Nóng
Còn Cau Mặt
Với
Tang Thương Bút
ký của
Đào Hữu Hạnh Xe
buýt Greyhound dừng lại trạm Chandler,
lúc 8:25AM, đúng phóc giờ
ghi trong bảng lộ trình. Lãnh hành
lý xong trong vòng 1 phút, nguời
hành khách độc nhất xuống
xe là tôi, từ từ kéo va-li
băng qua đường vắng vẻ
của một ngày thứ bẩy đầu
tháng 8, giữa mùa hè oi bức.Giờ
nầy mà nhiệt độ lên 90 độ
F rồi. Cấu trúc thiết kế đô
thị của Mỹ na ná giống nhau, đường
sá xẻ ngang sổ dọc vuông vức
như ô bàn cờ tướng.
Chandler là một thị trấn hơi
cổ, thành lập năm 1930, với các
đồn điền bông gòn bạt
ngàn, mà ngày nay được
thay thế bằng nhà ở, khu thương
mại và đường tráng nhựa.
Ghé vào một tiệm Donut ven đường,
tôi kêu một medium coffee, một "ham
and cheese croissant", món ăn sáng quen thuộc.
Người bán hàng ngẩn người
một giây, rồi bảo chỉ có "egg
and cheese". Thì ra dân sa mạc chuộng trứng
hơn. Thôi thì cũng được,
thay jambon bằng trứng chiên vậy,
có chết con cào cào nào! Theo thói
quen, tôi bỏ đồng quarter mua báo,
nhâm nhi cà phê nhẩn nha tin tức
thế giới. Tôi
có 3 cô con gái cùng rủ rê
nhau về xứ sa mạc nóng rát,
để làm ăn. Đất "độc"
đãi người, chúng tậu nhà
cửa cả. Tôi có dặn đừng
đứa nào đi đón, tôi
sẽ về nhà một mình. Đây
không phải là lần thứ nhất
sang chơi, nên thời biểu xe buýt
tôi thuộc lòng cả. Cái tật điểm
báo trong điểm tâm lấy mất
đi một tiếng đồng hồ. Cũng
còn kịp giờ cho một chuyến xe
buýt nội thành . Như
đã dặn trước trong e-mail,
cửa sau nhà con tôi để bỏ
ngỏ. Sau 5 phút quá giang, tôi vào
nhà trong yên lặng. Mặc dù là
thứ bẩy, con cái vẫn đi làm.
Chúng vui với công việc, không
bỏ lỡ một ngày phụ trội
nào. Hai cháu ngoại đi babysit tới
trưa mới về, tôi vớ điện
thoại gọi ngay cho Nguyễn Khắc Huề.
Tiếng reo vui bên kia đầu dây cho
biết Kha Văn Tỷ với bà xã
đi tour Hoa lục tuần tới mới
về. Sau hồi hỏi thăm sức khỏe
cả nhà, tôi hẹn sẽ gọi lại
vào cuối tuần tới. HOHOKAMNgay
tại Phoenix, có Pueblo Grande Museum and Cultural
Park, tọa lạc tại số 4619 East Washington
Street, Phoenix, AZ 85304. Nằm kế bên phi trường
quốc tế, viện bảo tàng Pueblo Grande
trưng bày các di vật của thổ dân
sa mạc. Du khách mua vé vào cửa,
đi dạo qua nhiều phòng trưng bày
để tìm hiểu phần nào dĩ
vãng của một sắc dân một thời
hùng cứ vùng đất nóng
nung người tức bình nguyên
nắùng cháy Sodoran. Khuôn viên
của bảo tàng rất rộng lớn,
muốn xem trọn vẹn phải mất 1 tiếng
đồng hồ. Nếu xem kỹ hơn một
chút, hai giờ trôi qua không thấm
tháp gì. Bảo tàng mở cửa
quanh năm suốt tháng thứ hai tới
thứ bẩy: từ 9 giờ sáng
đến 5 giờ chiều. Chủ nhật:
từ 1 tới 5ø. Du khách phải
mua một vé vào của trị giá
$2.00/ người lớn; $1.00/ trẻ em;
$0.00/ dưới 6t; $1.5/ người già.
