Về
Việt Nam
Ký
sự vi thư "từng kỳ" của
Thầy F. Tôi
mới từ Việt nam trở về
Mỹ. Câu hỏi của anh sao mà giống
như kiểu quản giáo "làm việc"
với tù cải tạo làm tôi
chới với. Thôi lỡ rồi
thì cho "làm việc" luôn. Thân
: May quá không sứt mẻ gì, chỉ
sụt mất khoảng 4-5 pao vì trời
quá nóng và ẩm, nhất là
ở Hà nội và Huế, còn
Sài gòn đỡ hơn nhờ
có mưa buổi trưa hay chiều. Rút
kinh nghiệm, đi khoảng tháng 5 là tốt,
Tết không kể. Tâm
: Nói chung, thoải mái và vui, ngoại
trừ vài chuyện bực mình ở
phi trường. Vài
điều ngạc nhiên: -
Phi cảng "quốc tế" Nội bài trông
giống như cái nhà kho xập xệ,
phi cảng mới đang xây lai rai gần
đó. -
Cái nghèo của miền Bắc, qua cảnh
buôn gánh bán bưng lam lũ ở
Hà nội, vẫn còn hiện rõ mấy
chục năm sau chiến tranh, làm mình
tự hỏi "đến giờ này
mà còn vậy thì trước đây
như thế nào ... ". -
Sinh hoạt nhộn nhịp nhưng ồn ào
bụi bặm vì người đông
quá. -
Gần như tất cả những gia đình
mình quen biết đều có điện
thoại, kể cả vùng quê. -
Làng quê mình, cách Huế 15km, vừa
mới có điện và điện
thoại. -
Dọc đường đi vịnh Hạ
long, thấy người đang đào
rãnh chôn cáp quang (fiber optic cable). -
Tiệm bán computer và cellular phone
chen lẫn với quán thịt chó. -
Quả có phát triển nhờ ngoại
quốc đầu tư. Riêng người
Việt thì phát triển kỹ nghệ ăn
nhậu rất ... tới. ... -
Hà nội có cái mùi khó chịu,
tạm gọi là "mùi Hà nội", lúc
đầu mình không biết từ
đâu ra, về sau mớikhám
phá ra là mùi khói than đá
trộn bùn bay lên khi đốt lò. -
Dân Hà nội nấu nướng, ăn
uống, giặt giũ ngay ngoài lề đường
tỉnh bơ, lại còn phát huy sáng
kiến đào cái hố nhỏ đúc
bê tông có nắp đậy để
hứng nước vì sức nước
yếu quá, không vô nhà nổi. -
Hồ Hoàn kiếm nước dơ,
xanh lè, Tháp rùa cũ kỹ không
săn sóc nhưng đặc biệt là
từ sáng sớm, dân chúng
tụ tập dọc theo bờ hồ tập
thể dục, tai chi, múa kiếm, đi bộ,
loạn cào cào. Ở Sài gòn
cũng vậy, công viên mới xây
trên nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi cũ
có cả ngàn người tập luyện
vào buổi sáng. Có lẽ là
vì ngột ngạt quá nên người
dân phải tìm chỗ thở hay là
nhờ trước đây gây
được phong trào thể dục bắt
chước mấy anh Ba, nhưng dù sao,
đây là điều đáng khen. -
Về Huế, sưu tầm lại được
bài thơ vui, xin gởi các bạn đọc
chơi cuối tuần: Răng
mà cứ theo tui hoài rứa? Cái
ông ni mới dị chưa tề! Sớm
trưa chiều ba buổi đi về, Đưa
với đón làm chi không biết, Ôi!
Đôi mắt chi mà tha thiết! Đừng
có nhìn làm loạn bước tui
đi, Lá
thư tình ông gởi làm chi, Cha
mạ biết rầy la tui chết, Ông
tán tỉnh làm chi không biết, Tui
như ma như qủy dưới âm ty, Nói
hoài lời hoa mỹ làm chi, Tui
còn nhỏ chuyện tình răng biết
được, Tội
tui lắm, cách cho vài bước, Đừng
đi gần hai bước song đôi, Xa
xa cho kẻo bạn tui cười, Mai
vô lớp cả trường dị
nghị, Theo
chi rứa, răng mà không biết
dị? Thôi
được rồi, đưa lá thư
đây, Mai
tan trường đợi ở gốc
cây, Tui
sẽ tới trả lời cho biết. Chuyện
phi trường: Mình thường nghe
nói là để khỏi bị làm
khó dễ khi qua cửa khẩu thì nên
bỏ khoảng 5 - 10 đô trong passport làm
"quà". Tôi đi về bằng Singapore
Airlines nên trước khi lên máy
bay từ Singapore đi Hà nội, hãng
máy bay đưa tờ khai quan thuế
để mình điền vô trong đó,
ở cột tiền đem về ghi là
mình phải khai số tiền nếu quá
số qui định, nhưng lại không nói
số qui định là bao nhiêu (ví
dụ, vô Mỹ là 10.000). Hôm bà
xã tôi đi Tây, chị PHB có tặng
cho cái bao đựng tiền bằng da
mềm rất đẹp để đeo vai
bên trong áo cho khỏi bị giựt.
