Victoria
/ Vancouver, Canada 2001
Hai
người thứ nhất là anh chị Ngô Duy Ðức. Anh Ðức trông
hơi phát tướng, nhưng chị Ðức thì vẫn còn trẻ, duyên
dáng như hơn 30 năm về trước. Người thứ ba là anh Ðồng
Sĩ Nam. Người thứ tư gặp trong buổi tiệc đám cưới con
anh chị Viễn là anh Nguyễn Văn Hóa. Sau hơn 30 năm, anh Hóa
cũng chẳng thay đổi gì nhiều. Ngoài ra, tôi rất cảm động,
sau buổi họp mặt ngày đầu tiên, chị Võ Thị Kích đến
chuyện trò với vợ chồng tôi. Chị Kích cho biết tôi là
người đã ký sự vụ lệnh tuyển dụng chị vào làm việc
ở Nha Hành Ngân Kế, Giám đốc là anh Nguyễn Văn Trương,
nay đã là người thiên cổ. Chị Kích có chụp với vợ chồng
tôi mấy tấm ảnh, giải thích là anh Ðinh Văn Thọ đã gọi
điện thoại nhờ chị Kích chụp ảnh tôi để anh Thọ xem
"Thầy Minh" thay đổi như thế nào. Sẵn đây tôi xin cám ơn
anh Thọ đã nghĩ đến tôi.
Tổ
chức họp mặt ở Victoria là một thành công rực rỡ.
Trước khi đến Victoria, tôi tưởng lầm Victoria
là một ngoại ô của Vancouver. Như thế, các bạn ở
Vancouver
có thể giúp tay vào việc tổ chức buổi họp mặt. Không
ngờ Victoria và Vancouver xa nhau như thế! Vậy mà
anh chị Tùng dám cả gan, đơn thương độc mã đứng ra tổ
chức một buổi họp có cả trăm người tham dự. Vẫn biết
anh chị Tùng có "quân sư" như anh Dũng, anh Thuần, ... Và chính
anh Dũng và anh Thuần cũng đã phụ giúp vào việc đưa đón
các thân hữu từ phương xa lại. Nhưng dù sao, phần lớn các
công việc tổ chức trước ngày họp phải do hai thân hữu
độc nhất, sống ở Victoria, tức là anh chị Tùng, lo
liệu từ mấy tháng trước. Chúng tôi rất thích
Victoria
và Vancouver, nơi nào cũng có nhiều hoa. Ðặc biệt ở
Victoria,
dọc bờ biển, trên các trụ điện đều treo các chậu hoa
đủ màu sắc, trông rất ngoạn mục.
Tôi
có đến Vancouver nhiều lần, nhưng lần nào cũng lái
xe từ Seattle đến Vancouver, sáng đi chiều về.
Lần nào cũng vậy, chúng tôi chỉ có đủ thì giờ vào phố
Tàu ăn cơm trưa. Ăn xong mua trái cây (rất rẻ so với giá
cả ở Huê kỳ) đem vào Stanley Park ngồi ăn hết trái
cây rồi từ giã Vancouver, lái xe về Seattle. Lần
này chúng tôi ở lại nhà anh chị Lê Quang Văn. Anh chị Văn
tiếp đãi chúng tôi rất nồng hậu, rất chí tình. Anh Văn
nghỉ phép một tuần lễ, đưa chúng tôi đi xem nhiều nơi
như Cầu Treo, Canadian Place, Royal Museum, Victoria Garden, Grouse
Mountain, ... Ðặc biệt ở Grouse Mountain chúng tôi
được xem cuộc đua xe đạp toàn quốc. Ðấy là đua xe Mountain
bike, lao mình xuống sườn núi. Sườn núi dốc rất cao,
có đắp các mô đất cao một thước. Ðây là loại đua theo
lối course "contre la montre". Mỗi khi xe vượt qua một
mô đất thì xe văng lên cao, trông rất là nguy hiểm.
Chị
Cúc, vợ anh Văn, có tài trồng hoa quả. Hôm chúng tôi đến,
ngoài vườn có cây cherry chín đỏ, ăn trên cây cho nên
rất ngọt. Ngoài ra trong vườn có nhiều cây khác như apple,
peach, ... Theo lời anh Văn nói thì mỗi khi trái cây chín
anh chị Văn phải mở barbecue mời bạn bè đến, nhờ
ăn trái cây giùm, hái bớt trái cây đem về.
