Về
Hưu
Bài của Thầy QH
gày
đầu tiên về hưu, đã quá
giờ đi làm thường lệ.
Hai vợ chồng vẫn nằm yên trên
giường. Ông chồng khoanh hai tay lên
làm gối, miên man nghĩ tới
những ngày hàn vi còn đi học,
những thằng bạn, những mối
tình, những nụ cười, những
giọt nước mắt, những khoé
môi cay đắng... những ngày ra
đi làm, những đồng nghiệp,
những ngày được xuất
ngoại tu nghiệp, quân trường Thủ
đức, nhà tù 15NV, chiếc nón
cối, đôi dép râu, v.v... tất
cả diễn ra tuần tự, có lớp
có lang.
Bà
vợ bỗng cười gằn một
tiếng, xoay nghiêng về phía ông chồng,
bàn tay rờ rẫm... kiểm tra. Ông
chồng vẫn bình thản - niềm kiêu
hãnh đáp ứng lại đã
không còn - với cái dòng suy
nghĩ đang tiếp tục:Khoái
nhé, đây là lúc dành trọn
thì giờ cho mình và làm những
cái gì mình khoái!
Đấy
toàn là lời chúc của những
thằng chưa về hưu. Một câu tiếng
Anh hiện ra rất trơn chảy, trước
khi muốn dịch nó ra tiếng Việt: The
beginning of the end.
Bà
vợ uể oải nằm trở lại,
hai mắt lơ mơ nhìn lên trần nhà
(bắt chước một nguòi bạn
mỗi khi tìm về quá khứ): Những
ngày xưa trân... quý ! Tiếng quyù
đến cùng một lúc với
một tiếng khác, thực tế hơn
nhưng nay thành ra chế diễu! Bà bỗng
ngồi dậy, vặn người, quay mặt
về phía ông chồng : -
Chút nữa anh nhớ "email" cho
anh N. nhờ ảnh xác nhận là chữ"trân"
có hai chữ khác nhau. Một có
nghĩa là quý, nó quý hơn chữ
quyù
vì còn có vẻ hiếm, thí dụ
: Trân châu là viên ngọc quý,
Trân
châu cảng (Pearl harbor ), Huyền Trân
Công chúa, v.v... Ông chồng gật gù tán thưởng. Bà vợ lại tiếp : -
Như vậy "những ngày xưa trân
quý" có nghĩa là "những
ngày xưa quý quyù"? Ông
chồng thấy không nên phân tích
theo chiều hướng đó, mất
lòng nhiều bạn bè. Nhưng kinh nghiệm
đã dạy ông ta là không bao giờ
nên bàn cãi với đàn
bà, phụ nhân nan hoá, họ thua
chuyện này là lôi chuyện khác
ra quạt mình. « Thua me gỡ bài
cào » là sách lược của
họ. Ông ta nhè nhẹ, nói cho có
vẻ không quan trọng : -
Theo anh thì trân quý là hai chữ
khác nhau, để cho nó hay. Hơn nữa
hai chữ này là do cảm hứng
từ cái tên của một bài
hát mà hồi còn ở nhà
binh anh rất thích, Duy Khánh hát, Những
ngày xưa thân ái. -
Cái đó em đồng ý rồi,
nhưng chữ trân kia còn có
nghĩa là... cứng! Ông
chồng giật mình ngồi nhỏm dậy,
như có một cái gậy thọc vào
bụng. -
Cứng? -
Đúng! Thí dụ như đứng
"chết trân" là đứng cứng
ngắc. Bà
vợ quay người lại, nhìn xa
vời : -
Đàn bà nhiều khi phải trân
người ra mà chịu! Ông
chồng hai mắt trợn trắng, ngạc
nhiên nhìn vợ. -
Em nghe nói, chứ chưa bao giờ "
bị " như vậy! Nói
rồi, vừa ra khỏi giường
vừa nhìn ông chồng cười: -
Anh nhớ hỏi anh N. xem có đúng
như thế không? Anh N. có tiếng là
người "Hán rộng", chắc anh ấy
biết. Xong rồi chở em đi mua cây
giò và bánh cuốn trưa về ăn,
khỏi làm bếp. Ăn xong mình đi
phố coi nó "sale" quần áo. Anh đâu
có đi làm nữa đâu mà
lo. Ông
chồng nằm phục xuống. Viễn ảnh
sinh hoạt của một ngày đầy chán
nản. Rồi còn những ngày kế
tiếp? Một điểm lạnh xuất hiện
ở sau lưng gần gáy, từ từ
đi xuống dưới và lan ra tới
hai xương hông. Ông ta mơ tới
một buổi xế chiều, gió mát
hiu hiu thổi, ngồi trên cái rễ của
một cây cổ thụ trên một ngọn
đồi, nhìn ra bao la và bàn luận
về kiếp nhân sinh với một vị
tu hành lớn tuổi. Vừa
mở máy ra, một tiếng "tít ",
inbox
(1). A! Cái gì thế? Gửi cô
chú tấm ảnh chụp chung với bà
xã nhân dịp đi dự đám
cưới của con một người
bạn ở Canada. Chụp chung với
bà xã thì có gì là lạ.
