(Những
Mẩu Chuyện Vui Buồn Thường Ngày Của Một Vài THÐL Trao Ðổi
Qua Vi Thư)
Bất
hướng cố hương cửu
Tường
vi kỷ độ hoa
Bạch
vân hoàn tự tán
Minh
nguyệt lạc thùy gia?
(Quê
xưa xa cách bao xuân
Khóm
tường vi đã mấy lần nở hoa
Mây
xưa hẳn vẫn bay xa
Trăng
xưa biết rụng xuống nhà ai nao?)
Chợt
nhớ đến 2 câu tả tâm trạng đồng bào miền Bắc nhớ đến
quê cũ trong dịp Xuân về:
Hỡi
ôi phương Bắc xa xôi ấy
Ðào
nở hay là đợi cố nhân?
Dec
2000 - B1-T1 :
...
Nhân đọc "Tạp ghi I-Meo" tại trang 113 thấy có ghi bài Ðường
thi gọi là của Lý Bạch, thật ra là của Hạ Tri Chương (659-744),
câu thứ hai : "Hương âm vô cải, minh mao tồi". Thật
ra câu nầy là :"Hương âm vô cải, mấn mao thôi", nghĩa
là : Tiếng quê không đổi, tóc râu phai. Như vậy xin
phép hiệu đính về tác giả và 2 chữ trong bài, chớ không
có ý gì khác.
Bây
giờ xin lại nói thêm mấy chữ MẤN MAO THÔI, mấn là tóc
2 bên mang tai, thôi là thúc giục mà cũng có ý nghĩa là phai,
chữ này cùng với chữCẢI
trong vế trước có ý nói là đã già. Tiếp thêm về tác giả
tên Hạ Tri Chương, tự Quý Châu, nguyên quán Sơn Âm Huyện,
đỗ Tiến Sĩ làm quan Thái Thường Bác Sĩ, chức vụ sau cùng
là Bí Thư Giám. Từ quan về đi tu làm Ðạo Sĩ hiệu là Tứ
Minh Cuồng Khách...
Dec
2000 - T1-B1 :
...
Trong suốt 18 năm làm bản tin THÐL, cái thư feedback này
của chị có lẽ là cái thư tôi đắc ý nhất. Cám ơn chị
nhiều lắm. Chị đúng là một "chuyên viên" về Hạ Tri Chương
(HTC), mà chắc cũng là về chữ Hán và về thơ Ðường nữa.
Vậy mà lâu nay chị không chịu xuất đầu lộ diện để
góp một tay với tụi này. Bây giờ thì chị không thể "trốn"
được nữa đấy nhé!
Một
số anh em tụi này thỉnh thoảng liên lạc email nói chuyện
tào lao với nhau, nhiều khi nói mỗi ngày nếu gặp một đề
tài hấp dẫn. Phần lớn đề tài nghiêng về "cổ học", về
Phật giáo, về chữ Hán, về Ðường thi, về thơ văn tiền
chiến, cả về tiếu lâm, nghĩa là... nói tục nữa. Do đó
mà có mấy mục "Tạp ghi..." trên bản tin THÐL mấy năm nay.
Dĩ nhiên khi tôi lọc lựa để đưa lên bản tin tôi chỉ lựa
những phần vui vẻ, xây dựng, học hỏi, bổ ích... Có nhiều
mẩu chuyện tiếu lâm rất vui và hay, nhưng vì tục quá mà
tôi đành bỏ đi.
Tôi
có sẵn hai bài thơ "Hồi Hương Ngẫu Thư" (HHNT) của
HTC trong tủ sách nhà tôi. Trong năm rồi, tụi này cũng có
nhắc nhiều đến hai bài thơ HHNT này. Do đó mà có bài thơ
"Hồi Hương Tân Thời" của Quang Công trên THÐL 20, trang
63. Ðây là bài thơ của hơn một người là tác giả. Dĩ nhiên,
bài thơ này làm cho vui thôi, chẳng phải xuất sắc gì nhưng
đọc lại thấy rất ngậm ngùi, nhất là nhớ lại khoảng
thời gian tụi này mới đi cải tạo về, và xã hội Sài Gòn
mấy năm đầu sau 75 là một xã hội làm tan nát gia đình.
Vậy
đó mà khi người bạn viết email lại viết là Lý Bạch, và
khi tôi trích lại đưa vào bài "Tạp Ghi I-Meo" tôi cũng vẫn
để nguyên là Lý Bạch. Cám ơn chị đã nhìn thấy lỗi lầm
tai hại này.
Tôi
scan
hai bài thơ HHNT, và cả mấy bản dịch, kèm theo đây để
chị xem. Tôi không có và không nhớ ai là dịch giả hai bài
thơ này, nếu chị biết xin chị cho tôi hay. Không biết chị
có mở và đọc được hai cái jpg files kèm đây không,
và cũng vì chỉ có mấy dòng, tôi gõ lại dưới đây để
chị đọc cho dễ:
Hồi
Hương Ngẫu Thư 1
Thiếu
tiểu ly gia lão đại hồi
Hương
âm vô cải mấn mao thôi
Nhi
đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu
vấn khách tòng hà xứ lai.
Bản
dịch:
Ði
trẻ, về nay tuổi đã già
Giọng
quê không đổi, tóc sương pha.
Ngẩn
nhìn, em nhỏ tươi cười hỏi:
Khách
tự phương nào mới tới a?
Hồi
Hương Ngẫu Thư 2
Ly
biệt gia hương tuế nguyệt đa
Cận
lai nhân sự bán tiêu ma
Duy
hữu môn tiền Kính hồ thủy
Xuân
phong bất cải cựu thời ba.
Bản
dịch:
1.
Biền biệt lìa quê mấy chục thu
Quanh
nhìn xơ xác giữa hoang hư
Riêng
may trước cửa trên hồ Kính
Theo
gió xuân về vẫn sóng xưa.
2.
Quê nhà xa đã bao thu
Ngó
quanh nhân sự xác xơ, ngỡ ngàng
Chỉ
riêng hồ Kính mênh mang
Gió
xuân không đổi những làn sóng xưa...
Dec
2000 - B1-T1 :
...
Trước hết rất cám ơn về bài HHNT 2 và 2 bài dịch Nôm thật
tuyệt mà anh đã gởi cho. Thành thật mà nói, tôi chỉ có
bài HHNT 1 mà thôi, và cũng không có bản dịch của bất cứ
ai, cho nên tôi chỉ tự dịch cho mình để có dịp thì đọc
vậy thôi.
Cảm
cái tình anh gởi cho HHNT 2 và 2 bài dịch Nôm, tôi thố lộ
nguyên nhân vì sao mà tôi biết HTC và HHNT 1 của ông. Ðó là
do lúc còn ở Trung học, thầy dạy Việt văn của chúng tôi
là nhà văn Thuần Phong, năm nay nếu còn sống thì cũng đã
gần trăm tuổi, mỗi khi thầy dạy về một thể thơ nào thì
đều bắt chép một số danh tác và bắt học thuộc lòng.
Cái cách học nầy lúc nhỏ làm chúng tôi nhớ rất lâu về
sau, vì vậy mà khi đọc đúng bài của mình biết thì nhớ
ngay, như đi thi "trúng tủ" vậy. Rủi sao lại trùng hợp với
bài HHNT 1 đăng báo, tôi thấy "đổ thừa" cho Lý Bạch thiệt
oan quá, phải lên tiếng. Không ngờ chỉ vì một chút "sóng
chao" trong lòng mà mắc "tai nạn". Còn về Hán văn thì tuy cũng
có học chút đỉnh, nhưng tới nay đã trả lại cho thầy hết.
