Tạp Ghi
“I-Meo” ... Về Hưu (Những
Mẩu Chuyện Vui Buồn Thường Ngày Của Một Vài THĐL Trao Đổi Qua Vi Thư) 1/2003 -
H2-T1 : Jan 15 Tôi cũng còn
bị
đau mắt nên ít viết thư cho bạn bè. Nay đọc thư anh gửi cho C1 nên sực
nhớ như tôi còn nợ anh điều gì mà nghĩ mãi chưa ra. Thôi thì nhớ
chuyện nào thì nói chuyện ấy vậy. Anh T1 ơi,
Một
buổi sáng đẹp trời, sau mấy ngày mưa liên tiếp vì bão tố ở đau thổi
về vùng Vịnh, tôi đứng ngắm nhìn bông hồng đỏ thắm ở cuối vườn và
nhìn những giọt nước mưa đêm qua đọng dọc dài theo cành cây mơ bên
cửa sổ, long lanh như những hạt kim cương. Tinh thần
thoải
mái lạ thường. Tôi ngồi vào bàn giở cuốn báo Điện lực ra xem. Mới
giở mấy trang đầu trong mục thư tín của anh, tôi giật nẩy mình vì thấy
tên tôi trong ấy. Đọc vội vàng. Tôi thấy anh đại lượng thật. Tôi
cứ nghĩ là những bức thư của tôi sẽ làm anh bực mình lắm, nhưng
không dè nó lại làm anh cười ra nước mắt và đăng lên báo cho mọi
người đọc chơi. Anh
T1 à! Anh cho tôi một hạnh phúc bất
ngờ đấy. Hạnh phúc bất ngờ bao giờ cũng là hạnh phúc trọn vẹn.
Hạnh phúc mong cầu thường nó thiếu cái này hay thiếu cai kia. Tôi
ngồi đọc lại thư mình, tự nhiên cũng thấy vui vui. Khi tôi viết gửi
cho bạn bè, nhiều khi không dám đọc lại và cũng có khi chẳng nhớ
mình viết cái gì. Cứ cái đà này, anh sẽ còn mệt với tôi. Tôi nay
về hưu rồi, rảnh rỗi, cứ gửi đến anh “mỗi ngày một truyện” thì chắc
anh cũng đành phải “hưu non“ với tôi thôi. Ngồi nghĩ lại
mình. Tôi chẳng chí khí như cụ Nguyễn Công Trứ để : Đã mang thân
ở
trong trời đất Phải có danh
gì với núi sông. Và để khi về
hưu Cụ cưỡi trâu, đủng đỉnh theo sau một đôi "dì" và để giữa
đồng cụ “ứ hự“ với thuyền quyên. Tôi cũng
không
thanh nhã như cụ Nguyễn Khuyến, thanh nhàn trong chiếc thuyền câu : Ao thu lạnh
lẽo
nước trong veo Một chiếc
thuyền câu bé tẻo teo Tôi cũng
không
giống cụ Tản Đà, suốt cuộc đời, vác cái “dư đồ rách“ trên vai để
đòi vá đi vá lại, để đến cuối
cuộc đời Cụ than : Hai vai gánh
nặng con đường thời xa. Nếu tôi có
giống chăng là giống cái hình hài của Cụ Tú Xương anh ạ : Mặt thì trâng
tráo, mắt thì nhanh... Và có giống
cụ
thêm tý nữa thì cũng chỉ là giống : Ba cái lăng
nhăng nó quấy ta ... Thôi thì
chẳng
giống ai được thì đành giống mình thôi. Về già hay chớm già, ngày
ngày ngồi viết thư "tán láo“
với bạn bè. Bức thư này tôi không sợ anh đăng báo vì báo đã in
rồi. Vài hàng “lùng tùng xoèng“ với anh. Tết lại sắp
đến rồi. Lại thêm một
tuổi đời. Ba vạn sáu
ngàn ngày là mấy. 1/2003 -
T1-H2 : Ján 16 Anh là “N.G.”
mà
hình như anh có họ với tôi, vì tôi thấy anh nhớ và thuộc “gia phả”
nhà “N.C.” ghê quá. NCTr là ông tổ mấy đời của tôi đó anh! Sao
mà anh đọc báo điện lực trễ thế?
Đợi mưa tạnh rồi mới đọc à? Có phải đi tắm rửa sạch sẽ, thay áo
dài khăn đóng, đốt trầm hương lên án thư rồi mới ngồi xuống đọc
bản tin điện lực như đọc sách thánh
hiền chăng? Anh
viết “Anh cho tôi một hạnh phúc
bất ngờ đấy. Hạnh phúc bất ngờ bao giờ cũng là hạnh phúc trọn
vẹn. Hạnh phúc mong cầu thường nó thiếu cái này hay thiếu cái kia...”
Tôi cũng cười vui ra nước mắt, vì cái hạnh phúc này của anh cũng là
hạnh phúc của tôi khi đọc được mấy cái email của anh. Anh biết
không, feedback của độc giả năm nay đã bình bầu NGH là xuất
sắc nhất của bản tin 22 đấy! (Tôi viết thêm cái này: anh cũng
“gian” lắm, trong câu viết chưa tới 3 hàng mà tôi trích trên kia, anh
đã dùng tới 4 lần chữ “hạnh”!) Bây
giờ tôi cũng trích thêm một câu
nữa của anh để gửi lại anh: “Cứ cái đà này, anh sẽ còn mệt với
tôi.” Anh cứ tự nhiên viết thư hay email cho tôi, viết bao nhiêu
cũng được, càng nhiều càng dài càng tốt, mỗi ngày một cái cũng
được. Anh yên chí, anh viết mỗi tuần một cái tôi cũng sẽ “về hưu
non” với anh cho vui! Anh đừng sợ gì cả, vì “báo đã in rồi!” Gửi
lời thăm chị "Hạnh” và các
cháu. 1/2003 -
H2-T1 : Ján 21 Hôm nay tôi
lại
có chút thì giờ viết thư cho anh đây. Tôi xin kể anh nghe về cái
chuyện dài “nhân dân tự vệ“ về hưu của tôi nhé. Mấy cái chuyện
lẩm cẩm ấy mà! Số là thế này
anh ạ : Như anh biết,
các anh chị THĐL tổ chức họp mặt tất niên ở nhà tôi. Bổn phận gia
chủ chúng tôi đây là phải chuẩn bị “nơi chốn“ cho buổi họp mặt ấy
cho được chu đáo. Trước hôm họp
mặt hai ngày, nhà tôi, vẫn cái giọng "sai bảo" ngọt ngào: - Sáng nay em
lo
chuyện đi chợ đi búa“ còn anh ở nhà “dọn nhà dọn cửa“ nghe anh, còn
chuyện “làm vườn làm tược” thì thôi để ngày mai cũng được. Nàng nói một
hơi dài rồi tất tưởi ra đi. Anh T1 ơi,
thôi
chết tôi rồi! Kể từ hôm về hưu đến giờ, tôi cứ tưởng như đã học
được nhiều thứ lắm rồi thế mà rút cuộc tôi vẫn như chưa học được
tý nào, đúng thật là “bể học“ mênh mông. Không biết
nhà
tôi nói “đi chợ đi búa“ là thế nào nhỉ? Đi chợ thì tôi đã biết qua,
thế còn “đi búa“ là đi đâu và làm gì thì tôi chưa biết. Tôi định mở
miệng ra hỏi thì lại sợ bị nhà tôi mắng là “Thế mà cũng đòi làm
kỹ sư “. Tôi phải nói thẳng với anh là mỗi khi tôi làm điều gì
hư hỏng hoặc không đúng ý nhà tôi thì nhà tôi liền phang cho ngay
một câu “Thế mà cũng đòi làm kỹ sư “ anh ạ, dù rằng có khi
câu mắng ấy dành cho những chuyện chẳng dính dáng gì tới nghề nghiệp
của tôi. Thôi thì “đi búa“ là đi đâu và làm gì thì cũng mặc kệ, lỡ
ra tiếng “búa“ lại dính dáng tới cái búa cái kìm thì quê quá. Còn cái
chuyện
“dọn nhà dọn cửa“ nhà tôi nhờ làm thì phải làm sao đây nhỉ? Dọn
nhà thì tôi đã biết qua. Dọn nhà theo tôi hiểu là cái gì không ở
trong gậm giường thì nhét vào gậm giường, cái gì không ở
trong closet thì đút vào closet,
cái gì không vừa gầm giường, không vừa closet hay cả hai đã
đầy thì khuân ra ngoài garage. Những cái nào không đem cất được
vào ba nơi ấy thì lấy chăn phủ lên để ngụy trang. Dọn nhà là chỉ có
bấy nhiêu việc, dễ mà! Còn cái chuyện “dọn cửa“ thì tôi cứ phân
vân mãi, nghĩ nát óc mãi vẫn không ra. Hỏi thì không dám hỏi, làm
thì không biết phải làm sao. Chả nhẽ mình tháo cái bản lề đem cánh
cửa cất đi. Khó thật! Lại còn cái
chuyện “làm vườn làm tược“ ngày mai nữa đây. Làm vườn thì tôi biết
là cắt cây, tỉa lá, cắt cỏ, trồng hoa... Thế còn “làm tược“ là
nàng muốn tôi làm gì đây nhỉ, hay là nàng muốn tôi chặt hết cây
trong vườn đi cho gọn, nếu như thế thì tôi hoan nghênh ngay đấy, dễ
mà, mà nếu như không phải chặt mà lại là trồng thêm thì thật là
nguy quá. Cho chắc ăn,
tôi cứ làm cái gì tôi đã quen làm đã, còn lại hạ hồi phân giải.
Biết đâu có khi : Hay là nàng
cũng như tôi (thơ
Nguyễn Bính) Hỏi nàng nàng
cũng ngẩn tò te ra cười. Chỉ cái ngôn ngữ hàng ngày thôi mà sao nó
rắc rối thế nhỉ. Hôm họp mặt,
nhiều anh chị tới dự cũng vui lắm. Chuyện họp mặt ra sao thì đã có
các anh các chị kể anh nghe. Với tôi, người nổi bật trong mọi buổi
họp vẫn là hai ông D1 và ông T4 nhà tôi. Đối với tôi hai ngài này
vẫn thuộc loại uy nghi “để người ta trông vào“. Tôi phục hai ngài như
“khuôn vàng thước ngọc“. Khi hai ngài hạ bút viết thì cứ như “rồng
bay phượng múa“. Khi hai ngài đăng đàn thì cứ như “nhả ngọc phun
châu". Tôi cứ nhớ
những kì họp mặt năm nào. Đám “thần dân“ ngồi lọt thỏm trong một
hội trường rộng lớn. Hội trường im phăng phắc như tờ,
chỉ còn tiếng hai ngài oang oang hòa
lẫn trong tiếng muỗi vo ve. Một ngài nói từ chuyện trên cao xuống
chuyện dưới thấp rồi lại từ thấp lên cao. Một ngài nói chuyện đời
xưa đến chuyện ngày nay, rồi từ ngày nay đến chuyện ngàn sau. Hết
chuyện xa rồi đến chuyện gần, hết gần rồi lại đến xa, bốn phương
tám hướng. Hai ngài
chẳng
hề dẫm chân lên nhau, chẳng "ông nói gà bà nói vịt", chẳng
"trống đánh xuôi kèn thổi ngược", cũng chẳng : Sớm đúng
chiều
sai, sáng mai lại đúng, Lúng túng
sáng đúng, chiều lại sai. Ôi thật là
những bậc kì tài! Tôi đây, cũng là chỗ thân tình và được hai ngài
yêu mến. Hai ngài giao cho tôi một việc cỏn con. Việc hai ngài giao
cho thì cũng dễ thôi, hễ mỗi khi tới giờ giải lao thì bổn phận của
tôi là đốt lên một quả PHÁO ĐÙNG. Đến giờ kết thúc thì còn bao
nhiêu pháo đem ra đốt hết cho thần dân tỉnh táo ra về. Anh T1 ơi,
tôi
thấy bức thư trước anh viết cho tôi, anh “CC..." tức
“xi xi“, ”xê xê“ hay “sờ sờ“ cho hai
ngài đọc chơi, tôi nhớ tới hai ngài mà viết đùa hai ngài một tý.
Nếu anh thấy tôi đùa như thế là không phạm thượng thì anh cứ “xi xi“
“xê xê“ “sờ sờ“ cho hai ngài đọc, tôi thì không dám đâu đấy. Hai ngài
không
những viết hay, nói giỏi, lại cũng năng nổ trong việc “VÁC NGÀ VOI“
nữa theo đúng câu “Ăn cơm nhà vác ngà voi“ của các cụ ấy mà. Thế này nhé!
Mới sáng sớm hôm họp mặt, gia chủ còn đang “ôm gối mộng“ nằm nướng
trong chăn để hưởng cái an nhàn trong ngày chủ nhật mùa đông. Bỗng
tôi giật mình nghe hai tiếng “kính koong“ ngoài cửa. Tôi vội tung chăn
chạy ra, hóa ra hai ngài đang kẻ khuân người vác, hì hục mang hai cái
"ngà voi" vào nhà, mồ hôi nhễ nhại, lau lau chùi chùi trông
thấy mà thương. Chẳng biết
hai
ngài tối qua mất ngủ hay vì quá mệt với cái ngà voi mà chỉ thoáng
lúc sau đã thấy hai ngài thi nhau “kéo gỗ“ (ngáy) đến vang cả nhà. Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào
khỏe Thì ăn cơm vua Ông thợ nào
thua Về bú tí ...
mẹ (bầy nhỏ!) Được cái hai
ông cùng khỏe nên cùng được ăn cơm vua anh T1 ạ. Nay tôi xin
nói
tới thân hữu T6 tức Cậu 5 nhà mình cho gọi là có đôi người đại
diện tiêu biểu cho buổi họp mặt kì này. Đại biểu thôi đấy nhé. Tôi
mà viết hết thì ít ra cũng phải hết cuốn vở trăm trang. Mỗi người một
vẻ anh ạ. Anh khó quá anh T1 ơi, cái gì anh cũng muốn đầy đủ lại
trung thực, toàn hảo thì tôi biết làm sao đây. Cứ từ từ, tôi về hưu
rồi, ngày rộng tháng dài, lần lần tôi sẽ điểm danh hết, chẳng sót
một ai. Cậu 5 với tôi
là chỗ thân tình, tôi còn nợ cậu nhiều lắm. Kỳ họp mặt nào cậu
cũng đến sớm cả. Vì Cậu đến sớm, sân vườn còn trống nên cậu “múa
gậy“ dữ lắm, đúng là “múa gậy vườn hoang“. Trông cậu oai phong lẫm
lẫm cứ như Ông Tướng trên sân khấu Quảng Lạc của Hà nội ngày nào.
Ngài dùng “ba toong“ chỉ dậy điều này, ban bố điều kia. Oai cứ như “Cậu ông Trời“ ấy! Tính cậu hiền, tình
cảm, ít nói, nhưng khi đã nói thì người nghe cũng đến phải “bở hơi
tai“ với cậu. Khoảng gần
trưa,
anh chị Chính Ngân và anh Sáu cùng các anh chị thân hữu lục tục kéo
đến trang trí cho hai cái ngà voi thêm phần rực rỡ với đủ thứ món
ăn, sơn hào hải vị đủ cả cùng với bánh, trái ê hề. Thế rồi bạn
bè
thân hữu gần xa hàn huyên tâm sự, nhớ nhớ thương thương sau những
ngày vắng mặt khá lâu (đến cả năm đấy). Các chị thì
tôi
không biết vì thực hiện câu “nữ thực như mưu“ hay nhường phần cho
những đức lang quân, hay vì “diet“ mà các chị chỉ “khều khều“ lấy hương
lấy hoa. Trái lại các đấng nam nhi hảo hán thì thực hiện đúng câu
“nam thực như hổ“, đánh nhanh đánh mạnh và đánh vững chắc trên con
đường... phá cỗ. Chẳng bao lâu, các vị hảo hán cũng phải tìm nơi an
vị, ngồi xoa bụng thở. Đến phần trà
dư
tửu hậu thì các chị vẫn tụ trong bếp nói cười vui vẻ. Các vị hảo
hán thì hết chuyện kinh tế rồi đến chính trị, hết chuyện trong nước
rồi tới chuyện năm châu. Ai nấy thao thao bất tuyệt. Cái miệng thì
sướng, chỉ có cái tai là khổ. Tôi cũng
chẳng
biết bắt nguồn từ đâu mà các vị hảo hán lại lái sang cái chuyện
ngà voi. Người thì nói cái ngà voi Bắc Cali nó nhẹ hều, có người cho
nó nặng ngàn cân. Có một điều mọi người đều phải cùng công nhận
là đúng, đúng như một chân lý bất biến dù sông có cạn hay núi có
mòn, đúng như một với một là hai, đúng như Con vỏi con
voi Cái vòi đi
trước Hai chân
trước
đi trước Hai chân sau
đi
sau Còn cái đuôi
đi
sau rốt... Cái “chân lý“
đó là cái Ngà Voi vùng Bắc Cali nó vừa TO vừa DÀI, nó lại CONG CONG
chứ không ngay thuỗn... Thật đáng mừng và cũng thật đáng vui. Hết chuyện có
tính chân lý lại chuyển sang chuyện “Rờ Voi“. Mỗi người cố giữ vững
cho mình một chỗ. Thôi thì đủ “đầu, mình, và tay chân...” Riêng vị nắm
cái vòi thì thỉnh thoảng mắt nhìn lơ đãng, tủm tỉm cười khó hiểu. Rồi ngày vui
qua
mau. Có tụ thì cũng có tan. Mọi người đã chuẩn bị lục tục ra về.
Các chị trong bếp đã chu đáo chuẩn bị xong việc chia phần, theo thông
lệ, mỗi người có tý “lộc“ đem về (chữ lộc do anh Đẩu đặt đấy).
Bỗng có một chị la toáng lên : - Cái bà...
chưa
lấy phần đã vội “cắp đít“ về rồi, đã dặn, thế mà còn quên. Tôi nghe thấy
mấy chữ “cắp đít đi về“, mắt tôi hoa lên, đầu tôi choáng váng. Lại
cái ngôn ngữ đây rồi! Thế là thế nào nhỉ? Cái gì trên đầu thì gọi
là đội, cái gì trên vai thì gọi là khiêng hay vác, cái gì trên lưng
thì gọi là cõng, cái gì ở nách thì gọi là cắp. Thôi đúng rồi! Bà
nào mà giỏi thế nhỉ, làm xiếc à? Làm thế nào mà bả “cắp“ được
nhỉ? Thôi thì tôi cũng xin chịu. Lạ thật! Cứ như các cụ
nói nào là “cắp đít đi về“ hay “xách đít đi về“ hay “vác đít đi về”
chắc là các cụ muốn nói đến cái ”nặng nhẹ”, ”bề thế“ của nó để
tùy nghi mà ứng phó đem về đó chăng? Khó quá anh T1 ơi. Tôi lại chịu
nữa rồi. Thế còn
chuyện
hậu buổi họp mặt thì sao nhỉ? Thế này nhé! Cái gánh nặng tôi mang
ấy là cái thùng rác anh ạ. Sao nó nhiều rác đến thế hả anh, đấy
là chưa kể các anh chị đã mỗi người mang về một mớ rồi đấy. Vì
thùng rác nhà tôi có giới hạn nên tôi phải đem “gửi“ qua những
thùng rác hàng xóm. Cũng nhờ có đám rác này tôi mới khám phá ra
một điều anh T1 ạ. Văn hoá đấy! Nghe ghê chưa. Mỗi thùng rác
là chứa đựng bóng dáng của chủng tộc, của văn hoá, của đời sống
sinh hoạt khác nhau. Nhờ tôi đi “gửi“ rác nên mới biết ông hàng xóm
sát vách nhà tôi là người Việt nam mà trước đây tôi cứ tưởng Chinese
vì ngoài cái mùi seafood, đầu tôm đuôi cá để lâu ngày, lại
thêm bên cạnh đó là cái vỏ chai nước mắm nhãn hiệu ba con khô mực
Phú quốc nhà mình. Từ hôm ấy tôi gặp gia chủ hàng xóm tôi chào anh
chào chị chứ không “hai“ hay “ba“ một cách máy móc, vô duyên, lạnh
lùng như trước nữa. Có nhà thiền
sư
nói: “Trong thùng rác có bóng dáng của bông hồng và trong bông
hồng có bóng dáng của thùng rác. Rác là phân bón cho cây hoa hồng
trổ bông và trong bông hồng có hình bóng của thùng rác vì cái tính
vô thường của nó. Khi hoa hồng tàn thì trở lại thùng rác như lá
rụng về cội vậy." Ông thiền sư nói như thế không sai vì Ông
nhìn thùng rác qua tính "Nhất nguyên" của nhà Phật và cũng
qua cái “Đạo” (Being) của Đạo Lão. Với tôi còn hơn thế nữa,
thùng rác còn mang tính "văn hoá dân tộc" nữa đấy. Khiếp
chưa anh T1? 1/2003 -
T1-H2 : Jàn 22 Anh H2 ơi,
Tôi
rất vui vì đã được anh “entertain”. Quả thật anh có tài “tếu”
vô cùng. Tôi tiếc là đã “khám phá” ra anh... trễ quá! Mà cũng phải
trách anh mới được, vì lâu nay anh cố tình làm ra vẻ ... lười, không
chịu viết lách, không chịu “chơi”, không chịu “làm”, v.v... Anh ngồi
im,
nhìn tụi tôi “múa rìu qua mắt thợ”. Quả thực, đọc
cái thư này xong, tôi nửa muốn phổ biến cho các bạn bè khác cùng
đọc, nửa muốn giữ riêng để dành cho số báo sau, cho có vẻ bất ngờ.
Nhưng bây giờ tôi phải viết hồi âm cho anh đây, mà viết hồi âm cho
anh tôi lại không muốn chỉ gửi cho riêng anh. Thôi thì, tôi sẽ phổ
biến hạn chế, chỉ cc thư này cho một vài bạn thuộc “phe ta” ở gần
anh, những người bạn luôn “keep an eye on you”. Anh chạy ngay
ra
nhà sách gì ở San Jose (Toàn Lực hay Tự Lực?) tìm cuốn “Thành ngữ
điển tích” hay “VN từ điển” hay các từ điển tương tự tra xem mấy thành
ngữ “đi chợ đi búa”, “dọn nhà dọn cửa”, “làm vườn làm tược”,... họ
giải thích như thế nào. Hiểu rồi anh viết cho tôi hay, bởi vì ở đây
tôi không có nhà sách VN mà cũng không có mấy loại từ điển đó. Được vợ “sai
bảo” là một hạnh phúc của người về hưu rồi, anh nên lấy làm vui
sướng (hạnh phúc nào mà chả vui sướng, phải không anh?). Rồi sẽ có
lúc anh “sai bảo” lại, và nàng cũng sẽ thấy “hạnh phúc”. Anh thấy
không,
tôi đang cố kiếm viết cho anh nhiều ”thành ngữ” để cho anh đi tra từ
và tự điển luôn. Để tôi kể anh nghe chuyện này: Dân miền Trung,
nhất là dân Huế, có nhiều người “nói thuội”. Một bà kia có
tật hay nói, nói nhiều, gần như coi thường và hay át giọng ông chồng.
Một lần, ông chồng xì nẹt, lên giọng nạt “Im”, bà vợ “nói thuội”
liền: “Im lim xim”... Lần sau, ông chồng đổi chữ, nạt “Ồn”, bà vợ ...
ú ớ... rồi... câm luôn!!! Anh không
biết
chứ anh có “hai ngài phối hợp và điều hành viên” ở gần và quý
mến, tức là anh lại có một thứ hạnh phúc khác nữa đấy! Bao nhiêu
năm, đối với hai cái “mồm Bắc kỳ” này, cọng với cái “mồm Bắc kỳ”
D2, chỉ có hai cái “mồm Nam kỳ” D3 và Q1 mới khả dĩ “ngang tài ngang
sức” để trao đổi tuyệt chiêu. Bây giờ tôi thấy Bắc Thấy anh nói
chuyện thùng rác mà liên quan tới văn hóa rồi tới giáo lý nhà
Phật, tôi phục anh quá. “Nhất nguyên” (Oneness) hay “bất nhị” là
tinh thần bát nhã của nhà Phật, “mình với ta tuy hai mà một”, đó
cũng là triết lý phương Đông. Nếu ai cũng thấm nhuần điều này thì
nhân loại bình an. Phương Tây cũng có người quan niệm tương tự vậy (Dust
thou art, into dust thou return - Longfellow). Vậy mà thế giới vẫn
cứ
chém giết nhau. Tôi thì không
dám nghĩ chuyện “đội đá vá trời”, chỉ mong cho một đơn vị nhỏ quanh
mình, như gia đình và bạn bè, như THĐL, mọi người vui vẻ thân tình là
mình hạnh phúc rồi. 1/2003 -
D1-Z1 : Jàn 23 Tôi vừa nhận
được “giấy cám ơn” hôm nay. Hãng đã cạn nguồn vốn và sẽ đóng cửa
trong vòng 1 hay 2 tháng nữa. Điều trớ trêu là đúng hôm nay 13 năm
trước, tôi đặt chân lên đất Mỹ khởi đầu một cuộc đời mới. Và tôi
chợt tự hỏi phải chăng hôm nay là ngày tôi sẽ bắt đầu cuộc đời
hưu trí? Vài hàng chia
sẻ cảm nghĩ với các bạn. 1/2003 -
T1-D1 : Jãn 24 D1,
Thường thường, khi nói tới “về hưu”
thì thiên hạ ”congratulations!”, bây giờ tới phiên mình về hưu
sao tao thấy không có gì vui, đúng ra là vui buồn lẫn lộn, mà trong
cái vui buồn đó có cái gì ấm ức, ngậm ngùi... Bỗng dưng mà mày với
tao, với cả NGH và NĐH, hình như cả NTh (và biết đâu HGT nữa) đang...
về hưu. Chắc tại D2 và H2 mở màn đấy! Hình
như cuộc đời mày có liên hệ nhiều
với tháng giêng: Vài hôm nữa là sinh nhật mày 63 tuổi, mày đến đây
làm lại cuộc đời tháng 1, và bây giờ về hưu tháng 1. Tao thì lại
tháng 4: tháng 4 ra trường, tháng 4
mất nước (hai cái này cũng có mày nữa), tháng 4 làm lại
cuộc
đời ở đây, và tháng 4 (sắp đến) về hưu! Hôm trước
Xmas,
dù đã có suy nghĩ tính toán trước, nhưng khi đặt bút ký giấy OK về
hưu tao cũng thấy ngập ngừng, chùn tay. Nói như H2 “tôi thế này mà
về hưu à?” Ký xong, chẳng thấy vui mừng mà cứ thấy người lâng lâng,
ngậm ngùi,... Thôi, dù sao
thì
mình cũng nên nghĩ tới phía positive. Từ nay mình có thể thu
xếp
làm những gì mình thích, có thì giờ nghỉ ngơi, ngao du đi đây đi đó...
Trong ý nghĩ đó, tao “congratulations” mày! 1/2003 -
D1-Z1 : Jàn 24 Hôm qua lần
đầu
tiên trong đời tôi nhận “giấy cám ơn”. Hãng tôi vốn là một start
up, đã cạn nguồn tài chánh và sẽ đóng cửa trong vòng 1, 2 tháng
nữa. Có một sự
trùng hợp trớ trêu là cũng đúng ngày hôm qua, 13 năm về trước, 23
th.1, 1990, tôi đặt chân lên đất Mỹ khởi đầu một cuộc đời mới.
Phải chăng lần này 23 th.1, 2003, là ngày tôi bắt đầu một cuộc đời
khác: về hưu. Còn một sự
trùng hợp nữa khi chiều qua về tới nhà tôi nhận được thư chúc Tết
của anh T5. Anh kể chuyện đi thăm một người bạn ở trung tâm phục
hồi. Người này bị tê liệt gần như hoàn toàn, ngồi ”trong tư thế nằm”
trên xe lăn, và mất nhiều chức năng hoạt động khác, kể cả nói và
nuốt, ngoại trừ bàn tay phải. Nhờ còn bàn tay cử động đó anh ta có
thể “nói chuyện” với người khác bằng cách chỉ ngón tay vào tấm bảng
alphabet, mà anh T5 mô tả là giống như người chơi cầu cơ. Thế nhưng anh
bạn đó sau khi nhờ anh T5 đẩy xe cho đi một vòng trung tâm, nhìn thấy
nhiều người khác bệnh còn tệ hại hơn nữa, anh bạn đã vui vẻ “nói”
với anh T5 rằng anh ta thấy còn may mắn hơn nhiều người khác. Anh T5
kết luận: ”tất cả chúng ta đều đang có rất nhiều may mắn, và sung
sướng tràn trề. Hạnh phúc chúng ta đang có nếu không cảm nhận được
thì uổng lắm, uổng lắm lắm”. Xin
cám ơn anh T5 đã kể một câu chuyện
mà tôi cho là do cơ duyên đã đến với tôi đúng lúc, khiến tôi có
cảm tưởng là thư đó anh viết riêng cho tôi, mặc dầu đó là thư anh
gửi cho nhiều người. Xin anh cho tôi được trích dẫn để chia sẻ với
các bạn khác về cảm nghĩ của tôi trong ngày hôm qua. 1/2003 -
T4-Z1 : Jàn 24 Cuộc đời tôi
cũng có nhiều thay đổi vào đầu năm, như lấy vợ vào tháng giêng,
dời từ nha Kỹ thuật về Địa phương tháng giêng, nằm ở đảo chờ dài
cổ nhìn thiên hạ được gọi đi Mỹ, cuối tháng giêng nó gọi đi trong
danh sách phụ, đi làm ở Mỹ mới được tăng lương hai tuần sau đầu
tháng hai nó gọi lên cám ơn. Trong các anh
không biết ai nếm mùi vì bị lay-off chưa? Lúc tôi bị lay-off
hai mươi năm về trước thật là buồn, tôi nhớ vào buổi chiều xếp gọi
lên phòng và bảo còn làm việc hai tuần nữa, lúc đó hãng đã xuống
lắm, cả ngàn kỹ sư ra đi trước mình, đến nỗi không còn những bữa
tiệc tiễn đưa nữa vì ai cũng bấp bênh, tuy có sửa soạn tinh thần
nhưng khi được báo cũng ngỡ ngàng, mình chưa ổn định cuộc sống, mới
làm được có hơn hai năm, lại có con nhỏ mới hai tuổi, nhất là về
vấn đề tâm lý, mình chưa quen lắm với chữ bị nghỉ việc, vẫn mang mặc
cảm bị mất việc... Cái buổi chiều hôm đó tôi ra về nhà mà trong lòng
thật hoang mang. Ấy thế mà
phúc
bất trùng lai, cái xe mình đang đi vừa tới đường Colorado ở Passadena
lại dở chứng ngừng chạy, hì hục đẩy vào lề đường loay hoay sửa cả
giờ sau đó mới gọi được xe tow về nhà, tới nhà trễ hơn hai
giờ đối với thường ngày, vợ tôi sốt ruột đứng cửa chờ, tôi không
biết lúc đó làm sao mà nói được với vợ là mình đã bị mất việc.
Cũng may lúc đó chưa có những gánh nặng nhà, xe. Cái xe tôi đi là
cái xe cũ bà chị cho, nên chỉ lo ăn và ở chứ không có chi phí nào
khác. Lại trở về với đời sống đơn giản lúc mới qua, lấy triết lý
mình còn sướng hơn cả triệu người hiện đang sống ở VN mà tự an ủi.
Mọi sự rồi sẽ qua. Trong cuộc
đời
chúng mình có nhiều lúc hoàn toàn vào ngõ cụt rồi mọi việc cũng
được giải quyết êm, nhìn những người xung quanh nhiều khi mình nghĩ
người này sướng, người kia hạnh phúc nhưng mỗi người đều có vấn đề
có cái khó riêng, chỉ có mình hiểu mình biết được mình. Bây giờ ở
tuổi trên 60, tôi nghĩ mình mới thực sống cho mình, không bị những
ngoại cảnh chi phối, lấy suy nghĩ đơn giản, sống đơn giản làm phương
châm. Cuộc đời thật là ngắn, hơn hai mươi năm về trước ngày đổi
đời, trong đầu mình như là mới xảy ra hôm qua, thì 5, 10 hay 20 năm nữa
có lâu gì! Sáng nay viết
vài hàng để chia sẻ những suy nghĩ cùng các anh. Mọi sự rồi sẽ mất
hết trừ cái TÌNH, tình người, tình bạn, tình gia đình là vĩnh cữu, hãy
trang trọng mà gìn giữ lấy nó. 1/2003 -
D1-H2 : Jan 24 Anh H2 ơi,
Như
trong từ ngữ “hùng dũng” của tiếng Việt mình, tôi luôn luôn phải đi
kèm đằng sau anh thì cả hai chúng ta mới “hùng dũng” được. Xui khiến
làm sao anh lại về hưu năm nay để tôi lẽo đẽo theo anh thế này. Bây
giờ tôi bắt đền anh đây, hàng ngày hay ít nhất hàng tuần anh phải
viết thư cho chúng tôi kể chuyện về hưu của anh có những cái vui thế
nào, để tôi còn theo anh chứ. Bởi vì như câu chuyện trong lá thư của
anh T5 mà tôi trích dẫn sáng nay, hoàn cảnh của anh và tôi vẫn còn
nhiều cái đáng vui lắm, mình hãy cùng nhau chia sẻ nhé. Anh viết cho
anh
T1 “kể tội (tốt)” về anh T4 và tôi rồi hứa chỉ viết một lần này,
là lần đầu và cũng là lần cuối, để tụi tôi khỏi giận. Đây là
lần đầu anh “quậy” tụi tôi thì được rồi, nhưng nếu là lần cuối thì
tôi giận anh đấy. Và chắc anh T4 cũng nghĩ như tôi thôi. Vậy anh hãy
liệu mà viết nữa đi. 1/2003 -
C2-Z1 : Jan 24 Kính các anh,
Xin
cho em xen một tí vào chuyện “về hưu” của các anh. Bởi vì ông chồng
của em rất là “phấn khởi” trước cái tin các anh về hưu. Rồi thì mỗi
ngày cứ ra vào lầm bầm chừng nào mình mới... về hưu, cũng như lúc
về hưu thì mình nên... ở đâu. Nghe riết rối thằng con nhỏ cũng nói...
rán lên bố, không bao lâu sẽ được về hưu. Nhìn lại mấy đứa con mình
chưa xong... Trung học, chỉ mới lớp 11 và lớp 9, thấy mà chán nản. Em
có nói với ông ấy tại các anh ấy... làm sớm nên... nghỉ sớm... mình
đừng có phân bì anh ạ! Mấy hôm nay nghỉ ở nhà vì con mắt đau, thấy ra
vào không là cũng đủ chán rồi, nếu ông ấy về hưu chắc là em
phải... đi làm lại rồi. Vài hàng gởi đến các anh mong các anh cho
ông chồng em vài lời phi lộ để ông ấy yên tâm mà... đi cày tiếp,
chớ nếu cái mửng nhìn bạn bè về hưu mà mình vẫn đi làm thì quả là
... nản thật. 1/2003 -
T4-Z1 : Jan 25 ... Trở lại
một
chút về chuyện cô C2 nói, tối hôm qua nói chuyện với anh K, có bàn
một ít về VỀ HƯU, có lẽ vì tôi lầm lẫn cứ nghĩ ai cũng xấp xỉ tuổi
về hưu như mình nên hăng say nói về hưu, sau khi hỏi lại anh K mới
được có 53. Anh K có nói là cái khó là làm sao thuyết phục được
các bà có cùng một ý chí về hưu, vì các bà (một số) vẫn còn hăng
hái trong nhiều dịch vụ lắm nên còn muốn mình đi cày. Mấy ông bạn
về hưu cho biết: về hưu chỉ có vấn đề đáng sợ nhất là một ngày 24
tiếng ở bên bà xã và bị sai bảo đủ điều, cãi lộn tối ngày. Nay
thấy cô C2 nói là ông chồng mà về hưu thì cô sẽ đi làm lại, như vậy
về phía các ông và các bà đều có chung một cái... sợ như nhau. Xin
các anh các chị có giải pháp gì để cho tôi học hỏi với. 1/2003 -
H2-Z1 : Jan 26 Nghe các anh
các
chị nói chuyện “về hưu“. Vì tôi là kẻ đi trước nên kể cho các anh chị
đi sau các kinh nghiệm của mình. Vào cái thời
gian xa xôi ấy, tôi chẳng nhớ năm nào, tôi tới cái tuổi “về hưu“.
Tôi thấy thế này : Cái khó nhất
là mình thấy mình già. Trông thấy cô nào xinh xinh đi ngang qua, liếc
mắt nhìn theo, lúc tỉnh ra, tự mình thấy hình như người đó không còn
thuộc về mình nữa. Một cái gì hụt hẫng, có khi đau như hụt hố, sập
hầm... nhưng rồi cái cảm giác đau thương ấy nó cũng qua nhanh và mình
lại thấy yêu đời trở lại vì cái xinh xinh ấy. Cái khó thứ
hai
là mình đâm ra trẻ lại. Chợt vui rồi lại chợt buồn. Mơ mộng viển
vông, thường ngồi một mình nhìn trời lơ đãng, nhớ chuyện ngàn xưa.
Ngâm nga vài câu tình ca ướt át. Cái khó thứ
ba
là đổi tính, lẩm cẩm dở hơi. Cái khó thứ tư là nói trước quên sau.
Cái khó thứ năm là thích nói nhiều. Cái khó thứ sáu là mất ý chí
phấn đấu ... Viết
đến đây internet nó “đá“ tôi ra
rồi. Thôi có dịp tôi chia sẻ cùng các anh sau. 1/2003 -
H2-T1 : Jàn 27 Lâu lâu tôi
mới vào được internet nên vội gửi thư cho anh đây. Nghe anh theo
chân tôi và anh D1, chẳng biết nói gì cùng anh, nói gì bây giờ thì
cũng đều quá trễ hay còn quá sớm. Đôi khi cuộc đời chúng ta lại cứ
“lủng lẳng“ bên mình những cái “no choice“, nó theo ta như bóng
với hình. Có những cái tưởng là đúng, hóa lại sai. Có những cái
tưởng sai lại hóa đúng. Thôi thì ta cứ an nhiên tự tại, ngồi nhìn
đời mình xoay chuyển như nhìn cô Hàng Xóm đang mỉm cười bâng quơ. Tôi xin gửi
anh
câu thơ của thi sĩ Huyền Không nhé : Sáng nay thức
dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn
đời vẫn mới tinh ... 1/2003 -
H2-T1 : Jàn 29 Anh lại cho
tôi
một “hạnh phúc bất ngờ“ nữa đấy. Tôi đọc thư anh tôi khoái quá.
Tôi cứ giẫy lên đành đạch. Tôi học được kinh nghiệm này : Thứ nhất là
phải “vắt kiệt“ trước khi đọc thư anh, nếu không thì không “bể“ thì
cũng “vãi“ hoặc “xón“. Thứ hai là không được đọc thư anh vào ban
đêm. Cười to quá, cô Láng Giềng chạy sang bắt “im“ thì tôi đành “lim
xim“, chứ chẳng may cô ấy quát lên “ồn“ thì tôi cũng đành tảng lờ
mà xin khất, xin... chịu. Những chuyện
mặn và hay như thế này, anh làm ơn chia làm hai, hôm trước anh gửi cho
tôi chữ “im", hôm sau hãy gửi cho tôi chữ “ồn“ anh nhé. Anh gửi
liền tù tì hai chữ một lúc tôi chịu không nổi. Cái điệu này có
ngày không bể bụng đằng trước thì cũng gẫy lưng đằng sau vì cười.
Cám ơn anh đã cho tôi một trận cười nghiêng ngả. ... Còn
chuyện
Bát Nhã thì tôi trở lại với anh khi có dịp. Anh mà nghe tôi nói về
“kinh kệ“ thì bảo đảm anh cho tôi Lên Địa Ngục ngay. Nghe anh nói
vùng anh đang lạnh lắm. Tôi định gửi anh một chút “nắng Tin giờ chót:
Tôi vừa vào được internet, đọc thư anh D1 và anh T4. Đọc chưa xong thì
internet lại kích tôi ra. Đọc loáng thoáng được vài tin các anh lục
tục kéo nhau “về“. Bực mình là chưa đọc được hết. Tối nay, đêm khuya,
may ra nó để tôi yên để đọc và gửi thư cho anh. Có một điều
làm tôi “hớn hở“ anh ạ. Anh D1 không giận mà khuyến khích tôi “kể
xấu“ hai ngài. Tôi lỡ delete cái phần “Pháo đùng“ đi rồi.
Không biết làm sao lấy lại đây. Không “quậy“ không vui anh T1 à, mà
“quậy“ thì chỉ dám quậy với mấy ông bạn thân, nhất là đã già về
hưu lọm khọm rồi. Quậy bọn trẻ nó “nện“ cho “phù mỏ“. Hãi lắm! Thấy anh “về“
kì
này, thấy có vẻ hương vị của nó cũng lờ lợ như tôi, không được
ngọt ngào cho lắm phải không? Không biết anh D1 ra sao? Rồi cũng quen
đi. Nhiều khi mình lại ghiền cái lờ lợ này đấy. Tôi không nói được
với các anh điều gì. Nói cái gì lúc này thì còn quá sớm hay đã quá
trễ. 1/2003 -
H2-T1 : Jàn 30 Tôi gửi bức
thư
này như gửi chút hơi ấm lên anh. ... Biết đâu
được anh khuyến khích tôi lại trở thành nhà văn viết thư gọi là
“văn thư“, để chẳng mấy chốc tôi nhận được danh hiệu “tống thư văn“
(người đưa thư cho văn phòng). Nghĩ tới đây thấy lòng mình sung sướng,
tự cho mình : Phải có danh
gì
với núi sông. (NCTr) À anh nói anh
là con cháu cụ NCTr, tôi cũng giống anh, tôi họ Nguyễn mà. Anh thấy
không trong bốn cụ tôi nhắc tới, có ba cụ họ Nguyễn nhà mình, nào
là cụ Nguyễn Công Trứ nhé, cụ Nguyễn Khuyến nhé, cụ nguyễn Khắc
Hiếu nhé, nhưng tôi lại giống cụ họ Trần hơn cả, cụ Trần Tế Xương
đấy, giống nhất là : Ba cái lăng
nhăng nó quấy ta để rồi: Có chăng chừa
rượu với chừa trà. Còn cái kia
chừa khó quá. Anh thì sao? 1/2003 -
T1-Z1 : Jan 30 C1 ơi, ...
Cặp
mắt cậu chắc chưa nhìn thấy rõ mọi chuyện cho nên cậu nghe xôn xao
về chuyện “về hưu”. Cậu làm như tụi tớ về hưu là được trúng giải gì
mà cậu không trúng. Cậu đừng vội!
Trong đời mình, cái gì tới thì sẽ tới thôi. Nếu cậu không lo “enjoy”
cái hiện tại thì coi chừng cậu sẽ
hối tiếc khi nó đi qua, giống như nhiều người già cứ mơ tưởng trở
lại thời con nít, giống như nhiều
anh đàn ông có vợ cứ mơ ước trở lại đời độc thân (ấy chết!). Nói
là về hưu nhưng thật ra mỗi người
một hoàn cảnh. Nhưng chắc là ai cũng sẽ có nhiều việc khác để làm,
có lương hay không lương, kiếm được tiền hay không, trong hay ngoài
nhà... Nghĩa là ai rồi cũng sẽ bận rộn trong cái việc làm thế nào
để xài cái thì giờ và đầu óc của mình cho những chuyện làm có ý
nghĩa. Và khi làm được điều gì có ý nghĩa, mình cảm thấy vui, đầu óc
bình thản và bình tĩnh (nghĩa là không có nổi điên), đó chẳng phải
là hạnh phúc sao? Cậu yên tâm,
bao giờ cậu về hưu, bọn tớ chắc
cũng có người còn trên cõi đời này để chứng kiến và chúc mừng
cậu. Anh H2 ơi,
Cái
thư “họp mặt Bắc Cali” anh viết lại, so với cái trước là chỉ có thêm
vào thôi, phải không? Anh có bớt cái gì không? Bây giờ thì anh lại
phải thêm nữa. Sau khi về hưu vài tháng, làm “Mr. Mom” ít lâu,
anh nhìn lại và thử viết ”Một Ngày Như Mọi Ngày” xem lúc đó “một
ngày trong đời NGH” ra sao. Nếu
nhiều người ghi lại, chúng ta có thể làm thành sách cẩm nang về hưu
cho các bạn khác, ... Anh
bảo tôi làm anh cười nghiêng ngửa vì
vụ “nói thuội”, khi tôi đọc đoạn anh viết đó tôi cũng cười
”bể cái bụng”. Anh muốn nghe thêm về
“nói thuội” anh phải tìm hỏi mấy người gốc Huế (chị D1 chẳng hạn).
Tôi chỉ là người nghe hay đọc rồi kể lại thôi. Hy vọng những nụ
cười này làm chúng ta sống thêm ít lâu, chờ tới ngày ... C1 về hưu! 1/2003 -
C1-T1 : Jan 30 Anh T1 ơi, Lẽ
dĩ
nhiên tôi chỉ phấn khởi về hưu nếu được pension như mấy thằng
bạn cùng tuổi tôi làm ở AT&T. Vợ chồng tụi nó vừa về hưu sau
khi làm được 25 năm, hãng cho thêm 5 năm công vụ cọng với 5 năm
tuổi, vì vậy tụi nó mới khỏe (coi như trúng số). Sang năm lại có
thêm 1 tên làm cho Shell cũng được 25 năm. Chứ nếu bây giờ mà
tôi phải về hưu “bất đắc dĩ” thì nó sẽ “đăng đắng” (như lời NGH
nói). Mình chưa “về hưu bất đắc dĩ” mà thấy mấy tên bạn làm việc
cùng sở BỊ VỀ rồi nên chán quá, vả lại 2,3 phe trong sở đánh nhau
loạn xà ngầu (power struggle) cho nên cứ như ngồi trên đống
lửa. Chạy qua hãng khác thì sợ “BINH LỦNG” thì phiền to. Thôi đành
chơi trò “BẮT CÁ 2 TAY” vậy (Nếu mà bắt cá bằng chân được thì chắc
tôi cũng rán xài luôn cả 2 chân). Cái khó thở
nhất là mình ở trong thế THỤ ĐỘNG, hoặc ở trong tình trạng báo động
thường xuyên nên mệt lắm. 1/2003 -
T4-H2 : Jan 31 Anh H2 ơi,
Anh
còn khách sáo quá, Bắc kỳ quá, rào trước đón sau, hay là tôi đã Anh nhớ ngày
đi
chơi sau đại hội ở Bắc Cali trên xe bus tôi được ngồi gần anh, anh đã
nói về lịch sử, văn chương, và tôi có nhận xét là anh không phải
là người ít nói nhưng có lẽ là tần số chưa hợp nên anh không chịu
nói nhiều, hay là giữa chốn thị phi, ăn nói tầm xàm anh không thấy
thích hợp. Bái phục, bái phục. Anh thuộc thơ
nhiều quá, mà đọc thơ lại để lòng mình vào những dòng thơ. Do đó
đọc những bài anh viết cho anh T1 tôi chỉ biết thưởng thức chứ hạng
phàm phu tục tử, ăn tục nói phét (anh còn nhớ hôm anh quay được lúc
tôi chửi thề làm anh thích thú) như tôi chỉ biết đứng nghe thôi. Nhưng
không vì vậy mà anh không CC cho tôi đâu nhé. Trở lại email
anh viết cho anh T1, anh có trích thơ Tú Xương, anh lại nói là dòng dõi
họ Nguyễn vậy xin anh giúp tôi bổ túc một bài thơ của Cụ Nguyễn
Khuyến, tôi chỉ nhớ được có mỗi một câu: "Tuy già mà vẫn
chưa đeo kính”, còn có một câu tiếp theo cũng hay lắm anh nhớ
không? Nếu có cả bài xin anh viết lại cho tôi và có lẽ cho các anh
em cùng thưởng thức. Hôm nào anh
có
hứng dắt tôi về Triệu Việt Vương Hà nội chơi nhé, tôi cũng có rất
nhiều kỷ niệm thời thơ ấu ở nơi này. 2/2003 -
H2-T1 : Feb 19 Tôi nhận được
thư anh và anh Dục nên tôi mới biết là vùng East có bão tuyết. Thế
có chết không! Tôi vừa đi chơi về đến nhà, lu bu vài công chuyện
nên chẳng để ý gì, cũng chẳng bật TV lên coi nữa. Tôi ở Tôi
đang nghĩ tới anh chị thanh nhàn, ngồi
bên cửa sổ nhìn tuyết rơi bên ngoài, bên trong lò sưởi ấm với ánh
lửa lung linh và những tiếng kêu lách tách của củi thì cũng nên thơ
đấy chứ anh T1 nhỉ. Nếu có vợ ngồi
bên cạnh, tay trong tay, mắt trong mắt thì thật tuyệt. Những hạt tuyết
trắng nhẹ như bông vẫn tiếp tục rơi, phủ trắng trên sân cỏ, cành
cây. Cả bầu trời như rực sáng lên trong mầu trắng ấy. Tiếng nhạc
nhẹ, lúc vui tươi, lúc trầm ấm len lỏi tới từng ngõ ngách của căn
nhà ấm cúng và đầy hạnh phúc để đưa hai người về cõi mộng. Tôi không
nghĩ
được ra cảnh người ta phải đi xúc tuyết ngoài cửa để có chỗ xe ra.
Tôi không nghĩ được ra cảnh vài ba hôm nữa, khi trời nắng ráo, đất
bụi phủ lên những đám tuyết bên đường trông như những đám bùn. Tôi
chỉ thấy một đám trẻ và Cô Hàng Xóm đang nô đùa trong tuyết. Những
tượng tuyết đang được Ông hàng xóm vội vã đắp thành. Ông nhìn ngắm,
hí ha hí hửng trước công trình thiếu mỹ thuật của mình, miệng cười
cười, mắt hóm hỉnh liếc liếc sang cô hàng xóm đang “chổng mông chổng
tĩ “ (tiếng Bắc kì) đào đào xới xới cái gì trong đống tuyết cùng đám
trẻ con. Thỉnh thoảng cô lại ré lên cười, tiếng cười trở nên man rợ
hãi hùng mỗi khi có đứa trẻ con bỏ vào cổ cô ít
tuyết. Cô vừa chạy vừa kêu vừa thò
tay móc tuyết ra như cô đang móc con rắn độc đang bò trong người cô
vậy. Trông thật bực mình. Cô ấy đang làm duyên với Lão hàng xóm
nhà tôi đấy mà. Thật
nỡm! (tiếng Bắc kì). Khi
tôi đang viết tới đây như một lời
hỏi thăm và chia sẻ cái rét lẫn cái hạnh phúc của anh chị trên đó
như tôi đã tả ở trên thì tôi nghe thấy từng cơn gió rít. Tôi nhìn ra
ngoài, vùng tôi, trời bắt đầu mưa. Mưa
chưa nặng hạt lắm nhưng gió thì nhiều. Tôi đang ngồi nhìn
mưa rơi
ở đây cũng như anh đang ngồi nhìn tuyết ”đổ“ bên ấy. Có lẽ tôi phải
viết một tý gì về mưa để khỏi phụ lòng những hạt mưa đang gõ nhẹ
vào cửa sổ như đang vẫy chào tôi. Tôi
nhớ câu hát của Phạm Duy trong nhạc
phẩm “Phố buồn“ : Mưa
như muốn trách sao ta chạy quanh. Anh
T1 ạ, những cô nữ sinh “áo lụa Hà
đông“ ngày nào ở Sài gòn mà chạy tránh mưa thì không những mưa
trách mà tôi và Anh cũng trách nữa mà cả các vị trong nhóm “nhân
bang“ nhà mình cũng trách nữa. Tôi đoán thế. Lúc nào tôi viết xong
bức thư về mưa, tôi sẽ gửi anh sau. 2/2003 -
T1-H2 : Feb 20 Anh H2 thân,
Thì
ra anh đã trở về Anh
mới đúng là một con người đang hạnh
phúc. Gạt bỏ ngoài tai và mắt mọi sự đời! Ngao du ngày tháng! Nhưng
đi đâu thì đi, làm gì thì làm, anh còn nhớ đến tụi tôi thì tôi cũng
cảm thấy được chia sẻ cái hạnh phúc của anh. Tôi
đã đọc cái thư dài anh viết cho anh
T4 về Hà nội. Một lần nữa tôi xin ngả nón và nghiêng mình bái phục
cái trí nhớ siêu việt của anh. Nhất là thuộc thơ và
nhạc. Như anh biết, tôi không phải
là người Hà nội, chưa từng đặt chân đến Hà nội, tuy rằng ngày lấy
vợ tôi cũng đã có ước mơ là sẽ có ngày đứng ngắm tháp rùa... Vậy
mà sau “giải phóng”, trước khi vượt biên, tôi đã 3-4 lần tìm cách
tránh né việc đi Hà nội. ... Anh có vẻ
bị
ám ảnh bởi cả “cô hàng xóm” lẫn “ông hàng xóm”. Vậy là anh nghe
lời ông nhà văn gì đó “cỏ bên hàng xóm xanh hơn”, coi chừng nó đen
hay vàng đấy chứ không phải “xanh” đâu! Anh viết cái câu này, tôi
đọc mà tôi rùng mình, kêu thầm “Ông H2 ơi”: “Cô vừa chạy vừa kêu
vừa thò tay móc tuyết ra như cô đang móc con rắn độc đang bò trong
người cô vậy”. Tuyết nằm ở đâu trong người cô mà cô thò tay
móc ra vậy? Thôi,
tán dóc với anh một chút thôi,
còn một số công việc phải làm trước khi... nghỉ luôn! 2/2003 -
T4-Z1 : Feb 20 Sáng nay vào
sở
chưa biết phải làm gì vì công việc lặt vặt nhưng ngổn ngang làm đầu
óc tôi không được tĩnh cho lắm, mở email thấy thư các anh nhất là
đọc ké thư anh H2 viết cho anh T1 tôi thấy thèm cái cuộc sống về hưu
của anh H2 quá, từ ngày anh về hưu những ý nghĩ của anh nó thật là
phong phú và an nhàn. Vì có an nhàn
anh mới nghĩ được cái cảnh vợ chồng hạnh phúc ngồi bên nhau sưởi ấm
cho nhau trong khi ngoài trời tuyết rơi. Cũng như anh có thì giờ ngồi
nhìn mưa rơi rồi nghĩ đến “mưa như muốn trách sao ta chạy quanh”. Hưu
như anh
thì cũng đáng hưu lắm. Vì tôi có mấy ông bạn đã và sắp về hưu nói
là phải sửa soạn tinh thần để sống 24/24 với bà xã. Chắc mấy vị
này quá bi quan chăng? Thú thực với
các anh ngay giờ phút này tôi muốn về hưu quá, tôi có ông bạn cùng
sở Công chánh, đã quá tuổi hưu, đang sửa soạn hưu (cuối năm 2002) thì
bị đau gan, sau khi mổ sức khỏe yếu và hy vọng sống không còn, chúng
tôi, ngày ông ấy còn đi làm, thường hay đi bộ với nhau mỗi ngày ba
lần, nhìn hình ảnh bây giờ của ông ta và nhớ lại lúc trước thấy
khác biệt quá, lúc trước năng động bao nhiêu, chương trình về hưu
thật là phong phú vì lúc đó có tiền và sức khỏe, bây giờ tiền vẫn
có mà sức không còn, tương lai chỉ còn những ngày đếm trên bàn tay.
Anh H2 ơi, tôi chỉ mong được 1/10 của anh. Còn gì đẹp bằng cảnh anh tả,
vợ ngồi bên cạnh tay trong tay mắt nhìn mắt. 2/2003 -
D1-H2 : Feb 21 ... Anh H2
ơi, Sau
khi thấy anh “hưởng hưu” tôi nghĩ chắc tôi khó lòng theo kịp anh. Sẽ
có ngày xuống chơi và ”học hỏi” anh đấy. Nhất là học anh cái bài
“cô láng giềng” mới được. 2/2003 -
C1-D1 : Feb 21 ... Đúng là ở
Mỹ khó mà đoán được chuyện gì sẽ xảy ra. Do đó, tôi cũng đang ráo
riết tìm đường rút lui an toàn đây. Hãng xưởng lúc này chỗ nào cũng
bị downsized. Mấy ngày vừa
rồi tôi phải đi ăn lunch quá cỡ, để liên lạc với mấy thằng
mình quen cũ, chứ ở trong sở thì ít việc quá, mà mấy tên partners
cứ đấm đá chí chóe lẫn nhau, (Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi bị chết
trước) còn tên nào đã ra khỏi hãng (quit hay bị layoff)
thì cũng xúm nhau chửi mấy thằng “Yesmen” chóp bu của hãng tôi
cả. Còn nhân viên thì đứa nào cũng đem cell phone riêng của nó
vô hãng, vì ai cũng tin là phone của hãng bị nghe lén. Tình trạng
này y
chang thời VC sau 75, thằng nào trong sở bây giờ cũng sợ người khác
biết được ý tưởng trong đầu của nó cả. Anh T1 có bị cảnh này ở Mỹ
chửa? Chán đến mức mà mình chỉ muốn bỏ đi (Có mấy thằng đã làm
rồi). Thành ra ngày nào đi làm về mình cũng tha một số hồ sơ cá
nhân về trước cho chắc ăn. Tụi nó hay chơi cái trò “Tiên Hạ Thủ Vi
Cường” lắm, cho nên mình phải đấu lại bằng đòn “Cẩn tắc vô áy
náy”. Nếu mấy tháng sau mà tình hình yên ổn lại thì khuân sách vở
vô lại mấy hồi. Hồi tôi làm
hãng cũ (14 năm về trước), thằng president nó kêu thằng vice
president tới head-quarter họp, trong khi đó, nó sai người
tới
remote office của thằng vice president
(tên này tôi
quen) khóa cửa và niêm phong lại. Mình thấy bài học đó cho nên phải
thủ kỹ. Các anh biết nó sai thằng nào đi không (Thằng C1 chứ ai vào
đó vì nó tin tôi). Làm tôi mất ngủ mấy đêm vì thấy làm vậy không
được, sau đó mới nghĩ ra một kế là OK với thằng president,
nhưng
đến ngày hẹn đi niêm phong thì tôi call sick. Thà làm vậy mà
đỡ bị mang tiếng, thằng president có giận cũng không thể đuổi
mình ngay lúc đó được (Sick mà!!!), nhưng 2 năm sau thì đến lượt
thằng president bị thằng chairman chơi trò tương tự,
kêu nó
đi LA họp, đến ngày về thì lại niêm phong phòng thằng president.
Lúc đó mình chỉ có cách trả ơn nó không đuổi mình 2 năm trước bằng
cách lẻn vô phòng nó lấy một số hồ sơ cá nhân đem về đưa cho nó. 2/2003
- H2-T1 : Feb 28 Tôi ngồi đọc lại những email gởi qua lại cho nhau tới tấp, trong lòng thấy vui. Vui ghê lắm và có lúc tôi cười phá lên. Đã mấy chục năm qua, nay lại được sống trẻ trung và thân mật cùng bạn bè như thuở học trò, làm sao tôi không thấy vui và cảm động cho được. Khi về hưu tôi mới chợt nhận thấy có những nguồn hạnh phúc đến với mình thật dễ dàng và bất ngờ. Như đôi khi tôi ngồi một mình trong căn phòng nhỏ nơi tôi đang viết thư, bất chợt thấy mình vui, vui vì nhìn thấy những bông hoa Trà hoa nưõ đỏ thắm đang rung rinh trước gió. Thanh bình quá và thanh thản quá. Tôi thấy những bông hoa như đang cười với tôi và vẫy tay chào. Những hôm mưa, hạt mưa nhỏ đọng trên những cánh hoa ấy long lanh như những hạt sương mai đọng trên những cánh hoa hồng trong góc vườn nhà tôi. Giây phút đó, lòng mình như có cái gì hạnh phúc êm đềm và ngọt ngào làm sao. Tôi mỉm cười với nó. Nhà tôi có hai loại Trà hoa nữ, loại mầu đỏ và mầu trắng. Cây hoa mầu trắng thì không ở ngay cửa sổ phòng tôi nên có khi tôi phải hái nó vào phòng để ngắm. Chỉ tiếc những bông Trà hoa nữ này trông giống hoa hồng nhưng lại không có hương thơm của hồng. Có những hôm gió mạnh, những cành cây Trà hoa nữ này đập nhẹ trên cửa kiếng như muốn "say Hi" với tôi, tôi vẫy tay chào lại. Nó là người bạn thân đã sống với tôi bao năm rồi mà nay chúng tôi mới nhận ra cái chân tình của nhau. Có biết bao nhiêu nguồn hạnh phúc ở quanh ta anh nhỉ? Đối với bạn bè cũng thế! Cái hạnh phúc mang đến cho ta mãnh liệt nhất, sinh động nhất vẫn là hạnh phúc của con người mang đến cho con người. Ngoài cái gắn bó thiêng liêng của gia đình thì cái gắn bó trong tình bạn bè có lẽ không kém phần mạnh mẽ. Trong khi tôi “về hưu“, một số bạn bè đã lâu không gặp gọi phone đến thăm hỏi. Những lời hỏi thăm đều giống nhau cả, nhưng trong mỗi người tôi lại thấy cái xúc động khác nhau, có lẽ khác nhau là những kỉ niệm đã lưu lại trong tôi mỗi người một cách. Những người bạn ấy đã đem cho tôi những hạnh phúc bất ngờ. Mà hạnh phúc bất ngờ bao giờ cũng là hạnh phúc trọn vẹn nhất. Bây giờ trời Ở đây có bốn mùa rõ rệt, và tôi vẫn thích mùa thu hơn cả. Thu lúc nào cũng đẹp, cái đẹp của sự trầm lặng kín đáo, cái đẹp của cô gái Huế dịu dàng, e thẹn sau chiếc nón lá bài thơ. Tôi yêu mùa thu vì cái êm ả của nó. Có biết bao nhiêu bài văn, bài thơ, bài hát về thu. Nếu bỏ thu đi, tôi tin chắc trong nền văn học của VN ta và ngay cả thế giới sẽ mất đi một nửa. Tất cả chúng ta, đặc biệt là người Việt nam, mỗi người đều là một nguồn thơ, chỉ có điều là chúng ta không diễn tả nó ra được như những nhà văn hay thi sĩ mà thôi. Mà mùa thu hình như thích hợp với người Việt nam hơn cả vì cái thâm trầm kín đáo của tâm hồn. Trong thơ về thu tôi vẫn thích nhất bài thơ của Lưu Trọng Lư với hình ảnh : ... Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên la vàng khô. Viết lên mấy câu thơ trên tôi lại chợt thấy đọc thơ, nghe nhạc cũng là một nguồn hạnh phúc. Ta tìm được hạnh phúc trong những bài thơ bài nhạc êm ả nhẹ nhàng, và ta cũng tìm được luôn cả cái hạnh phúc trong những bài thơ bài nhạc của hợp tan hay đôi khi tưởng như bất hạnh nữa. Không phải chỉ thơ hay nhạc mà ngay cả một mầu sắc hay một tiếng động quen thuộc nào đó cũng có thể là một nguồn hạnh phúc của ta. Như tôi có thói quen ngồi đợi tiếng mở cửa garage và tiếng chân đi trên sàn gỗ khi vào nhà của “nhà tôi“ lúc đi làm về. Đơn giản thế thôi nhưng đối với tôi lại là một nguồn hạnh phúc lớn lao. Tôi thấy nhớ nó và lo lắng khi tôi không nghe thấy những tiếng quen thuộc đó vào một giờ nhất định của mỗi buổi chiều khi nhà tôi đi làm về. Tôi tin là anh cũng thế, và ai cũng thế. Tôi yêu đời sống này quá và cuộc sống phong phú là bao. Tôi có thói quen hay viết thư cho bạn bè. Đó là một phần công việc hàng ngày của tôi khi về "hưu". 3/2003 -
D1-H2 : Mar 10 Anh H2 ơi, Có
2
cách giải quyết để chữ “i” lower case không tự động đổi thành
“I” upper case. Một cách đơn giản và 1 cách hơi rắc rối 1 tý.
Tôi muốn làm khó anh nên sẽ dấu không nói cho anh biết cái cách
dễ, và chỉ cho anh cách thứ nhì hơi rắc rối. Tuy nhiên biết được cách
này nếu lỡ có bị “cô hàng xóm” truy bài thì anh sẽ trả lời ngon
lành hơn. Chứ để anh trả lời bằng cách dễ thì tôi e anh sẽ mất điểm
với cô ta đấỵ :-)) (a) Trên Menu
của MS Word, anh tìm vào Tools rồi select
AutoCorrect
Options. Nếu ngay sau khi click vô Tools anh không tìm thấy
Auto
Correct Options thì click vô cái hình đầu mũi tên ở hàng dưới
cùng, để expand menu này ra. (b) Khi cái Auto
Correct window mở ra, trên top có 6 cái TAB :
AutoCorrect,
AutoText, AutoFormat, AutoFormat As You Type và Smart Tags.
Anh
chọn bấm vô AutoCorrect TAB. (c) Bây giờ
anh
sẽ thấy trong cái slot bên dưới là 1 table gồm 2 columns
và rất nhiều rows. (d) Click vô
mũi
tên bên tay mặt của slot này để scroll down. Lần lượt
anh
thấy mỗi row có 1 chữ viết theo thứ tự ABC. (e) Tiếp tục scroll
down tìm đến row có chữ "i". Click vô row
đó để highlight nó lên. Ngay sau đó anh thấy cái button
có chữ Delete nổi lên đậm mầu, trước đó button Delete
này và button Add chỉ được viết mờ mờ thôi. (f) Bấm vào Delete
button, rồi bấm tiếp “OK” button là xong. Ngoài
ra anh còn có thể làm thêm mấy corrections
sau đây cũng từ Menu—> Tools —> AutoCorrect Options —>
AutoCorrect TAB : Trong
số 7 cái check marks "V"
anh bấm vô mấy cái sau đây để TURN THEM OFF: Correct
Two Initial Capital. Capitalize
First Letter of Sentence. Anh
hỏi :Làm sao để check lại attached
file trước khi gửi đi. Trả
lời: sau khi đã attach file, từ
Yahoo anh chỉ có thể check filename xem có đúng file
đó là cái anh muốn gửi đi chứ không thể check content của nó
được. Muốn check nội dung anh phải vào Word. Trường hợp
sau khi anh đã làm attachment, nhưng CHƯA bấm send và
anh
quyết định sửa đổi nội dung thì anh cần làm như sau : (1)
Trong Yahoo Mail, anh bấm vô chữ
Remove nằm ngay bên tay phải của attached file name (2)
Dùng MS Word sửa nội dung (3)
Làm attachment lại. TB. Tôi gửi
lại
anh cái thư mà anh đã viết cho tôi, sau khi đã dùng một “thủ thuật”
khác để chuyển tất cả các chữ “I” trong bản original của anh
thành lower case. