Ngày
18, chúng tôi tạm biệt gia đình ông Thiên, ra Vô Tích để
sáng sớm hôm sau đi Thượng Hải lấy máy bay tới Côn Minh
(Vân Nam). Trước chuyến đi xa, ông Cương có mời một số
bạn học cũ họp ở nhà ông, họ xí xô xí xào, mầy mầy
tao tao giống như đám THÐL 10 năm họp lại khàn cả tiếng!
Ði
kỳ nầy tháp tùng có cả ông Vũ, bạn học của ông Cương
ở Hàng Châu cùng đi, ông nầy trước đây là đảng viên
cao cấp đảng CS Tàu, nay hưu trí hết tin đảng. Ông từng
té gãy xương chậu, đi xít xụi, nhưng leo núi khỏe như vượn,
ông bập bẹ được tiếng Anh.
Sau
ba giờ bay với máy bay Boeing 737 của China Eastern Airlines,
nhờ có người quen, chúng tôi được giới thiệu vào ở khách
sạn 4 sao của Hải quan.Viếng nhà của bà quả phụ Mã, bạn
ông Cương, chúng tôi ăn cơm tối ở nhà hàng Giao Viên của
sắc tộc Tày, thực đơn đặc biệt, họ còn trình diễn thời
trang và các điệu vũ dân tộc thật độc đáo.
Các
hãng hàng không đang ế nhệ, cứ mỗi ngày cho đám lâu la
đi phát phiếu quảng cáo xuống giá và biếu luôn các chuyến
du lịch bằng xe buýt các vùng lân cận, do đó mà chúng tôi
trúng số đi viếng Thạch Lâm, giữa một vùng đồi trọc,
đất đỏ, bỗng nổi lên một rừng núi đá lổm chổm, hình
thù kỳ dị. Du khách Tàu đông đến nỗi chỉ đi nhích nhích,
giống như một đàn kiến kéo mồi trong một hốc đá, không
cách nào tìm ra được chỗ trống để chụp hình quay phim.
Ngày
25, chúng tôi đội mưa leo núi lên tới đỉnh Long Môn để
xem cho kỳ được cảnh chùa dựng trên vách núi, thật ngoạn
mục! Mưa tạnh, chúng tôi lấy cable car qua xem làng sắc
tộc thiểu số bên kia núi, mỗi sắc tộc có một làng xây
dựng theo mẫu địa phương với các tháp, cầu, đền...
Chiều,
xem triển lãm hoa ở Côn Minh, những gì còn lại của cuộc
triển lãm quốc tế 2000, khu trưng bày chiếm chu vi cỡ Disneyworld,
nay chỉ còn lại các gian hàngTrung
Quốc, môi sinh, một vài quốc gia, làng Thượng chiếm phía
phải của lối vào.
Trên
xe buýt về Côn Minh, ông bạn Vũ ngủ quên bị trộm rạch
túi, may nhờ có "đeo tượng Phật", nên tai qua nạn khỏi,
từ đó ông ta tin tưởng đeo miết tượng Phật trong người!
Tối,
ông Cương dẫn cho ăn thổ sản của Vân Nam, lẩu là một
chảo đựng to năm tấc để ở giữa bàn, thực khách chỉ
việc nhúng vào đủ thứ nào là lươn nhỏ, cá, tôm, mục,
đậu hũ, rau câu, rau cải, tàu ô, rau muống, cải vún, cải
bẹ xanh... xong chấm vào trong dầu. Ngon tuyệt nhờ thức ăn
tươi không bị đông lạnh nhạt nhẽo.
Ngày
22, chúng tôi đi Ðại Lý, cách Côn Minh 400 cây số, giáp ranh
với Tây Tạng. Ðại Lý là thành trì của Ðoàn Nam Ðế chống
lại triều đình trung ương cả mấy trăm năm. Sắc tộc Bai
đã lập ra Vương quốc Nam Giao, Nam Ðại Lý chống lại nhà
Ðường và chỉ thần phục trung ương từ thế kỷ thứ mười.
Chúng
tôi đi xem ngay Chùa ba ngôi, Tháp cao của sắc tộc Thái, sau
hết là đi du thuyền trên hồ Nhĩ Hài xem các chùa hai bên
hồ.
