(Những
Mẩu Chuyện Kỷ Niệm Vui Buồn Thường
Ngày Trao Đổi Qua Vi Thư) Oct
1999 - N1-T1 : ...
Tối qua tôi mới coi Video Thúy Nga
"Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương"
có bài thơ Tình Quê Hương
phổ nhạc: Anh
về qua xóm nhỏ Em
chờ dưới bóng dừa Nắng
chiều lên mái tóc Tình
quê hương đơn sơ... cùng
tiếng đờn kìm văng vẳng
các khúc Nam Ai, Văn Thiên Tường,
Tứ Đại Oán mà bùi ngùi
hồi tưởng bài thơ vọng cố
hương của Lý Bạch: Sàng
tiền minh nguyệt chiếu Nghi
thị địa thượng sương Cử
đầu vọng minh nguyệt Đê
đầu tư cố hương. Rồi
chợt nhớ tới chuyện trong
Hương Rừng Cà Mau của Sơn
Nam, đoạn ông già bắt sấu ở
xứ "Nhánh bần gie con đom đóm
đậu sáng ngời", đốt nhang
tụng giải oan cho các vong hồn vì miếng
cơm manh áo tha phương cầu thực,
mà bỏ mình nơi đất khách: Hồn
ở đâu? Hồn
ở đâu đây Xa
cây xa cối Xa
cội xa nhành Đầu
bãi cuối ghềnh Hùm
tha sấu bắt Bởi
chưng thắt ngặt Manh
áo chén cơm U
Minh đỏ lòm Rừng
tràm xanh biếc Ta
thương ta tiếc Lập
đàn Giải Oan.... Thật
là hạp với tâm trạng của
anh em chúng mình: Bên
lòng nặng khối tình quê Bước
đi muôn dặm, hướng về đồng
xanh. Hồi
xưa tuy gọi là đi xa chớ thật
ra chỉ mấy trăm cây số là cùng.
Còn nay thì đúng là nghìn
trùng xa cách, cũng giống như cảnh
sanh ly tử biệt, một lần hội ngộ
rồi không biết có còn gặp
nhau nữa hay không. Oct
1999 - N1-T1: Tối
qua tôi coi CNN phỏng vấn bà chủ tịch
của Christian Science, một tổ chức lâu
đời mà Dale Carnegie có trích
dẫn trong cuốn How To Stop Worrying And Start Living
xuất bản 4-5 chục năm trước
[Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
do Nguyễn Hiến Lê dịch]. Bà
ấy cho biết trong một tai nạn bị thương
trầm trọng, bệnh viện cho biết chỉ
còn chờ chết, bà đòi
đưa về nhà và cầu nguyện
mãnh liệt liên tục ngày đêm.
Sau đó thì sức khỏe phục
hồi như bình thường, và
bà dành trọn thời gian còn
lại của đời bà cho việc
đạo. Tôi
đã xem trên TV và đọc các
sách báo kể rất nhều trường
hợp đặc biệt về các bệnh
nan y hoặc chấn thương trầm trọng
mà do cầu nguyện rồi hết bệnh.
Các nhà y khoa cũng nhìn nhận là
trong đa số các bệnh do "stress" làm
rối loạn các hormones và immune
systems thì khi tinh thần và tâm linh
được yên tĩnh, cơ thể
sẽ tự phục hồi lần lần. Các
Đạo sư Lahiri và Yogananda cũng
đặc biệt nhấn mạnh về năng
lực tuyệt vời do cầu nguyện
NHIỆT THÀNH, trong việc trị bệnh và
bảo tồn sức khỏe. Theo ý nghĩ
thô thiển của tôi thì mình cứ
dùng các thuốc men phương tiện
y khoa hiện đại song song với việc
"chữa trị bằng tâm linh": Thuốc
men cũng như đốt củi để
lấy năng lượng, còn tâm
linh như là phản ứng nguyên tử
từ thiên nhiên, do cơ duyên và
nỗ lực cá nhân mà may mắn
hấp thụ được thì sẽ
lành bệnh. Đa
số các trường hợp như
vậy thì họ tu luôn. Tôi nghĩ đó
cũng là cách nhắc nhở mình
trở về con đường tu học.
Tất cả các sự việc ở
đời mà mình cho là bất
hạnh, trong đó có ẩn tàng một
bài học thiêng liêng để dẫn
dắt mình trở về cội nguồn: Vạn
sự viết vô, nhục thể thổ
sanh hoàn tại thổ Thiên
niên tự hữu, linh hồn thiên
tứ phản hồi thiên. Trong
nhà Phật, pháp môn niệm Phật tam
muội khi thực hiện RỐT RÁO tới
mức: Người niệm, Lời
niệm và
Đối tượng niệm
nhập lại là Một thì ngay cả người
có nghiệp chướng sâu dày
cũng được vãng sanh Tịnh
Độ huống gì các thân bệnh
do nghiệp căn. Oct
1999 - N1-B1: Anh
làm tôi nhớ tới kỷ niệm
về học giả Vương Hồng Sển:
Hồi còn học dưới quê và
sau nầy lên Sài gòn đi học,
tôi rất khoái nghe chương trình
phát thanh Ý Nghĩa Cuộc Sống
do ông phụ trách. Vào buổi tối
nghe ông nói chuyện, mình có cảm
tưởng như đang tham dự cuộc
nhàn đàm và uống trà với
một hiền giả ẩn dật. Nhứt
là vào đêm trăng ở nhà
quê, ôm cái radio ngồi dựa gốc
cây sát bờ sông vắng, nghe
nhạc điệu mở đầu khúc
Sonata "Moon light" của Beethoven, nhìn "Nhánh
bần gie, con đom đóm đậu sáng
ngời" mà thả hồn theo câu chuyện
của ông thì thật là tuyệt vời!
Những kỷ niệm êm đềm đó
tới nay vẫn còn như mới
nguyên trong trí. Có
lần ông VHS kể là ngay từ hồi
còn đi học và cho mãi về sau
nầy, bất cứ tờ giấy
gì: thơ từ, vé hát, quảng
cáo, báo chí... cái gì tới
tay ông là ông đều giữ
gìn, không quăng bất cứ cái
nào! Thành ra ông được cử
làm Giám đốc Viện Bảo tàng
Sài gòn thì thật là đúng
chỗ đúng người. Các
bài của ông đăng trong Hiếu
Cổ Đặc San như Sài gòn
năm xưa, Thú chơi cổ ngoạn, Thú
coi truyện Tàu, Thú đá gà,
Thú đá cá thia thia, Năm mươi
năm mê hát... xứng đáng
là những tác phẩm để
đời bên cạnh Hồ Biểu Chánh,
Đông Hồ, Mộng Tuyết, Sơn Nam,
Bình Nguyên Lộc của văn học miền
Nam. Ông
còn là chồng của Bà Năm Sa
Đéc. Chắc anh còn nhớ quán
hũ tiếu và bánh bao ông Cả
Cần trong Chợ lớn ngon vô cùng! ...
Nhân lúc bắt đầu vào thu,
xin tặng anh và các bạn bài Đêm
Thu Nghe Quạ Kêu của Quách Tấn
để thả hồn mơ về quê
cũ: Từ
Ô Y Hạng rủ rê sang Bóng
lẫn canh thâu tiếng rộn ràng Trời
bến Phong Kiều sương thấp thoáng Thu
sông Xích Bích nguyệt mơ màng Bồn
chồn thương kẻ nương song bạc Lạnh
lẽo sầu ai rụng giếng vàng Tiếng
gọi chân mây đồng vọng mãi Tình
hoang mang gợi tứ hoang mang. Oct
1999 - N1-T1: Ô
hay buồn vương cây ngô đồng Vàng
rơi! Vàng rơi, thu mênh mông. Tháng
10 lá vàng rụng ngập đường
ở Colorado, máy sưởi đã
bắt đầu chạy. Mấy đêm
trăng ngó ra ngoài công viên thấy
ẩn hiện sau lớp sương mù
khiến nhớ lại câu thơ ngày
xưa: Trời
bến Phong Kiều sương thấp thoáng Thu
sông Xích Bích nguyệt mơ màng Bồn
chồn thương kẻ nương song bạc Lạnh
lẽo sầu ai rụng giếng vàng... Tuy
đã biết là "Tùy cảm nhi ứng,
tùy ngộ nhi an", mà vẫn thấy ở
đâu cũng không bằng ở
quê nhà, cái mối ràng buộc
với quê hương xứ sở
khó mà quên. Các Thiền sư rày
đây mai đó một phần cũng
là để tháo gỡ sự
buộc ràng [non-attachment]. Khi bắt đầu
cảm thấy mến cảnh mến người
là các Ngài lại lên đường
tiếp tục du phương. Tôi
có đọc tự truyện của Đạo
sư Yogananda, có nhắc tới cái
quy luật thiên nhiên "Muốn là được",
hễ còn "muốn" là phải đáo
đi đáo lại cõi thế gian để
"được". Nói theo nhà Phật
cái nhân đã gieo và lại được
ôm ấp nuôi dưỡng thì khi
cơ duyên tới là sẽ có
kết quả. Có điều cái "muốn"
đó có đáng để mà
lai đáo hoài, cho tới lúc
"được" hay không. Nói
theo một Thiền sư thì cái rốt
ráo của mọi sự tu tập là:
"Vô niệm [thì ] Vô sanh" Tôi nghĩ
đây là quy luật của càn khôn
vũ trụ và đây cũng là
con đường giải thoát... Nov
1999 - N1-T1: Cái
khúc chót nầy cũng tùy lúc:
nếu xụi xuống 6 giờ thì kêu
là chót, còn hễ trực chỉ
12 giờ thì gọi là đầu:
Hai ông đi trên đường, thấy
cô thôn nữ ngồi chàng hảng
trên lưng trâu... cái, nên nổi
hứng mở miệng chọc ghẹo: Đơn
nữ kî ngưu, nhứt diện hướng
tiền, nhứt diện hậu. [Một
cô gái cỡi trâu, một mặt
(của cô) quay đàng trước,
một mặt (của con trâu cái) quay đằng
sau]. Hai
ông lấy làm đắc ý, ai dè
gặp ngay con mẹ "Hán" rộng, nó phang
lại như sau: Nhị
nhơn cử bộ, lưỡng đầu
chỉ địa, lưỡng đầu
thiên. [Hai
ông đi bộ, hai đầu chỉ đất,
hai đầu chỉ thiên] ...