Thật không dám nhận 2 chữ "chuyên viên" của anh.
Bây
giờ nói tới thơ, trong các thể loại xưa, tôi ưa "song thất
lục bát" hơn hết, bởi vì nó là sáng tạo riêng của người
Việt; nhưng lại không có nhiều người thích làm. Nói chung,
tôi không nghiêng về thể thơ nào, chỉ thích đọc thơ Nôm
hơn, vì không thông Nho hay tiếng ngoại. Ðọc thơ Nôm dễ
hiểu dễ rung cảm. Hồi còn học thầy Thuần Phong, chính thầy
cũng nói như thế mặc dù thầy rất giỏi chữ Nho. Sở dĩ
bài HHNT 1 khi vừa đọc mà tôi nhận ra ngay, có phần cũng
vì nguyên nhân sau. Ðó là vào năm ngoái, tôi có anh bạn xa
xứ đã lâu trở về thăm quê, anh động lòng viết mấy dòng,
không ngờ trùng ý với HTC, tôi đã chép lại bài "Tự cảm"
của anh ấy bên cạnh bài HHNT. Một bài Nho, một bài Nôm,
cách nhau trên 1000 năm. Tiện đây tôi gõ lại gởi anh, cũng
là đền đáp công anh đã chép mấy bài cho tôi :
"Lưu
lạc nhiều năm ở xứ xa,
"Ngày
lo kiếm sống mãi quên già!
"Mày
chau trán xếp tóc râu bạc,
"Quê
cũ còn ai nhận biết ta!"
Trong
2 bản dịch Nôm bài HHNT 2, tôi đắc ý nhất là bản dịch
lục bát, thật là tuyệt diệu, cũng có lẽ vì tôi thuận
với lục bát hơn mà cũng vì nó mang cái hồn thơ Việt. Một
lần nữa xin cám ơn anh.
...
Tiện đây tôi có một mong ước, nếu như các anh có tham cứu
nhiều thì xin cho tôi hay về một đại trọng án trong lịch
sử Việt Nam. Ðó là sự tuyệt tích của chữ Việt chính
gốc sau hơn 2 thời đại Bắc thuộc gần 1000 năm. Cho đến
triều đại Lý Trần thì người xưa mới dựa theo chữ Hán
mà tạo ra chữ Nôm, còn thứ chữ thật sự của Việt tộc
đã mất! Không lẽ một nền văn hóa như văn hóa "trống đồng"
mà không có chữ viết riêng? Nhưng thứ chữ Nôm rồi cũng
bị diệt bởi chữ ABC của Phương Tây! Tôi không đành lòng
chấp nhận là tộc Việt không có chữ viết riêng, vì vậy
mà cứ vương vấn mãi về cái trọng án nầy.
Thưa
anh, sau đây lại có ít câu "sáo ngữ", xin anh đọc rồi thì
quên đi, cũng như Phật dạy chữ Xã vậy. Tôi vốn là một
"mụ nhà quê" suốt ngày trong xó bếp, cái biết chỉ là học
lóm của những bậc quân tử bàn ra tán vào lúc "trà dư tữu
hậu", lâu lâu góp một tiếng vậy là quá đủ, xin anh đừng
bận tâm làm chi, cho tôi được an lòng mà "ôm đít ông táo"
thì ơn này "ngàn ngày ngậm vành kết cỏ"...
Dec
2000 - T1-Z1 :
...
New York (NY) đi theo Cali sát nút về vụ de-regulation về
điện. NY chưa đến nỗi nặng nề nhưng đã có lúc giá mua
lên tới 4 - 5000 $/MWH (trong vòng vài tiếng đồng hồ). NY có
nhiều công suất dự phòng, nhiều nguồn nhà máy cung cấp
(cung còn cao hơn cầu) thành ra tụi nhà máy chưa dám lên giá
tối đa. Nhưng rồi sẽ tới thôi. Mười năm nay, tôi vẫn
là người phản đối de-regulation trong ngành power utility.
Tôi
soạn hồ sơ cuối năm, bắt gặp một tờ báo cũ có đăng
một bài về Thập Mục Ngưu Ðồ. Tôi scan và gửi kèm
theo đây. Trước khi quý bạn cuốn gói về nghỉ mùa lễ,
quý bạn in cái bản này ra để dành đem về nhà đọc lại.
Có
người mới gửi cho cuộn băng ghi âm "Trì tụng Thần chú
Thủ Lăng Nghiêm", do Thầy Thích Hằng Trường giảng. Tôi nghe
mà sao thấy như là toàn những điều mê tín dị đoan: hễ
bịnh mà đọc một câu chú thì sẽ hết bịnh, bị bùa mê
mà đọc một câu chú thì sẽ giải bùa... Thế là thế nào?
Dec
2000 - N1-T1 :
Về
việc trì tụng Thần Chú theo tôi hiểu thì như vầy: Mọi
sự vô vi hay hữu hình trong vũ trụ là do rung động mà ra.
Chúng ta cũng chỉ là những rung động của đám mây năng lượng
mà thành hình thể, tinh thần và tâm linh. Trong Kinh Thánh Ðạo
Chúa có nói tới Ngôi Lời (Word) trước khi tạo thiên
lập địa, theo tôi đó là sư rung động mà từ đó sanh ra
càn khôn thế giới.
Mật
Tông Tây Tạng rất chú trọng đến âm thanh trì tụng: Sử
dụng âm thanh theo con đường sùng mộ là một trong những
con đường của Yoga / Thiền: Phụng sự (karma), Sùng
mộ (bhakti), Trí huệ (Jnana)... Theo truyền thống
thì Chơn ngôn - Thần Chú (Mantra hay Dharani) là mật
ngữ của chư Phật chú nguyện về một mật hạnh nào đó
(cứu khổ nạn, trừ tật bịnh, hộ trì tinh tấn tu hành v.v...),
nếu có lòng chí thành thì người tụng chú, lời chú và tác
giả bài chú (chư Phật) nhập làm Một, và cái Một nầy có
năng lực giải thoát nghiệp chướng vô tận vô biên... Theo
nhiều Ðại Sư cái Một nầy có thể gọi là Thượng Ðế,
hay Như Lai Phật Tánh hay Pháp Tánh, Trí Huệ Bát Nhã v.v...
tùy theo truyền thống tâm linh của các tôn giáo...
Dec
2000 - B2-Z1 :
...
Ðúng là con người ta chỉ là rung động mà ra. Ví dụ : âm
thanh trong yoga, âm thanh trong khí công.
Jan
2001 - T2-Z1 :
Làm
gì mà cúp điện cả làng vậy! Bên Âu châu mấy người bạn
ngẩn tò te!
Giải-thích
dùm cho người không biết mô tê gì để người ta theo kịp
thời sự với...
Jan
2001 - T1-Z1 :
...
Như tôi đã có viết từ trước, cái vụ điện ở Cali (và
nhiều tiểu bang khác sẽ theo sau) chỉ là một canh xì phé.
