám ơn ...
Anh Huề không thay đổi, nói đã
đi tu ... Ai cũng có số hết ... Thưa
Thầy Cô, Phải nhìn nhận Thầy
Cô còn "chân cứng đá
mềm" thật! Hè rồi Thầy Cô
tới Bắc Cali 2000, vẫn còn đầy
đủ phong độ (còn hơn cả
nhiều đệ tử của Thầy, cứ
chê Thầy "hết xí quách" màmấy
năm nay không "lết" nổi tới
đại hội họp mặt). Quê Cô ở
Sa-pa mà quê Thầy ở Châu đốc,
vậy là kỳ này Thầy Cô đã
đạt được ước nguyện
về thăm nơi "chôn nhau cắt rún"
rồi. Hy vọng các tình nghĩa của
bạn bè cũ, học trò cũ, ...
có đủ sức góp phần làm
Thầy Cô thấy lòng ấm lại.
Kính thăm và chúc Thầy Cô
nhiều sức khỏe, có đủ
nhiệt lượng cho một năm, và
hè tới đến gặp anh em để
"sạt bình". Võ
Thị Kích, Kent, Washington: (Thư
gửi NCT, 20 th.11, 1999)...
Tôi, chị Sương (em KS LV Phúc), chị
Ngọc Lan (em KS NN Hồ), đã đóng
góp cho ngành điện hơn 1/4 thế
kỷ (kể cả cũ lẫn mới),
đồng chung hoàn cảnh có chồng
là nhà binh đi học tập cải tạo
10 ngày thành gần 10 năm, nên tất
cả đều sang Mỹ theo diện HO. Trải
qua thời gian đất nước
thay đổi và gác bút nghiên
để vác cày hơn 7 năm nay, tôi
quên hết mọi sự việc đã
qua. Nhờ được quyển THĐL
17 từ chị LT Kim Hoàng (trước
75 làm chung với chị Phương Nam)
gởi cho nên tôi tìm ra được
nhiều bạn bè, từ đó liên
lạc ông Thuần có thêm được
các số cũ mới. Nghiền ngẫm
xem đi xem lại làm những kỷ niệm
sống lại nơi tôi, nhất là các
ông nhắc đến Nha Trang bị, Chương
trình T&D, nhắc tôi nhớ lại
các cơ quan, các THĐL mình đã
cùng cọng tác suốt 1/4 thế kỷ
ngành điện. Tôi
được tuyển dụng vào Nha Hành
Ngân Kế năm 66, nên đọc bài
"Những Ngày Xưa Trân Quý" của
chị Phương Nam rất quen thuộc và
sống lại nơi tôi. Và gợi
cho tôi nhớ lại thời gian đầu
từ giã ghế nhà trường
bước chân vào Điện lực,
tôi được chị NT Lan chỉ dạy
từ cách đóng dấu số,
ngày của các văn thư đi &
đến và các thủ tục khác
...Rồi tôi được
thuyên chuyển đến 3 cơ quan của
CDV mới thành lập: 1)
Nha Trang bị: một nha phụ trách kỹ thuật,
nhân viên rất trẻ từ sếp
tới nhân viên, khoảng chừng
50 người, đa số là kỹ
sư, họa viên, nhân viên hành chánh,
lái xe, mà không có công nhân
điện, tuổi ở độ trên
dưới 30, đa số độc thân
(kể cả sếp). Bây giờ tôi
có thể nhớ cả tên họ chừng
90% số người. Tôi nhớ không
lầm người trẻ nhất là
Hoàng Phương, người lớn
tuổi là 3 ông tài xế. Qua bản
tin THĐL đa số hiện đang sống
ở hải ngoại, vài ba người
chết vì chiến tranh nhà binh hoặc
bịnh. Thời vàng son đã đi
vào dĩ vãng, cũng như các máy
phát điện GM2100 cũng đã lưu
động, chỉ còn thấy lại ở
vài nơi. "Dục tốc bất đạt",
văn thư khẩn sếp cần gấp, đánh
máy xong tôi kiểm tra trước khi
sếp ký mà chẳng thấy thiếu
chữ hoặc đánh sai. Nha Trang bị
mất chữ "bị" chỉ còn Nha Trang;
yêu cầu mất chữ "cầu" chỉ
còn chữ "yêu". Sếp hỏi tôi
"Tôi hỏi thật cô, cô có kiểm
tra không?" tôi chỉ biết tức nghẹn
thôi!!! Xong chuyện là quên tất cả.
Nha Trang bị không còn, nhiều người
rơi lệ vì không biết mình sẽ
đi về đâu, và tình cảm
Nha Trang bị cũng tan. 2)
Nha Kỹ thuật: Nha Trang bị và Nha Khai thác
Địa phương nhập với Nha Nghiên
cứu Kế hoạch thành Nha Kỹ thuật.
Tôi, chị Hòa, Thể Vân, Hoàng
Phương ... về Nha Kỹ thuật. Thời
này có Phòng Đánh máy khoảng
20 người, toàn là nữ, thật
là quỷ quái. Giám đốc cũng
sợ các bà. Chẳng bao lâu, ông
Thuần, ông Di, và tôi chuyển về
T&D nên Nha Trang bị hồi sinh tôi không
biết. 3)
Chương trình T&D: Tôi được
thuyên chuyển về Sở Công tác
Thủ đô (lầu 1 - 12 HTT), rồi về
Bà quẹo thành Chương trình T&D,
gồm Khu Công tác, Khu Đồ án,
Phòng Yểm trợ, trực thuộc Khối
Đồ án Công tác, Nha Chuyển
vận Phân phối. Chương trình T&D
là đơn vị của CDV có kỹ
thuật thi công tân tiến nhất thời
ấy. Chương trình T&D khác với
Nha Trang bị cũ là có một đoàn
công nhân điện khoảng 200 người,
với các loại xe cơ giới
tân tiến do "đế quốc" viện
trợ để thiết lập dường
dây. Khu Công tác được tổ
chức như nhà binh gổm Tổ trưởng,
Liên toán trưởng; oai nhất là
tổ Hotline; sợ nhất là Motorola báo
tai nạn lao động; vui nhất là chiều
ngày 15, 30 hàng tháng, đoàn quân
về lãnh lương bao vây chị Ba Lắm.
