của
Quang Công
Đại
đạo và tiểu đạo
Thời
Xuân Thu có đạo chích là một đại đạo (tên trộm lớn)
chuyên cướp của dỡ nhà của hàng làng hàng xã. Tề vương
bắt vào hạch tội, hắn chỉ mặt vua la lớn:
-
Vua mới là đại đạo!
Vua
giận lắm, dằn lòng hỏi:
-
Tại sao?
-
Dân nước Triệu có tội gì mà vua đem mấy chục vạn quân
sang cướp của giết người, lấn đất. Vua mới là đại
đạo.
Tề
vương chịu thua.
Đại
đạo khác tiểu đạo (trộm vặt) ở chỗ, tiểu đạo lo sợ
người ta khóa tủ khóa rương quá chắc mở không được,
trong khi đại đạo chỉ lo người ta khóa tủ khóa rương không
chắc lúc vác ra đường bị tung ra, của rơi vãi ra mất!
Hồi
làm ở căn cứ 40 công binh, có tên đại uý cận vệ của
tonton (mồ ma ông hàng xóm của Thầy F.) chở một xe
vỏ đạn đại bác bằng đồng tới nhờ căn cứ làm cho tonton
bốn cây cột hình ống tre có mắt, đánh thật bóng. Thượng
sĩ trưởng xưởng hơi thắc mắc vì cột thì hai đã đủ,
cần gì tới bốn. Tên đại uý cười nhăn nhở: Ổng ăn
cả cái xe, tôi chỉ thổi cái bánh xơ cua!
Sau
ngày mất nước, vô sở Xây dựng Lâm đồng xin mua cát và
sạn, thấy giữa nhà có một đống xi măng đổ ra đất, anh
công chức ngụy cũ tới gần thì thầm:
-
Thủ trưởng mới lãnh 30 bao về, ra lệnh nhân viên xổ 20
bao ra để đó, mới họp hồi sáng báo cáo đống xi măng mới
lãnh 30 bao!
Chúng
nó không đại thì cũng là tiểu đạo hết. (Quang)
Sử
dụng thời gian
Một
giáo sư của một Trường Đại học Quản trị Xí nghiệp
nổi tiếng được mời tới để thuyết trình cho các chuyên
viên của một xí nghiệp gồm năm xưởng sản xuất về nghệ
thuật sử dụng thời khoá biểu. Sau khi quan sát xí nghiệp,
giáo sư chỉ có một giờ để thuyết trình.
Trên
chiếc bàn trước mặt các chuyên viên, giáo sư để một cái
bình bằng thủy tinh cỡ 4 lít, sau đó giáo sư lấy ở dưới
bàn lên những cục đá cuội cỡ củ khoai tây và bỏ vào
đầy bình.
-
Các chuyên viên thấy bình đầy chưa? Giáo sư hỏi.
Một
số người gật gù đồng ý. Giáo sư lắc đầu và lấy lên
một bịch sỏi cuội đổ vào bình, các sỏi nhỏ chui vào
các khe hở.
-
Bình đã đầy chưa?
Đám
chuyên viên hơi dè dặt:
-
Có thể đã đầy.
Giáo
sư lại lấy một bịch cát lên rót vào bình.
-
Bình đã đầy chưa?
Đa
số nhao nhao nói là đã đầy.
Giáo
sư lại lấy một chai nước chế vào bình rồi trịnh trọng
giảng :
-
Vấn đề quản trị cũng như trong đời tư của quý vị, phải
biết chọn cái nào là đá cuội lớn, ưu tiên, rồi mới tới
những cái nhỏ. Nếu để những cái nhỏ vào trước thì không
còn chỗ cho những cái lớn. Những cái lớn có thể là sức
khỏe, gia đình, con cái, bạn bè, thực hiện những điều
mình mơ ước, làm cái gì mình thích, sống cho một lý tưởng
v.v... nếu không, không thể thành công trong đời được.
Một
chè một rượu một đàn bà.
Ba
cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa
được cái nào hay cái nấỵ
Có
chăng chừa rượu với chừa trà. (Quang)
Thiên
đàng và địa ngục
Một
anh nọ sau khi chết, gặp Thánh Pierre, Thánh Pierre cho hay:
-
Ngươi là một tên ngoan đạo nên ta cho ngươi có quyền chọn
thiên đàng hay địa ngục.
-
Xin Thánh cho tôi được quan sát hai nơi này trước khi có một
quyết định. Thánh Pierre đồng ý.
Ở
Thiên đàng anh ta thấy người nào cũng nghiêng nghiêng cái
đầu như trong nhà tu, có vị còn bay lượn được. Chán quá,
anh ta xin cho coi địa ngục. Địa ngục ồn ào, náo nhiệt,
ăn uống thoả thê, đàn bà đẹp và dễ dãi. Anh ta chọn địa
ngục. Vừa quyết định xong thì một tên quỷ lôi anh ta đi
và giam vào một phòng tối om đầy rắn rết, hôi thối. Anh
này phản đối với tên quỷ:
-
Ê, địa ngục lúc nãy sao vui thế?