Một cậu Nam kỳ mới lớn
muốn vợ theo cái kiểu: Chuối
non vú ép chát ngầm Trai
tơ đòi vợ khóc thầm sáng
đêm Khóc
rồi Má lại đánh thêm: Vợ
đâu mà cưới nửa đêm
cho mầy? Nhưng
rốt cuộc rồi cũng kiếm được
một đám. Bữa đi coi mắt,
vừa vô tới nhà bên vợ
là thằng nhỏ ba chớp ba nháng
nói liền: -
Kính thưa ông bà nhạc thịt! [nhạc
"da" mà tui kêu lộn thành nhạc thịt],
Dạ kính thưa Ông Bà Nhạc Gia! -Ai
đã gã con cho mầy hồi nào
mà "da" với thịt? Nghe tiếng mầy
Hán rộng, học hành chữ nghĩa
lão thông, đâu thử nói
vài câu trong văn sách nghe coi. -
Dạ có liền! Ở đời
hễ mình nghèo thì dầu ra giữa
chợ cũng không ai thèm hỏi tới, còn
người giàu có thì ở
sâu trong núi cũng có người
thân. Cho nên sách
có câu: Bần
cưa ván ngựa đôi ba tấm Cú
tại màn tang đứng chết trân! -
Trời đất! Chữ nghĩa của
thánh hiền là: Bần
cư náo thị vô nhơn vấn Phú
tại thâm sơn hũu viễn thân mà
nó nói dám nói bậy như vậy.
Thôi... còn câu nào cứ nói
nữa đi! -
Dạ còn chớ! Chuyện đời
hễ cái phước thì ít khi
tới hai lần, còn điều họa
thì cứ gặp dài dài. Bởi
vậy cho nên sách có câu: Cuốc
đất trồng khoai, Quạ vô ăn chuối! -
Trời! Chữ nghĩa gì mà
có khoai với chuối trong đó
nữa! Của người ta là : Phước
bất trùng lai, Họa vô đơn chí! mà
nó chế ra thành chuối với
khoai thì hết nước nói rồi!
Thiệt đúng là đồ 'Hán[g]"
rộng mà!... Nov
1999 - N1-T1: Bài
Retiree thiệt hết sẩy, đề nghị
là mình rà lại chút đỉnh
... rồi đăng lên bản tin thiên
niên 2000 để chào mừng các
THĐL thượng thọ "lục tuần dĩ
thượng" đã đang và sẽ
về hưu. Tôi
cũng có cùng một ước mơ
với tác giả: "... mơ tới
một buổi xế chiều, gió mát
hiu hiu thổi, ngồi trên cái rễ của
một cây cổ thụ trên một ngọn
đồi, nhìn ra bao la và bàn luận
về kiếp nhân sinh với một vị
tu hành lớn tuổi"... Chắc
tác giả còn nhớ một buổi
chiều êm ả tại cửa tiệm XDĐ
đang vắng hoe, "đi làm" mà cũng
như đã về hưu, tui vô sở
mà thằng B.L. chưa mở cửa.
Ông Đạo H. đang nằm ngáy bên
bộ ghế dài giựt mình ngồi
dậy vì tiếng mở cửa sắt.
Sau đó anh em mình nhâm nhi uống trà
bàn chuyện đời. Tôi
đưa ông coi bài kệ Bình Thường
Tâm Thị Đạo của Hoàng Bá
và bài kệ Cầu Trôi Nước
Chẳng Trôi của Phó Đại Sĩ,
còn nhớ lai rai như sau: Không
thủ bả xừ đầu Bộ
hành kî thủy ngưu Nhơn
tùng kiều thượng quá Kiều
lưu thủy bất lưu [Tay
không, cầm cán xuổng Đi
bộ, lưng trâu ngồi Người
đi qua trên cầu Cầu
trôi, nước chẳng trôi] Ông
Đạo rất đắc ý cái câu
cuối nầy. Tui cũng như Ông, mình
ước mơ gặp một vị bần
đạo trụ sơn như bài kệ của
Đại Mai Thiền sư: Tồi
tàn khô mộc ỷ hàn lâm Kỹ
độ phùng xuân bất biến tâm Tiều
khách ngô chi do bất cố Dĩnh
nhân ná đắc khổ truy tầm Nhất
trì hà diệp y vô tận Sổ
thọ tùng hoa thực hũu dư Đương
bị thế nhân tri trụ xứ Hựu
di mao xá nhập thâm cư. [Cây
khô nép lạnh rừng nầy Xuân
qua mấy độ chẳng thay tấm lòng Khách
tiều gặp chẳng buồn trông Hát
hay kẻ ấy nhọc lòng tìm chi Ao
sen thừa áo huyền vi Hoa
tùng lót dạ thiếu gì nữa
đâu Thế
nhân tìm gặp hôm nào Am
mây ta lại dời vào rừng
sâu.] Dec
1999 - N1-H1: ...
Cái máy mà mình vọc hoài không
chán là cái "cơ tâm", tức
là tinh thần và tâm linh của mình.
Theo tôi nghĩ lúc về hưu có
thì giờ rỗi rảnh là lúc
tốt nhứt để mình tìm hiểu
nó: Tại sao nó lại sai khiến mình
dễ quá vậy. Trong đạo học, khi
tới hồi Ô
hô! Tam thốn khí tại thiên ban dụng Nhứt
đán vô thường vạn sự
hưu hai
tay bắt chuồn chuồn, nhắm mắt buông
xuôi rồi, thì chỉ còn "cái
đó " đi theo mình mà thôi.
Vậy thì bây giờ mình nên
tìm hiểu để sử dụng nó
như là bạn đồng hành trong cuộc
hành trình đi đến "Bờ
Bên Kia". Trong
nhà Thiền có đề tài Thập
Mục Ngưu Đồ [Mười bức
tranh chăn trâu] cũng là để
nói về cái nầy... Dec
1999 - N1-T1: Chuyện
nghe hồi xa xưa, có 3 ông đạo
tu ẩn dật trên đảo hoang ngoài
biển khơi, một vị cao tăng đạo
cao đức trọng nghe tiếng nên đi
thuyền đến thăm. Sau khi hỏi han về
đạo pháp thì té ra các ông
nầy không biết gì hết, một
câu kinh, một lời kệ cũng không
thông, ba ông cứ rầm rì trong
miệng: Tui thương ông, ông thương
tui! Ông
Thầy thấy không ổn nên định
ở lại vài ngày dạy cho các
ông giáo lý, giới luật, cùng
mấy bài kinh, lời cầu nguyện
cơ bản. Nhưng mà cơ khổ các
ông học đầu quên đuôi,
mấy ngày trôi qua mà không xong bài
nào hết, Ông Thầy mới nói: -
Thôi thì nhớ đọc 3 điều
giáo lý cơ bản nầy: Chư
ác mạc tác Chúng
thiện phụng hành Tự
tịnh kỳ ý như
vậy nhớ chưa? -
Dạ xin rán nhớ! Sáng
bữa sau Ông Thầy trương buồm
về đất liền, trong bụng ngẩm
nghĩ Đạo pháp vô lượng
vô biên, thiên kinh vạn quyển rành
rẽ như mình còn chưa thấy gì,
huống chi mấy ông già lẩm cẩm
đó một câu kinh một lời
nguyện cũng không thông, biết đến
bao giờ mới đạt Đạo
được. Đang
nghĩ như vậy thì bỗng nhiên Ông
thấy ánh sáng từ sau lưng chiếu
tới nên quay lại nhìn thì thấy
3 ông già đi như bay trên mặt biển
hào quang sáng rực cả một góc
trời, 3 vị đến xin Ông Thầy
nhắc lại 3 điều cơ bản để
các ông học lại, chớ bây
giờ thì quên ráo hết rồi! Ông
Thầy liền mọp xuống đảnh lễ:
Các vị Đại Sư Phụ khỏi cần
nhớ điều gì thêm, cứ
tiếp tục như quý Thầy đã
làm. Phen nầy về chùa lo thu xếp
xong, đệ tử sẽ trở lại
xin học đạo cùng các Đại
Sư Phụ .... Dec
1999 - T1-N1: ...
Sợ cậu ở nhà... buồn rồi
lại viết... bậy nữa, moa chuyển
cậu bài thơ này, cậu suy nghĩ
và dịch ra tiếng Việt giùm, dịch
thành thơ hay văn xuôi cũng được...
Các cậu khác, nếu đọc thấy
thích thú và nổi cơn lên thì
cũng xin thử dịch thành thơ. Nếu
có nhiều bản dịch thì mình
sẽ lựa, hoặc cùng nhau edit để
có một bản dịch hay nhất. Beauty
Secrets For
attractive lips, speak word of kindness For
lovely eyes, seek out the good in people For
a slim figure, share your food with the hungry For
the beautiful hair, let a child run his (her) fingers through it once a
day For
poise, walk with the knowledge you never walk alone We
leave you a tradition of the future. The
tender loving care of human beings will never become obsolete. People,
even more than things, have to be restored, renewed, revived, reclaimed,
redeemed. Never
throw anyone away. Remember,
if you ever need a helping hand, you will find one at the end of your arm. As
you grow older, you will discover that you have two hands: One
for helping yourself, the second for helping others. Dec
1999 - N1-T1: Mới
đọc bài thơ ông thầy biểu
dịch, trong đó có mấy câu
mở màn xin tạm dịch sốt dẻo
như sau: Yêu
đôi môi hồng, xin hãy nói
lời êm ái Thích
cặp mắt xanh, xin thấy điều tốt
nơi người Được
hình dáng thon là do chia phần cùng
kẻ đói Có
làn tóc mây là để trẻ
thơ ve vuốt hằng ngày... Dec
1999 - H1-T1: Đọc
bài thơ Beauty secrets (Tác dụng của
sắc đẹp), ta phải nghĩ rằng
tại sao lại có bài thơ đó?
