Một
lần cho trọn duyên mai
Tùy
bút của Ngũ
Điểm
Mai
hay mốt thì nói thật với các
bạn . . . tôi đâu có để
ý đến làm gì. Từ trước
năm 1975 tôi chưa hề một lần mua
một cành, một cây mai nào cả,
tuy rằng tôi vẫn biết, tôi vẫn
xem ngắm mỗi khi có dịp và vẫn
ghi nhận mọi hình ảnh, mọi dữ
kiện về mai.
Tôi
không biết đây là duyên hay
nghiệp, nhưng chắc chắn tôi đã
khổ vì mai vì biết là ... khổ.
Bài này không nói đến tại
sao tôi khổ vì mai, có thể trong một
bài khác nếu nói đến chữ
duyên chữ nghiệp.
Bây
giờ tôi bắt đầu nói
về mai. Nói đến mai phải nói
đến thơ nhạc và ... bạn ơi,
một tí thơ, một tí nhạc nhé:
Mai
em ngồi thuyền hồng không lối Phải
rồi em sợ hãi . . . Chữ
mai ở trên không phải là hoa
mai, cây mai muốn nói. Đây là
mai kia mốt nọ, ngày mai. Và câu trên
cũng không phải là thơ. Câu
trên chỉ là những chữ viết
trên vỏ bao thuốc lá và được
ai đó sử dụng từng chữ,
sắp xếp cho có vần có điệu
và có ý nghĩa. Bạn
có nhớ bản nhạc "Đồn
vắng chiều xuân" không? Nó như
thế này: "Đồn anh đóng
ven rừng mai, nếu mai không nở
anh đâu biết xuân về hay chưa".
Đố bạn biết bản nhạc này
của tác giả nào. Mai trên đây
đúng là loại mai muốn nói. Bạn
đã là cựu nữ sinh trường
nữ trung học Gia Long, bạn đã từng
đeo phù hiệu trường Gia Long thì
đương nhiên bạn phải biết
đó là một bông mai mầu vàng.
Tại sao bây giờ trong những ngày
hội của Gia Long, tôi không thấy bạn
đeo dấu hiệu bông mai trên ngực
áo như những ngày xưa thân
ái. Việc này dễ quá, tôi đề
nghị bạn cho xúc tiến làm việc
này. Ban
thử nghĩ lại xem, trong lớp bạn,
trong niên khóa bạn học, trong trường
của bạn hay có ai đó mang tên
là "Tuyết Mai", "Bạch Mai", "Hồng Mai", hay
"Mai Hương" không? Chắc hẳn phải
có vì những tên này thông
dụng lắm. Tôi còn biết cả "Kim
Mai" nữa: "Kim Mai đệ nhất tiệm
vàng, nổi danh ngọc thạch, hột xoàn,
nữ trang" Bạn
có thấy nhà ai có bức tứ
bình cẩn xà cừ "mai lan cúc
trúc" không? Tôi biết câu trả
lời của bạn rồi vì tôi
biết nhà bạn cũng có những
bức tranh này. Đẹp lắm. Quý
lắm. Mắc tiền lắm. Tôi thấy
những bức tranh này thường
được treo trong nhà, trên những
chỗ, vị trí tốt nhất, dễ
trông thấy nhất. Riêng bức tranh
về mai thì rõ ràng là một
lão mai với hình dạng uốn lượn
xù xì. Tôi nói nhỏ bạn nghe
cái này: "Cái thứ thường
được gọi là cẩn ốc
xà cừ thì thật sự không
phải là ốc xà cừ. Nó
chỉ là phần vỏ phía trong của
con chem chép, một loại như sò, nghêu. Bạn
có thể nói cho tôi nghe những
thứ mai bạn biết được
không? Chờ bạn trả lời
thì lâu lắm. Bạn cho tôi trả
lời thay bạn được không.
