Tạp Ghi ... Hai Hát
Tạp
ghi lan man của Hai Hát Thơ Hè
Nếu ta đi tìm
những bài thơ về mùa thu hay xuân thì nhiều lắm, còn thơ về mùa hè
thì thật hiếm hoi. Cái gì hiếm thì quý. Nói về mùa hè giữa mùa đông
thì lại càng hiếm hơn, nghĩa là lại càng quý hơn phải không các bạn?
Chẳng khác gì chúng ta đang ăn quả trái mùa. Trước hết, để
biết về cái nóng mùa hè xứ Bắc thế nào, ta hãy nghe cụ Nguyễn
Khuyến viết về nó : Cái nóng nung
người, nóng nóng ghê... Nóng như nung
thì
đủ biết nó nóng như thế nào. Người ta nung gạch ý mà! Chỉ một câu
ngắn ngủi ấy, nó đủ hàm chứa cái nóng mùa hè miền Bắc ra sao. Bên
cái nóng như nung, ta còn có biết bao nhiêu hình ảnh của hè qua những
buổi trưa nắng cháy, buổi chiều tà hay đêm trăng sáng. Mỗi thời
điểm đều mang nét đặc thù riêng của nó. Cái đáng nói nhất vẫn là
cảnh sinh hoạt ở thôn quê. Thôn quê luôn là nguồn cảm hứng của thi
nhân. Khi nói đến
hè
thôn quê miền Bắc là người ta hình dung ngay ra cái cổng làng với
cây đa, những con trâu nằm nhai cỏ lười biếng, những cô thôn nữ
dừng chân bên lũy tre lặng gió phe phẩy chiếc nón lá, tiếng võng
đưa kẽo kẹt, tiếng gà gáy trưa... hình bóng chiếc diều đứng gió giữa
trời xanh, bà hàng thiu thiu ngủ... Đấy là những hình ảnh rất quen
thuộc mà bất cứ người dân quê miền Bắc nào cũng thấy và sống
trong đó. Thi sĩ Bàng Bá Lân (BBL) đã góp nhặt tất cả những hình ảnh
ấy vào một bài thơ như bức họa “trưa hè“ nơi đồng quê dưới đây. Chúng ta hãy
nghe
và rung động với những dòng thơ chân quê mộc mạc nhưng đượm tình quê
hương này nhé: Dưới gốc đa
già,
trong vũng bóng Nằm mát đàn
trâu ngẫm nghĩ
nhai Ve ve rung
cánh ruồi say
nắng, Gà gáy trong
thôn những
tiếng dài Trời lơ cao
vút
không buông gió, Đồng cỏ cào
phô cảnh lượt
hồng. Êm đềm sóng
lụa trôi trên
lúa, Nhạc ngựa
đường xa rắc
tiếng đồng Quán cũ nằm
lười trong sóng nắng, Bà hàng thưa
khách ngả thiu
thiu, Nghe mồ hôi
chảy dầm như
tắm... Đứng lặng
trong mây một
cánh diều Cành thưa,
nắng
tưới, chim không đứng, Quả chín bâng
khuâng rụng
trước hè Vài cô về chợ
buông quang
thúng Sửa lại vành
khăn dưới
bóng tre Thời gian
dừng
buớc trên đồng vắng, Lá ngập ngừng
sa nhẹ lướt
ao Như mơ dường
khói lên trời
nắng, Trường học
làng kia tiếng
trống vào. (BBL) Đọc bài thơ
này
ta thấy ngay được cái cảnh trưa hè ở thôn quê miền Bắc. Có một
điều lời thơ nhẹ nhàng quá, êm ả quá, người đọc chỉ thấy cái yên
tĩnh của trưa hè mà không thấy được cái nóng sôi sục đến gà thôi
gáy, chó biếng sủa của nó. Mặc dù cụ BBL vẫn dùng những tiếng của
“nóng” nhưng sao tôi vẫn không thấy nóng. Cụ tả : Ve ve rung cánh ruồi say nắngNhưng bên
cạnh
đó: Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhaiTa thấy trâu
nằm
mát ngẫm nghĩ nhai thì đâu còn thấy nóng gì nữa nhỉ? Rồi những câu
thơ như : Êm đềm sóng
lụa
trôi trên lúa Nhạc ngựa
đường xa rắc
tiếng đồng. Ta lại thấy
man
mát là đằng khác vì gió đã làm lúa tạo nên sóng lúa thì mát quá
rồi. Lại thêm ngựa chạy trong nắng để rắc tiếng đồng thì nóng ở
chỗ nào mới được chứ! “Rắc” thì thảnh thơi quá, nhàn tản quá. Cứ
như đi tản bộ vậỵ Trong bài
này,
nhà thơ BBL dùng một vài chữ thật tài tình, tôi hết sức thán phục
như : Bà hàng thưa khách NGẢ thiu thiuNGHE mồ hôi
chảy dầm như
tắm... ĐỨNG lặng
trong mây một
cánh diều. Cái hay của
nhà
thơ là chỉ cho bà hàng NGẢ thiu thiu thôi chứ không được NGỦ thiu
thiu. Chính chỉ NGẢ thiu thiu nên mới NGHE được tiếng mồ hôi chảy. Nhà
thơ dùng chữ NGHE thật tuyệt làm sao. Không gian im lặng đến nghe được
mồ hôi chảy thì im lặng quá. Nhìn mồ hôi chảy thì có gì là yên tĩnh,
NGHE được mồ hôi chảy thì thật yên lặng đến tuyệt đối. Thêm vào
đó, hình ảnh chiếc diều nhà thơ đưa vào đoạn này đã làm cái yên
lặng lại càng trở nên yên lặng hơn về mặt hình ảnh : Đứng lặng
trong
mây một cánh diều. Chưa hết, nhà
thơ
còn dùng âm thanh nữa, làm cho bức tranh quê của nhà thơ sinh động
thêm lên, không cứng nhắc, không im lìm chết cứng. Cụ BBL đã điểm
vào cái yên tĩnh đó tiếng trống trường. Trường học
làng
kia tiếng trống vào. Có những âm
thanh làm phá tan cái yên tĩnh, nhưng cũng có những âm thanh nếu ta
khéo sử dụng sẽ làm tăng thêm cái yên tĩnh ấy lên như tiếng võng
đưa, tiếng ru con rời rạc hay tiếng gà gáy trong thôn... chẳng hạn. Ta thấy thơ
cụ
BBL nặng về cảnh hơn về tình. Cụ nhìn cảnh chung quanh cụ mà vẽ nên
bức tranh như người chụp ảnh, có sao ghi vậy. Thỉnh thoảng cụ điểm
thêm tí màu sắc, tí âm thanh mà thôi. Nhìn chung, bức tranh cụ vẽ có
tính cổ điển, thiếu sáng tạo, nhưng rõ ràng đây là một bức tranh
tuyệt đẹp. Nếu bài thơ
của
cụ có thêm hình ảnh và âm thanh của chiếc võng đưa thì ta có thể đưa
vào cái yên tĩnh này gợn lên một chút ĐỘNG của TÌNH. Ta có thể
điểm vào bức tranh hè kia hình ảnh đầy khêu gợi nhưng chân phương của
một cô thôn nữ nằm đưa võng để lộ những phần da thịt trắng nuột nà
nửa kín nửa hở của đôi chân mỗi khi cô dang chân rộng một cách hớ
hênh để đu đưa chiếc võng nhanh hơn. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên
trán, những sợi tóc mây dính trên da mặt ửng hồng vì nóng. Hơi thở
phập phồng căng tràn nhựa sống dưới lớp yếm hồng, vô tình không che
hết bụng. Những tiếng võng đua như làm tăng thêm cái không gian yên
tĩnh và như dể mặc chàng trai đa tình đang lén lút nhìn trộm cô thôn
nữ ngủ trưa. Trong cái trưa hè oi ả đó, chỉ một chút hình ảnh đó, ta
có thể thấy cái “động” trong lòng người trai trẻ và gắn cho cảnh
vật ấy thêm một chút TÌNH. Tiện đây, để
làm bớt cái nóng oi ả của trưa hè, ta hãy cùng nhau nói một tý về
CÁI VÕNG nhé. Hãy nghỉ ở đây để hứng chút gió của đồng nội hay phe
phẩy chiếc quạt mo rồi làm một hơi điếu cầy trước khi ta tiếp tục hành
trình vào khung trời nóng bỏng của mùa hè. Nói đến chiếc võng, là
nói đến hình ảnh đặc trưng của quê hương ta. Nếu ta chỉ nói đến cô
thôn nữ nằm trên võng đu đưa trong buổi trưa hè thì quả thật không
đủ . Ta hãy nhìn thêm hình ảnh của bà mẹ ru con hay bà ru cháu. Nhân đọc bài
thơ
của cụ BBL về cái võng tôi cũng xin mượn tạm vài ý của cụ sau
đây: Cái võng là
cái
nôi của trẻ sơ sinh, là cái đu của trẻ nhỏ, là cái giường của
người lớn ngả lưng, là nơi phát xuất ra những tiếng ru con của tình
mẫu tử. Nó cũng là chứng nhân của những vui buồn, chia ly, đoàn tụ.
