Ký
sự của
Thầy QH Việt
Royal anh hùng hội ngộ, Quá
nửa đêm, hảo hớn hư
xe. Nói
tới Thầy QH, nhân dịp nghỉ hè
lại mới rửa tay gác kiếm
nên cùng vợ con làm một chuyến
rời nơi cư ngụ là Vương
quốc Bỉ nhỏ bé để tới
thăm Hiệp chủng quốc to lớn,
tiếng tăm lừng lẫy, giấc mơ
trong lòng mọi dân gian Việt. Newark
là phi trường mà gia đình
Thầy QH đáp xuống, cửa vào
đầu tiên là dành cho người
có quốc tịch Mỹ, nơi này không
đông lắm nhưng nơi kế dành
cho khách thập phương lại đứng
chờ quanh co như rồng rắn. Một
nữ cảnh sát kiểm tra giấy tờ
và gõ lóc cóc vào máy tính,
cha con nhìn vào màn hình : không
thấy gì, một màu biếc biếc,
hoá ra họ có cách bảo vệ không
cho người ngoài kiến thị. Người
nữ cảnh sát hỏi một câu
bằng tiếng Anh mà Thầy QH hiểu 5/5
đó là: "Lần đầu quý
vị tới USA? ", hai ba tiếng "yét"
đáp lại. Vừa
ra tới ngoài, không khí nhộn
nhịp khác thường. Một anh da ngăm
ngăm đứng giữa cửa,
quay đi quay lại lả lướt hát
: "welcome amigo, bienvenue mes chers amis", hay thật, mình
có nhớ "bỏ mười đô
vào tờ hộ chiếu" hay không?
Đang tính giở máy ra quay thì
bà nhà đã la lên, kìa kìa
hai anh ấy kìa, một anh đội nón
một anh không. Có thấy gì đâu.
Sau cùng cũng ngộ. Các phu nhân hét
lên, trời, hai mươi mấy năm
mới gặp lại, trông vẫn vậy,
tóc có bạc đi. Riêng Thầy QH
quay đi ngậm ngùi, đâu còn như
xưa: thời gian là của Chúa. Zăn
Zĩ và phu nhân, TC và phu nhân, tất
cả đón mừng. Sau đó Zăn
Zĩ giơ hai tay, chương trình: bây
giờ cất tất cả hành lý
vào xe moi, tối nay ngủ nhà moi.
TC và phu nhân xen vào: Bây giờ
thế này nhé! Ghé qua nhà moi
trước, còn sớm mà, chiều
nay tụi moi muốn mời tất cả
đi ăn, sau đó sẽ để
gia đình H. về nhà Zăn Zĩ.
Mọi người đồng ý, đã
thấy Zăn Zĩ dấm dúi cho một
ông già da đen ít nhất cũng
5 bucks, thế là hành lý được
đẩy xuống xe. Ở đâu đồng
đô la cũng chỉ huy tất cả. Nhà
TC nằm trong một làng thuộc vùng "Mountain
Lakes", NJ, cách phi trường bốn
mươi lăm phút lái xe. Họ trao đổi
với nhau nào là 80 east 15 dặm,
số 1 đi thẳng v.v... không như Âu
châu đường chỉ theo địa
danh. Nhà ở Mỹ như villa ở
Âu châu, nhà nào cũng lớn,
trong thoáng ngoài thông, cô con gái
cứ cười hoài vì y như
cảnh trong các série Mỹ ở
TV. Tối
đến mọi người được
đi ăn ở quán Banzai, cái
tên Nhựt nhưng do người Hoa làm
chủ. Có ai còn nhớ VN xưa, cô
gái Nhựt mặc kimono mà chạy
ra đường: ê bán cho hai điếu
ruby! Khách quây quần quanh một quầy,
một anh bếp đẩy một xe đồ
ăn tới, xào nấu trên một
tấm thép nóng. Cứ trông thấy
hắn chặt chặt, lật đi lật lại
món ăn thơm phức mà nuốt
nước miếng. Hắn còn biểu
diễn búng đồ ăn vào đĩa
của mỗi người, nhưng đều
rớt ra ngoài, và cuối cùng
hắn hất vào túi vào nón
của hắn để chọc cười.