Đại khái bạn biết là cây
mai vàng chưng ngày Tết. Bạn còn
biết cả cây mai tứ quý. Bạn
còn biết cả cây mai chiếu thủy. Bạn
còn biết cả những cây bạch
mai đã sống trên 100 năm ở
chùa Gò, bên cạnh trường
tình báo Cây Mai ở Minh Phụng.
Bạn biết cả những cây mai ở
Hà Tiên. Mỗi dịp Tết đến
thi sĩ Đông Hồ, thi sĩ Mộng Tuyết
Thất Tiểu Muội cắt một cành
thật đẹp, thật nhiều nụ, nhiều
hoa đem biếu nhà văn Nguyễn Hiến
Lê. Cái
gọi là Bạch Mai ở chùa Gò,
cạnh trường tình báo trên
đường Minh Phụng gồm cả
những cây bạch mai ở Hà
Tiên, đều không phải là mai,
mà đó là cây mù u. Bạn
hỏi tôi sao lại dám nói như thế?
Tôi có nói bao giờ, ông Nguyễn
Hiến Lê viết trong "Hồi ký Nguyễn
Hiến Lê" đó chứ. Oâng
Nguyễn Hiến Lê là một nhà
văn và cũng là một học giả,
một nhà giáo. Oâng cảm tạ chân
tình của các bằng hữu nhưng
ông không muốn mọi người
hiểu lầm . nhà thơ và nhà
giáo khác nhau. Oâng tiến sĩ thảo
mộc Phạm Hoàng Hộ chỉ đánh
dấu (?) ở bảng tự vựng
tên Việt dùng trong sách "Cây cỏ
Việt Nam". Đây xin các bạn xem : *Bạch
mai (?) : Ochrocarpus
siemensis t. anders, var. Odoratissimus, Pierre. *Mai:Ochna,
Schrub. *Mai
đỏ:Ochna
atropurpurea.
Dc. *Mai
vàng:Ochna
harmandii, Pierre. *Mai
dực:Ouratea
thorelii,H. Lee. *Huỳnh
mai:Ochna
harmandii, H. Lee. Oâng
bác sĩ Lân hay ông bác sĩ Tích
chi đó mà tôi đã có
đọc trên một bài viết (tôi
không nhớ chính xác) cũng xác
nhận là mù u. Mù
u: guttiferea, mangosteen family, bạn thấy tên
trái xoài trong đó không? Có
rất nhiều loại, nhiều tên khác
nhau. Một loại cây có mủ, thường
sống ở bờ biển nhiệt đới
hay nước lợ (miền Nam VN khí
hậu nhiệt đới hay bán nhiệt
đới; cùng họ với cây
cao su, máng xối nước). Cái
gọi là mai chiếu thủy, nhiều nhà
ở VN trồng làm cây kiểng. Hoa
trắng, nhỏ li ti, thơm, không phải là
mai. Hoa khác úp mặt nhìn xuống đất
thì bị chê, cũng úp mặt xuống
đất được gọi là chiếu
thủy thì, ối giời . quý hóa
quá. Nó là wrightia, nhiều loại
thuộc họ apocynaceae (periwinkle hay dogbane
family). Những
cành, nhánh hoa mầu hồng, mầu đỏ
đẹp, đẹp lắm mà bạn vẫn
mua ở lề đường trong dịp
Tết đến, nếu bạn dại dột
mà hỏi tên, tên loại hoa gì mà
đẹp thế thì được trả
lời đây là mai đỏ, đây
là mai đào ... thì cũng không
phải là mai. Người bạn hỏi
có biết gì đâu mà bạn
hỏi, họ chỉ biết hoa đẹp mọc
tùm lum hàng bụi thì họ cắt
đem bán. Đây là quince, chaenomeles,
hiện nay có 22 loại, nhiều mầu khác
nhau rất đẹp, rất thích hợp
cho ngày hội tình yêu. Có loại
3 màu trên một cây. Có nhiều
loại cây nhỏ (1 ft) rất thích hợp
làm bonsai. Bây
giờ xin các bạn thưởng thức
về mai: Chủng
tộc ochnaceae (family) gồm khoảng 40 thể
loại (genera) với khoảng 600 loại
(species),
trong đó ochna chỉ là một thể
loại (genus) và gồm khoảng 90 loại.
