Bài
của Sông Ðồng Nai Nhân
chuyến du lịch Nhật bản, tôi ghé thăm một thân hữu làm
đang làm việccho chính phủ
liên bang Mỹ, nhà ở miền ngoại ô thành phố Tokyo. Anh là
mộtkỹ sư Công chánh, chuyên
lo về các công tác xây dựng và tu bổ cho các căn cứ quân
sự và dân sự Mỹ đóng tại Nhật. Người
Nhật khôn ngoan biết nương thế tạo thế, khi thua trận thì
cắn răng để quânMỹ chiếm
đóng, bây giờ hoàn toàn độc lập cũng tiếp tục núp dưới
cái dù quân sự của Mỹ, một cườngquốc
quân sự bậc nhất thế giới. Thế là người Nhật không
phải chi tiêu nhiều cho ngân sách quốc phòng, dồn nỗ lực
tài chánh để phát triển kinh tế. Cũng chẳng khác nào thuê
một anh võ sư vô địch gác cửa nhà mình, khônglo
lũ du đãng cướp bóc hó hé quấy rối. An tâm mà ngủ ngon.
Chỉ có chútphiền là vợ
con mình vô ra, thỉnh thoảng bị nó chọc phá trêu ghẹo tí
ti, không dám hỗn láo nhiều, chẳng mất mát chi . Ðừng như
vị công nương xứ nọ, viết hàng bó thơ tình cho anh cận
vệ thì thôi. Chỉ
có hai vợ chồng thôi, mà bạn tôi được cấp một căn nhà
ba phòng ngủ,hai phòng tắm,
trong mộtkiến trúc cao tầng
sang trọng xây cất theo tiêuchuẩn
Mỹ. Bàn ghế, giường tủ, đồ đạc trang bị trong nhà cũng
được chính phủ Mỹ cung cấp, toàn là thứ đồ gỗ tốt
đắt tiền. Ðiện nước cũng được cungcấp
miễn phí. Bên ngoài hành lang rộng, có nhân viên lau chùi sạch
sẽ mỗingày. Tôi
tưởng đến nhà bạn là phải cởi dép và ngồi xệp dưới
sàn trên tấm chiếu bên cạnh cái bàn thấpmà
chuyền nước trà. Tôi chuẩn bị cho cái chân và cái lưng
sẵn sàng chịu đau đớn vì phải ngồi xệp trên sàn nhà.
Nhưng không, trang bị bên trong hoàn toàn theo lối tây phương,
không có chút gì là Nhậtbản
cả. Bếp núc rộng rãi sáng sủa, phòng tắm cũng rộng thênh
thang, phòngngủ rộng, có
nhiều ngăn tủ đựng áo quần lớn có thể đi vào được.
Hoàn toàn Mỹ, chẳng có chút chi Nhật cả. Căn nhà nầy tọa
lạc trong một căn cứ lục quân Mỹ. Không có vẻ gì là mộtcăn
cứ quân sự, vì không thấy lính tráng đâu cả, mà cũng không
có những dãy nhà ngay hàng thẳng lối có những phòng rộng
mà trong đó quân nhân đặtgiường
san sát. Căn cứ nầy giống như một khu phố khang trang của
một thành phố nhỏ bên Mỹ. Ðường sá vòng vèo ngăn nắp,
sạch sẽ. Những căn nhà đủloại,
đủ kiểu, cỏ trồng cắt xén gọn gàng. Chỉ
thấy có chút quân sự là bốncổng
ra vào có trạm gác, lính Nhật gác cổng, soát thẻ vào ra,
và cúi rạp mình chào khi khách đi qua. Bạn chở tôi lên xe
đi quanh khu doanh trại xem chobiết.
Ðây là bưu điện Mỹ, giống như một trạm bưu điện trung
bình bên Mỹ, có nhân viên bưu điện ngồi quầy, xài tem Mỹ
và tiền Mỹ. Bên kia là nhà tập thể dục rộng lớn, bên
trong có trang bị đầy đủ dụng cụ, có huấn luyệnviên,
và có cả hồ bơi. Có cả khu tắm tồng ngồng theo lối Nhật
bản, mà hồi mới qua đây, vợ bạn tôi chưa quen nên thường
hay quàng cái khăn che tạm trước khi vào bồn tắm. Sau đó,
thấy tấm bảng ghi cấm đem khăn vào, vì sợlàm
mất vệ sinh. Cũng lạ, tắm chung không sợ mất vệ sinh, mà
cái khăn tắmthì không cho.
