Những
Năm Bẩy Mươi
Hồi
ký của
Song Nguyễn
Phần
thứ nhất : Trước cơn bão
tố(tiếp
theo) Phòng
Vận tải (PVT) của Sở Chuyển vận
(SCV) do anh Nguyễn Văn Mãnh làm Trưởng
Phòng. Anh Mãnh ít nói, siêng năng
làm việc. Trong PVT có hai cô Nguyễn
Thị Thái và Nguyễn Thị Tươi
làm thư ký nhưng chủ lực của
PVT là giàn tài xế lái các
xe chuyên chở, xe nâng hàng và
xe cầøn trục. Trong số các tài
xế của PVT, hai tay "chì" nhất là
Tuấn và Lợi. Tuâán người
rất to ngang, đẹp trai, rất được
con gái mê. Lợi, gọi là Lợi
"chà và" vì anh lai Aán độ,
thì trái lại, da đen ngòm, người
gầy gò, dáng khắc khổ. Hai anh này
và các tài xế lái xe vận
tải đóng trụ sở ở
kho Gia định, mỗi ngày đến
lo châm dầu nhớt và bảo trì
xe cộ chờ lệnh công tác. Hồi
mới về Nha Tiếp vận (NTV), tôi
học được một điều về
vấn đề bốc dỡ hàng.
Hồi đó có công tác bốc
dỡ vật liệu điện nhập cảng
từ tầu hàng ngoại quốc chở
đến bến Sài gòn, nhà thầu
Nguyễn Văn Thâu trúng thầu bốc
dỡ cho giá tương đối rẻ.
Công tác ấn định là 1 tuần
nhưng nhà thầu làm việc có ba
ngày là xong. Sau đó anh Mãnh giải
thích là nhà thầu cho giá rẻ
và làm mau vì còn được
lãnh tiền thưởng khá lớn
của chủ tầu vì xong việc sớm
thì tầu ra đi sớm, đỡ
tốn tiền và mất thời gian
neo tầu chờ đợi. Từ
đó mỗi khi có công tác bốc
dỡ hàng là tôi yên tâm
khỏi phải lo đốc thúc gì nữa,
vì hãng thầu nào cũng rán
sức làm xong sớm để lĩnh
tiền thưởng. Phần
vụ của PVT khiến tôi phải đi
công tác khá nhiều tới các
địa phương. Một trong những
công tác đầu tiên khi tôi về
SCV là lo việc chuyên chở một số
máy Diesel ra Đà naüng. Tôi đi
Đà naüng với anh TB Lân, hồi
đó là Quản đốc Công
trường. Về vấn đề cung
cấp điện, Đà naüng lúc
đó còn do công ty SIPEA của Pháp
đảm trách, chưa chuyển giao cho Điện
lực.Khi vừa
ra tới Đà naüng, tôi thấy
ngay khung cảnh sinh hoạt nhộn nhịp như
Sài gòn chứ không có vẻ
yên tĩnh như Huế. Thành phố
Đà naüng vốn là thành phố
hải cảng lớn nhất miền Trung,
lại càng được mở mang
thêm từ khi những đơn vị
quân đội Hoa kỳ đầu tiên
đổ bộ vào bãi biển Đà
naüng năm 1965. Bãi biển Sơn trà
ở Đà naüng khá đẹp,
nhưng tôi không hiểu vì sao người
Mỹ gọi là China Beach. Đà
naüng cũng là nơi đóng bộ
tư lệnh Quân đoàn 1, có đài
radar lớn nhất Đông nam Á
và nhiều cơ sở quân sự
khác. Trong chuyến công tác ra Đà
naüng tôi tình cờ gặp lại
người bạn thân học với
tôi từ lớp đệ ngũ
trung học là anh Đào Đình Đạo,
lúc ấy là Đại úy thuộc
Quân đoàn 1. Những ngày ở
Đà naüng, ngoài thời giờ
làm việc, tôi cũng dành được
một buổi để đi thăm một
thắng cảnh nổi tiếng địa phương
là khu vực chùa Non nước.
Đây là một hệ thống hang độngthạch
nhũ nằm sâu trong 5 ngọn núi sát
bờ biển gọi là Ngũ hành
sơn. Trong những động thạch nhũ,
có những chỗ có thạch nhũ
đổ xuốngthành
những hình tượng giống như
các tượng Phật, được
dân chúng lập bàn thờ cúng
bái. Có những hang thông ra triền
núi nhìn ra biển rất ngoạn mục,
một trong những hang này được
vua Minh Mạng chọn làm nơi ngồi ngắm
biển gọi là Vọng hải đài.
