Ký
ức của Lê Minh Cứ
Nói
đi Nhựt để học (voyage détudes) là sai, mà nói tập
sự cũng trật. Chẳng qua là qua đó để thấy cái tiến bộ,
cách thức điều hành, thấu rõ cái lối làm việc của người
Nhựt mà thôi.
Ngày
"tựu trường" khóa tiếng Nhựt tại cơ sở Ða Nhim đường
Pasteur,
gần Bộ Công chánh, tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông bà Oành
ngồi ở ghế "học trò", được giới thiệu là Giám đốc
Chương trình Thủy điện Ða Nhim. Bà Oành rất vui vẻ. Vào
giờ ra chơi bà nói chuyện với mọi người, đặc biệt quan
tâm hỏi han "ông già" Tố, người cùng toán đi Nhựt với
tôi, và cũng làm việc tại nhà máy biến điện Sài Gòn ngay
từ khi người Nhựt đầu tiên đến. Ông bà Oành không tham
dự hết khóa Nhựt ngữ này. Bà thầy là người Nhựt chính
cống, nói tiếng Pháp. Nghe nói chồng bà là người Nhựt làm
việc ở Tòa Ðại sứ Nhựt tại Pháp, chồng chết.
Ðược
biết ở Nhựt tiếng Pháp không thông dụng, mà biết thân
phận không giỏi tiếng Mỹ, bởi lẽ lúc còn đi học sinh
ngữ thứ hai mà tôi chọn là Việt ngữ, do đó mà tôi rán
học tiếng Nhựt để sau này còn làm chung với người Nhựt.
Cũng may, cô bạn gái (sau này là nội tướng) của tôi có
quen biết với bà thầy Kiriyama, nên ba chúng tôi thường
gặp nhau, đi chung. Lúc thì đi ăn, đi xem đại nhạc hội,
lúc thì họp mặt ăn uống tại nhà bạn gái hay đến chơi
ở nhà bà thầy, ở gần đài phát thanh Pháp Á. Do thực tập
nhiều nên khi mãn khóa, với vốn liếng Nhựt ngữ, tôi có
thể mạnh dạn ăn nói dễ dàng khi đại diện cả toán sống
mấy tháng ở Nhựt, gồm các anh Tố, Dương, Danh và Ðạt,
và sau này theo dõi, học hỏi không khó khăn khi làm việc chung
với các chuyên viên Nhựt Bổn.
Ðến
Tokyo,
chỗ ở đầu tiên của toán là Asia Center. Nhờ có đại
diện hãng Nippon Koei là ông Churei nói tiếng Pháp
hướng dẫn lúc đầu. Tôi còn nhớ một việc mà mãi khâm
phục người Nhựt. Số là, lúc mới đến, việc đầu tiên
là đến trình diệnTòa Ðại sứ Việt Nam ở Tokyo. Lúc rời
Asia
Center, anh Tố vẫn còn cầm passeport trong tay, đến
Tòa Ðại sứ, xong đến thăm hãng Fuji Denki là hãng có
cung cấp trang bị cho nhà máy biến điện, rồi đi ăn. Phương
tiện tắc xi, xe điện mấy bận, rồi anh Tố cho hay là mất
passeport, và không biết mất tại đâu và lúc nào. Ông
Churei liên lạc bằng điện thoại ngay trên xe điện
và nói không có ở Tòa Ðại sứ, không có ở khách sạn.
Tối về, ghé lấy chìa khóa thì cô tiếp viên trao cho anh Tố
một cái bao thơ trong đó có
passeport và số tiền còn
nguyên vẹn. Không biết họ tìm bằng cách nào! Chỉ biết
là anh Tố mặt mày không còn bí xị nữa. Anh xác nhận là
lúc đưa chìa khóa, và khi ăn sáng xong rồi ra khỏi khách sạn,
passeport
vẫn còn trong tay.
(Sài
Gòn, 1962: Những người quay rõ mặt ra, từ trái: Ông TN Oành,
anh HV Phong, anh chị Ðỗ Trọng Phúc. Người khuất sau lưng
ông Oành là anh Nguyễn Phan Anh. Trong những người quay lưng
ra, có các anh Nguyễn Xuân Giễm, Nguyễn Ðình Bá, Ðinh Văn
Thọ, ...)
Khoảng
thời gian ở Nhựt, ông Oành có đến thăm hỏi chúng tôi hai
lần, có anh Thái Kế Khoa tháp tùng. Sau này, không nhớ vào
lúc nào, tôi có đến ăn cơm ở nhà ông bà Oành cùng một
số anh em. Dịp này bà Oành có hỏi tôi "Ông thích nhân
vật nào trong Paul et Virginie?" Tôi rất ngạc nhiên, và trong
phút chốc tôi nhớ ra lúc học tiếng Nhựt, lúc thực tập,
bà thầy có bảo tôi kể tên một truyện mà tôi đã đọc
qua, Paul et Virginie, mà bà Oành đã nghe và còn nhớ để
nhắc lại với tôi.