Nhà nước ép nhà đèn, nhà đèn ép lại. Nói cho dễ hiểu
thì như vầy:
1)-
Ngày xưa, nhà đèn nào cũng độc quyền trong một ranh giới
địa dư nào đó. Nhà đèn lo mọi thứ, từ sản xuất qua
chuyển vận tới phân phối và dịch vụ khách hàng (quý bạn
có thấy lại mấy cái từ này quen quen không?). Do đó mà nhà
đèn phải có Ủy ban Tiện ích Quốc gia (ở Mỹ là UBTI Tiểu
bang) kiểm soát và ấn định giá cả (regulated). UBTITB
cho nhà đèn làm ăn có lời tới một mức giới hạn nào thôi.
Cái cách này áp dụng cả trăm năm nay trên toàn thế giới.
Nhà nước ép nhà đèn nhẹ quá thì mang tiếng với dân chúng,
mà ép nặng quá thì nhà đèn có thể lôi ra tòa. Càng ngày
cái liên hệ giữa nhà nước và nhà đèn càng căng thẳng,
nhà đèn xây thêm nhà máy lớn không được (nuclear, hydro,
oil, coal, gas,... thứ gì cũng bị làm khó dễ), làm đường
dây chuyển vận lớn cũng không xong (chủ đất không cho trồng
trụ, v.v...)
2)-
Mức tiêu thụ càng ngày càng tăng, nhà đèn mỗi năm đều
đòi tăng giá điện, càng cố chứng minh là phải có thêm
sản xuất. Nhà nước bắt đầu cho tư nhân (không phải nhà
đèn) có quyền xây nhà máy, bất kể lớn nhỏ, bất kể chỗ
nào, ... và bắt buộc nhà đèn tại chỗ phải cho nối vào
mạng lưới và mua điện với một giá ấn định trước.
Ở New York trong 10 năm nay, giá mua này là 6 cents/kwh, trong
khi giá thành sản xuất của nhà đèn, nếu nhà đèn tự xây
nhà máy mới, chỉ có khoảng 2 cents/kwh. Giải pháp này cũng
có cái lợi là a) nhà đèn không còn độc quyền sản xuất,
b) khuyến khích các công ty nhỏ xây các nhà máy nhỏ, rải
rác khắp nơi, gần nơi tiêu thụ, không kẹt nặng vấn đề
môi sinh, c) khuyến khích các công ty kỹ nghệ xài các phó
sản của họ, giúp giải quyết chất phế thải và vấn đề
môi sinh, d) không phải làm thêm đường dây chuyển vận,...
Ðây là bước đầu để đi đến quyết định cho các nhà
máy sản xuất cạnh tranh (de-regulated), hy vọng làm giảm
giá điện.
3)-
a)Ðể cho cạnh tranh, luật liên bang bắt buộc các nhà đèn
không được có nhà máy sản xuất nữa. Bao nhiêu nhà máy
có sẵn phải tách ra hoặc bán lại cho công ty khác. Các nhà
máy này sẽ cạnh tranh nhau về giá cả sản xuất, giá này
có thể là giá từng giờ từng ngày từng mùa... Mỗi ngày
các nhà máy này nạp giá cho một cơ quan trung ương của tiểu
bang, gọi là Independent System Operator (ISO), tương tự
như một loại Trung tâm Ðiều hợp. Tùy theo mức tiêu thụ
mà ISO quyết định mua điện của nhà máy nào (từ giá rẻ
nhất trở lên) để bán lại cho nhà đèn. (ISO do nhà nước
và các công ty cùng nhau lập ra, chỉ lấy hoa hồng chi phí
thôi.) Bình thường, giá này khoảng 20-40 $/MWH, nhưng có thể
tăng lên tới 2000-3000 $/MWH cho một giờ, một ngày, hay một
mùa nào đó. Cali là tiểu bang lớn và lại đi đầu trong chuyện
này. Các nhà máy trở nên "làm cao", bởi vì họ biết là tuy
phải cạnh tranh nhưng đâu có nhiều nhà máy đâu. Bình thường
họ bán giá 20-40 $/MWH, nhưng vào giờ cao điểm, khi 90% các
nhà máy đã phải chạy mà chưa đủ điện, thì 10% nhà máy
còn lại có ai nữa đâu mà cạnh tranh. Do đó họ tăng giá
lên 2000-3000 $/MWH. Nếu nhà đèn không mua thì sẽ thiếu điện,
nghĩa là phải cúp điện.
b)
Phần nhà đèn còn lại chỉ là chuyển vận phân phối và
khách hàng. Phần này vẫn còn bị kiểm soát của UBTITB, nhà
đèn tính tiền chi phí chuyển vận và phân phối cho các nhà
máy, cho các khách hàng tiêu thụ điện không phải của mình.
Còn với khách hàng của mình thì giá phải do UBTITB chấp thuận.
Ở Cali hiện giờ giá này vào khoảng tương đương với 35-40$/MWH,
không thay đổi cho đến khi có thỏa thuận mới. Nghĩa là
nhà đèn Cali có thể phải mua điện với gía $3500 mà bán
lại với giá 35$/MWH, dù chỉ một giờ, một ngày hay một
mùa. Chỉ cần vài ngày làm ăn theo kiểu này thì nhà đèn
Cali phải sập tiệm thôi. Mà muốn tạm thời thoi thóp thì
không mua điện với giá quá cao, nghĩa là thiếu điện, và
phải... cúp điện.
c)
Riêng phần khách hàng tiêu thụ cũng có cạnh tranh nữa. Có
nhiều công ty nhảy vô làm một thứ gọi là power marketer,
đi mua điện của một nhà máy nào đó (dĩ nhiên với giá
rẻ) rồi bán lại cho người tiêu thụ. Phần chuyển vận
phân phối thì trả chi phí cho nhà đèn (phần này nhà đèn
bị regulated). Trong nội bộ nhà đèn cũng có một bộ
phận giống như power marketer, nghĩa là bán thẳng cho
khách hàng của mình, nghĩa là phải cạnh tranh với power
marketer bên ngoài. Giá ở đây đã bị regulated ở
mức tối đa 35-40$/MWH. Tụi power marketer bên ngoài, trước
khi đi kiếm khách hàng, đã ký khế ước mua điện ở nhà
máy nào đó với một giá nào đó, không thay đổi. Phần business
này giống như điện thoại long distance: một công ty
làm marketer nhiều khi chỉ có một hai người với phương
tiện computer và điện thoại. Một thứ trung gian mà! Họ mua
chẳng hạn 1 triệu MWH của một nhà máy sản xuất nào đó,
với giá ví dụ 30$/ MWH (giống như mua 1 triệu phút điện
thoại
long distance của công ty AT&T với giá 5 xu/phút),
rồi họ đi bán lại cho khách tiêu thụ với giá tương đương
với 34$/MWH (phải rẻ hơn nhà đèn chứ!). Mất 1$ cho chi phí,
1$ cho thuế má, 1$ cho chuyển vận phân phối, họ vẫn còn
lời 1$. Giống như điện thoại, họ mua 5 xu, họ bán lại
7-8 xu, rẻ hơn AT&T cỡ 1-2 xu.
Thế
nhưng có 2 chuyện quan trọng chỗ này:
*)
Họ phải bán lại tới một mức nào của phần họ mua (1
triệu MWH hay phút điện thoại) thì họ mới có lời (breakeven
point có thể là 75%, nghĩa là họ phải bán lại được
trên 750.000 MWH, hay là 750.000 phút);
**)
Nhà đèn hay công ty điện thoại làm chủ các phương tiện
dây nhợ máy móc, họ tính chi phí cho các marketer, họ
lo cả chuyện maintenance, emergency,... thế nhưng nếu là
khách trực tiếp của họ thì họ làm liền (1-2 ngày sửa
xong), nếu là khách của marketer thì phải cỡ 2-3 tuần.