Chủ nhật miễn phí.
Xem
xong một vòng, du khách có thể theo
cửa hông bước ra ngoài viếng
ngay các phế tích. Nhưng muốn có
một cái nhìn tóm gọn về sắc
dân nầy - HoHoKam - (đọc Hô-Hô-Kam),
nên bước vào phòng chiếu
bóng, bỏ 1 tiếng để xem một
cuộn phim sử lược về sắc
dân miền đất khô cằn sỏi
đá nầy. Rạp chiếu bóng của
bảo tàng viện tổ chức thật
khoa học, cứ mỗi 1 giờ là
có buổi chiếu. Vào đầu giờ
và giữa giờ, khách bước
vào, tự động ấn nút "play",
rồi ngồi thưởng thức lịch
sử của một sắc dân, để
rồi ngậm ngùi lẩm nhẩm lại những
lời hát của bản nhạc:"Hận
Đồ Bàn"... người xưa đâu?
mà núi kia nay đã sâu thành
hào... người xưa đâu... người
xưa đâu... Thời
gian phục vụ ngoài Đa nhim, tôi có
những chiều cuối tuần, thơ thẩn
nơi các Tháp Chàm Phan rang, để
lắc đầu ngao ngán cho những
công trình đổ nát, cho những
u uẩn tủi hờn chìm lắng vào
tâm tư của những người
dân Chàm lạc lõng trên đất
Việt, giữa người Việt. Cho
hay, cồn dâu hóa biển chỉ là
chuyện thường trên quả địa
cầu, không có gì gọi là vĩnh
cửu cả, một triều đại dù
hưng thịnh, một chế độ dù
tàn độc, rồi cũng phải có
ngày cáo chung, không chóng thì chầy. Những
người Mỹ đầu tiên thám
hiểm chiếm đất, tình cờ
phát giác ra hệ thống kinh đào
sâu thẳm, thẳng tắp, tuy đã
khô kiệt, nhưng cũng đủ sức
nhen nhúm ước mơ tạo lập khu
đô hội: đó là xây cất
một thị trấn giữa chốn sa mạc.
Với niềm ước vọng đó,
thành phố Phoenix được thành
hình dần và biến thành nơi
đô hội nổi tiếng ngày hôm
nay. Hệ
thống kinh lạch ấy làm các nhà
khảo cổ và địa chất học
háo hức nghiên cứu. Đó
là công trình của một loài người
nhiều sáng kiến. Hệ thống dẫn
thủy nầy dài tổng cộng 1000 (một
ngàn) cây số, với các kinh
rạch thẳng tắp như sợi chỉ.
Kiến trúc sư vào bậc thầy thủy
lợi nầy là giống thổ dân
sa mạc HoHo Kam. Sa mạc Arizona không mang sắc
thái của biển cát nóng Sahara
bên Phi châu, mà có cây cối,
núi đá. Vùng đất Phoenix
thuộc bình nguyên sa mạc Sodoran, có
thảo mộc sa mạc mà đa số là
xương rồng đủ các dạng.
Trên núi đá lỏm chỏm, có
sơn dương hàng đàn, có
các loại cheo chồn chim chóc, tạo nguồn
protein ít ỏi cho dân vùng chó
ăn đá gà ăn sỏi. Cái
nắng giữa tháng 8 mà tôi đang
giăng giăng bên dưới, đủ
gieo nên ngàn cảm nhận về sự
khắc nghiệt địa dư mà một
dân tộc phải gánh chịu. Người
Hohokam xuất thân từ nước
Mễ tây cơ cổ. Họ không thể
nào sống dung hợp được
với các giống dân Inca và
Aztek, nên bỏ thổ ngơi lần theo
phương bắc tìm gặp lưu vực
phì nhiêu giữa hai con sông Gila
và Salt River, vào 300 năm trước
công nguyên. Ít nhiều gì hoàn
cảnh của người Việt tị nạn
và Hohokam cũng có vài điểm
tương đồng về suy nghĩ hai chữ
Tự do. Họ là những người
định canh, nên họ tổ chức
ngay trồng trọt canh tác hoa màu. Về
phần thịt, thì họ đi săn bằng
cung tên, giáo mác. Tuy nhiên, họ ít
ăn thịt hơn rau quả. Thực phẩm
chánh là bắp và đậu mesquite.