Trong
thời gian làm việc học hỏi với người Nhựt, ông Oành thường
xuyên đến trạm biến điện xem diễn tiến công trình, lúc
nào cũng hỏi han chúng tôi và rất hài lòng thấy chúng tôi
làm việc như người Nhựt. Nhờ xuất phát trong "lò đào tạo"
của người Nhựt, đến nước ngoài, mấy lần tôi "đuổi
hãng", xin chỗ nào cũng "qua cầu" ... ("đuổi hãng" vì có hãng
khác lương khá hơn và có vẻ bảo đảm việc làm lâu dài
hơn).
Mỗi
ngày đi xe lam ba bánh đến trạm biến điện. Một vài người
Nhựt đã có mặt, đo đạc tính toán, trong lúc phần kiến
trúc nhà máy cũng chưa xong. Trưa thì toán chúng tôi đều dùng
cơm ở quán anh chị Bảy, dựng quán bán cơm chỗ mấy cái
transfo
hiện nay. Người Nhựt thì có xe đưa về quán trọ ở Thủ
Ðức. Lần lượt các dụng cụ thiết bị chở từ Nhựt đến
và cũng là lúc chúng tôi bắt đầu "khổ hạnh". Làm việc
như người Nhựt, không câu giờ, không kén chọn công việc.
Kỹ sư Nhựt, xếp Nhựt, cũng tháo thùng, khiêng đồ đạc.
Tuần nào hầu như ông Oành cũng lên xem xét tiến triển công
tác xây nhà máy và hoạt động của nhà thầu Nhựt Bổn.
Không bao lâu thì việc xây cất cư xá trạm biến điện bắt
đầu và chúng tôi cũng là những người "xi" nhà trước tiên
theo đẳng cấp của mỗi người.
Mới
ra đời mà được đào tạo theo lối Nhựt nên từ hồi đến
Canada
(có giấy giới thiệu của Nippon Koei mà tôi đã xin lúc
người Nhựt về nước) đến lúc về hưu, tôi đã hai lần
"đuổi hãng", và hãng cuối cùng làm trên 15 năm, vẫn có tiếng
là làm việc ngon lành.
Nhờ
vốn Nhựt ngữ, tôi theo dõi công việc với người Nhựt và
trước khi bàn giao nhà máy thì tôi được đề cử sang ban
bảo trì thay thế anh M. như dự trù, sang làm điều hành viên
thay tôi, làm với anh Phúc, còn tôi trở về anh Phong.
Mọi
cơ hành của nhà máy điều khiển bởi dòng điện một chiều
do một phòng chứa bình batteries cung cấp. Một kỷ niệm
lúc sạc điện cho phòng batteries: ông Sudo yêu cầu
ông Thơm cho tôi cùng với hai chuyên viên Nhựt phụ trách công
tác này. Làm ngày lẫn đêm, cơm nước người Nhựt cung cấp
và tôi còn nhớ sau này tôi có dịp thuyết trình diễn tiến,
cách thức sạc, theo dõi cùng bảo trì với tất cả anh em
điều hành nhà máy, có cả chị Mai, cùng lúc bổ túc cho anh
Ðạt (nhỏ) trong việc thuyết trình cách lọc dầu cho các
máy transfo.
Hai
ngày sau, tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nhận cái bao thư tiền
của ông Sudo trao, nói là tiền phụ trội làm thêm cho
công tác sạc bình. Lúc đó tôi đâu có biết và đâu có lãnh
tiền phụ trội bao giờ. Ông Sudo còn nói "ông biết
cả việc bảo trì, thay thế bình hư, ý thức an toàn, ... sau
này ông có thể đảm trách?" Ðể kỷ niệm món tiền không
tưởng là có, tôi đi mua chiếc xe đẩy cho đứa con đầu
lòng để đẩy đi vòng cư xá chơi.
Tôi
vẫn còn nhớ trước ngày thuyết trình, anh Ðinh Văn Thọ có
nói với tôi "mai tôi sẽ hỏi anh về batteries đó". Tôi
lấy cuốn Physique ra, đọc lại phần nói về batteries
. Hôm sau, trước khi thuyết trình đề tài chính, tôi nói qua
các cơ cấu bình điện, tại sao có điện một chiều, v.v...,
trả bài rõ ràng. Cám ơn anh Thọ, hôm đó chứng tỏ "thuyết
trình viên" hiểu biết lý thuyết không tệ về batteries,
trả bài y chang trong sách, tây ta lẫn lộn, ...
(Còn
tiếp)
Lê
Minh Cứ