Sau 75 còn thêm mục lãnh nhu yếu phẩm
và lãnh nhiều thứ tiền đột
xuất khác, có tháng lãnh cả
chụa lần mà công nhân viên không
biết được tổng cọng thu nhập
hàng tháng mình được bao
nhiêu và tên của mỗi thứ
tiền được lãnh. Thế mà
cũng chẳng đủ chi tiêu trong gia đình
như trước 75, hàng tháng chỉ
có hai lần lãnh lương. Kỷ niệm
của tôi ở T&D là xe "Cúc
- Kích" do cụ Huy đặt và sự
đổi đời của 30/4/75 cắt
áo dài thành áo ngắn để
đi làm, đi làm bằng xe đạp
như thuở học trò. "An toàn trên
hết", từ con người đến
thiết bị, tôi luôn nhớ trong
công việc hàng ngày cho đến
bây giờ. Đến
năm 80, vì hoàn cảnh khó khăn
con còn nhỏ, tôi xin chuyển về Khu
Chợ lớn. Về kỹ thuật tôi
biết đại khái về điều
hành trạm biến điện và sửa
chữa nhỏ ở đường
dây, ngoàira vì
thiếu điện tiêu dùng nên có
mục đóng cắt điện tiết
giảm. Về tài chánh có Phòng
Thu ngân. Đặc biệt từ năm
90 có máy đếm tiền vì nhiều
tờ quá thu ngân viên không có
thì giờ đếm tay. Nhân viên
điện phải mặc đồng phục
do cơ quan cấp phát, nữ được
cấp hai bộ quần áo dài màu
vàng xanh mỗi năm, khá đẹp,
tuy nhiên tôi chỉ mặc khi vào sở
theo lệnh, ra khỏi sở đi bằng
xe đạp, rước con, đi chợ
trời ở VN, luộm thuộm quá. Đèn
6/92 tôi vĩnh viễn xa ông nhà đèn. Hơn
¼ thế kỷ gắn bó với
ngành điện, vui buồn trong công việc
cũng nhiều tôi quên tất cả,
duy tôi vui mừng nhất là suốt
thời gian cọng tác ngành điện
với nhiệm vụ về "cơm áo
gạo tiền" tôi đã thực hiện
tốt chức năng của mình đối
với công nhân viên mình có
trách nhiệm trước khi rời
khỏi ngành điện cũng như rời
khỏi quê hương... Thưa
Chị, Thư dài của chị như một
bài hồi ký, kể lại một đoạn
đời, có riêng mà có
chung giữa chị và nhiều thân
hữu khác. (Hình như những
người có trí nhớ tốt
đều tập trung về phần đất
tây bắc xứ Huê kỳ này.)
Cám ơn chị đã bỏ công
khó và thì giờ viết lại
cho anh chị em đọc để hâm nóng
các tình nghĩa cũ. Trong những
người chị nhắc đến, tôi
có biết chị NT Ngọc Lan (không biết
nhiều, không còn nhớ mặt, nhưng
tôi biết nhiều về NN Hồ và
gia đình ở Đà lạt), tôi
nhớ chị LT Sương vì tôi biết
nhiều về gia đình anh LV Phúc (bạn
học cùng lớp với tôi ở
trường Điện). Ngay sau khi chị cho
địa chỉ, tôi có viết thư
cho chị Sương nhưng không được
hồi âm thành ra tôi không biết
là thư có tới tay chị Sương
không. Nếu chị có liên lạc xin
nhắn lời tôi hỏi thăm gia đình.
Hy vọng hè tới sẽ gặp lại
chị ở vùng tây bắc. Thăm
chị và gia đình. Trần
Quang Lộc, Bois d’Arcy, France: (Thư
gửi NCT, 23 th.2, 2000)...
Hôm đám tang Giáo sư Colombo tôi
có tham dự tại nhà thờ Saint
Saturnin (ở ngoại ô Paris, cách nhà
tôi khoảng 40 km) để cầu nguyện
và đưa Giáo sư đến nơi
an nghỉ cuối cùng, trong một buổi sáng
gió lạnh mưa nhiều làm cho tôi
quá đau buồn ... Anh
Lộc ơi, Xin anh tha lỗi, tôi đã
làm cái chuyện "gởi củi về
rừng". Tôi được gia đình
Giáo sư Colombo gởi thiệp báo tin
Giáo sư qua đời tại Pháp,
tôi nghĩ đến anh và vài anh
chị khác, tôi chụp và chuyển
cái thiệp đến các anh. Không
ngờ anh là người đã
có mặt tại đám tang. Cám ơn
anh đã gởi cho tấm hình kỷ
niệm với Giáo sư Colombo. Tôi gặp
lại Giáo sư hồi hè 1996, nhân
kỳ đại hội họp mặt THĐL ở
Paris. Lúc đó tôi thấy ông
già (trên 80 tuổi rồi) nhưng còn
khang kiện lắm. Tôi đã có gởi
thiệp chia buồn với bà con gái
của Giáo sư. Thăm anh và gia đình. Đỗ
Thị Như Mai, Houston, Texas: (Thư
gửi NCT, 30 th.11, 1999)...
Chúng tôi đã nhận được
nội san THĐL và đã đọc
gần hết rồi. Như tôi vẫn nói
từ trước đến nay, tờ
báo này vẫn là món quà
quý cho chúng tôi, vừa đọc
vừa tưởng tượng (hình
dung) lại những nét mặt của các
thầy bạn cũ, rất vui. Có nhiều
bài do các bạn viết, khi đọc
tôi rất ngạc nhiên vì không ngờ
những người bạn này sau bao
nhiêu năm bây giờ lại suy tư
nhiều như vậy ... (Vi
thư gửi NCT, 11 th.5, 2000) ... Tổ
chức họp THĐL thì anh chị em Houston
chúng tôi lúc nào cũng rất
saün sàng, duy Houston chẳng có gì
dể hấp dẫn mọi người tới,
nên nhiều khi cũng ngần ngại. Chị
Mai ơi, Cám ơn chị đã "enjoy
and appreciate" bản tin THĐL. Nói như thi sĩ
Bùi Giáng từng nói mỗi ngày
"Vui thôi mà!". Hầu hết bạn bè
cũ của chúng ta đều đang ở
vào cái tuổi "về hưu" (như anh
chị đang về hưu đó) thì
ai mà chả ... suy tư! Để cho vơi
suy tư, chúng ta đi tìm vui và chia
xẻ với nhau niềm vui, trong đó
quan trọng nhất là tình nghĩa và
kỷ niệm. Mà đi tìm vui với
bạn bè thì cứ gì "phải
có gì hấp dẫn". Gặp được
nhau là vui rồi. Chị đừng ngần
ngại mà cũng đừng thắc
mắc nữa, Houston đã được
giao phó tổ chức đại hội
họp mặt THĐL 2002 rồi đó. Thăm
và chúc anh chị hưởng những
ngày tháng về hưu một cách thong
dong, nhàn tản. Xin đừng quên
để dành một chút thì giờ
cho ... THĐL. Nguyễn
Hữu Minh, S. San Francisco, California: (Thư
gửi NCT, 24 th.9, 2000)...
Năm ngoái tôi dự trù viết
một bài về sự hiệu quả tột
bực của phương pháp ăn uống
của anh HV Phong, nhưng vì quá bận nên
không viết được. Vào khoảng
tháng 5-6 năm 1997, anh chị Phong đến
viếng Cali. THĐL miền Bắc Cali đã
tổ chức tiếp đón anh chị
Phong ở nhà anh chị HG Thụy. Ngày
còn làm việc ở New York City tôi
được nghe nói là anh Phong rất
giỏi về thiền. Có người
nói với tôi là anh Phong có
thể thiền trong lúc lái xe hơi. Gặp
anh Phong ở nhà anh chị Thụy, tôi
mừng vô cùng, vì đã gần
40 năm tôi mới được
gặp lại anh Phong. Tôi ngạc nhiên thấy
anh Phong rất trẻ, quá sức trẻ.
Tôi hỏi anh Phong "anh làm thế nào
mà trẻ như thế?". Sau bữa
ăn trưa tôi đề nghị anh Phong
giải thích cho mọi người biết
cách thức sống của anh Phong. Anh Phong
giải thích rất hay, rất dí dỏm.
Sau cuộc nói chuyện, anh PX Hùng (nay đã
là người thiên cổ) đề
nghị anh Phong viết một bài, anh Hùng
cũng nhắc lại là trong một số
bản tin THĐL, anh N Thiệp cũng đã
có viết một bài rất hay. Anh
Phong đã viết bài "Nhìn Lại
Thấy Mình Già". Bài rất hay,
nhưng cũng như các bài hay khác,
đọc xong tôi cất kỹ một bên.
Tháng 5-6 năm sau, tôi có nhiều bạn
bè anh em có con hoặc làm lễ thành
hôn hoặc thi đỗ ra trường.
Tôi được mời dự
những lễ mừng, tính ra ít
nhất tôi đã dự trên 10
bữa tiệc trong tháng 5-6. Ngoài ra có
rất nhiều người cho tôi bánh
bột lọc, là một loại bánh mà
nhưn có thịt mỡ của xứ
Huế. Ỷ rằng mỗi ngày tôi
đi bộ 4-5 miles, tôi đi ăn tiệc,
ăn bánh, không một tí nào ngần
ngại. Tháng
6, 1998, khi tôi thử máu thì cholesterol
lên 352, triglycerine lên 1052. Đúng
lý, hai chất béo ấy phải dưới
200. Bác sĩ bảo tôi phải uống
thuốc hạ cholesterol, nhưng bác sĩ báo
cho tôi biếtthuốc
sẽ làm hại gan và làm bắp
thịt đau. Tôi xin bác sĩ cho tôi
hoãn lại một tháng. Và tôi bắt
đầu áp dụng phương phápăn
uống của anh HV Phong. Một tháng sau, khi
thử máu thì kết quả quá
tốt, cholesterol chỉ còn 144, triglycerine 347. Tôi
tiếp tục ăn uống như anh Phong đề
nghị thêm một tháng nữa. Sau một
tháng nữa thử máu thì cholesterol
140, triglycerine 170. Cách
đây 2 tháng tôi có người
bà con, cựu Đại tá Lê X.,
có cholesterol 235, triglycerine 200. Tôi đưa
cho anh X. một bản sao bài báo của
anh Phong. Một tháng sau, cholesterol còn 145 và
triglycerine còn 75. Bác sĩ của anh X. quá
ngạc nhiên cho nên bắt thử máu
lại. Kết quả cũng tương tự
như lần trước. Có
phương pháp ăn uống của anh Phong
là một việc may, nhưng quan trọng hơn
hết là phải cương quyết. Về
phần tôi, năm 1998 tôi sống một
mình nên việc áp dụng phương
pháp dưỡng sinh của anh Phong không
mấy khó khăn. Tôi đem tất
cả thịt cá trong tủ lạnh sang cho hàng
xóm. Trường hợp anh X. khó
hơn vì bà vợ hiếu khách,
cuối tuần nào cũng có hoặc
bún bò, hoặc bún riêu, hoặc
bún thịt vịt nấu măng khô để
mời khách. Mà bà vợ lại
nổi tiếng nấu ăn rất ngon, ngày
xưa danh tiếng ở Sài gòn, nay
danh tiếng ở vùng San Francisco. Nhưng
anh X. rất cương quyết, theo phương
pháp dưỡng sinh của anh Phong, và
đã đạt được kết
quả tốt đẹp. Về
cách nấu nướng thì chính
nhà tôi đã bày cho tôi lấy
"tô phu" (đậu hũ) để cho ráo
nước, chấm vào nước
tương gồm có: xì dầu, hành
lá xanh xắt nhỏ, một ít tỏi
bằm nhỏ (nếu thích), vài giọt
dầu mè, và gừng xay nhỏ. Món
ăn này rất ngon. Ngoài ra, thay vì
"bake" tô phu, nên chiên không dầu
trong một cái chảo không dính (non-stick).
Chiên như vậy mau hơn bake... Thưa
Thầy, Xin ngả nón cúi đầu
bái phục Thầy. Không phải chuyện
Thầy gặp "duyên" mới đâu.
Mà là chuyện Thầy có đủ
ý chí và nghị lực ... đem
"thịt cá trong tủ lạnh" sang cho hàng
xóm, cương quyết ăn theo ... menu của
Thầy Foxboro (thường gọi tắt là
Thầy F.). Trong vòng có một hai tháng
mà kết quả trông thấy như vậy
thì thật là ... không tin cũng phải
tin. Thật ra, ai cũng biết là càng
lớn tuổi càng nên ăn nhiều
rau đậu. Tốt nhất là ăn chay
theo Phật giáo. Thế nhưng mà không
phải ai cũng làm được như
vậy. Với lại, nói theo ông nhà-văn-MC
NNN thì "nếu hút một điếu thuốc
mà thấy mình hạnh phúc thì
có chết sớm một ngày ... cũng
được!" Thầy nghĩ sao ? Kính
thăm sức khỏe Thầy Cô. Trần
Văn Minh (Sương), Milwaukie, Oregon: (Thư
gửi NCT, 15 th.7, 2000)...
Ngày vui qua mau, bây giờ ai đã
trở về nhà nấy với sinh
hoạt thường lệ, để rồi
chờ đợi cho một đại
hội họp mặt năm sau. Hai mươi năm
lưu lạc xứ người, nơi
mà mọi giá trị đều được
đặt căn bản trên tiền bạc
và sự thành công trong sự
nghiệp thì tình cảm gia đình và
bạn bè rất là hiếm quí. Duy
trì được tình thân ái
giữa những người bạn
cũ ở nơi này không phải
là một chuyện dễ, nhưng các THĐL,
nhất là anh chị, đã làm được
với những buổi họp mặtTHĐL
hàng năm. Chúng ta đã đến
với nhau bằng một cái "Tình"
chứ không phải bằng chức
vụ hay danh vọng. Bản tin THĐL là một
nhịp cầu liên lạc, trao đổi tin
tức, kinh nghiệm học hỏi đạo
đời, và cũng là nơi
tìm lại những nụ cười
đủ thể loại ... tùy theo nội dung
của mỗi bài viết. Sau
khi về nhà, đáp lời kêu
gọi của anh, tôi đã "lên cơn"
(nói theo danh từ của anh) "yên sĩ
phi lý thuần" (inspiration), sáng tác
một lèo những "tác phẩm vĩ
đại" gửi đến anh, gọi là
một chút đóng góp nhỏ nhoi
vào vườn hoa văn nghệ của
Bản tin THĐL. Những sinh hoạt, những
mẩu chuyện vui trong ngày đại hội
là nguồn cảm hứng cho những
bài viết, những bài thơ của
tôi. Hy vọng các thân hữu khi
đọc đến những bài viết
này sẽ nhớ lại những phút
vui thân ái đã qua, và đó
cũng chính là niềm vui của người
viết... Anh
chị Minh Sương thân mến, Xin vô
cùng cám ơn cái sự "lên
cơn" của chị, nhờ đó mà
bản tin năm nay chắc chắn sẽ ...
dày hơn. Và dĩ nhiên ... hay hơn!
Anh chị đã "xả thân", hòa mình
vào sinh hoạt họp mặt THĐL Bắc
Cali 2000, vào cái không khí bằng
hữu, thân ái, vui nhộn, tự
nhiên, ... đã hiểu được
cái "tình" của sinh hoạt THĐL, anh chị
làm tụi tôi rất vui. Mong rằng cái
cơn đó vẫn còn đủ cường
độ và nhiệt lượng cho tới
hè sang năm, chúng mình gặp lại
nhau. Nói như Thầy PVK, "mỗi năm đi
họp mặt THĐL để sạt bình!"
Thăm anh chị và gia đình. Hẹn
gặp lại hè 2001 tại Victoria. Đinh
Công Nghĩa, Golden, Colorado: (Vi
thư gửi NCT, 13 th.10, 1999)... Coi
cái hình "di tích còn lại" của
CDV [đăng trên bìa bản tin THĐL19]
mà giựt mình nhớ tới
chuyện xưa: Cái remorque đó là
do chính xếp cơ khí Đ. "q." và
tôi mò mẫm mà chế biến ra.
Cái cubicle đó gỡ từ
Hitachi
15 kV switchyard nằm kế giàn 66kV Static
Condenser của Saigon Sub. Mấy cái
bushing
đó là đồ xịn của Hitachi,
cái quạt gió có
shutter thì
gỡ đại từ phòng của
cha Trưởng ty Bảo trì Biến điện
Đ. "q." [sau đó sẽ kiếm cái
khác thế vô], còn cái remorque
và transfo ở trong thì chôm từ
kho Thủ đức. Phải làm liên
tục theo kiểu dã chiến để giao
hàng sớm theo lịnh của ông Tổng. Khi
anh Đức phụ tá của cha Đ.
lái cái xe cày kéo nó xuống
Hai Bà Trưng giao hàng thì tôi và
cha Đ. cũng chạy xe theo sau để rước
vả trong bận về. Tới cầu Xa
lộ lúc lên dốc, cái remorque
nặng quá nên 2 bánh trước
của xe cày chỏng gọng lên trời,
không điều khiển tay lái được
nữa! Cả đám đều thót
d... lên cần cổ , vì xe cộ qua lại
vùn vụt, tưởng đâu tiêu
đời rồi. Mấy tên tà
lọt đi theo phải nhảy lên xe cày
đè đầu nó xuống cho 2 bánh
trước chạm đất mới
tiếp tục đi nữa được.
Thiệt hú hồn hú vía, sau đó
trên đường về cả đám
ghé cái quán cóc bên ấp
Bình thọ nhậu để xổ xui!!! Nghĩa
ơi, Bức hình đó đã
làm cho nhiều người "lên cơn",
quay lại nhiều khúc phim quá khứ.
Nhất là những vị đã
từng có làm việc qua ở
Saigon Sub. Nhất là cậu! Cậu thấy không,
chỉ cần một chút kỷ niệm thân
thiết gợi lại, nhiều người
đã "tỉnh giấc". Hết đông
tây Mỹ thì tới Âu châu
và Úc châu. Một chút xíu xúc
động đó giúp tăng thêm
sức lực duy trì sinh hoạt THĐl.Thăm
và chúc cậu và gia đình nhiều
sức khỏe, hạnh phúc, và may mắn
ở miền đất mới. Nguyễn
Văn N., Sài gòn, Việt nam: (Vi
thư gửi NCT, 15 th.7, 2000)...Lu
bu công việc nên đến nay mới
nhớ báo tin các anh biết: Tháng
trước anh chị HVPh và 1 cháu
trai có về VN chơi. Các anh NMB, TCĐ,
TTTh, LNHTT, TVT, NHP và tôi có gặp và
ăn tối với anh chị Ph. Anh Ph. có
hơi ốm, ngoài ra cũng như xưa.
Tôi có đưa anh Ph. đến nhà
anh NHP chơi sau đó có đến
sở cũ ở Thủ đức
(Dẫn Biến Điện cũ), nay là
chỗ tôi đang làm, chỉ có khác
là cảnh trí có thay đổi, đông
người hơn và đổi tên
là Công ty Truyền Tải Điện 4. Vài
hàng thăm các anh và gia đình,
và nhờ anh Th. cho tôi gởi lời
hỏi thăm đến anh chị Căn (tôi
có thấy hình trong số các hình
thân hữu Điện lực mà
anh Th. có forward cho tôi qua e-mail). Nguyễn
Đình Phú (Yến), Laguna Hill, California: (Thư
gửi NCT, 20 th.12, 1999)...
Bản tin THĐL đã mang đến cho
chúng tôi rấ nhiều hình ảnh
quen thuộc, nhiều bài viết dí dỏm
đầy tình bằng hữu ấm
áp ... Anh
chị Phú Yến, Rất vui khi biết là
bản tin THĐL đã đem lại được
cho anh chị những phút ấm lòng.
Hai lần đại hội họp mặt mà
anh chị vừa tham dự chắc đã
cho anh chị thấy là "nụ cười
bằng mười thang thuốc bổ", đúng
như sách đã nói, nhất là
nụ cười của bạn bè xưa
cũ, đượm đầy tình
nghĩa và kỷ niệm. Tôi đã
chuyển thư chị viết cho Song Nguyễn,
tác giả "Hồi ký những năm
70", hy vọng là anh chị đã bắt
lại được liên lạc với
"người xưa". Thăm anh chị và
gia đình. Xin "giữ lửa" để
hè sang năm gặp lại. Nguyễn
Thị Lan Phương, Stone Mountain, Georgia: (Vi thư gửi NCT, 11 th.7, 2000)... Anh Thuần chuyển lời (vốn mượn lại) đến các anh chị ở Cali là tụi này cám ơn các anh chị thật nhiều, tụi này được một tuần lễ thật hoàn toàn trong tình bạn bè. Có một điều xin hỏi ý kiến của anh như thế nào mà không bị tội "phạm pháp...THĐL" là cho tụi này đóng góp phần chi phí của các bữa ăn "free" ởSan Jose và Lax... Mấy ngày đó mong được làm quen và nói chuyện nhiều hơn với gia đình anh chị mà không làm sao được, anh chị thì bận rộn luôn, mà tụi này thì bận rộn với "cái đoàn thuyền" của cả bọn, ai dẫn đi đâu thì mình theo đó... (Vi
thư của NCT, 12 th. 7, 2000): Chị Phương
thân, Cám ơn chị đã "feedback".
Nghe chị và các anh chị khác vui
vẻ thì tụi tôi cũng vui lây.
Nhưng mà, tôi phiền chị lắm
đó! Ngày họp mặt chính thức
thì tụi tôi quá sức lu bu, mà
hai ngày du ngoạn thì chị lại... đi
chơi riêng! Do đó mà mình đã
không có dịp nói chuyện nhiều
hơn. Nói
vậy chứ có được cơ
hội gặp mặt nhau là quý rồi,
phải không chị Phương? Bây giờ
nếu muốn nhìn lại mặt thì xem
băng video, hay xem hình. Còn muốn nói
thì nói bằng... email. Tôi copy email này
cho các anh chị trong ban tổ chức để
chuyển lời cám ơn của chị
đến các anh chị ấy, và cũng
để ban tổ chức trả lời
chị về vụ chia xẻ chi phí. Hẹn
gặp lại chị hè 2001 ở Victoria,
Canada. NCT. (Vi
thư của NTD, thay mặt ban tổ chức
Bắc Cali_2000, 18 th. 7, 2000): Chị Phương
thân, Xin trả lời thắc mắc
của chị do anh Thuần chuyển, về việc
đóng góp các bữa ăn
"cho khỏi phạm pháp... THĐL" : Toàn
bộ chi phí trong trong ngày họp chính
thức mùng 2/7/2000 tại San Jose do một
số anh chị em THĐL Bắc Cali tình nguyện
hùn nhau đãi tất cả thân hữu
tham dự hôm đó. Riêng với
các thân hữu từ phương
xa như chị, lặn lội mấy ngàn dặm
đường tới dự đã
là một đóng góp to lớn
khó lấy gì so sánh được.
Còn cái "pháp" THĐL là gì
thì xin thưa nó là "pháp" tình
cảm. Khi tất cả mọi người
cùng vui vẻ thì làm gì có
chuyện phạm pháp nữa. Vậy
xin chị an tâm đừng thắc mắc
và hãy giữ những kỷ niệm
của niềm vui họp mặt để sang năm
lại đem ra hâm nóng tại Victoria 2001. Thân
ái, Ban tổ chức Bắc Cali_2000Trần
Đan Thanh, Fairfield, NSW, Australia:
(Thư
gửi NCT, 18 th.12, 1999)...
Trong bản tin kỳ này "toà soạn" có
ý kiến về vụ năm 2000 chưa phải
là thế kỷ 21 làm tôi chịu
quá! Bên này không biết tụi
Úc nó ăn phải cái gì mà
từ TV cho tới báo chí (mà
báo chí đây là tờ Sydney
Morning Herold là tờ báo số 1
của Úc chớ không phải là
báo lá cải) là qua New Millenniumqua
đầu thế kỷ 21. Tôi lại cũng
có nghe vài giáo sư toán người
Việt nói y như vậy ... Thôi thì
mỗi người hiểu một cách,
ai muốn hiểu sao cũng được.
Ai muốn ăn mừng thiên niên kỷ
mới bây giờ thì cứ
ăn mừng, ai muốn đợi qua
sang năm thì cứ đợi vậy...
Anh
Thanh ơi, Ở mấy xứ "đế
quốc tư bản" này anh cũng thông
cảm cho các nhà "thương mại". Họ
thổi phồng lên dịp nọ dịp kia,
mục đích là để tăng số
bán hàng. Họ gọi năm 2000 là
đầu thế kỷ 21, mà cũng là
đầu thiên niên kỷ thứ
3, hô hoán rùm beng. Sang năm, 2001, anh
sẽ thấy họ cũng sẽ làm rùm
beng lại để tiếp tục ... bán
hàng. Họ sẽ cười bảo là
"Năm ngoái làm rồi nhưng năm
nay làm lại vì có nhiều vị
không đồng ý, trong đó có
... TH TĐ Thanh!" Thanh anh chị và gia dình.
Có cháu nội thứ nhì chưa
? Lê
Khắc Thí, Costa Mesa, California: (Thư
gửi NCT, 20 th.12, 1999)...
Đợi đến nay mới viết
để khen anh em ĐL dẻo dai mỗi năm
ra bản tin và họp đại hội đều
đặn. Trong bản tin này (số 19) có
tấm hình đặc biệt giới
thiệu thành tích ấy với AHCC,
bên cạnh Lá thư CC. Mong rằng qua thiên
niên kỷ mới, tập thể ĐL
cũng như AHCC còn tiếp tục có
những sinh hoạt không có gì ồn
ào, lớn lao, nhưng giữ được
tình bạn cũ, thầy cũ, đồng
nghiệp cũ với nhau. Chúng ta chỉ
"còn có chút này", cố gắng
"cầm cho vững" ... Kính
anh Thí,Tụi này
vẫn còn đây, "không
có gì ồn ào, lớn lao, nhưng
giữ được tình bạn cũ,
thầy cũ, đồng nghiệp cũ với
nhau". Rất tâm đắc với anh
về ... "lẩy Kiều": "Của tin còn một
chút này, Chẳng cầm cho vững
lại dày cho tan". Sau mấy "cơn sóng"
anh đã "thân tâm thường
lạc" chưa vậy?Xin chia xẻ với anh,
thất thập rồi mà vẫn phải
còn lận đận với bụi trần!Kính
thăm sức khỏe anh chị và gia
đình. Nguyễn
Thiệp, Oakland, California: (Thư
gửi chung, mùa đông 1999)...
Công việc trong ngành công chánh năm
nay phát mạnh, sở tôi tuyển thêm
mấy trăm kỹ sư, và có hơn
80 kỹ sư VN mới. Thành phố tôi
ở, nhà cửa thuê mướn
tăng giá và thành hiếm hoi. Giá
nhà tăng mau vì ảnh hưởng
các thành phố kế cận. Thêm
nhiều cửa hàng thương mãi
của người VN, và chợ thực
phẩm Á đông mở thêm nhiều.