Đối tượng của nó phải
dịch như sau : Đôi
môi đẹp chuyên nói lời
xằng bậy, Cặp
mắt huyền xăm xói chuyện người
ta. Mặt
như hoa ăn quà không biết ngượng. Làn
tóc mây cho khỉ nhỏ nó vầy, Luôn
tự đắc với con người
vị kỷ, Đâu
biết rằng ăn ở có trời
soi. Sống
lâu mới thấy rằng sai : Giúp
người người giúp nào
ai hại mình. Dec
1999 - N1-T1: Kính
thưa các bậc Hiền giả, Chữ
"giả" đây không phải là giả
thiệt, theo cái kiểu anh em ĐL lúc
còn khốn đốn nơi quê nhà. Bữa
nọ một tên "thân hữu" vô
sở gạ anh em mua bột giặt Viso, Đại
Ca Th. khi móc bóp trả tiền còn
hỏi gặn: -
Thiệt giả đó cha? -
Thiệt mà, nhưng còn tốt hơn...
thiệt nữa! -
... mẹ, đã thiệt mà còn tốt
hơn thiệt nữa, vậy là giả
rồi. Đưa tiền lại tui cha nội!!!
... Chữ
"giả" nói ở đây cũng
tương tự như Tôn Hành Giả
vậy. Thuở
xưa vào đời nhà Tấn cách
đây cả ngàn năm có 7 ẩn
sĩ, trong đó có ông Lưu Linh,
sống nơi rừng trúc được
người đời tặng danh hiệu
là "Trúc Lâm Thất Hiền". Ngày
nay có 7 ông "điện... dựt" vì
hoàn cảnh phải tha phương cầu
thực, tứ tán mỗi người
một nơi, mới gần đây tìm
được một chỗ sum họp nơi
"Trúc Lâm Vi Thư" nên cũng xin phép
tạm xưng là Thất Hiền [xin đừng
lộn với chữ "Thất" ở
một câu trong Truyện Kiều: Thất kinh
nàng chửa biết là làm sao...
Có thằng cắt nghĩa đùi
là nàng Kiều đã bị mất
kinh, có chửa vì thằng cha Kim Trọng,
mà không biết phải mần ăn
làm sao bây giờ!] Trở
lại chuyện Thất Hiền, đời
trước có ông Lưu Linh, không
biết Thất Hiền đời nay có
ông nào kế nghiệp chăng? Ở
đời hễ tụ tập, tùng tam
tụ ngũ thì chỉ có rượu
là bậc nhứt, nhưng sau khi no say ấm
cật rồi thì không gì bằng trà,
vừa giúp mau nhẹ bụng [để
chiều nhậu tiếp!] vừa là cái
thú tao nhã để các Thầy Bàn
hàn huyên tâm sự bàn chuyện
đạo đời. Nói
tới cái món rượu thì
cũng tùy người, mấy cha không
hạp thì chê: Tửu
nhập ngôn xuất Tửu
nhập tâm như cẩu cuồng tại thị [như
chó điên giữa chợ, đụng
ai cắn nấy] Còn
với các đệ tử của
Lưu Linh thì: Tửu
nhập tâm như hổ nhập lâm... và
nhứt định không bao giờ
chịu mình say. Nhớ
lại hồi nhỏ ở dưới
quê chứng kiến không biết bao
nhiêu đám hũ chìm làm mình
cười lăn. Có một lần hai
ông sau khi cho "chó ăn chè" còn
đi vô nhà hỏi tui có manh chiếu
rách nào cho ổng mượn để
trải ra nằm ngoài sân cho mát mà
sợ nhập thổ nên phải nằm
trên chiếu. Tôi mon men theo thì thấy
hai ông sau khi rán hết sức bình
sanh để banh tấm chiếu manh ra, là
gục xuống nằm phục vị ở
ngoài đất! Sáng
hôm sau xáp lại để uống trà,
một ông bàn: -
Thứ rượu nầy "đằm"
lắm à nghe, nó xỉn nhẹ nhàng
chớ không làm mình bất tỉnh
nhơn sự! Có điều tối qua
ngoài sân muỗi dữ quá, nó
xúm vô mần thịt mình mà sao
tao gãi hoài không biết đã,
càng gãi càng ngứa! Tao phải
quào suốt đêm, có ngủ nghê
gì được đâu! -
... mẹ, hèn gì mà cặp giò tui
đổ máu, trầy xể hàng ngang
hàng dọc mà tui không biết tại
sao, nhớ rõ ràng là mình đâu
có té vô bụi tre gai nào mà
sao thương tích đầy mình như
vậy. Té ra muỗi cắn chưn cha mà
cha quào chưn tui... Jan
2000 - N1-T1: Tranh
Thập Mục Ngưu Đồ [Mười
Bức Tranh Chăn Trâu] có nhiều
bộ, đa số tranh tôi còn nhớ
lúc nhỏ, tại các chùa xưa là
những tranh khắc trên mộc bản
rất cổ kính, chỉ có một bộ
là tranh thủy mạc đẹp tuyệt vời.
Tôi vốn xuất thân từ miệt
vườn nên khi nhìn các tranh mục
đồng ngất ngưỡng trên
mình trâu là thấy đã rồi,
lòng hồi tưởng đến những
bài tập đọc tập viết chánh
tả trong cuốn Quốc Văn Giáo Khoa
Thư... Nói
chung có thể chia làm 2 loại: Tranh Đại
Thừa và tranh Thiền Tông.
Xin "bàn" về tranh Đại Thừa: Sở
dĩ nói việc tu tập giống như chăn
trâu, theo tôi nghĩ là do Kinh Di Giáo
trong đó ghi những lời dạy,
khoảng cuối đời Đức
Phật trước khi Ngài nhập Niết
Bàn: [Việc
tu tập] Y
như chăn trâu Cầm
roi canh giữ Không
cho xâm phạm Lúa
mạ của người.... Trong
các Tự Truyện và Pháp Ngữ
của nhà Thiền cũng thường
đề cập tới việc chăn trâu
nầy, chẳng hạn như Mã Tổ Thiền
Sư [đệ tử của Nam Nhạc Hoài
Nhượng, Hoài Nhượng là
đệ tử của Lục Tổ Huệ
Năng] một hôm hỏi một Thiền sinh: -
Ông đang làm gì đây? -
Thưa, chăn trâu! -
Chăn như thế nào? -
Mỗi khi "nó " chạy ruồng vô đồng
cỏ thì nắm dây kéo lại. -
Như vậy là người chăn giỏi! Điều
lý thú là bên đạo Chúa
có danh từ Mục Sư [Pastor] nghĩa
là Ông Thầy Chăn, đại diện
cho Chúa chăn giữ con chiên, còn
bên nhà Thiền thì chăn "con chiên"
của mình trước, rồi sau đó
hòa mình vào "chợ Đời"
: ...
Một bầu phong nguyệt say lơ láo Đôi
túi càn khôn đổ chứa
chan Tay
ôm bầu nước, tay chống gậy
trúc, chơi với bợm nhậu,
hàng tôm hàng cá mà dạy cho
họ : "Tất cả tụi mình đều
là Phật hết mà!" PS:
Anh em mình bàn ra tán vào theo kiểu
nhàn đàm: Nhãn
tiền nhứt tiếu giai tri kỷ Tọa
thượng toàn vô ngại mục nhân [Trước
mắt, vui cười toàn tri kỷ Ngồi
bên, chẳng thấy một người
gây] thành
ra nhớ gì nói nấy, nếu có
gì sơ sót xin quý Hiền Hữu
châm chế. Jan
2000 - H1-T1: Nhân
cái chết của Nhạc sĩ Văn Phụng,
tôi xin viết lại bài thơ của
Đỗ Phủ, ý nói cuộc đời
ngắn ngủi để quý Thầy chiêm
ngưỡng : Khúc
giang Triều
hồi, nhật nhật điển xuân y; Mỗi
nhật giang đầu tận tuý qui. Tửu
trái tầm thường hàng xứ
hữu, Nhân
sinh thất thập cổ lai hi. Xuyên
hoa giáp điệp thâm thâm hiện; Điểm
thuỷ tinh đình khoản khoản phi. Truyền
ngữ phong quang cộng lưu chuyển, Tạm
thời tương thưởng, mạc
tương vi. Nhờ
các Thầy Hán rộng và thâm
dịch cho mọi người cùng hiểu. Jan
2000 - N1-T1: Cái
sướng và khổ ở đời
phần lớn là ở chỗ đó
đó: Mỏi
gối chồn chân vẫn muốn trèo. Có
người hỏi Đức Đạt
Lai Lạt Ma về vụ đó thì Ngài
đáp lại bằng bài kệ của
một vị Tổ Sư, đại ý như
vầy: Ngứa
mà được gãi Thấy
sướng làm sao. [Nhưng
nếu] Không
ngứa không gãi Đó
mới thiệt sướng!!! Tu
tập tới chỗ Không Ngứa
Không Gãi thì không cần nhảy
Rock-n-Roll theo kiểu thằng cha cụt 2 tay ở
tháp Eiffel. Jan
2000 - N1-T1: Cái
sướng hồi thời xưa là: Hữu
tử, vạn sự túc Vô
quan, nhứt thân khinh [Có
con vạn sự đủ Không
quan, một thân vui] Nói
theo thời buổi bây giờ là
có liên lạc thân ái với
người thân quen [phụ tử, phu
phụ, huynh đệ, bằng hữu] và
không phải đi làm để trả
"bill" nữa [không quan] theo kiểu các
thầy ở Tây phương là đã
rồi! Con
chuột giỡn chơi trong ống cống
hôi hám, giành được mấy
cục cứt thấy đã quá,
còn mình thì thấy ghê. Ông
Phật hồi còn sanh tiền có nói
với một bà phụ nữ đẹp
nhứt thời đó ai thấy
cũng mê mệt, là Ồng chỉ thấy
ghèn ở mắt, ke trong miệng, cứt
đái trong bụng mà thôi! [Cái
vụ nầy khiến bả thù oán nên
cố lấy cho được ông vua
trong vùng để sau nầy trả thù,
may là bả cũng không ác nên
chỉ sai người tới chửi
rủa cho hả giận.] Cái