Luật không cho phép kỳ thị, nhưng thực tế họ có trăm ngàn
lý do để làm như vậy (tôi đã từng là nạn nhân của vụ
đổi điện thoại khi dọn nhà).
Ở
Mỹ mấy năm nay, quý bạn thấy nhiều quảng cáo điện thoại
long
distance giá rất rẻ (5-7 xu/phút), mã số cứ là 10-10-10
gì đó; rồi calling card gọi long distance, gọi nước
ngoài nữa (gọi Pháp, Anh... có 12 xu/ phút, gọi VN 60-70 xu)...
Tất cả những cái này đều là cố gắng để bán lại cho
hết cái 1 triệu phút đã mua. Về điện năng, trên nguyên
tắc, nhà mình ở Cali có thể mua điện của một công ty (marketer)
ở New York, miễn sao giá rẻ. Ðến khi nhà mất điện, kêu
nhà đèn tại chỗ tới sửa, họ bảo phải một tuần. Rồi
3-6 tháng trôi qua, tự nhiên thấy nhà đèn tại chỗ gởi biên
lai đòi tiền điện vì cái anh chàng
marketer bị lỗ
lã đã bỏ chạy tuyệt tích giang hồ (Luật bắt buộc nhà
đèn cung cấp điện cho bất kỳ nhà nào trong phạm vi của
mình nếu nhà đó không lựa chọn hay không có marketer).
...
Từ mấy năm nay, tôi không đồng ý cái vụ de-regulation
này (mình thuộc loại old fashion mà), làm việc nhiều
lúc rất bực mình...
Jan
2001 - N1-Z1 :
Có
2 câu chép lại tặng quý bạn đã và sẽ về hưu và nhập
thất, và cũng gọi là câu đối Tết cho các bạn tu (mà không
hú):
Tự
cổ Tăng nhàn thường dẫn yên hà vi bạn lữ
Sơn
thâm thế cách chỉ bằng thảo mộc ký xuân
thu
Tạm
dịch:
Chùa
cổ Sư nhàn, cùng khói hương kết duyên
bè
bạn
Non
xa đời khuất, chỉ cỏ cây lưu dấu ngàn sau
Jan
2001 - H1-Z1 :
Thế
sự thao thao hồn bất cố.
Tịch
dương tây khứ, thuỷ đông lai.
Tạm
dịch :
Truyện
đời luôn đổi, tâm tư không quay lại
Mặt
trời lặn ở phương tây thìnước đã dâng lên
ở
phương đông.
Jan
2001 - N1-Z1 :
Hôm
trước có cái i-meo cho quý bạn là vụ nầy đầu đuôi cũng
do túi tham không đáy mà ra:
Theo
kiểu de-regulation (tự do cạnh tranh), thằng nhà nước
buộc nhà đèn phải bán máy đèn cho tư nhân rồi mua lại
điện của tụi nầy với "hy vọng" là tư nhân sẽ làm ăn
ngon hơn nhà đèn nên giá sản xuất điện sẽ xuống. Thằng
nhà nước lại còn dụ nhà đèn chấp thuận là "giá quy định"
bán cho khách hàng sẽ không được đổi trong 5, 7 năm từ
ngày bắt đầu cái de-regulation, coi như là phần thưởng
an ủi cho nhà đèn sau khi bị ép bán máy đèn cho tư nhân:
Sướng nhé! Giá sản xuất sẽ xuống mà các anh lại được
phép bán cho dân giá như cũ, tha hồ mà hốt tiền nhé!
Ai
dè mấy thằng "tế bào ung thư" chủ máy đèn âm mưu với
nhau lũng đoạn thị trường, lên giá theo kiểu chim cút, thằng
nhà đèn trung gian phải mua giá cắt cổ và bán lại giá quy
định cũ hồi mấy năm trước, có lúc mua 10 bán 1, nợ như
chúa chổm có thể bị sạt nghiệp (bankruptcy) bất cứ
lúc nào. Quý bạn coi thế gian có ai làm ăn như kiểu nầy
không?:
Mỗi
ngày nhà đèn phải "bid" giá mua vô theo kiểu chợ chim
chợ chó ở đường HT Kháng vậy. Và ngày nào cũng có vụ
máy đèn hư hay bảo trì bất thường đáng nghi ngờ, để
làm giảm mức cung và tăng giá bán: "Tao bán vậy đó, không
mua thì thôi!" Cái khổ là điện đâu có để dành được,
hễ không đủ điện là phải cúp liền nên giá nào cũng phải
mua cho tới khi sạt nghiệp thì thôi.
Ðã
bao nhiêu năm tháng nay nhà đèn la làng lên mà nhà nước cứ
làm thinh, còn đám truyền thông TV Radio báo chí và đám Consumer
protection thì cứ xuyên tạc là mọi việc do nhà đèn, khiến
dân chúng oán hận chửi rủa nhà đèn, đã có vụ đập phá
xe của nhà đèn rồi. Ðiều cực kỳ vô lý là không ai đá
động gì đến mấy thằng chủ máy đèn hết, giá cổ phần
của tụi nó lên vùn vụt: 2-300%; trong khi đám nhà đèn về
hưu sống nhờ vào cổ phần nhà đèn thì thê thảm, tụt mất
7-80%. Mới đây lòi ra là đám chủ máy đèn đã cúng cô hồn
dưới nhiều hình thức cho nên đám "cô hồn các đảng" mới
im miệng thin thít như vậy...
Việc
cúp điện thì như vầy: Khách hàng thương mại kỹ nghệ từ
lâu đã được tự ý chọn lựa: Interruptible load hay
Firm
load. Cái đầu giá điện rẻ, nhưng nếu thiếu điện thì
cúp tự động hay tự giác cúp. Không cúp sẽ bị phạt nặng.
Hầu hết đã lựa cái đầu vì tiết kiệm được nhiều và
có bao giờ thiếu điện mà lo, nếu có thiếu trong nhất thời
mà không chịu cúp thì phạt chút đỉnh có sao đâu? Cái sau
Firm load giá điện mắc hơn, và sẽ bị cúp điện như
nhà dân, tức là tới mức cuối cùng mới cúp.
Ở
Nam Cali đám Interruptible load đã bị cúp lia chia rồi,
có khách hàng đã bị phạt cả triệu đô vì không chịu cúp.
Có ai dè thiếu điện trầm trọng như vậy đâu. Còn firm
load ở Nam Cali thì chưa bị cúp.
Ở
Bắc Cali trầm trọng hơn, mấy bữa rày firm load đã
bị cúp, hôm qua toàn Cali đã bị cúp khoảng 1 ngàn MW trong
mấy giờ...
Nói
thiệt cùng quý bạn, tôi thấy cái thế gian nầy tâm địa
con người ngày càng đen tối, theo tôi phần chánh là do việc
giáo dục mà ra. Từ việc tự giáo dục bản thân, rồi đến
trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội đâu đâu cũng
dạy làm sao kiếm cho nhiều tiền mà thôi. Một người kiếm
ra tiền là hại không biết bao nhiêu tim óc của mình và hút
bao nhiêu máu mủ của người cho nên gọi là đồng tiền huyết
mạch...