Có ngườI bảo rằng không dám vào tắm các nơi trần truồng
đó,không phải vì e thẹn,
không phải vì ngượng, mà sợ lỡ ra "thằng con dễ nuôi mà
khó dạy" nó chỉa thẳng ra bất tử thì có nước mà độn
thổ. Dù không có tà ý trong đầu, khi mà mình càng cố kềm
chế nó, thì nó càng dễ sinh sựmất
mặt. Bên
kia đường là nhà sách, chúng tôi vào xem, có bán đủ thứ
sách như một tiệm sách bên Mỹ. Từ sách học, sách về nấu
ăn, về thể thao, dulịch,
vệ sinh, luyện tập tâm linh, tiểu thuyết, thơ văn. Nhiều
nhất làloại học tiếng
Nhật cho người ngoại quốc. Tiếng Nhật cho Mỹ, Pháp, Ðức,
Ý, Phi , Ðại Hàn, Thái Lan, Mễ, và có sách cho cả Việt nam
nữa. Thế thì cần chi mà về Mỹ mới tìm được sách muốn
mua. Nhiều cuốn dày mỏng khác nhau. Có cả một cuốn sách
riêng dạy về những câu thông dụng trong tình yêu. Tôi lật
sơ qua, thấy những chương chào hỏi, làm quen, mờI đi ăn,
đi chơi, khi âu yếm, trên giường lúc yêu đương, và cả
mục khi gây gỗ cãi nhau, và mục cuốicùng
là những câu nói khi li dị. Thật là chu đáo cho một cuộc
tình từ khởi đầu đến kết thúc, có đủ ngôn ngữ để
truyền thông mà không phải quơ tay múa chân lung tung ra dấu
bằng ngôn ngữ quốc tế. Ngoài tiệm sách ra, còn có một
thư viện lớn, nhân viên có thể đến mượn sách đọc. Ðủ
các loại sách, như một thư viện của thành phố. Trong
một khu khác, có nhiều quán ăn Mỹ, có quầy rượu. Anh bạn
cho biết, mỗi chiều thứ sáu có tổ chức ăn khỏi trả tiền,
chỉ phải tự trả tiền bia, tiền rượu, không uống thì
khỏi trả gì cả, ăn thả dàn. Ðược gọi là "giờ sung sướng".
Những quán ăn bên trong căn cứ nầy bán giá rất rẻ, so với
bên ngoài, và còn rẻ hơn những quán ăn chính trên đất Mỹ.
Một buổi trưa chúng tôi vào ăn theo lối bao bụng mà chỉ
trả mỗi người năm đô la thôi. Chắc chính phủ có bù lỗ
cho người thầu nhà hàng mới có được giá đó. Có lẽ không
phải loại quán "quốc doanh" của quân đội. Vì e cái gì mà
dính đến quốc doanh thì cũng bê bối, bầy bừa, không có
chất lượng, và đối xử với khách hàng như lũ ăn mày.