Tuy phong cảnh có đẹp, nhưng có
một điều trở ngại ở
Đà naüng là vấn đề nước
uống. Trước khi đi, tôi đã
được anh TB Lân cảnh cáo
là Đà naüng nước rất
độc, coi chừng bị đau bụng.
Tôi đã cẩn thận uống toàn
nước đóng chai vậy mà cũng
bị đau bụng tơi bời, tiếng
người địa phương gọi
là "chói nước" , đếùn
khi về Sài gòn mới hếùt. Sau
lần công tác này, tôi còn
được nhiều dịp ra miền Trung,
đáng kể nhất là lần đi
Nha trang để vào vịnh Cam ranh lấy
trụ điện. Lúc đó là khoảng
thời gian sau khi ký hiệp định
Paris, quân đội Mỹ chuẩn bị
rútkhỏi Cam ranh.
Cơ quan USAID liên lạc cho biết ở
Cam ranh có một số trụ cây loại
rất lớn dài trên 30 ft chưa sử
dụng. Tôi được cử đi
ra Nha trang với anh NQ Thiều và giới
chức USAID, ở đó chúng
tôi được nhân viên quân
sự Mỹ hướng dẫn vào
căn cứ Cam ranh để xem số trụ,
riêng tôi phải quan sát kỹ càng
số trụ cây và khu vực chung quanhï
để ước lượng các
phương tiện cần thiết đểchở
số trụ về Sài gòn. Sau khi quan sát,
tôi thấy SCV có đủ khả năng
đảm nhiệm công tác nên đề
nghị với anh Thiều để cho SCV
tự lo công tác khỏi phải gọi
nhà thầu. Sau đó về Sài
gòn tôi chọn 4 tài xế loại "chì"
và bốn xe tải tốt nhất để
đi công tác. Tôi sắp xếp cho
đoàn xe vận tải và 1 xe La Dalat
lên đường đi Cam ranh bằng
đường bộ, tôi và anh Mãnh
cùng viên cố vấn USAID đi máy
bay ra Nha trang. Lúc bấy giờ ông
Richard Lewis, người làm việc lâu
năm cho USAID đã nghỉ (ông này
sau đó lấy vợ Việt và
xin làm việc với CĐV), giới
chức thay thế là ông Keiso Uyono,
người Hawai gốc Nhật bản.
Ông này, có lẽ vì gốc Á
châu, ăn uống đồ Việt nam như
cơm, phở, hủ tíu ... dễ dàng,
nên đi công tác với ông
ta phần chiêu đãi không có
gì trở ngại. Chuyến công tác
dài khoảng hơn tuần lễ, tụi
tôi lấy phòng khách sạn ở
Nha trang, sáng dậy sớm đi vào
Cam ranh làm việc đến chiều tối
mới về ngủ. Vịnh
Cam ranh nổi tiếng là một quân cảng
có những điều kiện thiên
nhiên thuộc hạng tốt nhất thế
giới. Vịnh có bề mặt rất
lớn, đáy lại rất sâu
khiến cho tầu lớn cũng ra vào
được; ưu điểm khác nữa
là chung quanh vịnh có núi che chở,
bảo vệ cho tầu bè mỗi khi có
giông bão. Từ lâu vịnh Cam ranh
được giới quân sự
quốc tế biết tới. Hồi đầu
thế kỷ 20 đã có lần hạm
đội Nga dùng làm chỗ dừng
chân tránh bão trên đường
đi đánh Nhật bản (trận này
Nga bị thua tơi bời !) và hồi
thế chiến thứ hai Canh ranh đã
được Nhật dùng làm căn
cứ hải quân. Dĩ nhiên quân
đội Hoa kỳ cũng tiếp nối dùng
Cam ranh làm căn cứ hải quân
chính yếu trong chiến tranh VN. Chúng
tôi vào vịnh đi theo con đường
xây cất như một xa lộ nhỏ vòng
theo bờ biển. Tôi nhìn phong cảnh
chung quanh, tuy không biết gì về quân
sự, cũng thấy vẻngoạn
mục: nuớc biển xanh ngắt, phẳng
lặng; vịnh rộng mênh mông, xa xa là
các rặng núi. Chúng tôi được
dẫn vào khu nhà kho rộng lớn
nơi chứa các đống trụ cây
khổng lồ. Ông Keiso và tôi làm
việc với giới chức của
quân đội Mỹ để lo việc
kiểm kê số trụ chuyển giao cho CDV,
anh Mãnh chỉ huy giàn tài xế chất
lên xe. Mỗi khi lên đầy một
xe, tụi tôi lại lái về gửi
ở Trung tâm Điện lực Cam ranh
rồi mang xe khác vào vịnh lấy tiếp. Trung
tâm Điện Lực Cam ranh mới
được thành lập cùng với
sự thành lập của thị xã
Cam ranh thời ấy. Trưởng Trung
tâm là anh Kim, vừa từ Đa
nhim chuyển về. Anh Kim rất sốt sắng
giúp đỡ tụi tôi trong công
tác này. Cam ranh mùa này rất nóng
và nắng kinh khủng. Tôi nhớ
khúc đường đi vào trụ
sở Trung tâm hai bên trơ trọi không
có cây cỏ nào mọc được,
vậy mà tôi bỗng thấy một ruộng
khoai mì tốt tươi xanh biếc. Tôi
ngạc nhiên hỏi ra thì anh Kim cho biết
đây là giống khoai mì Ấn độ
rất chịu nắng, càng nắng thì
càng xanh, được chính phủ
cho nhập cảng để dân trồøng.