Nhưng cái độc đáo nhất của võng vẫn là những bài ru con đã gắn
liền với nó như bóng với hình. Tiếng võng không thể thiếu ca dao, ru
con... Và ngược lại những lời ru con trong dân gian không thể vắng
bóng của những tiếng võng đưa. Ta say sưa Nghe tiếng
võng đưa Ru hồn mơ Trong lời thơ Dân tộc Mơ màng lắng
nghe tiếng
khóc, Của thời măng
sữa xa xôi Àø ơi... Ạ à
ời... Cót ca cót
két Muôn đời Nhịp thơ... Tiếng võng đưaCót ca cót két Trưa hè nóng
khét Bà ru cháu
say sưa... Tiếng võng đưaCót ca cót két Mẹ đi biền
biệt Chị ru em ời
ời... Tiếng võng đưaCót ca cót két Đêm dài mưa
rét Mẹ ru con mơ
màng... Dân tộc Viet NamLớn trong
tiếng võng, Dân tộc Việt NamGià trong lời ruÊm đềm theo
tiếng võng đưa Nhịp thơ dân
tộc Của thời măng
sữa xa xôi. (BBL) Bài thơ Tiếng
Võng Đưa không dừng ở đấy mà đưa ta về với những lời ca ru con ngọt
ngào của ngưới dân quê 3 miền. Ngay ở thành thị cũng không vắng
tiếng ầu ơ vang lên trong xóm, nhưng nó không làm ta xúc động bằng
những tiếng ầu ơ ở miền quê thôn dã. Theo cụ BBL, mỗi địa phương có
những điệu ru con riêng của nó, và điệu nào cũng trầm buồn, cùng
gởi gấm tâm sự của người ru vào những lời ca tiếng hát của điệu ru
con. À ời... cái
ngủ
mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy
ruộng sâu
chưa về Bắt được con cá rô trêNắm cổ lôi về
cho cái ngủ
ăn... Lòng như dâng
cao
niềm cảm xúc với những điệu ru miền Bắc. Ta lại được tiếp nối niềm
cảm xúc ấy bay xa tới một thôn xóm xa xôi miền Nam trù phú, ruộng
đồng thẳng cánh cò bay : Ầu ơ... gió
đưa
cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay!Những lời ru
con
không phải chỉ để đưa đứa bé vào giấc ngủ, mà người ru còn gửi vào
mây vào gió, vào những oi ả của trưa hè, vào ánh trăng khuya hay
đêm đông lạnh lẽo những lời tâm sự của lòng mình. Anh đi đằng
ấy xa
xa Để em ôm bóng
trăng tà
năm canh, Nước non nặng
một lời tình, Nhớ ai, ai có
nhớ mình hay
không? (BBL) Tiếng hát lời
ru
như quyện vào với võng, vào hồn người từ thuở lọt lòng, và cũng
lớn lên trong tiếng võng đưa. Ai đó, khi phải xa quê hương, khi nghe
lại tiếng võng đưa với lời ru êm dịu ngọt ngào từ thôn vắng thì hình
ảnh người đàn bà VN đảm đang được hiện ra rõ nét. Và cũng buồn
thay, chàng trai nào đó đi xa, nay trở lại nơi xưa với bao ước vọng
được người yêu đáp lại những câu thề non hẹn biển trước lúc ra đi,
thì nay hoàn cảnh đã đổi thay, nàng đang nằm ru con với tiếng võng
ngày nào. Bước chân vào
ngõ tre làng, Lòng buồn
nặng trĩu nghe
nàng ru con, Bước lên thềm đá rêu mònLòng buồn
nặng trĩu nghe
buồn võng đưa. (BBL) Thôi nhé, ta
hay
tạm ngừng ở đây. Đoạn thơ này buồn quá. Mong các bạn đọc đoạn này
xong sẽ thấy yêu cái tiếng võng đưa kẽo kẹt, yêu nó như yêu âm
thanh tiếng Việt, yêu tiếng mẹ ru êm đềm, và yêu nhà thơ BBL hơn. Các bạn đã
rời
khỏi chiếc võng chưa? Thôi ta lại lên đường nhé! Sau cụ BBL,
ta
lại thưởng thức thêm cái hè óng ả của làng quê qua nữ sĩ Anh Thơ.
Làng của nữ sĩ Anh Thơ cũng ở miền Bắc nước ta. Nhà thơ Anh Thơ cũng
không thoát ra được những hình ảnh có tính biểu tượng của trưa hè như
cụ BBL. Cũng bà già nằm đưa cháu ngủ, với tiếng võng đu đưa, với
hình ảnh con ruồi, con chuồn chuồn, những đường đê vắng bóng người
cùng những tiếng nhạc đồng quê... Chúng ta cùng
lắng nhìn và cùng lắng nghe bức tranh trưa hè của thi sĩ Anh Thơ nhé.
Ta hãy so sánh bức tranh này với bức tranh của cụ BBL xem sao. Trời trong
biếc
không qua mây gợn trắng Gió nồm nam
lộng thổi cánh
diều xa. Hoa lựu nở
đầy một vuờn
đỏ nắng, Lũ bướm vàng
lơ đãng lướt
bay qua. Trong thôn
vắng,
tiếng gà xao xác gáy, Các bà già
đưa võng hát,
thiu thiu... Những trẻ con
ngồi buồn lê
bắt chấy Bên đàn ruồi
rạc nắng hết
hơi kêu. Ngoài đê
thẳm,
không người đi vắng vẻ, Lũ chuồn
chuồn giỡn nắng
đuổi nhau bay. Nhưng thỉnh
thoảng tiếng
nhạc đồng buồn tẻ Của vài người
cưỡi ngựa
đến xua ngay. Cả hai bài
thơ
về trưa hè đều hay như nhau. Những hình ảnh, màu sắc giống nhau. Thơ
BBL ta thấy có những độc đáo về cách cụ làm nổi bật lên được cái
yên tĩnh của trưa hè. Yên tĩnh mà không buồn chán bởi những tiếng
diều, tiếng đồng rời rạc... , và tiếng trống trường. Tiếng trống
trường, một nét chấm phá cuối cùng để đưa người thưởng ngoạn, hoặc
đi sâu thêm vào cái yên tĩnh tuyệt đối hay ngược lại cũng là tiếng
đánh thức người xem ra khỏi cái yên tĩnh đó. Nhà thơ Anh Thơ cũng
thế, với tiếng người cưỡi ngựa để đem ta ra khỏi cái lung linh huyền
ảo của bức tranh quê trong buổi trưa hè. Nay tôi lại
giới
thiệu với các bạn một nhà thơ khác: Trần Trung Phương (TTP). Nhà thơ
này tôi mê từ thuở học trò (tiểu học). Tôi đã từng chép thơ ông
và tôi cố thuộc thơ ông. Chúng ta hãy đi vào buổi trưa hè của nhà
thơ này nhé : Trưa mùa hạ
nắng
gay nắng gắt Vạc than hồng đang bắt lửa rơiHàng cây đứng
lặng căm
trời Giàn hoa cũng
chẳng muốn
cười buổi trưa Gió ích kỷ
không
đùa với lá, Mây chẳng
buồn giong dả đi
chơi. Đường xa vắng
ngắt bóng
người; Ve sầu bực
bội cất lời
thở than. Trên cát
trắng
hoa soan chói đỏ, Mặt hồ xanh
ngóng gió nằm
im. Ngang trời
không một bóng
chim, Trưa hè vạn
vật im lìm ngủ
say Cái hay của
TTP
là ta thấy nhà thơ đã “nhân cách hóa“ cảnh vật nên ta thấy cảnh
vật như chính là ta. Ta và cảnh vật hòa nhịp trong nhau. Ta cùng nóng
với vạc than hồng, ta uể oải cùng mây đến chẳng buồn bay, ta căm
trời cùng với hàng cây, ta bực bội cùng với ve sầu... Đọc thơ TTP ta
thấy trong thơ ông có cái tình cảm của ông chứ không chỉ đơn thuần
chụp ảnh hay chỉ vẽ lên một bức tranh như hai cụ BBL và Anh Thơ. Ta thấy bức
tranh
của ông hiển hiện bóng dáng chúng ta trong đó. Cảm xúc của tác giả
cũng là những cảm xúc của chính ta. Cái yên lặng ông tả cũng có
những chất liệu cổ điển nhưng nó sống động hơn nhiều vì nó gần với
ta như ta có thể rờ mó được cái yên tĩnh ấy. Tôi thích thơ TTP từ
thuở nhỏ vì cái tính giản dị và trong sáng trong thơ ông. Tôi sẽ cùng
các bạn trở lại nhiều lần nữa với nhà thơ này. Các bạn sẽ yêu
thich ông ấy như yêu cái tuổI thơ ngày nào. Ta lại nghe
nhà
thơ TTP diễn tả trưa hè dưới một khía cạnh khác nhé : Mặt trời đứng
giữa mây xanh Rắc tàn hoa
đỏ xuống cành
hoa soan. Ve sầu khiếp
nắng kêu
ran... Con chim ngái
ngủ vội vàng
bay cao. Bóng dừa chốn
dưới cầu ao, Con gà xõa
cánh ẩn vào
bụi tre. Trưa nay, một
buổi trưa hè, Cánh đồng luá
chín vàng hoe
nắng vàng. Các bạn có
thấy
cái hay của thơ TTP không? Bất cứ vật gì, dù cho là thời gian hay
không gian trừu tượng Ông cũng gắn vào đó một “chất người“. Các bạn có
muốn
tiếp tục rong chơi nơi đất Bắc để thưởng thức mùa hè của nơi đây hay
không? Hay các bạn muốn đổi không khí bằng cách ta đáp chuyến xe lửa
tốc hành vào Huế để ngắm nhìn thành phố này dưới cái nắng gắt gao
như thế nào. Miền Nam mưa nắng hai mùa, lạnh không lạnh quá, nóng
không nóng ghê nên ta hãy đến thăm miền đất hiền hòa đó sau vậy. Nay chúng ta
hãy
dừng chân trên thành phố Huế để ngắm nhìn cái sinh hoạt hè của nơi
đây nhé. Huế có muôn vàn thứ để xem, để chiêm ngưỡng, nhưng chúng
ta hãy cùng giới hạn trong cái cảnh HÈ thôi. Ta hãy đi theo nhà thơ
Nam Trân : Lửa hạ bừng
bừng cháy, Làn mây trốt
trốt bay. Tiếng ve rè
rè mãi Đánh đổ giấc
ngủ ngày. Đường sa it
người
đi, Bụi cây lắm
kẻ núp, Xơ xác quán
nước chè, Ra, vào người
tấp nập. Phe phẩy
chiếc
quạt tre Chú nài ngồi
đầu voi Thỉnh thoảng
giơ tay bẻ Năm ba chùm
nhãn còi. Huê phượng
như
giọt huyết, Dỏ xuống phủ
lề đường, Mặt trời gay
gay đỏ Nhuộm đỏ góc
sông Hương. Hay thì hay thật, nhưng vẫn chưa thấy đủ nóng bằng chỉ mấy chữ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến : Cái nóng nung
người, nóng nóng ghê. Ta hãy cùng
nhà
thơ Nam Trân hưởng cái thú “Trăng hè” của đất thần kinh cổ kính này. Trời nóng băm
bốn độ. Đèn sao khắp
đế đô, Mặt trăng
vàng trỏn trẻn Nấp sau nhánh
phượng khô. Ba dịp cầu
Trường
Tiền Đứng đầy
người hứng mát Ngọn gió
Thuận An lên, Áo quần kêu
sột soạt. Đủng đỉnh chiếc thuyền nanQua, lại bến
sông Hương... Tiếng đờn
chen tiếng hát, Thánh thót điệu Nam BườngHai tay xách
hai
vịm, Một vài mụ le
te, Tiếng non rao
lảnh lói, Chốc chốc:
”ai ăn chè”. Thôi ta tạm
dừng
ở đây, không nói về Huế nữa, có dịp ta sẽ có bài riêng về Huế.