Mesquite là một loại cây mọc vùng
sa mạc Arizona, California, Nevada, trông từa
tựa cây me và trái giống như
đậu "ve". Khi chín, vỏ đen và
khô, nứt ra cho từ 6 đến
10 hột cỡ đầu ngón tay út.
Ngoài ra họ còn trồng bông, dệt
vải. Họ là những nhà thủy
lợi đại tài, dùng que gỗ
đào những con kinh dài ngút
ngàn, thẳng tắp, chiều sâu có
khi lên đến 8 mét, có nơi rộng
17 mét. Tuy giỏi về đào đắp,
họ lúc nào cũng tin tưởng
vào các đấâng thần linh, không
dám có ý định thay trời
làm mưa. Người ta tính ra, với
hệ thống kinh rạch một ngàn cây
số, họ đã phải di chuyển 1 triệu
mét khối đất đào. Đất
nầy họ nắn thành gạch, chất
chồng lên thành thành quách, có
ngôi nhà bánh ú cao nhất để
tiên đoán khí tượng và
phân chia ngày tháng mùa màng. Dân
số của họ có những thế
kỷ lên đến trên 800 ngàn người.
Họ sống trải rộng trong một chu vi hai
mươi ngàn dặm vuông. Nhưng,
một điều cho đến nay vẫn còn
bí mật, nghĩa là chưa có câu
giải đáp: cuối thế kỷ thứ
15, đột nhiên họ mất hẳn trên
mặt đất. Thế họ đi đâu?
Không ai biết! Các nhà khảo cổ
đã đào xới nát sa mạc,
lục lọi tất cả hang động để
xem có chút tàn tích nào để
lại không? Tuyệt nhiên không! Có
một lúc người ta đắp một
xa lộ chạy bọc phi trường quốc
tế Skyharbor (Phoenix), công nhân đã
tìm thấy nhiều hầm xương cốt,
nhưng... đó là nghĩa trang của
người Pima. Dân Pima là một
giống thổ dân sa mạc có thời
kỳ đánh chiếm đất đai
người Hohokam, làm những người
nầy cùng kéo nhau đi đâu mất
hết như 18 thế kỷ trước
họ bỏ Mễ ra đi. Theo các linh mục
Tây ban nha khi đến vùng sa mạc rao
giảng kinh Chúa, người thổ dân
Pima có kể lại , theo truyền thuyết,
về mộtù dân tộc cực kỳ
thông minh được độ thẳng
lên trời... Tại
Pueblo Grande Cultural Park, du khách có dịp
theo đường mòn ngoằn ngoèo
đi đến nơi thao trường,
nơi thổ dân tụ họp vui chơi trong
các ngày lễ hội, hoặc quá bộ
lên lầu đất thiên văn. Họ
cất nhà đất trên thành đất
cao, chừa cửa để quan sát
bóng mặt trời chiếu rọi ngắn
dài, định lịch làm mùa. Họ
dùng đài thiên văn để
quan sát tứ phía. Dân cất nhà
ở thành từng xóm cách
nhau chừng 3 dặm. Nhà họ dùng
cây bổi cây chà sa mạc dựng
lên, cho mát. Thành đất là
nơi thiêng liêng thờ phượng,
cúng tế và chữa bệnh. Mỗi
xóm có một thành đất, do vậy,
trong sa mạc, rất nhiều thành mọc lên...
