Ở
Trường Cao Đẳng Điện Học Bài
của Nguyễn
Hữu Minh
LTS:
Thân hữu Nguyễn Hữu Minh nguyên
là Giáo sư trường Cao đẳng
Điện học (CĐĐH) Phú thọ,
Sài gòn, từ khóa 1 Kỹ sư
và Cán sự, cho đến 1975. Nghĩa
là đối với hầu hết
các Kỹ sư và Cán sự điện
tốt nghiệp từ Trường CĐĐH
Phú thọ, Sài gòn, TH NH Minh là một
vị Thầy. Thầy Minh cũng đã
từng giữ chức vụ Tổng
Giám đốc cơ quan Điện lực
Việt nam, trong khoảng từ 1965 đến
1966. Qua bài viết dưới đây,
Thầy Minh bộc lộ tình cảm và
tâm sự của Thầy về và
với các học trò cũ. Lời
viết của Thầy Minh nhiều chỗ có
thể không hẳn là lời Việt,
cách diễn tả đôi khi không
nói trọn hết ý, nhiều chữ
dùng có thể chưa chỉnh, nhưng người
đọc, nhất là các học trò
cũ của Thầy, cảm được
rõ ràng là Thầy có một tấm
lòng. Và đó mới chính
là điều mà người đọc
THĐL chúng ta trân trọng.
Năm
1959, khi tôi hồi hương, tôi gặp
lại Nguyễn Khắc Nhẫn. Lúc ấy
Nhẫn làm Phó Giám đốc
Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú thọ,
kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc
Trường Cao đẳng Điện học,
gồm ban Kỹ sư và Cán sự.
Tôi và Nhẫn là chỗ quen biết
cũ. Trước khi đi du học ở
Pháp, trong những năm 1947-48 tôi có
dạy học môn Toán và Vật lý
ở trường Trung học Khải Định,
Huế, và Nhẫn là một trong những
học sinh đặc biệt ưu tú. Hè
năm 1959, Nhẫn mời tôi dạy hai
lớp Kỹ sư và Cán sự
điện sắp tốt nghiệp năm 1960. Tôi
hỏi Nhẫn: Toa giao cho moa dạy môn gì
? Nhẫn
đáp: Tôi mời anh dạy Electrotechnique. Tôi
nói: Moa muốn dạy môn khác vì
môn Electrotechnique quá khó và quá
lý thuyết. Nhẫn
trả lời: Tôi đã đặc
biệt dành môn ấy cho anh, vì môn
ấy khó và có hệ số cao hơn
các môn khác. Chắc chắn là
sinh viên sẽ không dám xao lãng lớp
anh dạy. Tôi
nghĩ lại, thấy Nhẫn nói có
lý, cho nên nhận dạy môn Electrotechnique.
Nhẫn còn nói thêm là sinh viên
ở trường hay cho điểm các
giáo sư, dạy hay thì được
A, dạy bình thường thì được
B. Tôi học ở Việt nam và Pháp,
chỉ biết cho điểm từ 0 đến
20. Đây là lần đầu tiên
tôi nghe nói đến lối chấm
điểm A, B, C, ... của Huê kỳ. Tôi
rời nhà trường để
đi làm việc đã lâu cho nên
những hiểu biết lý thuyết không
còn nhớ nữa. Thế là
phải lấy sách ra học lại để
đi dạy. Và phải học rất kỹ.
Trung bình muốn dạy một giờ, tôi
phải bỏ ra 4-5 giờ để soạn
bài. Vì thế tôi thuộc lòng
các bài dạy. Thuộc bài cho đến
nỗi ban đêm tỉnh giấc, nhìn
lên màn, tôi có thể thấy các
công thức chạy qua trước mắt
tôi. Trong khi dạy khóa kỹ sư đầu
tiên, tôi cố gắng không bao giờ
nhìn vào sách. Tôi xây lưng vào
bảng đen, mắt nhìn vào sinh viên,
tay duỗi thẳng ra để viết vào
bảng đen. Mục đích là đừng
để đầu của mình che chữ
viết trên bảng đen. Viết chừng
nào thì sinh viên thấy chừng
ấy và có thể chép vào vở
của họ. Thỉnh thoảng tôi ngừng
dạy, kể cho các sinh viên nghe về các
máy móc mới tôi làm ở
Pháp trước khi hồi hương. Tôi
không muốn kiểm soát sinh viên, tôi
muốn giao cho sinh viên trách nhiệm tự
kiểm soát mình. Tôi để cho sinh
viên tự do muốn đến lớp
học thì đến, không muốn đến
thì thôi. Tuy nhiên, mặc dầu không
bị kiểm soát, các sinh viên thường
đến lớp đông đủ.