Huế thơ mộng, Huế làm ngẩn ngơ những chàng học trò xứ Quảng ra thi.
Ta không thể rời bỏ Huế nhanh như thế. Ta sẽ dành cho Huế một cái gì
đặc biệt hơn. Ta tạm xuôi tí về phía nam để nghe nhà thơ Chế Lan Viên
(CLV) nói về cái trưa hè nơi ông ở, Bình định. Trưa quanh
vườn
và võng gió an lành Ngang phòng
trưa, rũ hồn
nhẹ cây xanh, Trưa quanh
gốc, và mộng
hiền của bóng Bỗng run
theo... lá... run
theo nhịp võng Trưa lên trờị
và xanh thẳm
bầu trời, Bỗng mê ly,
nằm thấy,
trắng, mây trôi... Trưa! một ít
trưa lạc vào
lăng tẩm Nhập làm hồn
những tượng
xưa u thảm. Trưa, theo
tàu bước xuống
những sân ga Dựng buồn lên
xa gửi đến Muôn Xa.... Nhà thơ CLV
chắc
là có nhiều tình cảm với dân tộc Chiêm thành nên trong thơ ông luôn
có cái u uẩn của một người mất nước. Ông tiếc thương và luôn tha
thiết với hình bóng quê hương cũ đã có một thời oanh liệt. Cũng như bức
tranh trưa hè. Đêm hè cũng có những sinh hoạt quen thuộc ở thôn quê.
Khi nói đến đêm hè thì phải có ánh trăng khuya. Dưới ánh trăng,
những cụ già ngồi trên chõng giữa sân, vài đứa bé đùa nghịch quanh
ông, vài con chó thơ thẩn hay lười biếng nằm thiu thiu ngủ trước sân
thềm, hay ngọn đèn dầu leo lắt trong gian nhà tối... Tại nhà ngang
chàng và nàng cùng giã gạo và thỉnh thoảng vang nhẹ, lẫn trong tiếng
giã đều đều, những tiếng cười rúc rích nửa thanh cao nửa trần tục.
Ngoài ngõ giếng, những cặp trai gái ra giếng làng ở đầu đình múc
nước gánh về. Nơi giếng ấy đã nẩy sinh biết bao nhiêu mối tình thầm
kín, bao nhiêu thành tựu, cũng bao nhiêu tan vỡ. Vài tiếng vạc
xa
xa vọng về. Thỉnh thoảng trên trời điểm vài ngôi sao rơi. Đàn đom đóm
lập lòe, chập chờn bay lượn bên khóm cỏ, bờ ao. Trong cảnh yên tĩnh
và nên thơ ấy, cách giếng không xa lắm, có ai để ý đến một cặp
trai gái, đang đứng bên nhau, dưới lũy tre màu đen sẫm? Họ đứng sát
lại mỗi lúc một gần thêm, để rồi có hai mà tưởng như thành một.
Tiếng họ thì thầm nhẹ hơn lá tre đang rụng. Cảnh vật chung quanh vắng
lặng như tờ. Theo cơn gió nhẹ, chị Hằng trên cao, tò mò vén bức màn
tre, chiếu tý ánh sáng vào nhìn trộm hai người. Chị vội vàng khép
lại, đôi má ửng hồng. Không gian
như
ngừng thở. Gió vẫn rì rào, trăng vẫn thảnh thơi. Chị Hằng dường như
còn đang lúng túng với hình ảnh vừa thấy, quên vẩy chút ánh sáng
xuống con đường làng ngoằn ngoèo uốn khúc. Chị còn nghe vẳng vẳng
bên tai : Hoa lá ngây
tình
không muốn động Lòng em hồi
hộp, chị Hằng
ơi... (Hàn Mạc Tử) Chỉ thốt lên
được vài câu như thế, tiếng người thôn nữ dường như tắt lịm trong
đêm. Những cảnh hẹn hò thầm kín này xẩy ra đây đó trong xóm làng VN
từ cái thuở người thôn nữ còn mặc váy sồi đen, với sợi thắt lưng
điều, yếm hồng với nón quai thao, sợi dây “tích bạc“ dắt cạp váy
lủng lẳng bên hông. Có phải đấy cũng là hình ảnh đặc trưng của
thôn quê ta vào những đêm trăng, nhất là vào những ngày mùa gặt
hái không nhỉ? Ta hãy trở
lại
với đám đông, với tiếng cười đùa của các chị em gánh nước về nhà.
Trên đường, theo sau là những chàng trai đưa lời ong bướm. Những câu
ca dao, câu vè, hay câu đố được đem ra tranh tài cao thấp. Tiếng cười
có khi ròn tan, có khi nũng nịu trữ tình. Vài con trâu trở về chuồng
muộn. Theo sau trâu, bác nông phu đeo cầy, thủng thỉnh ghé giếng rửa
chân. Con nghé nghển cổ nhìn sao lấp lánh. Thỉnh thoảng đâu đó, tiếng
chó sủa trăng vang trong xóm tối. Vài con chim ăn đêm buông những
tiếng kêu rời rạc. Ta hãy thưởng
thức những vần thơ của thi sĩ Đoàn Văn Cừ : Tiếng võng
trong
nhà kẽo kẹt đưa, Đầu thềm con
chó ngủ lơ mơ. Bóng cây lơi
lả bên hàng
dậu, Đêm vắng,
người im, cảnh
lặng tờ. Ông lão nằm
chơi
ở giữa sân, Tầu cau lấp
loáng ánh
trăng ngần, Thằng cu đứng
vịn bên thành
chõng, Ngắm bóng con
mèo quyện
dưới chân Bên giếng,
dăm
cô gái xứ quê Từng đàn vui
vẻ rủ nhau
về, Trên vai nặng
trĩu đôi
thùng nước, Kĩu kịt đi
vào lối cổng tre. Trong xóm giờ
lâu quá nửa đêm, Tiếng chày
giã gạo đã
ngừng im, Trăng tà hạ
xuống ngang
đầu núi, Đom đóm bay
qua giải nước
đen. Tiếng ốc trên
chòi rúc thiết tha, Gió lay cót
két rặng tre
già, Sao trời từng
chiếc rơi
thành lệ, Sương khói
bên đồng ủ bóng
mơ. Đất nước ta
đẹp
đẽ quá, đẹp từ góc phố, đẹp từ góc làng. Đất nước chúng ta như
gấm như hoa. Con người chúng ta lớn lên trong tình nhân bản, lấy con
người làm gốc. Đất nước chúng ta dù có khó khăn đến đâu, với
những con người ấy, với mảnh đất linh thiêng ấy, chúng ta sẽ có thanh
bình như những đêm hè và sẽ tồn tại, bền vững như bước chân dựng
nước và giữ nước của tiền nhân. Chúng ta vẫn mong ngày ấy sớm trở
về trên quê hương chúng ta. Ta xoay qua
một
vài hình ảnh khác của mùa hè nhé. Nói đến hè,
hình
ảnh mà ta dễ tìm thấy nhất vẫn là những ngày thần tiên của tuổi
học trò: Nghỉ hè. Trong chúng ta, hỏi ai không thích nghỉ hè. Học trò
nhỏ cũng thích, học trò lớn cũng thích. Người lớn như chúng ta cũng
thích (chỉ trừ “nghỉ việc” (lay off)). Ba tháng nghỉ
hè,
đối với học trò, đây mới thật là mùa xuân. Ta hãy trở lại với
mái truờng xưa trong những ngày sắp nghỉ hè. Bạn bè đưa nhau vội vã
những cuốn “lưu niệm” để ghi lên đó những kỷ niệm, những nhớ nhung
quyến luyến. Những cánh hoa phượng được gài vào cuốn sổ, những tấm
hình trao nhau vội vã, với những giòng chữ thân thương “Đừng quên nhau
nhé“ và cùng hẹn gặp lại nhau trong niên học tới. Những bức thư tình
cũng được trao nhau ngập ngừng. Mối tình đã được ôm ấp trong bao
tháng, nay đã đến lúc phải ngỏ lời. Can đảm lên, đôi khi dù chỉ “một
lần cuối, một lần cuối cùng rồi thôi ...” như tiếng nhạc lòng
của Vũ Thành An. Ta hãy nghe nhà thơ Xuân Tâm diễn tả sự vui mừng của ông đến chừng nào khi biết ngày học hôm nay là ngày cuối cùng của niên học để bước vào thời gian nghỉ ngơi, đùa nghịch. Sung sướng
quá,
giờ cuối cùng đã hết, Đoàn trai non
hớn hở rủ
nhau về. Chín mươi