Anh
Văn là một Kỹ sư Hóa học, đỗ bằng Cử nhân Khoa học.
Nhưng ngày nay anh Văn chuyên về computer. Có thể nói,
anh Văn đã trở nên "sư tổ" về computer. Ðúng như người
Việt chúng ta nói "cha truyền con nối", bốn người con trai
của anh chị Văn đều thành công trong ngành computer.
Ðặc biệt cháu Minh, con út của anh chị Văn, đã thành công
quá rực rỡ trong ngành. Mới 23 tuổi, cháu Minh đã viết một
game
có đăng trong internet. Trong báo Game Magazine có đăng
một bài dài 4 trang, khen ngợi game của cháu Minh. Tôi
có đọc bài báo áy. Cháu Minh rất khiêm nhượng. Thành công
như thế mà không hề nói cho cha mẹ biết. Anh chị Văn biết
con mình thành công là nhờ một người bạn, có đọc bài
báo khen ngợi, nói cho hay. Ngoài ra, cháu Minh đã được một
đài truyền hình phỏng vấn, dự trù sẽ truyền hình trong
tháng 9 này.
Cuối
thư, tôi xin gởi lời thăm chị Th., đã đặc biệt hát thay
tôi với giọng cao vút của chị. Xin hẹn gặp anh chị sang
năm.
Hôm
nay đây, còn vui trông thấynhau,
Bên
tiếng ca, tiếng đàn vượt trời cao,
Lời
vui thắm thiết đưa trao như khi mới gặp
nhau...
Ðây
là dư âm của những ngày đại hội tưng bừng THÐL Victoria
2001. Từ Âu châu đến, chỉ có một mình tôi thôi (thực ra
là hai mình), cho nên xin mạn phép kể chuyện cho các bạn THÐL
Âu châu (và các bạn khác nữa) nghe chơi.
Victoria
là thủ phủ của tỉnh British Columbia, Canada. Khi ghi danh
tham dự, tôi cứ nghĩ Victoria cũng là Vancouver,
cũng quanh quẩn đâu đó thôi, gần phi trường quốc tế Vancouver.
Ðến nơi thì mới biết là hai nơi cách xa biền biệt, phải
đi một chuyến phà mới tới nơi hò hẹn được:
Bậu
ơi bậu ở chi xa,
Mượn
phà một chuyến đưa ta đến gần.
Cái
xứ Victoria nầy là một cù lao, ấy thế mà họ không
sợ hao đất, đường sá to bự không thua đất liền!!! Kể
cả con phà nầy, nó cũng to lắm, to hơn phà P&O giữa Calais
và Douvre mà tôi có nhiều dịp đi (trong thời kỳ đi
làm Tunnel sous la Manche).
Ðại
hội THÐL được tổ chức trong khuôn viên University of Victoria.
Campus
nầy cũng to lắm! Cái xứ Canada nầy nó to không thua
gì xứ Mỹ. Sinh viên đều có nơi để ở nội trú. Tôi được
làm sinh viên trong hai đêm tại nơi đây. Có phần thú vị
và êm đềm hơn khung cảnh sinh sống hằng ngày ở Âu Châu.
Ðại
hội được chính thức khai diễn trong ngày thứ tư 4 tháng
7/2001. Ông NH Minh, cựu TGD/CDV và thầy cũ của nhiều THÐL,
đã khai mạc đại hội. Có nhiều THÐL lên diễn đàn phát
biểu. Tiếp đó là phần "chiếu bóng" do anh NT Dũng trình bày.
Ðó là hình ảnh các hoạt động đó đây của THÐL các nơi
trên thế giới, do chính anh Dũng bình phẩm giải thích, kiểu
như Nguyễn Ngọc Ngạn kể chuyện. Ðây là một công trình
sưu tập hình ảnh cũ rất là công phu. Khi tôi viết những
dòng nầy thì các hình ảnh đó đã được anh Dũng đưa vào
một CD có thể phổ biến rộng rãi được. Cả một tâm tư
với bao nhiêu tâm óc và hứng thú bỏ vào đó!
