Niềm vui cuối đờiBài của Trường Thủy (Riêng mến
tặng các ông bà Nội, Ngoại, THĐL) Có vợ chồng
già nào lại không sung sướng và thích
thú khi bồng lần đầu tiên đứa cháu kháu khỉnh mới sanh? Cả mấy chục
năm dài vắng tiếng trẻ con khóc nay bỗng dưng nghe lại tiếng "oa
oa" vang dội của đứa cháu, hai vợ chồng tôi bỗng thấy lòng rung
động lạ thường, nao nao nhìn cháu gái đầu tiên và vụng về lính quýnh
vỗ về cháu. Chúng tôi bồi hồi cảm xúc nựng nịu cháu. Tôi mơ màng
chép miệng nói với nhà tôi: "Thời gian qua mau quá ông hả?
Mới ngày nào đây mình ẳm con đầu lòng mà nay mình được diễm phúc
nựng cháu rồi!" Nhà tôi gật gù chắt lưỡi: "Ba mưới
bốn năm qua rồi chớ phải ít ỏi gì! Nhanh thật!" Tôi
say mê
ngắm cháu yêu dấu, âu yếm bồng cháu lên, vuốt ve trìu mến nắn nót
từng lóng tay nhỏ nhắn của cháu. Tôi nhẹ lùa tay vào mái tóc mềm
mại như tơ và khẽ nói với nhà tôi: "Ông à, tóc nó nhiều và
đen nhánh như Thủy Tiên hồi nhỏ hả ông?" Nhà tôi sốt
ruột nói: "Nãy
giờ bà ngoại mỏi tay chưa? Tới phiên ông ngoại bồng cháu một chút
xíu được không?"ù Tôi cảm
thấy lạ lạ khi được nhà
tôi gọi là "bà ngoại" lần đầu, cảm giác vui vui khó tả
vừa hãnh diện vừa hạnh phúc. Lòng vui rộn
rã, hai chúng tôi nhìn
cháu và cả hai đều cảm thấy mình bừng sống trong đứa cháu. Như có
một sợi dây gì linh thiêng nối chặt hai đứa tôi với Thảo Vy. Cảm
xúc ấy thật huyền diệu, khác hẳn với cảm xúc khi có con đầu lòng.
Lúc đó ta còn trẻ, ta biết rằng ta sẽ sống lâu dài bên con, còn khi
ẳm cháu trên tay, ta thoáng chút ngậm ngùi khi nghĩ tới tuổi già đang
lạnh lùng sồng sộc đến, biết mình có còn sống kề cận nhiều năm
nữa hay không với cháu, nên tình cảm đối với cháu thật khó tả, nó
vừa da diết, vừa sâu đậm xúc cảm bồi hồi làm ta bâng khuâng nghĩ
ngợi và khiến ta càng muốn ôm ghì chặt giữ lấy kho tàng quí báu ấy.
Trong lòng ta, bỗng bừng lên một sinh khí mới mẻ dạt dào yêu thương.
Vợ chồng tôi rung động nhiều khi sờ nắn da thịt mịn màng đỏ hỏn của
Thảo Vy và cảm thấy da thịt của cháu là da thịt mình, dòng máu đang
luân lưu trong cháu là dòng máu của mình. Và rồi tháng đầu đời của
Thảo Vy trôi qua nhanh, thật êm đềm ban ngày và khá náo động về
đêm. Chúng tôi thích thú theo dõi từng cố gắng, từng kỳ công vượt
bực của Thảo Vy: từ cái liếc mắt làm duyên, từ cái nhoẽn miệng
cười thơ ngây, hoặc nhăn mặt le lưỡi làm trò khỉ, mếu máo khóc nức
nở khi vấp té u đầu, nhứt nhứt đều làm chúng tôi suýt soa chạy vội
lại để cùng ngắm và an ủi vỗ về cháu. Và ngày tháng
tiếp nối nhanh... Cứ mỗi lần
cháu được ba má ẳm
đến thăm chúng tôi là thêm một khám phá mới. Chúng tôi sung sướng
nhìn Thảo Vy đỏ mặt tía tai,ì à ì ạch cố sức xoay người lật lẫy
trườn bò, lính quýnh chụp lấy cháu sợ cháu mệt và té. Và khi cháu
bắt đầu lần mò đứng vịn thành giường chập chững tập đi, vợ chồng
tôi vỗ tay cổ võ khuyến khích cháu, hân hoan cảm thấy trẻ hẳn lại, nét
mặt rạng rỡ làm ba má cháu cũng vui lây. Và kỳ lạ thay, thường
ngày ông ngoại Trường đi đứng khó khăn chậm chạp nhưng khi Thảo Vy
đến thăm cuối tuần, vừa thấy Thảo Vy xuất hiện dơ tay đòi ẳm, mắt
ông ngoại Trường sáng lên, nhanh nhẹn chụp lấy Thảo Vy ôm hôn chùn
chụt và siết chặt Thảo Vy vào lòng, giọng nói bỗng trở nên đớt
hẳn một cách buồn cười "Thảo Vy có cthyương ngoại...