Tối trả lời! Tiếng nút bấm lóc cóc. Gửi. OK. Bây giờ bên đó là mấy giờ nhỉ? Hai giờ rưỡi khuya. Anh chàng họ Đ. đang còn ngủ, không biết nằm theo thế nào? Mơ cái gì? Hai tay để đâu? Cứ từ từ, còn dư thì giờ. Trở lại Yahoo. Ông chồng vừa đánh vừa đọc : F
r e e S e x . Search. Một lô ảnh hiện ra. Chiếc ảnh cuối bên góc trái đang hoạt động. Một cái gì thơm thơm và nóng nóng ở sau gáy. Bà vợ đã đứng đó từ bao giờ, vừa giơ ngón tay chỉ vừa thở mạnh : -
Coi thằng đó đã nhỉ? -
! ! !
ơn
một tuần đã trôi qua. Mặc dầu
ông chồng vẫn làm ra bộ yêu
đời, sáng dậy hít hà,
diễn bốn món ăn chơi thể dục
còn nhớ được từ
trại cải tạo Long thành, hoa chân múa
tay, cười nói, nhưng bà vợ
bắt đầu lo (đàn bà rất
nhạy về nhận xét). Cái nhìn
của ông đã mất vẻ tinh anh,
thêm vào đó một cái gì
như sợ sệt. Cử chỉ chậm
bớt, nói chuyện cũng trở
thành nhát gừng. Ăn ít đi,
bắt đầu hút thuốc lá và
uống rượu. Đêm coi TV tới
một hai giờ mới ngủ. Những
cái xa vẫn còn nhớ nhưng những
cái gần như khoá cửa xe, tắt
bếp gaz đều phải kiểm chứng
lại một hai lần, và cả ngày
đi tìm kính...
Tới
đó bà vợ liền nhắc ông
chồng :
-
Hay là anh mua thêm mấy đôi kính
nữa, để mỗi chỗ một cái.
Ông
chồng gật gật không trả lời.
Ông đang nhớ lại đôi câu
đối của « thằng Bắc kỳ
» nó gửi tặng ông sau khi ông
đã vượt qua cái tuổi 53
mà không sao cả : Hơn năm mươi tuổi chưa đeo kínhRun
rẩy hai tay chửa lộn sờ.
Thế
nào nó cũng xỏ ông cái gì
đây. Quả thật về sau ông đã
tìm ra.
Đúng
như bà vợ nhận xét, trong suốt
tuần lễ đầu, ngoài giờ
đưa bà vợ lên bán ở
một cửa hàng ăn nhỏ, chỉ
mở buổi trưa ngay khu công chức,
ông hay lang thang vào các siêu thị
để đọc báo cọp. Lần thứ
hai là ông đã thấy thằng
gác nhìn ông gật gù, ra cái
điều «tao để ý mày rồi
đó ». Hình như người
mình chúng nó nhớ lâu hơn
là dân bản xứ! Mất một
cái thú ! Trở về nhà một
mình, một sự trống vắng đến
ghê rợn. Cách đây có mấy
ngày lại có một chuyện kinh khủng
là thằng Tây ở gần đó,
trong lúc bà vợ đi làm đã
nốc thuốc ngủ với whisky và
đi luôn. Nghe nói ông ta cũng mới
về hưu hai năm và bị bệnh nhức
khớp xương.
Hôm
nay thứ năm. Bà vợ không
phải đi làm. Hai vợ chồng ngồi
ăn sáng trễ. Ông chồng liếc
bà vợ : -
Bây giờ anh mới thông cảm
cho bác Tánh. -
Bác Tánh là ai? -
Bác làm thư ký đánh máy
ở Bộ Công chánh hồi đó.