Nhà hàng trang trí theo kiểu Nhựt,
nhìn ra cái hồ nhỏ và cây
cỏ xanh um. Ăn
xong, chia tay, Zăn Zĩ dẫn đoàn tuỳ
tùng về nhà ở Abington, PA,
cách đó hơn một tiếng lái
xe. Nhà Zăn Zĩ cũng lớn, tầng
dưới là salon và bếp.
Ba bốn phòng ngủ. Mọi người
phải đi ngủ sớm để chuẩn
bị mai đi viếng Nữ thần Tự
do. Zăn Zĩ dạo vài điệu boléro
trên hai chiếc organ, sau đó thấy
cấp tốc đi vào toilet, lúc
trở ra anh ta cho hay "tớ bị bí
đái, ngộ lái không lược
phải mổ prostate, từ hôm đó
tớ cứ nghe cái tiếng ro ro mà
lại sung sướng và nghe hay hơn cả
nhạc". Thầy
QH trước khi ngủ nhớ tới
là có một bà chị và một
ông anh con cậu ruột ở vùng NJ,
bèn nhờ điện thoại hỏi
thăm. Nghe giọng ông anh rờ rờ
thì biết có chuyện chẳng lành,
sau đó hiểu ra là vì cày 2
jobs, bị xuất huyết não, hiện
phải ngồi xe lăn. Bà chị thì
đã trên bảy mươi, trông
14 đứa cháu. Qua đây thôi
thì đi theo bạn có nhẽ vui hơn.
Bước vào giai đoạn ba của
cuộc đời, chuẩn bị mỗi
người một tội! New
York
trời đẹp, không nóng lắm
nhưng người ta đông như mắc
cửi, xen giữa những toà nhà
chọc trời. Cảnh trí có vẻ
hùng vĩ và tấp nập. Zăn Zĩ
mua vé cho mọi người lên hệ
thống xe buýt hai tầng, tầng trên
lộ thiên, chở du khách đi quanh
thành phố, ngừng lại ở
những chỗ nổi tiếng, luôn luôn
có người giới thiệu, họ
nói say sưa, lâu lâu lại chêm một
vài câu pha trò ý nhị. Tới
một bãi chờ xuống đò,
đầy các gian hàng bán đồ
kỷ niệm. Các chú ca sĩ Mỹ đen
vừa hát vừa gõ vào các
nhạc cụ đặc biệt trông như cái
xoong. Trong một căn hàng nhỏ hai chú
Tàu nhỏ con đang đấm bóp cho
một con mỹ nhôm nhôm to như con cá
voi. Đấm như vậy thì thấm tháp
mẹ gì! Con tàu cua một đường
cong, giữa bầu trời trong xanh, mây
trắng, cái đài Nữ thần
tự do hiện ra lừng lững nguy
nga. Đẹp thật, một cái gì kiêu
sang thử thách. Huy hiệu của hãng
Columbia, biểu tượng cho đất
hứa trong phim Titanic... Về
tới nhà vừa chiều thì
có điện của chàng Háo họ
Trần, chàng này nhất định
phải cho gặp. Mười phút sau thì
hai vợ chồng tới. Lần đầu
gặp mà chị Trần tỏ ra rất lịch
thiệp. Mọi người kéo đi ăn
ở tiệm "all you can eat ", thức
ăn thừa bứa, đồ xào
tại chỗ... chàng Háo đã lỏn
ra trả tiền lúc nào không ai biết.
Chàng ta so với cách đây mấy
năm thì thấy vội vã, bận rộn.