Nói đến nóng Cam ranh tôi còn
nhớ ngày đầu vào làm
việc ở Cam ranh, một buổi trưa nóng
quá khát nước phải nhờ
tài xế lái ra đường tìm
đồ uống.. Ra tới đường
gặp xe bán nước dừa tươi
vội bảo tài xế ngừng xe mua uống.
Anh Tác tài xế can nói đang nóng
uống nước dừa lạnh không
tốt nhưng tôi thèm quá không
nghe. Uống ly nước dừa mát
mẻ đã khát, nhưng chiều về
tôi bị khó chịu, người
gây lạnh và sốt. Anh Tác phải
đè tôi ra "cạo gió" hôm sau
mới đi làm nổi. Trong
thời gian công tác ở Cam ranh,
nhiều buổi chiều tụi tôi cũng
ghé chơi khúc đường cây
số 19 nổi tiếng. Khúc đường
này sầm uất từ hồi 1965 lúc
thành lập căn cứ Cam ranh, với
nhữõng tiệm ăn, bar rượu
bán cho lính Mỹ. Nhưng lúc này
quân Mỹ đã rút gần hết,
tụi tôi ra chơi chỉ còn thấy một
dãy phố với các nhà lầu
đúc, các cửa tiệm bán
tạp hóa, các tiệm ăn, hàng quán
sinh hoạt gắng gượng, không còn
vẻ tấp nập của thời hoàng
kim ngày trước. Sau
khi lấy xong lô trụ cây, đoàn
xe lái về Sài gòn đi qua rừng
Lá, tôi rất lo vì đã từng
có lần năm 1965 bị VC chặn ở
rừng lá đòi tiền mãi
lộ, nhưng rất may đoàn xe an toàn
về đến nơi đến chốn. Xong
công tác Cam ranh, tôi còn nhiều
dịp đi công tác ở miền
Trung và Cao nguyên, và nơi tôi qua
lại nhiều là Đà lạt. Đà
lạt là "thủ đô" của Điện
lực vùng Cao nguyên, nơi đặt
văn phòng khu Cao nguyên và trung tâm
Điện lực rất lớn, là
trung tâm hạng A. Hồi ấy anh NM Linh là
Trưởng khu, văn phòng ở đường
Trần Hưng Đạo mới xây cất
rất đẹp,anh
HG Thụy làm Trưởng trung tâm. Đà
lạt cũng có nhà vãng lai là
một villa cũ thời Pháp rất
đủ tiện nghi nên mỗi lần lên
Đà lạt tôi đều đến
nhà vãng lai ở khỏi phải mướn
khách sạn. Vì Đà lạt đủ
tiện nghi nên đa số các lần
công tác các vùng miền Trung tôi
đều đi qua Đà lạt. Lý
do khác nữa là con đường
từ Sài gòn ra Trung (Phan rang, Nha trang
... ) đi qua Đà lạt tuy có xa hơn
và phải qua đèo Ngoạn mục nhưng
tương đối lại an ninh hơn đường
đi phía dưới phải qua rừng
Lá. Lần
nào đến Đà lạt công
tác tôi đều hay ghé nhà anh
Thụy chơi. Anh chị Thụy ở căn
nhà rất đẹp ngay ở trụ
sở trung tâm. Trung tâm Đà lạt
rất yên tĩnh và sạch sẽ vì
chỉ có nhân viên văn phòng làm
việc, không có nhà máy vì điện
phát từ nhà máy thủy điện
ở Suối vàng, đồng thời
cũng có thể lấy điện từ
Sông pha đưa lên. Nhà của Trưởng
trung tâm là nhà của Pháp để
lại, có lối kiến trúckiểu
các nhà trên vùng núi ở
Pháp. Nhà anh Thụy có nhiều phòng,
trong đó có một phòng ở
trên lầu 3 có mái nhọn như ở
trong chuyện thần tiên. Anh chị Thụy
cho nhạc sĩ Thanh Trang, tác giả nhạc
phẩm nổi tiếng Duyên Thề (một
vì sao sáng, trong đêm lạnh giá
... ) và là anh họ chị Thụy ở.