-
Đừng bao giờ lẫn lộn “du lịch” với “di dân”! (Quang)
Vết
sẹo
(Truyện
của Tây, đứng đầu trong mười truyện trong tuần)
Một
thằng nhỏ thuộc loại xấu tính, cáu kỉnh, ít người ưa,
bạn bè lảng tránh. Một hôm ông bố đưa cho nó một bịch
đinh và dặn:
-
Khi nào con thấy bực mình không tự chủ được thì lấy một
chiếc đinh ra cắm ở chân hàng rào gỗ.
Hôm
đầu thằng nhỏ cắm 37 chiếc đinh, sau đó để tránh việc
phải đi cắm đinh nó dịu tính tình lại và số đinh cắm
càng ngày càng giảm, tới một ngày nó nói với bố nó:
-
Bố ạ, đã ba ngày con không còn cắm một cái đinh nào.
Ông
bố đáp lại:
-
Tốt lắm, bây giờ cứ mỗi ngày mà con không phải cắm đinh,
con ra nhổ một chiếc đinh.
Một
thời gian sau thằng con nói với bố:
-
Con nhổ hết đinh rồi Bố ạ.
Ông
Bố liền nắm tay thằng con dẫn ra chỗ hàng rào gỗ và nói
:
-
Con có để ý những chiếc đinh đóng trên gỗ không, nó dùng
để đóng hàng rào, đó là chuyện khác, còn con, cắm đinh
rồi lại nhổ đinh, giống như con lấy con dao đâm vào bụng
người ta rồi rút dao ra, ân hận tạ lỗi. Tinh thần cũng
như vật chất, hành động đó bao giờ cũng để lại một
vết sẹo. Tình bạn là một kho tàng thiêng liêng, bạn an ủi
cổ võ con khi con gặp khó khăn, bạn bao giờ cũng đối xử
với con bằng tấm lòng, bạn chỉ bảo mách giùm con những
điều hay lẽ phải, ra đời con sống nhiều nhờ tình bạn
và đừng bao giờ nghĩ rằng đóng đinh rồi nhổ đinh là xong.
(Quang)
Dĩ
độc trị độc
(trích
liên mạng)
Số
là vợ tôi kể từ ngày lấy chồng (tức là lấy tôi đấy),
nàng bỗng trở nên gầy ốm, ốm quá, ốm tong teo, đôi mắt
thì thụt sâu, lưỡng quyền nhô ra, hõm xương quai xanh cứ
sâu như cái giếng. Người gầy ốm thì có đẹp bao giờ,
bởi thế tôi không thể nỡ lòng nào tả cho quý vị thấy
vợ tôi gầy đến thế nào. Chỉ biết rằng hồi mới lấy
tôi nàng mũm mĩm mập mạp là thế, vậy mà chỉ mấynăm làm
vợ, tôi chỉ muốn ôm mặt mà khóc vì xót thương.
Tôi
đưa nàng đi chữa khắp tất cả các bệnh viện, chả ăn
thua. Trên thị trường có bao nhiêu loại thuốc tăng trưởng,
thuốc bổ, tôi đều mua cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì. Có
một đoàn bác sĩ từ thiện của Liện Hợp Quốc về, tôi
cạy cục nhờ khám cho vợ tôi bằng được. Các bác sĩ Liên
Hợp Quốc cũng lắc đầu bó tay. Họ không thể chẩn đoán
ra được bệnh gì khiến vợ tôi gầy thế.
Sau
cùng tôi gặp được một ông thầy Đông y. Nhìn vẻ mặt
nghiêm trang của ông thầy khi bắt mạch cho nàng, tôi run lên
vì lo sợ. Sau cùng, ông thầy lắc đầu “Bệnh nan y, khó
chữa lắm”. Tôi mếu máo: “Thầy ơi, xin thầy cứu
lấy vợ con, lỡ cô ấy có mệnh hệ nào thì bố con nhà con
chỉ có nước ăn mày”.
Ông
thầy lại hỏi “Anh có thương cô ấy thật không?”,
tôi giơ tay xin thề sẵn sàng chết thay cho vợ để cô ấy
sống mà nuôi con. “Thế thì được - ông thầy bảo - chị
nhà chả có bệnh tật gì đâu, chỉ vì nói nhiều quá nên
tinh khí hư hao, âm dương hỗn loạn nên sức lực cạn kiệt
đi mà thôi, muốn chữa được thì bây giờ phải lấy độc
trị độc”.
Ối
giời ơi, nói nhiều thì đích thị là vợ tôi rồi. Nhưng
sao lại phải lấy độc trị độc? Ông thầy ghé vào tai tôi
nói nhỏ vài câu rồi phủi áo đi vào nhà trong. Từ hôm đó
tôi áp dụng phương pháp “lấy độc trị độc”của ông
thầy.