Mai vàng chưng Tết, hoa phù hiệu trường
Gia Long là một loại. Mai tứ quý
là một loại khác và cũng nằm
trong thể loại ochna. Cái
tên gọi là mai tứ quý thì
người VN mình hiểu "phiêu lãng
giang hồ" lắm. Người thì nói
mai đỏ, nguời thì nói cây
mai hoa đỏ. Người thì nói
cây này hoa nở quanh năm ... thì
tứ quý tức là bốn mùa
mà. Bây giờ có người
còn gọi là mai Mỹ, mai của Mỹ
nữa. Nghe mà điên cái đầu.
Sự thật là cây này 4 màu:
lá xanh, hoa vàng, đài đỏ,
hột đen. Loại này có nhiều loại,
nhìn qua thì tương tự giống
nhau nhưng khác nhau, có tên khoa học
khác nhau. Có
bạn hỏi tôi: "Anh có đầy đủ
tên các loại tên như ở trên
không?" Xin thưa: "Biển học mênh mông,
biết đâu là bến bờ".
Biết được, tìm được,
sưu tập được một số thì
tôi đã mỏi mệt, và chán
nản lắm rồi. Bạn thắc mắc
"Tại sao chán?" thì bạn ơi "có
đáng gì đâu", xin bạn cứ
từ từ, đâu sẽ vô
đó. Muốn biết được
tương đối mọi thứ, may ra
chỉ có thư viện quốc hội Mỹ
hoặc source of source mà thôi . Cây
mai vàng, cây mai ta hay chưng tết, hay bông
mai vàng, phù hiệu mà bạn đã
mang trên áo là một trong thể loại
ochna.
Cây này do một y sĩ người
Pháp, cũøng là một nhà thảo
mộc học, cũng là một tên thực
dân, đã tìm thấy ở cao
nguyên Hạ Lào vào dịp đi từ
miền Nam VN, ngược sông Cửu
Long ra Huế để ký hiệp ước
1884-85 gì đó, theo đó VN nhường
đứt 6 tỉnh miền Nam cho Pháp
(Nam kỳ lục tỉnh). Hiệp ước
tên là Harmand, chính là tên
của viên y sĩ. Tên cây mai vàng
này là ochna harmandii. Tôi lại thấy
một nguồn khác mà tôi chưa kiểm
chứng được còn có
một loại ochna indochine nữa. Cùng
loại khác tên chăng? Họ
ochnaceae
(family) gồm 40 thể loại (genera) bao gồm
600 loại (species): Thể
loại (genera) 1. Adenanthe16.Lophira 2.Adenarake17.Luxemburgia 3. Blastemanthus18.Ochna 4. Brackenridgea19.Ouratea 5. Campylospermum20.Perrisocarpa 6. Cespedesia21.Philacra 7. Elvasia22.Poecilandra 8. Euthemis23.Rifabdophyllum 9. Fleurydora24.Rhytidanthera 10.Godoya25.Sauvagesia 11.Gomphia26. Schuurmansia 12.Idertia27.Scifuurmansiella 13.Indosinia28.Sinia 14.Indovethia29.Testule 15.Krukoviella30.Tyleria 31.Wallacea. Hầu
hết 90 loại ochna đã được
tìm thấy ở Phi châu và sơ