Bả hí hửng đem về, dịp
này đem ra xài, nhưng đến giờ
chót bả không đeo mà bắt tôi
đeo làm tôi quê quá, mất mặt
"anh hùng" hết trơn lại còn bị
nó hầm hơi nóng muốn chết
nhưng kẹt rồi nên cũng đeo luôn.
Lúc đầu, hai người chia hai,
mỗi người bọc 5000 đề phòng
người này bị mất thì còn
tiền nơi người kia, nhưng đến
phút chót, bả lại chạy làng,
giao cho tôi 8000 nhưng chờ tôi gài
áo xong mới nói, lại kẹt nữa,
thôi cho kẹt luôn. Trở
lại vụ khai tiền, trước đây
mình nghe nói là mang quá 3000 phải
khai, bây giờ khai đại 4000 coi sao.
Tới Nội bài, kẹp tờ 5 đô
trong passport, đi qua trót lọt, tưởng
là xong, không ngờ tới trạm
kế, đám hải quan có lẽ thấy
passport không còn tiền, mới
lật bản khai ra hỏi "Anh khai đem vô
4000, vậy anh đếm cho coi". Tui nghĩ bụng
"Chết (mẹ) rồi! Ra đòn ác
liệt quá, đỡ sao nổi!" nhưng
đã kẹt nên phải làm bộ
cứng, thò tay vô trong cái túi
(3 gang!) đeo dưới lớp áo
lừa lừa rút ra khoảng 1/2 xấp
tiền nhưng khi rút ra thì một nửa
còn lại đòi chạy theo, giấy
trăm rơi lả tả trên sàn. Bà
con xúm nhau vô lượm giúp trong
khi tôi ngượng quá cứ cầm
xấp tiền chưa đếm đứng
chết trân không biết làm cái
gì đây, thì vừa lúc đó,
bà xã ở sau nhào tới
(lại... bả nữa!) cầm tờ
giấy 5 đưa ra nói "Thôi mấy
anh cầm cái này uống cà phê".
Tay hải quan hồi nãy vội xua tay nói
"Thôi, xong rồi, anh khỏi đếm".
Chuyện xảy ra chớp nhoáng, không
ai thấy vì mình là người
ra sau cùng. Về sau, hỏi ra mới biết
là vào lúc đó, mỗi người
được đem vào 6000 đô
khỏi khai. Về
tới nhà đứa cháu, thấy
3 cái va li mới đều bị mất
khóa, nhìn kỹ lại, té ra quai khóa
bị bẻ hết nhưng chỉ có một
mớ quà cáp nằm trên bị
mất thôi. [...
Đúng ra là chưa tới lượt
nói tới LĐL, nhưng saün dịp
giả gởi thư báo hỷ con gái
lấy chồng nên nói luôn cho nóng
sốt.] Hôm
đó, Ph. C. hẹn gặp nhau ở hotel
cùng với LĐL để đi thăm
PĐĐ bị stroke năm ngoái nên
bây giờ chân mạnh, chân yếu,
nay đã đỡ, chân kia quên
hỏi. Nói thêm là hình như Đ.
có gần 10 con. Câu chuyện với
LĐL trong xe: -
Nè cậu, anh em thấy hình cậu gởi
ra bằng i-meo mập mạp trẻ trung coi ngon lành
quá bèn đi một đường
thắc mắc là cái răng, cái
tóc của cậu là đồ thiệt
hay đồ giả/ nhuộm? -
Thiệt thế (chó) nào được!
(cười). Tớ chỉ còn 4 cái
thiệt, còn bao nhiêu là giả tuốt,
tóc thì đương nhiên là
nhuộm rồi. -
Tớ phục bà LT của cậu đó!
Bả làm răng giả mà giống thiệt
quá chừng. Thế cậu làm Inspector
cho UL là làm sao? -
Đâu phải là làm cho UL. Đúng
ra là làm cho Veritas của Thụy sĩ.
