Thơ
của Sáu Nhà Ðèn
Năm
nay gia đình tui ăn cái Tết đầu tiên tại Cali rất thú vị.
Mấy ngày cuối năm cũ và đầu năm mới chợ bông chợ Tết
tưng bừng. Trong hội chợ có một ông bận áo dài lương,
đội khăn đống ngồi xếp bằng bên chậu kiểng treo câu
đối đỏ, tay thủ sẵn cây viết lông để làm cảnh chụp
hình chung với khách qua đường nào muốn trở về tìm:
Người
của muôn năm cũ,
Hồn
ở đâu bây giờ?
Mấy
chục cái loa phóng thanh từ các gian hàng quảng cáo ca kệ
theo kiểu kêu lô tô: Bớ bà con ơi, mau tay thì còn, mà chậm
tay thì ... cũng còn! Tiếp theo là tiếng cười ré lên khiến
tui nhớ lúc anh Năm lên Sài gòn anh em mình cùng đi coi hội
Tết tại chợ Bến Thành thuở xưa. Ðiều ngộ nghĩnh là có
mấy cựu sĩ quan Biệt động quân, Quân Cảnh Việt và Mỹ
quân phục chỉnh tề bên xe Jeep với súng trường súng máy
đã lôi cuốn đám Mỹ gốc Việt, con nít ông già tới hỏi
han và chụp hình chung.
Trong
nhóm bận đồ nhà binh đó có một bác sĩ quân y ở tù mút
chỉ, vượt biên qua Mỹ học lại rồi mở phòng mạch tại
khu nhà nghèo, giá cả rất là bình dân để giúp mọi người.
Người Việt hay người Mễ, Mỹ đen gì không cần biết, nghèo
không tiền mua thuốc thì ổng cho, không có bảo hiểm sức
khỏe không tiền trả khám bệnh cũng không sao. Ông nầy được
biết đến vì vụ má con một anh tù cải tạo vượt biên
qua Mỹ. Hai má con sống rất hẩm hiu. Bữa nọ bà má vô nhà
thương không biết do nhà thương bất cẩn ra sao mà bả chết,
ông con là người chí hiếu quá thương mẹ, quẫn trí làm
càng, xách súng bắn chết và bị thương mấy nhân viên nhà
thương. Trong tù ông con gởi thơ ra nhờ bác sĩ tống táng
bà má giùm và ông bác sĩ đã đứng ra lo liệu mọi sự .
Phần ông bác sĩ thì phòng mạch chỉ mở cửa mấy giờ cốt
để đủ sống qua ngày, thời gian còn lại dành chơi với
các cựu chiến hữu của ông. Nhà ông ở trong khu bình dân
lao động, đi xe cũ, ăn mặc xềnh xoàng. Bữa đi hội chợ
tui nom theo ông một lát rồi nghĩ bụng có lẽ đây là một
bậc Bồ Tát lâm phàm.
Tui
còn nghe nói có một ông bác sĩ khác, thường xuyên theo con
đi sinh hoạt Hướng đạo, tiệc tùng gì ổng cũng là người
tới sớm lo liệu mọi việc, luôn luôn là người chót nhập
tiệc và dọn dẹp ra về sau cùng. Trong túi xách ổng thường
thủ sẵn ống nghe, thấy bà con nghèo bịnh hoạn cần khám
liền là ổng móc đồ nghề ra làm ngay tại chỗ viết toa
thuốc cho luôn, không lấy tiền. Một lần cắm trại cả tuần
trên núi, tới chiều cầu tiêu công cộng thì thường dơ mà
ngày hôm sau lại sạch bóc, ai cũng khen là công viên giữ gìn
vệ sinh tốt quá. Tới chừng có người thắc mắc đi rình,
té ra ông bác sĩ đợi tới thật khuya lúc mọi người yên
giấc, thì một mình âm thầm đi chùi rửa các nhà vệ sinh
sạch sẽ như ở nhà. Thiệt đúng là các bực "vô danh vô
ngôn" :
Biết
coi thế giới như nhà
Sống
nên Chí Thánh, thác là Thần Tiên
Trở
lại vụ ăn Tết, qua ngày Thứ bảy mùng bốn Tết lần đầu
tiên trong đời tui tham gia đoàn "Tân Niên Thập Tự Hành Hương"
đi đãnh lễ Phật và vãn cãnh tại 10 chùa. Từ một tự viện
nghe nói là vĩ đại và đẹp nhứt ở Mỹ đến ngôi chùa
nghèo xơ xác, theo tui có lẽ là nghèo nhứt thế gian. Chánh
điện và hậu liêu cộng lại cỡ hơn 2 buồng ngủ mà thôi,
mái thì lụp sụp hư hoại, vách ván xiêu vẹo tróc sơn loang
lỗ. Ðiều ngậm ngùi là chùa thờ Ðức Ðại Nhật Như Lai
Tỳ Lô Giá Na tượng trưng Thực Tại Tuyệt Ðối, Trí Huệ
Bát Nhã Viên Mãn, thường được coi là cội nguồn Pháp Thân
của tất cả Chư Phật và Pháp Giới Chúng Sanh. Thầy trụ
trì là vị trí huệ hoằng thâm, bữa đó Thầy đi vắng. Phải
chăng đây cũng là một vị Bồ Tát thị hiện ở cõi thế
gian, vì pháp quên mình, như câu chuyện tui nghe kể khi có một
đệ tử than: Sao chùa mình quá đổ nát thì ông Thầy nói
"Vậy là con chưa thấy chùa của Thầy!"
