Thư Từ Liên Lạc ... 22
Nguyễn
Công Thuần phụ trách
Lời Người Phụ Trách:
Mục tiêu chính yếu của sinh hoạt Thân hữu Điện lực Việt nam Hải ngoại
(THĐLVNHN) là gìn giữ và phát huy tình nghĩa và kỷ niệm giữa những người đã
từng có liên hệ với ngành điện lực ở nước nhà. Bản tin THĐL là một phương tiện
và cách thức để thông tin liên lạc, một lá thư mà một người có thể viết một lần
cho nhiều người, trong đó có mục Thư
từ Liên lạc này do tôi phụ trách. Cái cách tôi làm là trích từ nhiều
nguồn liên lạc (thư, vi thư, gia trang, thiệp, ...) trong một năm qua, chọn một
vài câu hay đoạn có tính cách thông tin liên lạc, tìm hiểu, giúp đỡ, chia sẻ,
... có lời viết vui vẻ, dí dỏm, thân tình, ... và có liên hệ đến số đông THĐL,
rồi sửa lỗi chính tả, chấm phẩy cho câu văn dễ hiểu hơn, và rồi tùy lúc, viết
đáp lại vài hàng cho mọi người đọc vui vẻ thoải mái. Phần thư trích và trả lời
bao giờ cũng là phần thân ái, xây dựng, ... đượm nhiều tình nghĩa và kỷ niệm. Tuy
nhiên có thể có những chỗ sơ sót đưa đến hiểu lầm làm phiền lòng một đôi người,
những chỗ đó xin các thân hữu chịu khó đọc lại cho kỹ và hiểu cho là mục này
nói riêng, bản tin và các sinh hoạt THĐLVNHN nói chung, bao giờ cũng muốn thể
hiện tất cả những gì tốt đẹp nhất của tình thân hữu.
Nguyễn
Thị Bê,
(Vi thư gửi NCT, 3
th.12, 2001) ... Tôi đã nhận được BTTHĐL 21 gần một tuần
nay, đến giờ mới thông báo và CẢM ƠN anh cùng các THĐL trong Ban Biên Tập được
vì có chút bận.
Lần nầy có 2 bài, một của An Nghiêm, “Chuyện
Mẹ Con”, và một của Huỳnh Trung Chánh, ”Trần Truồng”, đã thật sự giúp đỡ tôi rất
nhiều. Nếu như anh Th. có liên lạc thường với hai tác giả, xin cho tôi gởi lời
CẢM ƠN CHÂN THÀNH đến hai vị ...
Chị Bê ơi, Tôi
đã chỉ làm được có một nửa lời chị yêu cầu. Tôi "feedback" về tác giả
An Nghiêm, và AN đã có liên lạc trực tiếp với chị. Còn bài của HTC thì tôi
"chôm" trên Internet, do đó tôi không biết tác giả ở đâu. Tụi này rất
vui khi thấy chị tìm được bình an trong tâm hồn với những bài viết đó. Thăm chị
và gia đình.
(Bà)
Đinh Quang Chiêu,
(Thư gửi TH HTP, 5
th.9, 2002) Chúng
tôi có nhận được thơ của anh mời anh Chiêu đến dự Đại
hội Điện lực tại Portland, chúng tôi rất cảm động là anh còn nhớ đến chúng
tôi, nhưng rất tiếc là sức khỏe của anh Chiêu không còn như xưa nên không thể
nào thực hiện được, mong các anh chị hiểu cho... Anh Chiêu năm nay đã ngoài 91
tuổi rồi. Nhờ nhà của chúng tôi ở gần Parc de Sceaux nên lúc trước chúng
tôi đi bộ trong parc thường lắm, gần như mỗi ngày. Gần đây anh mệt nên
chỉ đi gần nhà mà thôi... Nhờ các con ở Mỹ và Pháp đều có hiếu và rất thương
yêu chúng tôi nên anh Chiêu được có phước ở hướng này, nhưng nhìn lại bạn bè từ
từ đi hết anh không mấy vui được, chắc anh chị thông cảm cho anh...
(TH Đinh Quang
Chiêu đã thất lộc ngày 30 tháng 10, 2002, tại Antony, Pháp, hưởng thọ 92 tuổi.
TH ĐQ Chiêu nguyên là Tổng Cục trưởng Tổng cục Điện lực, và Tổng Giám đốc Quốc
gia Trùng tu Điện lực cuộc (ONDEE), từ trước năm 1963. TH ĐQ Chiêu là thân phụ
TH Đinh Quang Sĩ và là nhạc phụ TH Khương Hữu Điểu, ở Bắc California, Hoa kỳ.)
Nguyễn
Trọng Dũng,
(Vi thư gửi NCT, 18 th.3, 2002) ... BT đang ở
- Nhìn bề ngoài không thấy BT già hơn xưa,
vì ngày trước đã già rồi.
- Nhưng khi nghe nói chuyện thì BT vẫn
muôn đời là BT.
Một điển hình trong câu chuyện hôm qua :
Thụy nói: “Thôi toa ngồi vào moa chụp
hình cho. Phải có toa mới ăn tiền chứ”.
BT : ”Xa xa thì moa mới chụp hình, chứ
gần thì moa chụp tay thôi”.
(Ghi chú: trong bữa ăn trưa qua có 5 bà)
(Từ trái: NT Dũng,
BT, VV An, NH Tiên,
Dũng ơi, Cái cách
đối đáp đó thì đúng là BT rồi! Tao ở xa quá, không có dịp gặp lại BT lần này,
nhưng nhìn thấy hình thì ... vẫn là BT của những ngày Đa nhim. BT năm nay tròm
trèm "cổ lai hi" rồi, không biết tao có còn cơ may nào gặp lại không.
Đành hỏi thăm bạn bằng "remote control" vậy! Thăm cả nhà!
Nguyễn
Tấn Đạt,
(Thư gửi NCT, 12
th.12, 2001) ... Được
biết gia đình anh chị và tất cả gia đình quí thân hữu ỏ NY đều bình an trong
cuộc khủng bố kinh hoàng hôm tháng 9-2001, chúng tôi rất vui mừng.
...
Năm nay chúng tôi lại trông bản tin THĐL hơn vì tai nạn lịch sử đó. Năm nào
cũng được nhiều tin tức và bài vở ý nhị bổ ích của quí thân hữu xa gần, những
năm trước thì có bài của Thầy P. về sức khỏe, năm rồi có bài tường thuật của TH
VVH ở Pháp sau một chuyến du lịch dài ở miền sông nước VN được phổ biến khắp
năm châu và được rất nhiều thân hữu tâm đắc. Cũng mấy năm gần đây và ngay trong
bản tin năm nay cũng có nhiều bài hướng về nội tâm (đời đạo ...) thấy cũng hay
và bổ ích. Năm này thấy hình TH HVP có vẻ ốm đi mà nghe TH LDT viết bài
"Một mảnh đời hai lối sống" có đề cập đến lối sống của ÔB HVP ... Ước
gì loài người hướng thiện nhiều hơn nữa để giảm đi cảnh tàn phá như vừa rồi để
may ra thấy được "thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ"...
Anh
Đạt thân, Cám ơn anh đã viết thư dài hỏi thăm và cầu nguyện cho chúng tôi lúc
xảy ra biến cố tháng 9/2001 ở NY. Gia đình tôi ở cách chỗ bị tàn phá khoảng hơn
3 giờ lái xe, chỉ bị ảnh hưởng kinh tế và tâm lý thôi. Cũng mất mấy ngày hoang
mang hồi hộp, y như hồi Tết Mậu thân tôi ở Đà lạt và ngày 30 tháng 4, 1975, ở
Sài gòn. Trong các vụ NY, DC và "bệnh than", mỗi vụ đều có một người
Việt là nạn nhân. Biết thế nào mà tránh được!
Anh
có lẽ là một trong số rất ít người đọc hết, đọc kỹ, và hiểu đúng các bản tin
THĐL cũng như các sinh hoạt của THĐLVNHN. Anh làm tụi tôi xúc động, vì đã tìm
được một "tấm lòng tri kỷ". Tôi cũng có những ước nguyện như anh, cầu
cho những lời ước của mình có thể trở thành sự thật. Thế nào rồi tụi tôi cũng
sẽ có một chuyến bay về "miệt dưới" và có dịp gặp lại anh chị. Xin
gởi lời thăm và chúc sức khỏe anh chị và gia đình.