Dạy được độ nửa
năm thì một hôm đi qua văn phòng,
tôi gặp Nhẫn. Nhẫn cười
nói với tôi "Sinh viên cho anh điểm
A". Bắt đầu từ hôm ấy
tôi thấy thoải mái hơn. Dạy xong
khóa thứ nhất thì trong các
khóa kế tiếp tôi không cần
mất quá nhiều thì giờ để
soạn bài vì tôi đã thuộc
lòng rồi. Hơn nữa, tôi biết
là sinh viên khóa thứ nhất
đã truyền miệng lại "tôi là
giáo sư hạng A". Nếu không nhớ
rõ một công thức, tôi công
nhiên nhìn vào sách để viết
công thức lên bảng, không một
tí nào ngần ngại. Cách
đây một hai năm, một cựu sinh
viên kỹ sư hỏi tôi tại sao trong
các kỳ thi, một khi đã ra đề
thi xong, tôi hay bước ra khỏi phòng,
không ngồi lại để kiểm soát
sinh viên. Tôi làm như vậy vì hai
lý do: 1)
Đa số các môn học ở trường
đều có tính cách lý thuyết,
kể cả môn Electrotechnique của tôi
dạy. Sinh viên học để hiểu một
cách tổng quát các vấn đề
kỹ thuật và biết phương pháp
giải quyết các vấn đề ấy.
Chỉ những người có công
việc rất chuyên môn mới có
cơ hội giải quyết các vấn đề
kỹ thuật một cách cụ thể. Mà
muốn làm việc như vậy, tất nhiên
phải học thêm rất nhiều, học
trong sách vở, và học với
những người chuyên môn khác,
giàu kinh nghiệm hơn. Trong hơn 10 năm
làm việc ở Pháp, trước
làm trong dự án xây cất 4 nhà
máy điện 250MW ở Porcheville,
sau làm việc về computer, đang còn
ở trong thời kỳ ấu trĩ,
ở Société d’Electronique et d’Automatisme
Paris, tôi không nhớ có khi nào
phải mở một cuốn sách ra để
tìm một công thức nào đấy.
Tôi nhớ chỉ dùng "Règle de
trois". Règle de trois là tiếng Pháp
dùng để giải quyết bài toán
như sau: Một người mua 5 cái áo,
giá tất cả là 100 đồng, nếu
mua 7 cái áo thì phải trả bao nhiêu?
Chỉ cần làm một bài toán chia
và một bài toán nhân là xong.
Nhưng, đơn giản hơn nữa là
dùng "Règle à calculer", tức
là thước tính, khỏi phải
làm toán gì cả. Tôi không buộc
sinh viên phải nhớ công thức,
vì trên thực tế, trong kỹ nghệ,
mấy
ai có nhu cầu phải sử dụng công
thức. Tôi chỉ cần sinh viên hiểu
đại cương các vấn đề
kỹ thuật và cách thức giải
quyết một cách tổng quát những
vấn đề kỹ thuật ấy. Lẽ
tất nhiên, đi học thì phải thi
để xem ai đủ điểm để
tốt nghiệp, để phân biệt sinh
viên ưu tú. Đối với tôi,
thi cử chỉ là một công việc
hành chánh, tôi phải làm để
cho hợp lệ với Ban Giám đốc
nhà trường. Đã là một
hình thức hành chánh thì tôi
không muốn và tôi cũng không
cần kiểm soát sinh viên của tôi
làm gì. Nếu sinh viên đến
lớp chăm chú nghe tôi giảng
dạy thì tôi mãn nguyện lắm rồi.
Vấn đề lý thuyết nhiều khi
rất khó hiểu. Cũng có thể
có sinh viên không hiểu được.
Nếu sinh viên không hiểu thì họ
có thể hỏi riêng tôi. Nếu không
hỏi thì tôi cho là họ đã
hiểu rồi, tôi không cần kiểm
soát qua các bài thi hoàn toàn
có tính cách lý thuyết, phải
làm xong trong hai giờ thi. 2)
Lý do thứ hai là thời bấy
giờ rất ít ai muốn đi quân
dịch. Không muốn đi quân dịch
là vì nhiều lý do. Nhưng lý
do chính có lẽ là nếu đã
dính vào quân dịch thì không
biết năm nào tháng nào mới
được giải ngũ. Chỉ có
những sinh viên học về ngành
kỹ thuật mới có nhiều hy vọng
được hoãn dịch. Nhất là
đối với sinh viên học về
ngành điện. Ngành điện là
một ngành mới mẻ trong nước.
Nhà máy Đa nhim, hệ thống truyền
tải 230kV từ Đa nhim về Sài
gòn đang xây cất. Nhà máy
điện Thủ đức, hệ thống
66kV xung quanh Sài gòn Chợ lớn,
việc điện hóa các tỉnh sắp
khởi công. Như vậy, nhu cầu kỹ
sư cán sự điện rất lớn.