Xin
cho tôi khen anh Dũng một tiếng. Tôi xin kể dưới đây vài
hình ảnh có nhiều ý nghĩa :
1981
: Trại tị nạn Galang, Indonesia
1982
: Montréal, vài cựu đồng nghiệp CDV
1983
: Binghamton, New York, THDL thành
hình
1983
: Nguyễn Mạnh Linh (1936-1983) qua
đời
1984
: Ðại hội THDL Montréal
1985
: Ðại hội THDL Nam Cali
1986
: Ðại hội THDL Vancouver
1987
: Ðại hội THDL Bắc Cali
1988
: Ðại hội THDL Bruxelles
1989
: Ðại hội THDL Philadelphia
1990
: Ðại hội THDL Montreal
1991
: Ðại hội THDL Nam Cali
1992
: Ðại hội THDL Vancouver
1993
: Ðại hội THDL Toronto
1994
: Ðại hội THDL Houston
1995
: Ðại hội THDL San Francisco
1996
: Ðại hội THDL Paris & Aix en
Provence
1997
: Ðại hội THDL Nam Cali
1998
: Ðại hội THDL Washington DC
1999
: Ðại hội THDL Montreal
2000
: Ðại hội THDL San Jose
2001
: Ðại hội THDL Victoria, BC, Canada
Ðại
hội THÐL năm nay nói thêm một lần nữa là cơ hội để bạn
bè đồng nghiệp cũ gặp nhau để hàn huyên trong tình đồng
hương hải ngoại. Nay gặp trở lại người cùng sở làm cũ
sau hơn 26 năm không có dịp gặp là một niềm vui lớn cho
bất cứ là ai. Ví dụ: tôi gặp lại chị TM Thành (Nha Tiếp
Vận), Chị VT Kích (Bà Quẹo). Chị TM Thành ngày xưa cùng làm
việc với tôi ở kho Gia Ðịnh. Ðây là thời kỳ nhiều kỷ
niệm cho tôi và là một khúc quanh ÐLVN trong đó có giai đoạn
tồn kho các anh NC Thuần, TB Lân, BV Minh, v.v... Xếp bảo: "Tạm
giữ kỹ cho qua, cư xử cho đúng phép, để rồi qua sẽ bổ
nhiệm vào những chức vụ quan trọng".
Cái
cốt cán của THÐL chính là tình cảm đồng hương / đồng
nghiệp đó, tay bắt mặt mừng lúc ban đầu và tình cảm bùi
ngùi khi tan đại hội. Cái tâm tư nầy khó mà bầu bán đổi
chác với ai được.
Vào
lúc kết thúc đại hội, anh NC Thuần có hứa hẹn là sẽ
hỏi ý kiến THÐL các nơi như Úc châu và Âu châu để tổ
chức đại hội THÐL trong các năm sắp tới. Sau buổi họp
chánh thức là ăn tối. Ban tổ chức chọn được một nhà
hàng rất xinh xắn, trên một ngọn đồi nhiều hoa xinh cảnh
dẹp. Ngày hôm sau đi du ngoạn trong vườn hoa, gần như là
địa đàng, gọi là Butchart Garden. Và ngày hôm sau nữa
trở về Vancouver, ban ngày đi xem thắng cảnh Vancouver,
cũng hấp dẫn lắm. Buổi tối là bữa cơm chia tay chánh thức,
với phần văn nghệ karaoke cây nhà lá vườn rất là
hấp đẫn.
Những gì cũng không qua khỏi cái định mệnh đã được an bài cả, tôi đến phi trường Tacoma ở Seattle lúc 9:30 giờ sáng vì rời San Diego lúc 6:30 giờ sáng (lý do máy bay hết chuyến theo giờ mình muốn) nên phải kiên trì nằm đó chờ cho đến 2:30 giờ chiều các "đại gia" mới đủng đỉnh xuống phi cơ, cùng phối hợp kéo nhau đi lấy xe thuê để đến khách sạn đã dành trước. Rồi thì đến tham dự tiền đại hội tại Washington state ở nhà anh chị ND Ðức, cũng như tham quan lại các cái đáng xem ở thủ phủ của các đại công ty Boeing và điện toán Microsoft. Rồi chuẩn bị ngày sau là vượt biên qua xứ Canada tham dự đại hội. Thời gian ở Washington cũng khá dài, thoải mái gặp nhau cả mấy chục mạng tại ngôi nhà mới của gia đình anh chị ND Ðức, được phục vụ tận tình của cả gia đình anh chị, cùng các cháu ngoan của anh chị.