Có một số nhà máy lắp ráp
đồ điện tử ở đây
để xuất khẩu mà sản phẩm
cần phải được UL listed thì
tụi nó mới mua, vì vậy nhà
sản xuất, khi có sản phẩm mới,
phải mướn Veritas chứng kiến
mấy cái tests theo tiêu chuẩn của
UL. Tớ thay mặt Veritas tới...
dòm. Tụi nó trả tiền giờ,
3, 4 chục đô, nhưng lâu lâu mới
có. -
Vậy mà cậu đề trên "cạc
vi dít" là UL Inspector làm tụi tớ
hoảng hồn. -
Bịp mà cậu! -
Thế con cái của cậu thế nào? -
Tụi nó toàn là gái, học giỏi,
có đứa đang ở Mỹ,
nhưng chưa chồng con gì hết. Và
bây giờ được tin vui một
cô lấy chồng! ...
Đường từ phi trường
Nội bài về Hà nội là xa lộ
mới làm, mỗi chiều có 2 lanes,
thêm một lane nhỏ nằm phía sau
rào cản dành cho xe đạp và
người đi bộ nhưng xe hơi chỉ
chạy lane ngoài cùng, lane trong để
xe gắn máy vàxe
tạp nham trong đó có cái xe lạ
nhất gọi là xe "công nông", chạy
cà xịch cà đụi phun khói mù
trời. Xe loại pick up cỡ như
xe lam hồi xưa nhưng cao hơn, chạy 4 bánh,
có cái máy kéo kiểu như Yanmar
hay Kubota ngày xưa đặt đàng
trước, cabin cũng ngồi được
2 người, sau là cái thùng chở
đồ. Gần
tới Hà nội, có chỗ cả
làng bán thịt chó, bảng quảng
cáo to như ở xa lộ Mỹ, dựng
lên san sát với tên hiệu rất
đặc biệt, ví dụ như "Tú Anh
- Cháo chó", khúc trước nên
thơ, khúc sau rùng rợn. Tiếp
đó là khách sạn 5 sao Daewoo
của Đại Hàn,với những
hàng cây cọ, bãi cỏ xanh mướt,
nổi lên giữa những khu nhà,
phố lụp xụp coi không giống ai. Trong
khu này có cả condo cho mướn,
nơi PVQ đang ở. Q. nói, chiều
tối trời nóng, bà con lối
xóm chung quanh, vì nhà cửa chật
chội, đường sá bụi bặm,
kéo nhau vô ngồi đầy đặc
trên lề đường hóng gió,
đứng trên lầu nhìn xuống
coi rất bi hài. Những
truyện của Khái Hưng, Nhất Linh như
Nửa Chừng Xuân, Đoạn Tuyệt,
Hồn Bướm Mơ Tiên v.v... và
những truyện tiền chiến khác
mà mình đã học hay đọc
hồi ở trung học với những
nhân vật như Loan, Dũng, chú tiểu
Lan... và sau này Kim Xuân, Kim Chung, đặc
biệt là Kim Xuân trong phim Kiếp Hoa hồi
thập niên 50 vẫn cứ ám ảnh
mình khi nói về Hà nội. Hồi
đó, nhóc F. thấy hình Kim Xuân
mà cứ ngẩn ngơ, chỉ muốn
cắn một miếng, bây giờ mà
cắn chắc là ... dai nhách rụng răng
luôn. Sau
này, thời Nhân văn Giai phẩm,
Trần Dần có mấy câu thơ như: ...
Tôi bước đi, không thấy
phố, không thấy nhà, Chỉ
thấy mưa sa trên nền cờ đỏ... để
nói về Hà nội sau ngày CS tiếp
thu, vì vậy, khi tới Hà nội, tự
nhiên mình muốn gộp hai hình ảnh
coi thử rasao. ...
