Hà
Nội - Lào Cai - Sa Pa Express
Bút
ký của PVKøCuối
năm 1999, vợ chồng tôi đi Phi
luật tân lần thứ nhì, thăm
con cháu, và cũng như lần trước,
cuối 1997, tạt về Việt nam. Lần này
chúng tôi ra miền Bắc, ghé Hà
nội thăm vài người bạn rồi
mướn xe đi Lào cai, Sa pa, nơi
mà nhà tôi đã sống thời
thơ ấu. Đó cũng là cơ
hội cho tôi biết thêm xứ sở.
Chuyện
ngẫu nhiên hơi lạ là đám
đồng nghiệp cũ trong Nam, trước
đó vài ngày, cũng ra Hà
nội rồi nhờ xe của Điện
lực miền Bắc chở đi viếng
Lào cai, Sa pa, ...
Xe
chúng tôi mướn là xe của
một bộ, xe Nhựt còn mới, giá
35 US$ mỗi 100 km, thêm 15$ cho tài xế ăn
ở. Như vậy Hà nội - Sa pa - Hà
nội 800 km tốn 310 US$ . Đường
đi khá tốt, tuy hẹp, ít bị xe
hai bánh cản trở như trong Nam. Đi
ngang qua các thị trấn có tên quen
thuộc như Việt trì, Hưng yên, ... Dọc
đường gặp dân thiểu số
H’mong, Dao, ... đi bộ hoặc cày ruộng
bằng trâu, hoặc bán vải, nữ
trang, vòng, kiềng, chuỗi, ... Môn
vận chuyển bình dân nhứt là
xe lửa do Pháp đặt ra hồi đầu
thế kỷ để sang Trung quốc, đến
Kun ming (Côn minh). Chuyện trớ trêu
là chính đường xe lửa
này đã giúp Việt cọng mang võ
khí của Trung cọng tiếp tế để
đánh Pháp. Xe
lửa khởi hành từ Hà
nội vào 9 giờ tối, tới
Lào cai 6 giờ sáng, có xe đưa
đến Sa pa 2 giờ sau. Sa pa là một
thị trấn nhỏ, cao 1600 mét, do người
Pháp tạo ra để làm nơi nghỉ
mát - như Đà lạt ở miền
Trung - để tránh cái nóng của
miền Bắc vào mùa hè, giữa
dãy núi Hoàng liên sơn mà
đỉnh là Fan-si-pan (3.143 m). Sa pa nay có
lối 2000 dân, bị Trung cọng bắn phá
vào năm 1979 khi họ tràn qua biên giới
để trả đũa Việt nam đánh
Pol Pot. Mấy nhà đẹp của Pháp xây cất hồi xưa bị phá tan hết, bây giờ là những phố sá xập xệ trên đường dốc, tiệm ăn, quán tạp hóa, xen lẫn với nhà mới cất của dân giàu Hà nội. Tại
Sa pa, nhờ một ông bạn Pháp giới
thiệu, chúng tôi trú ngụ tại khách
sạn Victoria, một khách sạn khá
sang, lối 100 phòng, do người Pháp
điều khiển, đầu bếp cũng
là Pháp, món ăn thuần túy
Pháp Việt rất ngon.Victoria là tên
của một hãng khách sạn do một
công ty "Eaux et Électricité de Madagascar"
bỏ vốn thành lập. Hiện giờ,
ngoài Sa pa, Victoria còn có ở Phan
thiết, Cần thơ, Châu đốc, và
Núi Sam. Giá phòng ở Victoria là
trung bình 100 US$ mỗi ngày, chỉ có
khách du lịch ngoại quốc mới
dám mướn. Công ty EEM có vẻ
không quan tâm đến việc lời
lỗ, làm chúng ta phải đặt câu
hỏi về vấn đề đầu
tư của họ vào Việt nam. Sa
pa ít khi được nắng tốt.
Sa mù từ chỏm núi xung quanh choàng
phủ tất cả vùng thấp. Lúc
chúng tôi ghé, Sa pa chìm đắm
trong sa mù, nhiệt độ lối 3-4 độ
C. Chuyến
xe lửa Hà nội - Lào cai được
ngưỡng mộ nhứt là chuyến
tối ngày thứ năm trong tuần,
được nhiều khách ngoại quốc
hay Việt kiều từ Hà nội đến
Sa pa sử dụng để kiếm cái
mà người ta gọi là"Chợ
tình". Nên hiểu là vùng Sa pa
có nhiều dân thiểu số, nhưng
họ không cư ngụ nơi có đông
người Việt mà ở rải
rác trong các sóc, làng nhỏ, rồi
họ dùng Sa pa làm nơi hẹn hò
tối ngày thứ bảy (chỉ có
một ngày trong tuần) để gặp ý
trung nhân, kết nghĩa bạn đời
với người cùng chủng tộc.
Đó chẳng là một cách thô
sơ của một dân tộc thiểu số
để tỏ tình và lập gia đình!
Hồi xưa chắc có nhiều màn
"cụp lạc" đối với người
ngoài, nhưng tiếng đồn riết
làm dân hiếu kỳ càng đến
đông đảo để thỏa mãn
sự tò mò ... Theo dân bản xứ,
chính sự tò mò quá trớn
này đã phá tan cái hiện tượng
chẳng qua là một khía cạnh của
nền văn hóa bản địa. Sa pa
ngày nay, nếu ngẫu nhiên có một
đôi trai gái H’mong xáp lại gần
nhau, thì máy ảnh của Tây du lịch
vồ lấy họ. "Chúng
tôi đi tới một vạn cây số
sang đây vì cái Chợ tình
này, chẳng lẽ nào không có
một mảnh hình nào đem về quê
làm chứng?" Trò mở rộng
du lịch không bờ bến đã
cướp đoạt cái đẹp
nhứt trong tâm hồn Sa pa. Trước
kia, giữa chợ, họ yêu nhau khác
gì gió yêu rừng, trăng yêu
nước, không chút e thẹn. Giờ
đây, khi nào khách du lịch lùi
về khách sạn, chui vào chăn ngủ,
thì "chợ tình" mới họp. Rốt
cuộc, dân thiểu số ở vùng
Sa pa là món đồ cổ của miền
Tây Bắc Việt nam gây ra sự hiếu
kỳ của khách du lịch. Người
ta e rằng, một ngày nào đó,
trước đà tiến của văn
minh, họ sẽ chỉ được viếng
như tồn nhân của một thời
đại đã qua trong mấy khu trữ,
như dân da đỏ của Hoa kỳ.
PVK
|