Anh Thanh Trang học Kinh tế ở Mỹ về,
hồi đó dậy học ở trường
Chiến tranh Chính trị và viện Đại
học Đà lạt. Tôi thường
được lên căn phòng văn
nghệ này chơi và được
tác giả Duyên Thề cho nghe nhạc. Ở
Đà lạt tôi cũng được
quen với một cô sinh viên học Chính
trị Kinh doanh ở viên Đại học
Đà lạt là cô Thu Hiền, mùa
hè năm 1974 cô Thu Hiền về Sài
gòn để lấy tài liệu làm
dự án ra trường về vấn
đềà áp dụng của Điện
toán trong các xí nghiệp, tôi giới
thiệu vớianh
NĐ Phú sở Điện toán, được
anh Phú giúp đỡ tận tình. Tôi
biết anh Thụy từ trước khi
vào trường Điện. Anh Thụy
học khóa 5 sau tôi một khóa nhưng
khi đi làm việc đường "công
danh" rất hanh thông. Anh Thụy hồi mới
ra trường làm ở nhà máy
Gas turbine ở Thủ đức đồng
thời khi tôi làm ở Phối
trí Điện năng những năm
1965-67ù. Sau đó khi Điện lực
VN thu hồi CEE biến thành CĐV anh được
bổ nhiệm làm Phụ tá Giám đốc
Nha Phối hợp Địa phương. Cũng
từ đó nhiều anh em khóa 5 được
bổ nhiệm làmchức
vụ cao khác như các anh NV Thích, TT
Thiệt, TC Điền ...Vì
vậy chúng tôi hay nói đùa là
ở trường Điện ra các
khóa lẻ (khóa 1, khóa 3, khóa 5
...) thường gặp may mắn hơn các
khóa chaün (khóa 2, khóa 4...). Tôi
ở khóa kém may mắn là khóa
4 cũng phải công nhận là lối
suy diễn đó có nhiều "sở
cứ": về khóa 1, khóa đầu
đàn trường Điện thì
khỏi nói, các anh em khoá 1 đa số
đều nắm giữ các chức
vụ chỉ huy từ Giám đốùc
đến Trưởng Hệ thống, Quản
đốc Công trường, Trưởng
Khu ... Khóa 2 thì chỉ phát được
có TK Khoa, trong khi khóa 3 với những
"kiện tướng"đường
công danh lẫy lừng như NM Bàng,
NT Dũng, NC Thuần, HM Cần, PX Hùng... Đến
khóa 4 tôi tuy nhiều bằng cấp (Vĩnh
Tiếu, Lữ Phúc Bá có PhD, và
hai anh có Master) nhưng đường công
danh rất lẹt đẹt:chỉ
có NT Hiếu nhờ làm cho CEE thời
trước nên được làm
Trưởng Khu, còn TV Đạt, NH Nhơn
và tôi chỉ đến mức Trưởng
Sở là cao, bị các anh em khóa
5 qua mặt. Hồi
đó ở Đà lạt còn
có Nguyễn Tiên Sinh là phụ tá
cho anh Thụy. Sinh là bạn "giang hồ" của
tôi khi còn ở Nha Khai thác Địa
phương những năm 1964-65. Bây giờ
Sinh đã có vợ con, Sinh mua được
chiếc xe Jeep chở tôi đi chơi.