Con gà" thụt bễ " kỳ này thấy
tả tơi. Zăn Zĩ cho biết "hắn
bận lắm mà phải cố gắng tới
gặp toi đấy". Đa tạ, đa
tạ. Sáng
hôm sau, lấy métro từ nhà
của con trai Zăn Zĩ ở Virginia
vào Washington DC. Đầu tiên là
viếng nghĩa trang Arlington, thăm mộ
Kennedy và coi lính đổi gác.
Kennedy dù sao cũng có liên hệ
tới cuộc chiến ở Việt nam.
Tiếng kêu của bà cố vấn Ngô
Đình Nhu năm 1963 vẫn còn văng
vẳng: "Thằng Kennedy nó giết anh
em chồng tôi"! Một đoạn métro
nữa qua vùng "Mall" của Washington,
mấy đứa nhỏ: "Wow, Maison blanche,
Capitol, điện Washington... ", đi tiếp
là thăm đài kỷ niệm chiến
tranh Việt nam, một bức tượng
rất đẹp của ba người lính,
một bức tường bằng đá
hoa cương đen bóng, khắc tên mấy
chục ngàn người Mỹ hy sinh. Có
những gia đình tới lấy
giấy can lấy tên của người
thân, có một ông Mỹ nhìn bức
tường khóc sướt mướt.
Cũng gần ba mươi năm trôi qua.
Họ chết còn có bia khắc, người
Việt chết đủ kiểu và hàng
bao nhiêu triệu người mà đâu
có bia. Hàng năm có ai khóc đâu? Trên
đường về, phu nhân Zăn
Zĩ đi hết nổi vì mệt và
nóng, khi ngang qua trước điện
Washington bỗng nghe tiếng đọc "thần
chú " bằng tiếng Tàu, nhìn lại
thấy hai hàng, trẻ già, da trắng,
da vàng đang quỳ, mắt nhắm và
làm những cử động rất
nhịp nhàng, khoan thai theo khẩu khuyết.
Hoá ra họ đang trình bày môn
Pha luân quyền. Nước Trung hoa
hiện đang truy diệt cái phái này,
nghi là có chính trị. Về
tới nhà, lại phải chạy lên
nhà hàng Viet Royale ở khu Seven
corners, Virginia, gặp anh em. Ông bà "trùm"
cũng nghỉ làm và lái xe bốn
năm tiếng tới. Gần ba chục người,
kể cả thế hệ thứ hai. Zăn
Zĩ nói ít lời giới thiệu
hai gia đình, một ở Úc, và
một ở Bỉ tới, thăm hỏi
nhau, mừng mừng tủi tủi. Ổn
ào nhất trong bữa tiệc là nhà
sư "Không ngộ, Tôn Thất T." không
ngừng đọc thơ "tục" và gửi
biếu THĐL Âu châu một tập sáng
tác. Yên lặng nhất là Thân
hữu X., ngồi cạnh nhà sư mà
suốt buổi anh ta chỉ cười và
ăn chay. Ngài giữ ý thế là
phải,"thủ khẩu như bình", lỡ
trả lời trúng một người
đồng bệnh, họ tưởng là
ngài nhái họ, e khi gặp họa. Thầy
QH quen như Âu châu, cà vạt veston,
có người nhắc khéo: thấy
ngài trịnh trọng mà ngại quá!
Lại còn xách theo một chai cognac của
Tây, mở ra không ai dám uống
vì còn lái xe. Ở đâu
quen đó là thế. Ở Âu
châu theo một cảnh sát cho biết thì
sau 12 giờ đêm mà tên nào
còn tôn trọng 120 cây số giờ
là bất bình thường vì
không uống rượu, và có
gì gian đây. Tiệc
tan, ra về. Khi được gặp tất
cả coi ra thấy thường, nhưng khi
chia tay mới nghĩ tới cái "nghìn
trùng xa cách ". Thầy
QH miên man nghĩ ngợi và ngắm
ánh sáng điện của thành phố
Baltimore, thì bỗng Zăn Zĩkêu
lên "cái gì vậy cà?". Cái đồng
hồ chỉ giờ của xe biến mất.