Trong khu nầy, cũng có những quán cà phê,quán
rượu, nhạc sống ban đêm và nhạc qua máy hát. Trong quán
còn có máy đánh bài, loại mà bên Việt nam đặt tên cho là
"Tên Cướp Một Tay", để các quân nhân xa nhà có nơi mà cúng
tiền cho mau hết. Khu
chợ Mỹ, bán đủ các thứ hàng hóa chuyên chở từ Mỹ qua,
giá rẻ như hoặc rẻ hơn các siêu thị bên Mỹ, lại không
có thuế. Thức ăn cũng chở từ Mỹ qua, không biết quân đội
họ điều hành tài tình thế nào, mà giá thức ăn so với
Mỹ thì có phần rẻ hơn chút đỉnh. Ðương nhiên thức ăn
và các thứ như bia, rượu, thì bên ngoài doanh trại giá gấp
nhiều lần bên trong. Tôi thấy mình nghĩ sai khi lần đầu
nghe anh bạn tình nguyện xin đi Nhật, tưởng đâu cái đắt
đỏ bên Nhật sẽ nghiền nát anh. Cả các thứ vật dụng
như áo quần, đồ điện tử, TV, tủ lạnh, computer, cũng rẻ
hơn Mỹ. Chắc chắn là rẻ hơn giá ở ngoài phố Nhật. Trên
sân cỏ, có chưng bày những xe mẫu kiểu mới nhất, của
các hãng sản xuất Mỹ. Và giá hàng rẻ hơn tạiMỹ,
bởi vậy cho nên, nghe đâu,đông
đảo người mua xe tại Nhật mà trao hàng tại Mỹ. Trong khu
chợ, còn có các tiệm ăn Mỹ , Mễ, và các tiệm trò chơi
điện tử cho trẻ em con nhân viên giải trí. Sân golf rộng
mênh mông, có hàng rào lưới cao chừng hai mươi thước bao
quanh. Có trường học Mỹ riêng cho con em học đến hết bậc
trung học mà khỏi trả học phí. Có
thể nói những căn cứ nầy là một thành phố tiêu biểu
thu lại, không thiếu một thứ gì mà xứ Mỹ có. Bạn tôi
cho biết chiếc xe đang dùng, mua lại khi đã chạy được 20
ngàn dặm, giá chỉ có chín trăm đô la mà thôi. Hãng bán xe
sẽ chịu trách nhiệm bảo trì xe, vì ở Nhật mà để xe chết
máy dọc đường là tội lớn, phạt vạ khẳm tiền. Vì đường
thì chật, xe thìcũng nhiều,
cho nên, nếu xe không tốt thì đừng ra đường mà bị phạt
, đau lắm. Tôi ngạc nhiên, vì chiếc xe tuy không thuộc loại
sang trọng nhất,nhưng không
phải là loại thường. Xe rẻ như vậy, nhưng người Nhật
mua khôngnổi vì không có
chỗ đậu xe, và bằng lái xe thì phải tốn hơn năm ngàn đô
la mới lấy được. Một bà Việt nam vợ một ông trung tá
Mỹ cho biết là sẽ phếthải
chiếc xe 50 ngàn dặm của bà để mua chiếc xe khác. Phế thải
chứ khôngphải bán, ở đây,
không ai mua cái thứ xe trên 50 ngàn dặm cả. Mấy
năm trước, khi bạn tôi nộp đơn tình nguyện đi Nhật, tôi
có ý gián tiếp bónggió can
ngăn, vì tôi nghĩ , mình ở Mỹ đã hai mươI năm, có gia đình,
cóbạn bè, có cộng đồng
ngươi Việt chung quanh, ăn nói cũng tạm được, tiếngMỹ
cũng đã quen, mà còn thấy trong lòng không vui trọn vẹn, vẫn
còn một vướng mắc quê hương nào đó, một chút lạc lõng,
không hoàn toàn hòa đồng với xã hội. Huống chi đến một
nơi một chữ cũng không biết, không nóiđược,
không nghe được, lạ lùng, thì chắc chắn buồn lắm, hoang
mang còn hơn cái hồi mới đi định cư nữa. Nhưng
tôi lầm, bạn tôi sống ở đây chẳng khácnào
sống trên đất Mỹ, nói tiếng Mỹ, mua đồ Mỹ, ăn lối
Mỹ, sống lốiMỹ,không
cần tiếp xúc đến cái xã hội chật chội đắt đỏ và
lạ lùng của Nhật bên ngoài căn cứ. Bên ngoài căn cứ là
một xã hội chật chội, đắt đỏ hối hả. Nhà liền nhà,
phố liền phố, không có vườn cây, không có thảm cỏ, hoa
trồng trên những thẻo đất nhỏ nhắn hai bên, trước nhà,
góc sân,đường chật vừa
đủ cho hai xe né tránh sát nhau. Bộ hành không có lối đi
riêng. Thế mà bên trong doanh trại thì nào là sân chơi trẻ
em hai ba cái, thảm cỏ xanh,công
viên trồng cây, hồ nước, sân banh,đường
rộng hai bên có lề cho bộhành
đi. Không biết người Nhật họ có khó chịu khi thấy cảnh
tương phản nầy không,có
lẽ họ cũng không ưa nhưng khôn ngoan im lặng. Ði
làm việc cho chính phủ liên bang Mỹ tại Nhật, bạn tôi cho
biết, riêng tiền phụ cấp đắt đỏ thôi cũng ăn tiêumà
chưa hết, lương chính thức chưabao
giờ đụng tới. Anh cho biết có một anh chàng kỹ sư công
nghệ họ Bùi, suốt mười mấy năm nay đi làm tại ngoại
quốc cho chính phủ liên bang Mỹ.Không
biết để tiền lương ở đâu và làm gì cho vơi bớt. Bạn
tôi tiếc làkhông biết sớm
về các công việc làm cho chính phủ liên bang như thế nầy.