ngày nhảy nhót ở
miền quê, Ôi tất cả mùa
xuân trong
muà hạ. Còn cái gì sung sướng cho bằng khi những cậu học trò làng lên tỉnh học, nay được về sống với cha mẹ, anh em thân thương. Về với ruộng đồng, về với những cảnh vật cùng những sinh hoạt thôn quê mà chàng trai đã phải tạm xa. Với những con sông uốn khúc quanh làng, chàng trai sẽ cùng chúng bạn bơi lội, nô đùa. Chàng sẽ tha hồ hưởng những hương vị của cây trái. Những chùm nhãn vàng óng ả như mời chào, quả mít chín tỏa hương thơm quyến rũ, chùm khế ngọt đong đưa, mấy trái ổi chín... như đợi chàng nếm thử. Cô hàng xóm nho nhỏ ngày nào nay vừa chớm lớn, bắt chàng trèo lên cây muỗm đầu ngõ hái quả để cô em ăn với muối ớt, nhăn mặt vì chua. Và để rồi những mối tình thầm kín phát sinh, tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Trong khoảnh
khắc
sách, bài là giấy cũ, Nhớ làm chi,
Thầy mẹ đợi
em trông. Trên đường
làng huyết
phượng nở thành bông, Và vườn rộng
nhiều trái
cây ngon ngọt. Nhà thơ Trần Trung Phương vui chơi với mùa nghỉ hè của ông : Năm năm đến
vụ
hè Về đón gió
đồng quê, Chiều chiều
ra ao tắm Tối thả diều
trên đê Sáng dậy ra bờ aoXem gió rỡn
nắng đào, Nghe gió đồng
khẽ thổi Tàu lá chuối
lao xao Nhớ những
buổi
đi câu, Anh nắng dài
bên cầu; In đáy hồ
trong vắt Bóng cây si
gội râu Có những buổi
chiều vàng, Một mình đi
lang thang, Mơ màng nghe
tiếng hát Trẻ chăn trâu
trong làng Có những hôm
mưa
to, Xem lá tre
thả đò; Ngồi trên
dòng nước đỏ Tôi làm bao
nhiêu thơ Năm nay lại
nghỉ
hè Nghe tiếng
gọi đồng quê Bao cảnh trời tươi đẹpQuyện hồn tôi
say sưa. Không phải
mùa
hè đều đẹp cho tất cả mọi người. Mùa hè cũng còn là những buổi
chia tay bịn rịn, nhớ thương, đôi người cách biệt dù chỉ trong ba
tháng.
Những cánh thư hồng, thư xanh mực tím gửi đến nhau phất phới. Trong những
cánh
thư này người ta thổ lộ tâm tình và cũng lẫn những lời xin lỗi khi
sắp sửa chia tay: Hôm nọ em biếng họcKhiến cho anh
bất bình, Khẽ đánh em
cái thước Vào bàn tay
xinh xinh... Giận anh em ủ rũTừ hôm đó mà
đi, Anh hỏi em
không đáp Anh cười em
ngoảnh đi... (Nguyễn Xuân
Huy) Những bức thư
như
thế được chuyển đi. Và rồi, với những ngày vui trước mặt, lòng
người cũng dễ thứ tha. Hôm nay em đã
cười Nũng nịu đến
“xin lỗi” Được thể anh
làm cao “Sao em không
giận mãi” Nhưng hỡi ôi! mùa hè cũng là mùa thi cử. Thi ơi là thi, thương mi làm chi. Bao nhiêu tiếng cười đắc thắng, và cũng bên cạnh đó bao tiếng cười gượng gạo hòa trong nước mắt. Rong chơi mãi, rồi cũng chán, rồi lại nhớ trường, rồi nhớ bạn, nhớ thầy. Mong mãi sao
không chóng hết hè! Nghỉ nhà chơi
mãi cũng buồn
ghê! Sớm không
thầy học, chiều
không bạn Không khí
quanh tôi thở
nặng nề! Tôi muốn
trông
ngay thấy bóng trường Và bao bạn học của tôi đươngChuyện trò
hớn hở vui chân
bước, Tiếng guốc
khua vang khắp
vỉa đường. Tôi quên sao
được lớp tôi ngồi, Ánh sáng xiên
vào một ít
thôi Có bóng cây
bàng che mát
rượi, Trên cành ríu
rít tiếng chim
vui. Tôi nhớ những
ngày dưới bóng cây Nô đùa cùng
mấy bạn thơ
ngây, Đánh chuyền,
ca hát, cười,
reo, nhẩy Hay đứng sân
trường nhá
bánh tây Hôm nay chợt
nhớ
đến trường tôi Thấm thoắt
chơi rong một
tháng rồi. Còn tháng
rưỡi hè, lâu
quá nhỉ ! Ai quay trái
đất gấp dùm
tôi. (TTP) Kỉ niệm rõ
nhất
của mùa hè vẫn là kỷ niệm của tuổi học trò. Mà tuổi học trò
không phải chỉ biết đùa nghịch, mà còn là tuổi của mơ mộng, của
những lý tưởng cao đẹp lấp biển vá trời, của những hình ảnh tương
lai cao chất ngất. Và điều đáng nói nhất, ấy là tuổi của yêu đương,
của chinh phục. Tuổi của buồn, của vui trước những mối tình thầm kín.
Thời gian
thấm
thoắt trôi mau. Nay tôi chưa già, nhưng không còn trẻ nữa (hưu non) để
có những mơ mộng viển vông. Nghĩ lại thời xa xưa ấy thật buồn cười
với những ngô nghê vụng dại, nhưng cũng thật dễ thương. Dù sao, đấy
cũng là kỷ niệm đáng nhớ của một đời người. Tôi biết trân quý
những kỷ niệm đó và ôm ấp nó như ôm ấp một người tình. Tôi đã
từng âm thầm lê bước trong đêm khuya qua cửa "nhà tôi" (cô
Hàng Xóm) và chỉ để mong được nhìn chút ánh đèn nơi nàng đang học leo
lắt hắt ra qua khe cửa sổ. Giản dị thế thôi! Thế thôi, nhưng không
thể thiếu cái ánh sáng ấy vào những đêm hè tôi không ngủ được vì
nhớ nhung. Thời đó tôi đã có những lần ước mơ được nàng kề đầu vai
tôi khẽ hát những bản tình ca quan họ “người ơi, người ở đừng về...” Sống nơi quê người, hình ảnh quê hương vẫn là những hình ảnh sống động nhất và có một sức mạnh mãnh liệt nhất để cuốn hút ta vào, và cuốn ta về với tình tự quê hương. Một hình ảnh, một âm thanh hay một mầu sắc nào đó, đều có thể đem ta về kỉ niệm, nhất là kỉ niệm của thời thơ ấu hay kỉ niệm của quê hương. Mưa (Thư gửi T1)
Anh
T1 thân mến, Mấy
hôm nay San Jose mưa kéo dài đến mấy ngày. Ngoài trời mưa vẫn đổ,
mây xám đen nặng trĩu vẫn đang vần vũ bay. Mưa nặng hạt dần. Tôi
ngồi một mình bâng khuâng nhìn qua cửa sổ. Hoa trắng trên cây mận
đang rung rinh trong gió và run rẩy dưới những hạt mưa đang trút xuống.
Vài cánh hoa như không thể níu được cành, buông mình rơi xuống đất,
lẫn trong đám lá khô. Không hiểu tại sao, những cơn mưa làm lòng
người trùng xuống đến như thế, trùng xuống hơn cả những ngày âm u
của mùa thu, ngồi nhìn lá vàng rơi. Ấy
thế, mưa không phải chỉ là hình ảnh của ảm đạm u buồn đâu nhé, mà
đôi khi mưa lại chính là cơ hội để mọi người nghĩ đến nhau, tìm đến
nhau dù có khi chỉ trong thương nhớ mơ hồ như hình ảnh của "cô
hàng xóm"â trong thơ Nguyễn Bính. Nhà
nàng ở cạnh nhà tôi Cách
nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn Hai
người sống giữa cô đơn Nàng
như cũng có nỗi buồn giống tôi Cách
nhau có dậu mùng tơi Thế
nào tôi cũng sang chơi thăm nàng. Tôi
chiêm bao rất vội vàng
Có
con bướm trắng thường sang bên này Bướm
ơi bướm hãy vào đây Cho
ta hỏi nhỏ câu này chút thôi ...