Các sinh viên ngành điện sẽ
không đủ cung ứng cho nhu cầu
trong mấy năm sắp đến. Tốt
nghiệp ở trường Cao đẳng
Điện học, chắc chắn sẽ có
việc làm ... suốt đời, chắc
chắn sẽ được hoãn dịch
... suốt đời. Muốn
thi đậu vào trường CĐĐH
không phải là một việc dễ dàng.
Mỗi khóa chỉ lấy dưới
30 người (khóa thứ nhất
chỉ có 26 người) được
may mắn vào trường. Nhưng có
biết bao nhiêu ngàn thí sinh? Sự
cạnh tranh vô cùng gay go, có lẽ gay
go hơn thi vào các trường Grandes
Écoles ở Pháp. Đã được
may mắn thi đỗ vào trường
Điện mà chẳng may không đủ
điểm để tốt nghiệp - vì
không làm được bài thi Electrotechnique
có hệ số cao do tôi dạy - để
phải đi quân dịch là một điều
bất hạnh. Và tôi không muốn
lãnh trách nhiệm là nguyên nhân
của sự bất hạnh nói trên. Trong
một khóa học, có nhiều sinh viên
ưu tú nhưng cũng có nhiều sinh
viên chỉ có sự hiểu biết
bình thường. Dù bài thi dễ
hết sức, cũng có sinh viên
không làm được. Sau khi ra đề
thi xong, tôi bước ra khỏi lớp
học, là vì tôi muốn dành cho
những sinh viên chỉ vớiù
sự hiểu biết bình thường
có cơ hội hỏi bạn bè để
nộp cho tôi một bài thi trung bình, một
bài thi mà ít nhất tôi có
thể cho 16/20 điểm. Mục đích của
tôi là để cho tất cả các
sinh viên đều tốt nghiệp và
tiếp tục được hoãn dịch
để thực hiện cái mộng thành
một kỹ thuật gia trong một ngành chuyên
môn đang còn mới mẻ ở
Việt nam. Tôi cũng hiểu rằng những
sinh viên ưu tú có thể không
bằng lòng khi thấy tôi để
cho tất cả mọi người được
tự do. Nhưng tôi an ủi là còn
có biết bao nhiêu môn học khác
mà các sinh viên ưu tú có thể
trổ tài. Năm
đầu tiên, trong lần thi thứ
nhất, tôi chưa có kinh nghiệm cho nên
khi đến hết hai giờ thi, tôi
trở về lớp một cách bình
thường. Hôm ấy trời nóng
cho nên tôi đi "xăng đan" đế
nhựa, bước đi không có
một tiếng động. Bước vào
lớp, tôi thấy một sinh viên đang
ở một bàn khác, hỏi bài
một người bạn. Tôi hơi bực
mình, vì sinh viên đã được
hai giờ hoàn toàn tự do mà
không hỏi xong bài thi. Những năm
sau tôi có kinh nghiệm hơn. Những
hôm thi, tôi mang giày đế da, khi
đi thì nện mạnh đế giày
trên nền xi măng. Khi hết giờ
thi, về đến lớp học, tôi
không vào lớp vội. Tôi ngừng
ở cửa, bước ra dựa
vào hành lang, nhìn xuống đường.
Chỉ khi nào không còn nghe tiếng thì
thào ở trong lớp nữa tôi
mới bước vào lớp
học. Quan
niệm của tôi là không muốn làm
khó khăn những sinh viên chỉ có
mức hiểu biết bình thường.
Những sinh viên ấy về sau cũng
có thể trở nên xuất sắc
ở ngoài đời. Tôi có
kinh nghiệm bản thân về vấn đề
này. Một người em của tôi,
lúc học ở tiểu học khi làm
những bài toán nhỏ thì không
phân biệt được lúc nào
phải làm toán cọng, lúc nào
phải làm toán nhân, ... nhưng khi lên
đại học thì trở nên xuất
sắc. Học xong bác sĩ y khoa ở
Columbia
University thì em tôi được sang
Thụy sĩ tu nghiệp, trước khi về
hưu thì làm giáo sư y khoa ở
Đại học New Hampshire. Đối
với sinh viên tôi rất có nhiều
cảm tình. Trong khuôn khổ chật hẹp
của bài viết này, tôi chỉ nói
đến những người nào
mà trong đời tôi có liên
hệ đến vì lý do này hay lý
do khác. Khóa
1 thì có hai sinh viên tôi đặc
biệt chú ý đến. Trước
hết là anh Trần Khiết. Tôi nghe
nói anh Trần Khiết nuôi heo nuôi
cá một cách vô cùng khoa học.
Tôi quê quán ở Huế, một
vùng mà đất hẹp, mùa hè
khô khan, ao hồ cạn nước, mùa
mưa thì lụt lội. Vì vậy cho nên
không thể nào nuôi cá được.