sài ở nhiệt đới Á
châu là loại bụi (shrub, nhiều
thân từ một gốc). Có vài
loại là cây nhỏ (small trees, mỗi
gốc một thân và cao dưới
25 ft). Nhiều loại được trồng
trong vườn như một loài cây
trang trí có giá trị cao. Màu hoa
vàng chói, đôi khi trắng (mưa
nhiều bạc màu chăng?) Hoa không bền,
mau rụng. Có loại sáng nở, trưa
tàn, nhưng những cái đài
hoa, màu xanh nõn chuyển qua màu đỏ
chói (hầu hết các loại). Các
hột từ 1 đến 6-7 hột, từ
xanh nhỏ, lớn dần vá chuyển
màu đen bóng. Trong
tình trạng khí hậu bình thường
hoa thường nở trễ. Trên
một cây ta có thể nhìn thấy
hoa trong khoảng 2 tháng (hoa mau rụng nhưng
vì rất nhiều hoa, cái này rụng
cái khác nở). Đài hoa màu
đỏ có thể nhìn thấy trong khoảng
4 tháng, tương phản với màu
đen bóng của hột và lúc này
đây mới chính là giá
trị cao quý của hoa. Chính cái loại
gọi là mai tứ quý này còn
được gọi là ochna multiflora
(DC2) tức là rất nhiều hoa, còn
được gọi là ochna serrulata,
còn được gọi là mickey
mouse vì cái hột đen bóng nhìn
giống như cái tai của chú chuộtnổi
tiếng Mickey Mouse. Còn đuợc
gọi là bird eye bush vì cái
hột đen bóng nhìn giống nhưmắt
của con chim. Hầu hết người Mỹ
đều không biết cây này!!!
Tôi đã thử hỏi rất nhiều
người Mỹ, tôi đã vào
cả vườn ương cây của
thành phố, tôi đã lên cả
vườn bách thảo của viện
đại học Berkeley, hỏi mấy nhân
viên chuyên môn thì họ đều
nói: "Không biết, không nghe bao giờ".
Các bạn thử hỏi họ xem: "Mày
có biết Mickey Mouse không?" Đương
nhiên 100% đều biết. "Mày có
biết loại cây nào tên là Mickey
Mouse không?" Hầu hết đều không
biết. Tạ ơn trời đất. Một
nhân viên già trong vườn ương
của city nói: "Biết, biết. Ở
đây có 2 bụi trên 15 năm rồi." Có
nhiều người VN sinh sống trên
đất Mỹ, cứ tự nhiên
gọi cây mai tứ quý ở đây
là cây mai Mỹ. Nước Mỹ
khí hậu ôn đới (có vài
vùng khác biệt) không tự nhiên
có Mai. Không phải chỉ riêng mai, các
nhà thảo mộc học thâu thập mọi
thứ trên thế giới đem
về Mỹ nghiên cứu, nhân giống
và triển khai. Đừng gọi là
mai Mỹ nữa, tội nghiệp lắm người
ơi. Ngay cả các loại hoa vàng vàng,
mấy cô mấy bà mua ở đâu
đó đem về chưng ở nhà
cũng được gọi là mai Mỹ.
