Bài
của Sông
Đồng Nai Hôm
thứ bảy tuần rồi, đi ăn đám cưới, tôi ngồi gần một
ông bạn già. Ông bạn này bị ung thư ruột, mo xổng, và không
có hy vọng sống lâu, vì bác sĩ thiếu lương tâm, khám phá
ra quá trễ. Thế mà khi có người hỏi “Anh đã về hưu chưa?”
ông bạn trả lời là chưa, và nói tiếp rằng, còn được
đi làm, là một đặc ân của trời ban cho mình, không thể
từ chối được. Phải biết là công việc của ông bạn tôi,
cũng thuộc đồng lương cao hơn lương tối thiểu một chút
mà thôi. Ông bạn vui vẻ và sung sướng còn có thể lao động
cho đến ngày nhắm mắt.
Nghe
vậy tôi cũng sững sờ, và khâm phục tinh thần của bạn.
Chợt nhớ trong sở, cũng có nhiều cụ già trên 70, mà vẫn
đi làm chăm chỉ, không chịu về hưu, mà về hưu thì có thể
lãnh nhiều tiền hơn là đi làm. Cũng có nhiều cụ, chết
gục trên bàn, già quá, và mệt quá. Chết quách cho khỏe.
Có một chị đi Mỹ theo diện ODP, anh chị em bảo lãnh, đã
gần 70 tuổi, mà còn làm 3 jobs. Ban ngày đi làm thợ sửa áo
quần cho tiệm JC Penny trong một shopping center, chiều về đi
làm phụ bếp tại nhà hàng ăn, và khuya thì theo chồng đi
bỏ báo. Thấy thiên hạ chăm chỉ như vậy, trong lòng mình
cũng xốn xang. Có vài ông bạn VN làm cùng sở, khi có thể
về hưu được, là về hưu ngay, các ông quan niệm rằng, về
hưu là một phần thưởng sau bao nhiêu năm làm lụng, phục
vụ xã hội, nuôi vợ nuôi con, bị ràng buộc trong vòng cơm
áo đã quá lâu. Thì
nay mình có quyền được hưởng thanh nhàn, thảnh thơi, muốn
làm chi thì làm, không có chi ràng buộc, chẳng ai kềm chế.
Lãnh cái phần thưởng đó, mà sống những ngày còn lại cuối
đời cho thong dong, cho sung sướng, rồi mai đây về với đất
bụi cũng không có gì tiếc nuối cả. Bỏ cái phần thưởng
quý báu đó là phụ lòng trời đất. Cũng
có nhiều người mơ mộng khi về hưu sẽ làm chuyện này,
lam chuyện kia. Chẳng hạn như viết một thiên hồi ký về
đời mình, cho con cháu sau này đọc chơi. Họ cho rằng, không
có gì hay hơn cái thiên hồi ký sống động của đời họ. Thế
mà năm bảy năm, chưa viết xong ba trang, và viết xong năm bảy
hàng. thì xóa bỏ. Nhưng vẫn không bỏ cuộc, vẫn mơ mộng.
Có người định về hưu thì mua một chiếc xe có trang bị
đủ giường chiếu, bàn ghế, bếp núc, cầu tiêu, phòng tắm,
rồi hai vợ chồng già lại đi ngao du sơn thủy, đi từ San
Diego lên tới Alaska, từ Alaska đi băng Canada qua Montreal, xuống
miền Đông Bắc nước Mỹ, rồi lại xuống Florida, đi khắp
nơi, mỗi nơi ở lại năm bảy ngày hay vài ba tuần. Nhưng
khi thực sự về hưu rồi, thì thấy trong người không được
khỏe lắm, cái lưng thì đau nhức, khó kham nổi những cuộc
viễn du dài ngày. Chỉ cần đi chơi đâu xa vài ba ngày, là
về nhà thấy rã rời cả thân thể, mệt đứt hơi ra. Rồi
lại nằm nhà, không làm chi cả. Nhiều người khác, đã về
hưu, mà bạn bè có ai hỏi đến, thì bảo rằng, bận rộn
lắm, không có đủ thì giờ. Hỏi làm chi mà bận quá như
vậy, thì trả lời là dọn dẹp nhà cửa, trồng cây, tưới
cây, chăm sóc vườn tược. Mấy ông này thấy thì giờ thiếu
thốn, eo hẹp, đến nỗi không có thì giờ đi thăm bạn bè,
tham dự các buổi họp mặt đồng hương, đồng trường. Nếu
có ai hỏi, về hưu rồi thì nghỉ ngơi cho sướng cái thân
già, tội chi mà làm việc cho mệt, mà cũng chỉ là những
việc lao động lặt vặt không đâu, thì các ông cũng không
biết trả lời sao cho ổn thỏa. Nhưng
theo tôi nhận xét, thì đa số các bạn già đã về hưu, ai
cũng nói rằng, bận rộn, mà bận rộn toàn những chuyện
không đâu ra đâu. Nhưng có người cho rằng, được bận rộn
trong tuổi già là một điều may mắn, thà tiêu phí thời gian
cho những việc không ra chi, còn hơn là ngồi ngáp cho trẹo
quai hàm, nằm lên nằm xuống dã dượi cái thân xác. Cũng
có người nói rằng, khi về hưu thì đừng để cho tâm trí
mình bận rộn vì một chuyện gì cả, đừng có thời khóa
biểu, đừng có chương trình, dự định chi cả. Thả mình