Toàn thể chúng bạn cùng các đại gia giã từ tạm anh chị Ðức và gia quyến và tự túc vượt biên. Tuy rằng rất đông dân tham dự nơi đây nhưng khi vượt biên thì tụi này ngồi chung xe với các anh chị PL Thượng và L Hùng, một xe đúng 7 chỗ ngồi, tháp tùng xe anh Dậu, Quân (một xe nữa) để kết đoàn 2 xe. Tuy đã dặn dò kỹ lưỡng các "tài công" và trưởng xa, ai nấy đều có trang bị điện thoại hiện đại nhứt thế kỷ 21 để liên lạc khi hữu sự ... Thế mà khi vừa qua lọt "quan ải" xâm nhập xứ Canada thì đã thấy lần đầu tiên cái việc quá bất thường là bị lính biên phòng Canada xét xe của "đế quốc" Mỹ sang, tuy đó là một xe nhỏ du lịch, đã và đang bị lính lôi đồ ra xét kỹ, trong khi thấp thoáng cách xa xa một chút có hai người ngồi chờ đợi, tụi này tự nhiên thấy đó là sự lạ đời vì đa số xe qua Canada (theo như kinh nghiệm từ lâu nay) không mấy ai bị khám xét cả. Chỉ khi trở lại Mỹ là dễ bị làm tình làm tội, vì luật Mỹ khó khăn hơn Canada, nhứt là về vệ sinh an toàn nông phẩm. Nhưng một điều bất ngờ đầu tiên khi vừa qua cửa Canada lại là một kinh ngạc khi tụi này biết ra kẻ bị xét kỹ nơi quan ải đầu tiên ấy lại là hai vợ chồng anh NT Cường. Cường đã từ Houston lặn lội qua đến Washington để thuê xe qua Canada phó hội, lại bị lâm nạn như thế, đó cũng là cái báo hiệu cho chuyến vượt biên kỳ này sang Canada còn nhiều cái lạ, cái không vui sẽ xảy đến, mà chúng tôi "ngây thơ vô số tội" đâu để ý đến cái điềm ấy. Ðến khi sự việc đã xảy ra không ngờ trước và khi hội ngộ dưới phà qua Victoria, khi gặp vợ chồng Cường kể lại thì thật quá ngỡ ngàng.
Cũng vì lý do vô tư, cứ nghĩ là chỉ Mỹ quốc mới thực sự là cái thế gian quá nhiều tội ác mọi thứ, nên có phần mất đề cao cảnh giác, cho nên khi có "sự cố" trong đoàn chỉ có hai xe thôi mà đi trật đường một lát mà gây ra một sự lỗi lầm vô tiền khoáng hậu cho chuyến Canada du năm nay, mà kẻ "đại gian ác" là tôi bị một vố đau bụng không rên nổi. Số là khi vượt biên qua Canada xuống phố Tàu Vancouver theo như các trưởng xa đã hẹn, nhưng khi loanh quanh vài cái đèn xanh đỏ là bị lạc mất xe chạy phía sau, thế rồi liên lạc điện thoại di động lung tung để cố bắt liên lạc lại để gặp nhau thống nhứt. Nhưng một phần điện thoại bị ở xa vùng phủ sóng nên có khó khăn không phối hợp được lẫn nhau, phần đường xa tất cả đã quá mệt vì lo cái chuyện lo không được, lại đến việc cần phải giải quyết khẩn cấp các vấn đề, nhứt là xả bầu tâm sự nặng nề, lại bị nặng nề thêm vì lo ấy, cho nên quyết định tìm chỗ đậu gởi xe để làm điểm cố định mà liên lạc xe bị lạc và lo việc trước mắt để còn kịp thời đi ra bến phà qua Victoria. Nhưng số trời đã định hay sao đó ... Ðã đậu xe nơi phải trả tiền, quang đãng rất là khoáng sáng, mọi người đã có ý đề cao chút ít vì thấy xe chở đồ đạc hành trang đầy xe, cũng có phần hơi lo rồi, khi nhìn xung quanh thấy xe đẹp sang đậu đầy bãi thì cũng yên lòng đôi chút nên định để cho các vị nào có nhu cầu giải quyết trước thì lo trước, tuần tự mà làm, nhưng thấy khó tìm nơi giải quyết theo ý nên cùng nhau đi