Nguyễn
Thị Minh Hà,
(Vi thư gửi NCT, 3
th.10, 2002) ... Thực sự sau khi dự ĐHĐL, những ngày sau
đó, tôi bâng khuâng, lưu luyến mãi kỷ niệm ngày đó, I had so much fun and
Tuan had too, and I am glad Tuan gave me the chance to show him my group of
acquaintances. I wondered where I was all those days of THDL alumni meetings. I
guessed I forgot myself, my identity, and the timeline, and the fun, glorious
memorable days being part of DLVN and the group of people I worked with. Now,
as all our four children... are grown up, I have no excuse to not have fun and
travel more, right?
Tôi có nói với ÔB Phát là tôi tính viết một
bài “Cảm tưởng của lần đầu ấy” (was that too strong?) để đăng báo, đã dọn
ý sẵn trong đầu là sẽ viết gì trong lúc lòng còn nôn nao sau khi dự THĐL, bận rộn
chưa viết được, nhưng nếu anh thiếu tay viết tôi xin hứa cố gắng góp bài kỳ
này, will be longer than my last email... PS: you are lucky to get
out of the yucky
Chị
Hà thân, Tôi "lang thang" khắp nước Mỹ hơn hai mươi năm mới gặp lại
được chị. Cám ơn chị đã đến dự đại hội họp mặt THĐL năm nay ở
Nguyễn
Thị Hồng Hải,
(Vi thư gửi NCT, 24
th.2, 2002) ... Tôi là nhân viên cũ làm việc với ô. LKH từ
40 năm xa xưa kia đặng, khi còn ở VN, nghe kể tình trạng của ô. H. tôi rất lấy
làm thương tâm và không ngờ, đời người có thể đáng buồn như vậy...
Tôi có dịp được mời ông ấy đi ăn cùng với
anh ..., và trong buổi ăn tôi biết ông ấy có ước vọng học lại ngành Đông Y để cứu
giúp người và ông nhà tôi có hứa đưa sách vở cho ông, thế rồi bặt tin luôn ...
Nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng ray rứt sao không tìm cách giúp đỡ. Lúc trẻ,
tôi thấy ông làm việc như bọn trẻ tụi mình, nhưng hăng say về chuyên môn quá,
nên có lẽ quên không biết rằng thời thế tạo anh hùng ... nên bị tách rời trong
quần thể. Và nhìn cách hành sự và hình dạng ông tôi nghĩ ông theo chủ thuyết khắc
khổ, đem cả vào trong gia đình ... Nhưng tôi biết chắc ông là người tốt, không
lợi dụng thời cơ để làm tiền cho mình và cho gia đình đâu.
Giờ bọn mình đều đã đi qua trên nửa thế kỷ
rồi, hiểu biết nhiều hơn, không trách được ai...
Thưa
chị Hải, Tôi rất ngạc nhiên nhưng cũng rất vui khi nhận được tin chị và liên
lạc với chị. Không ngờ mà rồi lại gặp chị ở Mỹ. Xin được chia sẻ niềm vui của
chị khi liên lạc được với Thầy LKH. Trong số bản tin này, chị sẽ thấy tin một
xếp lớn của ONDEE vừa mới qua đời ở Pháp (Ô ĐQC). Gần 40 năm qua rồi, lứa của
mình mà còn già thì lứa của các vị như ĐQC và LKH phải gọi là "lão".
Luật của tạo hóa mà! Tết này, như hàng năm, tôi sẽ lại gửi lời thăm và chúc Tết
về cho Thầy H. và một vài giáo sư hay bạn bè cũ. Thăm chị.
Lê
Công Huấn,
(Vi thư gửi NCT, 13
th. 12, 2001) ... Thông thường ở bìa sau của Đặc san THĐL dành nơi hò hẹn năm
sau của ĐH/THĐL. Có phải vậy không Anh? Năm nay Quí Anh ở Ban Biên Tập lại
chưng bày một phong cảnh đẹp của thành phố Hoa Hồng
Anh Huấn ơi, Anh là người thứ năm lên tiếng
chọn cái hình “Quá đã”. Vì tính chất đặc biệt của cái hình mà đã có người nghĩ
là cái “sơ sót kỹ thuật” của nhà in khi in nhầm là một “sơ sót cố ý”. Lạy “chúa
Allah”! Anh vào web THĐL xem hình màu thì còn “đã” hơn nữa!
Anh tinh mắt lắm! Lúc làm bản tin 21 tụi
tôi chỉ mới có ý niệm đại hội THĐL 2002 sẽ làm ở
Chúc anh chị vui khỏe và dành sức cho sang
năm.
Đặng
Ngọc Hùng,
(Thư gửi NCT, 25
th.11, 2001) Bản tin
THĐL số 21 thật là "professional" cả về nội dung lẫn hình
thức. Hai tấm hình Bà Quẹo thật là cảm động, nhìn ảnh chụp hồi 72 mà nhớ lại
những kỷ niệm đẹp của T&D Bà Quẹo. Cực nhưng mà vui!!!
... Nhìn ảnh họp bạn
Hùøng thân, Tại cậu "không có
tóc" thành ra mới không thấy tóc mình trắng. 30 năm xưa trong đám mình ở
Bà Quẹo ai cũng nhiều tóc và "tóc còn xanh". Nhìn các hình ảnh chụp
cách nhau 30 năm đâu phải dễ mà nhận ra mỗi người, phải không? "Kế hoạch
Úc du" của tớ đã lập ra cả 10 năm nay, nhưng phần thực hiện sao mà đầy khó
khăn và trở ngại. Chỉ vì "thân này ví xẻ làm ... 10 được", cái gì tớ
cũng có thể thu xếp xoay xở, nhưng trừ một thứ: thì giờ! Tớ hứa với cậu một điều
là thế nào tớ cũng sẽ đến tận nhà thăm cậu và gia đình trước khi tớ ... chống gậy!
Tớ còn phải bắt các TH TĐT và NTĐ dắt tớ đi "tham quan" khu King
Cross ở
Nguyễn
Giụ Hùng,
(Vi thư gửi NCT, 30
th.10, 2002) ... Ái à,
cái này cũng khó nói lắm. Nếu tôi nghỉ bốn năm về trước thì có lẽ tôi thấy cái
vị nghỉ việc về hưu nó hơi đăng đắng, nếu tôi nghỉ về hưu sau bốn năm nữa để vừa
đủ 65 thì có lẽ tôi thấy cái vị nó ngòn ngọt. Nghỉ bây giờ thì nó “lờ lợ“ thế
nào ấy. Tôi thế này mà gọi là “già“ hay “chớm già“ thì chịu thế nào nổi. Không
tin anh cứ hỏi "cô hàng xóm" nhà tôi mà xem.
... Cuối cùng thì cũng phải đành chấp nhận
cuộc đời có trẻ ắt phải có già thôi.
... Ngồi trong sở, đợi “đi về” ngày mai, đọc
thư anh chạnh lòng thấy nửa buồn nửa vui. Buồn vì tiếng “Hưu”, vui vì được anh
cổ võ. Vẫn bực nhất là cái tiếng “HƯU“. HƯU thì hưu chứ sợ gì ai, có chăng là sợ
cô hàng xóm nhà tôi. Cái “Cô Láng Giềng“ của Hoàng Quý ấy mà.
(Vi thư gửi NCT, 1
th.11, 2002) ... Nay
tôi “hưu“ rồi thành có thì giờ viết cho anh đây. Tôi biết anh có khả năng đọc
nhiều thư một ngày và “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn... chín“. Tôi đây
thì khác, tôi ít bạn tâm sự nên gặp được anh tôi cứ “đổ vào“. Nếu anh bịt mũi
lâu quá vì sợ nghe tôi nói làm nghẹt thở thì làm ơn nhớ mua một cái “đầu vịt“
hay "chiếc lá khoai“ là xong ngay. Nếu trên ấy trời lạnh vào mùa này, có đội
cái “mũ ni“ thì kể như là lưỡng tiện đấy anh Th. ạ. Đùa với anh một tý cho vui
buổi sáng ở đây và buổi trưa bên ấy.