Bác về hưu mới được
ít lâu là hàng ngày lại thấy
đến sở thật sớm. Bác
thường hỏi cô thư ký là:
"Cháu có gì đánh đưa
bác đánh cho. Phải chờ tới
mười giờ mới lác
đác có mấy ông bạn của
bác tới." Ở Việt nam hồi
đó về hưu năm mươi hay năm
lăm, mà trông bác già, răng
cỏ rụng gần hết. Bác thường
nói ở sở: "Cái kẹt là
sáng dậy, đánh răng súc miệng
xong là phải nghĩ tới đi. Uống
cà phê ở nhà không được!
Phải ra Chợ Cũ ngồi bờ
hè, tán dóc dăm ba câu, nó
mới dzui ! " Bà
vợ buông tờ " quảng cáo
" xuống nhìn lại ông chồng : -
Cái đó cũng dễ hiểu. Bao
nhiêu năm một thói quen. Như anh bây
giờ cũng vậy, tinh thần bắt
đầu sa sút rồi đấy. Anh có
thích đi du lịch đâu ít lâu
cho nó thay đổi không? -
Đi một mình? -
Một mình anh cho nó thoải mái. Để
lấy lòng vợ, ông ta lắc đầu
lia lịa ngay nhưng lại phát hiện ra rằng:
Lần đầu tiên bà ấy đề
nghị cho mình đi chơi tự do. Từ
trước tới giờ đố
mà vắng nhà một hai tiếng đồng
hồ, không có lý do chính đáng.
Bà ấy thường nói:"cái
tính lăng nhăng của ông không
ai mà tin được!" Như vậy mình
cũng như đã được...
đánh phế thải rồi. Hơi vui
nhưng nghĩ lâu lại buồn. Như
chợt nhớ ra một điều gì
: -
À này, ở sở anh làm cũ,
cứ mỗi thứ năm là có
một bàn dành riêng cho các nhân
viên đã về hưu tới ăn
không tốn tiền và họ nói là
để tạo cơ hội cho mọi người
có dịp gặp lại các đồng
nghiệp cũ. Hay là hôm nay mình ghé
thử coi ra sao? -
Anh có thích thì mình đi. -
Anh cũng đâu có thích lắm
nhưng mình đâu có gì làm.
Đi ăn cơm xã hội một bữa
cho đỡ tốn tiền. Cái
tháng hai là tháng lạnh nhất ở
Âu châu, tuyết rơi nhiều, trái
lại người ta lại hồ hởi
vì trời sáng hơn, nhất là
khi thấy những người nghèo
chạy theo xe bán từng bó hoa jonquille
vàng. Loại hoa tượng trưng cho niềm
vui. Có một loại hoa màu vàng cũng
có năm cánh, mọc đầy ở
các bờ đường và
nở nhiều vào mùa này, thế
là người Việt ta gọi đại
là hoa mai và cắt về chưng Tết. Hai
vợ chồng "ông về hưu " tới
sở cũ. Cô tiếp tân làm
bộ ngạc nhiên rồi la lên : -
A, Mơ xừ, sao có khoẻ không? Chào
bà. Cô bận điện thoại, vuốt
mớ tóc hung óng ả xõa tới
vai lên vừa trả lời điện
thoại vừa nhìn ông cười. Bà
vợ lẩm nhẩm với ông : -
Cô này đẹp nhỉ, mà sao nó
vồn vã với ông vậy? -
Cựu hoa hậu đấy, họ được
học để có những điệu
bộ như thế. Để ý làm gì. Phòng
ăn đã đông người,
theo lối "tự phục vụ". Nhiều người
giơ tay hoặc gật đầu ra hiệu chào
ông ta, nhưng họ có vẻ tò mò
chú ý tới bà vợ nhiều
hơn. Trên
bàn "hưu trí" đã có hai cặp
già và một ông "đi lẻ". Thấy
vợ chồng ông này tới là
lần đầu nên mọi người
tỏ ra lịch sự, lễ phép. Họ
hỏi thăm, mời chào vui vẻ. Ông
bạn "đi lẻ" có vẻ còn lanh lẹn,
đầu bóng láng, chắc nhuộm
tóc, quần áo chải chuốt, còn
hai cặp kia thì trầm ngâm xa vắng.