Ở Đà lạt tôi còn bạn
cùng lớp trung học ở Chu Văn
An là Lê Trọng Trực KS Công chánh,
là Trưởûng Phòng Công trình
Dân sự cho Khu Cao nguyên. Ngoài ra tôi
cũng có anh Phạm Quang Hiền cùng
học với tôi ở Đại
học Khoa học. Hiền đậu Cử
nhân toán xong được nhận vào
trường Điện học năm thứ
ba nhưng học được vài tháng
thì bỏ dở. Anh Hiền lúc đó
làm cho Nguyên tử lực cuộc
Đà lạt. Quanh
vùng Sài gòn, NTV cũng có nhiều
công tác yểm trợ cho Chương
trình T&D. Từ khi nhà máy 2x66MW
ở Thủ đức hoạt động
thì công suất phát điện của
CĐV ở vùng Sài gòn và
phụ cận đã dư thừa cho nhu
cầu khách hàng, Vì vậy công
ty có thể tiến sang giai đoạn khác
là cải thiện và phát triển
hệ thống tải điện và phân
phối điện nên lập ra chương
trình T&D (Transmission and Distribution). Quản
đốc chương trình T&D là anh
Lê Thúc Căn, một khuôn mặt tương
đối mới của Điện lực
thời đó. Anh Căn tốt nghiệp
Kỹ sư Hầm mỏ ở Pháp về,
trước làm ở Khu kỹ nghệ
An hòa Nông sơn. Khóa tôi có
một số bạn làm ở Nông sơn
nói về anh Căn: ông ấy làm
việc "đuya" lắm. Sau khi Nông sơn ngưng
hoạt động vì lý do an ninh,anh
Căn về đầu quân cho Điện
lực. Tôi gặp anh Căn hồi anh là
Quản đốc Công trường Xây
cất 2 máy 66MW ở Thủ đức.
Lúc đó tôi làm việc ở
Hệ thống Phối trí Điện năng
trụ sở còn ở tại Nhà
máy Nhiệt điện Thủ đức,
anh Căn thường ghé vào chơi.
Anh hơi thấp, da ngăm đen, nhưng vẻ
người chắc nịch, khỏe khoắn;
khiến khi gặp anh lần đầu tôi
có ý nghĩ về anh: "dân hầm
mỏ có khác". Anh nói chuyện vui vẻ
và lịch sự vừa phải. Có
lần tôi nghe anh nói đùa về
công việc của công trường
2x66 anh đang đảm trách: "công trường
ở đây ăn thua gì, mới
ra nắng một lát là lại vào
ngồi máy lạnh"; chắc là ý
anh muốn so sánh với điều
kiện kham khổ ởø Nông sơn. Sau
đó tôi về NTV, anh Căn làm
Quản đốc Chương trình T&D.
Có một lần Chương trình T&D
có việc gấp cần di chuyển một
số vật liệu nặng vào ngày cuối
tuần ở vùng Thủ đức
Biên hòa nhờ SCV yểûm trợ,
tôi liền phái hai tài xế giỏi
của PVT là anh Tuấn và anh Lợi
mang xe cần trục và xe tải đi công
tác. Xong việc sáng thứ hai đầu
tuần hai nhân viên này về báo
cáo công tác hoàn tất. Tôi
cũng chẳng để ý, coi như mọi
công tác khác. Vài ngày sau tôi
ngạc nhiên nhận được thư
của Chương trình T&D do đích
thân anh Căn ký gửi NTV với
những lời khen ngợi toán
nhân viên SCV đã hoàn tất
tốt công tác này. Tôi nói
tôi ngạc nhiên vì từ trước
đến nay sở tôi đã từng
thi hành vô số các công tác
yểm trợ cho các nha sở khác
nhưng đây là lần đầu
tiên tôi nhận được lá
thư như vậy. Dĩ nhiên các nhân
viên của SCV đã "lên tinh thần"
rất nhiều về lá thư này. Chương
trình T&D có trụ sở tại Bà
quẹo, các cấp chỉ huy phụ tá
cho anh Căn là ba kiện tướng của
Điện lực: anh PH Bình quản trị
Vật liệu, anh NC Thuần lo về Đồ
án và anh NV Di đảm trách phần
Công tác.Hồi
ấy các đường dây tải
điện và hệ thống phân phối
điện đều làm theo lối Mỹ,
dùng trụ cây.Trên
thị trường cung cấp trụ cây
nội địa chỉ có một cơ quan
duy nhất là Hợp tác xã Điện
lực Đức tu ở vùng Biên
hòa, nhưng chỉ có khả năng làm
trụ loại nhỏ và số lượng
không đủ cho nhu cầu. Ngoài trụ
cây, chương trình T&D còn cần
một số trụ bê tông "tiền ép"
