Ký
Sự Về Bolivia
và
vài ý nghĩ về phát triển
điện năng tại Việt nam Bài
của Nguyễn
Trung Thu Trong
năm 1996 tôi có cơ hội làm việc
tại nước Bolivia (Nam Mỹ)
cho một chương trình phát triển
thủy điện, nay ghi lại một vài
ký ức về quốc gia này và
đóng góp vài ý kiến về
việc phát triển điện năng ở
Việt nam. Tôi
đến La Paz vào cuối tháng
5, 1996, vào lúc mùa đông
bắt đầu ở xứ này.Khi
máy bay hạ cánh tại phi trường
Alto, gió lành lạnh vào buổi
sáng sớm nhưng rồi hơi ấm
lên dần cùng với nắng mai.
Bolivia là một quốc gia thuộc Mỹ châu
La tinh, với diện tích lớn gấp
ba lần Việt nam và dân số thì
chỉ khoảng chừng 1/10 dân số Việt
nam, đặt nền tảng trên nông nghiệp
như trồng lúa, các loại cây
ăn trái, cây Coca ... và kỹ
nghệ khai thác hầm mỏ như vàng,
bạc, thiếc, dầu hỏa v.v... Nét đặc
thù của Bolivia là việc trồng cây
Coca, là rừng núi bao la, hùng vĩ
(nơi dung thân của Che Guavera, người
đã làm CIA Mỹ phải điêu
đứng mấy chục năm trong nỗ
lực loại bỏ ông này...) Sử
dụng Coca dưới hình thức nguyên
liệu từ lá tươi hay lá khô
ở Bolivia là việc tự nhiên
và phổ biến như ở Việt nam
chúng ta dùng chè tươi hay trà.
Trong các chợ bản xứ, các
sạp lá coca khô hay tươi nhan nhản
khắp nơi, trong các cửa hàng
tạp hóa hay siêu thị các túi
lá coca tán nhỏ (gọi là maté
de coca) được bày bán tự
do bên cạnh trà và cà phê. Dân
Bolivia coi sản phẩm này là nhu cầu
hàng ngày, như chúng ta dùng chè
lá ở thôn quê và trà
ở thành phố vậy.Họ
cho rằng lá này có thể chữa
trị bá bệnh nhất là giúp sự
tiêu hóa và lưu thông máu.Khi
bạn vào khách sạn, bạn được
tặng ngay một phiếu miễn phí để
mua một bình coca nóng, đó là
một hình thức đón tiếp
để giúp bạn chóng thích nghi
với cao độ của vùng La Paz và
phụ cận ... Dân vùng quê còn
có thói quen nhai coca hàng ngày để
có sức làm việc. Tôi được
nghe kể rằng thời người
Tây ban nha xâm chiếm nước này
để khai thác mỏ bạc ở vùng
Oruro, họ đã giữ nhân công
suốt nhiều ngày, không cho ra khỏi
hầm mỏ. Những người này
thiếu đồ ăn, phải nhai lá
coca thay thế thực phẩm để tiếp
tục làm việc không nghỉ. Theo
chương trình bài trừ ma túy
bảo trợ bởi chính phủ Hoa
kỳ, các nước Nam Mỹ đang
có kế hoạch giúp nông dân trồng
cây kỹ nghệ hay thực phẩm để
thay thế cây coca, tuy nhiên vấn đề
vẫn còn rất là phức tạp. La
Paz là một thành phố với dân
số trên dưới 1.2 triệu, ở
trong một lòng chảo bao bọc với
núi non và cao nguyên Alti Plano với
cao độ chừng 4000 m. La Paz ở cao
độ 3700 mét, một thành phố thủ
đô ở độ cao nhất thế
giới. Đó là một thành
phố còn giữ nét đặc thù
của thời thuộc địa Tây
ban nha, với những đường
phố chính rộng lớn có lối
dạo ở giữa, trang trí với
những tượng cẩm thạch, tượng
đồng điêu khắc theo lối Tây
ban nha, vòi phun nước, làm tôi
tưởng nhớ đến đường
Nguyễn Huệ.Những
con đường trải đá với
hàng cây xanh hai bên vệ đường
rất nên thơ và trang trọng như
đường Nguyễn Du, Hiền Vương
của Sài gòn ngày trước.