... Còn được về “hưu“ hay không còn tùy thằng
boss anh ạ. Muốn cũng chẳng được mà không muốn cũng chẳng xong. Thôi thì
cứ “nhắm mắt lại tới đâu hay đó“.
Nói theo kiểu cụ Phạm Quỳnh là “Nhăn răng HÌ một tiếng cho... cho bớt vẻ trang nghiêm“ (Tôi sửa
lại đấy).
Về hưu đôi khi cũng là cái hay. Nhưng có
điều này cần phải nói với anh trước nhé. Tôi đi sau nhưng “về“ trước anh mà.
Anh có nghe câu hát hồi chúng mình còn nhỏ không? "Ai bảo chăn trâu là
khổ, Chăn trâu sướng lắm chứ ..." Chăn trâu thì “sướng thật“ đấy vì có
thời giờ để mà nằm mình trâu và miệng hát nghêu ngao. Về hưu thì không thế đấy
nhé. Lắm việc lắm!
Về hưu mới thương vợ anh ạ. Tôi đề nghị
các bà nên cầu nguyện cho các đức ông chồng ít nhất trong đời phải được “về
hưu“ một lần, càng sớm càng tốt để cho các đức lang quân biết được giá trị của
các Bà. Sao nó lắm việc thế hả anh. Cứ gọi là tối mắt đấy, hay là tại tôi “được
chìu“ quen rồi. Khi nghỉ việc tôi hăng lắm. Tôi tuyên bố với nhà tôi: "Em
đi làm, anh nội trợ". Ngon chưa, vung vít chưa? Mới có mấy ngày thử việc,
tôi “đừ“ quá anh ạ. Tôi làm đủ chuyện, toàn những công việc ngày xưa nhà tôi
làm. Vai trò nay được hoán chuyển là nhà tôi về nhà thì bật TV lên coi, còn tôi
làm bếp. Chuyện bếp núc tôi tưởng là dễ hóa ra khó hơn việc mình làm ở sở mới
chết chứ. Cứ nguyên cái lọ muối với chai nước mắm không thôi, cả hai nó cùng
làm cho thức ăn mặn cả mà lúc nào dùng muối lúc nào dùng nước mắm mới chết chứ.
Hỏi vợ thì quê, đường đường một đấng nam nhi mà ai lại đi hỏi cái chuyện cỏn
con ấy. Ai biết được luộc rau chín rồi, đậy nắp để đó không vớt ra ngay thì nó
“nhũn nhùn nhùn“ ra. Luộc trứng muối, lúc bóc vỏ sao nó cứ ra từng tảng, bóc
xong chỉ còn toàn lòng đỏ, lòng trắng theo vỏ mất rồi... Ôi thì cứ trăm thứ phải
học.
Đến
bữa cơm, vợ con tôi đâu có ai ”diet“ đâu mà sao thức ăn còn nhiều thế. Mẹ
con cứ “nhìn nhau mà chẳng nói ...” (bài hát), lát sau thấy đứa con lẳng
lặng mang về một “mẹt“ pizza, mắt ai nấy đều sáng rỡ. Tôi ngẩn cả người.
Bỏ “cha” (không phải mẹ vì chắc cha cũng giống tôi) thật, thế này là thế nào? Đến
lúc thu dọn chiến trường, đem bát đĩa đi rửa. Tôi nhớ lời một ông thiền sư dậy
đệ tử: "Khi một người đạt đến độ cao nhất của hiểu biết, của tình
thương và của tỉnh thức thì người ấy đạt tới Phật". Ông ta dậy tiếp tỉnh
thức là mình đang làm cái gì thì mình biết mình đang làm cái ấy, đang rửa bát
thì biết mình đang rửa bát. Anh Th. ơi, học thiền cũng dễ thôi, thành Phật cũng
dễ thôi! Chả phải tỉnh thức cũng phải tỉnh thức, xà bông nó trơn nhây nhẩy ấy,
không tỉnh thức tuột tay một cái là “choang“ ngay, vợ nằm cười khúc khích thì
ngượng chín người. Vợ sốt ruột nhìn mình bằng con mắt băng giá như "Tình em như tuyết giăng đầu
núi", và chẳng bao giờ tìm thấy
trong ánh mắt nàng ”Vằng vặc muôn thu
nét tuyệt vời“ nữa cả.
Kì
tới anh gặp tôi, nếu anh thấy tôi có đệ tử theo tôi là anh biết tôi “thành đạo“
đấy nhé. Thôi thì hôm nay tôi tạm ngưng ở đây, tôi sẽ báo cáo những chuyện khác
sau này. Tôi phải đi cọ cái buồng tắm
cái đã, đống quần áo đang đợi tôi đây. Lại phải học không biết phải sử dụng
cái máy giặt sao đây?
Chúc anh sớm về hưu để chị ấy được nhờ. Vạn
tuế các ông chồng về hưu, vạn tuế, vạn vạn tuế!!! : ).
Anh
Hùng thân, Tôi phải cám
ơn ông boss của anh đã cho anh "về hưu", vì nhờ thế mà anh viết cho
tôi mấy cái thư thật là tuyệt vời! Thư anh kể chuyện về hưu làm tôi thật vui,
tôi cười đến chảy cả nước mắt. Tôi trích thư anh lên đây để chia sẻ với các bạn
bè khác, tôi không sợ anh trách, nhưng tôi sợ quý vị "liền ông" khác
trách tôi sao lại "đưa cái trường hợp ông Hùng" ra trước các bà thế
này! Từ nay các bà cứ "lấy ông Hùng làm chuẩn" thì các ông chết mất!
Anh lại khuyên các bà cầu nguyện cho các ông về hưu, anh không sợ có bà phản đối
sao? Tại vì nhiều ông "lười chẩy thây", khi về hưu thì "hưu luôn
mọi chuyện", nhiều bà đâu có chịu!
Cám
ơn anh thêm một lần nữa, anh "về trước" và đã đem kinh nghiệm ra giúp tôi và nhiều vị đàn ông khác học được nhiều
bài học quý giá vô cùng. Kỳ sau tôi gặp lại anh, chắc chắn anh sẽ có nhiều đệ tử,
trong đó có ... tôi! Thân chúc anh thực tập "thiền" chóng đạt được
thành quả.
Nguyễn
Thị Song Hương,
(Thư gửi NCT, 14 th.1,
2002) ... Sức
khỏe của tôi không được khá lắm, cứ bệnh lặt vặt hoài. Nhưng càng bệnh thì tôi
càng kiếm chuyện để đi chơi nhiều vì sợ ngày không đi nổi nó sẽ tới gần, nên
tranh thủ đi ngay bây giờ... Không hiểu sao tôi có cái bệnh lười viết lách.
Những lần đi chơi về hay gặp lại bạn bè, hoặc là cảm tưởng của mình khi trở lại
chỗ làm cũ, nhìn lại văn pbòng, tòa nhà mà khi xưa mình đã ở đó sinh hoạt nhiều
hơn ở nhà, tâm hồn tôi xúc động rất mãnh liệt, tôi nghĩ rằng tôi sẽ viết rất
nhiều, tả nỗi cảm xúc chân thật của mình. Nhưng rồi, khi cầm cây viết lên tôi
ngồi thừ lừ như người vô hồn với bao hình ảnh diễn ra trong óc, và rốt cuộc
không viết được chữ nào để đóng góp vào tờ báo THĐL. Nhưng cũng có nhiều người
viết hay rồi phải không anh? ...
Chị Song Hương thân, Chị làm ơn làm phước
uống thuốc trị bệnh "lười viết lách" đi! Đâu phải có người viết hay rồi
thì mình không viết nữa? Mà ai viết chả hay? Viết với tấm lòng, viết với tình
nghĩa và kỷ niệm thì bao giờ cũng hay hết! Chị nói là bây giờ chị "tranh
thủ" đi chơi nhiều, mà chị đi những đâu đâu ấy, chị đâu có chịu qua Mỹ nữa
đâu! Từ 1995, anh chị qua San Francisco, cho tới bây giờ, 7 năm rồi đó! Coi chừng,
đừng để quá muộn! Thăm anh chị và gia đình.
Võ
(Thư gửi NCT, 15 th.