Thị trưởng mới, nguyên là
Thống đốc Cali hai nhiệm kỳ (8 năm),
cũng làm được việc. Thành
phố khang trang hơn, bớt tệ nạn
xã hội. Kinh tế cả nước
đang tăng, thất nghiệp ít, cho đến
chợ "cơ bắp" của các bạn
Mễ nhập cảnh bất hợp phápcũng
tăng giá thuê ngày rất cao (thuê
Mễ cuốc đất, dọn dẹp vườn)... Một
ngày ra Thái bình dương, Bên
kia trời khuất quê hương xa mờ. Sao
bâng khuâng mãi thẫn thờ,ø Sóng
xô lớp lớp vỗ bờ
nhớ thương... Thiệp
à, Mấy năm gần đây tôi
thấy cậu đã "về hưu" ngay trong
văn phòng làm việc và ngay trong giờ
làm việc rồi đấy nhé. Mà
văn phòng cậu ra sao, ở tầng
lầu thứ mấy, có cửa sổ
không, có nhìn ra vườn hay ra
hồ không, v.v... Và khi cậu nhìn ra
cửa sổ, nếu là vườn,
cậu có thấy bướm liệng không?
Đọc thơ lục bát thương nhớ
quê hương của cậu, tôi chợt
nhớ mấy câu lục bát đặc
biệt, cũng nói về nhớ thương.
Xin chép lại tặng cậu. Hai câu thứ
nhất là: Tội
gì chẳng biết tội gì Sáng
nào cũng lãnh củ mì thật to! Hai
câu khác là: Ghe
đi để lại dấu dầm Người
yêu đi khỏi dấu nằm còn đây! Cậu
biết không, hai câu trước là
của một người bạn nằm trong
tù cải tạo (anh Nguyễn Văn Tỳ),
hai câu sau là của nhà thơ nổi
tiếng Chế Lan Viên. Thăm cậu và
cả nhà. Nguyễn
Văên Tương, Les Ulis, France: (Thư
gửi NCT, 18 th.12, 1999)...
Đã nhận được bản tin
THĐL số 19, tôi xin cám ơn anh và
các anh trong ban phụ trách. Nhờ công
lao khó nhọc của anh và ban phụ trách
cũng như sự góp công của
nhiều thân hữu tác giả, nhà
tôi và tôi đã có được
một bản tinđầy
đủ lý thú của đại gia
đình điện lực. Đặc biệt
kỳ này hình ảnh thật dồi dào
và ấn loát rõ ràng. Riêng
anh đã mất rất nhiều thì
giờđể
soạn 24 trang "Thư từ liên lạc" để
cho đại gia đình điện lực
có tin của nhau, dù kẻ chân trời
người góc bể. Một phần
tư thế kỷ xa nhau rồi, thế hệ
chúng ta hoặc gần kề "thất thập
cổ lai hi" hoặc đã quá cái
tuổi ấy. Một số các anh chị
đã nhận thức được
điều đó. Mong anh và các
anh trong ban phụ trách luôn được
sức khỏe để tiếp tục bắt
nhịp cầu cảm thông thân ái
với nhau. Kính
anh, Lại một năm nữa vừa trôi
qua, anh đi xa khỏi con số "thất thập"
thì tụi này tiến đến gần.
Mỗi năm, ít nhất anh em chúng ta
cũng "gặp nhau" một lần trên bản
tin này. Còn nhắc tới tên,
còn thấy nét chữ, là còn
thấy hạnh phúc. Có cơ may nào
anh "Mỹ du" một chuyến không? Kính
lời thăm và chúc sức
khỏe anh và gia đình. Lâm
Văn Xừng (Hà Trang), Harrisburg, Pennsylvania: (Thư
gửi NTD, th. 12, 1999)... Trong
bản tin năm nay (99) tôi đọc bài
thơ "Nhớ Cha" của cháu Đoàn
Tùng Thiện khiến tôi cảm động.
Trước tiên xin chia buồn cùng
chị Lộc và hai cháu Thiện, Ân.
Tôi biết cháu Thiện khi còn ở
cư xá Hàm tử, cháu lớn
hơn con gái đầu của tôi vài
tuổi, cháu lớn lên và trưởng
thành trên đất Mỹ, vậy mà
cháu còn có được nguồn
thơ từ cảm xúc thương nhớ
cha cháu. Thật đáng khen người
con hiếu thảo... Bản
tin năm nay bài vở tràn ngập,
thân hữu liên lạc cũng nhiều
... Tôi không là thân hữu, chỉ
là kẻ đứng nhờ vỉa
hè, cũng cảm thấy vui lây. Có
nghĩa là các anh đã có "uy
tín", uy tín về phát huy và gìn
giữ tình nghĩa kỉ niệm, uy tín
về tổ chức, thông tin, sinh hoạt,
báo chí, uy tín về tiền bạc,
... Xin chúc mừng cho thân hữu
điện lực. ...
Năm 98 là năm đầu tiên chúng
tôi đi dự đại hội, ... tuy
rất mệt nhưng cũng rất vui, vì
anh Xừng gặp lại được
nhiều bạn ở Nha Trang bị cũ như
anh Thượng, anh Ngầu, anh Tụng, ... và
nhứt là anh Tính, tình cảm đó
khiến anh Xừng vô cùng xúc
động, mặc dù là "tình già,
tình cũ, tình xưa".Nhưng
tôi thấy anh Xừng vui và trẻ
ra như gặp lại ... "tình nhân". Anh
chị Xừng thân mến, Tôi "chôm"
mấy đoạn thư chị viết cho anh
NTD lên đây, trước là để
chuyển lời chia buồn của anh chị
đến chị ĐT Lộc và lời
khen đến cháu Thiện. Sau là để
cám ơn chị đã cho tụi tôi
"uống nước đường",
theo như cách nói của anh ĐHH. Nghe
và thấy anh chị vui với THĐL
là tụi tôi vui theo, vì thấy công
việc mình làm vẫn có ý nghĩa.