khổ ở đời là mình
có dư đủ thứ, muốn sướng
phải bỏ bớt: bớt ham, bớt
lo, bớt sợ, bớt ghét, bớt
giận, bớt buồn,... Mấy
cái nầy nói chung gọi là Vô
Minh, nói trắng ra cũng là ảo tưởng
do cái tâm vọng động sanh ra mà
thôi. Truyện có kể là một Ông
Thầy tới thăm Thiền Sư Triệu
Châu, Ông Thiền Sư bảo: -
Để xuống, để xuống! Ông
kia đáp: -
Từ xa tới đảnh lễ Thầy
mà không có món gì cúng dường,
đi tay không mà Thầy biểu để
xuống là để làm sao? -
Để xuống không được
thì nhấc lên! Jan
2000 - B1-N1: Kể
chuyện : Bỏ bớt cái ham, nói
thì dễ, chớ còn làm mới
là khó. Tôi
có một kinh nghiệm bản thân, hôm
nay xin nói : Bằng hơi thở ra, đưa
tư tưởng từ đỉnh đầu
ra lỗ mũi và như vậy là hết
ham cái mà mình không có và
biết vui với cái mình đang
có. Muốn
đạt tới giai đoạn nầy,
trước đó phải đạt
giai đoạn hơi thở cho thông phía
trước (nhâm mạch), rồi cho thông
phía sau (đốc mạch). Và vận chuyển
được từ sau ra trước
với đan điền làm nơi
chứa khí (vận chuyển tiểu chu thiên). Từ
đó mình có thể lôi ra khỏi
đầu những tư tưởng mình
không muốn nghĩ tới và cái
đầu nó sẽ được mát
rượi (sau 15 phút thở ). Từ
lúc tập tểnh yoga trước
khi vào trại NV15 Long Thành đến nay
là 25 năm mới tới đó. Bàn
: Cái sướng là biết xóa
đi ngay trong tâm tư mình những
tư tưởng tham sân si. Anh nào muốn
sướng như tôi thì đi tập
yoga 1.30 giờ mỗi ngày và
khí công 2 giờ mỗi tuần, tuổi
già thì 10 năm sẽ có kết
quả . Jan
2000 - N1-H1: Câu
đối chữ Nho Thầy còn nhớ
chép ra, tôi thấy đã quá
nên gọi là góp chút cháo cho
tròn câu: Phật
chỉu huyền, như
vân quải sơn đầu, hành đáo
sơn đầu, vân cánh viễn. Thiền
cơ hạo ảnh, tự nguyệt lâm thủy
diện, bác khai thủy diện, nguyệt hoàn
thâm. [Phập
pháp u huyền, như mây bủa đầu
non, đến đỉnh non rồi, mây xa
tít, Thiền
cơ ảo diệu, tựa trăng soi mặt
nước, vừa khua mặt nước,
nguyệt chìm sâu] Chợt
nhớ tới bài kệ xưa xin được
gọi là tán thán công đức
của quý Thầy: Lăng
Già ngời ánh nguyệt Bát
Nhã nức mùi sen Biết
bao giờ được gặp Cùng
nhau kể đạo Huyền... Jan
2000 - N1-H1: ...
Xin chép trọn bài thơ, không chắc
nhớ đúng nguyên văn: Ao
thu lạnh lẽo nước trong veo Một
chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng
biếc đưa làn hơi gợn tí Lá
vàng trước gió sẻ đưa
vèo Từng
mây lơ lửng trông xanh ngắt Ngõ
trúc quanh co khách vắng teo Đợi
cá ôm cần lâu chẳng được Cá
đâu đớp động dưới
chân bèo. Jan
2000 - T1-H1: Vậy
là sau một thế kỷ, sau một chữ
"vèo" của Nguyễn Khuyến, sau chữ
"vèo" thứ hai của Tản Đà
[Vèo trông lá rụng đầy sân,
Công danh phù thế có ngần ấy
thôi], bây giờ có thêm chữ
"vèo" thứ ba của Thầy. Chữ
"vèo" thứ ba này cũng rất
là đắc địa bởi vì
ngoài chuyện vần điệu ra, cái
ý nghĩa và hình ảnh của "gió
thổi vèo" cũng là để đưa
đến cái hậu quả "tu keo". Cuốn
sách "Tranh Chăn Trâu", nói theo Hòa
thượng Kim sơn tự, là cũng
"tùy duyên" mà tôi có được.
Tôi không [hay chưa] có "cơ duyên"
đi sâu vào chi tiết, nhưng tôi
có cái tật là mê sách báo,
cái nào đọc được thì
dĩ nhiên là... đọc, cái nào
chưa đọc được thì cũng
cứ cất để đó. Do đó
mà nhà tôi càng ngày càng
... thiếu chỗ. Thầy cứ đọc
thử và dịch lại mấy câu
chữ Hán trong sách đó đi,
biết đâu bài dịch của thầy
còn "đạt" hơn thì sao. Jan
2000 - N1-T1: ...
Cái cơ duyên ở đời
như Ông Phật nói: Không có duyên
nghe không hạp, dù lời Phật nói
cũng ăn trét. Thành ra anh em mình
gặp nhau nơi đây là đã
có duyên với nhau rồi. Trong kinh
Thủ Lăng Nghiêm, nguyên do là Ông
An Nan đa văn và đẹp trai số
một, bữa nọ đi khất thực
bị con gái Ma Găng Đà say mê
nên nhứt định buộc bà má
dùng ma thuật mà ép chuyện phòng
the, trong lúc sắp sửa rồi đời,
thì Đức Phật sai ngài Văn
Thù dùng thần thông cứu về
Tịnh Xá và Phật giảng về Ngũ
Căn [xin đừng nói lái nghe các
cha], Ngũ Uẩn Ngũ Dục, và vì
sao mà cả thế gian nầy bị chìm
đắm trong đó, đến nỗi
đức hạnh cao dày như Ngài
An Nan mà còn bị sa ngã v.v... Đa
số bà con đều biết qua sự
tích nầy và cho đám má con
Ma Găng Đa là tà ma quỷ mị.
Nhưng trong kinh Ma Găng Đa, Phật nói
là Ông An Nan và con gái bà nầy
hồi trước đã là vợ
chồng rất đằm thắm, có cơ
duyên sâu đậm cho nên mới
ra cớ sự như vậy. Và sau đó
thì Phật độ cho cả hai má con
đều tu hành đắc quả .... Jan
2000 - N1-T1: Truyện: THĐ
sau khi vượt suối băng ngàn, du
học tận miền đèo heo hút gió,
một ngày nọ được lãnh
chiếu chỉ và văn bằng "Học Tập
Tiến Bộ" trở về Trường
an. Nhưng khi tới nơi rồi, bởi
có cốt tu nên chàng chán cảnh
phồn ba mà hồi hương về cố
quận. Một
bữa nọ đang dùi mài... dao mác,
THĐ thấy tâm động nên rời
non Châu thới xuống Trường
an thăm dò mới hay là Sư trưởng
XT đà thoát qua đại nạn Long
thành, và bởi có căn tu nên
Sư cũng đang hành trì hạnh Nhẫn
Nhục để chờ ngày về Tây
phương. Thầy
trò hàn huyên, Sư trưởng
mới bật ngửa khi biết Môn
đồ nay đã là bậc "chém
đinh, chặt sắt" công phu cao dày nên
quyết tâm theo trò để mau có
ngày đắc "Pháp". Ngôi vị đà
thay đổi, tiểu sư phụ nay có một
Lão nạp cùng đi về sơn động.
Đến nơi sau khi kể lể nguồn
cơn thì nghe ông nhỏ bảo: -
Thụt ống bễ đi! Lão
nạp nhịn nhục thụt ống bễ liên
tu. Sau đôi ba năm lại hỏi: -
Chừng nào tao có giấy đi Tây
phương mậy? -
Cứ tiếp tục thụt ống bễ! Thời
gian dài trôi qua mà không thấy chi
hết nên Lão "nạp" biết là
trớt quớt, bèn rời động
quay về Trường an nạp kim ngân
rồi lãnh Pháp chỉ mà bay về
Tây phương. Danh sư THĐ sau đó
cũng đành bỏ pháp môn "trụ
sơn" mà hạ thủy, đóng bè
du Đông hải rồi lai đáo Tây
ngưu hạ châu còn được
gọi là Tân thế giái! Từ
đây mỗi người một ngã,
không biết bao giờ mới gặp
lại nhau... Jan
2000 - N1-T1: ...
Ông Xa Nặc là người nửa
đêm chở Thái tửSĩ
Đạt Ta trên con ngựa Kiền Trắc
ra khỏi thành Ca Tỳ La Vệ. Đi một
đỗi tới cánh rừng thì
Thái tử bảo dừng lại và
cắt mớ tóc đưa cho Xa Nặc
đem về Hoàng thành báo cho vua cha
Tịnh Phạn Vương, Hoàng hậu Maya,
và Công chúa Gia Du Đà La là
Ngài đã quyết tâm xuất gia
tìm thầy học đạo! ...
Nhớ lộn, Bà má Maya sanh Thái
tử thời gian ngắn sau thì mất,
bà kế mẫu là người nuôi
Thái tử nên người và
là người Nữ đầu
tiên trong Tăng già, mặc dầu trước
đó Đức Phật đã
từ chối không nhận mấy bà
vô Tăng đoàn nhiều lần. Theo
sách, thì lý do là Đức
Phật nói Đạo của Ngài sẽ
trường tồn lâu dài, nay vì
bà kế mẫu quá chí thành,
cộng thêm các ông anh em họ An Nan, Nan
Đa năn nỉ nên Ngài chấp nhận,
rồi nói bởi đó mà cái
Đạo chỉ còn đúng chánh
pháp trong khoảng 500 năm mà thôi,
sau đó là Tượng pháp [hơi
giống chánh pháp] rồi trở
thành Mạt pháp. Nếu thật sự
như vậy thì quả là không qua được
ý Trời! ...