12, 2001) Một lần
nữa rất cám ơn ông Th. và Ban Biên tập THĐL hàng năm cho tôi món ăn tinh thần
để nhớ lại dĩ vãng. Năm nay, ông Tùng đứng ra tổ chức đại hội THĐL vì có mục
đích muốn thăm hỏi nhiều THĐL khắp nơi. Tôi thì lợi dụng có người tổ chức ở gần
nhà, mình dễ dàng thực hiện chuyến du lịch bằng phà ngắm cảnh, rồi được ăn
ngon, đồng thời gặp lại nhiều người mình biết khi làm chung đơn vị Nha Trang bị
và T&D, và biết thêm quí vị khác cùng phu nhân của quí vị. Tôi được hân
hạnh hầu chuyện với ông TGĐ đầu tiên của CDV, cũng là người đã tổ chức lớp thi
tuyển 30 NV/HC/KT vào năm 1966 tại trường Bách khoa, trong đó tôi được trúng
tuyển và trở thành THĐL đến nay.
Rất
vui mừng gặp lại ông Trưởng Khối Đồ án Công tác, Trưởng Khu Đồ án, và tôi nhớ
ngay đến ông Trưởng Khu Công tác. Vào những ngày cuối của tháng 4/75, mỗi sáng
vô đến sở, chef dò trên bản đồ VN xem VC đã tiến đến đâu rồi. Gặp lại
ôô. ĐS
Tiền
đại hội tại nhà ô ND Đức rất vui, và được thấy một gia đình hạnh phúc quá mẫu
mực mà chị Hà Trang có ngòi bút và trí nhớ tuyệt vời kể lại cho mọi người biết.
Hậu đại hội là bản tin THĐL rất đa dạng, công phu, nhiều hình ảnh trong và
ngoài nước, trước 75 và hiện nay, cũng như nhiều bài viết rất thích hợp với tâm
trạng và tuổi của đa số THĐL không thể nào theo con đường của chị NTH.
Cuối
cùng tôi cầu chúc cho ông Th. và toàn thể THĐL cùng gia đình luôn vui khỏe,
thân tâm an lạc, để duy trì đại hội THĐL và bản tin THĐL. Và tôi ước mong có cơ
hội tham dự các đại hội hầu có dịp gặp lại nhiều THĐL khác, nhất là đồng
nghiệp...
Chị
Kích ơi, Tôi ngồi gõ cái thư dài của chị hầu như không bỏ một đoạn nào. Vừa gõ
vừa ... mắc cỡ! Vì tự nghĩ mình chưa xứng với lời chị khen. Nhưng những tình
cảm chị dành cho bạn bè xưa cũ thì tôi có bổn phận phải chuyển đến cho các bạn
đó biết, đó là lý do vì sao mà tôi trích gần hết thư chị lên đây. Trí nhớ của
chị cũng còn tốt lắm đó chứ. Tôi bây giờ nhiều khi gặp lại bạn cũ sau chừng 20
năm mà nhiều người mình còn nhìn không ra. Năm nay, 2002, đại hội THĐL làm ở
Portland, Oregon, cách chỗ chị chừng 3 giờ xe, mà đã không có chị. Vì sao thế?
Cám ơn chị đã "cho uống nước đường". Thăm chị và gia đình.
Trần Văn Minh (Nguyễn Ngọc Sương),
(Thư gửi NCT, 2 th.10, 2002)
Thế rồi cũng phải chia tay sau những ngày họp mặt vui vẻ bên nhau. Thế rồi ai
cũng về nơi chốn cũ sau những ngày đi "tiếu ngạo giang hồ" nơi đường
xa xứ lạ để rồi sẽ gặp lại nhau trong đại hội họp mặt năm tới ... Hy vọng những
ngày vui ở Portland sẽ lưu lại trong lòng những người bạn cũ những tình cảm tốt
đẹp ...
(Thư gửi NCT, 14 th.10, 2002)
Bây giờ anh chị đã trở về chốn cũ sau mấy tuần đi chơi "cảnh lạ đường xa". Tôi cũng đã trở
lại sinh hoạt bình thường với ngày hai bữa cơm và một buổi ăn sáng uống cà phê.
Buổi sáng ra đi khi trời vừa sáng, buổi chiều về nhà lo cơm nước dọn dẹp nhà
cửa, sửa soạn mọi việc cho ngày mai đi làm. Có được chút thì giờ thì đọc sách,
viết văn làm thơ nếu có được "yên sĩ phi lý thuần"! Thế rồi một ngày
qua mau!! ...
Chị Sương ơi, Tôi biết
khi tôi ngồi gõ mấy dòng này, công việc của Thầy Cô Phát và các anh chị trong
ban tổ chức THĐL Portland 2002 chưa hoàn toàn kết thúc! Còn "thu dọn chiến
trường" nữa mà!Cám ơn chị nhiều lắm, đã hết mình tiếp tay vào việc tổ
chức, làm MC, rồi cuối cùng còn viết bài đóng góp cho bản tin này nữa... Chị và
BTC có thể tự hào với sự thành công của đại hội THĐL 2002. Chúc anh chị nghỉ
ngơi cho khỏe để dành sức chúng ta gặp lại nhau năm tới.
Lê Trọng Mưu,
(Vi thư gửi NCT, 9 th.
12, 2001) ... Tôi đã được Bản Tin THĐL số 21 qua bưu điện.
Nội dung và hình thức trình bày thật là đẹp. Xin cám ơn Anh và các bạn THĐL đã
tạo dựng được một môi trường vô cùng quý báu cho tất cả các anh chị em THĐL.
Hôm NM Bàng tổ chức đám cưới cháu gái ở
(Vi thư gửi NCT, 15
th. 12, 2001) ... Đọc bài “Gặp lại các bạn già, ôn lại những
việc xưa” của Trần Trung Tính tôi rất xúc động, không ngờ là có các anh chị ĐL
gặp nhiều gian truân và chứng kiến những nỗi khổ của đồng bào như vậy. Lúc ở Việt
nam tôi làm việc ở Sài gòn và đi công tác ở các thành phố lớn nên chỉ có một
cái nhìn phiến diện, chứ không được biết đến những nỗi cơ cực của mỗi người ở
các miền quê hẻo lánh. Chiến trận kết thúc năm 1975 là điều mừng cho cả quốc
gia đã bị tàn phá sau mấy chục năm chiến tranh điêu tàn ...
Anh
Mưu ơi, Cám ơn anh đã cho tụi tôi uống “cà phê sữa”, uống bù cho những lúc uống
"cà phê đen không đường". Anh đã gặp lại được các anh Bàng và Quân
thì quý hóa quá rồi, bởi vì biết bao giờ mới có dịp lần nữa. Tôi thì là
"chân đi" (chỉ chưa về VN thôi) thành ra tôi đã gặp lại các bạn cũ đó
rất nhiều lần, nhưng lần nào cũng thấy là ...
chưa đủ! Những năm đầu sau tháng 4/75, nếu gọi trại cải tạo là "nhà
tù nhỏ" thì cả đất nước VN là một "nhà tù lớn". Mỗi người có một
cái "số", có "số ở tù" thì ở lại đi tù, có số thênh thang
thì được thênh thang. Nhưng điều khó hiểu là có nhiều người, sau những thênh
thang, lại cứ đâm đầu đòi ... vào tù! Tôi đồng ý với anh, chiến tranh kết thúc
là một điều rất tốt, nhưng nỗi vui mừng này đã trở thành quá nhỏ! Thăm anh và
gia đình.
Nguyễn
Xuân Mỹ,
(Vi thư gửi NCT, 1 th. 3, 2002) Nhận được thư anh thì cái suy nghĩ đầu tiên là phải kiểm soát lại
chính mình một chút xem sao!! Người khác mà nhận xét mình thì chính xác lắm:
“bút hết mực... tay đau... thay bi” ghê rợn quá đấy anh Th. ơi!!! Nhưng mà chắc
đúng đấy, bây giờ ai cũng vậy thôi, cái gì xài lâu cũng phải hao mòn, nhưng thấy
cái vụ “thay bi” thì không thấy ông Bác sĩ nào tại
Viết nhiều về Bà Quẹo thì hôm nào anh định
xuất bản một cuốn sách thì mới đủ chỗ cho những kỷ niệm của dân ĐL Bà Quẹo. Mà
viết dài thì người đọc sẽ bảo rằng thằng này điên rồi, xem làm gì cho nó mệt. Sẽ
viết những chuyện tương tự như vậy dưới tên gọi khác vậy ...