Vợ bạn tôi là một người đàn bà Việt nam thuần túy, chìu
chồng, dịu dàng vàtuân phục,đồng
thời cưng chồng như một ông hoàng nhỏ. Không biết bạn
tôi có thấy điều đó hay không. Chị chìu cả những cái
gàn cái chướng và cái tư tưởng đôi khi hơi độc đoán
của chồng. Giữa thời đại nầy, có lẽ ngay cả đàn bà
Nhật, cũng hiếm hoi người còn có cái phong cách thuần phục
Á Ðông như chị. Bạn tôi là một người có phước, nhưng
không phải vì vậy màvợ
bạn tôi là người vô phước, vì chị cảm và tìm được
cái vui, cái sung sướng rất giản dị là đem hạnh phúc lại
cho gia đình, tạo cho gia đình không khí dịu dàng ấm áp.
Ngày xưa Tây thuộc địa cũng sướng không bằng bạn tôi
bây giờ. Bạn chỉ thiếu bồi bếp hầu hạ nữa mà thôi.
Thì ra quân đội Mỹchăm sóc
quá chu đáo cho người của họ, không trách chi ngân sách quốc
phòng là một con số khổng lồ so với các ngân sách khác.
Bởi vậy, những quốc gia theo đuổi sức mạnh quốc phòng
thì kinh tế dễ lụn bại, ngoại trừnhững
nước đã có sẵn sức mạnh và tài nguyên dồi dào. Giá như
cả thế giới đừng ai muốn ức hiếp xâm lăng ai, đem tiền
bạc tài nguyên và nhân lực ra mà xây dựng kinh tế, xã hội,
thì nhân loại chắc mau đến gần thiên đàng. Bạn
tôi may mắn, có phước, sống đời sung túc, dễ chịu. Nhưng
buổi chiềungồi trên ghế
đá nhìn ra mặt hồ nước, bạn tôi tâm sự :"Hai
mươi mấy năm nay đờI sống mình vô vị quá, không có một
ý nghĩa gì cả". Câu nói làm tôi bàng hoàng, choáng váng, không
tin ở tai mình và hỏi lại xem mình cóthật
nghe như vậy không. Bạn tôi xác nhận. Bạn vừa uống nước
ngọt, khôngthể say rượu,
và bạn đang ngồi tỉnh táo chứ không phải ngủ gật nói
trong cơn mê. Tôi thật tình không hiểu nổi. Có thể tư tưởng
của bạn tôi quá caosiêu
nên trí óc nông cạn tầm thường của tôi không nhìn thấu.
Tôi sực nhớmột anh bạn
khác đang sống tại miền Bắc California, ngày xưa anh cũng
cóchút chức sắc trong xã
hội cũ, bây giờ ban ngày làm bảo vệ an ninh toàn thời gian
cho khu thương mãi,khuya dậy
lúc ba giờ sáng đi bỏ báo chođến
sáu giờ sáng. Về nhà ngủ lại thêm chừng nửa giờ, rồi
dậy hấp tấp đilàm để
nuôi một vợ bệnh và ba con còn đi học. Anh còn phải nấu
ăn, đi chợ, chăm sóc con cái. Thế mà lúc nào cũng vui vẻ,
sung sướng, và mỗi tối trướckhi
đi ngủ thắp hương bàn Phật, đánh ba tiếng chuông, để
cám ơn Trời Phật cho anh còn sức khỏe để nuôi vợ con,
cho anh có cuộc sống tự do, không đói không lạnh hôm nay.