Zăn Zĩ lẩm nhẩm: "không có đèn!"
Vừa nói xong thì xe khực khực
và tắt máy. Zăn Zĩ hoảng hồn
lết xe vào lề, dùng cell phone gọi
Cảnh sát, gọi ông chủ xe hỏi
ý thì ông này nói: "Cái dynamo
nó hết phát ra điện", đúng
quá rồi. Zăn Zĩ liên tiếp
liên lạc được với hai
con trai và với ông "trùm", đi
trước, cách đó hơn hai
chục dặm. Cảnh sát tới, đốt
hai cái đuốc an ninh. Xe cần cẩu
tới, ít lâu sau con thứ hai của
Zăn Zĩ tới, một phút nữa
thì ông bà "trùm" tới. Ông
"trùm" chở năm mạng băng đằng
sau, vừa chạy về nhà Zăn Zĩ
vừa kể: "Cái may thứ nhất
là ghé đổ xăng, cái may thứ
hai là bà "trùm" muốn kiếm cái
gì uống, cái may thứ ba là
cái máy cell phone...". Nói
tới tai nạn xe lại nhớ tới
Công trường Nam bang hồi xưa. Thầy
QH chở thợ bằng xe không thắng,
mua không được dầu thắng,
lệch tay lái nhảy xuống suối cạn.
Thợ thuyền lăn lóc trên mặt
đường. Khi kéo được
xe lên, Thầy QH lại tiếp tục zọt
lên cái dốc đứng ở
suối Cam ly. Về tới trụ sở,
ông "trùm" lên cơn thịnh nộ, chỉ
vào mặt: "cậu là thằng tự
tử, nó mà chết máy, lao một
cái thì chưa biết đi tới
đâu." Sáng sớm hôm sau ông
Trưởng toán đã khăn gói
xin về dưới tỉnh! Cha
con Zăn Zĩ về tới nhà, sau
khi đã kéo xe để vô chỗ
sửa, cũng ba giờ sáng. Sáng
sớm hôm sau lại phải đưa
gia đình Thầy QH ra phi trường
Newark, 80 miles, để đi về
San
Francisco. Chiều
Cali nhớ về đất mẹ, Vũng
Tàu Một gặp lại bạn xưa. Nhớ
lại là Thầy Trọng Dz và Thầy
Hoàng gia đã theo ngay từ NY, nên
ngồi trên máy bay đi Cựu kim sơn,
ung dung tự tại, lấy sách của ông
"trùm" tặng ra đọc: "Nhà văn
Phùng Quán đã hàng ngày
đi câu cá trộm để sống
và sáng tác". Họp
mặt với gia đình ở Sacramento
vừa được một ngày thì
đã có thân hữu NQ Hưởng
đích thân tới mời họp
mặt và chiều hôm sau, anh NH Tiên,
anh chị PX Hùng mang xe lại đón đi.