Tầm tầm trời đổ cơn mưa, Hết
hôm nay nữa là vừa bốn hôm ...
Cô đơn buồn lại thêm buồn Tạnh
mưa bươm bướm biết còn sang chơi...
Rồi
trong nhưng câu thơ của Huy Cận như : Đêm
mưa làm nhớ không gian Lòng
run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Anh
thấy Huy Cận không nói đến nhớ người yêu nhưng Huy Cận nhớ đến
không gian người yêu đang ở, ấy chính là Huy Cận đang nghĩ và nhớ đến
người mình yêu vậy. Tất
nhiên, cái buồn, cái nhớ, cái thương đến từ mọi phía, không phải chỉ
đến từ mưa. Như theo Xuân Diệu thì ông còn có những nỗi buồn chợt
đến chỉ vì những thương nhớ vu vơ, chỉ vì trời nhẹ lên cao hay vì cái
êm êm của một buổi chiều hay có khi không biết vì sao mình buồn nữa. Hôm
nay trời nhẹ lên cao Tôi
buồn không hiểu vì sao tôi buồn ...
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều, Lòng
không sao cả, hiu hiu khẽ buồn Thế nhưng cái buồn do trời
mưa đem tới thì thật rõ rệt và đôi khi thật là da diết chứ không chỉ
"hiu hiu khẽ buồn" như trong thơ Xuân Diệu. Anh
có biết bản nhạc Phố Buồn của Phạm Duy không nhỉ? Bài này
chắc được viết vào giữa thập niên 50 (1955 hay 56 gì đó). Bản nhạc
này một thời được đón nhận một cách nồng nhiệt ở Sài gòn. Trong
bài hát có những đoạn như : Hạt
mưa, mưa rơi tí tách, mưa yêu áo rách, yêu đôi sát nách, mưa ngưng
không đành. Hạt
mưa, mưa như muốn trách sao ta chạy quanh?ø Nhìn
vào khe song, trông anh ốm yếu ho hen
Một
ngày công lao không cho biết đến hương đêm
Mưa vẫn rơi êm đềm và chỉ làm phố buồn thêm Cách
đây mấy chục năm tôi không được nghe ai hát lại bài này nên chẳng
thuộc, chỉ nhớ lõm bõm vài câu mà biết chắc rằng không đúng thứ
tự trước sau. Nhưng nhớ hay quên, đúng hay sai, cái âm hưởng của bài Phố
Buồn vẫn làm tôi buồn lắm, buồn hơn bất cứ bài mưa nào. Anh
có kỉ niệm nào về mưa không? Một chuyện tình cờ dính líu tới mưa
chẳng hạn? Ở VN anh có bao giờ ngồi nghe mưa rơi trong đêm vắng, hay
anh ngồi nhìn mưa chạy trên mái nhà, hay ngắm bóng cây si trong sân
trường phủ mờ trong nước để nghĩ đến người bạn gái yêu thương, mà
bây giờ có thể anh đã quên tên... Anh có nghe những hạt mưa rơi lõm
bõm rơi từ mái hiên nhà, hay tiếng "loong boong" trên chiếc
chậu thau hứng nước hay tiếng rào rào trên mái tôn. Mưa không những
chỉ buồn về cảnh vật mà buồn về cả cái âm thanh của nó nữa.. Với
tôi ư? Tôi hẳn phải có kỉ niệm anh ạ. Lần đầu tiên tôi đến thăm
"nhà tôi" khi chúng tôi vừa mới quen nhau, lại vào một buổi
chiều mưa. Một sự tình cờ thú vị làm chúng tôi nhớ mãi, đó là khi
tôi vừa bước chân vào nhà "nàng" thì trên đài phát thanh
cho hát bài Em đến thăm anh một chiều mưa của Tô Vũ. Tôi chỉ
cần đổi một tý từ "Em đến thăm anh" thành "Anh đến
thăm em" là hợp cảnh rồi. Và cũng từ đó, những ngày kê tiếp
"anh" đến thăm "em" để : Quên niềm cay đắng và quên
đường về. (Vờ
cay đắng thôi, còn quên đường về thì đôi khi có thật). Có
những hôm, tôi phải trú mưa đứng đợi người yêu tại một mái hiên
nào đó. Khi tới, nàng run rẩy vì ướt, chiếc tay giá lạnh đan quấn
vào nhau. Lúc đó tôi nắm tay nàng để truyền cho nàng một chút hơi
ấm và như muốn gửi đến nàng tất cả tình yêu nồng cháy của mình.
Cái nắm tay rất nhẹ ấy, nó vừa thanh cao, vừa quyến luyến làm sao.
Có tiếng YÊU nào mà ta có thể nói cho nhau nghe lại đằm thắm bằng một
cái nắm tay siết nhẹ? Trong tình yêu, tiếng nói yêu đôi khi thật dư
thừa. Trong
Nam có những cơn mưa đầu mùa rất lớn. Thuở học trò, tôi thích đạp xe
đạp dưới những cơn mưa đó. Tôi ngửa mặt lên trời để hứng lấy những
hạt mưa nặng hạt đến rát mặt. Nước mưa chảy thành dòng, chảy tỏa
trong thân thể tôi. Cái mát ban đầu dần dần biến thành lành lạnh,
rồi cái lành lạnh ấy, cứ thấm dần thấm dần vào da thịt mình, cho
đến khi rùng mình, tôi mới biết mình đã lạnh lắm rồi. Cũng
có hôm tôi đứng trú mưa, không phải vì sợ mưa, mà vì trong hàng hiên
ấy có bóng dáng cô học trò cùng lứa tuổi với mình. Đứng dưới hàng
hiên cùng người "đẹp" thật là một niềm vui, dù chỉ là đứng
chung trong một khoảng không gian nhỏ bé để cùng nhìn mưa rơi và nhìn
bong bóng chạy. Tôi chẳng bao giờ dám làm quen dù rằng rất muốn. Khi
người con gái ấy ra đi khi cơn mưa vừa tạnh, lúc đó tôi thấy như có cái
gì bâng khuâng, mất mát. Nếu cô ấy ngoảnh nhìn tôi, tôi sẽ vội
ngoảnh mặt đi chỗ khác vì tôi sợ cô ta biết rằng trước đó, tôi đã
nhìn trộm cô ấy mấy lần. Cái tuổi học trò sao nó dễ thương và khờ
khạo đến thế. Biết đâu cô ấy chẳng muốn mình làm quen anh nhỉ ? Nếu
anh được lớn lên ở miền Bắc, chắc chắn anh đã từng yêu thích những
bến đò. Bến đò đã từng là hình ảnh gợi sự xúc cảm của bao nhiêu
thi nhân. Cảnh mưa tại bến đò thì cái buồn nó tăng lên nhiều lắm. Tre
rũ rợi ven bờ chen ướt át Chuối
bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa Và
dầm mưa dòng sông trôi rào rạt Mặc
con thuyền cắm lái đậu trơ vơ Trên
bến vắng, đắm chìm trong lạnh lẽo Vài
quán hàng không khách đứng xo ro, Vài
bác lái ghé buồm vào hút điếu Mặc
bà hàng sù sụ sặc hơi ho Ngoài
đường lội họa hoằn người đến chợ
Thúng
đội đầu như đội cả trời mưa Và
họa hoằn một con thuyền ghé chở Rồi
âm thầm, bến lại lặng trong mưa Tôi
thấy thi sĩ Anh Thơ đã nhân cách hóa cảnh vật để cùng
"Người" chia sẻ tâm sự u buồn của một ngày mưa: Tre thì rũ
rượi, chuối cũng bơ phơ. Những hình ảnh bến đò dưới cơn mưa của Anh
Thơ sao nó âm u quá, gần như đến thê lương. Thôi,
anh hãy cùng tôi đi vào cơn mưa nhẹ nhàng hơn và thanh thoát hơn.
Chúng ta hãy đón nhận những hạt mưa của Huy Cận: Đêm
mưa làm nhớ không gian Lòng
run thêm lạnh nỗi hàn bao la Tai
nương nước giọt mái nhà Nghe
trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn
Nghe
đi rời rạc trong hồn Những
chân xa vắng dặm mòn lẻ loi Rơi
rơi àdìu dịu rơi rơi Trăm
muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ Tương
tư hướng lạc, phương mờ
Trở
nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe Gió
về, lòng rộng không che, Hơi
may hiu hắt bốn bề tâm tư. Những
câu thơ của Huy Cận có vẻ nhẹ nhàng hơn, chải chuốt hơn phải không?
Khi ta nghe nó, ta không bị lún quá sâu xuống trong nỗi buồn như bài
thơ của nữ sĩ Anh Thơ. Mưa của Huy Cận chỉ là cơn mưa nhỏ với tiếng mưa
nhè nhe. Rơi
rơi dìu dịu rơi rơi Trăm
muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ
Chính
vì mưa nhẹ như thế nên nhà thơ Huy Cận mới : Trở
nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe
Và
để rồi : Gió
về, lòng rộng không che, Hơi
may hiu hắt bốn bề tâm tư. Cái
khung cảnh nhẹ nhàng ấy sao không làm lòng người mở rộng ra được và
không che cho được. Cái âm hưởng nhẹ nhàng trong sáng trong bài thơ
của Huy Cận âu cũng có lý do của nó vì nó bắt nguồn từ cái gì êm
đềm thanh thoát của những "giọt nhẹ" êm êm. Tôi
xin mở dấu ngoặc ở đây nhé. Chúng ta không bình thơ mà chúng ta chỉ
đi tìm những rung cảm với thơ và trải rộng lòng ra để thưởng thức
cái hay cái đẹp của thơ cũng như khi ta nghe và thưởng thức một bản
nhạc hay vậy. Tôi còn nhớ có một lần tôi di dự một buổi ra mắt
mấy tập thơ của ông Cung Trầm Tưởng (CTT) tại San Jose, ông CTT đã
tuyên bố rằng ông không làm thơ cho ai và cũng không yêu hộ ai. Ông
CTT có thể đúng, nhưng với riêng tôi, tôi đã rung cảm với thơ của
ông, nên ông đã làm thơ hộ tôi và ông ấy đã YÊU dùm tôi rồi đấy
chứ. Khi ta rung cảm với dòng thơ nào thì dòng thơ ấy thuộc về mình.