tìm, và cố liên lạc với xe kia, nhưng loay hoay mãi mà không liên lạc được, lại tìm nơi để giải quyết mọi thứ, khi tìm ra đã đi xa nơi xe mấy trăm thước rồi. Thú thật đến khi đi loanh quanh vài ngả tư đường ở khu phố Tàu mới thấy hỡi ơi cái xã hội quá ư xô bồ xô bộn của Vancouver Canada, vì đâu đâu cũng có cảnh quá lộ liễu do các cao thủ chích choác, trai gái còn quá trẻ cứ tự nhiên làm việc, nhưng toàn là việc trái tai gai mắt thôi, tụi này thấy phát sợ rồi, nhưng cái sợ không phải là cái tránh được nạn sau đó, vì khi đã thua không sao kết hợp được với xe kia, bên đó có các anh Dậu Quân và gia đình các anh ... đành trở lại xe để ra bến phà qua Victoria.
Nhưng khi ra đến xe thì hỡi ơi, một cảnh tượng kinh hoàng đã xảy ra khi thấy cửa hông xe van bị mở trống và phía dưới đất cùng trong xe đâu đâu cũng là mảnh kiếng bể nát. Quan sát lại tất cả đồ đạc để trong xe đều không cánh mà bay hết ráo. Tuy rằng khi rời xe đã cố ý ngụy trang đồ vật để lại. Vì mệt mỏi và vô cùng thất vọng khi không liên lạc lẫn nhau được nên tôi đã không mang theo cả cái túi lớn đầy đủ máy móc quay phim, chụp hình và các phụ kiện của máy. Cả anh PL Thượng nữa đều để máy ở lại xe, cũng đậy phủ ngụy trang hẳn hòi, có lẽ vì bọn xấu thấy và biết rõ xe bảng số Mỹ và chất đầy hành lý phía sau nên chắc ăn là làm liền nên đã trúng một mẻ khá no nê.
Thế là mất sạch, nhưng có lẽ chỉ có một tên nên không kịp lấy luôn tất cả hành trang phía sau xe. Việc xảy ra rồi, chỉ đành đi cớ cảnh sát, vì đây là xe thuê bị phá kiếng để kịp thời lo liệu, một mặt các anh lo cớ cảnh sát, một mặt cháu gái con L Hùng lanh trí đã gọi cho hãng cho thuê xe và được hướng dẫn để giải quyết vấn đề. Khổ nỗi một điều sai lầm nữa là hai xe chỉ có một người đứng tên thuê xe là anh Dậu, hai bộ hồ sơ mướn xe đều do anh lo giữ cả, thay vì để một bộ cho một xe. Thế là rắc rối về pháp lý với cảnh sát vì không chứng minh xe mình thuê mới chết một nỗi. Thế nhưng cảnh sát thông cảm và tạm tha vì lý do đi du lịch được chứng minh ở hãng cho thuê xe, thế là được hãng xe cho tạm đổi một xe khác để giữ xe bị bể kiếng để thay và sau khi trở qua Vancouver sẽ đổi lại xe về Washington trả cho hãng... và cảnh sát sẽ xác nhận bị trộm đập kiếng xe cũng như mất đồ nếu có giấy tờ xe hợp pháp lý. Tóm lại chuyện ỷ lại gởi xe ở bãi có đóng tiền ở xứ Canada hay Mỹ chưa hẳn là đã an toàn (nhứt là ở Canada, vì ở Mỹ vẫn có liên đới trách nhiệm nơi chủ bãi khi có chuyện khiếu nại, không như ở Canada, điển hình là cái tỉnh Vancouver này, xin thua!) Và tổn thất phe ta đợt mở màn khi viếng Vancouver Canada là tôi mất sạch máy móc đồ nghề quay phim chụp ảnh, anh PL Thượng tặng luôn camcorder Sony chuẩn bị ra lò lần đầu và các jackets đầy ngụy trang. Nhưng riêng L Hùng là thoát nạn vì đã ôm máy quay phim theo. Thế là hết vốn liếng ... đáng đời ai bảo để bẹo hình bẹo dạng cho gian phi động lòng tham, đây là một bài học rất đáng giá, và xin quý thân hữu hãy luôn luôn lưu ý đừng để xảy ra việc không mấy hài lòng như vậy nữa.