Mùa hè thì cá chết vì không
có nước, mùa mưa thì nước
lụt cuốn trôi cá đi mất. Sống
ở Pháp gần 15 năm, tôi cũng
chẳng bao giờ nghe nói đến
nuôi cá. Vì vậy cho nên nuôi
cá là một vấn đề thích
thú và mới mẻ đối với
tôi. Anh Khiết nuôi cá và nuôi
heo với một phương pháp rất
khoa học. Anh Khiết làm nhà sàn để
nuôi heo. Nhà sàn dựng trên ao
nuôi cá tra và trồng rau muống.
Thức ăn và phân của heo rơi
rớt dưới ao để nuôi
cá tra. Rau muống thì vớt lên
để cho heo ăn. Nói tóm lại,
không có gì phí phạm cả. Người
thứ hai mà tôi chú ý đến
là chị Đỗ Thị Như Mai. Lý
do chị Mai là người thiếu nữ
đầu tiên học kỹ sư. Ngày
tôi còn trẻ, Việt nam cũng có
vài phụ nữ học đại học,
nhưng họ học những ngành như
dược sĩ, văn chương, giáo
dục, v.v... những ngành mà thông
thường chúng ta cho là nhẹ nhàng.
Ngày xưa ở Huế ai cũng trầm
trồ thán phục cô Tôn Nữ
Việt Khâm đỗ Dược sĩ
ở Pháp, có khả năng mua lại
Pharmacie
Imbert ở đầu cầu Trường
tiền. Lớn lên, tôi chưa bao giờ
nghe nói đến một thiếu nữ
đỗ một văn bằng khoa học. Chị
Mai là một người nghiêm chỉnh,
khi nào cũng vui vẻ. Tôi là một
nam giáo sư, khen chị Mai cũng có điều
bất tiện. Tôi chỉ nhớ là
khi tôi có trách nhiệm điều
khiển
Điện Lực Việt Nam (ĐLV),
tôi đã lựa chị Mai, trong số
hơn ngàn nhân viên, làm Chánh
sự vụ Sở Thương mại,
với trách nhiệm đại diện
tôi điều khiển Ủy ban Thương
thuyết Giá điện bán cho công
ty Pháp Compagnie des Eaux et d’Électricité,
gọi tắt là CEE. Việc thương thuyết
ấy vô cùng quan trọng, vì số
lượng điện năng mà Điện
lực chuyển qua CEE rất lớn. Nếu
không cẩn thận, chỉ mất mỗi kWh
một xu, số thất thu của ĐLV cũng
có thể lên đến hàng triệu. Sau
những buổi họp của Ủy ban Thương
thuyết Giá điện, nhiều ủy viên
như anh Tôn Thất Ngọ đại diện
cho Bộ Công chánh, anh Bửu Hiệp
đại diện Đô thành, anh Đỗ
Chấn đại diện Bộ Tài chánh
(và cũng là cố vấn cho ĐLV)
thỉnh thoảng vẫn gọi điện thoại
cho tôi khen ngợi chị Mai điều
khiển các buổi họp một cách nghiêm
chỉnh, nhẹ nhàng nhưng cứng rắn,
nhất định giữ vững lập
trường của ĐLV. Trong
thời kỳ làm việc ở ĐLV
tôi có chú ý đến hai sinh
viên cũ: anh Trần Bá Lân và
anh Nguyễn Quang Hữu. Anh Lân đã
cùng Harry Dugan, kỹ sư của hãng
Gibbs
& Hill, anh Thức, anh Huân, và tôi
đi đo đạc đường dây
66kV xung quanh Sài gòn Chợ lớn.
Mục đích của đường
dây 66kV ấy là để phân phối
điện của nhà máy Đa nhim cùng
các nhà máy sắp xây cất
vào hệ thống của CEE. Tánh anh Lân
trầm tĩnh, nghiêm nghị, ít nói.
Tôi còn nhớ một hôm ngồi
uống nước dừa ở một
quán tranh gần bến đò Thủ
thiêm, ở nơi mà trụ điện
cao hơn 60 thước sẽ được
dựng lên để kéo dây băng
qua sông Sài gòn, Harry Dugan nói đùa
với tôi anh Lân sẽ là một
"big boss". Đoạn
này, tôi muốn nói chuyện với
anh Lân: không biết đâu đấy
bên châu Úc mênh mông, tiên
đoán của Harry Dugan có linh ứng
không? Năm 1975, trong khi tôi ở trại
tị nạn Pendleton ở miền Nam California,
tôi được Gibbs & Hill, là hãng
đã phái Harry Dugan sang Việt nam đo
đạc đường dây 66kV, gởi
giấy mời sang New York để phỏng
vấn. Hãng cho George Burpee, Quản trị viên
Chương trình xây cất nhà máy
Thủ đức, và Harry Dugan tiếp
đón tôi. Harry Dugan hỏi tin tức
về anh Lân, anh Thức, và anh Huân.
Tôi chắc anh còn nhớ anh Huân
làm việc cho Trắc địa sư Đào
Văn Nhơn, người trúng thầu
việc đo đạc đường dây
66kV. Làm việc với chúng mình,
anh Huân có lẽ thấy thích thú
cho nên xin vào làm việc ở ĐLV.
Làm việc được ít lâu
anh Huân bị bệnh, từ trần. Lúc
ấy tôi còn làm việc ở
ĐLV. Năm 1975, khi tôi gặp Harry Dugan thì
lẽ tất nhiên Harry Dugan không còn
là một kỹ sư trẻ tuổi, chuyên
môn mặc quần kaki, tóc cúp ngắn
như hồi đo đạc đường
dây 66kV ở Sài gòn Chợ
lớn. Harry Dugan đã trở thành
một người đứng tuổi,
đạo mạo, tóc đã hoa râm
và đang giữ chức vụ Chief
Structural Engineer, là chức vụ kỹ thuật
lớn nhất trong ngành Structural. Nhìn
thấy sự thay đổi rất nhiều
ở Harry Dugan, tôi mới nhận thấy
thời gian đã trôi qua. Tôi cảm
thấy mình già rồi, và tôi
ngán cho tôi quá. Lúc ấy tôi
đã 50 tuổi, và tôi phải lập
một cuộc đời mới, ở
một quốc gia mới, với một
vốn liếng Anh văn dưới hai ngàn
chữ. Và bốn con tôi thì đang
còn bé bỏng. Anh
Nguyễn Quang Hữu đối với
tôi khi nào cũng ít nói, trong khi
còn là sinh viên cũng như khi làm
việc ở ĐLV. Ngoài ra, anh Hữu
có dáng bộ khi nào cũng lễ
phép. Nhưng khi tôi được xem
video
tape quay trong buổi họp của THĐL ở
Paris thì tôi khám phá ra còn có
một anh Hữu thứ hai, một anh Hữu
biết pha trò rất tế nhị và
rất nhiều. Trong
thời kỳ xây cất nhà máy
nhiệt điện Thủ đức, Gibbs
& Hill phái sang Sài gòn một kỹ
sư chuyên môn về relai, tên là
Clifford.
Hồi ấy, khi nào rảnh rỗi, tôi
nhờ Clifford giảng cho tôi nghe các
hệ thống kiểm soát nhà máy
của Huê kỳ. Mục đích là
để biết sự khác biệt của
các hệ thống và cách hoạt động
của kỹ thuật Pháp và Huê kỳ.
Trong thời kỳ ấy Clifford cũng đang
chỉ vẽ cho anh Tôn Thất Đền.
Clifford rất hài lòng với anh Đền
vì anh Đền học rất nhanh chóng
và rất chăm chỉ. Một hôm Clifford
nói với tôi "ước gì
anh Đền xuất ngoại được".
Xuất ngoại được thì Clifford
sẽ cho anh Đền làm phụ tá
và đem anh Đền cùng đi bất
cứ nơi nào trên thế giới
để xây cất các nhà máy
điện. Đối
với anh Nguyễn Công Thuần, tôi,
cũng như nhiều người khác,
có rất nhiều cảm tình. Anh Thuần
là người đã "sinh" ra và
đã là linh hồn gần 20 năm
nay của Thân hữu ĐLVN Hải ngoại.
Cuối năm 1998, gần lễ Giáng sinh,
anh chị Thuần lái xe đến thăm
tôi ở vùng Flushing, New York City.
Chị Thuần mang cho tôi một bánh "Buche
de Noel" do chính tay chị làm. Tôi đem
về nhà con gái tôi ở Manhattan,
nói đùa là mua ở tiệm
bánh do người Pháp làm chủ
ở Park Avenue. Con tôi ăn xong khen ngon,
nói không thua gì bánh đã
mua ở một tiệm danh tiếng và rất
đắt tiền ở đâu đấy
trên đuòng 3rd Avenue hoặc
Lexington
Avenue, tôi không còn nhớ rõ.
Trong buổi họp mặt THĐL ở Bắc
Cali năm nay (2000) tôi được biết
thêm chị Thuần có một giọng hát
rất trong và rất cao, làm tôi nhớ
đến nữ ca sĩ Sơn Ca ở
Sài gòn ngày xưa. Năm
1975 tôi rời khỏi Việt nam qua cơ
quan DAO, Tân sơn nhất. Ở đó
tôi có gặp một cựu sinh viên
trường Điện. Lúc ấy tôi
biết tên và còn nhớ anh ấy
làm việc ở một cơ quan của
ĐLV. Hai năm gần đây tôi muốn
biết người bạn đồng hành
ngày
xưa, nay ổn định đời sống
như thế nào, và ở đâu.
Sau gần 25 năm, tôi không còn nhớ
tên, nhưng vẫn còn nhớ khuôn
mặt lúc bấy giờ. Tôi nghĩ
bụng là tôi sẽ không bao giờ
có thể tìm ra người bạn
đồng hành ấy. Vì tôi không
nhớ tên, và khuôn mặt chắc
chắn phải thay đổi. Có gặp lại
cũng chưa chắc đã nhận ra nhau
vì đã 25 năm rồi còn gì!
Tôi nhờ anh Thuần tìm người
bạn đồng hành cũ. Tôi không
thấy anh Thuần đăng trên báo
tìm người. Nhưng anh Thuần đã
tìm ra. Người bạn đồng hành
năm xửa năm xưa ấy là anh
Tôn Thất Đào, và tôi đã
liên lạc được với anh
Đào. Trong
thời kỳ làm việc ở ĐLV,
tôi ngán nhất là ký chi phiếu
trả tiền cho nhà thầu. Vì chi phiếu
sai lầm, trả quá số lượng,
thì sẽ có biết bao nhiêu rắc
rối. Dù lỗi có là của cấp
thừa hành, nhưng tất cả trách
nhiệm nặng nề tôi phải gánh chịu.
Nhất là trong không khí làm việc
ở ĐLV trong thời kỳ ấy.
Mỗi buổi chiều từ công trường
nhà máy nhiệt điện Thủ đức
về văn phòng, tôi thấy gần
20 hồ sơ đợi tôi ký chi
phiếu trả tiền cho nhà thầu. Tôi
chỉ có đủ thì giờ xem
xét qua loa rồi ký chi phiếu. Vì
tôi tin rằng các hồ sơ đều
không có sai lầm nào cả. Như
thế là nhờ có sự tận
tâm của ba người. Ở
công trường thì nhờ có
anh Nguyễn Quảng Đức kiểm soát
kỹ lưỡng các số lượng
tính toán chiết giá phân minh. Anh
Đức là một kỹ sư công
chánh, người Bắc. Từ năm
1975 tôi không còn gặp mặt anh Đức.
Vào khoảng 1980, anh Đức có
đến New York để thăm nhà ga
Pennsylvania
Station. Văn phòng của tôi làm
việc ở ngay bên kia đường
đối diện với Pennsylvania Station, vậy
mà chúng tôi không được
gặp nhau, vì hồi ấy tôi chưa có
tin tức của anh Đức. Nay thì
anh Đức đã ra người
thiên cổ rồi. Về
phương diện tài chánh thì tôi
tin tưởng vào ông Lê Văn
Nghi để kiểm soát đã trả
bao nhiêu rồi, còn phải trả bao nhiêu
nữa. Ông Nghi là người Nam,
đã cùng làm việc với
tôi ở Chương trình nhà máy
nhiệt điện Thủ đức. Hiện
nay không biết ông Nghi ở đâu.
Trước 75 ông Nghi ở con đường
chạy dọc sông Tân thuận, nhà cách
đường Trình Minh Thế độ
500 thước. Tôi có nhờ người
đến tìm nhưng không có tin tức
gì. Khi hồ sơ đã qua xong tay anh Đức
và ông Nghi thì đến tay anh Phan Xuân
Hùng. Với tư cách Chánh văn
phòng, anh Hùng kiểm soát toàn bộ
một lần cuối cùng. Anh Hùng là
kỹ sư điện khóa 3. Khi nào tôi
thấy chữ ký của ba người
nói trên thì tôi mới yên
tâm ký vào chi phiếu trả tiền
cho nhà thầu. Nói tóm lại, trong
suốt thời gian làm việc ở
ĐLV, tôi đã được anh
Đức, anh Hùng, ông Nghi giúp
sức rất đắc lực. Cũng
trong thời gian tôi làm việc ở
ĐLV thì hình như chỉ có anh Ngô
Duy Đức, ngoại trừ các sinh
viên được quân đội biệt
phái, là người lập gia đình.
Đêm anh Đức đãi tiệc
đám cưới, tôi ngồi làm
việc trễ ở văn phòng. Khi nhìn
vào đồng hồ thì thấy đã
trễ giờ rồi, tôi liền lấy
xe chạy rất nhanh trên đường
Hồng thập tự để vào Chợ
lớn. Khi chạy gần đến đường
Lê Văn Duyệt thì đèn lưu
thông đổi qua màu vàng. Tôi
nghĩ bụng có đủ thì giờ
để vượt qua đường
Lê Văn Duyệt, nhưng tôi chưa vượt
qua được thì đèn lưu
thông đổi qua màu đỏ. Tôi
liền thắng gấp. Xe vừa đứng
lại thì tôi nghe một tiếng động
mạnh. Mở cửa xe ra thì thấy
một xe sau, chạy quá gần đã
đâm vào xe tôi. Một cô bé
dưới 20 tuổi bước ra khỏi
xe, trông có vẻ lo sợ vô cùng,
xin lỗi rối rít. Nhìn vào xe tôi
không thấy hư hại gì, tôi liền
an ủi cô bé và tiếp tục lái
xe đi, vì không muốn mất thì
giờ nhiều hơn nữa. Hôm
ấy anh chị Đức mời khách
ở nhà hàng Ngọc Lan Đình,
nằm ở góc đường
Đồng Khánh và Tổng đốc
Phương. Hình như bữa tiệc chiếm
tất cả gian phòng rộng rãi của
nhà hàng. Ngồi ăn, nhìn qua bên
kia đường thì thấy người
Trung hoa đang tập tài chi ở sân
thượng của cao ốc đối diện.
Tôi còn nhớ là các món
ăn đã được chọn lựa
rất cẩn thận, và đoán là
anh chị Đức đã chi tiêu
khá nhiều cho bữa tiệc hôm ấy.
Sau đám cưới một vài ngày,
anh Đức vào văn phòng tôi
để cám ơn. Tôi hỏi anh Đức
là chi phí hết bao nhiêu, anh Đức
nói cho tôi một con số mà tôi
cho là quá cao. Hẳn nhiên là hồi
bấy giờ ở Việt nam chưa ai
biết thủ tục thực tế như ở
Cali bây giờ là mỗi khách
đều đem theo một phong bì nhỏ
đựng một chi phiếu tối thiểu
50 đô la mỗi người. Hồi
đó, mỗi khi lên Bộ Công chánh,
tôi có nhiều cơ hội gặp anh Trần
Thành Tôn, Kỹ sư khóa 2. Anh Tôn
làm việc ở Sở Kiểm soát
Điện lực. Không hiểu va chạm
với ai mà anh Tôn là người
độc nhất ở đó phải
đi quân dịch. Sau này, anh Nguyễn
Công Thuần cho biết là sau 75 anh Tôn
mới trở về cơ quan. Tôi
còn nhớ anh Tôn là một người
hiền lành, tánh tình rất vui vẻ. Nước
Pháp là một nước trọng bằng
cấp, nhưng trong kỹ nghệ, ở các
cơ xưởng, sự đánh giá
một chuyên viên rất thực tế.
Một chuyên viên lành nghề cũng
có thể được công ty cho làm
công việc và chức tước
kỹ sư, mặc dầu những chuyên
viên lành nghề ấy không tốt
nghiệp từ một trường kỹ
sư. Danh xưng để chỉ định những
kỹ sư như thế là Ingénieur
de Maison. Ingénieur de Maison rất được
trọng dụng trong kỹ nghệ. Hồi
làm việc ở ĐLV, tôi để
ý đến vài anh cán sự
như anh Nguyễn Đình Bá, anh Đinh
Văn Thọ, rất lành nghề về
đường dây truyền tải điện
năng, anh Tôn Thất Đền rất
giỏi về hệ thống kiểm soát,
và vài anh khác nữa. Tôi có
ý định bổ nhiệm các anh ấy
vào các chức vụ với chức
tước kỹ sư. Nhưng sau một thời
gian thăm dò ý kiến, tôi nhận
thấy ý định của tôi đi
quá sớm đối với thời
bấy giờ cho nên tôi không thực
hiện. Năm
1968, tôi rời khỏi Bộ Công chánh,
sang làm việc ở một ngân hàng
đầu tư. Tôi không còn có
cơ hội gặp lại các học trò
cũ. Vì ngoài anh Ngô Đức
Huấn và anh Hoàng Mạnh Cần thì
có thể nói là hầu hết tất
cả các học trò cũ của tôi,
kỹ sư cũng như cán sự, đều
làm việc ở ĐLV. Tuy nhiên, một
hôm đi trên đường Nguyễn
Huệ, tôi gặp anh Trần Duy Hùng. Anh
Hùng cho tôi biết là anh có mở
một tiệm bán vàsửa
chữa máy lạnh, nhất là các
máy lạnh của quân đội Huê
kỳ. Anh Hùng nói thêm "Hôm nào
em sẽ đem biếu Thầy một máy
lạnh rất mạnh". Vài hôm sau, anh
Hùng lắp ở phòng khách khá
lớn của tôi một máy lạnh
mà chỉ cần bật lên độ 10
phút là cả phòng mát mẻ.
Lắp máy xong, anh Hùng nhất định
từ chối không nhận tiền tôi
trả. Tôi khẩn khoản yêu cầu
anh Hùng nhận một ít tiền để
cho tôi yên lòng, khỏi thắc mắc
mang ơn, nhưng anh Hùng nhất định
từ chối. Một
thời gian sau, một hôm ngồi ăn
hũ tíu ở con đường
sau lưng Ngân hàng Quốc gia (đường
Tôn Thất Đạm?) tôi gặp anh Trần
Long Thạch. Tôi hỏi anh Thạch bây giờ
làm ở cơ quan nào của ĐLV.
Sau khi trả lời câu hỏi của tôi,
anh Thạch nói thêm " Thưa Thầy em
có tổ chức một hãng thầu
nhỏ với vài người làm
công việc nhỏ ở các tư gia,
Thầy có cần gì không?" Tôi
nói với anh Thạch là trong nhà
tôi có nước chảy nơi nào
không biết, vì mặc dầu các
vòi nước đều đóng
kỹ, đồng hồ nước vẫn
chạy, không biết anh Thạch có giúp
gì được không? Anh Thạch hứa
sẽ giúp tôi. Một hai tuần sau anh
Thạch thân hành đến nhà tôi
cùng với hai người thợ.
Sau hai ngày hì hục làm việc, anh Thạch
tìm ra có một ống nước
đi đến gần nhà bếp là
hết, chôn dưới cái bệ có
lấp đất. Nhà thầu xây cư
xá làm ẩu, không bịt lại cẩn
thận, chỉ đóng lại bằng một
miếng xi măng còn ướt. Với
thời gian, xi măng khô, co lại, và
nước rỉ rả chảy ra. Cũng
như anh Trần Duy Hùng, anh Thạch nhất
định từ chối, không nhận
tiền tôi muốn trả. Trên
đây tôi đã kể lại những
kỷ niệm của tôi đối với
học trò cũ (tôi xin dùng danh xưng
học
trò thay vì sinh viên để
tỏ lòng thân ái của tôi). Kỷ
niệm giữa thầy và trò không
có tính cách cao xa, quan trọng. Và
cũng có thể những kỷ niệm
ấy là trẻ con đối với
một vài người. Nhưng đối
với tôi, những kỷ niệm ấy
quan trọng vô cùng, vì những kỷ
niệm giúp tôi nhớ mãi mãi
những học trò ở trường
CĐĐH, ban kỹ sư cũng như cán
sự, ở Việt nam. Cách
đây một hai năm, tôi có dịp
đi xem một trại nuôi heo khổng lồ
ở miền Corn Belt với con tôi.
Nhìn thấy thức ăn của heo phung
phí rơi rớt rất nhiều ở
dưới đất, tôi bật phì
cười. Con tôi ngạc nhiên hỏi
vì sao tôi cười. Tôi trả
lời là tôi nhớ đến
một người học trò cũ có
một trại nuôi heo tí hon nhưng nuôi
một cách vô cùng khoa học, không
có một tí thức ăn gì bị
phung phí. Và tôi nhớ đến
anh Trần Khiết, nhớ đến khuôn
mặt hay trầm tư của anh Khiết. Trong
khuôn khổ bài viết hôm nay, tôi
không thể kể lại những kỷ
niệm tôi có với tất cả
các học trò cũ. Như những
kỷ niệm với các anh Từ
Mạnh Khang, Phạm Duy Sử, Nguyễn Trọng
Dũng, Hoàng Gia Thụy, Nguyễn Quang Hưởng,
Nguyễn Văn Thích, Phan Văn Thịnh (hiện
ở Mulhouse - Anh Thịnh ơi, anh còn
nhớ thời kỳ "vàng son" ở
Bộ Công chánh không? Anh còn nhớ
anh Hồ Văn Trượng, anh Vũ Đình
Chí, anh, và tôi, buổi sáng hay rủ
nhau ra Chợ Cũ ăn hũ tíu mà
nói chuyện bá láp không?), anh
Nguyễn Mậu Bàng, anh Trần Tấn Thiệt,
v.v... Viết bài này tôi chỉ mong nối
dây liên lạc với các học
trò cũ, một việc mà tôi không
đủ thì giờ làm riêng
với từng người được.
Bây giờ sau gần nửa thế
kỷ rồi, mỗi khi nhìn ra cửa sổ,
nhìn giữa trời mênh mông,
tôi vẫn còn hình dung được
khuôn mặt của mọi học trò cũ,
khuôn mặt trẻ trung của thời bấy
giờ. Với thời gian, với
tuổi tác, đôi khi tôi không
còn nhớ tên nữa. Chẳng
hạn hai ba tháng nay tôi cố tìm lại
tên một người học trò cũ,
học kỹ sư khóa 2 hay khóa 3, người
Huế. Tôi vẫn hình dung được
khuôn mặt, khổ người của
anh học trò cũ ấy, nhưng tên
thì vẫn chưa nhớ ra. Tức
nhất là mới cuối năm 1999
tôi vẫn còn nhớ tên và
vẫn còn hỏi anh Nguyễn Công Thuần
tin tức của anh học trò ấy đang
còn ở Việt nam. Cảm
tình của tôi đối với
mọi học trò cũ vẫn còn nguyên
vẹn như gần nửa thế kỷ trước.
Để kết thúc bài viết này
tôi xin dùng một câu thơ của văn
chương Pháp: "À chaque pierre s’accroche
un morceau de mon coeur" (Tạm dịch: Trên mỗi
hòn đá đều có dính
một mảnh tim của tôi). Nguyễn
Hữu Minh |