Hôm
sau, chúng tôi đi Lý Giang bằng buýt theo phái đoàn du lịch
xem chùa Phật, Naxi là sắc tộc chiếm đa sô dân vùng
nầy. Kiến trúc khác biệt với kiến trúc người Hoa lục,
nhà thường bằng đất, mái vảnh lên hai bên. Sau đó xem Hắc
Long Ðầm với vài ngôi chùa lịch sử.
Ðặc biệt nhứt của Lý Giang là phố cổ, nhiều lạch nước trong vắt lượn quanh một khu phố cổ, nhà toàn bằng gỗ xưa cả mấy trăm năm. Ở đây, dân Naxi còn giữ được những sắc thái cổ truyền, sắc phục, tập tục, kiến trúc cổ xưa nên thu hút rất nhiều khách ngoại quốc, các anh ngồi phì phà thuốc lá ngay trên vỉa hè, trước tách trà Long Ðỉnh, nghe tiếng suối reo róc rách hồn như vào cõi Thiên Thai..
Hai
ngày để trở về Ðại Lý và Côn Minh.
Chúng
tôi được mời dùng cơm Vân Nam ở nhà con của bạn ông Cương,
da heo dầy xào lạc, bắp non xào bánh trán sữa dê, phó mát
dê, thịt bò kho... Gia chủ là chủ vườn sản xuất hoa, khá
giả, nhà chưng bày y như ở Âu Mỹ, sàn lót céramique,
bàn ghế tân thời, bếp vitro ceramique..
Ngày
28 tháng 6, chúng tôi rời Côn Minh đi Thành Ðô bằng xe lửa,
phong cảnh thật đẹp khi xe gần đến Nga Mi Sơn, thác nước,
ghềnh đá, đồi cao thật hùng vĩ! Chúng tôi xuống ga Nga Mi,
gặp ngay Bà Vũ từ Hàng Châu tới nhập bọn viếng núi Lạc
Sơn, một tựơng Phật nằm khoảng 40 m và một tượng khác
cao khoảng 50 m, ngoài còn một số tượng khắc trong vách núi.
Muốn thấy cái vĩ đại của tượng Phật cao 71 m, thì phải
xuống thuyền ra sông nhìn vào bờ. Tượng được nhà sư Hải
Tông cho tạc năm 713 trên cửa sông giữa hai nhánh Dadu
và Min nơi có nhiều xoáy nước làm đắm thuyền bè,
Phật Tổ đã linh thiêng trấn áp, dân thuyền chài nhờ vậy
sống yên lành.
Tờ
mờ sáng, cả bọn thức dậy khăn gói theo đoàn lữ hành leo
lên Nga Mi Sơn, thực ra tới đỉnh Nga Mi, nào thấy đâu bóng
dáng các ni cô của Chu Chỉ Nhược, mà chỉ có hai cái chùa
cổ thật to, muốn lên phải đi một đoạn toa cáp, leo một
đoạn 600 m muốn "hộc xì dầu" mới xem được cảnh chùa.
Hai chúng tôi được may mắn chứng kiến được hào quang muôn
màu tỏa ra trong hốc núi cạnh chùa Phật, có lẽ do kết tủa
của ánh sáng mặt trời với sương lam thành một vòng tròn
ngũ sắc, trước đây nhiều người cuồng tín thấy hào quang
nhảy xuống thung lũng ôm lấy để mong sớm được về Niết
Bàn.
Lên
chùa Xinqing xưa 1600 năm phải chịu khó ngồi lên cáng
do hai người khiêng, đường dốc đứng, mình thì áy náy bất
nhẫn, nhưng họ cứ vui vẻ đi thoăn thoắt vì đây là dịp
để họ kiếm được năm mười Yuan (gần một đô rưỡi).
Thành
Ðô có thể là thành phố ô nhiễm nhất nước sau Bắc kinh.
Từ cao nhìn xuống thấy như một cái bầu khói trùm phủ cả
chục cây số, như vậy mà trong đó cả mấy triệu người
ăn ở sinh họat một cách vui vẻ.
Chiều
30/5 chúng tôi viếng đền thờ Ðỗ Phủ có tượng, bia đá
khắc lại các vần thơ nổi tiếng của bực thiên tài. Thật
ra lúc sinh tiền, nhà thơ sống thanh nhàn trong một túp lều
tranh đổ nát, còn các dinh thự, hoa viên, đền thờ chỉ được
các đời vua Tống Minh... ngưỡng mộ tô điểm thôi!
