Bài
của
An Nghiêm
-Mẹ
à, Dĩ An là gì hả mẹ?
-Là
tên của mộtlàng nhỏ ở
gần Sài Gòn.
-Là
gì nữa mẹ?
-Là
An Lạc hoài hoài.
-Còn
là gì nữa không mẹ?
-Là
tên của con gái của mẹ nữa.
-Sao
bố mẹ đặt tên con là Dĩ An vậy mẹ?
-Bố
mẹ muốn con luôn luôn được an lạc và còn muốn con sẽ
đem an lạc lại cho những người gần con.
-Mà
con có làm bố mẹ "an lạc hoài hoài" chưa mẹ?
-Chắc
cũng có lúc bố mẹ không đuợc an lạc.
-Lúc
nào vậy mẹ?
-Lúc
con đau ốm gì đó.
-Chỉ
vậy thôi hở mẹ?
-Chỉ
vậy thôi.
*
-Mẹ,
Bác Hòa nói khi thầy cho mình pháp danh là thầy dùng tên giống
với tính tình của mình, phải vậy không mẹ?
-Mẹ
cũng nghe như vậy.
-Bác
nói tên mẹ là hay lắm đó.
-Hay
lắm là hay thế nào?
-
Bác nói: Từ có nghĩa là Hiền, Từ Hiền là Hiền Hiền. Thầy
đặt tên cho mẹ như vậy là "Double Hiền."
-Tại
bác là "sư huynh" của mẹ, bác thương, nên bác nói vậy, chứ
con không nhớ chú Nghiệp cứ chọc mẹ hoài sao?
-Chú
chọc làm sao mẹ?
-Chú
cứ hay trêu mẹ với mấy cô chú khác là: "Tên chỉ là Từ
Hiền, tức là chỉ hết Hiền rồi đó. Mấy đứa mà chọc
chỉ là chỉ uýnh chết."
-Mẹ
có "uýnh chết" các cô chú không mẹ?
-Không,
con!
-Sao
vậy?
-Thầy
đã dạy mẹ là: "Thầy đặt tên con là Từ Hiền để con
nhớ là chừng nào lỡ có định dữ thì nhớ tên con là Hiền
chứ không phải Dữ."
-
Vì vậy mà mẹ đổi tên lại trên giấy tờ hả mẹ?
-ừ.
-
Mẹ "hư'" quá! Không được ừ', phải "dạ".
*
-Mẹ
ơi!
-Dạ.
-Mẹ
nhớ hồi đó mẹ đòi xuất gia mà con không chịu không?
-Nhớ
chứ.
-Bây
giờ mẹ muốn đi, con không cản nữa.
-Sao
con hay vậy?
-Tại
lần này qua Làng, con gặp quí thầy, sư cô, sư chú ai cũng
happy
vì được xuất gia. Con muốn mẹ được happy.
-Cám
ơn con, nhưng mẹ chưa đi được đâu.
-Mẹ
nhớ bố hả?
-Mẹ
không biết là có nhớ bố không, chỉ biết là Thầy chưa
cho.
-Sao
Thầy chưa cho vậy?
-Vì
mẹ còn con, còn bố. Thầy bảo chừng nào con xong đại học
và bố bằng lòng cho mẹ xuất gia, thì thầy mới cho mẹ xuống
tóc.
-ố!
ồ! tội mẹ quá! Chắc lâu lắm mới được mẹ ơi. Lúc đó
mẹ già rồi làm sao tu được nữa.
-Thì
bây giờ mẹ phải tu.
-Mẹ
à, sao có nhiều người không hiểu 'Tu' là gì vậy mẹ?
-Con
có biết Tu là gì không?
-Dạ
có, Tu theo con chỉ là sửa đổi thôi mẹ. Thầy bên Làng dạy
là: mình làm gì, mình phải biết mình đang làm gì. Ðó là
một cách tu phải không mẹ?
-Theo
mẹ, đó là cách để mình thực tập sống tỉnh thức thôi.
-Sống
tỉnh thức là tu rồi mẹ à.