Hà nội tương đối sạch sẽ
nhưng lại có cái mùi khó chịu
là mùi khói than và mùi cống
rãnh lộ thiên. Tội nghiệp nhứt
là những bà quét đường
vào ban đêm, quét và đẩy
cái xe rác muốn bứt hơi nhưng
bài bản cũng đầy đủ
tức là có đeo găng tay và
mạng che miệng. Hình ảnh Trần Dần
diễn tả không thấy, biểu ngữ
hay những tranh vẽ trên tường
với hình cậu cầm liềm búa
và cô ôm bó lúa (mặc cảm
đói rách triền miên) cũng
không thấy, thay vào đó là
xe taxi và xe gắn máy chạy ào
ào, còi bóp te te tối ngày như
dế kêu. 36 phố phường còn
đó, chật chội nhưng sửa sang
lại sáng sủa và không còn buôn
bán từng mặt hàng theo tên đường
mà bán tùm lum, không chừng
có thể tréo cẳng ngỗng như
là phố Hàng Mắm bán muối,
phố Hàng Muối bán mắm. Đi
phố Hà nội bây giờ cũng
thoải mái như Sài gòn trước
75, vô tiệm tơ lụa cũng có cô
Bắc kỳ bé nhỏ xinh xinh tiếp đón. Cứ
tưởng tượng có 2 tên
ngụy bị nhốt ở Long thành năm
75, bây giờ thành 2 cặp ngụy (một
cặp dựa hơi cặp kia, PVQ!) ngồi xe
Toyota Cressida màu đen, máy lạnh (ABB
thuê của bộ Nội vụ dài hạn),
đấu hót tưng bừng, có
tài xế lái, chạy phom phom ở
thủ đô Hà nội thì có
khoái không? Tôi nghĩ bụng "coi vậy
mà không phải vậy, té ra là
tiền hung hậu cát". Nói
chuyện với bà con, bạn bè thì
ai cũng nói là hồi này đời
sống dễ chịu rất nhiều so với
cái trò ngăn sông cấm chợ,
đóng cửa rút cầu trước
đây, và có vẻ như không
ai buồn nhắc tới chuyện cọng
sản, tư bản gì hết, chuyện ai nấy
làm miễn là để cho dân tự
do yên ổn làm ăn như bây giờ
là được rồi. Nói tới
cọng sản tư bản, tôi chợt nhớ
tới một câu khôi hài rất
thấm "Trong chế độ tư bản người
bóc lột người, còn trong chế
độ cọng sản thì ngược
lại". Ở VN bây giờ "người
bóc lột người" như điên,
mạnh ai nấy làm giàu, trong nước
"bóc" lẫn nhau không khá nên phải
mở cửa mời người
ngoài vô "lột" tiếp (đầu tư)
thành ra hai chữ "cọng sản" dần
dần mất hết ý nghĩa, riêng
độc tài đảng trị vẫn
còn ... nguyên con nhưng có "mềm" đi
một chút nên dân cũng đỡ
khổ. Trong đám tư bản đầu
tư thì tư bản da vàng trước
đây từng bị bóc lột, nay
đến lượt, nhờ lươn
lẹo giỏi để được bao
che, cũng lột rất tận tình. (Vụ
giày Nike là một.) Dân
VN và Á châu nói chung xưa nay vẫn
quen an phận và chịu đựng cái
cảnh độc tài. Chuyện dân chủ
cũng như "phú quý sinh lễ nghĩa",
mức sống lên cao thì sẽ có
bởi vì thằng có quyền thường
bám quyền là để hưởng
lợi nên khi lợi tức lên
thì nó bớt bám quyền, còn
thằng dân khi giàu lên thì bớt
sợ (mạnh vì gạo, bạo vì tiền!),
một bên đi xuống, một bên đi
lên, khi gặp nhau là có dân chủ.
Đó là chiều hướng đi
của VN bây giờ. Có
những lúc mình quên hẳn là
mình đang ở VN cọng sản, tuy nhiên
có lần tôi đang đứng
trên bao lơn khách sạn lúc khoảng
6 giờ sáng vừa tập thể
dục vừa nhìn cảnh mặt trời
lên trên vịnh Hạ long, cảnh tuyệt
đẹp, đang mơ màng là cảnh
Cannes hay Nice cũng thế này là
cùng thì bỗng nghe điệu nhạc...
"thề phanh thây uống máu quân
thuø..." từ dưới lầu
vọng lên kéo mình về với
thực tại, nhưng sau đó vui nên
lại quên. Tới
Hà nội hôm trước thì chiều
hôm sau, bà Q., trên đường
đi đón chồng, cho quá giang vô
thăm Q. và nhà máy ABB cách Hà
nội khoảng 10km. Đường đang
mở rộng, nền đất đỏ
mà không xịt nước nên bụi
lên mù trời nhưng có cái
lạ là bà con vẫn ngồi ăn uống,
buôn bán hai bên đường
tỉnh bơ. Tới nơi thì đã
tan sở, văn phòng chỉ còn Q.