tròn, ở Sài gòn cũng chỉ
có hãng Vecco của thầy Bửu
Đôn, lấy cơ sở của hãng
RMK Thủ đức chế biến với
số lượng giới hạn. Vì
những lý do trên mà NTV phải
tìm đến các căn cứ quân
sự của Mỹ giao lại cho VN để
xin chuyển nhượng số trụ dư
thừa. Thường anh Thiều và
anh Cần liên lạc với những
đơn vị quân đội để
lo phần giấùy tờ, sau đó
SCV lãnh nhiệm vụ đến lấy mang
về. Có chuyện buồn cười
là hồi đó việc Điện lực
cần mua trụ cây lan ra đến giới
làm ăn bên ngoài, một số các
tay "cơ hội chủ nghĩa" cũng lăm
le nhẩy vào kiếm tiền. NTV nhận được
khá nhiều đề nghị bán trụ
cây, đa số là trụ "ma". Tôi
nhớ một trường hợp của
một ông tự nhận là Mục sư
P, ông ta đến NTV nói là có
rất nhiều trụ cây mua được
của Mỹ rồi yêu cầu NTV ký
khế ước để ông cung cấp
trụ. Chuyện đó chẳng đi đến
đâu và sau này tôi nghe nói
có nhiều thương gia mất tiền
vì ông mục sư này. Ngoài
các chuyến đi ra miền Trung, tôi
cũng có nhiều công tác ở
miền Nam. Trong chuyến đi Gò công
chuyên chở máy biến thế cho
trạm biến điện 66/15 kV; tôi được
ghé thăm anh NQ Hưởng, Trưởng
Trung tâm trước cùng làm Phối
trí với tôi. Tôi cũng có
dịp ghé Long an, gặp lại anh Võ Đông
Sơ trước kia cùng làm với
tôi ở Nha Khai thác Địa phương. Tháng
6 năm 1974 tôi có chuyến công tác
đi Cần thơ gần 2 tuần, cũng
là chuyến công tác chót của
tôi. Đó là công tác chở
5 máy phát điện Diesel từ Chánh
hưng xuống công trường Trà
nóc. Máy công suất 2100kW khá lớn
khó chạy trên quốc lộ, tôi nghiên
cứu đường sá thấy
có nhiều đoạn không chịu nổi,
và trước đó ít lâu
rút kinh nghiệm một nhà thầu chở
máy phát điện nhỏ hơn đi
miền Tây mà đã bị rớt
xuống sông, nên kỳ này NTV quyết
định cho đi đường thủy,
hãng Kinh Đô trúng thầu.Hãng
Kinh Đô hồi đó đã có
kinh nghiệm chuyên chở đường
thủy, chủ nhân xuất thân là
một thiếu tá Hải quân đã
từng chở nhiều chuyến đi
Nam vang. Trước khi đi công tác,
anh Cần dặn tôi: Hãng này rất
mạnh ở đường thủy nhưng
phải coi chừng khi lên bộ lại yếu.
Quả nhiên sau này chuyến công tác
hoàn tất nhưng nhà thầu khi đưa
máy lên bờ sơ suất làm
chẩy dầu một máy transfo, nhưng
may mắn không trầm trọng lắm, nhà
thầu chỉ phải chi một số tiền
hàn lại. Chuyến này tôi cũng
đi với anh Mãnh và 1 tài xế,
công việc bận rộn nhưng khá vui. Ở
Cần thơ hồi đó cơ sở
của Điện lực rất lớn.
Về phía Địa phương có Khu
Điện lực miền Tây do anh LQ Tâm
làm Trưởng Khu thay anh PT Nghĩa; Trung
tâm Điện lực Cần thơ có
Trưởng Trung tâm là anh TC Điền.
Còn Công trường Xây cất
Nhà máy Nhiệt điện Niigata 33MW
thì anh TĐ Thơm là Quản đốc
Công trường, anh NQ Đức là
phụ tá. Công tác chở 5 máy
Diesel của tôi xuống cho công trường
nên tôi trực tiếp liên lạc
với anh Thơm. Thấy tôi xuống
anh Thơm rất vui, anh kéo tôi về ở
với anh ngay tại văn phòng công
trường. Nhà máy nhiệt điện
xây cất ở Trà nóc, cạnh
phi trường, còn văn phòng đặït
ở ngay thành phố. Đây là
tòa nhà ba tầng rộng lớn, tầng
dưới làm văn phòng làm
việc, tầng hai là nhà bếp và
nhà ăn, còn nguyên tầng lầu
ba là chỗ ở của anh Thơm và
anh Đức. Từ hồi về làm
công trường Cần thơ anh Thơm
rất vui, anh được đi thăm
lại Nhật bản, và công việc kỹ
thuật anh cho là "bớt nhức đầu".