Xin
giới thiệu quý bạn cuốn Hành Trình Về Phương Ðông (Journey
to the East) của Spalding do Nguyên Phong dịch rất hay...
Jan
2001 - N1-Z1 :
Cái
tin dưới đây cũng vô cùng nghịch lý như việc nhà đèn ở
Cali đã phổ biến, năn nỉ khách hàng càng xài ít điện càng
tốt dịp Noel vừa qua:
"Nếu
quý vị tiết kiệm tiền điện được $1 thì quý vị đã
"làm phước" giúp nhà đèn tiết kiệm được $3 !!!"
Có
kiểu làm ăn nào ở thế gian như vậy không hỡi Trời!
...
Cái vụ cúp điện không phải là nhà đèn không mua với giá
cao để dành tiền sống thoi thóp, vì luật lệ là nhà đèn
phải cung cấp điện với bất cứ giá nào. Ðầu đuôi là
cũng do mấy thằng "tế bào ung thư" chủ máy đèn. Mấy tháng
nay nó hăm vì biết nhà đèn đà kiệt sức, là sẽ không bán
điện vì nhà đèn không đủ sức trả nợ nữa. Chế thêm
dầu vô lửa là mấy thằng Wall Street hạ rating
các stock của nhà đèn xuống còn Junk bond nên nhà
băng không cho mượn tiền để nhà đèn bù vô thâm thủng.
Thấy vậy thằng nhà nước liên bang (đám vịt què của nội
các sắp hết nhiệm kỳ) làm bộ tử tế, nhào vô ra lịnh
chủ máy đèn phải bán điện cho nhà đèn với giá quy định
tạm thời trong vòng vài tháng, sau đó thì tha hồ giá tự
do như hiện nay.
Thấy
màn hăm không bán điện bị nhà nước can thiệp nên tụi
nó bày trò máy hư, bảo trì bất thường để vừa lên giá
vừa gây khó dễ chơi để trả đũa lại vụ nhà đèn khất
nợ (khoảng 500 triệu) không trả đúng hạn (để tiền trả
lương và chi phí nội bộ ) mà vụ nầy có thể dẫn đến
bankruptcy
dễ dàng. Cái vụ cúp điện mấy bữa rày là do thiếu điện
vì mấy thằng chủ máy đèn nêu lý do "Máy đèn hư" mà ra!!!
Jan
2001 - H1-Z1 :
Ở
đời có bốn cái ngu : Làm mai, gá nợ, gác cu, cầm chầu.
Làm
mai : Thấy thằng này học giỏi, con nhà giàu, chưa vợ, "để
đó bác làm mai cho". Ngày xưa làm mai mà thành thì được cái
đầu heo, phần đông là các bà vì các ông ít thích mai mối.
Các bà không phải mê đầu heo mà chỉ muốn hãnh diện ngồi
đâu kể đó là "đám đó do tôi làm mai đấy". Có rất nhiều
đám gặp vấn đề sau khi cưới, kéo nhau đi tìm mụ "mai"
chửi rủa thậm tệ.
Gá
nợ : Ðứng ra vay nợ cho thằng khác vì thương người. Từ
ngày đó lo ngay ngáy là thằng kia có trả được nợ không
hay là phù thủy thường gà mất ăn mất ngủ.
Gác
cu : Gác cu đây không phải là "đờ Fu - cơi" mà là đi bẫy
chim cu. Giống chim cu rất bén nhạy, nó không bay thẳng tới
chỗ cu mồi, mà từ quãng xa lần mò tới. Từ khi đặt bẫy
phải nín đủ mọi thứ, bất thình lình thấy nó tới mà
vô ý đằng hắng một cái là mất ngay. Chửi thề lia lịa.
Cầm
chầu : ngồi giữ nhịp như nhạc trưởng cho ban nhạc, hát
cô đầu hay hát bộ hoặc hát bội. Ðào vừa há miệng cất
tiếng hát mà ông "tom tom" thì đào ngưng ngay, nhạc công bất
mãn, dân chúng la ó, phẫn nộ và bị truất phế liền.
Nói
là bốn cái ngu thật sự là nói phóng, vì đây là bốn trò
chơi rất khó, thành ít bại nhiều...
Jan
2001 - T1-Z1 :
Ðúng
như N1 nói, luật bắt nhà đèn phải cung cấp điện cho mọi
người trong mọi tình huống. Tuy nhiên, thực tế có hơi khác,
mỗi tiểu bang cũng có khác. Cái khác ở đây là những khe
hở của luật pháp. Nói là bắt buộc, nhưng có hàng trăm
lý do để mà "không mua không bán", nhất là khi giá mua quá
cao mà giá bán quá thấp.
Ở
tiểu bang NY, hiện giờ nhà đèn mua điện với giá có "CAP"
nghĩa là có một mức tối đa là 1000 $/MWH. Giá này cũng là
giá CAP của mấy tiểu bang quanh vùng Northeast (New England,
Pennsylvania, ...). Mấy ông nhà nước của NY, tưởng ngon
lành, làm lại luật hạ giá CAP của NY xuống còn 150$, hô
hoán ầm ĩ để mị dân. Kết quả là mấy nhà máy của NY
"đi đêm" bán điện cho mấy tiểu bang khác như ở New England
và Pennsylvania với giá 1000$, rồi nhà đèn ở NY phải
mua lại của các tiểu bang này (các tiểu bang khác không bị
luật mới 150$ của NY chi phối ).
Hiện
giờ NY còn hên hơn Cali vì cung có nhiều so với cầu, vùng
Ðông bắc có nhiều nhà đèn, nhà máy, và nhà nước hơn bên
Cali thành ra còn yên. Nhưng nếu cứ cái đà này thì rồi NY
cũng sẽ theo vết Cali, cho đến khi nhà nước tuyên bố hủy
bỏ de-regulation (Hiện giờ còn rất nhiều tiểu bang
vẫn giữ lề lối làm ăn cũ của nhà đèn, không có de-regulation
gì hết).
Tụi
này vẫn theo dõi Cali từng ngày từng giờ. Cầu cho Cali yên
bình. Tổng thống mới đang "trừng phạt" Cali, không chịu
nhảy vô can thiệp để cứu dân Cali khỏi bị cúp điện và
trả giá cao, có lẽ vì "tụi bay không bầu cho tao thì tao cho
tụi bay chết".
Jan
2001 - P1-Z1 :
...
Về vụ đèn đóm ở Cali thì tờ báo
The Economist vừarồi
có một bài phân tích rất đầy đủ, nếu bạn nàocần
thì tui gởi cho. Cái hay của bài này là nói rõ tình trạng
điện Cali sẽ không xảy ra ở những tiểubang
khác mặc dầu cũng là deregulation như nhau vì điều kiện
địa phương mỗi nơi một khác.
Jan
2001 - N1-Z1 :
...
Sực nhớ mấy câu tuyệt cú trong Tỳ Bà Hành sau khi người
kỹ nữ ngưng tiếng đàn trong đêm vắng:
Thuyền
mấy lá đông tây lạnh ngắt
Một
vầng trăng trong vắt dòng sông....
Ðây
là thú vui của người chơi thuyền "tại thử ngạn" (còn ở
bờ bên nầy), mời quý bạn thưởng thức mấy vần của các
Hành Giả đang dò dẫm đường vượt biên "đáo bỉ ngạn"
(đến bờ Bên Kia):
Mát
lòng nhờ những giọt Không
Bỗng
nhiên thuyền đã sang sông đến bờ
.....