Sáng
vừa mở mắt là tôi bắt đầu nói, tôi rên rỉ ca cẩm nước
ở vòi cứ chảy chậm, cái bàn cầu không dội, tôi cằn nhằn
dày dép để lung tung không tìm thấy... Chiều về vợ tôi
chưa kịp nói là tôi đã mở máy. Tôi kể đủ thứ chuyện
trên đời, từ chuyện đánh nhau ở Nam tư do tôi đọc báo
đến con anh bạn bị đi tiêu chảy. Vợ tôi định xen vào
nói thì tôi cướp lời, vợ tôi nói một thì tôi nói hai,
vợ tôi nói hai thì tôi nói bốn.
Những
ý nghĩ mới chỉ thoáng qua trong đầu đã được tôi bắn
ra đầu lưỡi như đạn tiểu liên. Nhiều chuyện tôi tái
bản nhiều lần; chuyện con gà bị trúng gió, tôi tái bản
5 lần. Chuyện cái xích xe bị tuột, tôi tái bản 15 lần,
còn chuyện có một cô bị quẹt xe trên đường chỉ rơi cái
túi xách, tôi tái bản đúng 30 lần. Thậm chí đi ngủ, trước
khi nhắm mắt, tôi còn thì thầm vào tai vợ lần thứ 31 “Em
ạ, hôm nay anh thấy trên đường một cô gái bị quẹt xe...”
khiến vợ tôi phải nấc lên một tiếng trước khi nhắm mắt
... ngủ. Ngày hôm sau rồi ngày hôm sau nữa cũng vậy...
Sau
3 ngày, nàng nhìn tôi với cặp mắt đầy thù hận vì tôi
đã cướp mất diễn đàn của nàng, tôi biết vậy nhưng thương
vợ, tôi không thể bỏ cuộc. Đến ngày thứ 6 thì nàng nhìn
tôi với cặp mắt lờ đờ và sau 1 tháng thì nàng hoàn toàn
im lặng trước sự rỉ rả của tôi suốt ngày đêm như nước
chảy.
Ông
thầy thật là thánh nhân. Sau 3 tháng im lặng vì phải nhường
diễn đàn thì vợ tôi đã mập mạp, mũm mĩm ra trông thấy,
nàng đã tăng lên được 5 ký lô. Chỉ có điều, lưỡng quyền
của tôi bắt đầu nhô ra, hai hố mắt thì thụp xuống, giọng
nói cứ khào khào. Tôi bị sụt mất đúng 5 ký lô.
Mới
đây, vợ tôi chẳng nói chẳng rằng đặt trước mặt tôi
tờ đơn với lý do không thể sống được với ông chồng
nói nhiều quá nên nàng yêu cầu ly dị. Nếu không tôi phải
... trả lại diễn đàn cho nàng. Ly dị thì ly dị, chứ bắt
tôi nói ít đi thì không thể được nữa rồi.
Vả
lại tôi cũng chả tin vào lý do nàng đưa ra. Tôi cho rằng
chẳng qua là nàng ghen tỵ với tôi mà thôi. Dẫu sao thì tôi
cũng làm được một việc tốt. Dù tôi có mệnh hệ gì thì
vợ tôi đã khỏi “bệnh” nói nhiều và còn sống để mà
nuôi con. (Công)
Hỏa
Xuất Hậu Môn
Một
người đàn ông Đan Mạch đã đâm đơn kiện bệnh viện Kjellerups,
nơi anh đến cắt mụt ruồi trên mông vì đã bất cẩn khiến
cho anh phải chịu đau đớn, mất lợi tức và bị mất thú
vui ân ái với vợ anh trong một thời gian dài. Khi anh được
gây mê, nằm trên bàn mổ, toàn bộ “của quý” của anh
cùng mông đã được lau rửa sạch sẽ bằng an-côn để khử
trùng, vị bác sĩ chuyên khoa bật lửa cây dao điện chuẩn
bị cắt cái mụt ruồi trên mông thì anh... đánh một phát
trung tiện thật mạnh, khiến cho cây dao bốc lửa (vì trong
trung tiện có hơi methane) và sau đó lửa bắt an-côn
bùng cháy làm bỏng ngọc hành và dương vật của anh.
Anh
nói: “Khi tôi tỉnh lại thì hạ bộ của tôi bỏng rát,
sưng phồng, và sau đó, tôi phải xin nghỉ không ăn lương
để chờ cho vết phỏng được lành lặn. Thêm vào đó, tôi
không ngủ được với vợ tôi trong suốt thời gian ấy”.
Nhà thương cho biết đó là một tai nạn hoàn toàn không thể
nào lường trước được. Bác sĩ John Kristensen nói:
“Không ai có thể nghĩ rằng trong lúc đang bị mổ mà ông
ta có thể đánh trung tiện được, nói chi đến chuyện hơi
trung tiện làm bốc lửa. Đấy quả thực là một tai nạn
xui xẻo hãn hữu”.