9,00
giờ hôm sau, chúng tôi theo đoàn du ngoạn đi Cửu Trại Câu
(Jiuzhaigou) cách Thành Ðô 400 km về Tây Bắc. Ðường
đi ngoằn ngoèo, hướng dẫn viên bày đủ thứ trò như hát
các bài nổi tiếng, đố vui, kể chuyện tiếu lâm. Họ cười
ào ào thân mật tự nhiên như trong một đại gia đình, hai
đứa tôi có biết ất giáp gì đâu cũng cười hùn cho vui!
Gần đến nơi, sát biên giới Tây Tạng, phong cảnh càng nên
thơ. Nhà kiến trúc theo kiểu Tây Tạng toàn bằng gỗ mọc
cheo leo trên các đồi trọc dọc theo các triền núi thoai thoải,
đồng cỏ bao la, xa xa đàn bò, đàn ngựa gặm cỏ, thác nước
cao rơi xuống các ghềnh đá như trong các tranh thủy mạc...
Cửu
Trại Câu là tên của một thôn xóm gồm chín trang trại nằm
dọc theo một ngọn suối trải rộng ngang khoảng 500 mét, suốt
7 km đường dốc. Cả chục chuyến buýt con thoi đưa đón khách
lên xuống từng trạm tùy thích. Trên cao là một cái hồ lớn,
hồ Thiên Nga, rồi một thác nước hùng vĩ vắt ngang 300 m
bề ngang, rồi nước chảy lờ đờ qua ghềnh đá hốc núi,
rồi lại ầm ầm rơi vào vực sâu.Tùy ánh sáng và cũng tùy
màu lá cây mà nước trong thay đổi màu, lắng động thấy
tận đáy, ẩn hiện hình dáng một con rồng nằm, nên còn
được gọi là Phục Long Ðầm. Nước còn chia ra nhiều thác
nước nhỏ trước khi hợp lại thành một dòng sông uốn khúc
giữa hai bờ lau sậy và dọc theo bờ muôn ngàn cây lệquyên
(Azalées) trổ hoa rực rỡ.
Khu
thắng cảnh Hoàng Long nằm trên đỉnh núi 4500 m, người lên
phải mua bình dưỡng khí phụ, nếu không sẽ bị khó chịu.
Nước chảy từ trên cao xuống cả trăm vỏ sò xanh vàng trắng,
khoảng năm mét đường kính, từ trong vỏ sò nước tràn xuống
vỏ sò dưới, rồi xuống cái dưới nữa, kế tiếp như vậy
suốt năm cây số. Từ đỉnh cao nhìn xuống thấy các vỏ
sò đó giống như vảy một con rồng vàng uốn khúc, do đó
mà có tên là khu Hoàng Long. Núi cao, không khí trong lành, khỏe
người ra, nhưng lúc trở về Thành Ðô, tôi bị ho kinh khủng.
ỞTrung Quốc không cóbác
sĩ tư nên tôi đibác sĩ ở
một bệnh viện Quân y nổi tiếng. Bác sĩkhám
hàng loạt. Tất cả bệnh nhân đều đứng chung quanh bàn chòng
chọc nhìn khám nghiệm, thỉnh thoảng cho vài lời bình phẩm.
Bác sĩ cho đi thử máu ngay, chỉ 3 phút sau có ngay kết quả,
rồi cho uống ngay trụ sinh, may thay trời đổ mưa hôm sau,
không khí đỡ ô nhiễm, lại hết ho ngay. Tôi mới biết là
bị dị ứng, nên không cần uống thuốc gì nữa.
Ngày
nay, nơi nào cũng có cả trăm cơ quan tổ chức du ngoạn họ
có xe buýt riêng chở du khách, dùng loa để giải thích thắng
cảnh, dẫn vào các khách sạn quen thuộc và nhứt là không
quên ghé nửa giờ vào các tiệm đá quí, thuốc cây cỏ địa
phương, tơ lụa, trà...