Sóng
đùa xóa dấu chân không
Bỗng
dưng thuyền đã bên dòng Chân Như...
Feb
2001 - N1-Z1 :
Bạn
T1 vừa chọt đúng yếu huyệt. Con người có cái tật bất
nhơn là hễ thấy cái nầy lại tưởng tới cái kia: Coi hát
thấy Thầy Chùa trên sân khấu lại nhớ tới Ông Thầy thiệt
ở Chùa, còn đi cúng lễ với Thầy ở chùa lại liên tưởng
các Thầy giả mần tuồng trong gánh hát! Có khi còn tệ hơn
nữa. Tôi có coi một bài của bậc đại sư kể là lúc hành
lễ càng muốn thành kính chừng nào thì đầu óc phản ứng
ngược lại, càng nghĩ bậy bạ về sắc dục chừng ấy. Theo
tôi đó là luật tự nhiên hễ càng siết nó càng bung, cứ
thây kệ rồi nó sẽ êm.
Có
một cách nữa, thay vì tu tập ở đàng "Nhân", chẳng hạn
như theo các pháp Giới Ðịnh Huệ v.v... để đạt "Quả" lành,
thì hãy nhập thẳng vào đàng "Quả": Chính ngay "Ở Ðây và
Bây Giờ" là Chân Như Phật Tánh đang hiện tiền, bởi vì
có cái gì không là Ðạo và ra ngoài Ðạo đâu? Khi đó tất
cả âm thanh đều là Chân Ngôn, cảnh tượng đều là Niết
Bàn, tất cả chúng sanh đều là Phật. Khi đã "thấy" Thực
Tại Tuyệt Ðối cái nầy và cái kia là "không hai" (bất nhị)
thì Thân không còn làm bậy, Miệng không còn nói bậy, Ý không
còn nghĩ bậy : Lúc nào cũng thấy mình là Chân Như Phật Tánh,
đang đi đứng nằm ngồi, đang sanh hoạt thì làm sao còn bậy
bạ được nữa.
Tôi
thấy các võ đường ở Mỹ có truyền thống cao quý là từ
các bậc Ðại Sư Tổ dẫn cho tới đệ tử sơ cơ 7, 8 tuổi
đều kính cẩn kêu lẫn nhau Thưa Ngài (Sir). Mỗi lần
bước ra vô cửa Võ đường đều cúi gập mình chào chung
Người và Cảnh dù lúc đó không có ai. Một đứa con nít
khi "thấy" được nó là Ngài rồi thì tự nhiên xử sự đàng
hoàng, dễ tu học thành người tốt sau nầy.
Feb
2001 - D1-Z1 :
"...
lúc hành lễ càng muốn thành kính chừng nào thì đầu óc
phản ứng ngược lại càng nghĩ bậy bạ về sắc dục chừng
ấy. Theo tôi đó là luật tự nhiên hễ càng siết nó càng
bung..."
Câu
này thật quả đã giải được cái mặc cảm tội lỗi của
tôi bấy lâu nay. Có nhiều lý do cá nhân khiến tôi không đi
chùa. Thỉnh thoảng có chuyện phải vào chùa ví dụ như đi
họ đám cưới thì bị mặc cảm tội lỗi vì một là gặp
bạn bè thì oang oang nói chuyện ngoài sân, bà xã phải xuỵt
xoạt hoài. Khi vào làm lễ phải ngồi một chỗ thì cứ nghĩ
chuyện gì đâu, nghe 1 câu giảng lại nghĩ chệch sang nghĩa
khác.
Nay
được lời dạy này thật là như cởi tấm lòng!
Feb
2001 - N1-Z1 :
Cái
vụ đè... heo và heo sút chuồng là một trong những "khổ nạn"
lớn chỉ xảy riêng cho con người mà thôi, trong khi đó thì
các "chúng sanh" khác cứ thoải mái vui hưởng theo luật trời
bất cấu bất tịnh. Cái lý "không dơ không sạch" nầy, và
các bài học về Trang Tử nói Ðạo ở khắp nơi, từ bụi
cây cọng cỏ cho đến đá sỏi, phân tiểu không có gì không
phải là Ðạo, hồi nhỏ ở chùa tôi nghe vậy thì hay vậy
chớ cũng chưa thông. Tới chừng đến trường học vật lý
hóa học về nguyên tử thì mới vỡ lẽ ra, chỉ do kết cấu
khác nhau của các hạt cơ bản mà cái nầy là cục phân, còn
cái kia là hột xoàn. Lớn lên có dịp đọc thêm kinh sách,
đem cái hiểu về vật chất suy rộng ra lãnh vực tâm linh,
thì nhận ra điểm tương đồng. Cái "tâm viên ý mã" (lòng
khỉ ý ngựa), con lợn lòng và Kim Cương Bát Nhã Trí cũng
là "bất nhị" .
Con
người vì "cộng nghiệp" nên có cùng loại thân thể, giác
quan, bộ óc, có cùng loại heo phải chăn dắt đè đầu đè
cổ suốt đời. Ðâu ngờ con heo đó là phần không thể thiếu,
là cái "phân nửa kia" của chính con người mình. Cái thiếu
về "yếu tố âm" của đàn ông phóng chiếu ra ngoài thành
cái đam mê đàn bà, suốt đời truy lùng không chán (Về đàn
bà thì ngược lại). Ðây là nguyên lý Âm Dương sanh hoá ra
càn khôn thế giới. Ðây là Ðạo. Tuy nhiên vì mãi đeo theo
cái phóng chiếu ra ngoài mà không nhận ra cái "phân nửa kia"
mà mình cho là đã, đang và sẽ thiếu, lại ở ngay bên trong
chính mình.
Khi
hai yếu tố Âm Dương bên trong mình kết hợp lại thì có
sự bùng nổ năng lực vĩ đại. Theo Mật Tông thì cái "đã"
đó hơn gấp ngàn lần cái "đã" về sắc dục. Các Ðạo Sư
gọi đó là Tinh Khí Thần hiệp nhứt, lúc đó thì:
Nhứt
khiếu Huyền Quang thông vạn pháp
Thiên
kinh vạn quyển nhứt thời minh
Mar
2001 - N1-Z1 :
...
Nhân bạn H1 nói về vụ đức vua "tưới chim", một trong 7
cái cửa khẩu (thất khiếu), khiến nhớ tới chuyện đời
xưa:
Có
một vị là Hỗn Ðộn cai quản trung tâm vũ trụ, một vị
là Thức và một vị là Trí. Ba vị là bạn thân, vị Hỗn
Ðộn tiếp 2 bạn nồng hậu tới mức họ bàn nhau cách đền
đáp cho xứng đáng. Và đi tới kết luận : Trong lúc ai cũng
có mấy cái lỗ nhờ đó mà thấy nghe hửi ăn nói, đ..., ỉa.
Tụi mình dầu không đủ chớ cũng có lai rai. Ðằng nầy ổng
không có cái nào, mình phải giúp. Vậy là mỗi ngày họ đè
Hỗn Ðộn để khoét một lỗ. Sau một tuần khi khoét xong
7 cái lỗ thì Hỗn Ðộn chết ngắc....
Có
mấy câu tặng và thăm quý bạn:
Ta
trèo núi ngắm trăng
Non
cao thâm vô cùng
Ðược
trăng là ảo tưỡng
Bóng
trăng soi bao la
Cách
xa muôn vạn kiếp
Gần
nhau trong sát na
Một
niệm vừa phát khởi
Không
Phật cũng không Ta
Nam
mô A Di Ðà!