Ông này đứng dậy mời
hai vợ chồng : -
Lâu lâu nhớ lại đây ăn
với chúng tôi cho vui. Ông bà
ở có xa đây không? Trong
bữa ăn ông ta là người
hoạt bát nhất : -
Về hưu rồi, mày có tính về
xứ mày sống không? Việt nam,
Thái lan? -
Việt nam. Nhưng tao đã xin nhận nơi
này làm quê hương mà. -
Tốt, thế mày có tính làm
gì thêm hay ở nhà giúp một
tay cho bà xã? -
Ở nhà nội trợ, giúp vợ
lau chùi! Còn mày bây giờ
làm gì? -
Mày biết tính tao rồi chứ?
không vợ không con, tối tối đi
thổi " hắc tiêu " (saxo) cho một ban
nhạc, mấy ly whisky, cuộc đời
đáng sống. La vie est belle. Luôn
luôn phải có một hobby, và nghĩ
rằng mình sẽ sống tới trăm
tuổi. Bữa
ăn tiếp tục. Họ không còn làm
việc nữa nên được quyền
uống rượu. Khi đã ngà ngà,
và lợi dụng lúc "bà vợ
" đang nói chuyện với bà già
bên cạnh, ông đi lẻ ghé sát
ông về hưu : -
Ê, vợ mày còn trẻ hơn mày
nhiều. Mày là thằng "salaud ". Mày
có biết "MMS " là gì không? -
Không. Thuốc bổ thận hả? -
Đó là khả năng hoạt động
của tao. Hồi mới cưới vợ
: Matin, Midi, Soir. Cỡ gần bốn mươi
: Mardi, Mercredi và Samedi. Năm mươi
: Mars, Mai và Septembre. -
Còn bây giờ? -
Vẫn MMS : Mes Meilleurs Souvenirs! Hai
ông cười khà khà. Mấy
bà không biết gì cũng làm
bộ cười theo.
ữa
ăn tàn. Hai vợ chồng vừa
đẩy cánh cửa chính ra ngoài
thì cùng một lúc một bà sồng
sộc đi vào, miệng nói :
-
Xin lỗi. A Mơ xừ, trời, ông
có rảnh vài phút không?
Ông
ta gật đầu. Họ trở lại chỗ
rộng trước quầy tiếp tân.
Bà đầm nhìn vợ ông ta
:
-
Chào bà, bà mạnh giỏi? Bà
đầm lấy lại vẻ thong thả. Chúng
tôi đang muốn tìm ông mà chỉ
sợ không tiện. Ông còn nhớ
hồi cách đây mấy năm ông
có vẽ cho nhà tôi cái tờ
quảng cáo tiệm in. Công việc vẫn
đều đều tới bây giờ
thì đùng một cái có nhiều
người đặt hàng quá. Đa
số là các tờ quảng cáo,
ai cũng đòi phải xong gấp để
kịp cho năm hai ngàn. Chúng tôi có
mướn thêm người và
đồng thời cũng nghĩ tới
ông. Nếu ông thích làm thêm
cho đỡ buồn thì ghé lại
chúng tôi, nhà tôi vẫn cứ
nói là ông có cái nhìn rất
nghệ thuật và đây là địa
chỉ. Ông
"về hưu" nhìn qua vợ như hỏi
ý kiến, rồi quay lại Bà đầm
: -
Chắc là được vì hiện
tôi cũng chưa có chương trình
gì. -
Nếu vậy thì hay lắm để tôi
về thông báo cho nhà tôi hay. Ông
tính mình nên làm việc tối đa:
"earn fast and retire young", đó là châm
ngôn của chúng tôi. Trên
đường về, bà vợ nói
luôn miệng, nào là chỗ này
anh làm được đấy, còn
hơn ở không ở nhà, đi
làm cho nó vui. Ông chồng cũng ưng
rồi, ngay từ khi con mẹ gãi đúng
chỗ ngứa là biết tới
tài nghệ của ông. Phần khác
ông thấy bà vợ sốt sắng
thì lại nghĩ: "hay là bà này
muốn tống mình ra khỏi nhà cho khuất
mắt". Bà
vợ vui vẻ nhìn ông : -
Anh thấy chúng nó khôn không? Kiếm
thật nhiều tiền rồi hưởng
thụ sớm. -
So sánh thế nào được, họ
có gốc có rễ ở đây,
mình 50 tuổi đầu mới tới,
hai bàn tay trắng. Có được
việc làm tới hưu là hên
lắm rồi đấy. Thế
là ông say sưa làm việc, quên
cả thời gian. Mua thêm một số
chương trình, cọp và ghép, quảng
cáo cho thế kỷ mới. Đa số
là các tiệm ăn, Hy lạp, Ý, Tây
ban nha, Việt, Tàu... Con người ông
tự nhiên lấy lại phong độ.