Tới nhà anh NQ Hưởng thì
anh em đã đông đủ. Anh chị
NT Dũng và HG Thụy đến từ
xa nhất. Lại có tiệc, kỳ này
có sâm banh và được thăm
chiếc vườn của Hưởng
gia trang. Năm 96 anh em say sưa về ngôi nhà
của TH VV Hoàng ở Aix en Provence thì
bây giờ lại thấy chiếc vườn
của Hưởng gia trang. Đất rộng,
có hồ cá, hoa sen, nhiều loại cây
ăn trái, bưởi rụng đầy
đất. Người thăm có cảm
tưởng như mình đang ở
Lái thiêu hay một ngôi chùa cổ
nào ở miền Bắc Việt nam. Ông
bà Trang chủ lại rất còn trẻ
mà đã có cháu nội. Trong
khi viết những dòng chữ này
thì TH PX Hùng đã đi mổ ruột,
người yếu lắm. TH có nhắc
lại những ngày đi kiết ở
Long thành, yên chí là đi đứt
rồi vì xin thuốc nó không cho. Tổ
của tôi hồi đó còn lại
có PX Hùng, TK Khoa, tổ trưởng
là bác Dương Văn Mỹ Thuế
vụ, mới mất cách đây
hai năm ở Paris. Anh
chị PX Hùng mời về nhà cho
coi hai cuốn album đi Tàu. Ở dưới
mỗi tấm hình đều có lời
phê của anh H. Anh đang sắm máy để
ráp mấy cuốn video và thuyết minh
theo hình ảnh. Cầu mong anh H. mau bình phục
để tiếp tục công việc. Hai
ngày sau, sáng sớm anh NH Tiên đã
tới mời lại nhà uống
thử cà phê đặc biệt của
Mỹ. Hôm nay được gặp chị
Hoà Nha Nhân viên cũ. Ăn sáng
mà cũng linh đình nhiều thứ
quá. Sau
đó anh Tiên lấy xe chở từ
Sacramento về nhà anh Dũng, rồi Hoàng
gia trang. Hoàng gia trang có vẻ lấn lên
chiều cao nhưng mùa này cây cỏ
thấy không xanh tốt như từng coi
ở trong hình. Hai
anh mướn một xe mini-van chở
cả nhà đi một vòng downtown,
rồi lấy hướng ra biển. Trên
đường đi anh Tiên cho hay là
sẽ đi thăm vùng Monterey. Ở
đó có một Aquarium nhưng không
lớn lắm và không có giờ
nếu không sẽ ghé thăm Miracle
Spot, chỗ này người thấp
đứng cạnh người cao cũng
bằng nhau! Ngắn dài đồng bộ,
không nghe nói tới to, bé? Nếu
ném một hòn bi sắt, thay vì rớt
xuống nó lại chạy ngược lên! Xa
lộ thẳng băng, xe mới, máy lạnh
êm ru. Anh Thụy đề nghị nghe chị
T. hát. Phong trào hát karaokeù của
các bà đang thịnh hành. Tự
thâu vào cassette rồi có hình
màu ở ngoài, trông y hệt các
băng của các ca sĩ ngoài thị
trường. Chị T. hát hay quá. Giọng
trong, tình cảm thiết tha. Thầy QH nhớ
là có người còn sắm
cả máy ghi vào CD. Cuối cùng chạy
dọc theo khu nhà giàu "17 miles " vừa
nghe Mai Hương hát. Bãi
biển rất sạch, trên những mỏm
đá, hải cẩu nằm lềnh khênh.
Bao nhiêu là thuốc tam tinh đấy.
Từng đàn chim đen bay lượn.
Muốn vào khu nhà giàu còn phải
trả tiền cho tụi nó, nhưng cảnh
đẹp thật. Một loại thông mọc
trên đá, cây nào cũng uốn
éo như một bonsai. Thăm sao cho hết
cảnh lạ của trái đất. Trên
đường về có ghé một
thị trấn có tên là Carmel,
hồi trước Clint Eastwood làm
Thị trưởng. Thành phố xinh đẹp,
nhà nho nhỏ, còn đẹp hơn Saint
Tropez của Tây. Còn thì giờ,
hai anh dẫn lại khu "Sư tử" (Lion Plaza)
của cộng đồng người Việt
thuộc San José, có nhà tròn
bán đủ đồ ăn, có ghế