không?"ù (cthyương =
thương). Chưa kể là
khi Thảo Vy bắt đầu bập
bẹ nói được chữ ngoại lần đầu tiên một cách ngọng nghịu thì hai tôi
sung suớng mừng rỡ tíu ta tíu tít khoe với mọi người. Ông ngoại Trường
khoái trá đặt Thảo Vy lên lưng làm bò cho Thảo Vy cưỡi và càng nghe
Thảo Vy cười thích thú hăng hắc tiếng cười thủy tinh trong veo thì ông
ngọai Trường lại càng bò nhanh hơn quên cả đau đầu gối. Đến lúc ông
cháu mệt nhoài lăn kềnh ra, bà ngoại vội chạy lại đỡ lấy Thảo Vy
vỗ về ru Thảo Vy ngủ tay xoa gãi nhẹ lưng Thảo Vy, miệng ngân nga
điệu ru quen thuộc: "Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc
lẻo gập ghềnh khó đi! Ầu ơ..." Tiếng
bà ngoại ngân dài, khi trầm
khi bỗng. Mắt Thảo Vy lim dim mơ màng, mê say lắng nghe bà ngoại ru
ngủ và chẳng mấy chốc Thảo Vy thiếp đi chìm đắm trong giấc ngủ thiên
thần. Nhìn nét mặt hồn nhiên thanh thản của Thảo Vy lúc ngủ, bà
ngọai cảm xúc vô cùng. Ông ngoại Trường lại gần đứng ngắm Thảo Vy.
Bà khẽ ra dấu ngầm nói với ông là Thảo Vy đã ngủ yên và rón rén
đứng dậy cùng ông ngoại lặng lẽ rời khỏi phòng. Lúc bấy giờ ông
ngoại Trường mới cảm thấy thấm mệt, nhức đầu gối, đau lưng, vì mải
mê say làm bò cho Thảo Vy cưỡi để được nghe Thảo Vy cười nắc nẻ.
Còn bà ngoại thì mỏi nhừ cả tay khi xoa lưng cho cháu ngủ, nhưng hai
tôi lại cảm thấy sảng khoái hạnh phúc vô cùng khi đem lại niềm vui
thú và giấc ngủ an bình cho Thảo Vy. Những giây
phút cười đùa vô tư lự
gần gũi với Thảo Vy càng gắn bó mật thiết vợ chồng tôi với cháu.
Hai tôi vui nhiều thấy hình ảnh của mình sống trong cháu và cảm thấy
vinh hạnh được cháu vòi vĩnh nũng nịu đòi quà. Được cháu nắm
chặt tay mình đòi
ẳm, hôn tới tấp khuôn mặt già nua cằn cỗi của mình là niềm vui bất
tận của hai tôi. Chưa bao giờ
chúng tôi lại thấy thắm thía ý nghĩa sâu
sắc của hai câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám: "ùThuốc nào
chữa bịnh ham danh vọng Tiền
đâu mua được cháu con hiền." Vô dược khả y khanh tướng bịnhHữu
tiền nan mãi tử tôn hiền Con cháu đầy
đàn ríu rít nô đùa làm vui nhà vui cửa
là báu vật vô giá mà Thượng Đế ban cho chúng ta, đem lại niềm hạnh
phúc vô biên cho quãng đời còn lại của ta. Đó là cục vàng quí báu
biết đi, là hạt ngọc sáng chói biết nói mà chúng ta phải trân quý
vì không thể nào mua dược dù cho có tiền rừng bạc biển. Trường
Thủy Tội Sát Sanh: Một nhà
sư đang đứng ở cổng chùa, thấy môt. người đàn ông xách một lồng
chim sẻ đi qua nên kêu lại hỏi: - Chim ở
đâu nhiều thế? - Con
giăng lưới bắt được. - Thế bây giờ
con mang đi đâu? - Con mang
tới
tiệm ăn bán cho họ để chiên bán cho khách. - Ngày
nào con cũng làm như thế là mang tội sát sinh, chết sẽ không siêu
thoát. - Con
nghèo lắm, phải bán chúng mới có tiền sinh sống. Nhà sư đề
nghị: - Thôi, bây
giờ
muốn khỏi mang tội, con hãy bán cho ta để ta phóng sinh hết lũ chim
này vậy. - Cám ơn thầy
đã giúp con. Con chỉ lấy năm trăm đồng một con. Nhà sư
kêu lên: - Nam Mô A
Di Đà Phật! Sao con tính mắc thế. Tuần trước thầy đi ăn tiệm một đĩa
sẻ rán năm con mà họ cũng chỉ tính có hai ngàn thôi. |