Anh khoe với tôi cái xe mới
tinh từ Nhật bản chở sang có
đủ các bộ phận tự động
để mở cửa khóa cửa,
lên xuống kính và điều khiển
cần ăng ten. Mỗi sáng anh Thơm ra
công trường nhà máy nhiệt
điện, anh cũng thường phải
đi xa để coi sóc các đường
dây tải điện 66 kV từ Cần
thơ đi 6 tỉnh miền Tây. Tôi thì
đi theo dõi công tác của nhà
thầu Kinh Đô. Mỗi buổi chiều
đi làm về, anh Thơm chở tôi
đi chơi thăm các vùng quanh Cần
thơ, ghé các tiệm ăn như Vĩnh
Ký, nhà hàng nổi thưởng
thức các "đặc sản" của
miền Tây. Có ngày về sớm
anh rủ tôi sang Long xuyên chơi vì theo
anh "Long xuyên mới là đất
giàu, đồ ăn ngon hơn Cần thơ
nhiều". Có
ngày tôi nhờ anh Thơm chở
đi thăm anh PT Nghĩa mới nghỉ
việc để "về vườn" (theo
nghĩa đen, vì anh nghĩa về làm
vườn thật!). Anh Nghĩa là xếp
cũ của tôi ở Nha Khai thác Địa
phương, chúng tôi đếùn
thăm anh một buổi chiều. Anh có thửa
vườn nhỏ cách thị xã Cần
thơ vài cây số . Anh Nghĩa và
chị Lang vợ anh trồng trọt vài
thứ cây ăn trái. Khi chúng tôi
đến, chị Lang vừa hái xong một
thùng cam, chị chỉ vào mấy trái
cam than thở: "các anh thấy trồng
được trái cam như vậy mất
biết bao nhiêu công mà khi bán bọn
con buôn trả rẻ mạt". Chúng tôi
ngồi chơi với anh chị PT Nghĩa
một lát thì về vì đường
đi khuya sợ mất an ninh. Khi về tới
văn phòng, chúng tôi gặp thầy
BV Lễ đến chơi rủ đi ăn
cơm. Thày Lễ dạy tôi môn technology
ở trường Điện, sau về
làm Phó Giám đốc Nha Khai thác
Địa phương. Lúc đóthày
Lễ đang làm cho hãng Gió Đá
ở Sài gòn cũng xuống Cần
thơ công tác. Bữa đó thày
Lễ cho chúng tôi bữa nhậu đầy
đủ "cá tôm rùa rắn", lại
có tráng miệng bằng sầu riêng
đầu mùa. Khi về, anh Thơm nói
đùa "tại cậu bữa nay có
công đi thăm xếp cũ (là anh
Nghĩa) nên tụi mình được
thày Lễ đãi ăn". Sau
chuyến đi Cần thơ, mùa hè
năm 1974 tương đối bình lặng.
Tôi vẫn thường ngày đi
làm, đánh tennis và ăn nhậu
với bạn bè. Nhưng tôi và
các anh em khác cũng như toàn dân
miền Nam đâu có biết rằng
đó chỉ là thời bình yên
trước cơn giông bão. Trong khi
chúng tôi sống tưởng như
được bình yên, chính phủ
VNCH sau khi ký kết hiệp định Paris
bắt đầu hoạch định các
kế hoạch tái thiết "hậu chiến";
thì kẻ thù phương bắc lại
ngấm ngầm bài binh bố trận, kéo
đại quân vượt Trường
sơn để đánh chiếm miền
Nam, công khai xé hiệp ước mà
chính họ đã ký kết. Trước
khi chấm dứt phần 1 của tập hồi
ký Những Năm Bẩy Mươi,
tôi xin ghi lại một câu chuyện đau
thương của một anh em điện lực,
câu chuyện này cũng là mởđầu
cho những ngày đau thương của
miền Nam chúng ta mà tôi sẽ viết
tiếp trong phần 2 vào kỳ tới. Hồi
đó, khoảng năm 1974, Trưởng
trung tâm Đyện lực Phước
long là anh Quang (hình như là Nguyễn
Xuân Quang thì phải, anh em nào ở
khối địa phương nhớ thì
nhắc dùm tôi). Từ đầu
năm 1974, mặc dù theo hiệp định
Paris thì đã đình chiến được
hơn một năm, tỉnh Phước long
vẫn bị VC mở nhiều cuộc tấn
công đe dọa và bị cô lập.