Trong
số chùa đoàn hành hương tới, các chùa người Tàu có bề
thế nhứt, đứng đầu là Chùa Tây Lai cách chỗ Nhà Ðèn
tui làm khoảng 6, 7 cây số. Lần đầu tiên xe hành hương leo
đồi lên cổng Tam quan tui thấy giựt mình vì cơ ngơi lớn
quá : Nào Tiền đường, Chánh điện, Hậu liêu, Nhà Bảo tàng,
Học xá, Vườn Thập Bát La Hán, Quan Âm Phật Viện ..., tọa
lạc trên một ngọn đồi rộng mấy mẫu ngó xuống phong cảnh
thật tuyệt vời. Toàn bộ công trình nghe nói tới cỡ mấy
trăm triệu đô la Mỹ!
Cổng
Tam Quan đồ sộ mặt trước đề mấy chữ Nho: "Phật Quang
Sơn, Tây Lai Tự", mặt sau có 4 chữ: "Phật Nhựt Tăng Huy"
chắc là trích trong lời nguyện:
Phật
Nhựt Tăng Huy
Pháp
Luân Thường Chuyễn
Phong
Ðiều Võ Thuận
Quốc
Thới Dân An...
Sau
Tiền đường, đi qua một sân rộng là tới Chánh điện đề
4 chữ "Ðại Hùng Bửu Ðiện". Trên bàn thờ cao ngất chỉ
có 3 tượng thiệt lớn: bên trái là Ðức Phật A Di Ðà, giữa
là Ðức Phật Thích Ca, và bên mặt là Ðức Phật Dược Sư.
Tui thấy hơi khác hơn chùa ở dướI quê thờ Tam Tôn, thay
vì Ðức Phật Dược Sư thì thờ Ðức Phật Di Lặc để biểu
hiện Tam Tôn là tất cả Chư Phật thời quá khứ, hiện tại
và vị lai. Ngó quanh toàn bộ trên các vách ở Chánh điện
thì đúng là Bá thiên vạn ức Phật, hằng hà sa số Phật,
mỗi tượng Phật cao cỡ một tấc đặt trong một cái "khánh
thờ" có ngọn đèn nhỏ chiếu ở phía sau, tất cả chạm
trổ rất khéo. Lần đầu tui thấy bàng hoàng, nghĩ bụng không
biết bao nhiêu công đức mới thành tựu được như vậy.
Trên
đường tới chùa khác, một ông bạn ngồi bên có nhận xét
là ngay cả "quốc độ" đất Phật, ý nói cảnh chùa mà khi
hiện ra sắc tướng thì cũng không biết bao nhiêu là "giai
cấp", từ nghèo xơ xác cho đến giàu muôn ức triệu, nhưng
rốt cuộc chỉ có tấm lòng là đáng kể mà thôi.