Thế là cuộc hành trình lại tiếp tục sau khi đã được tạm đổi xe và bắt đầu chuyến sang ngang bằng phà đến đảo quốc Victoria, với hầu như tất cả thành viên trong xe đều như kẻ thất tình, mỗi người suy tư theo một nỗi, nhưng toàn là bi quan tiêu cực... Mọi người mệt mỏi, tất cả xuống xe lên phòng chờ đợi trên các tầng trên của phà thì lại gặp vợ chồng NT Cường mới hiểu ra là kẻ bị khám xét nơi biên ải cũng là phe ta, và bấy giờ mới phối hợp được với xe của nhóm anh Dậu, Quân, ... Rồi thì việc gì đến sẽ đến, cái gì qua được cứ để tự nhiên qua đi ... để hết tinh thần cho ngày vui đại hội vậy.
Năm nay chúa đảo ÐV Tùng, cùng sự phối hợp tích cực của các cố vấn đầy kinh nghiệm chiến trường,đã tổ chức một đại hội được xem như là rất đơn giản nhưng đầy đủ tươm tất mọi thứ, so với thành tích có số người đứng ra tổ chức và thu xếp khiêm tốn nhứt lịch sử đại hội. Mọi lễ nghi truyền thống của ngày đại hội thường niên của đại gia đình THÐLVNHN được khai mạc và cho đến khi bế mạc qua bao câu chuyện đã để dành nguyên một năm mới được thố lộ cũng như sự chờ đợi hẹn hò cho chuyến tái ngộ hôm nay tại Victoria của hầu hết các gia đình thân hữu từ phương xa đến đây hội ngộ ... cuối cùng là lưu ảnh chung cho tất cả gia đình hiện diện và cũng đã chấm dứt ngày chính thức họp mặt trong sự cám ơn của tất cả bạn hữu đến tham dự và sự vui tươi rạng rỡcủa gia đình chúa đảo ÐV Tùng và anh chị ÐP Viễn cũng như toàn ban cố vấn. Tiếp theo những ngày sau là chương trình du ngoạn từ các danh lam thắng cảnh ở Victoria và Vancouver./.
"Rồi
đâu cũng vào đó!". Câu này còn có thể được áp dụng
cả cho chính Ðại hội năm nay nữa. Ðịa điểm tổ chức
nằm trên đảo Victoria, thủ phủ của tỉnh bang British Columbia
của Canada, nơi đó duy nhất chỉ có một gia đình anh ÐV Tùng
là thân hữu điện lực. Một vài bạn đã gọi đùa ban tổ
chức năm nay là "One man band", nhưng thực tế trong ban
tổ chức còn có anh ÐP Viễn ở Vancouver ngay gần sát bên.
Anh NC Thuần và tôi đóng vai "thầy bàn từ xa (remote)".
Tôi tình nguyện nhận vai này sau khi nghe anh Tùng nói một câu
thật chí tình tại Ðại hội họp mặt "Bắc Cali 2000" năm
ngoái. Trong cuộc tranh luận để được chọn làm địa điểm
tổ chức, giữa một bên là anh Tùng ghi danh cho Victoria, Canada,
và bên kia là anh LT Căn, đề nghị chọn Houston, Texas, anh Tùng
đã nói đại ý: "Vì không thể đi thăm tất cả bạn bè
khắp nơi nên Victoria xin đứng ra tổ chức mời bạn bè tới
chơi để cùng nhau gặp mặt". Ðối với tôi câu đó thể
hiện chính xác nhất và đầy đủ nhất cái tinh thần của
những Ðại hội họp mặt giữa anh chị em thân hữu chúng
ta vì quả đúng là chúng ta chỉ "tới chơi gặp mặt" chứ
chẳng hề có bầu bán thảo luận như cái nghĩa thông thường
của từ ngữ "đại hội". Nhiệt tình của anh Tùng không chỉ
nằm trong lời nói, nó đã được cụ thể hóa bằng hành
động mà kết quả được xác nhận bằng những tiếng cười
rộn ràng trong suốt mấy ngày sống chung với nhau của gần
một trăm anh chị em tham dự.