Từ gân cốt, đầu óc,
tất cả hoạt động nhịp nhàng
y như cái máy xe chạy tròn, ngon trớn.
Năm tờ được khách
hàng chấp nhận, bây giờ họ
nhờ ông đi rải luôn. Bà
vợ thì săn sóc, an ủi, vỗ
về, y như đối với thằng
con trai của bà ngày đầu tiên
nó đi học. Bà mua cho ông một
đôi giày chạy bộ (jogging), một
chiếc xe đạp loại cross country. Ông
lại sắm chiếc quần kaki mốt
"army",
có hai túi bắt gà hai bên, cộng
thêm chiếc nón cát kết "USA",
áo blouson da đen. Ông leo lên xe đạp,
trông đằng sau tưởng thằng
nhóc mười ba mười bốn
tuổi nhưng nhìn phía trước
lại là một ông già khằn, nét
mặt suy tư. Ngày
đầu tiên xuất phát cũng có
hơi ngượng, nhưng tự an ủi:
"Một ông già về hưu đi phát
quảng cáo là việc thường,
họ còn thương nữa là đàng
khác". Ông tìm một cột sắt, khoá
chiếc xe đạp lại. Khóa thêm cái
bánh trước vào sườn
xe. Cái bánh trước là phần
sơ hở nhất của chiếc xe và
là phần bị thổi đầu tiên,
phải cẩn thận. Ông
bắt đầu phía tay phải trước,
cứ thấy cái lỗ thơ là
nhét một hai tờ vào. Tới
cuối phố trở ngược lại,
lấy xe đạp về. Thế mà cũng
xong đấy. Cứ tiếp tục thì
ta vô tình lại thực hiện được
hai điều lợi cho sức khoẻ:
Đi bộ mỗi ngày nửa tiếng,
bỏ hút thuốc lá. Dần
dần ông khám phá ra cả một
cái thế giới hoạt động
ngoài phố. Trái với những
ngày đi làm, ông chỉ thấy hai
dãy nhà nghiêm nghị, im lìm. Đầu
tiên là anh đưa thơ, còn trẻ,
hai tay vung vảy, ngực, cổ, bụng treo toòng
teng những gói quà, báo, cũng
đi cùng chiều với ông. Những
mụ đàn bà dẫn chó, những
mụ nội trợ phủi bụi ra đường,
hai chân to và thẳng như hai trái bầu. Mỗi
tuần hai lần, đội quân hốt
rác ồ ạt tới, họ quăng
những cái bao rác lên xe nghiền
xong, nhảy đu phía sau y như mấy anh
lơ xe đò ở Việt nam rước
khách. Đấy là cấp lớn,
cấp nhỏ là một ông lớn
tuổi, mặc đồng phục màu cam,
đẩy cái xe có hai cái thùng,
hốt những giấy vụn, lon, rơi vãi
lề đường. Trưa trưa là
thấy ông này mặt đỏ nhừ,
đứng chửi đổng. Có
những xe giao sữa, hột gà, v.v...
cho những người già. Còn
một anh mà ông né nhất, đó
là tên nhóc "phế tật", cầm
cái gậy, vừa đi vừa run.
Lần đầu thấy ông, anh ta ngửa
cái đầu ra nói ngọng ngọng những
gì không hiểu. Ông sát lại hỏi
coi hay là nó muốn qua đường.
Vừa tới là anh ta : -
Ê, có tiền lẻ cho ít đi ăn. Mẹ
nó, nó còn vòi tiền mình!
Một hôm ông đi qua chỗ ba bốn
thằng nhỏ đang chơi "skateboard", ông
cũng canh chừng vì mấy thằng
phá làng phá xóm này không
thể lường được. Chúng
nhìn ông đi qua xong, một thằng chạy
theo : -
Mơ xừ. Ông
quay lại hất hàm. Thằng nhỏ phấn
khởi : -
Hình như Mơ xừ giỏi Karateù
lắm phải không? Ông
gật gật xác nhận. Từ lúc
đó ông quay đi, hai chân lại
ấn mạnh như xuống tấn, hai tay hơi
khuỳnh khuỳnh lên gân! Một lần
nữa, ông vừa bỏ tờ
giấy vào cái lỗ xong thì cánh
cửa mở vội. Ông giật mình,
một bà đầm cao lớn, ăn
bận sang trọng, lượm tờ giấy
đưa lại cho ông : -
Mơ xừ, tôi giả thiết là
ông biết đọc chữ? Vừa
nói bà vừa chỉ hàng chữ"Xin
miễn quảng cáo". Ông
ta hơi ngượng nhưng làm bộ "gân",
gật gật rồi chần chừ tính
bỏ đi nhưng bị bà kia gọi lại
: -
Mơ xừ, phải cẩn thận vì tôi
là nữ bác sĩ. Đi
được một khúc, ông suy nghĩ:
"có liên hệ gì giữa nữ
bác sĩ với cấm quảng cáo"?