Có bài thơ vần trắc của Học
Lạc, từ trước tui không dám
nói ra, nay nhơn lúc bàn về Tổ
Lao Ái và đám ngựa của
bà Võ Hậu, nên gởi quý
Thầy cười chơi cuối tuần: Ủa
ủa giống chi trẹo Ổ
ồ chó mắc lẹo Đực
Vện chổng khu trì Cái
Vàng cong lưng kéo Tám
cẳng chồm hôm bơi Hai
cái đuôi xà nẹo Con
nít xúm lại coi Tưởng
gì, chó mắc lẹo! Jan
2000 - H1-T1: Trong
suốt thời gian đi học, tôi thích
nhất đọc truyện ngắn của Võ
Phiến. Nhà văn đã được
mệnh danh là viết "sợi tóc chẻ
làm đôi". Thật sự thì trong
truyện nào của Ông cũng có
vụ "mần tình". Trong
thời kỳ kháng chiến, tại thành
phố nghèo nàn Qui nhơn vào nửa
khuya, đang thơ thẩn tự nhiên có
một cô gái xuất hiện, y như truyện
Liêu trai. Ông nghĩ rằng : chắc nàng
đã thấy Ông hồi sáng thao
thao bất tuyệt giữa rừng cờ
và tiếng hoan hô nên đem lòng
kính phục. Sáng sớm tiễn em
ra cửa, em quay lại : -
Chắc em không có bầu được
đâu nhỉ? -
Sao vậy? -
Em đói quá. Từ sáng hôm
qua tới giờ không có một
hột cơm vào bụng. Thời
gian ở Sài gòn quen được
một cô mới ở dưới
tỉnh lên. Trưa nắng nằm trên ghế
gỗ bên cạnh cửa sổ nhìn
ra trời oi ả, thấy cô này không
gấp gáp nên Ông ta cứ nhẩn
nha, chậm chậm thưởng thức. Mới
đây, trong cuốn "Truyện thật ngắn
", Ông ta tới thăm một anh bạn
ở Cali. Anh bạn này không uống
bia nên mỗi lần có khách là
lại ra tiệm mua. Hôm đó anh đi
tới ba lần lúc về anh kể: -
Lạ lắm, cả ba lần tôi đều
đi ngược với một thằng
bé chừng 9, 10 tuổi lúc qua đường.
Tôi giật mình vì thằng bé đúng
là tôi lúc nhỏ. Nó nhìn tôi
cũng lạ lùng lắm, chắc là
tôi cũng là nó sau này. Câu
truyện này có một cái gì liên
hệ tới đôi câu đối
ở Nhà Bè. Chẳng qua con người
ta, căn cơ ít ỏi, nghiệp chướng
chất chồng, nhìn mọi vật ở
đâu cũng thấy cái ta (chấp
ngã), vì cái nhìn hướng
ngoại đó mà muốn leo núi tìm
mây, tát nước vớt trăng,
tất cả là hư dối, huyễn mộng,
vô thường (vô minh). Cái
thằng bé qua đường thật
sự là một thằng nhỏ á châu
bình thường, lang thang trong xóm. Nửa
sau câu truyện là hai người ngồi
nghe tiếng chim cu đều đều vô
tận, có lúc tưởng nó ngay
ở sau nhà, có lúc nó từ
một nơi xa xăm nào vọng tới.
Người ta có cảm tưởng
tiếng chim cu là một cái gì không
có liên hệ tới hình hài,
vật chất, y như những tiếng chuông
thu không buông vào không gian mênh
mông bao tỏa. Phải chăng nó là
linh hồn bất biến của chúng sinh? Jan
2000 - T1-H1: Võ
Phiến là một "đại văn sĩ"
của VN bây giờ [tôi không dùng
chữ quá đáng đâu]. Năm
nay VP 74 tuổi, bữa nào ổng chết
thế nào cũng sẽ được
xưng tụng là "văn hào". Cậu nói
đúng, truyện nào của VP cũng
có vụ "mần tình", tuy nhiên rất
kín đáo, rất lãng mạn, rất
phơn phớt, rất nhà quê,... Chuyện
mấy ông nhà quê: Ông Bốn Thôi,
ông Ba Thê Đồng Thời,... VP
bây giờ vẫn giữ giọng nói
nhà quê Bình định, không lai
tí nào. Tôi
thích tùy bút của VP hơn. Ồng
viết về đủ thứ lặt vặt,
lỉnh kỉnh trong đời sống thường
ngày. Cậu có nhớ cái đoạn
ổng viết về cái áo dài không?
Đại ý là "nhìn vào chiếc
áo dài ở người nữ,
sau khi liếc qua phần trên, đưa mắt
xuống phần dưới thì chỉ
thấy... gió". Về
truyện thật ngắn, VP cũng có nhiều
truyện xuất sắc lắm. Jan
2000 - N1-T1: Ngày
mai Hăm Ba Tháng Chạp đưa Ông Táo,
năm nay tháng thiếu nên 29 rồi qua
Mùng Một Tết. Hồi
ở DBĐ, năm nào đêm Ba
Mươi cũng chất một đống
quà Xuân chạy vòng vòng các
Trạm, chúc Tết mấy ông điều
hành, tới đâu cũng bị
ép... dzô! dzô!... vui quá. Tới
giao thừa ở nhà ông già
vợ, lên gác mở máy Motorola
chúc các bạn làm ca đêm Trừ
tịch. Tết Ất Mão 1975 tôi có
nhắc tới câu đối xưa định
viết dán ở cửa vô Saigon
Sub chơi: Chiều
Ba Mươi nợ rối như tơ vò,
co cẳng đạp thằng bần ra khỏi
cửa, Sáng
Mùng Một rượu say túy lúy,
đưa tay bồng ông phúc vào nhà. Nhưng
chực nhớ ông Phúc "Còi"
nhà mình, và ông Hồ thanh Bần
gác dan Trạm BĐ Hỏa xa, sợ đụng
chạm nên thôi. May quá! Nếu không
thì mấy tháng sau sập tiệm, chắc
là sẽ bị "giai cấp công nhân"
đấu tố chết bà luôn! Một
kỷ niệm khác, trong một cái Tết
sau ngày Phỏng D... về quê đêm
giao thừa vặn đài BBC chợt
nghe lời chúc Tết các bạn Điện
Lực còn ở quê nhà của
ông Trần Nhiệt Điện từ Huê
Kỳ thật bất ngờ. Sau nầy đọc
Bản Tin mới biết là TTL đệ
tử của Thầy LDT... Mới đó
mà đã mấy chục năm trôi
qua. Jan
2000 - T1-N1: ...
Lời chúc Tết năm xưa trên
đài BBC là của TH Trần Văn
Long [đã mất năm 1994] chứ không
phải Trần Thanh Long. Hình như là Tết
đầu năm 1984 thì phải. Lúc
đó đài BBC mở cuộc tuyển
lựa, TVL nhà mình thì nhiều năm
không đi làm, có nhiều thì
giờ theo dõi tin tức, cũng có
tấm lòng rất tốt với bạn
bè, thích họp mặt đấu láo,
... TVL
có nói chuyện với tôi và
hỏi ý kiến trước khi nạp
đơn cho BBC. TVL định làm luôn
cho AHCC, nhưng bên AHCC từ chối. Ai ngờ
TVL được BBC quyết định chọn,
giống như trúng số. TVL báo tin cho
tôi nhưng tôi không bắt được
đài BBC thành ra không có nghe. Đối
với cuộc sống rất ư vất
vả của TVL lúc đó, vụ đọc
lời chúc Tết trên đài
BBC này giống như trúng số. TVL sung
sướng và hãnh diện lắm.
Tôi cũng thấy vui cho TVL. Bạn
nào có còn nhớ cái hoàn
cảnh và cảm giác của mình lúc
nghe lời chúc Tết trên đài
BBC đó thì xin viết lại cho anh em
đọc chơi. Jan
2000 - T2-T1: Hôm
TVL chúc Tết 1984 (bần tăng thoát
cuối năm 84), bần tăng còn ở
Sài gòn : mặc dù tiếng có
bị parasites chút đỉnh nhưng thật
cảm động. Hầu hết các bạn
cũ ở tù về, mong ngóng thoát
khỏi ngục tù CS đều đã
có cái may mắn nghe lời chúc
đó. ...
Dù sao hành động may mắn được
chúc Tết cho những người
chưa được cái may mắn thở
cái không khí Tự do cũng là
một hành động tốt đáng
ghi vào lịch sử "Những năm
hoạn nạn của đất nước". Feb
2000 - N1-T1: Có
cái khi chưa được thì mong
cho được, gần được
thì lại hoảng. Trước
Tết Giáp Tý 1984 có Giấy Xuất
Cảnh, gia đình tôi về ăn Tết
lần chót ở nhà quê. Bên
ngọn đèn dầu trong bếp, ngồi
cạnh bà má đang canh nồi bánh
tét, tôi nghe đài BBC phát thanh:
Con là Bảy... gởi lời chúc
Tết anh em Công Ty Điện Lực...
của anh TVL mà giựt mình, vui buồn
lẫn lộn, buồn nhiều hơn vì nghĩ
tới ngày mình sẽ đi biệt
xứ như TVL. Hồi đó hễ
đi Mỹ là coi như vĩnh biệt, sẽ
không bao giờ được phép
trở lại, phần tôi [và sau nầy
nghe Thầy CN kể thì hoàn cảnh cũng
vậy] tất cả cha mẹ anh em họ hàng
gì cũng đều còn ở lại
hết, chỉ một mình ra đi với
vợ con mà thôi. Qua
tới Tết 1985, còn mấy ngày
nữa là lên máy bay thì càng
quýnh hơn, vì thấy sợi dây
buộc mình với cha mẹ anh em, quê
hương xứ sở sắp đứt
rồi, biết đến bao giờ mới
nối lại. Đêm cuối cùng tại
VN tôi thức suốt đêm không
ngủ được, cứ đi đi
lại lại mà niệm kinh liên tục cho
quên buồn. Coi kinh sách nói cái
gì cũng giả tạm, mà sao cái
tình của mình với người
thân yêu, đất nước ông
bà không sao nguôi ngoai được.