Mỗi lần gặp nhau, anh nói rằng, được đời sống yên bình
như hôm nay là may mắn lắm rồi, không mong gì hơn.Tôi
im lặng khôngcó ý kiến về
câu nói hai mươi mấy năm sống vô vị và không có ý nghĩa
củaanh bạn. Anh đang có hạnh
phúc tuyệt vời mà anh không thấy chăng?Anh
mơ ước gì hơn nữa chăng? Hay là khi con người có đầy đủ
quá, thì cảm thấy vô vị và nhàm chán? Trở
về Mỹ, tôi cứ bị câu nói của anh bạn ám ảnh mãi. Thế
nào là một đời sống có ý nghĩa đây ? Thế nào làkhông
vô vị? Lâu nay, tôi thường nóivới
vợ là chúng mình có phước, không phải sinh ra ở miền Tây
Bắc nước Trung Hoa, nơi đó đồng khô cỏ cháy, thiếu ăn,
và con người ở đó suốt đờikhông
biết tắm là gì cả. Vì nước chưa đủ để uống, lấy
đâu mà tắm? Chúngmình còn
may mắn đã thoát ra từ một xứ mà người cùng nòi giống,
cùng tổtiên đối xử với
mình không bằng đối xử vớiloài
thú vật. Ðến xứ nầy, cócông
ăn việc làm, có tự do, không sợ hãi, có ấm no, và vợ chồng
còn có nhau. Ý nghĩa cuộc đời theo chúng tôi , không phải
là cái gì cao siêu xa vời nào cả. Ý nghĩa đích thực quý
báu nhất cuộc đời là những niềm vui nhỏnhoi
mỗi ngày, nụ cười của vợ , của chồng, của gia đình
và bạn bè chung quanh. Nhân loại sống để tìm hạnh phúc.
Có hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa. Phật Chúa cũng rao
giảng, chỉ hướng cho con người đường đi đến hạnh phúc
khi còn sống và sau khi hết sống. Làm ra tiền bạc, để mua
hạnh phúc,chứ không phải
hy sinh hạnh phúc để làm ra tiền. Có danh vọng quyền lựccũng
để mưu cầu hạnh phúc, nhưng khổ thay, xưa nay,những
người có nhiều danh vọng và quyền lực thường ít có hạnh
phúc trong đời sống . Bạn
bè xa lâu ngày gặp nhau, để cho một ngày vui khỏi bị phí
phạm vì bàn cãi không đến đâu về cái ý nghĩa cuộc đời,
tôi chỉ im lặng. Không phải tôiích
kỷ dấu diếm cái lý lẽ hạnh phúc về cuộc đời với bạn.
Tôi biết có tranh cãi cũng không đến đâu, vì bạn sẽ giữ
ý bạn. Tôi biết chắc chắn, đến mộtngày
nào đó, bạn tôikhi đã mất
đi những gì bạn có hôm nay, bạn mới biếtlà
đã phí phạm cái thời gian hạnh phúc mà bạn đang có. Tôi
nhớ ngày mới được ra khỏi tù, thân thì bệnh, áo quần
thì lôi thôi rách rưới, chân đi dép đứt quai, bụng đói
mà tôi ngửng mặt lên trời thốt lên: "Sao mình sung sướng
thế nầy, sao trời đất đẹp đến thế nầy nhỉ? " Bạn
tôi cũngtừng ở tù ba năm,
cũng đã chịu nhiều cay đắng trong đời sống của một xãhội
kềm kẹp, khắt khe, và cũng suýt bỏ thây trên biển cả khi
đi tìm tự do.Có lẽ nào bạn
tôi sớm quên những ngày cũ mau thế? Sông
Ðồng Nai (Tháng
5 năm 2001) |