Lại
vượt 400 km đường đèo trở về Thành Ðô, liền đi viếng
ngay đền Khổng Minh. Ðối với ngườiTrung
Quốc, Khổng Minh là biểu tượng cho trí thông minh của kẻ
sĩ. Xuyên qua cổng lớn rồi tiền điện, mới vào được
chính điện, có đủ các tượng của Khổng Minh và Lưu, Quang,
Trương, cùng các hậu duệ, cả lịch sử thời Tam Quốc được
ghi lại trên các bia đá kể lại tài dụng binh như thần của
Gia Cát. Ði xuyên dãy nhà phía tay mặt để đến mộ của
Lưu Huyền Ðức, một mô đất to, trước có mộ bia đề hậu
duệ Hán Cao Tổ.
Nhờ
có người trên xe trở về Thành Ðô giới thiệu nên chúng
tôi biết được nhà hàng độc đáo Old Mama, từ ngưỡng
cửa, thực khách ngẩn ngơ trước hai tấm vách khổng lồ
chạm trổ cổ thành Thành Ðô. Vào trong thì như khách sạn
5 sao, kiến trúc tân kỳ có vài nét ẩn hiện của Phù Tang.
Nhân viên phục vụ mặc màu nâu, mỗi bàn trung bình có 3 người
phục vụ, châm trà, đem thức ăn tới, bày thức ăn ra bàn...
Lẩu thì cũng giống như ở Côn Minh nhưng lẩu hình vuông chôn
ngay trong mặt bàn, chén dĩa thi bằng sứ, nhỏ nhắn thật
thanh tao lịch sự.
Khu
thương mãi Thành Ðô trù phú không kém Bắc Kinh, tiệm buôn,
cao ốc như Macy cứ san sát vào nhau, buôn bán như thác
chảy, tấp nập nhứt khi màn đêm xuống... Thành phố thật
sạch, 10 giờ đêm mà vẫn còn có người nhặt rác, trật
tự viên luồn bắt mấy anh khạc nhổ bậy. Một điều lạ
nữa đối với Âu châu là trong thành phố hay các thắng cảnh
cứ vài mươi bước là có ngay một nhà vệ sinh công cộng,
sạch sẽ thì còn xét lại nhưng nhờ vậy mà đi bậy là điều
tối kỵ.
Ðồ
kỷ niệm đày ấp valise, chúng tôi phải để nửa ngày
để gói ghém gởi xe lửa về Vô Tích để nhẹ bớt khi lên
xuống các cầu thang các ga xe lửa.
Từ
Thành Ðô đi Tây An mất chín tiếng xe lửa. Dân ở đây cao
lớn hơn dân phía Nam, kiến trúc cũng khác hẳn hơn Tứ Xuyên,
Côn Minh, nhà toàn bằng gạch nung, có nhiều nhà do việc khô
hạn kéo dài, họ chôn nguyên căn nhà trong lòng đất, chỉ
để cửa ló ra ngoài...
Có
thể so sánh bảo tàng viện Tây An với Smithsonian ở
DC, kiến trúc nửa xưa, nửa nay, nơi đây góp nhặt không biết
bao nhiêu cổ vật sắp xếp lớp lang theo đời Hạ, Thương,
Chu, Tần, Hán, Tam Quốc, Kim, Tấn, Ðường, Tống, Nguyên, Minh,
Thanh...
Vừa
nhai tỏi muối, xé bánh mì Tây Tạng bỏ vào tô nước lèo,
chúng tôi ăn tối món đặc sản của Thiểm Tây, vừa ngắm
ra đền Trống lớn và đền Trống nhỏ của Tây An. Thành
phố nằm trong khuôn viên của Trường An xưa, mỗi phương
địa dư là một cửa thành rộng 11 m ngang, ngoài có hố sâu
che chở, hồi tưởng lại khi xưa, muốn đạt thành Trường
An, An Lộc Sơn phải hy sinh hàng vạn nhân mạng mới vào được
thấy mặt người đẹp Dương Quý Phi.
Binh
Mã Dõng là tên Tàu đặt cho 6000 tượng bằng đất nung, cao
bằng người thật, đã được Tần Thủy Hoàng cho chôn vùi
dưới lòng đất cách Tây An 30 cây số. Di vật vẫn còn để
dưới các đường hầm, nằm trong các công sự , một nông
dân đào cuốc đã vô tình phơi bày một tượng mà vua Tần
có ý định đem theo về bên kia thế giới, biểu tượng cho
sự hữu thường của đời Tần.