"Tình" càng già, càng xưa, càng
quý, phải không anh chị? Đồ
cổ mà! Vô cùng cám ơn chị
đã đóng góp bài rất
xuất sắc về sinh hoạt THĐL cho bản
tin này. Anh chị giữ gìn sức
khỏe, sang năm mình lại gặp nhau và
lại vui với nhau. Ghi
nhận: Ngoài
các thân hữu có thư được
trích trên đây còn có một
số đông các thân hữu
khác đã có liên lạc về
bản tin THĐL bằng thiệp, thư, phiếu
đổi địa chỉ, vi thư, điện
thư, ... để chuyển chi phiếu đóng
góp, bài vở, tin tức, hình
ảnh, ... Thành thật cám ơn các
thân hữu và xin ghi nhận dưới
đây:
Trần
Văn An (CA), Vương Văn An (CA),
Nguyễn Phan Anh (France), Nguyễn Văn Bảnh
(MD), Phạm Hữu Bình (France), Tân
Trung Cang (Canada), Nguyễn Trọng Cảnh (MN),
Lê Thúc Căn (DE), Bùi Minh Chánh
(OH), Lê Minh Châu (TX), Nguyễn Sĩ
Chính (CA), Nguyễn Ngọc Cương (FL),
Cung Tất Cường (Việt nam), Nguyễn
Thạch Cường (TX), Nguyễn Văn
Dậu (CA), Nguyễn Đình Duật (CA),
Trình Hữu Dục (CA), Dương Thiệu
Dụng (MD), Lê Minh Xuân Đào (WI),
Trần Văn Đạt (Canada), Trần
Đinh (VA), Hoàng Kim Đĩnh (OR),
Phạm Thanh Đồng (CA), Ngô Duy Đức
(WA), Trần Háo Đức (PA),
Nguyễn Xuân Giễm (OH), Nguyễn Thị
Huyền Hoa (Australia), Lê Hựu Hoàng
(Canada), Chu Hoành (CA), Trần Song Hòe
(Belgium), Lê Công Huấn (NJ), Ngô
Đức Huấn (NJ), Hoàng Thế
Hùng (VA), Lữ Châu Hùng (VA),
Nguyễn Giụ Hùng (CA), Phan Xuân Hùng
(CA), Nguyễn Tấn Huỳnh (Việt nam),
Nguyễn Phục Hưng (TX), Nguyễn Quang Hưởng
(CA), Nguyễn Quang Hữu (Belgium), Kha
Tư Khải (Canada), Lại Duy Khang (Việt
nam), Từ Mạnh Khang (CA), Đoàn
Tuấn Khanh (France), Mai Công Khanh (CA),
Võ Ngọc Khôi (Canada), Vĩnh Kỳ
(TX), Nguyễn Thị Ngọc Lan (WA), Hà
Ngọc Lân (Việt nam), Bùi Văn Lễ
(France), Đinh Viết Lễ (TX), Nguyễn
Thị Lộc (Germany), Lê Văn Lợi
(Canada), Lêø Đỗ Luyện (Việt
nam), Trương Hữu Lượng (Canada),
Lư Khải Minh (CA), Phạm Văn Minh (CA),
Trần Ngọc Minh (TX), Lê Trọng Mưu
(TX), Trịnh Gia Mỹ (CA), Đoàn
Thị Phương Nam (TX), Trần Ngầu
[& H Phương] (IL), Nguyễn Thạch Ngọc
(Australia), Nguyễn Khắc Nhẫn (France),
Nguyễn Hữu Nhơn (Canada), Hồ
Tấn Phát (OR), Hồ Văn Phong (MA),
Nguyễn Văn Phong (Canada), Baø Đỗ
Trọng Phúc (MD), Lê Văn Phúc
(Việt nam), Trần Văn Phúc (VA),
Nguyễn Thị Lan Phương (GA), Nguyễn
Bạch Phượng (VA), Phạm Văn Quan
(Canada), Trần Bạch Quang (Germany), Lê
Minh Quân (CA), Đinh Văn Quí (Australia),
Lê Vĩnh Quyên (Belgium), Nguyễn Văn
Rong (Canada), Trần Bá Sách [& Nga]
(FL), Nguyễn Văn Sáng (France), Hồ
Văn Sáu (CA), Nguyễn Sáu (CA),
Nguyễn Trung Sơn (Canada), Nguyễn Khắc
Tâm (Canada), Lâm Thiết Thạch (France),
Trần Long Thạch (Canada), Võ Văn Thanh
(VA), Lê Kim Thắng (Australia), Huỳnh
Bá Thế (Germany), Nguyễn Văn Thích
(Canada), Huỳnh Văn Thiết (Australia),
Đinh Duy Thịnh (France), Phạm Huy Thịnh
(CA), Nguyễn Văn Thông (WA), Nguyễn
Xuân Thông (Australia), Nguyễn Xuân
Thu (France), Hoàng Gia Thụy (CA), Trương
Sĩ Thực (Canada), Ngô Quí Đắc
Thương (CA), Phạm Long Thượng
(CA), Nguyễn Huy Tiên (CA), Trần Thị
Tiên (Việt nam), Bùi Thọ Tiếng
(TX), Vĩnh Tiếu (OH), Trần Trung Tính
(CA), Nguyễn Văn Toại (OH&VA), Đinh
Văn Trai (LA), Lê Mạnh Trùy (Japan),
Lê Trực (Australia), Lê Bá Trực
(NJ), Vĩnh Trưng (Việt nam), Lâm
Dân Trường (Belgium), Hồ Văn
Trượng (France), Đỗ Văn Tùng
(Canada), Tôn Thất Tụng (VA), Lê
Tấn Tuyển (VA), Nguyễn Bạch Tuyết
(CA), Nguyễn Hàn Tý (CA), Huỳnh
Tỷ (Canada), Kha Văn Tỷ (AZ), Tôn
Thất Uẩn (England), Lê Quang Văn (Canada),
Đặng Phùng Viễn (Canada), Bà
Lý Văn Xuân (Việt nam).
|