Ngoại ô xung quanh thành phố có những
núi non bị xoi mòn, đẽo gọt
bởi thiên nhiên tạo thành những
trụ hay hình khối kỷ hà đẹp
mắt chẳng khác nào Grand Canyon
của miền cao nguyên Arizona.Núi
Illimani ở phía bắc tuyết phủ
quanh năm, nổi bật giữa cao nguyên
như là bình phong cho La Paz. Xứng hợp với cái tên của thành phố (La Paz: Hòa bình), dân chúng ở đây rất hòa nhã, lễ độ và biết vui sống.Hầu như mọi ngày, khi nắng lên cao với nhiệt độ 14-20 độ C dân chúng nhàn nhã dạo trên các lối đi với niềm hân hoan, tay trong tay, vai kề vai, trông rất an bình.Các ngày cuối tuần thường có các cuộc diễn hành nhảy múa với trống kèn chơi nhạc La tinh trên các đường phố rất vui nhộn. Cứ vài tháng lại có trận cầu quốc tế làm nơi nơi dân chúng náo nức trang hoàng, cổ động và đánh cá. Không khác gì Việt nam hay các xứ thục Đệ tam Thế giới, bên ngoài các lâu đài nguy nga, đồ sộ cũng có lắm người dân thôn quê, bỏ 1ên thành phố để trở thành những kẻ ăn xin hay du thủ sống trên vỉa hè. Cách
La Paz không xa là hồ Titicaca ở
cao độ 3810 mét, rộng lớn không
thua gì Ngũ hồ. Hồ rất đẹp
với những hòn đảo rợp
bóng cây nước trong xanh, lắm
cá Trucha, có những cơ sở
du lịch trang trọng quanh bờ hồ.Nơi
đây đã phát sinh nền văn
minh cổ Tiawanacu, có từ 2500 năm
mà nay vẫn còn để lại các
đền đài, thành quách, với
nghệ thuật điêu khắc và cắt
đá rất đáng thán phục.Dân
tộc Tiawanacu lai giống với người
Inca nay vẫn còn sống bằng nghề
nông trên những dải đất
dọc theo hồ Titicaca, hay du mục theo đàn
Llamas thả rong theo các sườn
núi.Chính dân
vùng này đã kiến tạo những
chiếc thuyền Balseros
bằng mây nứa,
có khả năng vượt đại
dương. Cao
nguyên Alti Plano như là một thung lũng
khổng lồ, có bề rộng bao la, chứa
đựng La Paz và các vùng phụ
cận. Phía đông và nam thoai thoải
đổ xuống vùng đồng bằng
Cochabamba, Santa Cruz với bình nguyên
thấp và phì nhiêu sản xuất
nông phẩm, phía tây giữ cao độ
cho tới bờ hồ Titicaca rồi
Peru. Phía bắc ngọn nước đổ
xuống các thung lũng với một
độ dốc rất lớn tạo thành
nhiều suối, ghềnh... đã là
nguồn nhiên liệu khả tái dụng
cho việc sản xuất điện năng. Một
trong những thung lũng này mang tên
thung lũng sông Zongo mà nơi đây
người viết đã có cơ
hội làm việc và sống trên nửa
năm. Thung
lũng Zongo bắt nguồn từ núi
Potosi, cách La Paz lối 15 cây số,
đổ từ cao độ 4500 m xuống
900 m trong 45 cây số. Bạn có thể di
chuyển bằng xe trên con đường
đất ngoằn ngoèo, và dốc
khúc khuỷu, mà phần lớn lòng
đường chỉ rộng đủ cho
một xe vận tải. Với chừng
hai tiếng hành trình bạn có thể
sống qua với cảm xúc và phong
cảnh khác nhau của xứ cao nguyên
hàn đới, đồng bằng
hàn đới, rồi ôn đới
và rừng núi xứ mưa. Đây
núi đá trơ trụi với mưa
bay sương phủ, thỉnh thoảng một đoàn
Llamas gặm cỏ khô cằn cỗi trên
sườn núi; cách đó không
xa, đàn bò, đàn dê ăn
cỏ qua đám tùng bách, rồi
kế tục không lâu sẽ thấy chim
chóc đua hót trong rừng lá
xanh rờn của miền ôn đới...