Kỷ
niệm vui của tôi với "Victoria-Vancouver 2001" thật nhiều, nhiều
chẳng kém gì những lần họp mặt các năm trước. Nó trải
dài qua cả Portland và Seattle là những nơi mà chúng tôi dừng
chân trên đường lái xe đi. Nhưng đặc biệt Ðại hội năm
nay đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ qua những câu nói vào
lúc chia tay.Sau khi làm đúc
kết, anh Tùng viết cho chúng tôi, đại ý: "Chia tay với
mấy anh, ra về tôi thấy như mất mát một cái gì. Cũng may
là ngày hôm sau tôi phải đi công tác xa một tuần, và bận
rộn suốt ngày nên cũng quên đi". Một câu khác của chị
NT Thảo khi chia tay với chúng tôi vào sáng chủ nhật 8 tháng
7. Lúc đó hầu hết các thân hữu đã lên đường, khi chúng
tôi ra xe thì chỉ còn có chị và anh NV Rong là 2 người sau
cùng ngồi lại trong đại sảnh khách sạn chờ chuyến bay
3 giờ chiều. Chị nói "Tụi tôi còn phải chờ đây 4 tiếng
nữa!". Câu nói vừa biểu lộ cái buồn nản của trạng
thái lẻ loi, thiếu vắng bạn bè, vừa hàm chứa tiếc nuối
những giây phút đã qua. Tôi cảm thông được tâm trạng này
với chị. Suốt một tuần gặp gỡ, lúc nào cũng túm năm
tụm ba, ròn rã tiếng cười, sao mà thấy thời gian qua mau.
Nhưng bốn tiếng đồng hồ không có bạn bè thì thật là
đằng đẵng. Mà đúng là đằng đẵng thật, vì phải ít
nhất một năm nữa chúng tamới
lại có dịp tái ngộ để cùng vui với nhau.
Tôi
có nhận xét là gần đây, ngay trong lúc còn đang Ðại hội
nhiều anh chị đã thắc mắc muốn biết ngay địa điểm họp
năm tới. Cũng xuất phát từ tinh thần khát khao mong mỏi ấy
mà mấy năm sau này các địa điểm tổ chức đều do tình
nguyện, anh Thuần không phải lo đi tiếp xúc, dàn xếp tìm
nơi tìm chỗ nữa. Ðây làmột dấu hiệu
tốt, không những đã giúp cho anh Thuần nhẹ gánh mà nó còn
thể hiện cái thay đổi theo chiều hướng đi lên trong cuộc
sống của thân hữu chúng ta. Khi đời sống cá nhân và gia
đình ổn định người ta càng dễ dàng hơn mở rộng vòng
tay đến với bạn bè và làm việc cho bạn bè. Từ đó tìm
niềm vui cho chính mình.
Cùng
với những thay đổi trên tôi nghĩ đến sự thay đổi âm
thầm của THÐL/VNHN. Sinh hoạt khởi đầu cách đây gần 20
năm, mục đích nhằm tìm kiếm và kết nối những người
đã từng có chung kỷ niệm với ngành điện ở nước nhà.
