Lịch
Sử Điện Toán Việt Nam
Góp
nhặt của
Nguyễn Sĩ Chính Ngành
Điện toán Việt nam đã có
từ năm 1938. IBM Vietnam là một
chi nhánh của Pháp được
đưa vào Việt nam và đặt
trụ sở tại Hà nội, và người
Việt nam đầu tiên bước vào
ngành này là ông Lã Phu (hiện
ở Pháp), ông đã có công
rất lớn trong việc đào tạo
rất nhiều chuyên viên Việt nam. Đến
năm 1945, IBM Vietnam được chuyển
vào Sài gòn và trụ sở
đặt tại số 26 đường
Gia Long, và là một chi nhánh của
IBM France. Directeur là người
Pháp, chuyên viên bảo trì lúc
bấy giờ hầu hết là người
Pháp. Chuyên viên nghiên cứu
ứng dụng gồm có ông Lã
Phu và các kỹ sư người
Pháp, xuyên phiếu viên và điều
hành viên là người Việt
nam. Về sau, các chuyên viên bảo trì,
chuyên viên kỹ thuật Việt nam được
đào tạo để thay thế chuyên
viên Pháp. Đến năm 1967, IBM Vietnam
được chuyển sang trực thuộc
IBM World Trade Corporation của Mỹ cho đến
năm 1975. Lúc
đầu rất ít người Việt
nam biết đến ngành này, máy
móc thời bấy giờ còn
rất thô sơ: máy điện toán
là những máy cổ điển
gọi là điện cơ kế toán,
dữ kiện đưa vào máy để
khai thác phải dùng phiếu bấm lỗ
80 cột, chương trình của máy được
điều khiển qua bảng cắm điện
rất giới hạn. Một hệ thống
điện toán gồm có "máy xuyên
kiểm phiếu" (perforator), "máy lựa
phiếu" (sorter), "máy chọn phiếu"
(collator), "máy đục phiếu" (producer),
"máy toán" (calculator), và "máy
in" (tabulator). IBM
Vietnam
trong những năm đầu hoạt động
ở Sài gòn hầu hết làm
công tác nghiên cứu ứng
dụng miễn phí và khai thác điện
toán thuê cho các cơ quan chánh phủ
và ngân hàng. IBM Vietnam có bộ
phận gọi là Service Bureau hàng ngày
nhận tài liệu từ các cơ
quan để khai thác và cung cấp các
bản tường trình theo nhu cầu của
họ. Dần dần IBM Vietnam mở những
lớp đào tạo các chuyên
viên kỹ thuật như xuyên phiếu,
điều hành viên cho các cơ quan
và tiến đến đặt máy
nơi đây để họ tự khai
thác lấy. Nếu
tôi không lầm thì khách hàng
đầu tiên đặt máy điện
cơ kế toán của IBM Vietnam là
Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt
nam Cọng hòa, và tiếp theo là Pháp
Á Ngân hàng BFA, Tổng cục Tiếp
vận, Bộ Tài chánh, Công ty Điện
lực Việt nam, Đồn điền Cao
su, Ngân hàng Quốc gia, Việt nam Thương
tín, Công ty Shell, Esso, Sài gòn Thủy
cục, Tổng nha Thuế vụ, Công ty Đường,
Tổng nha Bưu điện, Bộ Quốc phòng,
v.v... đều đã được
thiết trí máy điện toán. Cho
đến năm 1960, máy computer đầu
tiên được IBM Vietnam nhập
vào Việt nam thuộc hệ thống 1401 (và
cũng là máy computer 1401 duy nhất
có ở Việt nam), ngôn ngữ
programming là Autocodeur (tương tự
như Assembler), hệ thống này được
đặt tại Bộ Tài chánh trên
đường Hồng thập tự. Đến
năm 1957, điện toán rất được
nhiều người biết đến
và IBM Vietnam bắt đầu phát
triển mạnh, các lớp điện
toán được liên tục mở
ra để đào tạo nhân viên
cho các Trung tâm Điện toán. Từ
năm 1963 trở đi các trung tâm
điện toán dần dần được
thay thế bằng hệ thống 360-20 và
tiến đến 360-40 hoặc 360-50, và một
vài nơi đã được thiết
trí hệ thống System-3 của IBM. Đồng
thời các lớp thảo chương
ngôn ngữ RPG (Report Program Generator), COBOL,
ASSEMBLER, cũng như System Analysis được
IBM liên tục mở ra để đào
tạo nhân viên cho các cơ quan dân
sự cũng như quân đội. Tính
đến năm 1975, Việt nam có những
hệ thống sau: IBM
360/50: Trung tâm Điện toán Tiếp vận,
do Quân đội Mỹ bàn giao. Trung
tâm Điện toán Phủ Thủ tướng,
do USAID bàn giao. IBM
360/40: Trung tâm Điện toán Nhân viên,
Tiếp vận, Tổng nha Cảnh sát, IBM IBM
360/20: Trung tâm Điện toán Nhân viên,
Bưu điện, Điện lực, BGI, Việt
nam Thương Tín, Trung tâm Điện toán
Hải quân, Ngân sách Ngoại viện,
Cải cách Điền địa (Ghi chú:
Theo anh Dũng thì đến năm 75, CDV
đã xài máy IBM 360/40). IBM
System-3: Hãng Dệt Vinatexco (không biết rõ) Phần
trình bày của tôi nếu có phần
thiếu sót hoặc không đúng xin
anh em bổ túc thêm để chia xẻ
cùng với những anh em khác. Nguyễn
Sĩ Chính |