và một tay còn trẻ, mặt mũi
sáng sủa đang sửa soạn đi
về. Tôi hỏi nhỏ: -
Ê Q.! Đám VN làm với cậu
có khá không? -
Tụi nó giỏi lắm cậu ơi! Học
bài mau lắm, tụi mình chỉ có
cái là may mắn hơn tụi nó thôi. -
Vậy chớ ai tuyển vô? -
Tụi ABB làm hết. -
Lương bổng thì sao? -
Khoảng 500 hay 600 đô 1 tháng, ngon rồi
đối với tiêu chuẩn VN. Nhà
máy này có hai xưởng, cái
cũ làm "trăng phô" phân phối
mua lại của VN, cái mới do ABB xây,
chuyên làm "trăng phô" lớn cho
tới 100 MVA. Vô xưởng mới,
thấy sạch như lau như ly và lặng
như tờ, tui vuột miệng hỏi: -
Ủa! Sao coi êm ru vậy cậu? -
Thì... đang chờ kiếm mối nên
tạm nghỉ. Ở đây họ chê
máy ABB mắc. Có thể mấy anh marketing
không chịu chơi cho lắm nên khó
kiếm khứa. -
Thế thì thợ thầy nghỉ hết
sao? -
Thì... nghỉ, ngoại trừ thợ
quấn dây. -
Tại sao? -
Tại vì "khâu" quấn dây khó nhất,
lơ mơ là ráp không vô thấy
mẹ luôn. -
Thế họ làm gì? -
ABB cho họ đi làm tạm ở xưởng
ABB bên Thụy điển cho khỏi lụt
nghề. -
Trời đất! Chịu chơi quá
vậy ta! Vậy thì cậu làm gì cho
hết ngày? -
Tụi tớ làm design cho máy ABB
sản xuất ở mấy nước
khác. -
Vật liệu thì sao? -
Nhập hết, như "lõi từ" (tôle
magnétique) của Nhật, dây đồng
(quên hỏi), riêng cái thùng thì
đặt làm ở VN, còn lại như
sấy (nhớ ĐCN ngày xưa) và
thử kể cả Impulse test đều
làm tại chỗ. Thời
trung học, học thơ Chu Mạnh Trinh như là: Thơ
thẩn rừng mai chim cúng trái Lững
lờ khe Yến cá nghe kinh, Thoảng
bên tai một tiếng chày kình, Khách
tang hải giật mình trong giấc mộng... và
sau này nghe Thái Thanh hay Thanh Lan hát bài
Đi Chùa Hương (thơ NN Pháp)
làm mình cứ háo hức phải
đi chùa Hương cho biết. Vợ
chồng PVQ ở Hà nội mấy năm
mà chưa đi chùa Hương bao giờ.
Q. nói muốn đi nhưng bà xã
sợ vì nghe mấy bà bạn ngoại
quốc kể lại cảnh ồn ào, dơ
dáy, đường dốc đá
gập ghềnh, đặc biệt là vấn
đề toilet nhất là trong những
ngày hội (khoảng sau Tết?) với
hằng ngàn người đổ tới
hành hương, tuy nhiên, lần này
có bạn nên kéo nhau đi. Xe chạy
thẳng tới bến Đục mất
khoảng 2 giờ, tài xế ở
đó chờ. Gọi bến Đục
chắc là vì chỗ này nước
đục. Bến này ở cuối con
suối Yến hay là khe Yến, có phố
xá, đầu kia là núi nhấp
nhô. Thật ra đó là con lạch,
bề ngang khoảng 50 - 100m, hai bên là ruộng
sâu rồi đến hai dãy núi hai
bên ở đằng xa, là "con đường"
duy nhất dẫn tới chùa. Bến
đò vắng khách vì mùa này
(tháng 6 ) chẳng ai đi. Thuêxuồng
tam bản cả ngày khoảng 2, 3 đô,
xuồng hàn bằng tôn, ngồi được
4 người không kể người
chèo, lạngquạng
là lật úp. Ra khỏi bến Đục,
trời xanh, gió mát, nước
suối trong veo, núi non chập chùng, có
núi như cái nón úp, có núi
hình như voi nằm (núi Voi Phục), cảnh
đẹp như... mơ! Thuyền đi hơn
1 giờ mới tới bến chùa
sau khi dừng lại một lúc ở
chùa Trình nằm ngay bên bờ
suối Yến. Chùa
Hương có nhiều chùa sắp từ
thấp lên cao, cái dưới chân
núi là chùa Thiên Trù lớn
nhất, những chùa trên nhỏ hơn.
Vì không đủ giờ nên hôm
đó cả đám chỉ leo lên
được 2 chùa dưới. Một
bà bán đồ cúng gồm có
bánh in, xôi, bọc trong giấy bóng
thấy thằng tôi ngu ngơ nên bám
riết đòi mua, bí quá vì vướng
chân đi không được nên
phải mua chừng 2 đô và chính
bà ta để lên bàn thờ.