Du khách còn thấy tồn tại nhiều
dấu vết kinh rạch trong đó có
những con kinh hiện còn đang sử
dụng, mà chánh phủ cố duy trì
tình trạng nguyên thủy. Đã
đến giờ đóng cửa,
tôi phải ra về trong bàng hoàng ngơ
ngẩn. Nắng chiều vẫn còn rực
rỡ, trời chiều vẫn còn
nóng, nơi nầy, 500 năm trước,
vào những buổi chiều tà, cũng
có làn khói lam êm êm tỏa
trên mái nhà củi khô, có tiếng
reo vui của đàn trẻ. Thế mà
chiều nay, ngoài tiếng rì rào xe
chạy trên Express way vắt ngang, ngoài
trời vẫn hanh nắng, nhưng khung cảnh
chìm trong im lặng hoang vắng một niềm
cô liêu... BẤT ĐÁO TRƯỜNG THÀNH PHI HẢO HÁNSáng
sớm thứ bẩy, tôi gọi ngay
cho NK Huề. Anh cho biết vợ chồng KV
Tỷ đã về. Chúng tôi hẹn
nhau đi ăn sáng lúc 10 giờ.
NK Huề và KV Tỷ cùng cư ngụ một
thị trấn mang tên Tempe, giáp ranh
với Chandler, cách Phoenix chừng 20
phút lái xe. Tỷ rủ chúng tôi
về nhà xem phim du lịch Hoa lục gồm
cảnh sắc Thượng hải, Bắc
kinh, Tô châu, Hàng châu v.v... do chính
Kha đại nhân thu hình, trong chuyến
đi tour Trung quốc 9 ngày, giá $1080
bao vé phi cơ, ăn, ngủ. Chúng tôi
saün đường ghé tiệm mua một
ít mồi, bia nhà Tỷ trữ saün.
Chuyện vãn về tin tức anh em, kiểm
điểm xem bạn bè thân sơ ai mất
ai còn, tôi có kể chuyện anh PX Hùng
giải phẫu ruột cho mọi người
nghe. Giờ thì anh Hùng đã từ
giã thế tục để cỡi hạc
theo mây ngàn. Ô hô! Thân tứ
đại ai không về lại với
cát bụi. Cõi vô thường,
mọi vật có tồn tại mãi đâu.
Kìa trường thành mấy ngàn
năm trơ gan cùng tuế nguyệt, nhấp
nhô uốn lượn giữa đồi
núi chập chùng của miền bắc
Hoa lục, với bề thế đó,
nếu đắp toàn bằng đất
với sức một người đào
và vác một mét khối đất
một ngày, phải mất 100 ngàn người
cho 100 năm. Ai công ai tội! Tần Thủy
Hoàng và các vì quân vương
kế tiếp, đày ải giết chóc
trăm họ, để thực hiện mộng
ngăn chận Hung nô, bảo vệ bờ
cõi, biên thùy. Bao nhiêu mạng người
đã gục ngã, bao nhiêu tài nguyên
quốc gia bị phí phạm. Thiên hạ
nguyền rủa. Nhưng theo năm tháng, trường
thành hiện nay là một thắng tích
lừng danh Trung quốc, thu lắm tiền
từ du lịch cho quốc gia. Thật là
công cũng đó mà tội cũng
đó... Nhìn Tô châu qua ống
kính, xinh đẹp hữu tình như
trong tranh thủy mạc, giòng Dương tử
lặng lờ ẩn hiện, ai không nhớ
lại người đẹp Tây Thi giặt
lụa tại Trữ La thôn, ven giòng
sông êm ả. Nhan sắc Tây Thi làm
say đắm Ngô Phù Sai, làm thượng
tướng Ngũ Tử Tư bạc trắng
hếu mái đầu sau một đêm
thức trọn... Chính nhan sắc chim sa cá
lặn đó đã cứu Việt
Vương Câu Tiễn, dùng khổ nhục
kế khép mình giả khiếp nhược,
chiêu binh mãi mã khôi phục cơ
đồ. Vô thường là vậy,
ai công hầu, ai khanh tướng, ai ba năm
trấn thủ lưu đồn, ai ngày thời
canh điếm tối dồn việc quan... sang
hèn đều đi vào hư và
không cả. Phù vân còn đó,
đời khác nào giấc mộng
kê vàng!!! Nếu tin quả có Luân
hồi, cuộc sống kiếp sau đảo
ngược cuộc sống kiếp nầy
nếu trong hiện tại biết tu nhân tích
đức. Tu là sửa. Thế thôi!