Trong
lúc ngồi xe trở về, bà con thay phiên nhau ca giúp vui, có nhiều
tài danh "ca rô kê " hát rất hay, tới phiên một ông thầy
trẻ, ổng không biết ca nên kể chuyện cho quên đường xa:
Có
thằng con của một ông thợ mộc đi rước ông thầy danh tiếng
nọ tới coi mạch hốt thuốc cho ông già của nó. Không biết
trật vuột ra sao mà mới sắc thang thuốc xong, ông già uống
nước nhứt vô thì chết thẳng cẳng. Tôi nghiệp nhà có 2
cha con nay chỉ còn một mình quạnh hiu, bữa đưa đám ba nó
thằng nhỏ khóc thảm thiết, nhảy xuống huyệt đòi chết
theo dù ông thầy đã hết lời khuyên lơn. Sau đó nó vừa
khóc vừa làm bài thơ. Bài thơ chữ Nho mắc mỏ nên tui không
nhớ, đại ý than thở trách móc, tại ông thầy mà nó không
bao giờ còn gặp lại ba của nó. Nghe một lần ông thầy đã
rêm, biết lỗi nên làm thinh. Mà cơ khổ thằng nhỏ cứ đọc
đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, nghe mà nhức mình
nhức mẩy nên ổng đáp lại, cũng bằng thơ: Ðại khái là
tao đã biết lỗi mà mầy cứ trách hoài về vụ không còn
gặp được ông già. Thôi thì theo tao nghĩ cái nước nhì có
cũng còn "phế " lắm, mầy cứ uống tiếp thì cha con sẽ được
đoàn tụ! .. Trên xe ai nấy cười xòa, quên hết nạn kẹt
xe.
Về
tới chùa gốc chỗ xuất phát lúc sáng sớm tinh sương mà
giờ trời đà tối mịt, ai nấy đều đói bụng. Ông Thầy
trụ trì bữa đó ở nhà không theo đoàn được vì phải tiếp
các đoàn hành hương khác. Thầy là ngườI rất bình dân vui
tánh, bổn đạo tớI chùa khoái tranh ãnh gì treo trên vách
là ổng biểu gỡ cho luôn: Cái thân nầy Tao còn cho được
huống gì mấy món đó. Có mấy ngườI nghèo mớI từ VN qua
không hiểu trục trặc giấy tờ ra sao mà không có tiền bảo
trợ, rồI bị bịnh chết, ổng cho luôn hòm và lo tống táng
không cần biết họ đạo gì. BởI vậy bổn đạo coi bộ
đông mà chùa vẫn lụp xụp vì ông Thầy cứ mãi lo "cúng
dường" ngược lại cho bá tánh! Bữa đoàn đi hành hương
ông Thầy rất châu đáo đã cho nấu mấy nồi cháo thiệt
lớn để chờ các đệ tử về. Ðã vậy khi nghe tiếng các
xe vừa tới là Ông Thầy chạy ra lùa cả trăm bổn đạo vô
hết sân chùa, còn hăm he: Ðứa nào về là Tao xì bánh xe!
Bụng đói meo khát nước, trời lại lạnh mà làm tô cháo
thập cẩm nóng, bỏ thêm rau ghém, chút tương ớt nặn chút
chanh thì đúng "cực lạc là đây". Ai nấy "độ trai " lia chia
2, 3 tô mà vẫn còn ngon, ra về lòng thơ thới hân hoan sau một
ngày du Xuân hành hương thập tự.
Nói
tớI ông Thầy trụ trì hăm xả bánh xe nầy, tui trực nhớ
ông Thầy cũng rất vui tánh ở xóm mình. Ổng là Thượng Tọa
lâu đờI mà anh em mình cứ quen kêu là chú Sáu như hồi mình
còn nhỏ. Có lần ổng vừa nói vừa cười hắc hắc: "Hễ
ai tới cúng dường mà nói là cúng Phật thì tao để lo cho
chùa, phần tao phải tự lo. Còn hễ nóI là cúng Tam Bảo thì
tao nghĩ có phần tao trong đó!" Trước ngày bỏ xứ ra đi tui
có ghé thăm, nghe ổng nói: "Mầy thấy đó, mấy chục năm
cửa chùa rộng mở ngày đêm, cánh cửa cái tao còn không gắn
vô khuôn. Còn bây giờ tới thời buổi "Mình vì mọi ngườI",
chùa có cửa nẻo đầy đủ mà mỗi tối tao phải ôm mấy
tượng Phật mạ vàng vô mùng, để ngoài là ăn trộm "thỉnh"
liền!
Tới
đây tui thấy chắc cũng dài dòng lắm rồi nên xin ngừng viết,
gia đình tui gởi lời thăm gia đình anh Năm và tất cả thân
quyến bà con xóm giềng bên nhà năm mới mần ăn nhứt bổn
vạn lợi, mạnh giỏi vui vẻ bình yên "Tứ thời an lạc, Tứ
thời Xuân".
Sáu
Nhà Ðèn