Được
biết, hiện bệnh viện đang tìm cách để gắn một dụng
cụ đặc biệt vào hậu môn của bệnh nhân nhằm đề phòng
xảy ra tai nạn tương tự trong tương lai. (Công)
Chuyện
Ngựa
Không
biết từ đâu mà hễ “má “ nào bay bướm có nhiều bồ,
rủi gặp người không ưa chuyện đó thì các má thường bị
rủa là "đồ đĩ ngựa", hay "đồ ngựa bà"! Trái lại trong
thế giới loài ngựa, các ngựa bà hiền khô, chính ngựa ông
mới đóng vai tuồng ”ngựa” nầy.
Năm
nay năm ngựa trực nhớ mấy chuyện ngựa ở Điện lực hồi
xưa: Có con ngựa đứng gần hàng rào nhà máy thủy điện
rủi nhằm lúc điện “mát” vì dây cao thế rớt xuống đất
gần đó, bị điện giựt chết ngắc. Ngoài lý do dây chạm
đất còn có lý do tại con ngựa dài đòn, cẳng trước cách
xa cẳng sau. Khi điện mát dây, điện thế mặt đất chỗ
chân trước cách biệt rất lớn với chân sau, điện từ đất
lên chân nầy qua tim tới chân kia rồi xuống đất làm con
ngựa đứng tim.
Bởi
vậy bài học vỡ lòng về an toàn khi đi vô sân ngắt điện
các trạm, nhà máy điện là phải bước khít chân, theo kiểu
mấy bà đang ở cữ để không bị điện luồn từ cẳng nầy
qua cẳng kia mà làm hư ... cẳng giữa! Ở Mỹ luật an toàn
còn gắt hơn nữa là 2 tay phải khoanh trước ngực để không
quờ quạng chỉ chỏ bậy bạ . Có chuyện một tên thợ đường
dây đang trèo trụ sắt mắc đái giữa đồng không mông quạnh,
thôi thì cứ đứng trên đó làm tưới xuống. Ai dè rủi ro
như con ngựa vừa kể, điện từ đất lên vòi nước đái
qua cẳng giữa xuống chân tới đồi giày ướt, giựt một
cái điếng hồn thằng lớn thằng nhỏ muốn chết giấc. May
có đeo dây an toàn, hai bàn tay vạch quần lúc đái thành ra
điện không từ tay qua tim. Chỉ có thằng nhỏ bị thương
gần chí tử. Nếu tay vịn thằng nhỏ như thông lệ thì chắc
thằng lớn tiêu đời rồi.
Vào
khoảng năm 67, 68 thiếu điện trầm trọng tại Sài gòn, các
nhà máy diesel mọc lên lia chia trong đó có nhà máy diesel sát
vòng rào Trường đua Phú thọ. Tới ngày đua ngựa, bầy ngựa
đang chạy hết tốc lực tới ngang mấy ống khói diesel phun
khói mịt mù con nào con nấy đều chậm lại để ... coi chơi
cho biết! Trường đua khiếu nại quá cỡ nên sau đó phải
làm vách cao che kín.
Sau
ngày trời sập, một anh bạn “láng giềng” cũng vì cái
chức hàm Phụ tá cho ông "Cọp Nhà đèn" mà phải mang họa
lây, bị về vườn ở ấp Bình thọ bên kia xa lộ. Đâu dám
ngồi không giỡn mặt công an khu vực, anh nầy dắt con ngựa
(quên hỏi ngựa đực hay cái) và chiếc xe thổ mộ láng cón
về trước nhà, làm dân lao động kiểng để che mắt thế
gian. Được một thời gian rồi cũng lẳng lặng bỏ xe một
ngựa cuốn gói xuống thuyền vượt biên qua Canada mà cỡi
xe ... trăm ngựa!
Trong
mấy năm bụi đời lang bang chợ Bến thành cùng các anh em
và các Thầy trong đó có Thầy LKH. Thầy H. sau mấy lần bị
mất ngựa sắt có sáng kiến tháo bộ đồ giữa của con ngựa
thế vô bằng “con chó“ chết, cứng ngắc giống như xe xích
lô để mong mấy thằng ăn cắp sợ bị gẫy giò mà chừa
con ngựa của Thầy. Rốt cuộc tụi nó cũng không từ.
Nói
vòng vo tam quốc một hồi thì nhớ tới ... truyện Tam Quốc.
Ông Lưu Bị có con ngựa tên Đích Lô. Ngựa nầy do Lưu Bị
đánh trận giết tướng giặc mà được. Thấy ngựa mạnh
mẽ Lưu Bị dâng cho quan trên là Lưu Biểu để làm lễ tương
kiến. Lưu Biểu khoái chí lắm nhưng sau đó có một thầy
bàn bàn nhỏ với Lưu Biểu rằng nó là ngựa sát chủ, con
ngựa nầy vành dưới mắt da dùn lại như để chứa nước
mắt, sách coi tướng ngựa kêu là “lụy tào”, giữa trán
có chòm lông trắng giống như để tang, bằng cớ là chủ
cũ nó vừa bị Lưu Bị giết. Vả lại Lưu Bị lại có tướng
làm lớn, sau nầy sẽ là đối thủ. Chi bằng ban lại cho Lưu
Bị, một công hai chuyện, vừa như ban ơn vừa mượn con ngựa
hại lại chủ nó, khỏi mang tiếng giết kẻ dưới trướng.