Chắc là mẹ này về hưu rồi
mà vẫn tiếc thuở oai hùng.
Ông quay lại, thấy yên yên liền
bỏ luôn ba bốn tờ vào cái
lỗ. Những
lúc rảnh rỗi, ông hay ngồi nghỉ
mệt trong một công viên. Ông luôn
luôn nhớ tới cái ngôi
mộ của mẹ ông nằm ngập nước
trong một thửa ruộng nhỏ ở
quê hương miền Bắc. Bốn mươi
lăm năm kể từ ngày ông
từ giã mẹ. Nếu còn sống
chắc mẹ ông cũng ngán ngẩm
cho thân phận ông. Hơn sáu mươi
tuổi vẫn lang thang đi rải quảng cáo
ngoài phố. Hai vợ chồng sống
lủi thủi, không họ hàng, không
xóm làng. Về hưu, không hẳn
là về hưu, đi làm không hẳn
là đi làm, thân xác thì già
mà đầu óc vẫn như con nít.
Gìữa mùa xuân, nhìn những
rặng hoa hồng đủ màu, những
hàng hoa tuy líp sặc sỡ mà ông
cứ nghĩ nó là những hoa
giả, làm bằng plastic.Ngày
xưa ở gần trường học,
nơi quê nhà, có những bụi
hồng gai ướt đẫm sương
mai, những hoa mặt trời, hoa xoan tím,
đàn bướm đủ màu,
nhất là những con chim vành khuyên,
sao mà tất cả nó linh thiêng, rực
rỡ biết bao. Cuộc đời
thuở đó đối với
ông hoàn toàn vô tận. Sau
một thời gian đi rải "quảng cáo",
tối về cứ nhắm mắt sắp
ngủ là ông lại hình dung ra đủ
loại thùng thơ, đủ loại lỗ,
cái thì đứng, cái thì
ngang, cái có nắp đậy, cái
trống hốc. Ông thường tủm
tỉm cười khi nhớ tới
cái thằng ở trong sở. Giờ
cà phê, nó đứng lên nâng
cao chiếc tách rồi trịnh trọng như
Tổng thống de Gaulle đọc diễn
văn: Pháp cái, Pháp đực
(Francaises, Francais), Đây là cái
nhà ga nhỏ nhất của nhân loại,
nó chỉ chứa được có
một du khách và túi đeo lưng
phải để ở ngoài! Gái
đâu có gái lạ lùng, Chồng
chẳng nằm cùng Nổi
giận đùng đùng Ném
chó xuống ao. Đến
đêm chồng lại mò vào, Vội
vàng lấy sọt đi chao chó về. Chỉ
tội nghiệp con chó, hụp lặn thiếu
phần thăm hà bá. Nó đâu
có biết rằng "cái đó" nó
quan trọng, nó là một nhu cầu, nó
làm thư giãn thần kinh! Ông đánh
bạo, ôm quắp lấy bà. Bao nhiêu
năm một thói quen. Ông du hành trên
các vùng phốp pháp, các vùng
láng êm, tất cả vẫn như xưa
chỉ thiếu mất cái phản xạ cảm
giác không xuất hiện. Vì ông
hay vì thời gian? Ông
nhắm mắt, nhập thần, hít một
hơi dài, giữ dưỡng khí
ở ngực biến nó thành nội
lực và dẫn nó xuống đan
điền, xuống nữa, xuống nữa,
chờ một tý, kích động dây
thần kinh. Ta có bao giờ luyện «
Tịch
tà Kiếm phổ » như
Nhạc Bất
Quần và Lâm Bình Chi đâu
mà sao các kích thích tố dương
tan biến hết? Nếu không khắc phục
được cái "con cọp" kia thì
làm sao "tương kính như tân"? Ông
thất vọng trở về hiện tại. Ông
đang ôm một người với