Sau ngày 30/4/75 chúng ta phải bỏ xứ ra đi, tứ tán khắp năm
châu, đến những vùng đất xa lạ, không biết liên lạc nơi
đâu để tìm lại bạn bè, đôi khi ở ngay cùng tỉnh với
nhau mà không biết. THÐL lúc đó là đầu cầu cho chúng ta
tìm lại được nhau, cho những người mới đến đỡ cảm
thấy lạc lõng bơ vơ.Ngày
nay số người ra đi tìm tự do chỉ còn lác đác, cũng không
còn dấu diếm như thời đi chui nữa. Trước khi ra đi cũng
như khi tới nơi có thể bắt được liên lạc với bạn bè
hải ngoại không khó. Tôi nghĩ rằng nếu bối cảnh của thập
niên 80 khai sinh ra THÐL/VNHN, thì bối cảnh hiện nay cũng đòi
hỏi THÐL/VNHN phải biến chuyển theo thời gian, hay nói cho
đúng hơn theo nhu cầu của từng thời gian. THÐL khởi thủy
chủ động đi tìm đến từng thân hữu để bắc cầu, nay
với danh sách gần 500 thân hữu "cây cầu" có thể coi như
đã khá vững chắc. Cây cầu đã xây xong, nhiệm vụ xây cầu
không còn nữa, tính chủ động của THÐL mờ dần, nhường
chỗ cho chính mỗi thân hữu đóng vai chủ động bước lên
cầu đến với nhau. THÐL nếu có được giao cho một nhiệm
vụ nào khác thì đó chỉ là công việc góp sức gìn giữ
và bảo trì cây cầu, chứ không phải là nhiệm vụ đóng
mở giữ cầu, mời mọc. (Nói thế chứ hồi nào tới giờ
tôi thấy cầu đã có bao giờ đóng đâu, mà luôn luôn để
ngỏ cho mọi thân hữu ai muốn qua hoặc muốn rủ ai cùng qua
thì cứ tự nhiên, miễn là qua rồi thì nên góp sức bảo
vệ và phát triển cầu, chứ đừng đánh sập cầu.)
Tôi
nghĩ phải chăng đã đến lúc bất cứ địa phương nào hay
cá nhân nào cũng có thể chủ động đứng ra tổ chức Ðại
hội họp mặt THÐL hàng năm mà không cần một sự vận động
hay sắp xếp nào khác. Khi "Ban tổ chức" lên tiếng chính thức,
quyết định sẽ được phổ biến trên bản tin THÐL hàng
năm, nếu kịp, hoặc bằng các phương tiện khác (email, gia
trang, điện thoại, thư từ, rỉ tai,...). Ban tổ chức sẽ
thông báo địa điểm, thời gian cùng với cách thức và địa
chỉ liên lạc, ghi danh. Thân hữu nào muốn tham dự sẽ tìm
đến liên lạc lấy tin tức chi tiết ghi danh. Ðó là điều
mà tôi gọi là tính chủ động như đã nói ở trên của mỗi
thân hữu hay mỗi địa phương. Mọi người cùng nhập cuộc
chia xẻ với nhau, kẻ chủ động đứng ra tổ chức, người
chủ động tìm đến dự, không ai phải mời ai, không ai cần
phải đợi có lời mời mới đến. Làm sao để sinh hoạt
của chúng ta tương tự như một buổi họp mặt gia đình,
một người xướng lên dùng căn nhà của mình làm địa điểm
họp mặt, những người khác cứ thế tự tìm đến gặp nhau.
Nói về khả năng và nhân lực thì chúng ta cứ làm theo kiểu
"bi thì bi" có tới bao nhiêu thì làm theo bấy nhiêu. Kỳ
họp mặt tại Victoria vừa qua đã cho thấy là không cần phải
đông người như Bắc Cali vẫn có thể tổ chức được một
đai hội thành công, đem vui tươi thoải mái đến cho mọi
người.
Thưa
các bạn,
Cuối
thư tôi xin mách các bạn "toa thuốc THÐL". Như các bạn đã
từng nghe nói "Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bo".
Mỗi lần đại hội, trong ba ngày họp mặt tôi nghĩ ít nhất
các bạn và tôi cũng có dịp cười 12 lần, trung bình một
giờ một lần chứ thật ra chắc còn hơn nhiều. Như thế
chúng ta có được 360 "thang thuốc bổ", đem về sắc uống
mỗi ngày một "thang". Khi hết thuốc là vừa vặn tới kỳ
có đợt "bốc thuốc" mới.
Xin
nhắc các bạn đã có mặt ở Victoria 2001, nhớ "uống thuốc"
mỗi ngày. Chúc các bạn vắng mặt kỳ rồi, một năm an lành
mạnh khoẻ, để chuẩn bị gặp nhau sang năm.