(Vi thư gửi VVH, 5 th. 10, 2002) Anh
VV Hoàng thân,
Vừa nhận được thư anh hôm nay, tôi cảm thấy như đang sống trong một thời điểm cách đây 31 năm về trước, đã được gặp, được học hỏi, được làm việc cùng với anh tại công trường SACM.
Nếu phải dùng một đơn vị to lớn để diễn tả thời gian thì phải nói là sau 1/3 thế kỷ, tôi mới có dịp nói chuyện lại vớI anh. Cuộn phim từ từ quay lại hình ảnh một sinh viên mới ra trường, môt thư sinh mới toanh vừa rời khỏi chiếc ghế nhà trường, đang bỡ ngỡ trình diện nhiệm sở đầu tiên của đời mình trên một vùng đất sình lầy tại một địa danh mang cái tên Bà Quẹo.
Tâm trạng người nhân viên
mới của CTĐLVN đó giống như trí tưởng tượng của một đứa trẻ lần đầu tiên đến
trường tiểu học, hay là giống như những thanh niên mới lớn gia nhập quân đội:
những người mình gặp sẽ là những ông giám thị mặt đỏ tía tai, tay cầm cái roi
to tướng đứng trước cổng trường để nhận từ tay các bà mẹ các cậu bé mới vừa dẫn
tới trường học; hay là những “ông huynh trưởng” mặt sắt đen sì, đằng đằng sát
khí đang hét thị oai những đàn em đang khiếp vía vừa nhẩy xuống từ chiếc xe GMC
đầy mùi nhà binh.
Còn mình sẽ ra sao, các ông
“xếp” của mình sẽ như thế nào nhỉ, có mặt khó đăm đăm, có cau có để đến nỗi nếu
phải đi khám bác sĩ thì sẽ được kê cho cái toa đi về mua thuốc trị “bệnh táo
bón kinh niên” không, có hay hù dọa cho “laid-off” không, có hay “đì”
bao nhiêu việc khó khăn nhất giao cho thằng đầu trọc không? Bao nhiêu ý nghĩ đó
trong đầu tôi trong lúc lái cái xe Honda 2 bánh làm cho con đường xa vời
vợi y như là gần vô cùng, đến nơi lúc nào mà mình vẫn còn mơ mộng.
Đọc đến đây chắc anh cũng tự
hỏi cái thư này của ai vậy, hay là của một anh chàng “mất trí” nào đó chăng?
Không, tôi là Nguyễn Xuân Mỹ, đàn em khoá 12 CN của anh đây, đàn em nhỏ nhất
trong đại gia đình ĐL.
Tôi may mắn không phải bị
đọa đầy như trong trí tưởng tượng thật phong phú của tôi. Bao nhiêu nhân vật
khiếp đảm mà tôi đã chuẩn bị chịu đựng, được thay thế bằng những đàn anh thật
“dễ thương”! Dễ thương thật sự chứ không phải như trong ngoặc kép đâu, vì tối
thiểu các đàn anh của tôi đã không làm tôi khóc òa lên đòi về nhà với mẹ như
các cậu bé con; hay phải vừa chạy vừa chẩy nước mắt vì cảm thấy cuộc đời của
mình sao mà nhục nhã thế, mệt quá của một anh tân binh quân dịch.
Các đàn anh của tôi đã làm
tôi lấy lại được cái tự tin, các anh đã đón nhận đứa em với những nụ cười thật
cởi mở, chắc các anh lúc ấy cũng nghĩ rằng cái sợ của cậu cũng giống như cái sợ
của tớ lúc trước ấy mà, rồi em nào cũng như em nấy thôi!! Tôi không quên được
anh LD Trường tại nha SXTĐ, anh NV Thích, anh PĐ Nghi, anh TC Thiều, anh TS
Thực và anh tại BQ đã đón nhận tôi với sự ân cần chu đáo, đã dành cho tôi những
ưu ái của các đàn anh dành cho đàn em. Rất tiếc thời gian làm tại công trường
quá ngắn nên không có được nhiều kỷ niệm với nhau. Qua danh sách THĐL, tôi đã
nhận ra anh mặc dù có thể anh vẫn chưa hình dung ra thằng đàn em này của anh
đâu nhỉ. Không sao, rồi chúng mình sẽ còn nhiều dịp để gặp lại.
Năm ngoái có dịp qua Pháp và
Canada, tôi vẫn biết có anh và anh Thích ở đó, nhưng thật tình mà nói, tôi cũng
rất ngại khi phải gọi điện thoại rồi xưng tên và người ở đầu dây bên kia trả
lời rằng tôi vẫn chưa biết anh là ai cả !!! và rồi lại thôi để lần khác vậy !!!
Rất mừng được biết tin Thầy
BT Rũng đang ở Canada, nhân tiện đây tôi cũng forward thư của anh cho website
của các anh em khóa 14 CN (www.kscn.org) để chúng mình còn có dịp liên
lạc với nhau, nếu thích, nếu cần, nếu còn muốn nhận nhau là những người cùng
hoàn cảnh. Mong rằng chúng mình sẽ có nhiều cơ hội gặp nhau trên phương tiện
truyền thông như thế này.
Cũng xin được nhờ THĐL cho
phép được gởi lá thư cá nhân này đến các bạn bè đọc cho đỡ buồn, tối thiểu
không phải khi nhận được một cái email nào của THĐL là y như rằng đó là một tin
buồn, một người đã ra đi !!!
Hẹn anh Hoàng một cái thư
khác nhé.
Mỹ “Bà Quẹo” thân, Lâu nay tớ cứ tưởng bút
của cậu “hết mực” hoặc ngòi viết bị “tà đầu” rồi chứ! Nào ngờ cậu còn sắc bén lắm! Chắc cậu mới bơm mực hay thay ngòi?
Bài viết Bà Quẹo của cậu rất xuất sắc, vui vẻ, dí dỏm, đọc vào không cần thấy
tên tác giả cũng biết ngay là cậu! Tuy nhiên, bài viết chưa nói hết “giọng cười”
cởi mở và bất hủ của cậu, nghĩa là bài viết còn... ngắn. Khi nào rảnh và “nổi
cơn hứng” cậu kéo dài thêm ra. Bà Quẹo còn biết bao nhân vật và biến cố, nghĩa
là còn biết bao nhiêu tình nghĩa và kỷ niệm.
Cái thư cậu viết cho VVH chuyển qua tớ đã
bị tớ "chôm" để cho vào đây. Cái thư cậu gọi là "cá nhân"
nhưng tớ thấy rõ ràng là một lá thư tuyệt vời cậu viết chung cho nhiều người bạn
cũ, những người bạn đã chứng kiến những ngày "đầu tiên" trong cuộc đời
đi làm của mình! Mình chia sẻ với các bạn khác Mỹ nhé!. Cám ơn cậu nhiều lắm.
Hy vọng là tớ đã "bơm mực lại" cho ngòi bút của cậu, để từ nay mỗi số
bản tin này sẽ có thư và bài của cậu. Thăm cậu và gia đình.
(Bà) Đỗ Trọng Phúc,
(Thư gửi NCT, 5 th. 2,
2002) ... Nghĩ đến mấy tuần trước tại nhà anh chị Tuyển
cuộc họp bạn Điện lực thật là vui, tôi cứ nghĩ tình yêu thương của các bạn vẫn
như năm thủa nào. Lớn tuổi cả rồi, ngoài hạnh phúc gia đình, đời sống tạm yên ổn,
nhưng còn tình bạn vẫn giữ được thân thương mới là chân quý có phải không anh?
... Đó là một phần thưởng tinh thần của tất cả anh chị em Điện lực ... làm cho đời tôi vơi bớt nỗi buồn ...
Chị Phúc ơi, Lâu quá tôi mới "chộp"
được mấy dòng thư rất là tình cảm của chị để mà trích lên đây chia sẻ với các bạn.