Tôi tự nghĩ cho vui, tôi có nên gọi ông CTT thành Cung Lầm Tưởng
không nhỉ? Đùa một tý cho vui. Hy vọng không đến tai ông ấy. Xin đóng
dấu ngoặc. Ngoài
trơi mưa vẫn bay và gió vẫn thổi. Cây thông cao đứng lẻ loi trong
vườn nhà tôi đang đu đưa với gió. Nhìn cây thông tôi chợt thấy như
nó cô đơn quá. Tôi liên tưởng đến một chàng trai đang đi dưới mưa để
nhớ đến người yêu vừa nằm xuống đêm qua trong thơ Nguyễn Bính.: Nàng
đã qua đời để tối nay Có
chàng đi hứng gió heo may Bên
hồ để mặc mưa rơi ướt Đếm
mãi bâng quơ những dấu giầy (Lòng người
trinh nữ ) Thôi, tôi không muốn đem
cái buồn của Mưa đến cho anh, mà trái lại chúng ta hãy tận hưởng
cái buồn ấy như khi ta đang thưởng thức một ly cà phê đen. Nhìn từng
giọt cà phê nhỏ giọt đều đặn xuống ly, đen đậm và quánh đặc như
những "giọt buồn" mang đầy quyến rũ đam mê. Tôi
muốn gửi đến anh một chút gì thanh bình, lắng đọng như những giọt mưa
đang rơi nhẹ từ những chiếc lá cây Trà hoa nữ trước cửa sổ phòng
tôi. Rơi
rơi dìu dịu rơi rơi Trăm
muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ
Cùng
những giọt mưa lóng lánh như kim cương đậu dọc dài theo cành cây mận.
Nó lung linh huyền ảo biết là bao. Tôi
cũng xin gửi đến anh bản nhạc "Mưa" với âm điệu vui tươi của
nhạc sĩ Văn Phụng đang vang lên như để chấm dứt bức thư này : Mưa
không muốn ai buồn Mưa
yêu nước non này Mưa
yêu mến dân cầy Mưa
cho lúa ngô hơn gạo đầy. Hà nội (Thư
gửi T4) Anh T4 thân
mến, Đúng tối ngày
mùng một tết, mở email ra đọc,
nhận được thư anh tôi mừng lắm, vội trả lời ngay. Anh có nhắc với
tôi về Hà nội, và đặc biệt về phố Triệu Việt Vương (TVV), nơi tôi
và anh đã từng là hàng xóm. Hà nội bây
giờ đã nghìn trùng xa cách. Tôi và anh
vẫn còn đây và Hà nội vẫn còn
đó. Thời gian có đi qua, cảnh vật có thay đổi, nhưng trong lòng chúng
ta, Hà nội vẫn là nơi yêu quý nhất vì nơi đó tuổi thơ chúng ta đã
một thời thăng hoa, nở rộ. Tôi xin tạm
nói chuyện với anh về Hà nội.
Chuyện phố TVV ta sẽ chia sẻ với nhau sau. Anh T4 thân, Để nhớ về Hà
nội, tôi xin giới thiệu với anh
bản nhạc "Dòng sông mùa thu" của Trần Tiến do cô
cháu ông ta là ca sĩ Trần Thu Hà (TTH) hát. Mặc dù tôi
không phải là người Hà nội và
chẳng ở Hà nội bao nhiêu lâu. Thời gian tôi ở Hà nội là những
khoảng thời gian chắp vá. Nhưng Hà nội luôn ở trong tim tôi. Thế mới
biết những kỷ niệm của thời ”ấu thơ“ nó in đậm vào tâm hồn con
người, mà cả một đời không quên. Mở đầu bài
hát, Trần Tiến viết : Ai cũng có
một mùa thu xa vắng trong nỗi nhớ,
trong kỷ niệm thiệt thà. Tiếng hát của
TTH như đưa từng lời, từng ý về
một kỷ niệm xa xưa, đưa tôi trở về từng con đường, góc phố Hà nội
mà tôi đã ở hay có dịp đi qua. Những
ngày tôi còn nhỏ, Hà nội là một khung trời
của những ước mơ dù ước mơ thật nhỏ nhoi, như được ăn ly kem Cẩm Bình
ở Bờ Hồ hay kem Hùng vương trên Phố Huế, được đôi dép cao su mới
mầu trắng hiệu con hổ, một cái đèn lồng vào dịp trung thu, dăm ba
sợi "dây chun" màu xanh đỏ kết lại với nhau. Và của những
năm tháng của tuổi mộng mơ, mơ đến những tình yêu câm nín, dại khờ
với cô hàng xóm bé nhỏ tên Phương gần nhà anh. Tôi có trở
lại thăm thành phố Hà nội cách
đây vài năm. Tôi vẫn thấy nó gần gũi như ngày nào, hôm qua hay hôm
kia thôi. Tôi không có khả năng của nhà văn hay của nhà thơ, hay là
hoạ sĩ để ghi lại những rung cảm hay suy nghĩ của mình về mảnh đất mà
đã một thời là biểu tượng của con người biết yêu người, biết yêu
thiên nhiên, biết yêu cái chân thiện mỹ của một Hà nội chưa bị ảnh
hưởng bởi những chủ thuyết ngoại lai. Hà nội chứng kiến bao nhiêu
bước thăng trầm của dân tộc: thanh bình có, chiến tranh có, vinh nhục
có, và có cả những bóc lột đến tận cùng. Huế đấy, Sài
gòn đấy, không hiểu tại sao tôi
không thấy những thành phố ấy có cái "lớn" của Hà nội,
có lẽ vì nó thiếu cái "lớn" của những kỷ niệm tuổi thơ
trong tôi. Tôi mong một
ngày nào để trở lại Hà nội lần
nữa, để chiều chiều, lững thững theo những gót chân người Hà nội,
đi để mà đi, đi để không đến, nếu đến không để gặp ai, và nếu gặp
ai thì cũng không phải để hẹn hò. Theo bước chân của người Hà nội
như theo những bước chân của người xưa, dựng nước và giữ nước, với
những vươn vai Phù Đổng. Và là đi theo bước chân của chiều dài lịch
sử ngàn năm, của nền văn hóa lấy con người và tình thương yêu làm
gốc. Tôi nghĩ về
Hà nội như thấy mình được tắm trong
dòng suối mát, như được tựa má trên lưng trần của một cô thôn nữ
mộc mạc, để "nghe" thấy mồ hôi chẩy và nếm được vị mặn
trên môi (mượn chữ "nghe mồ hôi chẩy" của cụ Bàng Bá
Lân). Với tôi, nói
về Hà nội tôi có cảm tưởng như
dùng ngàn lời cũng thiếu và một lời cũng dư. Trần Tiến viết : Thu xao xuyến
trong bàn tay ấm êm, Tôi xao xuyến
nói cười một sớm mai. Nghe đến đây,
tôi tưởng như có một người yêu
Hà nội, tôi sẽ đi bên nàng và bẽn lẽn. Tôi sẽ thấy cánh tay mình
tê buốt khi vạt áo dài của nàng, theo gió nhẹ, chạm khẽ vào cánh
tay tôi. Tôi sẽ đi và chẳng nói, tôi sẽ đếm từng bước và sẽ nghe
tiếng từng chiếc lá vàng xào xạc dưới chân. Người con gái đi bên
tôi, dáng nàng tha thướt như mái tóc dài trải sóng trên lưng. Vài
sợi tóc vắt ngang qua mặt bay bay theo chiều gió. Nàng đi trong thanh
khiết, cái thanh khiết của một hạt sương mai đọng trên cánh hoa sen
vừa chớm nở. Và để rồi : Mùa thu đi,
mùa thu trở lại, tình yêu đi qua,
mãi mãi chia lìa. Nghe buồn
quá! Cái buồn rất nhẹ nhàng thơ mộng
như thơ của Thảo Chi Bùi Mỹ Hoa : Chiều rơi
xuống phố nơi anh ở Có giọt nắng
vàng ướp chút hương, Hoa thắm phơi
mình trên thảm cỏ Chiều rơi xứ
Bắc đặc mù sương. Theo Trần
Tiến, người Hà nội còn được nghe
tiếng rù rì, êm ái của sông Hồng. Hình ảnh một chiếc thuyền nhỏ,
nhẹ lướt trên sông Hồng, để lại đằng sau sóng nước bàng bạc của
ánh trăng tan vỡ. Ngồi trên thuyền tôi như sẽ cố nín hơi thở để sợ
hơi thở của mình làm mất đi cái tĩnh mịch, làm át đi cái âm thanh của
sóng nước và tiếng khua nhẹ của mái chèo khua nước. Và nhất là làm
tỉnh giấc cô gái đang thiêm thiếp ngủ trong khoang.. Ngày thơ tôi,
tình yêu của tôi, Dòng sông mang
mùa thu về đâu. Đó là câu
cuối cùng của bản nhạc như đang mang
Hà nội của tôi về chốn xa xăm chia lìa. Mượn một đoạn
thơ của Thảo Chi như để gởi gấm
lòng mình về một mùa thu Hà nội : Em đứng đầu
sông Thả lá vàng, Lời yêu ai
nói, Khói chưa tan! Cuối sông chỗ
đó Anh còn đợi? Với cả mùa
Thu, Chiếc lá
vàng. Giọng
TTH lõng thõng theo thể nhạc Blue hay Jazz.