Đích Lô lại trở về với Lưu Bị.
Lại
có một thầy bàn khác biết chuyện kia đem kể cho Lưu Bị
nghe. Lưu Bị cười nói "tử sanh hữu mạng", sao lại
sợ cái đồ ngựa. Quả nhiên sau đó trong lần bị rượt
trối chết, con ngựa nhè chạy vô đường cùng. Trước mặt
là khe suối lớn, nhớ tới lời bàn thì đã trễ rồi, hết
phương lui tới. Lưu Bị nhắm mắt vừa quất roi lia lịa vừa
rủa: Đích Lô hại ta! Đích Lô hại ta! Bỗng nghe gió
ào qua tai, con ngựa đau quá rán hết sức bình sanh xuất thần
phóng bay ngang qua đàn khê. Bên kia tướng giặc ngẩn ngơ than:
Lưu Bị đúng là có ngựa thần. Khi đó ai cũng nói sách
coi tướng ngựa trật.
Sau
bao phen xông pha thành công nơi trận mạc với con Đích Lô,
khi trở thành chúa công của Tây Thục, Lưu Bị ban thưởng
con ngựa quý Đích Lô lại cho Đệ Nhị Quân Sư là Bàng Thống.
Về sau Bàng Thống bị lọt trong trận hỏa công mà chết thiêu,
con ngựa báo đời Đích Lô cũng chết theo. Lần nầy thì thiên
hạ bàn là sách ngựa nói trúng!
Tuy
nhiên có một thầy bàn
thời cận kim nói rằng không phải ngựa sát chủ mà là ngựa
kén chủ. Tài đức chí lớn như Lưu Bị thì nhờ con Đích
Lô mà làm nên danh phận. Đức kém như Bàng Thống thì vì
nó mà bị hại. Con ngựa hay cũng ví như ... đàn bà đẹp.
Không đủ tài đức thì nát cửa tan nhà.
Tuồng
hát bội Võ Tòng Sát Tẩu nhắc Truyện Thủy Hử có Võ Đại
Lang bán bánh bao sống qua ngày, lại đèo bồng chi mà quơ nàng
Kim Liên bóng sắc lại quá ham cỡi “ngựa” chốn phòng the.
Anh Đại Lang hom hem nầy làm sao kham nổi. Rốt cuộc Võ Đại
Lang bỏ mạng vì bà vợ âm mưu thâm độc với bồ riêng là
Tây Môn Khánh. Sau đó cặp chị dâu và thằng bồ nầy cũng
bị chú em chồng là hổ tướng Võ Tòng giết sạch ...
Gẫm
lại lúc Phước đến thì ngựa xui cũng thành hên, khi Họa
tới thì ngựa nào cũng là ngựa xui. Phước đức tại mình
chớ nên đổ thừa “con ngựa”. Sực nhớ lời một ông
Thầy nói về vụ đổ thừa như sau: Hồi xưa chưa tu thì
chuyện chi xảy đến, đều tại tụi bây. Chừng biết tu lai
rai thì ... cưa đôi 50/50, tao nửa bây nửa. Về sau tu khá hơn
thì chuyện gì xảy tới là cũng là tại tao!
Bàn
qua chuyện ngựa thời nay ở xứ Huê kỳ, có chuyện một con
ngựa đua hồi chưa nổi tiếng một người mua với giá khoảng
100 ngàn đô. Sau mấy năm chạy đua thắng giải tiếng tăm
lừng lẫy rồi về hưu, tới nay đem về cho chủ gần trăm
triệu. Đặc biệt là khi bốn cẳng ngoài không còn cứng cáp
nhanh nhẹn như xưa, không đem tiền cá độ về nữa thì cái
cẳng giữa của “ông về hưu” nầy lại vùng lên kiếm
mấy chục triệu cho chủ nhiều hơn hồi trước. Lúc còn chạy
đua, thì cẳng giữa phải bị cấm tiệt kiêng cữ đủ điều,
nay tha hồ theo đơn đặt hàng của người muốn gây giống,
giá cả mỗi lần “ngựa” là cỡ trăm ngàn đô theo hợp
đồng: Mày được sướng tao được tiền! Tới nay “ông
về hưu” nầy đã có mấy trăm con cháu dòng họ mã. Ở xứ
Mỹ nầy làm thân ... con ngựa sướng thiệt! (Công)
Chuyện
Vua Tôi
Vua
Cảnh Công nước Tề đi chơi núi Ngưu sơn. Trèo lên mặt thành
đứng ngắm rồi tràn nước mắt. Vừa khóc vừa nói:
-
Đẹp quá chừng là nước ta. Thật là sầm uất, thịnh vượng,
nỡ nào bỏ nước này mà chết đi. Giả sử xưa nay, người
ta cứ sống mãi, thì quả nhân không bao giờ bỏ nước
mà đi nơi khác.