Cơm
trưa xong, nóng chang chang, chúng tôi qua đường viếng vườn
Ngự Uyển của Ðường Minh Hoàng trong đó có hồ tắm của
Dương Quý Phi do một ngọn suối nước nóng sưởi ấm lòng
giá băng của Hoàng Hậu, chờ mong anh chàng An Lộc Sơn về
dưng trái vải từ biên cương. Cũng nơi đây có một căn nhà
lịch sử, nơi Tưởng Giới Thạch bi loạn tướng Giang Học
Lương bắt năm 1936, xong được thả sau đó.
Trời
nắng tháo mồ hôi hột mà ông bạn Cương lại hỏi ba xồn
bốn sực, để cả bọn lọt vào một ngôi chùa Hồi giáo
nhỏ nhưng tĩnh mịch và nên thơ. Sau đó, cả bọn mới vào
tới ngôi chùa Hồi chính, kiến trúc tương tự như kiến trúc
Trung Quốc. Giống như dân cư ở quanh vùng, các sư có phong
tục tập quán giống như Hồi nhưng lại nói tiếng Tàu. Hai
bên phố, đường ra từ cổng chùa, đầy các hàng quán bán
đủ các hàng kỷ niệm nào là tượng Phật, hũ, lọ, tiền
xưa, ấn đủ loại...
Hôm
sau chúng tôi mướn một xe nhỏ viếng mộ của Vĩnh Thai (YongTai),
cháu của Võ Tắc Thiên, không có gì đặc biệt ngoài việc
mộ được đặt dưới hầm sâu hun hút, âm u rợn người.
Cách
đó năm dặm, là mộ của Võ Tắc Thiên, một nhân vật nhiều
tranh luận, một vì vua dâm đãng hay một nữ vương có thiên
tài? Có điều đám tang của bà, cả ngàn dân phu phải di chuyển
quan tài cả trăm cây số từ Trường An về đây mà ly rượu
không đổ. Một bên là tượng các linh vật, một bên là tượng
các cận thần được dựng suốt hai bên đường đá vào mộ.
Ngày
thứ tư ở Tây An dành để xem chùa các Ngỗng Trời, từ ngoài
vào phải qua nhiều điện, rồi ở giữa là cái tháp 9 từng,
phía sau là chính điện có một tượng Phật to thếp vàng,
nhiều tranh nổi hai bên vách kể lại đời đức Phật.
Ngày
10.6.01, lấy xe lửa đi Lạc Dương (Hồ Nam) cách Tây An 8 giờ
xe lửa. Trên xe chúng tôi có dịp chuyện trò với một gia
đình bác sĩ ở Thành Ðô có con học ở Ðức và một cô
sinh viên sắp tốt nghiệp trường ngọai ngữ tên Jia Ling.
Du khách tới Lạc Dương chỉ có mục đích đến hang động Long Môn xem cho được các tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá. Nằm trên bờ phía Tây sông Di Hoà, nguyên thủy nhà Ngụy cho tạc ở đây 100.000 tượng lớn nhỏ, nhưng đến nay chỉ còn vài trăm tượng vì trộm đạo phá phách và nhứt là cách mạng văn hoá đã qua đây.
Chùa
Thiếu Lâm tọa lạc trên núi Thiếu Thất cách Trịnh Châu
80 km giữa đường Trịnh Châu - Lạc Dương, cũng đồ sộ
như các chùa khác, nhưng đặc biệt chùa còn mang nhiều di
tích lịch sử, nhiều bia đá ghi lại bút tích của vua Ðường,
vua Minh, vua Thanh... và đây cũng là cái nôi của các cuộc
nổi dậy mà các nhà sư luôn luôn đứng về phía chính nghĩa.
Trước cổng chùa, hàng trăm môn sinh diễn hành đi đến sân
tập cách đó hai cây số. Ðối diện với chùa có một đại
sảnh chứa 108 vị La Hán, bằng người thật, mỗi người
một vẻ, không vị nào giống vị nào. Một rừng bảo tháp
lớn nhỏ, nơi để di hài các bậc phương trượng, chỉ cách
chùa 500 mét.