-Mẹ
đồng ý, nhưng theo mẹ Tu còn là tập bỏ những thói quen
xấu mà mình đã huân tập từ lâu đời.
-Là
làm sao mẹ?
-Là
thí dụ như hồi xưa, lúc chưa biết tu tập, mình muốn mua
một cái áo chừng tám chục, thì bây giờ đang tu tập, mình
tập mua một cái chỉ bốn chục thôi. Sau đó mình sẽ mua
áo chừng hai chục rồi từ từ mình sẽ thấy không cần thiết
để mua thêm một cái áo nữa.
-Vậy
mình chờ họ Sale 50% off là được hả mẹ?
-Ðược,
nhưng không phải lúc đó mình mua hai cái, mà mình chỉ mua
một cái, và số tiền mình "save" được từ cái sale
đó mình phải làm việc gì hữu ích.
-Mình
cho mấy em mồ côi hả mẹ?
-Yeah,
something like that.
-Mẹ
cho thêm một thí dụ nữa được không?
-Ðược
chứ! Ngày xưa chưa biết tu tập, ai nói gì hay làm gì mình
buồn, mình buồn một tuần hay lâu hơn, giờ biết tu tập,
mình buồn một ngày hay giỏi hơn thì chỉ vài phút. Ðến
lúc tu tập giỏi hơn, mình sẽ quán là tại sao người đó
nói hay làm như vậy. Mình sẽ thấy thương họ hơn là giận
họ.
-Tại
sao thương họ vậy mẹ?
-Vì
mình thấy được nếu một người cứ cố tình làm cho người
khác đau khổ thì tự bản thân họ rất là đau khổ, nên
họ không bao giờ chịu được khi thấy người khác hạnh
phúc hơn họ. Bất cứ cái gì người khác làm, họ cũng thấy
chướng cả. Với một người như vậy thì mình làm sao giận
được nữa con!
-Mình
có nói họ tu cho họ bớt khổ được không mẹ?
-
Khó lắm con! vì Tu là từ bao nhiêu kiếp chứ đâu phải một
kiếp này đâu.
*
-Mẹ,
Sao hôm qua mẹ nói chuyện với dì Thu lâu quá vậy mẹ?
-Mẹ
tried
to calm her down.
-Sao
vậy mẹ ?
-
Dì được mời đi ăn cơm khách, gặp nhiều người quen hỏi
thăm về mẹ. Có bác Ngọc quen với bố mẹ đã lâu. Bác chỉ
trích về mẹ. Dì cãi nhau với bác, dì gọi mẹ kể lại.
-Cãi
nhau thế nào mẹ?
-ừ
, thì ba cái chuyện tào lao đó mà.
-Chuyện
tào lao là chuyện gì mẹ?
-
Thì đại khái là tại sao mẹ TU mà mẹ diện đẹp quá vậy.
Tại sao mẹ TU mà mẹ còn đi shopping ở NM. Tại sao lúc
thì mẹ mặc bộ đồ nâu đi khắp nơi, lúc thì mẹ mặc Mini
skirt...
-Uả!
Mẹ làm gì có Mini skirt mà mặc hở mẹ?
Mà
TU với đi shopping hay bận áo quần đẹp thì có dính
dáng gì với nhau đâu mẹ?
-Tại
con hiểu đúng nghĩa chữ TU.
-Sao
người lớn ngồi với nhau ưa nói về người khác vậy mẹ?
-Tại
đó là những thói quen xấu mà người lớn huân tập nhiều
hơn và lâu hơn con nít.
-Mà
chuyện mẹ 'Tu"hay mẹ diện
thì có ăn nhằm gì đến bác Ngọc đâu mẹ?
-Bởi
vậy mẹ mới nói với con là chuyện tào lao.
-Tội
bác Ngọc quá há mẹ?
-ừ,
nhưng mẹ thấy tội dì Thu hơn con à.
-Sao
vậy mẹ?
-
Dì được mời đi ăn mà phải nghe những chuyện tào lao như
vậy thì làm sao ăn ngon nữa, không chừng lại đau bao tử
cũng nên!