Phong cảnh ngoạn mục vô cùng, lắm
lúc muốn tắt thở khi bạn nhìn
con sông chảy rất sâu trong thung lũng
dưới chân mình, chỉ một lầm
lẫn trong gang tấc là bạn có thể
an nghỉ ngàn thu, khi thì say sưa nhìn
ngắm thác nước trắng xóa
không biết từ đâu đổ
xuống, trên các tảng đá nhaün
như một tấm thảm. Có những
con suối được điểm tô
bởi những cụm phong lan trổ hoa
hồng thắm hay tím thoảng hai bên bờ,
rồi những rừng trúc xinh xắn
mà mình ước mơ được
trồng trong chậu kiểng. Hoa khoe thắm, lá
đua xanh dọc vệ đường khi
qua vùng ôn đới. Không xa dưới
chân mình, là suối, là ghềnh,
khi chỉ như một vài dòng nước
róc rách, khi thì ồn ào như
một thác lũ đổ xuống hồ
(phần lớn các hồ này nhân
lập trong hệ thống thủy điện). Thung lũng Zongo đã dược khai thác để sản xuất điện năng từ 60 năm nay. Một số nhà đầu tư từ Bắc Mỹ và địa phương đã lập ra một công ty sản xuất điện, đưa về trung tâm tiêu thụ La Paz. Những dòng nước do mưa hay tuyết từ các đỉnh núi tan chảy đổ xuống, được gom vào hồ sau khi đi qua hệ thống dẫn nước gồm "mương" (canal) hay "đường hầm" (tunnel) đục qua núi đá, có những đường hầm dài trên vài cây số.Nước được dẫn xuống chân núi qua các "ống thủy áp" (Penstock) để đẩy "tua bin" (turbine) của nhà máy điện đặt dưới chân núi. Những dòng nước đó, sau khi qua tua bin lại được tiếp tục dần và bổ túc bằng những dòng suối ở dãy núi thấp hơn, cứ thế tiếp tục để chạy các nhà máy thấp kế tiếp, tạo nên một hệ thống "liên hoàn" (cascading). Thung lũng hiện có chừng mười nhà máy thủy điện với một công suất hiệu dụng tổng cọng tới 80 MW. Chương trình thủy điện mới bành trướng hệ thống cũ thêm 70 MW, được biến và dẫn điện ở 115 kV để đưa lên thủ đô La Paz tiêu thụ. Hệ thống dẫn điện 115kV bằng các trụ tháp sắt chạy trong lòng thung lũng, lắm lúc băng từ đỉnh núi này qua đỉnh núi khác trông ngoạn mục vô cùng. Nét
quyến rũ của hệ thống sản xuất
điện ở thung lũng Zongo là sự
đơn giản dễ thực hiện và
chi phí thấp của các công trình
công chánh như hệ thống gom nước,
tích trữ nước và ống
thủy áp nhỏ v.v... Hệ thống gom nước
đôi khi chỉ là những mương
nước lộ thiên trên dưới
một mét bề rộng, một mét bề
sâu chạy dọc theo sườn núi
hay lối mòn, được đơn
giản kiến tạo bằng đá trộn
xi măng, lắm khi không cần cốt sắt.