cái mùi quen thuộc. Một người
con gái đã chấp nhận làm vợ
ông,đã chấp
nhận sanh con, nuôi con, đã chấp nhận
bao nhiêu cơ cực, hưởng được
những gì? Bây giờ lại đang
chấp nhận một cuộc chia ly, nó còn
kéo dài, dai dẳng, đầy phiền
muộn. Cuộc từ giã không có
sân ga, không có hành lý. Bà
sẽ khóc, phần lớn cho đời
bà, một phần nào cho ông, không
quan trọng. Lời giã từ, nếu
ông còn nói được, sẽ
là câu cải lương: "Bà hãy
tha thứ cho tôi những điều
cư xử không phải đối với
bà". Bây giờ ông lại thấy
nó có ý nghĩa. Nghĩ tới
đó, từ một niềm thương
trong lành, mênh mông, ông siết mạnh
cánh tay bà. Hai viên bi nhỏ nóng
hổi, có thể khối và sức
nặng lăn trên má ông. Bà
vợ ngước mắt nhìn lên,
bà lấy tay xoa mặt ông và ngừng
lại ở cái vùng ẩm ướt
: -
Đâu có sao! Bà
này chắc đang nghĩ tới cái
vụ "no can do", hay là bà đã
đọc hết tình cảm của ta? -
Thôi dậy đi, chiều hôm qua anh Th. có
điện thoại lại mời hai vợ
chồng mình tối thứ bảy lại
dự lễ kỷ niệm mười năm
mở nhà hàng. Có mời
hai vợ chồng nhà in, anh ấy nói
nhờ quảng cáo của anh mà khách
tới đông quá. Chắc một
mình anh đi vì hôm đó em mắc
làm hàng để bán tuần tới. Nhà
hàng khá đông người, tiếng
nhạc, tiếng bát đũa, tiếng
gọi đồ ăn, gây nên một
không khí quá nhộn nhịp. Ông
được mời ngồi chung với
hai vợ chồng nhà in. Bà vợ
nhà in cứ khen rượu, thức
ăn tuyệt vời. Chắc là mẹ
được mời "gratuit" nên
khen lấy khen để. Vừa lúc ông
cảm thấy hơi rượu đã
bốc lên ngực, lên đầu,
nóng ran thì chủ nhà hàng ra giới
thiệu chương trình Karaoké. Họ
hát hay quá, vừa Việt vừa
ngoại quốc hát tiếng Việt. Nhìn
lên màn ảnh cứ tưởng
ca sĩ hát thật. Tới khi một chị
người Việt lên tự giới
thiệu là sẽ hát bài "Qua cầu
gió bay" (ngoài chương trình Karaoké),
ông về hưu tự nhiên nóng
máy, đứng lên giơ tay. Ông
nhớ lại ngày Điện lực
96 Paris có thằng cha Bác sĩ nó
hát bài này bằng tiếng tây,
ông còn thuộc lõm bõm. Ông
xin được dịch ra tiếng Pháp
để cho khách ngoại quốc ở
đây hiểu được một bài
hát rất phổ thông của Việt nam.
Chị ca sĩ và mọi người đều
đồng ý. Cứ sau mỗi câu
ông dịch là cả ta lẫn tây vỗ
tay rầm rầm. Có em bé gái Việt
nam cười đến nỗi đau bụng
quá phải nằm lăn ra bàn. Chị
ca sĩ thì không biết có uống
rượu không mà càng lúc
càng hăng. Sau khi chị cởi nón,
cởi nhẫn, cởi áo, cởi
yếm, cái gì ông cũng dịch
được hết. Bây giờ
chị bắt đầu: "Yêu nhau mà
cởi váy ấy mà cho nhau, về
nhà là cha dối mẹ, qua cầu tình
tình gió ứ ư bay". Hát xong
chị đứng yên chờ xem ông
già có dịch được không.