Truyện do Vương Dương Minh [bậc đại
hiền của Tàu] kể là ông đến
cái cốc của một ông Thầy, sau
khi luận bàn về đạo pháp thì
VDM nói đến cái tình nghĩa
công ơn của cha mẹ, nói một hồi
thì ông Thầy chảy nước
mắt ròng ròng. Mấy hôm sau trở
lại để bàn tiếp thì Thầy
đã dông về nhà rồi. Nho
gia có nói: Dục
tu thiên đạo, tiên tu nhơn đạo Nhơn
đạo bất tu, thiên đạo viễn
hỷ! Feb
2000 -T1-H1: Tôi
mới vào xem web về Văn học
VN: "http://thanglong.ecc.jhu.edu/vhvn.html", và thấy
có bài Khúc Giang của Đỗ
Phủ và bản dịch của Tản Đà.
Xin chép lại dưới đây để
quý Thầy đọc lại và giữ
làm tài liệu. Bản chữ Hán
này có vài chữ khác với
bản của Thầy CH ghi lại trong email Jan
5, 2000. Khúc
Giang Triều
hồi nhật nhật điển xuân y Mỗi
nhật giang đầu tận túy quy Tửu
trái tầm thường hành xứ
hữu Nhân
sinh thất thập cổ lai hi Xuyên
hoa giáp điệp thâm thâm hiện Điểm
thủy thanh đình khoản khoản phi Truyền
ngữ phong quang cộng lưu chuyển Tạm
thời tương tống mạc tương
vi. Bản
dịch của Tản Đà: Khỏi
bệ vua ra cố áo hoài Bến
sông say khướt, tối lần mai Nợ
tiền mua rượu đâu không thế? Sống
bảy mươi năm đã mấy người? Bươm
bướm luồn hoa phơ phất lượn Chuồn
chuồn rỡn nước lửng
lơ chơi Nhắn
cho quang cảnh thường thay đổi Tạm
chút chơi xuân kẻo nữa hoài. Feb
2000 -N1-T1: Hơn
2 ngàn năm trước, các bậc
Tiền Hiền đã nói về Lễ
và Nhạc một cách trịnh trọng ở
2 bộ trong 5 bộ Kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc,
Dịch. Leã
là hình thức bề ngoài để
tỏ sự tôn kính trong lòng, nói
vắn tắt là KÍNH. Nhạc là diễn
tả cảm tình của con người
với thiên nhiên và giữa
con người với nhau, tức là
HÒA. Lễ là khuôn khổ, lý
trí, giới luật, v.v... Nếu đời
người chỉ có mấy cái nầy
thì khô khan quá, ai thấy cũng ớn
mà né cho nên phải cần đến
Nhạc để có sự hài
hòa, thương yêu, từ bi hỉ
xả, nói nôm na là cái chất
"keo" dán quý Thầy Cô lại với
nhau cho tới trăm năm dù rằng
đã trở thành "tu keo". Nhưng
Kính thái quá thì xa cách,
mà Hòa quá mức thì khinh
lờn, trật tự rối loạn. Pháp
luật trị nước nghiêm quá
thì dân tàn, khoan quá thì dân
lờn. Bất
cứ sinh hoạt gì trong cuộc sống
kể cả việc tu học cũng vậy, khi
còn mang xác thân là còn phải
dung hòa giữa lý trí và tình
cảm, điều hòa cái chất đạo
sĩ và nghệsĩ của mình. Suy rộng
ra đến sự tiến hóa của
càn khôn vũ trụ thì cũng không
ngoài 2 cái nguyên tắc Lễ và
Nhạc nầy. ...
Tới cái tuổi "răng rụng xuống
cầu", đọc bài Khúc Giang của
Đỗ Phủ rất hay, có điều
bản dịch của Tản Đà quá
thoát, nếu không đọc bản chữ
Nho thì hơi khó hiểu, nên tui xin nhái
theo mà làm cho rõ và sát nghĩa
theo nguyên bản của tác giả. Áo
xuân thường nhựt, lúc xong
chầu Đầu
sông mỗi bữa "quắc cần câu" Nợ
rượu? chuyện thường, đâu
cũng vậy Bảy
chục xưa nay được mấy đầu? Trùng
trùng bướm hiện xuyên hoa lá Thỉnh
thoảng chuồn chuồn mặt nước
bâu Nhắn
cùng người cảnh thường
thay đổi Tạm
hưởng xuân đi, kẻo nữa
rầu! Feb
2000 -H1-T1: Phùng
Quán đọc Đỗ Phủ: Đỗ
Phủ tự Từ Mỹ Thường
xưng già Thiếu Lăng Sinh
ở miền đất Củng Cách
ta hơn ngàn năm Thơ
viết chừng vạn trang Chín
ngàn trang thất lạc Người
đời sau thu nhặt Còn
được hơn nghìn bài Chỉ
hơn nghìn bài thôi Nỗi
đau đã Thái Sơn ... Thơ
ai như thơ Ông Mỗi
chữ đều như róc Từ
xương thịt cuộc đời Từ
bi thương phẫn uất! Giữa
tuyết trong đò con Đỗ
Phủ nằm chết đói Đắp
mặt áo bông sờn Kéo
hoài không kín gối Ngàn
năm nay sông Tương Sóng
còn nức nở mãi Khóc
chuyện áo bông sờn ... Mar
2000 -N1-T1: Cuốn
sách tôi tìm được là
Manual of Zen Buđhism của DT Suzuki giá US$12,
trong đó có các bài kinh Nhật
Tụng và mấy Pháp ngữ / Tiểu
sử vài thiền sư Hoa Nhật. Phần
cuối có bộ tranh Chăn Trâu Thiền
Tông trên lụa rất đẹp chưa
thấy ở sách nào khác có
in, cùng lời bàn tương tự
như quyển mà Thầy CN gởi cho anh
em. Bộ tranh Đại Thừa thì chỉ
có hình và bài kệ đại
khái như tôi đã viết, không
có lời bàn chi hết. Tôi
nghĩ có lẽ ai cũng "chê" Đại
Thừa không bằng Thiền Tông nên
không có các lời bàn cho bộ
tranh nầy. Đúng ra quyển nầy gần
như là Kinh Nhật Tụng. Mar
2000 -N1-T1: Thầy
nhắc khiến lòng tôi bồi hồi
nhớ lại bài "Những ngày
xưa thân ái" có câu:... uống
nước dừa hay nước
mắt quê hương? Hồi
Thầy F. lùi về bên ngoại ở
HBT, thế sự nhiễu nhương, quý
Thầy bận rộn vụ 9 tuần vô ra quân
trường nên không có chó
bắt mèo ăn c..., tôi lãnh luôn
đám hũ chìm Đường
Dây. Hễ có sửa chữa là
có chuyện trước cúng sau ăn,
bận gì mấy cũng phải tới
để "phá mồi", món "nước
mắt quê hương" chỉ liếm láp
chút đỉnh mà thôi. Vả lại
lúc đó còn ở chùa,
nên các cha cũng châm chế, chiều
về mà hơi rượu nực nồng
thì làm sao dám vô cửa. Có
một lần trưa thứ bảy cúng
lớn tại Saigon Sub, các trạm địa
phương cùng dân tại chỗ tụ
lại 7-8 chục mạng mà cứ vị
tình mỗi người, chỉ "thấm
giọng" thôi cũng đã quắc cần
câu, phải nằm luôn ở đó
suốt đêm, trưa hôm sau lai tỉnh
mới dám mò về hậu liêu...
Ông Thầy trụ trì hỏi dò Cậu
KS hôm qua chắc bận công tác nên
không thấy về! ... Sau
ngày Phỏng D... vô làm cho anh Sáu
K. mấy lần nhậu "giao tế" vả cũng
biểu tiếp sức dùm. Có một
lần cả đám mặt mày đỏ
ké như mặt trời, trong tiệm vừa
bước ra thì một thằng cô
hồn chạy ngang xớt cái đồng
hồ Rolex của anh Sáu. Vả
vừa tri hô thì Thầy PC bỏ dép
đuổi theo bén gót, đám còn
lại biết là làm sao chạy nổi
nhưng cũng cứ rượt cầm
chừng, chớ chẳng lẽ... "ăn
thì có ó thì không", coi sao được. Chừng
mươi giây sau Thầy PC có lẽ đã
"thấm", cặp giò đang chạy tới
thấy bắt đầu "muốn" chạy ngang
nên từ từ dừng lại.
Đại ca Th. bình luận: tướng
Thầy PC tuy thấy tròn trịa mà biểu
diễn màn "tốc bôn trì" thật
gọn gàng đẹp lắm à! ...
Tuần rồi coi say mê chương trình
CNN Lary King Live đã dành nguyên
1 giờ phỏng vấn Dr. Deepak Chopra,
người được báo Time
sắp trong danh sách 100 icons lừng
danh nhất của thế kỷ, cuốn How
To Know God mới vừa xuất bản
của ông đã được Đức
Đạt Lai Lạt Ma và các tên tuổi
lừng lẫy khác ca tụng là một
trong những cuốn hay nhất từ
trước tời nay. Tôi đã
có đọc một số sách khác
của ông nầy và thấy đây
quả là một bực thánh nhân. Quý
Thầy vô tiệm sách coi thử xem
sao [sách bìa cứng giá ở
tiệm US$24, mua ở Sam's Club US$14, bán chạy
như tôm tươi]. Từ lâu tôi
đã có ý muốn [lạm] bàn
về đề tài nầy với
quý Thầy như ng chưa dám. Nay đọc
được cuốn nầy thì như
gặp bạn cố tri, nên khi rảnh sẽ
lai rai cùng quý Thầy cho vui, nếu quý
Thầy đồng ý. Mar
2000 -N1-T1: Thường
khi bà xã đi tới mấy cái
shopping center là tôi tấp vô các
tiệm sách lớn đọc sách
"cọp", có nhiều bàn ghế salon
hẳn hòi, đám học trò đọc
và lấy notes, ăn dầm nằm
dề trong đó coi như là thư viện
của trường vậy! Sách vở
tài liệu về bệnh tim vô số,
tôi tạm tóm tắt các điều
còn nhớ như sau: -
If you don't attack your heart, your heart will attack you: Không
nằm nếu ngồi được, không
ngồi nếu đứng được,
không đứng nếu đi được,
không đi nếu chạy được,... -
Oxygen, oxygen and oxygen: Nhớ thường
xuyên thở thật sâu, hít vô
tới lúc không hít nổi nữa
thì thở ra cho tới khi muốn đứt
hơi đỏ mặt tía tai thì lại
hít vô như trước. Đạo
gia gọi là đem tiên thiên khí
vô và trục tà khí ra. Đọc
lại bí kíp về dưỡng sinh
của Thầy HVP trong bản tin THĐL mấy
năm trước và... "thực hành"!
