Khóc
Một Người Thầy
Bài của
Nguyễn Bạch Tuyết
(Viết
trong niềm nhớ tiếc vô bờ gửi
đến hương linh cố Trung tá Giám
đốc Nha Thương vụ CĐV Phan
Xuân Hùng) Chiều thứ
bảy 23 tháng 9, 2000, trước nhà
hàng Seafood World, nơi khoản đãi
tiệc cưới cho người cháu
trai, tôi nhận thấy có sự hiện
diện của anh chị Lê Văn Bảo (dân
Điện lực). Hỏi ra mới biết
gia đình anh quen rất thân với
gia đình bà chị ruột tôi, mẹ
của chú rể hôm đó. Anh chị
đang đứng đợi đại
gia đình tới để cùng
vào nhà hàng. Tôi xin phép vào
trước, sau thủ tục chụp hình
và tay bắt mặt mừng với
bà con quen thuộc.
Anh
Bảo đã tế nhị chờ một
lúc sau mới tới bàn tôi
ngồi để nói chuyện tiếp, và
thông báo hung tin về sự ra đi
đột ngột của ông cựu Giám
đốc PX Hùng. Thoạt nghe, tôi hỏi
"Hùng nào?", anh Bảo cho biết là
ông PX Hùng, tôi vẫn chưa chịu
chấp nhận sự thật nên còn
rán hỏi thêm "Chắc không phải
ông PX Hùng, Giám đốc Nha Thương
vụ của tôi chứ?" Anh Bảo đáp
"Đúng là ông PX Hùng Giám
đốc Nha Thương vụ đó! Ồng
mất rồi, mới đám tang ngày
hôm qua!" Sau đó anh đi vào chi
tiết hơn "Ồng bị ruột, vẫn
khỏe như thường, sau đó chỉ
bị đau bụng, vào nhà thương
họ scan và khám phá ra, nhưng
trễ rồi, sau đó hai tuần là
đi! Chúng tôi có vào thăm
nhưng không được gặp vì
ông nằm trong phòng ICU, sau đó anh
NT Dũng được phép gặp ông,
ông nắm tay anh và dặn ‘Các chú
nên đi check up, đừng để
muộn như tôi!’"
Tôi
thật sự quá bàng hoàng với
cái tin đột ngột này vì những
lần gặp trước tôi thấy
ông vẫn còn khỏe mạnh lắm,
rất hoạt động, chưa thấy có
một triệu chứng bệnh hoạn nào.
Mới ngày nào, trong những buổi
họp mặt THĐL, lần nào ông cũng
dành thì giờ nói chuyện, han
hỏi tôi về gia đình, về công
việc, rồi sau đó lại gửi
cho tôi những tấm hình ông chụp
bằng máy riêng. Tết vừa qua,
ông còn gửi thiệp chúc Tết
gia đình tôi!
Từ
cái bàng hoàng đó, trong buổi
tiệc cưới, nhìn lên sân khấu,
nhìn chung quanh, hoạt cảnh một tiệc cưới
mờ dần ... nhường chỗ
cho hoạt cảnh của Nha Thương vụ vào
những ngày tháng đầu của
năm 1975. Lần đầu tiên tôi
được tiếp xúc và được
biết ông PX Hùng là do ông Giám
đốc LT Cănđã
quá mỏi mệt với những buổi
tiếp tân tiệc tùng để khoản
đãi những cơ quan khách hàng
lớn của CĐV. Buổi tiệc đãi
cơ sở Mỹ vào dịp Tết
1975, ông Căn bảo tôi "Ông PX Hùng
sắp về làm Giám đốc Nha
Thương vụ, cô lên Thủ đức
mời ổng đi thay tôi hôm nay.
Cô đã lên Thủ đức
bao giờ chưa?" - "Dạ thưa chưa!" - "Như
vậy thìcô nên
đi Thủ đức một chuyến cho
biết!" Khi tôi ra ngoài nói với
bạn bè là ngày hôm sau tôi
sẽ đi Thủ đức mời
ông PX Hùng thì mọi người
xúm lại bàn tán xôn xao "Ồng
nhà binh đó chị ơi, Trung tá
biệt phái đó! Ồng khó lắm,
‘dur’ nổi tiếng, mà lại hách
đúng theo điệu nhà binh , chị
coi chừng đó!" v.v... Tôi cũng
hơi khớp một chút, nhưng nghĩ
là mình đi mời ông đi
dự tiệc, đi được thì
đi mà không đi được
thì ông sẽ từ chối, chứ
mình có phạm kỷ luật nhà binh
nào đâu mà sợ phải "hít
đất" hoặc "ôm súng chạy
chung quanh khu nhiệt điện Thủ đức
..." như hình ảnh các anh lính bị
phạt.