trong dòng đời, bập bềnh, đến đâu thì đến, sao cho vui,
cho khỏe thì thôi. Có
người về hưu rồi, nghỉ ngơi một thời gian, thì xin đi
làm bán thời gian tại các nơi khác, không phải để họ kiếm
tiền, mà để có sinh hoạt, có bạn bè, có vui và nhất là
không bỏ được thói quen làm việc từ mấy chục năm nay. Có
một số khác, về hưu, bán nhà cửa, bán hết. Đem tiền về
VN xây nhà và nghỉ hưu, nhưng đã sợ, chỉ ở VN chừng một
hay hai năm, có người chỉ ở được sáu bảy tháng, bèn trở
lại Mỹ. Hỏi họ tại sao không ở luôn mà trở lại. Họ
bảo là có nhiều vấn đề lắm, không nói hết được. Có
hai ông bà già nọ, về hưu bán nhà tại California, về Flodida
mua nhà gần bờ biển, ngày ngày ra bờ biển nằm dưới bóng
mát ngủ lim dim, rồi tắm biển, rồi ăn uống. Ban đầu thì
thấy thích thú, sau chừng một năm, lại bán nhà Florida quay
về California thuê chung cư ở, vì muốn gần bà con Việt nam,
muốn có đông đảo đồng hương, trong lòng thấy ấm cúng,
mặc dù không giao thiệp thường xuyên, hay hoạt động cộng
đồng, nhưng có họ đó, thấy họ mỗi ngày, trong lòng mình
vui và ấm áp. Trái lại, một ông bạn kia, bán nhà từ Boston,
về mua nhà tại một thị trấn nhỏ phía Bắc San Jose. Nhà
mới này trong một khu có hàng rào, có cổng, một khu Mỹ trắng
nhà giàu, có những sinh hoạt rất Mỹ. Anh
bạn nói rằng, không ưa ở nơi có đông đảo đồng hương,
chỉ thích sống riêng, và nhà đủ xa nhà con cái, mà cũng
đủ gần con cái. Gần là có thể đi thăm con cháu trong vòng
một tiếng lái xe, mà xa là vì không quá gần để con cái
đến gởi cháu nội, cháu ngoại, mệt lắm, không nhận thì
chúng nó buồn, mà nhận thì mình già rồi mà phải trông trẻ
con cực quá. Con cái, nếu có đứa nào muốn gởi cháu, thì
phải nuôi vú em, ông bà chỉ có thể trông chừng vú em mà
thôi, không thể chăm sóc các cháu được. Có
cặp vợ chồng nọ, về hưu, cho thuê nhà, đem nháu đi chơi.
Đen mỗi nơi, thuê nhà ở năm ba tháng, đi từ xứ này qua
xứ kia, làm quen với các ông bà già tại các xứ khác. Khi
thì Âu châu, khi thì Mỹ châu, khi thì Úc Châu, Á châu. Hai
vợ chồng già đi lang thang và thấy cuộc đời quá vui, khi
nào cũng tìm được cái mới lạ, ở đâu cũng thấy thích
thú. Đó là nhờ họ còn chút sức khỏe, còn đi được. Những
người về hưu có bệnh hoạn, thì suốt ngày nằm nhà, đọc
báo thì đau mắt, xem TV thì mỏi mắt, nghe nhạc thì tai điếc,
không nghe được. Chỉ có ăn rồi, đi vào, đi ra, chán ngán.
Lâu lâu có bạn bè ghé chơi, thì mừng lắm. Về
hưu là nỗi ước mơ chắc chắn có của những người đi
làm việc, ai cũng mong mình được về hưu, và về hưu mà
tài chánh tạm đủ , thì là sung sướng. Nhưng
thế nào là “tạm đủ” về tài chánh. Có người nói theo
tiêu chuẩn Mỹ, thì lợi tức phải bằng 75% khi đi làm. Có
người khác hỏi, già rồi, ăn không được, chơi không được,
thì cần chi đến 75% lợi tức khi đi làm? Cứ nhìn những
người ăn tiền trợ cấp già, bệnh, họ có thiếu thốn gì
đâu, họ còn đi về VN đều đều mỗi năm nữa là khác.
Thế thì có nhiều tiền mà không tiêu hết, thì để làm chi.
Một anh bạn ở gần nhà tôi, về hưu, thấy anh đi chơi mút
chỉ, ít khi có ở nhà, anh cho biết rằng, phải đi chơi cho
hết tiền, chứ để tiền tích tụ lại làm chi. Mỗi tháng
đã có tiền vào, bổn phận mình là làm sao tiêu cho hết chứ
không có quyền để danh.2 Thì
ra khi về hưu, thì mỗi người một ý, mỗi người có mỗi
thứ sinh hoạt riêng, mà họ cho rằng thích hợp với tình
trạng sức khỏe, hoàn cảnh tài chánh. Nhưng
cái cốt yếu, là làm sao cho đời sống khi về hưu thấy thích
thú, vui vẻ, và hạnh phúc hơn cái thời đi làm, là đạt
được ý nghĩa của vấn đề hưu trí. Về
hưu mà còn chút sức khỏe, thì thật quá sung sướng. Còn
tiền bạc, thì như quan niệm của người VN mình, không bao
nhiêu là đủ, mà chẳng bao nhiêu là thiếu cả. Mấy cũng
đủ, mà mấy cũng thiếu. Đủ hay thiếu là tại cái tâm mình. Sông
Đồng Nai |