Một khu đất thấp đường
kính trên dưới 100 mét cũng
có thể cải biến thành hồ
chứa nước. Việc xây cất
những đập nước cỡ
lớn với những con đê
đồ sộ tốn kém không cần
thiết vì áp suất nước
do sự chênh lệch cao độ của
miền núi tạo ra thay vì lưu lượng
nước được khai thác
để đẩy tua bin Pelton. Các đường
thủy áp thường cần chi phí
nhân lực cao nhưng khi ở môi
trường Việt nam và với các
nhà máy nhỏ, phí tổn sẽ giảm
đi rất nhiều. Các hệ thống
kiểm soát và an toàn ở hồ
như "ngõ nước ra vào" (inlet
/ outlet gates), "đập tràn" (diversion dam)
v.v... cũng chỉ đơn giản mà thôi;
ngoài ra nguyên liệu bản xứ như
gỗ tốt có thể thay thế cửa
sắt hay ống sắt. Nhà máy điện
dùng tua bin Pelton cũng có thể thu
nhỏ và đơn giản vì không
cần phải có những đường
thủy áp lớn như trường
hợp các nhà máy trang bị với
những loại tua bin khác. Tất
cả những công trình dân sự
nêu trên có thể được
thiết lập dễ dàng vì nguyên
liệu saün có cùng nhân lực
rẻ và khéo léo như ở
Việt nam. Thử
góp một ýniệm
về kế hoạch điện
hóa kbả thi ở Việt nam Tôi
liên tưởng đến Việt nam với
rặng Trường sơn tiếp nối
các núi rẽ quạt chạy dài
trên 1000 cây số, với nhiều
sông ngắn có triền cao, sẽ tạo
một thủy năng dồi dào cho việc
phát triển các nhà máy thủy
điện cỡ nhỏ từ vài megawatts
cho tới vài chục megawatts. Đừng
mơ tưởng nhiều
đến những công trình điện
năng lớn (trên 25 MW/ mỗi nhà
máy) vi những công trình này
đòi hỏi một ngân sách kếch
sù để thiết lập các công
trình dân sựnhư đập
nước, ống nước, hệ
thống dẫn và biến điện cao
thế,v.v ... và
sự khó khăn trong vấn đề
môi sinh ... Sản xuất điện năng
với các nguyên liệu nội địa
khác như than đá, dầu khí hay
sản phẩm dầu hỏa cũng cần
đầu tư rất lớn và khó
khăn về môi sinh, và sau đó
là chi phí điều hành... Các
công trình thủy điện nhỏ này
chỉ tốn chừng 1800-2200 Mỹ kim trên
mỗi kW thiết trí mà trong đó
20-30% là ngân khoản dành cho việc
thiết bị máy móc, phần lớn
còn lại là công tác công chánh
và dân sự mà vật liệu và
nhân công rẻ nội địa có
thể cung ứng để hạ chi phí
của công trình. Như vậy vấn đề
vay mượn và tài trợđược
dễ dàng hơn. Ngoài ra, với
những nhà máy nhỏ hệ thống
chuyển vận và liên kết cao thế
thường không cần vì hệ thống
liên kết cấp trung thế cho từng
vùng có thể thích hợp, như
vậy vấn đề ngân khoản có
thể dễ dàng giải quyết. Việc
đầu tư ngoại quốc dựa
trên phương thức "BOT" (Build,
Operate, and Transfer) cũng có thể hoàn
thành dễ dàng hơn khi ngân khoản
đầu tư nhỏ và các vấn
đề môi sinh không phức tạp. Tóm
lại, những nhà máy thủy điện
nhỏ rất thích hợp cho việc điện
hóa các tỉnh, quận, hay các khu dân
cư tại các vùng hẻo lánh dọc
theo rặng Trường sơn ở Việt
nam, khi chi phí đầu tư và điều
hành thấp. Nguyễn
Trung Thu |