Cái lõng thõng, buông thả ấy như đang dìu người nghe vào sàn nhảy.
Tiếng hát của TTH như một người vũ nữ có những bước chân điêu
luyện, nhè nhẹ bước đi, hai tay buông thõng, dựa đầu trên vai người
yêu. Nghe TTH hát, người nghe còn thấy hình ảnh của một chiều thu ảm
đạm, một chiếc lá vàng bay bay trong gió mà chẳng bao giờ rơi xuống
đất, bay và bay mãi, bay không vội vàng theo từng cơn gió nhẹ. Tôi
thích TTH trong bài này, không phải cô là một ca sĩ vượt hẳn lên
những ca sĩ khác, nhưng TTH đã đưa tôi đi được thật xa và đi mãi trong
thành phố Hà nội mà những năm tháng tuổi thơ trở lại, hiển hiện
trong tôi một cách rõ ràng. Hà nội là thế
đấy. Hà nội là mảnh đất của
tuổi thơ trong tôi đang sống. Nếu hình ảnh kỉ niệm tuổi thơ của tôi
mất đi hay phai nhạt thì Hà nội cũng chỉ còn là New York hay Washington,
hay chỉ là bản nhạc nào đó tôi nghe bằng tai chứ không phải bằng
trái tim mình. Anh có nghe
bài hát "Hà nội mùa vắng
những cơn mưa" không? Anh hãy nghe một đoạn nhé : Hoa
sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp
Đường Cổ Ngư
xưa chầm chậm bước ta về. Đối với người
Hà nội, đường Cổ ngư không một
ai không biết. Như anh đã biết đường Cổ ngư là con đường chia hai hồ
Tây và hồ Trúc bạch. Chính thật tên của Cổ ngư là Cố Ngự Yểm
tức là con đê ngăn nước từ sông Hồng vào, người Hà nội gọi chệch
ra là Cổ ngư cho được êm tai hơn. Anh đã từng ăn bánh tôm ở đây
chưa? Món bánh tôm Cổ ngư đã nổi tiếng một thời. Khi tôi trở lại
Hà nội thì bánh tôm không còn ngon như tôi tưởng nữa. Tôi nhớ, hồi
còn nhỏ, ông cậu tôi thường chở xe đạp đưa tôi đến đây vào ban
đêm. Trai thanh gái lịch dập dìu, thơ mộng lắm. Thỉnh thoảng, năm thì
mười họa lắm mới được ông cậu cho ăn một ly "kem cốc", sao
nó ngon thế hả anh? Đa phần là chỉ được ăn "kem que" vừa đi
vừa mút, không mút nhanh kem chảy ra tay. Hình ảnh các bà, các cô hay
các chị quấn chiếc khăn "san" quanh cổ vào mùa xuân hay thu,
theo gió bay bay, phủ xuống bờ vai đẹp vô cùng. Phải chi người Hà
nội bây giờ ăn mặc trở lại thời đó thì đẹp và trang nhã biết bao.
Nói thế có người lại cho tôi có tính bảo thủ và thích "đồ
cổ" đấy. Hà nội mùa
này chiều không buông nắng Phố vắng
nghiêng nghiêng cành cây khô Quán cóc liêu
xiêu một câu thơ Hồ Tây, Hồ
Tây tím mờ. Một
bên đường Cổ ngư là hồ Tây. Đây là cái hồ
lớn nhất của Hà nội. Chung quanh hồ có nhiều di tích và thắng cảnh
đẹp như chùa Trấn quốc, đền Phủ Tây hồ, làng hoa Nghi tàm. Cách
chùa Trấn quốc không xa có đền Trấn võ hay Quan thánh với những cây
muỗm có số tuổi khoảng 500 năm, được trồng dưới đời nhà Trần. Đền
này nổi tiếng nhất nước ta với tượng đồng Trấn võ do dân làng Ngũ
xá đúc nên. Nơi đây tôi thường theo bà nội tôi tới lễ vào dịp đầu
tháng hay rằm, và tôi thường gặp những nhóm hướng đạo sinh hoạt
trong sân đền thật vui. Bên kia hồ
Tây, qua đường Cổ ngư là hồ Trúc
bạch. Trên hồ Trúc bạch có một ốc đảo nhỏ, trên đảo đó có đền
Cẩu nhi, thờ vua Lý Thái Tổ. Đền này đã bị bỏ hoang phế giữa một
khu thanh lịch mà cách đó không xa bên bờ hồ Tây có những căn nhà
nghỉ mát sang trọng mới được xây dựng dành riêng cho cán bộ cao cấp
của chính quyền hiện tại và những hotel lộng lẫy. Nói
đến Hà nội là phải nói đến những dấu tích của
lịch sử và văn hóa lâu đời. Nào với Văn miếu, biểu tượng cho văn
hóa Việt nam, nào chùa Một cột, biểu tượng cho thành phố Hà nội,
có từ thời Cao Biền của thành Đại la. Nói đến Hà
nội ta không thể không nhắc đến
hồ Hoàn kiếm, một đóa hoa đẹp đặt giữa thành phố với đền Ngọc sơn
với cầu Thê húc. Chắc anh còn nhớ ngay hồ Hoàn kiếm có những
chuyến "tầu điện" chạy qua, nay đã bị bỏ đi. Vào tuổi trẻ
chúng ta, anh cũng như tôi, ít nhất một lần đã đi "tầu điện"
lậu, không trả tiền. Ta lẻn từ toa này sang toa khác, hay mỗi khi tầu
ngừng ta đi xuống, khi tầu chạy ta lại theo khách leo lên. Tôi rất
thích tiếng chuông tầu điện khua leng keng mỗi khi ghé trạm. Vào ban đêm
quanh bờ hồ thật là nhộn nhịp. Ánh
đèn điện chiếu xuống hồ lấp lánh như sao. Những cây cổ thụ, cành
cây với ra thật xa và là là xuống mặt nước thật nên thơ. Ta có thể
ngồi trên ghế đá nhâm nhi gọi lạc rang hay hạt dẻ rang nóng hổi. Khu hồ Hoàn
kiếm có những con đường nổi tiếng
là phố Tràng tiền có nhiều cửa hàng sang trọng. Cuối phố Tràng
tiền là Nhà hát lớn. Nhà hát lớn Hà nội có kiến trúc theo phương
Tây, một kiến trúc đẹp của Hà nội trong thời kì Tây có mặt ở Việt
nam. Những kiến trúc của Tây để lại, theo tôi, ta cũng nên đánh giá
cao nó như một nét đẹp cổ của Hà nội và ta có bổn phận bảo quản
và duy trì như ta đã coi trọng phần kiến trúc của phố cổ "ba
mươi sáu phố phường" của chúng ta. Thành
phố Hà nội nhỏ nên tôi thường đi bộ từ TVV
nơi chúng ta ở tới bờ hồ mà không phải dùng tầu điện. Ta cứ đi dọc
theo một đoạn của Phố Huế đông đúc, khoảng nửa giờ là ta tới bờ
hồ. Trên đoạn Phố Huế này có rạp ciné Đại nam. Đi thêm vài chục
thước là tới Chợ Hôm. Đối diện với rạp Đại nam, bên kia đường là
nhà sách Xuân thu, nhà sách lớn và nổi tiếng thời bấy giờ. Hà nội có
nhiều hồ lắm, có một cái hồ mà
tôi không thể quên, đó là hồ "Ha Le", khu phố Tây,
mà nay gọi là hồ Thuyền quang thì phải, tôi không rõ lắm. Vào năm
1954, sau hiệp định Genève, người dân Hà nội chuẩn bị vào Nam, đem đồ
đạc ra bờ hồ Ha Le bán tống bán tháo để biến nơi đây thành
"chợ trời"â. Hàng ngày tôi hay ghé chợ trời, không phải để
mua mà xem người ta buôn bán. Kẻ mua người bán tấp nập. Cuối cùng,
trước ngày gia đình chúng tôi vào Nam, tôi mua hai cuốn sách, dó là
cuốn Tấm Lòng Vàng của Nguyễn Công Hoan và tập thơ Tản Đà
Vận Văn gồm hai quyển. Đó là tài sản của riêng tôi lúc 13 tuổi
đem vào trong Nam. Cuốn Tản Đà Vận Văn tôi còn giữ trong tủ
sách tới bây giờ sau bao nhiêu năm đổi thay trong cuộc đời. Hà nội đối
với tôi thì nói mãi cũng không
hết được cái quyến rũ và êm ả của nó như : Hà
nội mùa này lòng bao nỗi nhớ
Ta nhớ đêm
nao lạnh đôi tay, Hơi ấm trao
em tuổi thơ ngây Tưởng như
tưởng như còn đây. Đó là câu hát cuối cùng trong bản nhạc. Những kỉ niệm của những ngày trèo cây me, cây sấu, đánh đinh đánh đáo, đánh khăng hay những hôm đi bắt ve sầu vẫn như còn đây. Bây giờ, tôi
kể anh nghe kỉ niệm của tôi về
ngoại thành Hà nội nhé! Thời gian này thì tôi còn nhỏ, khoảng tám
tuổi thì phải. Tôi ở Gia quất với ông bà ngoại tôi đâu chừng hai
tháng. Anh biết Gia lâm không, bên kia cầu Long biên đó. Gia lâm và
Hà nội cách nhau bởi sông Hồng. Bắc qua sông Hồng là cầu Long biên.