Vừa quay ra thì bả chạy tới
lấy xuống bỏ vô giỏ lại, tưởng
thoát, ai ngờ bà thứ hai nhào
tới năn nỉ và trách sao mua
cho bà kia mà không mua cho bả, kẹt
quá lại phải mua, lại diễn trò
đem lên lấy xuống nhưng mà chưa
rồi, bà thứ ba ở đâu
không biết nhảy ra "tiến công" và
tố luôn là sao mua cho 2 bà kia mà
không mua cho bả, thôi thì đã
kẹt cho kẹt luôn, lại mua nữa, xong
nhìn quanh định bụng hễ còn
ai nữa là nhất định "chém
vè" nhưng may quá, hết rồi. ...
Cảnh suối Yến tương tự như
cảnh sơn thủy trong những bức
tranh Tàu tuy là có lẽ không hùng
vĩ bằng (đoán mò!). Phần
đông người Việt đều
có dịp hoặc đọc sách, nghe nói,
hoặc thấy hình chụp vịnh Hạ long
nhưng phải đi thuyền trên vịnh
trong một ngày hè gió mát mới
thấy đáng "đồng tiền bát
gạo" và thấy đất nước
mình may mắn có một nơi đẹp
như thế này. Thuyền bè, bến
bãi rất sạch sẽ, ở mấy
hang, động, bên trong có đèn
màu, bên ngoài có portable toilets,
có điều lạ là cái làng
chài đóng đô gần đó,
buôn bán, xả rác, xả dầu máy
xuống biển tỉnh bơ mà không dời
đi. Cứ cái đà này, chừng
vài năm nữa, vịnh Hạ long sẽ
thành vũng nước cống, nhất
là với số lượng khách
sạn đang xây trên Bãi Cháy (mà
nước thải đổ ra vịnh?) là
bãi chính để xuống tàu, thuyền
đi thăm vịnh. Giữa các tên
đảo đặt theo hình thể như
con chó, con gà v.v... rất dễ thương,
bỗng hiện ra bảng "Bãi tắm Titov
" chướng mắt chướng tai.
Vịnh Hạ long mới được
Liên hiệp quốc công nhận là "Di
sản Thế giới" (World Heritage). Về
Huế, đi ngang Đại nội, những
vết đạn hồi Tết Mậu Thân
vẫn còn lỗ chỗ trên tường.
Tới kỳ đài trước
cửa Ngọ môn, nơi mà, nhớ
lại mấy chục năm lớn lên,
mỗi ngày đi học nhìn lên thấy
lá cờ vàng phất phới,
nhưng nay là cờ đỏ, mình
thấy nao nao trong lòng. Lăng
tẩm và cung điện ở Huế
được UNESCO tài trợ để
sửa chữa nhưng thấy vẫn ạch
đụi, có nơi mái còn che bằng
tôn. Cánh đồng An cựu, nơi
sản xuất loại gạo danh tiếng gọi
là gạo "De" dành cho vua ăn, nay biến
mất, thay bằng phố xá và đây
thôn Vỹ dạ, xóm nhà quan và
hoàng tộc, nơi "sản xuất" các
tiểu thư đài các cũng... mất
luôn. Con cháu các quan, bí quá,
cắt đất vườn bán để
xây phố lầu và nhà máy nấu
rượubia. May là
thôn Vỹ vẫn còn trong... thơ như
thơ Hàn Mặc Tử: Sao
anh không về chơi thôn Vỹ? Nhìn
nắng hàng cau, nắng mới lên. Vườn
ai mướt quá, xanh như ngọc, Lá
trúc che ngang mặt chữ điền. Gió
theo lối gió, mây đường
mây, Dòng
nước buồn thiu, hoa bắp lay, Thuyền
ai đậu bến sông trăng đó, Có
chở trăng về kịp tối nay? ... Về
lại làng quê sau mấy chục năm,
thấy nhà cửa không thay đổi
nhiều nhưng lại có điện, điện
thoại, ngoài đồng có chỗ cày
bằng trâu có chỗ cày máy,
đường cái nối làng này
qua làng kia có nơi đúc bê
tông ở giữa, bề ngang khoảng
1,20m cho xe đạp và xe gắn máy chạy.