Đó là cây forsythia, loại bụi,
với vài loại có tên khác
nhau. Sau
đây là một số loại trong thể
loại ochna : - Atropurpurea,còn
gọi là arborea. - Gomphia. - Holstii,còn
gọi là longipes; accutifolia. - Inermis,còn
gọi là euronymus inermis. -Insculpta,còn
gọi là nandiensis. -Jabolapita. -Keniensis. -Kirk’ii. -Macrocalyx. -Madagascariensis. -Mechowiana,còn
gọi là cherry red ochna. -Moonii. -Mossambiciensis(lá
to 7 in., rộng 3 in.), gồm cả loại denhardtiorom
(lá nhỏ). -Multiflora
(DC2), còn
gọi là serrulata ..... -Obtusata. -O’connor. -Prunifolia. -Pulchra
hook, còn
gọi là peeling bark ochna. -Pumila. -Schweinfurthiana,còn
gọi là brick red ochna. -Serratifolia. -Thomasiana. Đặc
biệt cây mai chưng Tết, hoa vàng, loại
mà các nữ sinh Gia Long đeo trên
áo, tức là loại ochna harmandii
thì không thấy bất cứ tài
liệu gì ở vài thư viện chính,
cũng như thư viện nhỏ, kể cả
các tài liệu chuyên môn chỉ cho
tham khảo, kể cả hệ thống internet
của thư viện (Tôi chưa biết sử
dụng computer, tôi nhắm mắt không
muốn biết vì tôi hiểu, biết
nhiều thêm nữa chỉ tổ mệt
mà thôi). Tất
cả các loại trên cũng đều
không phải là mai. Bạn
thấy chưa, mệt muốn chết, muốn
quăng hết đi cho rồi. Bạn hành
tôi quá mà. Nhưng đã hết
đâu, bài này còn dài mà. Bạn
lại hỏi tôi: "Như vậy mai là cái
gì? Có cây nào gọi là mai không? Mai
là cái gì thì tôi xin bạn hãy
chờ một chút xíu nữa thôi,
tôi xin trả lời ngay 2 câu sau cho bạn
yên tâm. Cây mai là cây trong bức
tứ bình bạn đang treo trên tường
đó. Tuyết mai là nó. Mai hương
là nó. Bạch mai là nó. Hồng
mai cũng là nó. Biên độ của
màu sắc có mức đậm, lợt
khác nhau, như hồng nhạt, hồng hồng
tức hơicó
màu hồng, hồng phấn, hồng cánh
sen, hồng đậm. Bạn thử chọn
một màu hồng nào đó và
hỏi chúng bạn xem, mỗi người
một mắt nhìn và mô tả khác
nhau. Và bạn ơi, cũng có mai đỏ
nữa. Mai vàng thì mới có
đây thôi, người ta đã
công phu lai tạo, gây giống và đã
thấy xuất hiện trong những sách
mới in trong khoảng 10 năm trở
lại. Cuốn sách tôi có, xuất
bản bên Anh 1995. Bạn muốn mua cây này
ngay bây giờ ư? Làm sao có cho
bạn được. Bạn đã xếp
hàng chưa? Bạn có địch nổi
với những nhà thảo mộc
học trên thế giới không? Từ
từ rồi chúng ta sẽ có. Các
loại khác như trên thì may ra có
cho bạn ngay. Bây
giờ trở lại Mai là cái
cây gì? Bạn
ơi : Chữ
quốc ngữ Chữ
nước ta Con
cái nhà Đều
phải học. Loại
chữ chúng ta đang viết, đang
đọc đây là chữ chúng
ta mới có sau này thôi. Trước
đó vào đời Lý, đời
Trần, chúng ta có chữ Nôm.
Loại chữ cũng xuất phát từ
chữ Nho, chữ Hán của ngưới
Tàu. Đương nhiên trước
đó chúng ta sử dụng chữ
của người ta. Có người
còn gọi đó là chữ của
Thánh hiền. Chữ Tàu, chữ
Hán, chữ Nho, thì tôi hoàn toàn
không biết, tuy nhiên hiểu thì cũng
võ vẽ đôi chút. Tôi đố
bạn tên tôi là gì? Bạn biết
rồi thì xin bạn đừng nói
gì hết, tôi chỉ xin đố những
bạn chưa biết thôi. Tôi thứ
năm, tôi lấy hiệu là "ngũ điểm"
tức là 5 chấm, tức là
5 cánh của một bông mai. Tên tôi
là gì? Chưa đủ dữ kiện
cho bạn đoán thì tôi nói thêm:
tôi đứng giang tay, giang chân giữa
đất trời và không mặc
đồ chi hết. Tên tôi là gì?
Bạn giở kinh dịch của nhà văn
Nguyễn Hiến Lê ra xem "ngũ điểm"
tức là số 5, tức là ... Mai
theo sách đã viết là chữ
của người Tàu, chữ mai chỉ
cây mai, gồm 2 chữ "mỗi" và
"mộc" ghép lại. Tôi đã hỏi
vài người bạn có học gốc
Hoa viết cho tôi coi, giải thích cho tôi
cách cấu tạo, kết hợp của
chữ này thì cũng giống như
trong sách mà tôi đã đọc.
Trong sách tôi đọc có nhiều
thơ của người Tàu, người
Việt nổi tiếng nhưvua
này, vua nọ, ông quan này, ông quan
nọ, ông thi sĩ này, ông thi sĩ
nọ, thì đều nói đến
bạch mai, tuyết mai, mai hương, tức
là mai có mùi thơm. Nước
người ta, Trung hoa, khí hậu ôn
đới, nước Hoa kỳ nơi
tôi đang sinh sống, khí hậu ôn
đới. Về vĩ độ thì
Hoa kỳ và Trung hoa coi như ngang nhau. Nước
ta, Việt nam, từ ải Nam quan cho đến
mũi Cà mau, khí hậu có nhiều
vùng khác biệt. Miền bắc 4 mùa
rõ rệt, miền nam mưa nắng 2 mùa,
còn ở giữa thì tùy bạn
nghĩ, nhiệt đới hay bán nhiệt
đới. Cây
gọi là mai vàng, tức là loại
hoa mà các bạn nữ sinh Gia Long đã
từng đeo trên ngực áo là
loại cây nhỏ nhiệt đới.
Cây mai trong bức tứ bình "mai
lan cúc trúc" tức là cây bạch
mai, hồng mai, tuyết mai, tức là cây
mai có mùi thơm, là loại cây
miền ôn đới. Nói tổng
quát thì cây ôn đới thường
không sống ở nhiệt đới.
Tuy nhiên các loại cây khác biệt
vùng khí hậu vẫn sống được,
nếu chúng ta đem chúng trồng ở
vùng thích hợp. Cây ôn đới
đem trồng ở miền bắc Việt
nam thì được quá, đem trồng
ở vùng Bạch mã tỉnh Thừa
thiên, đem trồng ở Đà
lạt, Lâm đồng thì được
quá. Loại cây này cần một độ
lạnh dưới 45 độ F (tương
đương khoảng7 độ C) trong một
thời gian nào đó để
đâm hoa kết trái. Bạn thấy
ở đây nước Mỹ thiếu
gì cây nhiệt đới, nếu
không nói đến thành quả. Cây
ổi xá lî tôi trồng đã
trên 10 năm, thân cây to bằng cái
bát ăn cơm, 2 năm trước
kết khoảng độ 500 trái, nhiều
bạn đã từng thưởng
thức thì nay đã chết rồi
(thực sự chưa chết). Năm vừa
qua khí hậu lạnh quá, đông giá
và tôi ỷ y tưởng rằng cây
to có thể chịu đựng nổi,
sơ ý không bảo vệ (chỉ việc
lấy bao nylon trùm lên, dễ quá).
Lỗi tại tôi. Trở
lại về mai, bạn nào thích đi
sâu vào chi tiết, xin bạn đọc
thêm những tài liệu sách báo
của Mỹ, của Nhật và của Trung
hoa. (Nếu bạn cần, xin liên lạc với
tôi hay với "tòa soạn" bản tin
THĐL, tôi sẽ cung cấp.) Mai
vàng tứ quý (orchna multiflora, DC2, serrulata)
tôi có cả ngàn cây, mai vàng
chưng Tết bên VN, tôi có 10 cây,
bạch mai hay tuyết mai hay cây mai trắng có
hương thơm, tôi có 3 cây, khác
loại nhau. Và mới đây tôi
lại vừa thỉnh về cây mai đỏ,
đầy những nụ li ti chưa xác
định được màu. Bạn
muốn có những cây này cho mùa
xuân sắp tới không? Không có
gì quý cho bằng được đón
tiếp bạn hữu, thân thuộc với
những cây mai đang nở rộ
với ý nghĩa "vui tươi và
hạnh phước". Ngũ
Điểm |