-Ðúng
rồi mẹ ha. Thầy dạy mình phải ăn cơm trong im lặng để
nhớ ơn những ngưòi đã làm ra những thức ăn mình đang ăn,
phải không mẹ?
-Ấy
da, con thuộc bài kỹ quá.
*
-Mẹ
à,
-À,
-
Mẹcòn nhớ ngày Thầy rời
đây năm kia không?
-Nhớ
chứ con!
-Sao
hôm đó mình khóc quá chừng há mẹ?
-
Chắc tại mình sợ không có dịp gặp lại Thầy.
-Bố
cũng khóc nữa, mẹ có biết không?
-Bố
cũng là người mà con.
-Con
có bao giờ thấy bố khóc đâu! Con không nghĩ là bố khóc
vì sợ không gặp lại Thầy, đâu mẹ?
-Thế
con nghĩ vì sao bố khóc?
-Con
thấy bố khóc khi nghe Thầy nói Pháp cho mình.
-Lúc
đó thì cả nhà mình cùng khóc mà con.
-Con
cảm động vì con không dè Thầy đặt con là Từ Tâm. Rồi
Thầy cho mình bài pháp về Từ Tâm nữa.
-Bài
pháp đó hay quá con há?
-Dạ,
con tiếc là hôm đó mình không thâu được vào băng.
-Chi
vậy con?
-Ðể
khi nào mình gặp những người, mà họ cố tình làm cho mình
đau khổ, thì mình nghe lại lời Thầy để mình nhớ là phải
đem Tâm Từ của mình ra mà thương họ.
-Uổng
quá há con?
-Dạ,
uổng thiệt!
*
-Mẹ,
Sao lâu lắm mẹ không về thămThầy?
-Mẹ
không có tiền.
-Thì
mẹ đừng cho mấy em ở Núi Phước nữa.
-Không
được, con.
-Sao
vậy?
-
Mấy em cần thực phẩm hơn mẹ cần gặp Thầy.
-Nhưng
Thầy già rồi, mẹ không về lỡ sau này không còn Thầy nữa
sao?
-Thì
mẹ ráng chịu.
-Thôi
sang năm con không đi Làng Mai nữa, để mẹ về thăm thầy.
-
Con cần đi Làng hơn mẹ cần về gặp Thầy.
-Mẹ
cũng muốn được tu học với Thầy vậy?
-
Ai mà không muốn được tu học với Thầy, nhưng mình phải
biết việc gì cần hơn việc gì chứ con.
*
-Mẹ
à, Hôm trước em Liên hỏi con là: "Mẹ chị bất bình thường
phải không chị?"
-Rồi
sao nữa con?
-Con
hỏi em là tại sao em nói vậy, thì em bảo là em nghe mẹ của
em nói vậy.
-Tội
em Liên quá!
-Sao
mà tội em Liên, mẹ?
-Tại
em phải nghe những chuyện tào lao như vậy từ mẹ của em.
-Con
không hiểu tại sao cô Thanh lại nói như vậy nữa mẹ à?
-
Có gì khó hiểu đâu con. Bất bình thường tức là không giống
như những người khác. Mẹ chỉ ăn rau đậu, không ăn thịt.
Mẹ không nói chuyện thị phi. Mẹ chỉ nhìn cái tốt của
người mà "không chịu" thấy cái xấu. Ai la mẹ thì mẹ cười,
không giận. Ði làm, thấy chủ làm những việc trái, nói không
được thì mẹ phải "quit" để giữ giới. Vậy là bất
bình thường rồi con.
-Vậy
thì con cũng bất bình thường rồi mẹ à.
-Chắc
vậy!
*
-Bé
à,
-Dạ,
-Mẹ
quên chưa kể cho con là cô Thanh gọi mẹ, mắng mẹ là: "Bà
nói bà tu mà bà không ngay thẳng."
-Mẹ
làm gì mà không ngay thẳng?
-Mẹ
cũng hỏi y như con vậy, cô Thanhla
lối om sòm, bảo là:"Bà biết chuyện ông bà Văn ly dị,
mà sao tôi hỏi bà, bà không nói?"