Nhất chị rồi đó, về hưu mà được quây quần xung quanh 4 cháu ngoại 2 cháu nội
thì nhiều người trong chúng tôi "ganh" với chị đấy! Miền đông chúng
ta ít nhất mỗi năm cũng gặp nhau một lần, chị cứ rán giữ gìn sức khỏe, bạn bè
cũ của anh chị không bao giờ quên anh chị đâu. Thăm chị và gia đình.
Trần
Đan Thanh,
(Thư gửi NCT, 24 th. 1, 2002) ... Tôi vừa nhận được E-mail đề ngày
... Bản tin THĐL tôi có nhận
được bản của tôi chớ không được bản extra nào. Hiện giờ thì chưa cần
thêm, vậy anh đừng gởi chi cho hao tốn. Ngoài ra tôi thấy tiền gởi máy bay đắt
quá, có lẽ chỉ nên gởi tàu là hơn vì bên nây nhận Bản tin trễ một tháng là
cùng, không có gì cấp bách đến đỗi. Tiền gởi máy bay cho một người có thể để
gởi tàu cho hai ba người khác thì hay hơn ...
Tôi cũng nghe nói anh chị
sắp làm sui với anh chị Quí. Thật là một tin vui. Xin thành thật chia vui với
anh chị. Nếu trong đám THĐL mình có thêm nhiều đám kết thân như vầy thì vui
biết mấy. Anh chị và anh chị Quí thì đúng là căn duyên. Một nhà thì ở Mỹ, một
nhà ở Úc, vậy mà hai cháu nó tìm đến nhau để thương nhau, nghĩ tới mà cảm động.
Xin anh chị đừng chê tôi già rồi sinh lẩm cẩm, nhưng sao tôi vẫn thích các
chuyện ly kỳ như vậy!
Anh chị tổ chức đám cưới
chắc là linh đình lắm vì bao nhiêu năm nay anh chị đã đi không biết bao nhiêu
đám, bây giờ mời lại tất cả bao nhiêu người đó thì vui biết mấy...
Anh Thanh ơi, Cũng cái thư
này, tôi đã hồi âm cho anh cách nay gần cả năm rồi, bây giờ viết lại, bởi vì
gần một năm qua đi, bao nhiêu là "biến chuyển". Chuyện chung, đại hội
họp mặt THĐL Portland 2002 đã xong; chuyện riêng, đám cưới cháu gái tụi này với
cháu trai anh chị Quí ở
Thông báo của các THĐL
Trần
Hữu Thành,
(Thư gửi NTD, 10 th.
1, 2002) ... Cho
chúng tôi gởi đến THĐL $30 để đóng góp cho cuốn báo. Hai tôi thay phiên nhau đọc
báo rất là thích thú, nào là bài của TL Chi - cựu phu nhân HĐB - mặc dù không
quen biết mặt chị nhưng chúng mình cũng mừng người mẹ Việt Nam đã hy sinh tận
tâm để bảo vệ cho con, "Vạn lý thăm chồng" (hồi ký của Thu Thủy) và đặc
biệt là mục "Ghi vội đại hội họp mặt THĐL Victoria Vancouver 2001"
chúng tôi có cảm giác như mình đã có mặt trong đại hội vậy...
Anh chị Thành thân, Anh NTD chuyển cho tôi
thư của chị với lời cám ơn anh chị. Tụi tôi rất vui vì thấy việc làm và những cố
gắng của mình đã mang lại được cho anh chị một niềm vui. Hy vọng một ngày nào
đó, anh chị thong dong đến họp mặt với anh chị em bạn bè đồng nghiệp cũ để
chúng tôi được tái ngộ với anh chị. Mong
cho toàn gia đình các cháu sớm được đoàn tụ với anh chị và cả nhà được mọi điều
tốt đẹp.
Huỳnh
Văn Thiết,
(Thư gửi NCT, 17
th.12, 2001) ... Bản
tin số 21 thật rất chu đáo với sự đóng góp đầy nhiệt tình của ban biên tập và
ban tổ chức, tôi hy vọng là sẽ tiếp tục mãi ít ra cũng thế hệ của chúng
mình. Năm nay ở Úc cũng sẽ tổ chức cuộc
họp bỏ túi tại
Thiết
ơi, Một đoạn thư ngắn của cậu mà có không biết bao nhiêu là vấn đề. Ở đây moa
chỉ hồi âm vài chuyện chính và chung cho nhiều người. Trước hết là bản tin
THĐL, hy vọng của cậu cũng là niềm mong ước của tụi này, nhưng ... que sera
sera! Bạn bè anh em còn liên lạc được, còn gặp nhau được lúc nào hay lúc đó. Thế
hệ của bọn mình hiện giờ giống như lá vàng trên cây, đợi ngày rơi xuống. Chỉ
mong đừng có "gió bão" để ngày rơi chậm lại!
Moa
có nhận được tin tức và hình ảnh buổi họp mặt tất niên vừa rồi ở Sydney, và
cũng đã nhận và phổ biến thông báo về cuộc họp mặt THĐL Úc châu vào cuối tháng
1/2003. Ở Bắc Mỹ dạo này tình hình kinh tế và tài chánh đang xuống dốc thê thảm,
nhiều người mất công ăn việc làm, stock tụt giá làm tiền tiết kiệm bị sút giảm
chưa từng thấy, nhiều trường hợp coi như mất hết (Enron, WorldCom, ...). Do đó
mà moa không thể có con số phỏng đoán nào về số người có thể bay qua Úc dự cuộc
họp mặt tháng 1/2003 được. Vả lại, cuộc họp mặt ở Sydney cuối tháng 1/2003,
theo lời ban tổ chức, chủ yếu là dành cho các THĐL Úc châu, nhưng THĐL toàn thế
giới sẽ được welcome! Chờ xem! Riêng phần moa, bao giờ qua được thì thế nào cũng
sẽ ghé đến
Nguyễn
Hữu Thu,
(Vi thư gửi NCT, 5 th.
2, 2002) ... Đã hơn 40 năm rồi, nay lại được tin bạn, mình rất vui mừng. NT
Dũng đã email cho mình rồi, luôn cả tấm ảnh cũ chụp ở trường điện năm
60. Các bạn bè người còn, người mất, có vài bạn mình quên tên rồi. Mình sẽ cố gắng
tìm cách gặp lại bạn cũ, chứ sau này, tụi mình đã lớn tuổi cả rồi muốn gặp nhau
lại cũng khó lắm. Th. nên thu xếp lấy vacation về
(Vi thư của NCT, 6 th. 2, 2002) Thu ơi, Vậy là sự liên lạc giữa
bọn mình đã được “tái lập”. Cám ơn email, nhờ phương tiện này mà mình tìm lại
được nhau một cách nhanh chóng.
...
Moa về
Trương
Sỹ Thực,
(Vi thư gửi NCT, 19
th. 2, 2002) ... V/v Đinh Công Khanh: Vẫn bình an. Hiện làm
việc như manager of maintenance / Mechanical tại
sân Golf Sông Bé. Gia đình bình an. Mai Hoài Vân, vợ Khanh, vẫn làm việc
và hiện làm cho một hãng Hoa kỳ về thực phẩm. Kỳ mới đây về VN (12/2001) tôi có
đi ăn với vợ chồng ĐC Khanh. Vội quá không liên lạc được với ai khác. Để kỳ sau
vậy. Vài chữ để Anh thông báo cho bạn bè ...
Thực thân, Mấy khi mà được cậu ngồi gõ và
gởi email như vầy. Cám ơn cậu nhiều lắm, đã cho tin tức sốt dẻo về vợ chồng người
bạn cũ: ĐCK và MHV. Lần sau cậu gặp lại cặp này, nhớ kiếm cho moa tấm hình.
Thăm cả nhà và Happy anniversary!!!
Nguyễn
Văn Toại,
(Vi thư gửi NCT, 12
th. 9, 2001) ... Thứ Ba, một ngày sau biến động:
Rất mừng nghe tin anh chị và các cháu bình
an.
Ngày hôm qua, 9-11, lần đầu tiên trong lịch
sử của Ủy ban Giám sát Ngoại thương Liên bang (US International Trade
Commission) một phiên điều trần (hearing) bị hủy bỏ, dời vào ngày
khác. Phái đoàn Nhật bản và
Chúng tôi vào phòng khách hãi hùng nhìn
hình ảnh máy bay lao vào cao ốc World Trade trên TV. Bao nhiêu gia đình
oan ức hi sinh trong cái cảnh man rợ ngay trước mắt mình. Hai năm trời,
1978-1980, tôi làm việc gần Wall Street / World Trade Center và thường đến
World Trade Center, kỷ niệm cùng bạn bè qua những buổi họp hay những buổi
dạo chơi ban trưa, ban chiều ... Nhìn lại cảnh cũ không khỏi xúc động, xót xa
trong lòng.