Lạc
Dương là thủ đô nhà Ngụy, là nơi lịch sử ghi lại sự
tranh hùng giữa Tần Thúc Bảo - Giảo Kim với Ðơn Hùng Tín
là một vùng đất lớt (loess). Cả ngàn dân vùng nầy
đã sống trong các hang động đào trong lòng đất, chỉ có
mặt tiền là thấy mặt trời, thường ở giữa có một lỗ
vuông để hứng nước mưa, vách và trần đều bằng đất
lớt.
Ngày
13.6, nằm xe lửa 24 tiếng mới đến Thượng Hải, phải chịu
hai ngày mưa dầm, đến chiều, con ông Cương chở cho xem Phố
Ðông, khu tài chính mới của Thượng Hải, viếng nhà chọc
trời Thanh Mão (Jing Mao), nhân dịp có họp thượng đỉnh
Giang Trạch Dân
- Poutine. Tới hôm sau, mưa tạnh, chúng
tôi có dịp viếng khu thương mại trên đường Nam Kinh, suốt
con đường khang trang, phố phường tấp nập, đèn đuốc sáng
choang, không thấy một cọng rác vì có cọng nào là có người
nhặt ngay bỏ vào thùng rác inox bóng lộn. Tiệm khá
sang, trang hoàng tân kỳ nhưng hàng hoá lại rẻ, chỉ bằng
một phần ba giá ở Pháp, Bỉ.
9,30 giờ sáng, chúng tôi đi Hàng Châu, vượt 200 km theo lời mời của ông bà Vũ vì cách nay 5 năm, chúng tôi đã có dịp viếng hầu hết các thắng cảnh ở Hàng Châu. Ông Vũ hướng dẫn chúng tôi xem vườn trà Long Ðỉnh; giá trà khoảng 150 $US/kg, pha chế rất cầu kỳ. Nước phải lấy từ một cái giếng nước trong đặc biệt, nước đầu lượt sơ bỏ, chỉ lấy các nước dảo sau. Chén trà còn được hâm nóng cho ấm, cầm chén trà phải cong tay lại, và uống thì phải biết nhấp nhấp cho vị trà thấm vào cổ để lại hậu ngọt mát đậm đà.
Cách
phố chính khoảng 5 km, có một biệt thự thu hút nhiều khách
vãng lai, đó là nhà của phú hộ Wu Yue Xian. Nhà toàn
bằng gỗ quý, có nhiều gian, cho bà chính, bà thứ, con cái,
nô tỳ, bếp, vườn hoa, sân khấu. Không biết vì lý do thiếu
đất hay lý do phải kín cổng cao tường của người Tàu mà
hầu hết các đền nhà của Trung Quốc đều nằm trong khuôn
viên giới hạn, có tường bao quanh trong lúc các dinh thự,
các lâu đài ở Âu Mỹ, thường có nhiều khoảng trống, có
tầm nhìn xa hơn.
Ngày
17, đi buýt rời Hàng Châu đi Ninh Ba (Ningbo), thành phố
với nhiều bãi cỏ xanh, nhìn ra biển, đối diện với Phổ
Ðà Sơn.
Sáng
hôm sau, đi tàu hỏa tốc vượt biển đến Phổ Ðà sơn, lên
núi viếng một số chùa. Tới tượng Quan Âm cao 30 m, đang
hoay quay chụp hình, cả đoàn mấy trăm người bị cảnh sát
lùa xuống núi, hai bên đường nhiều sư sải chấp tay lâm
râm niệm Phật. Hỏi ra mới biết Ðức Ban Thiền Lạt Ma không
hiểu sao đáng lẽ đang ở Ấn Ðộ, lại thoát ra đây nên
cảnh sát lùa du khách để cách ly với vị Lạt Ma.
Phổ
Ðà Sơn nổi tiếng một trong năm ngọn núi linh thiêng của
đạo Phật nhờ các chùa rất to nhưng đẹp có bờ biển yên
tịnh, nhờ các cảnh nên thơ của con đường râm mát, đường
nhỏ san sát các tiệm bán hải sản. Từ Nam chí Bắc đi bộ
không mất hai giờ, Bắc có một ngôi chùa to đi lên bằng
toa cáp, xuống bằng đường bộ ngang một ngôi chùa khác cũng
to không kém.