Lữ
Sử Không và Lương Khưu Cứ, là hai cận thần của Cảnh Công,
thấy thế, mới thầm nói với nhau rằng:
-
Đàn ông là phái mạnh, không mềm yếu như thường tình nhi
nữ mà nay vua phải khóc hu hu thì hẳn tâm can đã quá bi lụy
rồi. Khổ một nỗi vua khóc mà hai ta cứ làm thinh không tiếp,
ắt danh phận mai này chắc chẳng đặng vươn cao, tới
chừng đó hối hận sao kịp. Chớ phải chi giống được chút
ít như đàn bà, con gái. Chuyện chẳng có gì cũng khóc ngọt
khóc ngon, thì cái cảnh hôm nay sẽ giải quyết dễ ợt.
Tuy
vậy Sử Không và Khưu Cứ cũng rán... véo mình cho mạnh mà
khóc to, đặng Cảnh Công đứng hơi xa vẫn nghe tường tận,
kế đó nghẹn ngào đôi lời thấm đến ruột đến gan:
-
Chúng tôi đội ơn vua có cơm rau mà ăn. Có ngựa hèn, xe xấu
mà cưỡi. Cũng còn chưa muốn chết. Huống chi vua có cả bàn
dân thiên hạ!
Lúc
ấy, Án Tử là tướng quốc đứng gần bên nghe thấy, mới
mỉm cười mà nghĩ :
-
Làm đến quan cận thần của nhà vua, mà phải độn cơm rau,
thì xét ra cha này quá xạo. Đó là chưa nói lợi lộc không
làm sao đếm xiết, khi cửa trước then cài cửa khác mở đàng
sau, có muốn cơm rau cũng không sao có được. Chẳng qua Không,
Cứ, muốn hùa theo vua nói, nên mới bày điều đặt chuyện
để làm vui. Chớ không đủ to gan để nói lời chân thật.
Thế mới biết lời xưa quả là chí lý. Dẫu vua quan hay thường
dân chân đất vẫn khoái khen bừa khen ẩu. Vua vẫn khoái tung
hô dẫu cho mình chẳng hay chẳng đẹp. Châm ngôn đó hai cha
này đem ứng dụng để mộng công hầu bá tước rạng rỡ
về sau, thì non nước nầy làm sao mà khá đặng?
Nghĩ
vậy, Án Tử mới cười to một tiếng, khiến Cảnh Công gạt
nước mắt ngoảnh lại, rồi hỏi Án Tử rằng:
-
Quả nhân hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn. Sử Không với
Khưu Cứ đồng cảm theo quả nhân mà khóc. Riêng chỉ một
mình ngươi cười, là cớ làm sao?
Án
Tử thưa:
-
Nếu người giỏi mà giữ được nước này thì Thái Công,
Hoàn Công đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ được nước
này thì Linh Công, Trang Công đã giữ mãi. Mấy vua ấy mà giữ
mãi, thì vua nay chắc cũng mặc áo tơi đội nón lá đứng
giữa đồng lo việc làm ruộng. Có được đâu đứng nơi
đây mà khóc mà lo đến cái chết. Chỉ vì hết đời này
lại đến đời kia, thay đổi mãi mới đến lượt nhà vua,
mà nhà vua than khóc, thì thật là bất nhân. Nay tôi thấy vua
bất nhân, lại thêm bầy tôi xiểm nịnh, nên tôi cười. Chớ
thực ra trong bụng chẳng có chi cả!
Cảnh
Công nghe thế, mới ngẩn mặt ra mà thầm thì trong dạ:
-
Ngàn bộ da dê chẳng quý bằng miếng da nách cáo. Ngàn người
chỉ biết vâng vâng dạ dạ chẳng quý bằng một kẻ sĩ dám
nói thẳng. Vua Vũ nhà Chu nhờ lời ngay của tả hữu mà hưng
thịnh. Vua Trụ nhà Ân vì bầy tôi không dám can gián mà bại
vong. Nay ta không nghe lời Án Tử mà lại khóc thêm, thì chỉ
sợ mai sau sẽ cho ta là người không biết điều, thật là
đáng tiếc!
Đoạn,
Cảnh Công lấy làm thẹn, liền thét tả hữu rót chén rượu
để tự phạt mình, rồi sẵn trớn phạt Không, Cứ, mỗi
người một chén. Xong đâu đấy, mới thủng thẳng phán rằng:
-
Lời đưa đẩy là hoa. Lời chính đáng là quả. Lời cay đắng
là thuốc. Lời ngọt xớt là bệnh. Nay Án Tử không màng chi
chuyện... chết chém, lại dâng lời ngăn cản nỗi buồn kia,
thì ý tưởng của ta quả là không đúng thật. Thôi thì vụ
việc hôm nay một mình ta giữ lấy, để mai này không phạm
lỗi lầm ni, đặng trăm họ trông vô như gương lành cao đẹp.
Chớ đã sai sót mà cứ làm thinh phang tới thì dẫu con Trời
cũng chẳng thể nào tha thứ được đâu!
Lúc
ấy, có Vương Tôn và Trọng Yên, là hai tên lính theo hầu.