Nam
Mô A Di Ðà!
Apr
2001 - N1-Z1 :
...
Dưới quê hồi xưa đâu cần hú, ngồi hóng mát trước nhà
thấy xuồng ai mới cập bến, dòm lại:
-
Trời! Cậu Tám! Thưa Cậu Tám mới tới, mời Cậu Tám lên
nhà.
-
Ờ, lâu quá nhớ tụi bây, bơi xuồng tới thăm. Có chai "ấp
sanh" với mớ tôm cá tao rộng ở dưới khoang, lấy rổ xuống
xúc lên lát chiều cậu cháu mình nhậu chơi!...
Có
lần cả nhà đi đám giỗ, khi trở về thì thấy "khách phương
xa" đang nằm tòn teng trên cái võng ở hàng ba, chờ chủ nhà
về. Trực nhớ tới ông Phan Thanh Giản lúc là quan đại thần
trên đường đi kinh lý, đã cho đám tiền hô hậu ủng dừng
chân ở doanh cơ quan địa phương, ông đổi quân phục, chỉ
mặc cái áo dài lương đi bộ về làng thăm bạn cũ. Tới
nơi nhà vắng hoe bạn nghèo còn đang ở ngoài ruộng, ông không
cho tùy tùng đi kêu, mà nằm trên võng trước nhà mà chờ
bạn về.
Apr
2001 - N1-T1 :
Cám
ơn T1 đã chuyển cho bài viết thật cảm động của NNN. Cảnh
chìm tàu khi đã gần đến bờ làm tôi nhớ hồi còn ở VN
nghe kể về ông TN Oành bị nạn cũng tương tự chuyện này.
Như vậy mới thấy là anh em mình có phước lớn, không những
tới được bến bờ tự do mà còn an cư lạc nghiệp, con cái
học hành nên người... Nhưng con người hay dễ quên, lúc hoạn
nạn thập tử nhứt sanh thì thành tâm khẩn đảo, chí thành
hướng về đường tu hành đạo đức, lúc tai qua nạn khỏi
rồi thì lại như xưa chứng nào tật nấy. Chưa kể khi ăn
nên làm ra tại xứ người lại sanh thêm nhiều thói hư tật
xấu khác nữa. Có lần nghe Ông Thầy trong chùa nói: "Nếu
quý Phật Tử ở đây có tâm tu hành bằng phân nửa lúc ở
trên biển thì chắc chắn là mau thành đạo".
Người
ở thế mấy ai khỏi lỗi?
Biết
lạc lầm sám hối tội căn
Tu
tâm sửa tánh ăn năn
Ba
giềng (tam cang) nắm chặt, năm hằng
(ngũ
thường) chớ lơi
Ngặt
có kẻ tưởng Trời tin Phật
Mà
trong lòng chẳng thật kỉnh thành
Lâm
nguy nguyện vái làm lành
Tai
qua rồi lại dạ đành phụ vong
Chớ
thái quá, đừng lòng bất cập
Phép
tu hành luyện tập nhiều ngày
Làm
lành, xem phải, nói ngay
Giữ
ba điều ấy thiệt rày phước duyên...
May
2001 - N1-Z1 :
Tôi
đọc nhiều chuyện chó (chết) rất cảm động. Có chuyện
kể con chó chuyên đi cứu người bị nạn trên núi: Trong lần
bão tuyết kinh hồn một người leo núi bị kẹt mấy ngày,
khi con chó kiếm được thì nạn nhân gần hôn mê, nhìn ra
là chó sói nên rán sức bình sanh đập con chó bể đầu. Tuy
vậy nó rán sức lết về trạm dắt đoàn cấp cứu tới nơi
rồi ngã lăn ra chết. Người ta đã dựng tượng và coi như
là Thánh Tổ của các chó cứu nạn sau này.
Hồi
nhỏ ở dưới quê, nhà tôi có nuôi một con chó bẹc giê.
Nguyên do là ông anh làm ở Kho Bạc quen với một ông Tây già,
trước khi về ở luôn bên Tây dắt chó tới nhờ nuôi dùm.
Thấy bộ vó của nó cao lớn quá ông anh từ chối, ông Tây
năn nỉ nên ông anh nhận lời rồi dắt nó về vườn.
Lần
đầu về tới quê, đám chó Mực, Phèn, Cò, Ðốm, Vện ...
ở lối xóm chạy tới đều sững sờ không dám hó hé chi
hết. Ở nhà ai cũng ớn, mỗi lần đi ngang mặt nó phải bước
thiệt nhẹ nhàng, sợ nó giựt mình táp bất tử ! Lần hồi
quen nước quen cái nó lại làm thân với Ông của tôi, thường
đi theo chơi đây đó. Ngày Ông tôi qua đời nó nhịn ăn ở
luôn trong nhà không chạy đi chơi lối xóm như mọi khi, sau
đám tang nó không ở nhà mà ra nằm kế bên mộ ngoài đồng.
Ðem cơm nước ra nó chỉ liếm láp chút đỉnh, sau mấy tuần
nhịn đói khát thì chết. Nó được chôn kế bên mộ của
Ông Tôi. Lối xóm khen chắc nó là người ta đầu thai lộn.
Tại
chùa ở gần nhà ông tôi có một con chó nhỏ rất xinh xắn
của một đệ tử ở chùa làm công quả . Có lần cả chùa
đi làm tuần xa, nên gởi nó cho ông tôi nuôi mấy ngày. Vậy
mà từ đó về sau, cứ mỗi sáng là nó chạy từ chùa xuống
thăm ông tôi, ngó ổng một cái rồi về lại trên chùa, tuần
lễ 7 ngày không sót một ngày nào. Có khi nửa đường nó
gặp ông tôi đang di, thì cũng ngó vẫy đuôi chào rồi quay
lại chùa. Ai cũng khen là con chó có nghĩa, không quên ơn người
cho nó tạm trú dù chỉ trong mươi ngày.
May
2001 - T1-Z1 :
...
Khi ASIA bắt đầu làm cuộn băng "Hành Trình Tìm Tự Do", tớ
có nhận được email hỏi ý kiến và xin cung cấp tài liệu
hình ảnh,...Do đó khi cuộn
băng làm xong và phát hành, tớ đặt mua và xem ngay, nước
mắt chảy từng cơn theo các bài hát, các hình ảnh, và các
nhạc cảnh. Nhiều cảnh tớ thấy hình như có mình trong đó,
hoặc là những nơi mình đã đi qua, đã dừng chân. Màn xúc
động nhất là màn Thanh Lan trình diễn, cô này đóng kịch
tài lắm, khóc thiệt tình!
...
Thật ra, nói chung thì cuộn băng cũng chỉ nêu ra được những
nét chính, chứ về tình tiết thực tế thì cuộn băng chỉ
nói được cỡ một phần mười... Tớ đã "bỏ phiếu bằng
chân", do đó mà đúng 20 năm rồi tớ vẫn chưa thấy thoải
mái khi nghĩ đến chuyện "về thăm quê hương"...