Ước gì mình khóc được. Tất cả nhân viên được
lệnh chuẩn bị ra về. Xe ra khỏi DC rất dễ mà xe vào DC thì hầu hết bị cấm. Các
trạm xe điện ngầm (subway) dày đặc cả người, chó tìm mìn (sniffing
dogs) lục soát các trạm lớn. Cảnh sát bố trí và chặn đường canh giữ các cơ
sở hành chánh liên bang. Xe cứu hỏa nổ máy nằm ngay đường phố, sẵn sàng chờ lệnh.
Tất cả hình ảnh này ào ạt đập vào mắt như một cuộn phim hãi hùng, cuồn cuộn đến
như một cơn ác mộng, trọn đời không ai quên. Nhưng điều lạ lùng là tất cả,
ngoài khu Pentagon, đều rất yên lặng. Một cái yên lặng lạnh lùng ghê người.
Hầu như ai cũng không nói lên được cái cảm giác của mình.
Bạn bè ở NY City tôi nhớ có NM
Huân, trước đây làm việc tại
Hôm nay, thứ ba, hơn một ngày sau biến động
mà mỗi lần điện thoại tại sở và nhà, hỏi thăm anh chị Huân, tôi đều nghe là “We
are sorry, all circuits are now busy, please try your calls later.” Nhân
viên điện lực thường phải túc trực trong những lúc xáo trộn như thế này.
(Vi thư của NCT, 12 th. 9, 2001) Anh chị Toại thân mến,
(Mấy
dòng viết cho anh chị Toại ở đây cũng xin được gởi tới nhiều anh chị và bạn bè
khác đã bằng nhiều cách liên lạc với vợ chồng tôi trong mấy ngày ngay sau biến
cố 9-11 để thăm hỏi về sự an toàn của chúng tôi.)
Xin
vô cùng cám ơn sự quan tâm của anh chị và của rất nhiều anh chị bạn bè khác đã
gọi điện thoại, gửi email hỏi thăm gia
đình tôi trong vụ khủng bố tàn nhẫn và dã man nhất lịch sử. Vợ chồng tôi ở tiểu
bang New York nhưng cách xa New York City (vùng Lower Manhattan) hơn 3 giờ lái
xe, hai người con tôi ở và làm việc ở Virginia, ngoại ô của vùng thủ đô
Washington DC. Xin cảm tạ Trời Phật, tất cả đều được bình an.
Trong nhóm bạn bè THĐL ở vùng New York City,
ngoài gia đình anh NM Huân, người ở gần Lower Manhattan nhất là gia đình anh NN
Đạt [ở Flushing, ngang với Upper Manhattan], và anh TH Thành ở Jersey City, New
Jersey. Trưa hôm qua tôi đã có liên lạc được với anh Đạt, anh Đạt bị kẹt trong
sở làm nhưng cả nhà bình an.
Hình
như không có THĐL nào ở trong vùng thủ đô Wash DC, mà chỉ có nhiều người ở ngoại
ô
Một lần
nữa, cám ơn các anh chị đã quan tâm. Xin gửi lời hỏi thăm và cầu chúc mọi người
bình an. Hẹn sẽ gặp lại các anh chị một dịp khác.
Lâm
Quang Tới,
(Vi thư gửi NCT, 30
th.1, 2002) ... Gởi lời hỏi thăm sức khỏe ông Bầu và gia
đình ĐL nhà ta. Email làm thế giới này tròn nhỏ lại hẳn hơn lúc còn ở xứ
mình. Tôi ở miền quê trên đèo heo hút gió, tuyết phủ cả người giống như sì nô
man làm sao anh thấy được chứ? (chỉ có anh chị Ngầu-Phương lặn lội về, cào tuyết
ra mới tìm gặp đó, có tin không thì hỏi T Ngầu là biết ngay). Lặn lâu quá xuống
dưới này nhờ nắng ấm mới vừa tan sì nô; định thần xong vừa trồi lên thì gặp
THĐL đầu tiên là anh chị NX Mỹ. Vui quá vì anh chị cũng ở
Có lần tôi đọc trên báo
Cám ơn ông Bầu (tóc người có pha lẫn tuyết
sương, nhưng tình của người đối với THĐL thì còn trẻ mãi).
Anh Tới
ơi, Bỗng dưng, anh tuyệt tích giang hồ từ sau đại hội THĐL 1998 ở vùng DC. Tôi
nghe tin anh về Texas cả năm nay rồi, nhưng nay mới có tin chính thức. Anh đã
"trồi" lên, đã gặp và đã liên
lạc nhập vào đám THĐL
Lê
Trực,
(Vi thư gửi NCT, 23
th. 9, 2001) ... Anh Thuần ơi! Ngày bản văn nói về tiên tri Notradamus
: những gì phù hợp cho biến cố 9/11. Thấy hay và phù hợp, tôi vội in ra và diễn
nghĩa cho bà con hàng xóm biết. Xong tôi delete nó đi mất, và bây giờ
tìm lại không thấy đâu.
Vậy xin anh gởi lại cho tôi một bản khác,
để save nó vào disk và dịch sang tiếng Việt cho nhiều người cùng
biết, họ tin hay không tin ở sự an bài của Thiên mệnh là tùy họ. Cám ơn anh.
(Đây là cái email sau cùng của TH Lê Trực
viết cho tôi và tôi còn giữ được. TH Lê Trực đã mất ngày 8 tháng 11, 2001, tại
Melbourne, Victoria, Australia, thọ 78 tuổi.)
Lê
Tấn Tuyển,
(Vi thư gửi NCT và
THĐL miền đông, 26 th.12, 2001) ... Tuyển và Hiếu Tâm xin thành
thật cám ơn các Anh Chị đã không ngại đường sá xa xôi, thì giờ eo hẹp, đến sum
họp với gia đình Điện Lực nhân dịp Tất niên 2001 vừa qua; một buổi họp mặt ấm
cúng và thân tình.
Hy vọng các Anh Chị đã tha thứ cho những
sơ suất ngoài ý muốn. Xin cám ơn Anh Chị Thuần đã cố vấn và khuyến khích chúng
tôi trong việc tổ chức. Cám ơn Thi sĩ NV Toại đã sáng tác những vần thơ vui, nhẹ
nhàng, ý nghĩa và đầy tình cảm. Cám ơn Anh Di đã có nhiều màn hài hước và cho
các anh chị em được một buổi cười thật nhiều và nhớ mãi.
Nhạc sĩ Trần Kính đã ngỏ ý muốn gia nhập
Gia đình Điện lực vì Anh đã chứng kiến một trong những sinh hoạt thân hữu ấm
cúng của chúng ta và rất cảm động vì lòng quý mến của chúng ta đối với Anh. Anh
có nói điều này với chị Thuần và H. Tâm trước khi ra về.
Xin cám ơn tất cả các Anh Chị đã mang thức
ăn, thức uống đặc biệt làm cho chúng ta vừa được vui, vừa được ăn ngon. Thành
thật chúc các Anh Chị một năm mới nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc.
(Vi thư của NCT, 27 th. 12, 2001) Các
anh chị có ngạc nhiên giống như tôi không: lần này tôi thấy anh Tuyển “nói nhiều
và nói rất khéo”. Anh chị Tuyển Tâm đã rất chu đáo trong việc tổ chức họp mặt,
đã chứng tỏ tấm lòng “hiếu bạn”, và đã dành cho chúng ta một không khí ấm cúng
và tình nghĩa. Anh Tuyển làm “Trưởng ban tổ chức” là đúng quá rồi!
Rồi anh Di nữa! Chưa bao giờ tôi thấy anh
Di “nói nhiều và nói rất khéo” trên email như lần này. Nói ở ngoài đời thì ... khỏi nói rồi, “nghề của chàng”
mà! Anh Di làm “em-xi” cũng là đúng quá rồi! Còn anh Toại! Tôi biết tài anh Toại
lâu rồi, nhưng cũng không ngờ anh Toại “tài” đến như vậy! Thi nhạc giao duyên!