đá cho mấy ông đánh cờ
tướng. Ở đó có đủ
thức ăn của Việt nam, có nước
mía ngon hơn nước mía Viễn
đông v. v... Cuối
cùng là điểm hẹn: Vũng tàu
1. Tất cả những người
mà Thầy QH muốn gặp. Từ PH Thịnh,
hàng xóm khu Ông Tạ của những
năm xã hội chủ nghĩa, tới
VVAn, nhân vật trong các tranh Tàu ở
Bảo lộc. Vốn là được
báo vào giờ chót, VVAn đang
bệnh nằm nhà mà cũng cố bò
tới. Thấy VVAn lại nhớ tới
anh Kiếm Đức trọng, ở công
trường Đà lạt, không biết
bây giờ ra sao? Tất cả, cám
ơn nhờ chị Yến (phu nhân TH PT
Đồng) mới có được
một bàn lớn ở nhà hàng
này. Còn anh NG Hùng thì hứa
một cuốn video quay về Việt nam. Thật
là một cuộc gặp gỡ đầy
ý nghĩa và lý thú. Sáng
sớm hôm sau Thầy NH Minh điện
thoại hỏi thăm và cho hay xa anh cũng
gần nửa thế kỷ và gấp
quá nên không tới kịp. Hỏi
thăm thầy mới có duyên mới,
ngang với Nguyễn Công Trứ thời
xưa - ngũ thập niên tiền nhị
thập tam - Thầy không gặp lại trò,
trò không được hát: Here
comes the bride... trong dịp đám cưới
Thầy, thật muôn vàn ân hận, trong
bụng đã tính chúc Tân lang và
Tân giai nhân đầu năm có cháu
nội, cuối năm có cháu ngoại. Thằng
cháu lại mướn xe chở cả
gia đình rời Sacramento về Los Angeles,
Santa Ana. Đường đèo cao ngất,
quanh co. Hai bên đường hoang vu, có
chỗ vẫn còn mấy "con cò" bơm
dầu, như trong phim "À l'Est d'Eden". Tới
nhà TK, cả nhà đang chờ. Sáng
hôm sau đã được đưa
ngay đi Universal Studio. Hôm sau nữa
dành cho bà xã tìm lại cô bạn
và tới chào họ hàng. Cô
bạn ở Irvine và lấy xe chở
đi coi San Diego. Thầy QH nhớ tới
một anh bạn mê chợ giời đó
là 3T, liền điện thoại, lạ là
bên kia trả lời liền: "đang
chờ đây!" Anh bạn 3T đã
bày saün rượu và vịt quay,
còn chủ nhà ngồi ăn chay, nhưng
vẫn cải chính là "ăn chai, lọ".
Ngay chiều hôm đó biểu diễn
đi coi đèn của cây cầu San
Diego, vòng vào khu sang trọng La Jolla, tiếng
Mễ đọc như là Ma hoya, rồi
còn leo lên cây Thánh giá cao nhất
nhìn xuống thành phố. Từ
trên cao nhìn panoramic cái vịnh Rio
bao la, xa xa là biên giới Mễ tây
cơ ở đó có từng
đám người vượt biên
vào đất Mỹ, bị bọn "cop"
săn như săn thỏ. Nhìn buổi chiều,
cả một bầu trời vàng úa
của San Diego với những bóng
cây thốt nốt, lại nhớ nhà,
nhớ những lúc mặt trời
lặn ở miền tây, nhớ tới
hai câu thơ của Vũ Hoàng Chương
do chính tác giả ngâm trong một buổi
học năm nào : Mặt
trời mọc ở đằng đông
hừng hực lửa Và
lặn ở non đoài máu chứa
chan. Cái
không khí nóng nóng hoang vu, một vài
bóng xương rồng, miệng bỗng nghêu
ngao: "ô ê, Cangaceiro, ô eâ ..." Ở
đây cũng có chỗ cho mọi người
tới thưởng thức cái
ảo ảnh của chiều vàng: Bãi
biển hoàng hôn. Sáng
ra trước khi đưa đi Sea World
còn được coi cái kho "Mad
max", đầy đồ chợ giời,
coi vườn đủ các loại cây,
từ rau dền cho tới táo ta v.v...
cây nào cũng xanh um. Chiều đón
ở Sea World ra phải đưa về nhà
bà con cách đó khá xa. Sáng
hôm sau đã tới đón sớm.