May
2001 - N1-Z1 :
Theo
tôi thì những cuộn video sau đây nên mua để dành coi:
Giã
Biệt Sài Gòn
Nước
Non Ngàn Dặm Ra Ði
Giọt
Nước Mắt Cho Quê Hương
Mùa
Xuân Nào Ta Về
Hành
Trình tìm Tự Do
Hồi
còn lưu lạc ở VN, một buổi sáng lai rai cà phê với các
bạn, Ðại Ca Th. khoe hồi hôm nghe đài VOA Khánh Ly hát bài
Một Chút Quà cho Quê Hương của Việt Dũng (có trong cuộn
Giã Biệt Sài Gòn). Ðại Ca thấy lạnh dài theo xương sống.
Ðại Ca nói ý là mình còn đang sống tại quê hương mà thấy
xúc động như vậy huống gì các người đã bỏ xứ ra đi.
Cái ý nghĩ cửa điạ ngục chỉ hé ra rồi đóng chặt lại
với toàn bộ người thân còn kẹt trong đó, người đã ra
đi là vĩnh viễn không bao giờ còn gặp lại được nữa khiến
mình nhức nhối tâm can...
May
2001 - H1-Z1 :
...
Cuộc đời như vậy chỉ còn cái an ủi là đi cày nuôi con,
còn cái nợ thoát cửa địa ngục thì cắn cỏ ngậm vành.
Khi coi cuốn băng thấy thuyền nhân được tàu Tây đức vớt
mà cảm động vì nhân đạo, rồi đến những người phải
trả về mà bi thảm, xấu hổ cho đất nước. Cũng tiếc mình
không có trong đó, sống trên sự hy sinh của kẻ khác. Lý
tưởng nhất là nhiệm vụ mình xong, quê hương không còn man
rợ sẽ trở lại sống nốt đoạn chót.
May
2001 - N1-T1 :
Tôi
định viết 1 bài ngắn v/v điện lu tại Cali cho Bản Tin THÐL,
nhưng nay không biết có hứng thú hay không vì câu chuyện quá
cà chớn ngoài sức tưởng tượng của người có đầu óc
bình thường :
Hồi
Nhà Ðèn báo động : "mua quan tám, bán quan tư, cúng tiên sư
một con vịt" ( thật ra có lúc cao điểm phải mua $100 bán
$1), kêu la van lơn thống thiết thì nhà nước làm ngơ, sống
chết mặc bây, cứ mua giá cắt cổ, cấm tăng giá bán điện.
Tới lúc Nhà Ðèn hết tiền, nhà nước bắt buộc phải đứng
ra mua điện cho Nhà Ðèn bán dùm, chẳng lẽ để cúp điện
như ở VN sau ngày phỏng d... ? Tới nay mới có mấy tháng nhà
nước đã lỗ 6 tỉ đô la, nên thằng nhà nước lật đật
ra lịnh nhà đèn tăng giá điện, cao nhiều hơn nhà đèn đề
nghị lúc trước!
Cái
tồi bại của câu chuyện là đám xôi thịt, truyền thông
và các hội đoàn "bênh vực người tiêu thụ" đã lèo lái
dư luận là trăm sự tại Nhà đèn, mà không dám hó hé gì
với chủ máy đèn đang làm giàu nứt đố đổ vách, hốt
bạc, tiền vô như nước. Việc sắp tăng giá cũng vẫn có
nhữngthằng bàn là để cứu
đám "ngụy" Nhà Ðèn. ..
May
2001 - N1-Z1 :
...
Cái vụ Hán Việt gây ra không biết bao nhiêu lầm lẫn tam
sao thất bổn, tai hại nhứt là trong kinh kệ. Chẳng hạn chữ
Nam Mô là chữ Hán phiên âm từ chữ Phạn có nghĩa là Tôn
Kính, và người Tàu cũng phát âm là Nam Mô. Khi thành Hán Việt
thì mình đọc là Nam (phương Nam) Vô (không) - miền Nam đọc
trại lại chữ Vô thành ra Mô.
Chữ
A Di Ðà Phật cũng là phiên âm từ chữ Phạn. Vậy mà mấy
mươi năm trước có các "đạo sư" lại chiết tự giải thích
từng chữ như vầy: Nam là phương Nam, thuộc Bính Ðinh tức
là thuộc về hành Hỏa Vô là Không có gì, A là..., Di là...,
v..v., thiệt là trớt quớt.
Khi
đã viết bằng chữ Việt, thì lại có màn thêm bớt dấu,
viết trật chánh tả, hoặc do kiêng cữ, kỵ húy thì nó lại
càng đi xa ngàn dặm. Ví bằng Ðức Phật Thích Ca mà sống
lại cõi đời nầy có lẽ cũng kinh hoảng về các kinh kệ
sách vở viết về Phật giáo...
Trở
lại việc đọc Hán Việt thì cái bổn quốc Bỉ Lợi Thì
cũng là do Tàu phiên âm, hoàn toàn không có ý nghĩa gì về
Bỉ (ta), Lợi (lợi ích), Thì (thời). Tuy nhiên nếu bạn hiểu
rằng "Thời của ta đã tới" thì cũng tốt thôi.
May
2001 - T1-Z1 :
Theo
kinh nghiệm của tôi về sử dụng tiếng Việt và từ điển
Việt nam, tất cả những từ, những chữ, và những điều
nói trong bài báo đều đúng. Có một từ mà tôi cứ phải
cãi lộn hoài là từ "rán", là cố gắng. Từ "rán" này cũng
có nghĩa là chiên xào. Còn "ráng" (có g) thì là "ráng chiều",
lúc chạng vạng, hoàng hôn. Cũng như từ "chằn" trong "bà chằn,
chằn tinh" (không có g); từ "chằng" (có g) là dây chằng!
Tuy
nhiên, cái đúng đó là cái đúng sách vở, cái đúng "bác
học". Ðối với thực tế và đối với "bình dân", một trong
những nguyên tắc của "sinh ngữ" (ngôn ngữ "sống", khác với
"tử ngữ", ngôn ngữ "chết"), là bất cứ cái gì, dù sai,
mà được nhiều người sử dụng, cũng sẽ trở thành đúng.
Vậy thì rốt cuộc hầu như cái gì cũng... đúng tuốt!
May
2001 - N1-Z1 :
Bây
giờ bàn qua vụ người Hán đọc tiếng Việt: Có 1 anh vạch
quần đái ngay chổ cấm. Khi bị phạt anh ta cự nự, té ra
anh đọc chữ Việt theo kiểu chữ Hán từ mặt qua trái thành
ra như vầy: "Ðái được không cấm."
Hồi
ở VN có lần đi theo anh Sáu K. và đại ca T. công tác, vô
tiệm ăn nghe anh Sáu nói: "Cá lúc nầy ghẻ lắm!" Ðai
ca khều tôi nói nhỏ "Không biết vả nói ghẻ là cá có
ghẻ, hay là ghẻ ghề (rẻ rề)". Một lần khác ngồi họp
để hiến giá, anh Sáu ra giá bạt mạng: "Một chiệu hai!
(1.200.000)". Ðại ca và tui giựt mình đá nhẹ vô chân vả,
vả lanh miệng cải chánh liền: "Tui nói lộn, dứt giá một
chiệu gưởi (1 triệu rưởi)". Vậy mà rốt cuộc được
chấp thuận. Ra về đại ca chắp tay xá dài vả: "Tui đá
chân cha là để cha bớt xuống còn một chiệu, mà cha lại
hiểu là tăng giá lên, vậy mà cũng xong, đúng là có quới
nhơn phò hộ!" Anh Sáu cười khà: "Nếu tớ hiểu đúng
ý các cậu thì lỗ nửa chiệu gồi!"
B1B2DHNPT1T2