Chánh phủ Mỹ [cơ quan Food & Drug Administration]
vừa chính thức chấp nhận
trả tiền trị bệnh tim qua cách ăn
uống, thay cho giải phẫu, vừa ít
tốn vừa an toàn và giữ
được kết quả lâu dài
[nếu... bệnh nhân chịu tiếp tục].
Tài liệu mới cho biết ăn nhiều
bột cũng không tốt vì sẽ tăng
chất mỡ Triglyceride trong máu, người
ăn chay hay bị cái nầy. -
Fish oil & Aspirin: Nên uống mỗi ngày.
Đau bao tử không nên uống Aspirin,
người thường chỉ cần
1 viên mỗi ngày, để tránh
hại nên chia làm hai, sáng 1/2 chiều
1/2 uống liền sau mỗi bữa ăn,
nhớ nhai nhuyễn trước khi nuốt
để tránh nồng độ quá
cao khi thuốc tiếp xúc với bao tử. -
Nhớ 3 chữ F: Cho thân thể thì:
Fish, Fruit, Fiber. Về tinh thần tâm linh
khi ứng phó với cuộc đời:
Fix, Forgive and Forget! Còn chữ F thứ
tư, thỉnh thoảng FYI [ F... You Idiot] để
xả bớt bực bội cũng không
sao. -
Take it easy: Đây là "Trại cải
tạo Long thành", mãn lớp rồi
thì về với má đang đợi
ở nhà. Tụi bây có giành
giựt chỗ ngồi chỗ nằm, quên
tình nghĩa ruột thịt, hùa với
quản giáo ăn hiếp tao thì liệu
mà trả lời với bả lúc
trở về.... Apr
2000 -N1-T1: Cái
email nầy của Thầy CN giống như củ
khoai "môn"...[xin chớ thêm chữ
"lù"] làm ngứa cái lỗ... miệng,
cho nên phải lắm mồm: Những
hiện tượng mà mình thấy,
tiếp xúc với người, sự
vật trong khoảng thời gian nào đó,
có liên hệ tới vô số
người vật, bề mặt lẫn bề
trái từ bá thiên vạn kiếp,
cho nên đánh giá người
theo cái mình đã và đang thấy
cũng tương tự như coi 2, 3 cái
frames mà đánh giá hết cuộn
movie dài vô tận. Người
dù xấu mấy rồi cũng thành
Phật mà! Có điều là chừng
nào? Cái nầy thì tùy thuộc
vào mỗi cá nhân. Tôi lại có
cái hiểu hơi "xuyên tạc" về con
người như sau: Mỗi người
là một Như lai viên giác cảnh
giới, muốn hiểu trọn vẹn [Viên
Giác] thì trong Kinh có câu: Dĩ
tư duy tâm trắc đạt Như Lai viên
giác cảnh giới, như dĩ huỳnh
hỏa nhiệt Tu Di sơn: Chung bất năng đắc. [Xin
sám hối vì cắt nghĩa "xuyên
tạc" như sau: Lấy cái lỗ tai nghe chính
"người nầy" nói, hay nghe người
khác kể lại, hoặc mắt thấy trong
khoảnh khắc nào đó mà đo
lường đánh giá "toàn
bộ con người nầy", cũng như
lấy lửa đom đóm mà đốt
núi Tu Di, rốt cuộc không bao giờ
hiểu thấu hết.] Nói
nôm na đi làm về, bước
vô nhà thấy cứt đái
tùm lum, thúi rùm cả nhà thì
sân si nổi lên rần rần. Nhưng
coi tờ giấy ghi trên bàn là
cả nhà đã vô nhà thương
cùng với người bệnh đang
nằm ở Phòng Cấp Cứu không
biết sống thác ra sao, thì mình hiểu
được "vì đâu nên nỗi"
và cái sân si đó lập tức
đổi thành đại từ đại
bi cứu khổ cứu nạn liền. Nói
như vậy không phải là khoái hưởi
cứt, hốt cứt hoặc đổ
bô, tuy nhiên nếu mình chưa đạt
tới mức coi cả thế gian là
MỘT, là anh em ruột thịt một nhà,
người thì bịnh nầy, người
bị bịnh kia, thì mình nên làm
theo kiểu của Thầy CN: "Thôi
thì cũng giống như chơi với
bạn, lựa những phần hợp
nhau mà chơi, chỗ nào không hợp
thì... "wa-ta-shi né"! Để tránh đổ
vỡ, tránh hận thù, tránh hiềm
khích, tránh "chiến tranh", và đạt
đến "thân tâm thường lạc".
Phật dạy như vậy!" Apr
2000 -N1-T1: Mới
nhớ lại có coi video trích đoạn
Đức Đại Lai Lạt Ma thuyết
pháp về Từ Bi tại trường
CU ở Boulder, có nói là thực
hành compassion với chính mình
và gia đình rồi tới hàng
xóm, Ngài diễu là phải coi chừng
để bỏ chạy nếu thằng cha
neighbor
hiểu lầm cái compassion của mình mà
trả đũa lại, cả hội trường
cười nghiêng ngửa. Tôi rất
khoái tiếng cười và nét
mặt lúc Ngài cười, dòn
dã, rạng rỡ hồn nhiên y như
là tiếng cười của trẻ
con lúc vui đùa. Theo thăm dò thì
dân Mỹ già trẻ bất kể tôn
giáo đều thích lúc Ngài cười. Có
mấy đại ban nhạc Rock, coi bộ xì
ke ma túy cùng mình, khi được
phỏng vấn cũng chịu tiếng cười
hoan hỷ đó lắm. Họ đi trình
diễn đóng góp rất lớn
vào quỹ cứu người Tây
Tạng tị nạn. Apr
2000 -B1-N1: Nghe
HT kể lại chuyện xưa : Chệnh
lòng tôi nhớ Phú lâm, Những
ngày đen tối chửi thầm thằng
ngu Ngu
ơi ngu hỡi là ngu Đưa
đường dẫn lối như mù
đi đêm. Đó
là chuyện xưa. Còn chuyện nay (hôm
nay, NASDAQ) là như vầy : Thân
nầy vốn chẳng bao nhiêu, Thị
trường chứng khoán có nhiều
rủi ro, Hôm
nay vỡ mộng tò vò, Ong
nầy hết nhụy, bò hòn lại chua. Apr
2000 -N1-T1: Mình
đến với một thân thể trần
truồng, khi ra đi có thêm chút đỉnh
quần áo tạm trong vài bữa trước
khi xuống lỗ hoặc vô lò thiêu,
sau đó thì cùng con trâu đen,
trâu trắng hoặc không trâu mà
về nhà xưa! Cái giấc mộng hằng
đêm hay giấc mộng 7, 8 chục năm
cũng đều là giấc chiêm bao.
Nói dễ làm khó, cho nên xin nói
ra đây cũng là để cảnh
tỉnh chính bản thân tôi mà thôi. Còn
cái vụ: "khi về tui trị không lại"
khiến nhớ lại chuyện hồi còn
nhỏ ở dưới quê bảo
đảm có thật : Chuyện
1: Ông
"thầy" cầm cây roi đứng ở
bờ bên kia con rạch, vừa thở
hào hển vừa chõ miệng thách
đố bà thầy đang ở bờ
bên nầy: Mầy giỏi mầy qua đây?
Mầy giỏi mầy qua đây! Bà
thầy vừa nhảy ùm xuống rạch
định lội qua, thì bên kia ông
Thầy quăng cây roi, co giò chạy mất! Chuyện
2: Một
ông thầy khác, bữa nọ trong nhà
đóng kín cửa, con nít nghe cứ
sau mấy tiếng ạch đụi là tiếng
ổng hét lên: Mầy chết mầy
chưa? Bà con lối xóm la lên Bữa
nay thằng Hai nó đánh chết vợ
nó rồi, coi chừng mắc nhơn mạng!
Chừng dòm vô kẹt vách ván
thấy Bà thầy ngồi trên bụng
ông Thầy mà thoi lia chia. Cứ mỗi
lần ông Thầy ăn thoi thì nghe ổng
la: Mầy chết mầy chưa? Mầy chết
mầy chưa?! Để phen nầy tao trị
cho mầy biết tay tao!... May
2000 - N1-T1: Mới
nhớ trong cuốn How To Know God, tác
giả là Bác sĩ có kể một
ông tới than bị mất sức
trầm trọng, gần như không làm
nổi việc gì nữa. Ông bác
sĩ làm cuộc thử nghiệm toàn
diện, không thấy điều chi bất
thường, hỏi han thêm thì ra đây
là tay xếp lớn về hưu nên
mới biểu ông nầy ngồi yên
nhắm mắt để đó. Sau 10 phút
thì Bác sĩ biểu mở mắt
ra rồi hỏi ông thấy sao? Cha nầy
trả lời "thiệt là muốn phát
khùng" và nhảy ra khỏi ghế! Bác
sĩ mới nói đại ý là
hồi nào tới giờ ông
nầy sống trọn đời cực
kỳ lăng xăng, bận rộn với
ngoại cảnh, nay cái bận rộn căng
thẳng đó không còn nữa
nên đầu óc bị ... khủng hoảng!
Sau đó tác giả chỉ cho ông ta
bắt đầu cuộc sống về nội
tâm, v.v... Theo
thống kê về đời sống
của các tay xếp lớn lúc làm
việc chuyên đối phó với
các khủng hoảng, thì sau khi về hưu
5, 6 năm là trở về với
cát bụi. Chợt nhớ tới
lời ông Thầy F. nói trước
đây: Làm giàu cho cố sát
tưởng là tới già sẽ
hưởng, mà có còn sức
đâu để mà hưởng.