Nay cầu này chỉ được dùng cho người đi bộ và xe đạp vì cầu quá cũ.
Những loại xe nặng thì dùng cầu Chương dương mới được xây vào những
năm gần đây. Cầu Long biên có kiến trúc đẹp, dài khoảng 3 cây số
kể cả chân cầu. Gia quất,
cách Gia lâm khoảng hai cây số. Từ
Gia quất, đứng trên đê, ta có thể nhìn thấy cả thị xã Gia lâm và
cầu Long biên một cách rõ ràng, và thấy cả thành phố Hà nội nữa.
Tôi ở với ông bà ngoại của tôi tại Gia quất. Bố mẹ tôi phải đi
xa, ít khi nào tôi được gặp. Cứ vào buổi
chiều chiều, khi mặt trời tắt
nắng, tôi nhớ bố mẹ ghê lắm. Tôi thường lên đê một mình nhìn về
phía cầu Long biên như mong đợi bố mẹ dù rằng tôi biết rõ chỉ là vô
vọng. Tôi cứ đứng hàng giờ như thế, nhìn những hồ sen chạy dài dưới
chân đê. Có hôm đoàn tầu hỏa chạy trên cầu nhả khói đen và rúc
lên từng hồi còi vang vọng ra xa. Tiếng còi tầu buồn làm sao. Tôi
đứng nhìn trời như thế cho đến khi màn đêm từ từ buông xuống. Gió
bắt đầu lạnh, trên đê không một bóng người. Tôi nhìn vào làng,
những ngọn đèn đã bắt đầu heo hắt vài nơi từ những khu nhà trong
xóm. Tôi lững thững xuống đê, lần theo con đường nhỏ về nhà, lòng
buồn rười rượi. Hồi đó tôi rất sợ tiếng chó sủa, không phải tôi
sợ chó mà sợ lính Tây đi "càn" hay sợ Việt Minh về làng. Ai
về vào ban đêm, dù Tây hay Việt Minh, dân làng đều sợ cả, người
lớn sợ, trẻ con cũng sợ. Tiếng chó sủa ran là những báo hiệu không
may cho làng xóm. Một lần tôi
từ Gia quất sang Hà nội một mình.
Vào buổi sáng hôm đó, tôi cứ theo chân người lớn, kẻ gồng người
gánh mang hàng từ Gia quất sang Hà nội bán. Trên cầu Long biên có
đường cho tầu hỏa, đường cho xe hơi chạy và đường lề bằng gỗ cho bộ
hành đi. Thỉnh thoảng có những tấm ván trên đường dành cho bộ hành
bị hư, có thể nhìn thấy nước sông Hồng chảy xiết phía dưới. Mỗi khi
gặp chỗ hư như thế tôi sợ lắm. Trên cầu thường có những anh Tây đen
rạch mặt cầm súng gác cầu, đứng hay đi lại trên đường gỗ dành cho
bộ hành. Mỗi khi tôi gặp Tây đen thì tôi lại phải đi xuống lòng
đường để tránh vì sợ. Hôm đó có 3 chị đi trước tôi vài bước, vừa
khi đi ngang qua anh chàng Tây đen gác cầu, bất chợt một chị ôm ngực
chạy phóng lên phía trước. Hai chị đi cùng vội phóng theo, nhìn thằng
Tây đen ngơ ngác. Anh Tây đen vẫn thản nhiên như chẳng có chuyện gì
xẩy ra. Anh ta nhìn ba cô một cách lơ đãng. Tôi thấy ba chị thì thầm gì
với nhau, bỗng hai chị kia cười rú lên, quay lại chửi thằng Tây đen
bằng tiếng Việt. Ba chị lại lầm lũi đi. Ba chị thỉnh thoảng lại rú
lên cười. Hồi đó tôi không hiểu chuyện gì, nhưng nay thì tôi đã biết,
không nhiều thì ít, tôi đoán được mà, không sai đâu. Có những buổi
chiều sang Hà nội như thế, tôi
đi lang thang bên Hà nội một mình cho đến khi phố lên đèn mới trở về
Gia quất. Đi ngang qua những cửa hàng rực rỡ trong ánh đèn điện. Lúc
đó tôi không thấy được cái rực rỡ ấy mà chỉ thấy buồn và cô đơn
quá, nhất là khi thấy trong căn nhà nào đó người ta dọn cơm ra,
tiếng người lớn trẻ con cười nói ồn ào. Cái cô đơn cứ thấm dần và
nỗi nhớ cha mẹ cứ tăng lên mãi theo bước chân mình làm tôi có khi
muốn khóc. Viết đến đây
tôi cứ tủm tỉm cười vì không
biết hồi cùng ở TVV với anh, tôi và anh có cùng “yêu“ chung người
con gái tên Phương ấy không? Nếu anh biết có chuyện ấy, tôi đã bị
ăn đòn của anh rồi. Tôi có về thăm căn nhà ở TVV, nó tiêu điều
quá. Cảnh vật nơi đó thay đổi cũng nhiều, có cái đẹp lên có cáI
xấu đi, riêng cây cổ thụ trước nhà vẫn như xưa vì nó đã cũ từ hồi
đó, không đủ sức già thêm hay trẻ lại. Để viết về TVV tôi phải
nhờ đến bản nhạc Lối Cũ Ta Về của Thanh Tùng mới nói lên
được cái cảm xúc của mình. Lối cũ ta về Dường như nhỏ
lại Trời xanh
xanh mãi Một thời ấu
thơ Lối cũ ta về Dừng chân
trước thềm Chờ nghe
trong gió Mùi hương
ngọc lan. Tôi còn nhớ vào năm 1951, gia đình tôi hồi cư về Hà nội, thuê một căn gác nhỏ ở góc đường TVV và Tô Hiến Thành. Căn nhà này dùng làm trường học ở tầng dưới. Cũng căn nhà đó tôi có quen một cô bạn gái con bà chủ nhà. Cô ấy thua tuổi hay bằng tuổi tôi. Nếu tôi và anh định nghĩa tình yêu chỉ là nhớ nhớ thương thương thì quả thật tôi đã yêu cô ta hồi đó. Chúng tôi thân nhau lắm mặc dù thời gian quen nhau và chơi với nhau quá ngắn. Có lẽ vì biết nhau quá ngắn nên tôi mới có thể nhớ cô ấy lâu chăng? Tôi đã nhờ người tìm lại cô ấy bao lần. Cuối cùng khi nhà tôi và tôi trở về thăm Hà nội tôi mới biết tin tức về cô ấy. Khi tôi đứng
trước cửa căn nhà cũ, tôi thấy
trong lòng vấn vương như tiếc nuối cái gì xa vắng lắm xen lẫn cái
buồn thật bâng khuâng. Nói về kỉ niệm cuộc tình mình, không thể nói
bằng lời mà chỉ có thể nói bằng những xúc cảm của mình. Tôi muốn
nói với anh nhiều lắm, nhưng sao tôi không biết phải khởi đầu ở chỗ
nào và chấm dút ở nơi đâu. Nay tôi chỉ xin gửi đến người "yêu"
xa vắng một vài lời qua câu hát của nhạc sĩ Thanh Tùng : Chốn xa xôi
kia, bao kỉ niệm cũ Em
đã quên hay là vẫn mang theo
Dù cho bên
anh nay em không còn nữa Biết không
trong con tim anh luôn hằng nhớ Người yêu nay
em đã bỏ anh đi Sao em nỡ bỏ
anh đi mãi. Lối cũ ta về. Khi
tôi đi dự một buổi ca nhạc thính phòng bỏ túi ở
Hà nội tôi được nghe ca sĩ không tên tuổi Trọng Tấn hát ca khúc này
thật hay. Anh làm ơn
cho tôi thêm kỉ niệm về khu phố TVV
vì anh đã ở đó lâu hơn tôi. Sau Hà nội là Sơn tây, có dịp tôi kể
anh nghe tiếp. Hai HátMất Mũ
Sáng
chủ nhật, một anh chàng về tới nhà mới biết là mình mất cái mũ.
Anh nghĩ ngay cái cách dễ nhất để kiếm một cái mũ khác là đi tới
nhà thờ và "chôm" một cái. Lúc anh ta bước vào nhà thờ là
lúc ông cha đang giảng về "Mười điều răn của Chúa." Sau bài
giảng, anh ta thưa với ông cha: - Con muốn thưa với cha là cha
vừa giúp con khỏi phạm tội! Con
đến đây với ý định là sẽ ăn cắp một cái mũ, nhưng mà sau khi nghe
cha giảng, con quyết định không ăn cắp nữa! Cha
bảo: -
Hay quá! Cha đã nói cái gì mà con có thể thay đổi ý định? Anh ta trả lời: - Khi cha giảng tới đoạn về
hành động thông dâm, con đã nhớ
ngay ra con để quên cái mũ ở đâu rồi! Muốn Gặp - Thưa cô, tôi rất mong được gặp lại
cô! - Oâng cứ gọi điện thoại. Số phone của
tôi ở trong sổ điện thoại đấy! - Thế … tên cô? - Ồ, ở ngay
bên cạnh số điện thoại! |