Hình như phải đến cỡ sắp về hưu và phải về ở miền đông (thủ đô HTĐ) thì tài
năng anh Toại mới có dịp bộc phát. Từ nay trở đi, anh Toại làm “Trưởng ban văn
nghệ” là đúng quá rồi!
Riêng về ca hát, ngoài karaoke “vườn” của
các ca sĩ "mầm non nhưng đã già", mục “nhạc thính phòng” của 3 chị em
bà chủ nhà thật là có “trình độ”, nhất là có sự tiếp sức của tay keyboard và
cũng là ca nhạc sĩ nhà nghề Trần Kính. Chị Hiếu Tâm làm “Trưởng ban ca hát”
cũng là đúng quá rồi!
Vậy là chúng ta có thể “lập gánh hát” được
rồi đó! Các việc khác như chạy bàn, kéo màn, sai vặt... thì để bọn tui lo. Nói
loanh quanh thì cũng chỉ đưa đến việc xin có lời cám ơn tất cả các anh chị, và
nhất là anh chị Tuyển Tâm.
Nguyễn
Thị Tươi,
(Vi thư gửi NCT, 15
th.10, 2002) ... Xin cám ơn anh đã gởi cho cuốn Bản tin
Thân hữu Điện lực số 21, bao giờ nhận được tôi sẽ email cho anh biết.
Tôi cũng xin cám ơn anh chị NP Hưng đã giúp tôi bắt lại nhịp cầu liên lạc tưởng
đã gãy từ lâu. Tôi lang thang từ VN sang
Thưa anh Th., tôi có rất nhiều bạn ở Điện
lực và vẫn còn nhớ họ rất nhiều, anh có thể nào cho tôi xin danh sách của các
anh chị trong THĐL được không? Nếu được thì không còn gì quý bằng.
Chị Tươi thân, Như đã nói chuyện với chị
qua điện thoại, tôi phải thú thực với chị là trí nhớ của tôi bây giờ tệ quá rồi!
Chị nhắc nhiều chi tiết quá khứ mà tôi hoàn toàn quên bẵng. Do đó mà lúc mới bắt
đầu câu chuyện với chị tôi cứ ú ớ! Chị làm ơn tha cho cái tội có trí nhớ kém cỏi
của tôi. Chị ở Melbourne, Úc, 12 năm, chị đã ở Houston 5 năm, vậy mà bây giờ
mình mới bắt cầu liên lạc được. Tiếc quá! Tiếc quá! Phổ biến thư chị lên đây,
thế nào các THĐL
Nguyễn Công Thuần
Ghi nhận: Ngoài các thân hữu có thư được trích trên đây còn có một số đông các
thân hữu khác đã có liên lạc về bản tin THĐL bằng thiệp, thư, phiếu đổi địa
chỉ, vi thư, điện thư, ... để chuyển chi phiếu đóng góp, bài vở, tin tức, hình
ảnh, ... Thành thật cám ơn các thân hữu và xin ghi nhận dưới đây:
Ngoài VN: Hà Mai Anh (OR), Lê Văn Bảo (CA),
Phạm Hữu Bình (Noisiel, France), Tân Trung Cang (LA), Nguyễn
Trọng Cảnh (MN), Lê Thúc Căn (TX), Hoàng Mạnh Cần (Montreal,
Canada), Nguyễn Khắc Cần (FL), Bùi Minh Chánh (OH), Trương Lệ
Chi (WA), Nguyễn Sĩ Chính (CA), Bùi Trọng Cường (Brisbane,
Australia), Nguyễn Thạch Cường (TX), Nguyễn Văn Dậu (CA),
Nguyễn Văn Di (PA), Trình Hữu Dục (CA), Dương Thiệu Dụng (MD),
Nguyễn Ngọc Đạt (NY), Trần Văn Đạt (Fredericton, Canada), Huỳnh
Thạnh Đức (VA), Ngô Duy Đức (WA), Nguyễn Xuân Giễm (OH),
Nguyễn Thị Kiều Hạnh (HI), Nguyễn Công Hiệp (PA), Nguyễn Thị
Huyền Hoa (Brisbane, Australia), Nguyễn Văn Hoa (ND), Võ Văn
Hoàng (Aix-en-Provence, France), Ngô Đức Huấn (NJ), Nguyễn Khắc
Huề (AZ), Lê Hùng (CA), Lữ Châu Hùng (VA), Nguyễn Khắc
Hưng (VA), Nguyễn Phục Hưng (TX), Nguyễn Tấn Hương (OR),
Nguyễn Quang Hưởng (CA), Nguyễn Quang Hữu (Brussels, Belgium), Từ
Mạnh Khang (CA), Lê Thân Châm Khanh (Sydney, Australia), Mai Công
Khanh (CA), Phạm Văn Khắn (Paris, France), Võ Ngọc Khôi (Edmonton,
Canada), Nguyễn Thị Ngọc Lan (WA), Đinh Viết Lễ (TX), Nguyễn
Thị Lộc (Stadthagen, Germany), Lê Văn Lợi (Mississauga, Canada),
Trần Thái Lợi (Melbourne, Australia), Đỗ Thị Như Mai (TX), Lư
Khải Minh (CA), Nguyễn Hữu Minh (CA), Đoàn Thị Phương Nam (TX),
Trần Ngầu [& Hoàng Phương] (IL), Đinh Công Nghĩa (CA), Nguyễn
Văn Nghiêm (Montreal, Canada), Nguyễn Thạch Ngọc (Melbourne,
Australia), Nguyễn Hữu Nhơn (Montreal, Canada), Hồ Tấn Phát (OR),
Hồ Văn Phong (MA), Nguyễn Văn Phong (Vancouver, Canada), Nguyễn
Đình Phú (CA), Trần Văn Phúc (VA), Nguyễn Thị Lan Phương (GA),
Trần Bạch Quang (Frankfurt, Germany), Lê Minh Quân (CA),
Đinh Văn Quí (Brisbane, Australia), Nguyễn Văn Rong (Montreal, Canada),
Trần Bá Sách (FL), Nguyễn Văn Sáng (Mont de Marsan, France),
Nguyễn Sáu (CA), Nguyễn Khắc Tâm (Toronto, Canada), Lâm Thiết
Thạch (Istre, France), Trần Long Thạch (Toronto, Canada),
Võ Văn Thanh (VA), Trần Mỹ Thành (CA), Nguyễn Thị Thảo (Montreal,
Canada), Huỳnh Bá Thế (Ratingen, Germany), Lê Khắc Thí (CA),
Nguyễn Văn Thích (Montreal, Canada), Nguyễn Thiệp (CA), Nguyễn
Trung Thu (Mississauga, Canada), Nguyễn Xuân Thu (Creteil, France),
Hoàng Gia Thụy (CA), Phạm Long Thượng (CA), Nguyễn Huy Tiên (CA),
Bùi Thọ Tiếng (TX), Trần Trung Tính (CA), Đinh Văn Trai (LA),
Lê Mạnh Trùy (Yokohama, Japan), Hồ Văn Trượng (Paris, France),
Đỗ Văn Tùng (Victoria, Canada), Nguyễn Bạch Tuyết (CA),
Nguyễn Hàn Tý (CA), Huỳnh Tỷ (Toronto, Canada), Kha Văn Tỷ (AZ),
Tôn Thất Uẩn (London, England), Đặng Phùng Viễn (Vancouver,
Canada), Lâm Văn Xừng (PA), Nguyễn Thị Yến (CA).
Trong VN:
Nguyễn Thị An, Nguyễn Hữu Ân, Nguyễn Mậu Bàng, Nguyễn Thị Hồng Cẩn, Cung Tất
Cường, Trần Văn Giáo, Ngụy Thị Hồng, Phan Thị Huê, Nguyễn Tấn Huỳnh, Nguyễn Thị
Hương, Nguyễn Xuân Hưởng, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Nga, Lê Thị Nhàn,
Nguyễn Văn Ngọc, Lê Văn Phúc, Baø Nguyễn Văn Tấn (Võ Thị Đảnh), Bùi
Văn Thành, Trần Thị Tiên, Vĩnh Trưng.