SEDONAMuốn
vào Sedona, du khách từ Phoenix đi
theo lộ liên bang 17, theo hướng bắc
(tức hướng về thị trấn
Flagstaff), chừng 100 miles. Độ 20 miles
cách Sedona, có một trạm thông tin du
lịch, bạn ngừng lại để vào
các fast foods như Carl’s Junior, McDonald dằn
bụng nghỉ chân và ghé lấy bản
đồ lẫn lời chỉ dẫn miễn
phí. Nhân viên trạm vui vẻ với
mọi người, không ỷ mình làm
việc cho nhà nước mà lên
mặt cau có.
Sau
đó du khách tiếp tục lái xe
về hướng bắc, đến exit
tỉnh lộ 179, thì rẽ vào chạy theo
chỉ dẫn dọc đường. Chừng
20 phút sau, nhiều mõm đá dựng
vuông vức một màu đỏ ối
hiện ra lố nhố. Đất cát nơi
đây cũng màu đỏ nốt,
gợi nhớ những ngày công
tác tại Ban Mê Thuột. Những
mõm đá đỏ nơi đây
có nhiều hình thù đặc biệt
nên được mang tên: mõm chuông,
mõm giáo đường, mõm lò
sưởi v...v... xâm thực đã
xói mòn lớp đất bao phủ
bên ngoài, để lòi đá
đỏ sẫm mà người tàu
gọi là chu-sa thạch. Từ
khi được công nhận là địa
điểm du lịch của quốc gia vào
năm 1988, Sedona thu hút mỗi năm 4 triệu
lượt viếng thăm (Grand canyon 5
triệu), tính trung bình 11 ngàn lượt
một ngày. Tỉnh lôï 179 không dài
lắm và tận cùng bằng mộtcảnh
lộ (scenery drive) vắt ngang mang tên hương
lộ 89. Đoạn cảnh lộ nầy chia làm
hai : 89A và 89 B. Cuối 179, rẽ trái là
89A, dẫn đến thị trấn Sedona và
mõm Red Rock. 89B đi ngoằn ngoèo
về Flgstaff, nơi khởi đầu cao
nguyên Colorado trong đó thắng tích
Grand Canyon được nhắc nhở
trên đầu môi chót lưỡi.
Trên cảnh lộ 89B, cách phủ lî
Sedona chừng 20 dậm, có thắng cảnh
Sliding Rock. Sliding là trượt. Vâng,
ta có thể nằm ngửa trên giòng
nước suối trượt tên
các phiến đá xanh láng như
gương, rơi vào một bể chứa
nước yên lặng như tờ.