Thấy vậy, Vương Tôn mới thầm thì như rót mật vào tai:
-
Đệ có điều chưa hiểu. Những mong huynh mở lượng hải
hà mà phân giải được chăng?
Trọng
Yên đáp:
-
Tham sinh là cái thói thường của người đời. Nhưng tiếc
đời đến nỗi khóc lóc như Cảnh Công cũng là tham quá. Trong
vũ trụ, có cái gì có sinh mà không diệt? Vậy đời người
cũng phải chịu cái luật chung ấy. Bé rồi lớn. Lớn rồi
già. Già rồi chết. Thấm thoát có là bao. Lẽ đó mà không
hiểu. Lại than trời kêu đất. Chẳng là dại lắm ư? Nên
Án Tử cười Cảnh Công cùng Không, Cứ thật là phải lắm.
Vương
Tôn nghe thế, mới giật mình hớt hãi kêu rằng:
-
Huynh hiểu sai rồi. Đệ không thắc mắc ba cái tào lao đó!
Đến
lượt Trọng Yên đực mặt ra, rồi bực dọc hỏi dồn:
-
Vậy có điều gì ông không hiểu, thì nói... mẹ nó ra. Chớ dấu
dấu che che, thì dẫu Gia Cát đứng đây cũng không làm sao
biết đặng!
Lúc
ấy, Vương Tôn mới trầm ngâm một chút, rồi chậm rãi đôi
lời:
-
Cảnh Công nói sai, rồi tự phạt mình bằng một chén bồ
đào mỹ tửu. Còn Sử Không và Khưu Cứ là hai ông thần siểm
nịnh, cũng bị phạt hai chén bồ đào mỹ tửu. Như vậy có
phải là phạt không? Riêng về phần Án Tử. Miệng nói lời
ngay, bụng chứa điều phải, mà chỉ được... nhìn ba ông
kia đang uống rượu thì có phải là thưởng không? Hay là
thưởng, phạt tráo nhau như bài ba lá vậy?
Trọng
Yên nghe thế, mới hốt hoảng nói rằng:
-
Tai vách mạch rừng. Nơi đây không phải chỗ đệ huynh ta
trò chuyện. Thôi thì chờ khi đêm đến, ta sẽ bàn bạc thêm.
Chớ không thể cứ miên man kiểu này nữa được, rồi lỡ
vua quan tình cờ nghe biết đến, thì hiền phụ ở nhà sẽ
thủ tiết ... chờ ai?
Tối
đó Trọng, Vương mới kéo nhau ra bìa làng ngồi nhậu. Được
đâu vài tua, Trọng Yên mới nói rằng:
-
Xưa nay những bậc anh hùng chỉ vì không biết chịu thiệt,
mà làm hại không biết bao nhiêu cho công việc to tát của
mình. Án Tử, dẫu đương là tướng quốc, cũng vẫn dưới
vua, thì bộp chộp làm chi cho ra điều cớ sự. Chẳng qua Cảnh
Công khóc than một hồi rồi cũng hết. Không, Cứ khóc hùa
thấy vậy cũng ngừng theo, thì chuyện kia cũng đi vào quên
lãng. Hà cớ chi phải cười người đang khóc? Đến nỗi đứng buồn
nhìn người ta với chén rượu đầy vơi, thì Án Tử sai. Sai
đã nhiều lắm vậy. Chớ sống cõi ni mà không tường không
biết, thiên hạ nói vậy mà hổng đúng vậy đâu: Thích kẻ
nói ngay, thích người hay nói thật. Thích đứa không gian,
thích thằng luôn chất phác. Chớ thực ra chỉ là: Thích đứa
nịnh mà thôi!
Vương
Tôn nghe thế, mới dõi mắt vào hư không, rồi buồn bã nói
rằng:
-
Thiệt là ghét của nào Trời trao của đó. Không khéo đệ
huynh ta lại phải noi gương Khưu Cứ với Sử Không, đặng
mưu chút công danh phòng khi mai hậu. Chớ cứ thanh cao trong
cõi đời mưu chước nầy, thì e đệ huynh mình tụt hậu mất
thôi!
Trọng
Yên bỗng nhìn Vương Tôn một chút, rồi thủ thỉ đôi lời:
-
Ta vẫn nghe người xưa thường hay nhắc nhở rằng: Muốn được
xem là người biết điều, không phải uốn lưỡi bảy lần
trước khi nói, mà phải uốn... lưng chín lần trước khi mở
miệng. Có điều đệ huynh ta chỉ là quân hầu quân gác, thì
nịnh nọt làm gì cho nhọc cái tâm, rồi lỡ chúng ưa lại
kêu hầu kêu gác thêm giờ nhưng chẳng bao giờ trả giờ thêm,
thì cái lợi bé kia, biết khi mô mới đắp đầy nỗi đau
nọ . Chắc ăn nhất là đợi khi nào đời ta tươi sáng, rồi
hý lộng quỷ thần cho đã cái tài danh. Chớ thấy thiên hạ
ăn khoai rồi xách mai đào tới tới ắt sẽ có ngày về với
tổ tiên. Rồi hiền phụ đớn đau mần răng mà vui sống ắt
sẽ bước thêm hai ba bước nữa, thì ở dưới đó ta làm
sao mà yên được?