Chiều,
trở về Ninh Ba, xem thư viện xưa trên 400 năm, viếng một
khu phố xưa, rất đặc biệt Tàu, đồ đạc để loạn xạ,
quần áo ngổn ngang, có lẽ khu nầy còn sót lại không thì
cũng chờ ngày bị san bằng để cất cao ốc như các khu khác.
Hôm
sau trở về Hàng Châu, được ông Vũ hướng dẫn xem Liên
Hoa Viên, chủ đề là hoa sen đủ loại đủ màu sắc được
xếp đặt thật hòa hợp với thiên nhiên. Ðối diện con đường
quanh Tây Hồ là đền Nhạc Phi, danh tướng đời Tống (thế
kỷ XII) trong một khung thành màu đỏ, nơi có tượng to của
Nhạc Phi và vợ chồng Tần Cối đang quỳ chịu tội.
Ngày
21, rời Hàng Châu trở về Vô Tích qua ngã Thượng Hải để
sáng hôm sau xem Chu Trang (cách Tô Châu 70 km). Ðây là một khu
nhà cổ xưa, giống như Lý Giang với đường lát đá tảng,
cầu vòng đá cẩn hoa. Du khách ngoại quốc, hàng chục ngàn
khách từ Thượng Hải đội mưa để xem các du thuyền chở
khách với cô lái đò ngân nga gõ nhịp hát giọng Hồ Quảng.
Trong các đường nhỏ xinh xinh, các quán lều bán nước giải
khát, tiệm bán đồ kỷ niệm, xưởng thủ công cổ truyền,
tạo nên một khung cảnh cổ xưa nên thơ, ít thấy trong thời
đại Internet nầy.
Hôm
sau, bão lại rơi vùng Thượng Hải, tới 11,00 giờ thì cả
bọn phóng qua Tô Châu (cách 80 km) xem Ðồi Lão Hổ, nơi chôn
Hồ Lộ, người xây dựng Tô Châu, trên có một cái tháp chín
tầng nghiêng như tháp Pise và một bãi cò cả ngàn con
trắng phau bay lượn trên cây.
Hai
ngày chót lại trở lại nhà ông Thiên, lại chuốc rượu,
cá, thịt, cua đinh, rắn, vịt Tứ Xuyên. Rể của ông còn
hướng dẫn cho xem một cảnh chùa xưa 500 năm rất nên thơ.
Bốn
giờ sáng 27.06.2001, hai chiếc Santana chở cả đoàn đi
Thượng Hải ra phi trường Pu Dong. Bịn rịn chia tay,
hẹn ngày tái ngộ!
Lên
máy bay, hồi tưởng lại một tháng rưỡi rong chơi xuyên ngang
nước Tàu, chúng tôi có cơ hội viếng nhiều thắng cảnh
liệt hạng như Cửu Trại Câu, Hoàng Long, Phổ Ðà Sơn, đi
ngược dòng lịch sử qua Ðại Lý, Lý Giang, Lạc Dương, Chu
Trang, đền Ðỗ Phủ, Khổng Minh, Nhạc Phi, mộ Tần Thủy
Hoàng, Võ Tắc Thiên, vườn Ngự Uyển Ðường Minh Hoàng. Ðâu
đâu cũng thấy lại những di vật của người xưa cả ngàn
năm, hình ảnh sống động của lịch sử, những vết tích
xưa còn lại của một thời đại huy hoàng.
Bất
giác miên man chạnh lòng hồi tưởng lại quê hương bé nhỏ
ở phương Nam thường hay hùng cứ chống lại sức ép từ
phương Bắc, chúng tôi thấy chuyến đi còn thiếu vẻ thơ
mộng của lũy tre xanh ở đầu làng, hình ảnh cô thôn nữ
duyên dáng với chiếc nón lá chèo thuyền trên sông, cảnh
bờ đê có các mục đồng nghêu ngao vắt vẻo trên lưng trâu,
rặng dừa xào xạc trước gió, mưa rơi tí tách trên tàu lá
chuối. Ôi quê hương Việt nam ta ơi! Dầu cách xa ngàn dặm,
ta vẫn bùi ngùi nhớ mãi đến hình ảnh quê hương bé nhỏ
mộc mạc nhưng không kém phần mỹ miều của ta và tự nhủ
sẽ gặp lại quê hương trong một ngày nắng đẹp rực rỡ!