Máu nghịch trong người Ông nổi
lên : "Car
je t'aime, je te donne mon jupon, puis chez moi à mon père
et à ma mère je les mentirai: En traversant, le petit pont
»,ông lấy tay
chỉ chỉ về phía chị kia, trong đầu
thì nghĩ ra câu "tu es, tu es toute nue! ",
may sao ông lại hát: « Tu n'as, tu n'as plus
rien ». Tiếng
hò hét hoan hô rầm rầm, ông
đang tính chào cảm ơn thính giả
vậy mà cũng nhận ngay một cái
móng tay nhọn vào giữa trán,
một tiếng xí và: "Đồ già
dịch". Ông trở về chỗ, suy nghĩ
mình hơi quá lố. Chủ nhà hàng
đã đứng đó chờ
ông : -
Ông bạn này tếu gớm nhỉ,
có cái này tặng ông, ngâm thuốc
bổ đấy, ngóc gà đấy. Khi
mà khách đã ra về lác đác
thì vô tình ông để ý
thấy cách đó hai bàn có
một bà đầm già cứ nhìn
về bàn ông chầm chầm. Ông
quay đi, thử lại hai ba lần. Đúng
thật, ông đang ngờ ngợ thì
bà vợ nhà in đập vào vai
ông chồng : -
Này, anh có nhớ bà bác sĩ
chữa cho con Anne nhà mình không? Ông
chồng bỗng vội vàng đứng
lên, bà vợ đi theo. Hai người
tới bàn của bà đầm
già, dáng điệu khúm núm, rồi
bà đầm theo về ngồi chung bàn.
Bà bác sĩ tới gần ông
về hưu : -
Mơ xừ, ông có nhận ra tôi
không? Ông
này đứng dậy hơi lúng túng,
bắt tay và "ngượng trân". Bà
bác sĩ ngồi yên chỗ: -
Hôm trước ông quay lại bỏ
ba tờ giấy vào nhà tôi, lúc
đầu tôi giận lắm, sau tôi đọc
thử coi cái gì. Thế rồi tôi
lại đây ăn thử. Quả thật,
món ăn Việt nam rất nhẹ, ít dầu
mỡ, không có bột ngọt, ngon miệng.
Tôi có viết một bài về quán
ăn này, để tôi đưa ông
coi thử. Muốn bớt cholestérol
thì nên ăn Việt nam. Ông về hưu đọc xong tờ giấy ca tụng quán ăn Việt nam. Bà này viết quả thật có trình độ cao. Cuối trang không quên ghi : Bác sĩ... Cựu Giám đốc... Tốt nghiệp Đại học Y khoa... -
Thành thật cám ơn Bác sĩ, nếu
có được tấm ảnh của
Bác sĩ ở góc thì hay biết
mấy? Bà
Bác sĩ bỗng đứng ngay dậy,
lại giơ tay siết mạnh tay ông về
hưu : -
Tôi sẽ scan một tấm hình vào
góc. Hồi nãy ông hát hay quá! Chủ
nhà in xen vô : -
Bác sĩ cứ đưa cho chúng
tôi in giúp, không tính tiền. Bà
bác sĩ vừa hớp thêm một
hớp rượu vừa gật gật
với vợ chồng nhà in. Liếc
thấy chai rượu thuốc, bà hỏi
ông về hưu : -
Lại một cái gì đặc biệt hả? -
Không, đây là chất lỏng cho
gà. -
Chất lỏng cho gà? Ông nuôi gà
hả? Ông
về hưu vừa gật gật vừa
nghĩ : cho gà trống chứ bà
là gà mái mà ngóc con mẹ
gì! Trên đường về, hào
quang tứ phía, ông vừa đạp
xe vừa chửi mấy thằng say rượu
lái xe láo lếu, vô kỷ luật,
lâu lâu nghĩ ra được cái
gì hay hay lại cười. Ngừng
trước một đèn đỏ,
ông phải ghếch một chân lên lề
đường để chắc ăn
vì cái xe ông để hơi cao, để
thấp sợ chúng nó chê là
cẳng ngắn. Ông cứ đứng
đó, nhìn loáng nhoáng, ngọn
đèn xanh rồi vàng rồi đỏ.
Đèn chạy xe không chạy. Cứ
theo cái đèn đỏ là chắc
ăn.Tiếng thắng xe rít lên, tiếng
còi, tiếng chửi thề náo loạn. Cuối
cùng ông cũng mò về được
tới nhà. Mở cửa hơi
khó khăn vì hình như cái lỗ
khoá ông thấy nó là cái
ảnh của lỗ khoá thật. Bà vợ
đã đi ngủ. Ông thay đồ
rón rén lên giường, vừa
nằm xuống là có tiếng hỏi: -
Sao đi ăn tiệc có vui không? Có
gì lạ không? -
Đông khách lắm, anh chị ấy
làm ăn khấm khá. À mình sửa
cái toilet hồi nào mà tối
tân vậy? -
Sửa hồi nào đâu? Cái
gì mà tối tân? - Mở cửa một cái là đèn bên trong tự động sáng. Bà
vợ lẩm nhẩm : -
Thằng cha nội lại đái vào tủ
lạnh rồi ! Thầy
QH |