Phần
Án Tử ra về mà bụng dạ không vui, nên chẳng thiết chi đến
cơm canh, khiến vợ sinh nghi hỏi lẹ liền ngay:
-
Lang quân chuyến này vui ít buồn nhiều. Chẳng hay có thể
san sớt phần nào cho thiếp biết được chăng?
Án
Tử tỏ vẻ đăm chiêu, rồi buồn bã đáp rằng:
-
Con người ta ai cũng chất chứa đầy tham vọng mà tham vọng
nào cũng là cái túi không đáy, thành thử vơ vét bao nhiêu
cũng cứ coi như là chưa... vét gì hết cả!
Bà
vợ nghe thế bỗng hồn vía lên trời, thảng thốt kêu réo
như tai họa gần bên:
-
Từ ngày thiếp sửa túi cho chàng đến nay. Chưa bao giờ chàng
nói trớt quớt nhiều đến thế, khiến thiếp trong lòng cảm
thấy không yên. Vậy cớ sự ra sao? Chàng làm ơn khui hết,
để chốn khuê phòng thiếp an nhẹ đường mây.
Án
Tử sợ vợ buồn, nên đem hết mọi chuyện ra kể. Từ lúc
vua tôi cùng nhau trên núi, đến chén bồ đào đứa nhậu kẻ
nhìn trông, đều đem ra mà tỏ tường mọi sự, rồi khi trăm
chuyện trong ngoài đâu vô đó, mới nghe vợ hiền thả giọng
như ri:
-
Ở đời có hai chủ nghĩa: Vị kỷ và vị tha. Kẻ vị kỷ
trọng thân mình hơn kẻ khác. Còn kẻ vị tha lại trọng kẻ
khác hơn thân xác của mình. Lang quân muốn làm kẻ vị tha,
những mong đem chút tim gan cảm hóa người, mà quên đi vợ
con còn đang sống. Lỡ có bề gì thì... nhi phụ làm sao? Chớ
phải chi lang quân nín thinh đừng lên tiếng. Trước chẳng
mua thù, sau kiếm chác dành riêng, thì mới khỏi phí đi công
bao ngày khổ cực. Chớ lang quân muốn nước trong cho thấy
bờ thấy đáy, thì liệu cá nào sống được... hả ?
Án
Tử nghe thế, mới nhìn vợ, rồi rầu rầu tự nhủ lấy thân:
-
Có những người đàn bà rất tuyệt vời mà đàn ông chỉ
nên yêu chớ không nên lấy làm vợ. Suy đi nghĩ lại, thiệt
là chí lý lắm thay! (Công)
Tô
Đông Pha
Tô Đông Pha, một thi hào đời nhà Tống vốn là một bậc uyên bác về Phật học. Ông thường qua bên kia sông Dương Tử và kết giao với sư Pháp Diễn để luận đàm Phật pháp.
Một ngày kia, khi Tô Đông Pha chèo thuyền sang sông thăm bạn thì sư Pháp Diễn đi vắng. Ngồi một mình trong thư phòng chờ bạn, không có việc gì làm, Tô Đông Pha bèn lấy giấy bút làm một bài thơ có ý cho rằng mình đã thông hiểu tất cả Phật pháp và tám ngọn gió chướng của thế gian không thể nào làm tâm mình lay động được. Làm xong bài thơ, Tô Đông Pha rất đắc ý để trên bàn của sư Pháp Diễn và chèo thuyền ra về.
Khi sư Pháp Diễn về đến am, đọc được bài thơ bèn lấy bút ghi thêm phía dưới mấy chữ cho rằng bài thơ khoác lác, ý nghĩa không bằng mộït cái đánh rắm của sư. Rồi bảo đạo đồng đem trả bài thơ cho vị thi sĩ họ Tô.
Nhận được bài thơ với những dòng chữ của sư Pháp Diễn, Tô Đông Pha giận quá bèn xuống ngay thuyền, vượt qua sông tìm đến sư Pháp Diễn. Vừa bước vào am, Tô Đông Pha chụp tay sư Pháp Diễn mặt đỏ rần và hét lớn:
- Sư là hạng người gì mà dám ăn nói với tôi như thế? Tôi là một Phật tử trung thành với đạo pháp. Sư đã biết tôi từ lâu rồi mà. Tại sao sư lại có thể mù quáng và ăn nói hồ đồ đến như vậy?
Sư Pháp Diễn bình tĩnh nhìn bạn mỉm cười đáp:
- À! Thì ra huynh là đại thi hào Tô Đông Pha, người Phật tử vĩ đại tinh thông giáo lý và đã tuyên bố rằng tâm không hề lay chuyển trước tám ngọn gió chướng của cuộc đời. Thế mà chỉ vì một cái đánh rắm của ta mà người đã bị thổi bay từ bên kia sông sang đến tận bờ bên nầy. Lạ thật lạ thật! (Công)