Hai anh chị mời đi ăn mì, no
gần chết, rồi mới chở
về thăm khu Phước Lộc Thọ
và trao trả cho gia đình TK. Tại
khu Phước Lộc Thọ ngày hôm
sau, Thầy QH tình cờ gặp LM Tư.
LMT đã có rất nhiều bạn già
ngồi nhàn nhã ở khu này. LM
Tư hỏi thăm là bây giờ
đi đâu? Lúc đó cũng
đúng ngọ, giữa trưa. Thấy
mọi người cho hay là đi Disneyland,
anh ta lắc đầu : -
Chà, cái đó mệt lắm đó! Mệt
thật, từng đoàn xe đưa làn
sóng người vào và chở
đám người ra liên tục. Phải
nói cái tổ chức kinh khủng,
ở đâu cũng có nhân viên
của họ, saün sàng phục vụ, từ
bấm dùm bô hình, tới chỉ
vẽ đường đi, lúc nào
cũng tươi cười. Thầy QH được
mấy đứa trẻ dẫn vào
cái trò chơi ngồi vào toa xe và
leo lên đỉnh cái núi rồi thả
xuống, thấy cũng hơi ớn, nhưng
một liều ba bảy cũng liều. Nó
lên đứng, cứ lên mãi,
tối om, tưởng đã hết,
nó vẫn cứ lên, cộng thêm
tiếng hét của bọn khác, phen này
chắc đứng tim. Lúc đổ
xuống còn ghê hơn. Thật là chơi
dại. Ra ngoài rồi chúng nó mới
cho hay là ngày nào cũng có người
bị khênh ra! Cái vui nhất là vừa
chui ở cái lạch nước "small
world " ra, có ba bốn con Mỹ choai choai, đứng
nhìn đám người trên thuyền,
vẫy tay lia lịa rồi không biết làm
gì chúng bèn đồng ca: Happy birthday
to you. Trước khi rời đi có
con nhỏ còn quay trở lại biểu
diễn một chiêu "hấp tinh đại
pháp", ưỡn ngực, cong mông
mắt nháy nháy kiểu mắt nhung của
La petite Sirène. Chương
trình của TK là nhất định phải
đãi: Universal Studio, Disneyland và hai ngày
ở Las Vegas, không được
đi đâu, và phải thưởng
thức cái tài nấu các món
ăn Bắc đặc biệt của anh ta. Anh
ta nói ớn các món ăn đầy
hormones của Mỹ quá nên tốt
nhất là trở về các món
thuần tuý của ta. Khiết là
trong lành nguyên chất, tiếng Anh là
piu-ơ, vì thế ăn phở gà
là phải thịt trắng nước
trong, bánh cuốn Thanh trì với đậu
rán v.v... Anh ta nấu ngon thật, canh rau dền
nấu với tôm, bún bung, chả
cá, cái gì cũng hết sẩy.
Nhưng nấu ăn tựa như gảy đàn,
phải gặp kẻ biết ăn và ham ăn,
Bá Nha không gặp Tử kỳ thì
gây nhiều bế tắc. Được
gia đình bạn tiếp đãi vui quá
nên ở riệt với TK cho tới
ngày tiễn ra phi trường. Về
tới đây có nhiều người
hỏi: Đời sống ở Mỹ
so với ở Âu châu? Trả lời,
du lịch chẳng khác gì cưỡi
ngựa xem hoa, thấy gì nghe gì thì
nói. Nói biết thì chưa dám.
Chỉ thấy nhà nào cũng đất
rộng, nhà to, xe hơi hai ba cái. Ăn
uống thì chỗ nào và lúc
nào cũng có. Các tiệm bán
đồ thì to gấp ba gấp bốn
Âu châu. Đám thế hệ thứ
hai mập mạp, cao to. Cái
lớn hơn cả vẫn là sự
đón tiếp của các bạn, một
tháng rồi mà truyện kể chưa hết,
tình cảm vẫn chưa nguôi. Thầy
QH Bỉ
quốc đầu tháng 9, 2000ù |