Thành phố Đà naüng phát triển
chỉ thua Sài gòn, có khách sạn
5 sao Furuma nằm dọc theo bãi biển,
đi vào cứ tưởng đang
ở... Hawaii. Nghe nói Nha trang còn
đẹp hơn, có tàu chở khách
ra đảo lặn xuống ngắm cá, ăn
uống, picnic v.v... Thay
đổi nhiều nhất là Sài gòn,
ra khỏi phi trường, mình mất hướng
luôn, không nhận ra đâu là đâu
hết vì bộ TTM cũ bây giờ
thành công viên, ngoài ra phố xá
mọc lên như nấm như ở đường
Chi Lăng cũ. Buồn cười là
mình hỏi theo tên cũ mà người
nghe lại nói tên mới, có người
quên tên cũ nên cứ ngớ
ra. Đặc biệt, con kinh Thị nghè qua Trương
Minh Giảng, Tân sơn nhất, ngày xưa
đầy nhà sàn, nhà chống,
nay giải tỏa hết, ghe thuyền lưu thông,
bờ kinh xây đá tảng (như
sông Seine hay kinh Amsterdam) hai bên là
công viên thoáng mát. Vừa
nói chuyện xong với TCĐ từ
khách sạn thì chỉ mấy phút sau,
Đ. chạy lại, mừng rỡ, rút
cell phone "hú" anh em lia lịa làm party
ngay tối hôm đó ở 1 tiệm
ăn lớn nơi đường Pasteur.
Tối đó, có NMB, TTTh, THg, Ph. C., ThT,
TMNh, NVNg, Đ., vợ chồng tôi và
đứa con trai thứ hai. Chỉ có
Ph. C. già đi chứ anh em coi ngon lành
lắm, không chừng còn hơn bà
con bên Mỹ, bên Pháp nhiều à
nghe! Con cái thành đạt cả. Tiệm
ăn Sài gòn dạo này tổ chức
quy mô, thấy muốn khớp, lai Bangkok,Hongkong,
Tokyo mỗi nơi một chút. Bước
vô là gặp ngay mấy cô mặc đồng
phục, mini có, áo dài có,
sắp hai hàng cúi chào kịch liệt.
Vì bất ngờ nên mình đâm
ra lúng ta lúng túng, thôi thì cúi
đầu chào lại gỡ... huề.
Ở Hà nội và Huế cũng
vậy, vô tiệm ăn lớn, có
ít nhất 2 người chờ saün
cúi chào kiểu Nhật. TMNh
hơi xệ nhưng vẫn tếu: -
Nè cậu! Sang năm tớ chết cậu
ơi! -
Nói bậy cậu! Cậu còn ngon lành
mà, nhưng tại sao lại năm tới? -
Tại hồi đó cha BS nói tớ
chỉ sống được 10 năm thôi
mà bây giờ hết 9 năm rồi. Sáng
hôm sau, Ng. tới đón về nhà
Ph. C. chơi để sau đó Ph. C. đưa
đi thăm "nhà" cũ (Saigon Substation).
Nhà và vườn Ph. C. rất đẹp,
lai Nhựt bổn, vợ chồng sống
phong lưu. Trạm Sài gòn, nơi đặt
văn phòng của Ng., vẫn giữ được
phong độ cũ, tuy thay đổi nhiều
như là thêm mấy giàn 220kV cho vòng
đai quanh Sài gòn, vòng lớn
230kV ở ngoài, giàn 110kV cho vòng
đai nhỏ 110kV ở trong, thay thế dần
vòng đai 66kV cũ, thay hết loại Air
Circuit Breaker bằng loại SF6 (220 và
66kV) hay bằng loại vacuum (11kV) và đang
cho đấu thầu thay hết mấy "trăng
phô" 30 MVA (Đa nhim cũ). Thật vậy, ngoài
sân ngắt điện, có anh chàng
Nhật đang lui cui đo đạc cùng
với mấy cô cậu Việt nam để
lập hồ sơ bỏ thầu. Giàn sắt
sân ngắt điện sét rỉ nhiều,
chắc cũng phải thay. Phòng synchronous
condenser bị dột ngay chỗ exciter mà
sửa không được nên phải
che mấy tấm tôn, nghe nói là NTĐ
làm. Phòng control vẫn sạch sẽ
bóng loáng như xưa. Phần control
cũ sẽ được thay bằng PLC
(Programmable Logic Controller). Hệ thống SCADA (System
Control And Data Acquisition) đã xong 1 phần,
đang làm tiếp. Ở
Sài gòn, trạm Tao đàn mới
là trạm 220kV, loại GIS (Gas Insulated Substation)
với cáp ngầm 220kV từ Phú
Mỹ (2x250MW?ø) tới. Ngoài ra, vòng
đai 220kV còn nối với miền
Tây bằng hai đường 220kV từ
trạm 500kV Phú lâm, còn vòng đai
110kV nối với Bình dương, Tây
ninh, Cần giờ. Nói chung, ngành điện
lực bây giờ phát triển nhiều.
