Thư
cuối năm
Thư
của Nguyễn
Trọng Dũng
Thưa
các anh chị và các bạn,
Hàng
năm vào dịp Giáng sinh tôi thường
gửi thư cho bạn bè thay cho tấm
thiệp chúc, nội dung vừa mang tính
chất thông tin gia đình vừa để
chia xẻ vài dòng tâm sự, mấy
năm rồi vẫn được ban phụ
trách bản tin THĐL chọn đưa lên
mục "Thư cuối năm". Nhưng thư tôi
gửi đi tháng chạp mà bản
tin thường được phát
hành mỗi năm có một lần vào
tháng 11, cho nên thư viết năm trước
coi như phải qua năm sau mới lên
bản tin, khi tới độc giả thời-gian-tính
trong thư đôi lúc không còn phù
hợp với hoàn cảnh nữa.
Năm nay là năm 2000, bắt chước
cả thế giới, làm một cái
gì thay đổi trước khi bước
vào thiên niên kỷ mới, "Thư
cuối năm" của tôi không còn
là thư gửi cho từng người
như những năm trước nữa,
thay vào đó là những dòng
viết gửi cho các anh chị và
các bạn THĐL, độc giả của
bản tin.
ăm
nay, 2000, là một năm đặc biệt,
được khắp nơi trên thế
giới chuẩn bị đón mừng
thật tưng bừng, náo nhiệt. Đêm
giao thừa tôi ngồi thức trước
màn ảnh truyền hình, coi thiên hạ
đón năm mới, lần lượt
từng nơi trên thế giới,
bắt đầu từ thủ đô
Aukland
của
New Zealand với múi giờ số
không. Hình thức mỗi nơi cử
hành một khác, đâu đâu
cũng sử dụng tối đa kỹ
thuật của thế kỷ 21. Nhưng cái
gây ấn tượng cho tôi nhiều
nhất khi bước vào năm 2000 không
phải là những thành quả của
kỹ thuật tân kỳ được
phô trương trong đêm giao thừa,
mà là hình ảnh tôi được
thấy vào sáng mùng 2 tại một
công trường xây cất trên
đường đi làm mỗi ngày.
Đó là công trình xây cất
một cao ốc như vô số các tòa
nhà văn phòng và khách sạn
hiện đang mọc lên như nấm trong
vùng "Thung lũng điện tử"
Silicon
Valley này. Mỗi ngày lái xe qua, đôi
khi dừng lại chờ đèn lưu
thông, quang cảnh công trường không
có gì khiến cho tôi phải chú
ý. Nó bắt đầu khởi
công từ bao giờ và tiến
triển ra sao tôi không nhớ rõ.
Nhưng tôi biết chắc là cho đến
ngày 23 tháng chạp khi tôi bắt đầu
nghỉ bắc cầu từ Giáng sinh cho
đến Tết dương lịch thì
nó vẫn mới chỉ là một
cái nền móng nhà, với từng
đống vật liệu xây cất ngổn
ngang. Vậy mà không đầy 2 tuần
sau, sáng mùng 2 đi làm ngang qua, chính
tại nơi đó bây giờ đã
là một sườn nhà với
4 phía vách ráp kín lên đến
lầu 2. Hình ảnh đó gây cho
tôi ấn tượng của một thiên
niên kỷ mới hứa hẹn đầy
những thay đổi có thể sẽ
làm đảo lộn đời sống
con người. Chúng ta hãy chờ
xem.
ó
3 sự kiện nhiều ý nghĩa đến
với tôi trong những ngày đầu
năm nay. 23 tháng Giêng đánh dấu
10 năm tròn tôi đặt chân lên
đất tự do. Hôm đó nhằm
đúng bữa THĐL Bắc Cali họp
mặt tất niên, một vài anh chị
nhớ ngày, đã chúc mừng
gia đình tôi. Nhìn lại bước
đường đã qua, được
hưởng thật nhiều may mắn do ơn
phước Trời Phật ban cho, tôi
hoàn toàn mãn nguyện với những
gì đã có được trong
khoảng thời gian 3.650 ngày này.
Bước
sang tuần sau, ăn mừng sinh nhật thứ
60, tôi cảm thấy vô cùng hạnh
phúc khi được cùng cháu
ngoại thổi tắt mấy ngọn nến
trên chiếc bánh sinh nhật. Bà xã
hỏi cảm tưởng khi bước
vào tuổi "lên lão" 60, tôi trả
lời rằng thấy lòng mình phơi
phới.
Ngày
1 tháng 2 tôi qua đợt phỏng vấn
và được chấp thuận cho nhập
quốc tịch. Qua Mỹ đã lâu nhưng
tôi không sốt sắng lắm trong việc
xin nhập tịch. Cho mãi đến gần
đây khi chính phủ Mỹ ban hành
những luật lệ ảnh hưởng
tới tuổi hồi hưu, vợ chồng
tôi mới quyết định đi
nộp đơn. Người nhân viên
sở Di trú trong cuộc phỏng vấn,
đọc một số câu hỏi yêu
cầu tôi trả lời, trong đó
có câu : "Nếu nước Mỹ
cần tới, anh có saün sàng cầm
súng để bảo vệ quốc gia này
không?". Câu trả lời tất nhiên
là "Yes, I do", đã gây nên
một mặc cảm xấu hổ cay đắng
trong lòng. 35 năm làm công dân của
nước Việt nam tự do tôi chưa
hề nói một câu tương tự
với quê cha đất tổ. Khi cuộc
phỏng vấn chấm dứt, nghe công
bố được chấp thuận nhập
tịch tôi vẫn chưa hết bị ám
ảnh với mặc cảm này. Ra tới
phòng ngoài, một vài người
đang chờ đến lượt,
đã nhìn tôi với cặp mắt
ái ngại, chắc qua nét mặt không
vui của tôi họ nghĩ là tôi đã
rớt.
Tâm
trạng cay đắng đó đeo đuổi
tôi cho tới ngày tuyên thệ. Buổi
lễ được cử hành chung
cho khoảng hơn 1000 người. Già
trẻ đủ mọi lứa, rất nhiều
người ăn mặc chỉnh tề như
đi lễ nhà thờ sáng chủ
nhật. Có những ông bà già
đứng chụp hình, trịnh trọng
cầm tờ chứng chỉ để
ngang trước ngực khiến tôi
tưởng tượng hình ảnh của
người thần dân nhận chiếu
sắc vua ban. Cả những người
trẻ trên dưới 30, từ các
quốc gia Aán độ, Trung hoa, Đông
Aâu cũng tỏ ra vô cùng hớn
hở khi cầm tờ chứng chỉ
trong tay. Hôm sau vào sở làm, nói
chuyện với người đồng
nghiệp Aán độ, anh ta chúc mừng
tôi rồi nói với một giọng
thèm thuồng không biết chừøng
nào anh mới được như
tôi. Anh vào Mỹ với chiếu
khán tạm, để vợ ở
lại bên nhà, đợi anh có
thẻ xanh thường trú nhân (permanent
residency) mới bắt đầu bảo
lãnh, một chặng đường rất
dài, có thể kéo tới 5, 7 năm.
Anh kể lại ngày đi nộp đơn
xin thẻ, anh đã phải dậy sớm
có mặt ở văn phòng sở
Di trú từ 5 giờ sáng để
xếp hàng lấy chỗ. Thái độ
trân trọng của những người
cùng tuyên thệ và câu chuyện
của người đồng nghiệp đã
giúp tôi chợt nhận ra rằng cái
mình đang có là một đặc
ân rất nhiều người ước
ao mà chưa được. Nỗi bứt
rứt bấy lâu nay nhẹ đi. Dẫu
sao xứ Mỹ này cũng đã
gia ơn đón nhận gia đình tôi,
cho tôi được hưởng không
khí tự do, cho dù phải đánh
đổi bằng nhiều thứ khác. Mười
năm trước, 1999, trong những ngày
tháng đầu tiên trên đất
Mỹ, gia đình tôi nhận được
thật nhiều cảm tình, thật nhiều
giúp đỡ từ thân hữu
khắp nơi. 10 năm sau, năm 2000, tình
thân hữu một lần nữa lại
nở rộ trong lòng tôi. Tôi tình
nguyện góp sức vào việc tổ
chức Đại hội "Bắc Cali 2000" với
tất cả tấm lòng của mình như
là một cơ hội để đền
đáp lại những tình cảm
của bè bạn đã dành cho tôi
và đã góp phần ảnh hưởng
không nhỏ vào đời sống
tinh thần của tôi. Cũng trong năm
2000 này tôi đã được
tái ngộ nhiều thân hữu từ
25 năm nay. Bắt đầu với chị
ĐT Như Mai và phu quân NK Minh trong dịp
anh chị ghé thăm vùng Vịnh tháng
12/1999. Qua tháng 3/2000 anh chị ĐP Viễn
đến chơi. 2 chúng tôi chụp chung
1 tấm hình trên cầu Golden Gate. Lần
sau cùng chúng tôi chụp hình chung
là vào năm 1967 tại cố đô
Huế. Tôi còn giữ đem theo qua
đây được tấm ảnh này
nên rất thích thú dành ra 1 chút
thì giờ ghép chung 2 tấm hình
với nhau rồi đặt tên là
"33 năm khoảnh khắc" để làm
quà tặng người bạn đã
cùng nhau đèn sách một thời.
Tháng 7 trong dịp Đại hội tôi
được gặp anh chị NX Giễm.
Thật là hân hạnh vì hình như
đây là lần đầu tiên
anh chị đi dự một đại hội
họp mặt của THĐL ở xa. Rồi
tiếp theo là cuộc tái ngộ với
anh NQ Hữu từ Bỉ, anh NT Cảnh từ
Minnesota.
Và đặc biệt không kém là
tháng 9 tôi được gặp lại
cùng lúc 3 bạn đồng liêu tại
Nha Trang bị trước 75: chị NT Minh Châu,
anh NĐ Bá và anh NN Nhâm. Song bên
cạnh đó tôi cũng không khỏi
bàng hoàng trước sự ra đi
đột ngột của 1 thân hữu đàn
anh, anh PX Hùng. Hơn bao giờ hết tôi
lại càng trân trọng và tận dụng
cũng như tận hưởng từng
giây phút bên người thân
bên bạn bè.
ho
tới dạo gần đây khi cái
Recycling
center dọn đi nơi khác khá xa, tôi
mới thôi không tháng tháng
lái xe chở đi bán những
chai lọ,ï lon nhôm đã dùng hết.
Nhưng vẫn giữ thói quen hàng
tuần gom nhặt những thức ấy
cùng với báo cũ, và bao nylon
đợi tới ngày đem ra bỏ
lề đường cho xe đến thu
góp. Hồi ở Việt nam, đối
diện nhà tôi có mộtphụ
nữ bán ve chai, chuyên gom nhặt các
vậi liệu tái sinh đem bán mà
đủ nuôi sống 5 mẹ con. Tôi tự
hỏi giả dụ bà sang đây tiếp
tục làm nghề đó, không biết
có đủ sống chăng, nhưng có
một điều tôi chắc chắn là
người Mỹ, hay nói chung ở
các nước tiên tiến, họ
rất quan tâm tới vấn đề
ô nhiễm môi trường. Hình
như đã có mộtthống
kê kết luận rằng nếu người
dân Mỹ không ý thức và
không thực hiện việc tái sinh một
cách triệt để thì thế hệ
cháu chắt chúng ta sẽ phải sống
trên một đống rác khổng lồ.
Tôi không nghĩ rằng bảo vệ môi
trường là mối lo của nhà
giầu "phú quí sinh lễ nghĩa". Ngày
trước ở Việt nam trong những
điều kiện của một nước
chậm tiến, có nhiều việc ưu tiên
phải giải quyết nên vấn đề
môi sinh bị xếp hàng thứ yếu.
Dân trí còn thấp chưa ý thức
hết được tầm quan trọng của
vấn đề. 10 năm sống ở
đây tôi thấy rõ hơn và
quan tâm hơn, nhất là khi nhìn về
tương lai của các thế hệ sau. Nhưng
một mặt tôi không đồng ý
với những đòi hỏi quá
đáng của nhiều tổ chức
bảo vệ môi trường. Mặt khác,
thật chán ngán trước thái
độ bất cần môi sinh của nhà
cầm quyền cộng sản Việt nam. Tháng
4 năm nay, trong khi rất nhiều tổ chức
của Liên hiệp quốc lên tiếng
báo động về sự phá hoại
môi trường tại Việt nam thì
Thủ tướng Việt cọng với
đầy đủ kèn trống khua rống
ầm ĩ, đã cắt băng khởi
công xây dựng xa lộ Bắc Nam theo
lối con đường mòn Hồ
Chí Minh ngày trước. Việc xây
cất con đường dài hơn 1000
cây số này sẽ phá hủy hàng
triệu hec-ta rừng, hủy hoại môi
trường sống của nhiều động
vật và thực vật hiếm quý
đang được thế giới
tìm cách bảo vệ, duy trì.
Tháng
12 năm ngoái miền Trung bị một trận
lụt được ghi nhận là lớn
chưa từng có trong mấy chục năm,
giết hại nhiều sinh mạng, gây khốn
khổ cho hàng chục ngàn gia đình.
Người dân chất phát chỉ
nghĩ rằng đây là thiên tai,
và Việt cọng thì ra rả kêu gọi
khắc phục khó khăn, cố khỏa
lấp cái ngu xuẩn của chúng. Thật
vậy, chẳng ai phủ nhận lụt lội là
thiên tai, nhưng mức độ thiệt
hại thì rõ ràng là hậu quả
của tình trạng phá rừng bừa
bãi của nhà cầm quyền cộng
sản, lãnh đạo bởi những
tên tốt nghiệp lớp 3 - xin lưu
ý đừng in nhầm thành cấp
3 - được tâng bốc, dụ dỗ
bằng tiền bạc và những lời
đường mật của tư bản
nước ngoài, để ra tay phá
rừng lấy gỗ một cách vô
tội vạ. Rồi đây khi mùa mưa
lũ, nước trên đầu nguồn
không có gì cản trở, tràn
về hạ lưu, lụt lội là điều
không thể tránh được. Trận
lụt miền Trung tháng 12/99 hay mùa lũ
năm Thìn ở đồng bằng
Cửu Long hiện nay sẽ không còn
là kỷ lục của 40 năm nữa,
mà mỗi năm lũ lụt sẽ lập
một kỷ lục mới trên "quê
hương tôi nghèo lắm ai ơi".
ó
một lần tôi chạy sau một đoàn
xe tang, tình cờ thấy một người
đàn ông trung niên có nét
mặt Á châu đứng bên đường
ngả mũ cúi đầu chào khi chiếc
xe tang chạy ngang qua. Thật bất ngờ
vì đã từ lâu, lâu lắm,
cái cử chỉ tôn kính mà
tôi được dạy dỗ qua bài
học công dân giáo dục trong những
năm tiểu học đã không còn
được thấy trên đường
phố Việt nam. Tại xứ Mỹ này,
khi mà mỗi năm lại có thêm
nhiều vụ súng nổ trong học đường,
kể cả trường tiểu học, thì
tôi e rằng khi nhìn thấy cử chỉ
của người đàn ông trung
niên kia sẽ có người Mỹ
không hiểu được ông ta ngả
mũ ra để làm gì. Còn ở
Việt nam ngày nay dưới chế độ
cọng sản, khi mà cái gọi là
"đạo đức xã hội chủ
nghĩa" vô luân vô đạo được
nhồi nhét cho các em học sinh để
thay thế cho bài học công dân giáo
dục, thì làm sao còn được
nhìn thấy hình ảnh tôn kính
đó ở ngoài phố, mặc dù
mỗi ngày không hiếm có người
qua đời vì bệnh tật, vì
đói khát.
Bước
vào thiên niên kỷ mới tôi
có lời ước.
Ước
sao cho thế hệ Việt nam tương lai thấy
được tầm quan trọng của việc
bảo vệ môi trường, thấy
được cái ngu xuẩn của chế
độ cọng sản Việt nam.
Ước
sao sớm có ngày những cử
chỉ tôn kính kia lại được
thấy trên đường phố Việt
nam. Thân
ái, Nguyễn
Trọng Dũng |