Tâm thần thể xác suy sụp, rốt
cuộc "Của Tào đổ Âm Ty", hai
tay bắt chuồn chuồn rồi nhắm mắt
đi luôn dắt theo "con trâu" hung bạo
đen thui mà về Âm Cảnh. Bên
Ấn Độ có truyền thống chia
cuộc đời con người làm
4 giai đoạn: 20 năm đầu vui chơi,
học hành; 20 năm kế: làm việc,
lập gia đdình, phấn đấu với
đời nhưng cũng bắt đầu
hướng về nội tâm; 20 năm
kế tiếp: nửa đời nửa
đạo; và khoảng đời còn
lại dành trọn cho tâm linh. Xin
tặng quý Thầy một đoạn trong bài
thơ xưa theo thể văn Động Đình
Hồ: Đời
hằng đổi, nước non không
đổi Giữ
nhơn luân làm mối Đạo truyền Mãng
lo lộc cả cao quyền Đem
thân trần cấu gieo miền trầm luân Biệt
cành lá rụng đầy rừng Con
thuyền Bát Nhã lỡ chừng
độ duyên.... May
2000 - H1-N1: Cái
nguy thiếu Stress của mấy tay làm
việc căng thẳng bỗng nhiên ngừng
ngang rất nguy hiểm, trong sở tôi làm
có một tay về hưu được
hai năm về trại ở quê ở
thì bị xuất huyết não.Bác
sĩ cũng nói là tại thiếu stress.
Nên dạy cho chúng tập thiền. Còn
mấy tay làm bộ căng thẳng để
hù đàn em thì vẫn sống lâu
và trẻ mãi. Sau
khi Ngài Huệ Khả được Tổ
Bồ đề đạt ma (Bodhidharma) nhận
làm đệ tử mà lòng vẫn
còn thao thức, tại sao tâm mãi
lăng xăng trong lúc ngồi thiền. Một
hôm đến trước Tổ Ngài
bạch: "Bạch Hòa thượng, tâm
con chẳng an, xin HT dạy con pháp an tâm".
Tổ Đạt ma nhìn thẳng, bảo: "Đem
tâm ra ta an cho". Ngài sững sốt
quay lại tìm tâm, không thấy bóng
dáng, bạch Tổ: "Con tìm tâm không
được." Tổ bảo: "Ta an tâm
cho ngươi rồi". Ngay đấy Ngài
Huệ Khả biết được đường
vào... May
2000 - N1-H1: Chính
cái nỗi nhức nhối đó
mà tui đành để cho ông bà
già thà xa mình mà còn được
gần gũi quê hương con cháu, bà
con xóm giềng... Thôi thì tại số
phần như vậy, biết sao bây giờ.
Nỗi ước mong là sau khi ổn định
công việc, sẽ về thăm quê nhà
thường hơn, nhưng lại nghĩ tới
lúc chia tay ai nấy rưng rưng mà thảm
sầu trong dạ. Còn nếu đợi
tới lúc về hưu để có
thể về quê hương ở lâu
đài thì e rằng quá muộn, như
Thầy Tử Lộ hồi còn cơ hàn
đội gạo nuôi mẹ, đến khi
được làm quan thì mẹ đà
khuất bóng, Thầy khóc than thống
thiết ước rằng thà đội
gạo cực khổ mà mẹ con còn
hôm sớm có nhau, chớ nay mới
bắt đầu được miếng
đỉnh chung thì chỉ có một mình. Có
2 câu được lưu truyền như
sau: Thọ
dục tĩnh nhi phong bất tức Tử
dục dưỡng nhi thân bất tại [Cây
muốn lặng mà gió chẳng ngừng Con
muốn phụng dưỡng mà cha mẹ
không còn.] Jun
2000 - H1-T1: Các
thân hữu nào thích nhạc cũng
phải nhớ tới cặp bài trùng
Khánh Ly và Lệ Thu, song ca hai bè bài
Tiếng sáo thiên thai do Phạm Duy phổ
theo bài thơ Tống biệt của Tản
Đà : Êm
êm ôi tiếng sáo tơ tình, xinh
như bóng xiêm đình, trên không
uốn thân hình... Ai
đã từng nghe đều thở
dài... quá hay. Căn
cứ vào sách Thần tiên truyện,
đời Hán, tiết Đoan ngọ
(mồng 5 tháng 5) hai chàng Lưu Thần
và Nguyễn Triệu vào núi Thiên
thai tỉnh Chiết giang hái thuốc, gặp
hai tiên nữ, kết duyên vợ
chồng. Được nửa năm,
hai chàng nhớ nhà đòi về.
Hai nàng lưu lại không được,
đưa tiễn xuống núi. Hai chàng
về đến làng, chẳng còn ai
nhận ra, chỉ còn người cháu
bảy đời nói rằng có
cụ tổ lâu đời vào núi
hái thuốc không trở về. Hai
chàng bơ vơ muốn trở lại
Thiên thai nhưng không nhớ đường,
sau biệt tích. Một
trong năm bài thơ của Tào Đường
(Đường thi) đây là bài
Thiên thai tống biệt : Ân
cần tương tống xuất thiên thai Tiên
cảnh na năng khước tái lai Vân
dịch ký quy tu cưỡng ẩm Ngọc
thư vô sự mạc tần khai Hoa
lưu động khẩu ưng trường
tại Thủy
đáo nhân gian định bất hồi Trù
trướng khê đầu tòng thử
biệt Bích
sơn minh nguyệt chiếu thương đài. Tản
Đà dịch : ...
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm
ngùi Trời
đất từ nay xa cách mãi Lá
đào rơi rắc lối Thiên thai Ngàn
năm thơ thẩn ánh trăng soi. Trong
cuốn Thần tháp rùa của Vũ
khắc Khoan có kể là, một hôm
chàng họ Lưu (cỡ TH Sắc) dụ
được cô tiên nữ xuống
suối tắm. Trăm phần trăm, anh ta
làm đủ cách mà cô kia không
hiểu gì hết, cũng không nhột,
lúc nào cũng "off ". Hai chàng đòi
về. Tác
giả kết luận : Nơi Thiên đường
chẳng có gì lý thú cả vì
con người đã bị phân cực
(nhuộm đỏ). Jun
2000 - N1-H1: Thầy
CH làm tui nhớ lại lúc gần
bỏ xứ ra đi, vợ chồng tui
được mời tới nhà
cặp họa sĩ Bé Ký & Hồ Thành
Đức dự tiệc đãi một
anh bạn của cặp họa sĩ nầy. Anh
đó là bậc trí thức đã
sống ở Pháp, rồi hồi hương
về VN để xây dựng đất
nước, giờ lại muốn tìm
đường ra đi. Khi biết tụi
tui sắp được đi Mỹ anh bèn
vừa hát vừa đàn bài
Thiên thai, kế đến ngâm thơ
Tống biệt của Tản Đà,
kể chuyện Lưu Thần Nguyễn Triệu
mà ngụ ý đến hoàn cảnh
của anh hiện nay: Vì lòng yêu mến
quê hương nên trở về trần,
nhưng trần gian XHCN thì... anh không thế
nào hội nhập được nữa
rồi. Tìm đường trở
lại Thiên thai chỉ thấy bóng trăng
ẩn hiện trong màn sương phủ đầu
non... Bữa đó tôi thấy anh ấy
rớt nước mắt và nhậu
quắc cần câu. Trở
lại nhạc xưa, nhớ lại hồi
7, 8 tuổi học đờn mandolin, tập
các bài của Văn Cao và Phạm
Duy mà đã thấy nhạc và lời
hay quá là hay: Văn Cao có Thiên
thai thì Phạm Duy có Tiếng sáo Thiên
thai [phổ theo ý thơ của Thế Lữ],
Văn Cao có Trương Chi thì Phạm Duy
có Khối Tình Trương Chi, đều
là các tuyệt tác phẩm mà đến
bây giờ mỗi khi xem đi xem lại
video tôi đều thấy "xuất thần
nhập diệu". Khoảng 1955-56 có phim Khối
Tình Đến Thác Chưa Tan, Kỳ
nữ Kim Cương đóng vai Mî Nương,
Ngọc Nữ Trang Thiên Kim vai một thôn
nữ có mối tình câm vì
anh Trương Chi... Đoạn kết lúc
Mî Nương rót trà vào chén
ngọc thì bóng thuyền Trương Chi
thổi sáo hiện lên kèm theo lời
ca tiếng nhạc đệm văng vẳng bài
Khối Tình Trương Chi của Phạm
Duy, thì khán giả đều rơi nước
mắt... Mấy
năm trước có đọc tin "Ngọc
nữ" Trang Thiên Kim giờ đã
là một Sư Bà tu ở một ngôi
chùa nhỏ tại Thủ Đức, cuộc
sống rất lam lũ đạm bạc: Mùi
Thiền đã bén muối dưa Màu
Thiền ăn mặc đã ưa nâu
sồng Sự
đời đã tắt lửa
lòng Còn
chen vào chốn bụi hồng mà chi Aug
2000 - H1-T1: Sau
45 năm trở lại làng cũ, nay thấy
bài thơ của Lý Bạch hay hay nhờ
các thầy dịch giúp : Thiếu
tiểu ly gia lão đại hồi Hương
âm vô cải minh mao tồi Nhi
đồng tương kiến bất tương
thức Tiếu
vấn khách tùng hà xứ lai? Bỏ
nhà lúc nhỏ lão trở về Tiếng
thì không đổi mặt mày sa Lũ
nhỏ cùng nhìn không biết được Cười
cười hỏi khách ở đâu
qua! Aug
2000 - N1-H1: Saün
đây xin nhắc lại bài thơ xưa
còn nhớ lõm bõm: Bất
hướng cố hương cửu Tường
vi kỹ độ hoa Bạch
vân hoàn tự tán Minh
nguyệt lạc thùy gia? Quê
xưa xa cách bao xuân Khóm
tường vi đã mấy lần nở
hoa Mây
xưa hẳn vẫn bay xa Trăng
xưa biết rụng xuống nhà ai nao? Chợt
nhớ đến 2 câu tả tâm
trạng đồng bào miền Bắc nhớ
đến quê cũ trong dịp Xuân về: Hỡi
ôi phương Bắc xa xôi ấy Đào
nở hay là đợi cố nhân? BHNT1T2 |