Người cũ ở trạm không
còn ai. Đứng trên bao lơn nhìn
xuống hồ nước và nhìn
ra xa lộ, trong một thoáng, cả một thời
" oanh liệt " cũ hiện về như một
cuốn phim quay chậm, nghĩ tới câu
" cảnh xưa còn đó, người
xưa đâu rồi" mà trong lòng bùi
ngùi chi lạ và bỗng thấy mắt
cay cay. Vô
cư xá, nhận không ra vì nhà cửa
lấn chiếm xây cất tùm lum, cây
cối um tùm loạn xạ và tình cờ
gặp lại người tài xế cũ,
mừng mừng tủi tủi. Sở
Du lịch có tổ chức đi Vĩnh
Long, xuống tàu ở Mỹ tho, về
từ VL bằng xe qua cầu Mỹ thuận,
buổi trưa ăn cơm trên cồn sau khi
đi hái nhãn và chôm chôm.
Ngồi trên tàu, giữa cảnh trời
nước mênh mông, tay cầm trái
dừa xiêm ướp lạnh ngọt
lịm, tôibất
giác nhớ lại ngày vượt
biên hơn 20 năm trước, cũng
sông nước này mà trốn
chui, trốn nhủi, chồng bồng một đứa,
vợ bồng một đứa, thằng
lớn lúp xúp chạy theo, hết
đám dừa nước tới
xuồng ba lá, tới "tắc ráng"
(ghe chở hàng) mà không khỏi
mỉm cười một mình. Cảnh xưa,
nay đều thực mà tưởng
như mơ. Xe về ngang Mỹ tho, người
hướng dẫn du lịch nói, rất
lịch sự "Đất Mỹ tho phát
hoàng hậu, trước hết là
bà Từ Dũ mẹ vua Tự Đức,
sau là Hoàng hậu Nam Phương vợ
vua Bảo Đại, và mới đây
là bà Tổng thống Thiệu." Cách
đây 2 năm, nhân có đứa
cháu về VN làm cho cơ quan thiện nguyện,
tôi cho thằng con út (đang đi học)
về thăm cho biết quê hương "nghèo
lắm con ơi". Thằng bé thích nhất
là chụp hình với... trâu và
đòi sau này về nữa. Năm
ngoái, thằng thứ hai (đang làm
Web site design ở SFO) đòi về,
nhưng chỉ ở Hà nội (gặp lạnh)
và Huế (gặp mưa) nên năm nay đòi
theo cha mẹ đi nữa. Một ngày trước
khi về Mỹ, thằng nhỏ nói, trong
khi đang ăn phở Pasteur: -
Dạ ba! Sang năm con muốn về VN nữa. -
Ủa! Con đi vậy là 2 lần, chưa
đủ sao? -
Mà con muốn về VN học tiếng Việt. -
Tiếng Việt của con như vậy cũng
được rồi, còn muốn giỏi
thì bên Mỹ thiếu gì người
Việt để nói chuyện, sách báo
Việt để đọc. -
Con thấy phải học ở VN mới
đúng. -
Thì lâu lâu con về VN như vậy cũng
được. -
Con muốn về học 1 năm. -
Bộ con bỏ việc sao? Việc con làm đang
tốt mà! -
Dạ, con bỏ. Con kiếm việc lại dễ
lắm. Mẹ
nó nghe nói, sững sờ, tá
hỏa tam tinh, bố vội nhảy vô câu
giờ: -
Thôi, để về Mỹ rồi tính
lại con! Đối
với đám trẻ, không có
CS, không có quốc gia (phe), không có
đấu tố, không có giết chóc
v.v... mà chỉ có quê hương và
có lẽ đám trẻ lớn lên
trong nước cũng vậy và biết
đâu nhờ đó mà VN có
tương lai. Thế hệ mình và trước
mình, hận thù chất ngất, không
làm gì được. Về
VN, nhất là Sàigon, mới thấy
cái cảnh bùng nổ dân số, "giày
xéo lên nhau mà sống" kinh khủng
như thế nào. Xe cộ và người
cứ cuồn cuộn như sóng. Hậu
quả nói chung là môi sinh ô nhiễm
và tài nguyên cạn kiệt, trong đó
nạn phá rừng là tai hại nhất.
Cái vòng lẩn quẩn cho cả nước
là có phát triển nhiều nhưng
không kịp với đà dân
số gia tăng... Một
hôm, có ông bạn hỏi cắc cớ,
nhân nói chuyện về VN: -
VN bây giờ thế nào? Anh nói
cho tôi một câu thôi. -
Đây rồi! Cứ tưởng
tượng một thằng bé đội
nón ngồi trên lưng trâu, một tay
cầm chai nước suối, một tay cầm
cái cell phone, trên đùi có
cái lap top computer. Thầy
F. |