Tôi
thật sự chưa biết "Nhiệt điện
Thủ đức" là gì, không
biết đường đi nước
bước trên đó, và nhất
là không quen một ai, nên tôi nhờ
cô TT Nhiên (đã từng làm
việc nhiều năm tại Thủ đức)
cùng đi. May quá, nếu không có
cô Nhiên cùng đi hôm đó
thì tôi chắc chắn đã đi
lạc, và không tìm thấy được
văn phòng của Trung tá Giám đốc
để mà dâng "thỉnh nguyện thư".
Thật ngạc nhiên, một điều ngoài
dự đoán và mong ước,
hôm đó ông Giám đốc
PX Hùng đã tiếp cô Nhiên và
tôi một cách rất lịch sự,
hòa nhã, và nhất là đã
rất vui vẻ nhận lời đứng
chủ tọa cho buổi tiệc... Tới ngày
đãi tiệc, vì còn mải lo "làm
đẹp", nên khi tới nhà hàng
tôi đã thấy ông Thanh tra PV Thịnh
đã có mặt tại đó từ
bao giờ. Hai thầy trò vừa nói
chuyện vừa thưởng thức
chùm nhãn Hồng kông mà chủ
nhà hàng có nhã ý mời.
Đợi mãi, gần đến giờ
quan khách tới mà chẳng thấy
ông Giám đốc chủ tọa của
buổi tiệc đâu hết, ông Thịnh
kêu tôi gọi điện thoại tới
nhà xem sao. Ông Giám đốc PX Hùng
là người nhấc máy và
nói "Tôi sắp đi, sẽ tới
ngay trong vòng 15-20 phút", rồi ông
đã tới thật đúng giờ
để khai mạc buổi tiệc. Thật đúng
là ... nhà binh!
Tiếp
sau những ngày vui vẻ với tiệc
tùng, với khoản đãi tưng
bừng, đó là ... vận nước
bắt đầu rung rinh. Một số nhân
viên ĐL thuộc những vùng đã
bị VC kiểm soát đã phải rời
bỏ nhiệm sở về trình diện
trung ương. Trung tá Giám đốc
của tôi được dịp biểu
lộ tài chỉ huy đa diện của ông.
Ông đã chỉ thị các cấp
thừa hành phải hủy bỏ những
nghi thức đón xuân rườm
rà, ăn Tết thật giản dị để
chia xẻ những mất mát với
các vùng chiến thuật và các
cơ sở ĐL nằm trong những
vùng thiếu may mắn đó. Các
chuyên viên, cán sự, nhân viên
ĐL về trình diện trung ương được
trưng dụng ngay để tăng cường,
yểm trợ cho những nha sở đang
thiếu nhân lực... Tiếp theo là
những buổi họp liên miên để
có một đường lối làm
việc thích hợp với hoàn
cảnh lúc bấy giờ, và công
tác "Giảm thiểu tồn thâu" vẫn
là trọng điểm của Nha Thương
vụ. Phòng Thâu ngân Trung ương trực
thuộc Sở Thâu ngân, Chánh sở
là ông HC Chánh, nhưng vì chương
trình "Giảm thiểu tồn thâu" là
một công tác đặc biệt dưới
sự phối hợp điều hành
đôn đốc của Ban Thanh tra và
Giám đốc... Đó là lý
do tôi đã có rất nhiều "Xếp"
trong những năm tháng gần biến
cố 75. Một đôi khi ông Tổng Giám
đốc cũng tham gia chiến dịch "đòi
nợ" bằng cách gọi điện thoại
đốc thúc những nhân vật
cao cấp của các cơ quan ... Đầu
tháng 4/75, song song với những buổi
họp liên miên với ĐL, tôi
cũng có những buổi họp liên
miên với đại gia đình về
chuyện "Đi" hay "Ở", theo "Hải quân"
hay "Không quân", vì trong gia đình
tôi cũng có mấy ông anh nhà
binh... Tôi còn nhớ, hồi đó
tôi rất thân với anh Phạm Bảo
Thiện, chúng tôi cùng đi họp,
ăn sáng, ăn trưa, và đôi
khi tôi còn làm "quân sư quạt
mo" cho ảnh nữa. Cứ mỗi lần
thấy cái xe Jeep tới đón tôi
là anh Thiện biết ngay tôi "nhảy dù"
về nhà để họp ... Anh rất thành
khẩn và thân thiết khuyên tôi
"Chị Bạch Tuyết ơi, chị đừng
có đi Mỹ đó, lạnh lắm,
chị chịu không nổi đâu! Hồi
còn học bên đó, vào mùa
lạnh có những cơn gió thổi
lạnh đến nỗi Thiện phải ngồi
thụp xuống tránh gió, sau đó
mới đứng lên đi tiếp
được, sợ lắm, đừng
có đi Mỹ nghe!" Tới
sở thì thế, về nhà thì
có ông bạn của ông anh tôi mang
cả gia đình vào nằm vùng tại
cư xá Hải quân để cùng
đi. Mỗi lần thấy tôi ra xe trở
lại sở làm thì ổng nói
"Tôi lạy cô, xin cô ở nhà
cho, cô đừng có đi làm
nữa, ở nhà chờ đi
thôi chứ lúc tới giờ
đi mà không tìm ra cô là kẹt
cả đám đấy!" Tôi vẫn
hồn nhiên đi làm, coi như không
có chuyện gì cả. Với tôi,
chuyện ra đi khỏi nước khó
có thể xảy ra, chỉ bàn bạc cho
vui vậy thôi, có gì đâu mà
phải lo lắng. Sự vô tư của
tôi có được trong những
giờ phút đó là do ảnh
hưởng nơi những ý tưởng
rất positive của ông Thanh tra PV Thịnh.
Vào những ngày 24, 25, 26 tháng 4,
1975, ông Thịnh kêu tôi qua Trung tâm
Chuẩn chi Quân phí và Tòa Đô
chánh để nhận những quỹ
phiếu thanh toán tiền điện tồn
thâu, tôi đã nói đùa
với ông "Tới giờ phút
này ai cũng đang cuống cuồng lo
tìm đường rời khỏi
nước mà ông còn bắt tôi
đi đòi nợ thì ông ... ác
quá!" Ông điềm tĩnh nói
"Cô cứ yên tâm, Sài gòn
không mất được đâu,
Sài gòn là tiền đồn của
vùng Đông Nam Á, sao mà mất
được ..." Rồi tiếp theo là
những tin tức nóng hổi dồn
dập đưa tới Nha Thương vụ
như "Ông TST mất tích rồi; ông
NXG đã được Mỹ bốc
rồi; cả ông ĐTP cũng đi Mỹ
nữa; v.v..." Ông Giám đốc
PX Hùng của tôi vẫn điềm tĩnh
điều binh khiển tướng, và
hoạch định dự trù cho cả
những sự việc có thể xảy
ra trong trường hợp có cuộc
tấn công vào Sài gòn, nhân
viên bị kẹt lại nhiệm sở,
v.v...
Tôi
cầm cự cùng ĐL cho hết ngày
28 tháng 4, 1975. Chiều hôm đó khi
về tới nhà là tôi phải
lên xe vào Hải quân công xưởng
để lên tàu chạy nạn (lúc
đó cũng không biết là sẽ
đi về đâu), và từ đó
tôi không được biết chuyện
gì đã xảy ra cho thầy, cho bạn,
cho những nhân viên ĐL, cũng
như cho dân chúng còn kẹt lại.
Ít tháng sau khi đã ổn định
tại Mỹ, tôi cố gắng liên lạc
với bạn bè ở Sài gòn,
và sau đó vài năm được
biết các cấp chỉ huy cũng như
nhân viên ĐLđã
vượt biên rất nhiều, người
thì thành công, người bỏ
thân ngoài đại dương, kẻ
bị bắt cầm tù ... Rồi trong những
bản tin THĐL của những năm 80
tôi đã được biết
tin ông PX Hùng cùng gia đình tới
New York, sau đó định cư tại Sacramento,
Cali. Được gặp lại ông nhiều
lần trong những buổi họp mặt THĐL
lần nào ông cũng ân cần thăm
hỏi, nói chuyện rất là vui vẻ,
không bao giờ tôi có thể ngờ
được tôi sẽ không còn
được gặp lại ông nữa...
Dù chỉ ... một lần!!! Ngàn
trùng xa cách, Người đã đi rồi!!!... Xin
vĩnh biệt ông, Xin vĩnh biệt Trung tá Giám đốc Phan Xuân Hùng !!! Nguyễn Bạch Tuyết |