Phương tiện tiếp tế duy nhất cho
Phước long là đường
hàng không. Hàng tháng, anh Quang phải
về Sài gòn xin đồ tiếp tế.
Tôi không biết anh Quang học đâu,
là cán sự điện hay cơ khí,
chỉ nhớ anh người miền Trung;
hơi thấp nhưng dáng khoẻ mạnh,
tướng tá tương tự như
NM Bàng. Mỗi lần anh về ghé SCV
đưa danh sách các vật liệu, chính
yếu là dầu diesel chạy máy, và
các đồ phụ tùng máy điện,
là tụi tôi phải lo liệu ưu tiên.
Tôi đưa danh sách sang kho Thủ đức
xin xuất hàng, đồng thời liên
lạc với USAID xin một chuyến máy
bay Air America đi Sông Bé (tên người
Mỹ gọi phi trường Phước
long). Khi mọi việc saün sàng, tôi làm
sự vụ lệnh vào Tân sơn nhất
rồi đích thân tôi cùng anh
Mãnh dẫn đoàn xe vận tải chở
dầu bằng thùng phuy và các vật
liệu khác cho Phước long.Tại
đây tôi vào thẳng cơ sở
của hãng Air America làm thủ tục giao
hàng để họ đưa lên máy
bay chở đi Sông Bé. Vì công
tác quan trọng, lần nào tôi cũng
kiên nhẫn chờ cả buổi đến
khi mọi việc xong xuôi mới về.
Mỗi lần công tác xong, tôi cảm
thấy yên lòng vì mình đã
làm bổn phận tiếp tế cho những
bạn ở vùng hỏa tuyến. Riêng
về anh Quang, tuy chỉ tiếp xúc với
anh qua công vụ nhưng tôi rất có
cảm tình, và cảm phục anh. Mỗi
lần nói chuyện với anh Quang, tôi
nhận thấy anh có thái độ rất
can đảm, tuy anh đang phải ở nơi
nguy hiểm nhưng anh không hề sợ
hãi hoặc có thái độ than thở
hay so sánh với những người
làm việc ở Sài gòn. Lần
nào anh Quang bận không về được
thì đích thân trung tá Hồ Văn
Phước Tham mưu tưởng tiểu
khu về lấy vật liệu thay thế. Chúng
tôi vẫn lo yểm trợ hàng tháng
cho trung tâm ĐL Phước long cho tới
cuối năn 1974, chiến sự sôi động
rồi tôi nghe tin tỉnh Phước long
bị tấn công dữ dội. Tin trên
đài phát thanh ngày một xấu,
sau cùng Phước long bị VC tràn
ngập. Tôi vô cùng lo lắng nhưng
cũng hy vọng anh Quang thoát được
hoặc có bị VC bắt cũng không
đến nỗi nào vì anh là dân
sự. Nhưng ít ngày sau có tin anh
đã bị tử nạn, tin do một
số nhân viên ĐL ở Phước
longchạy thoát được
về kể lại. Nguyên làø khi Việt
cộng bao vây tỉnh thì ông Tỉnh trưởng
cho gọi các cấp chỉ huy tỉnh (trong đó
dĩ nhiên có Trưởng trung tâm
ĐL) vào ẩn núp tại bộ chỉ
huy tiểu khu là nơi được bảo
vệ vững nhất. Ngờ đâu
khi VC tràn ngập tiểu khu chúng đã
sát hại tấùt cả mọi người
trong bộ chỉ huy, không kể dân sự
hay quân sự. Tôi xin kể lại chuyện
này để chúng ta nhớ tới
một người bạn đã hy sinh
vì công vụ. Sau
vụ thất thủ Phước long, chiến
sự sôi động dần. Chúng tôi
đã qua những ngày bình yên
trước cơn bão tố, sẽ trải
qua những ngày biến động đưa
đến sự sụp đổ của
miền Nam VN. (Hết
phần một)
Song Nguyễn
Tháng
9.2000
|