Con suối nầy chảy vào giòng suối
Oak Creek để hội nhập vào giòng
sông Colorado chảy lững lờ phía
dưới truông lớn (grand canyon). Vì
là một địa điểm du lịch,
nên Sedona có trang bị tất cả tiện
ích liên quan như Trung tâm hướng
dẫn du lịch miễn phí, khách sạn,
phi trường, gian hàng kỷ vật, nhà
hàng, fast food. Có nhiều thì giờ
thì thuê phòng ở lại, giá
rất rẻ, để đi bộ thăm
nom thắng cảnh (gọi là Hiking). Ít
thì giờ mà muốn nhìn trọn
khu vực thì có máy bay trực
thăng, máy bay cánh quạt, khinh khí
cầu. Muốn tìm cảm giác "teo" thì
đi ngoạn cảnh bằng xe jeep. Xe chạy
cập lề, bên dưới là vực
thăm thẳm sâu, bên hông là
dốc đá dựng. Giá cả du
ngoạn ở đây rất rẻ, người
phụ trách lịch sự vui vẻ, hỏi
ai mà không thích. Sedona
nằm ngay ngoại vi khu cao nguyên Colorado - trong
đó bao gồm Grand Canyon. Xin mở
dấu ngoặc ở địa danh Colorado,
người viết có gặp TH Trần
Kiêm Cảnh từ Pháp qua, thăm truông
thăm thẳm chiều hoang biền biệt Grand
Canyon, anh cho biết anh chị Lâm Dân Trường
đang gạo chữ Tàu một cách
ráo riết để tái Hoa du vào
một ngày gần đây, bằng xe đạp
mướn. Có nói được
tiếng Tàu rành thì mọi sự
hưởng dụng đều rẻ mạt.
Xin đóng ngoặc. Tuy ở cao độ
4.500 feet, nhưng Sedona chỉ mát hơn Phoenix có
10 độ F, mỗi mùa. Đó là
khí hậu sa mạc vùng cao độ, do
đó du khách thấy lác đác
đó đây vài cây xương
rồng còm cõi chen lẫn với
đám dương xỉ loe hoe . Cách
đây 1,8 tỉ năm, do hiện tượng
lục địa trôi, vùng cao nguyên
Colorado được thành hình, tiếp
giáp với biển cả.1,3 tỉ năm
sau, thềm lục địa trượt lên
nhau, tạo nên núi lửa và suối
nóng. Chính núi lửa đã
tạo nên những mõm đá dựng
đứng, theo năm tháng, xâm thực
xói món, còn lại các phiến
đá nhaün thín một màu đỏ
sẫm.. Đại dương vỗ sóng
dưới chân, bình nguyên Colorado
bỗng dưng bị phủ đầy đất
đá, tạo nên giải California, Oregon.
Biển chỉ còn lại con sông Colorado hiện
tại. Cái
gì của
Ceasar, phải trả lại cho
Ceasar. California rồi một ngày nào đó,
sẽ phải trả lại cho biển cả vuốt
ve lại cao nguyên Colorado. Khác
với phần đông các địa
danh khác, Sedona mới có tên cách
nay 100 năm. Vào một ngày tháng 10
năm 1901, Theodore Schenebly, một tay phiêu
lưu trẻ tuổi, đến nơi mà
ngày nay là thị trấn Sedona. Tại đây
cũng có một ít gia đình không
thích giao tiếp với thế giới
bên ngoài. Ông Theodore, và vợ
là Sedona và 2 con Elsworth và Pearl
bèn chọn nơi đây làm quê
hương. Ông vội viết thơ cho cục
Bưu điện đề nghị lập trạm
Bưu chính. Được chấp thuận
với tên trạm Schenebly, cục Bưu
điện khuyên ông nên tìm một
danh xưng khác ngắn hơn để dễ
lựa thư. Ông bèn lấy tên
vợ là Sedona, thế là thành
danh luôn vào ngày 26 tháng 6 năm
1902. Hollywood có quay phim bối cảnh núi
đỏ, chẳng hạn "The Angel and the Bad"
với John Wayne, " Blood on the Moon" với
Robert Mitchum. THAY LỜI KẾTTrăng
bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi
bao nhiêu tuổi gọi là núi non. Cuộc
sống conngười
chỉ là cái chớp mắt (sát
na) của vũ trụ. Hiểu biết của
con người chỉ là hột bụi trong
không gian. Tranh nhau lắm, cũng về lại
con số không mà thôi. Vũ trụ
tuần hoàn, vô thỉ vô chung. Kiếp
người tuần hoàn, vô chung vô
thỉ. Tạo tâm thanh tịnh để có
cuộc sống thong dong, mai hậu hỉ kết...
Đào Hữu
Hạnh
|