-Rồi
mẹ nói sao?
-Thì
mẹ bảo: "Thưa chị, em xin cám ơn chị đã cho em biết em
là người không ngay thẳng. Nhưng chuyện anh chị Văn ly dị
thì đâu phải là chuyện của chị, cũng không phải là chuyện
của em. Vả lại, nếu anh chị Văn muốn tâm sự với chị,
thì anh chị Văn đã nói với chị. Em không được anh chị
Văn trả lương để làm phát ngôn viên."
-Rồi
cô Thanh nói sao mẹ?
-Cô
la thêm mẹ là:" Chứ không phải vì bà lỡ nhận là thân
với ông bà Văn, nên chừ họ ly dị rồi bà mắc cỡ, không
dám nói?"
-Mẹ!
It
doesn't make any sense.
-I
know! Bởi vậy mẹ mới hỏi cô là: "Thưa chị, chị
là bạn em, nếu bây giờ nhà em không thương em nữa, tụi
em lydị, thì chị có mắc
cỡ không?"
-Cổ
nói sao mẹ?
-Cô
đáp ngay là: "Mắc mớ gì mà tôi mắc cỡ?" Mẹ cười:"Thì
thưa chị, em cũng thế.''
-Mẹ
"trap" cổ hả mẹ?
-Không!
con. Mẹ chỉ muốn giúp cổ một chút xíu vậy mà.
-Mẹ
à, Sao cô Thanh kỳ cục như vậy mà mẹ không chịu nghỉ chơi
với cổ vậy?
-Mẹ
đã đọc "Kinh Diệt Trừ Phiền Giận" cho con nghe chưa?
-Dạchưa.Kinh
"nói" sao mẹ?
-Bụt
dạy ta năm phương pháp để diệt trừ phiền giận:
1.
Khi
có một người mà hành động không dễ thương nhưng lời
nói lại dễ thương, thì ta hãy đừng để tâm nghĩ tới hành
động của người ấy mà chỉ nên chú ý tới lời nói dễ
thương của người ấy, để có thể dứt trừ đựợc sự
phiền giận của mình.
2.
Khi
có một người mà lời nói không dễ thương nhưng hành động
lại dễ thương thì ta hãy đừng để tâm nghĩ tới lời nói
của người ấy, mà chỉ nên chú ý tới hành động dễ thương
của người ấy thôi để có thể dứt trừ sự phiền giận
của mình.
3.
Khi
thấy một ai đó mà hành động không dễ thương và lời nói
cũng không dễ thương nhưng
5.
Khi
thấy một người mà hành động dễ thương, lời nói dễ
thương mà tâm địa cũng dễ thương thì ta hãy nên nhận diện
tất cả những cái dễ thương của người ấy về cả ba
mặt thân, khẩu và ý mà đừng để sự phiền giận hoặc
ganh ghét xâm chiếm ta. Nếu không biết sống hạnh phúc với
một người tươi mát như thế thì mình thực không phải là
một người có trí tuệ.
-
Vậy con là "người có trí tuệ" phải không mẹ?
-Sao
vậy?
-Vì
con không những không ganh ghét với mẹ mà còn rất là hạnh
phúc khi được sống với mẹ nữa.
-
Ấy! Con đừng nói vậy, "chúng" mà nghe được là chết.
-Mấy
giờ rồi mẹ?
-Khuyarồicon.
-
Hôm nay mình nói chuyện nhiều, làm quá giờ thiền của mẹ
rồi.
-Không
sao, bây giờ mẹ đi ngồi thiền, con đi ngủ đi.
-Mẹ!
-
Gì con?
-
Trời hơi lạnh, mẹ nhớ choàng thêm cái áo len không thôi
bị cảm.
-Cám
ơn con.
-Mẹ!
-Gì
nữa con?
-Cám
ơn mẹ đã nói chuyện với con.
-Cám
ơn con đã nói chuyện với mẹ.
-Mommy!
-Yes?
-I
love you!
-I
love you too, Di An!
An
Nghiêm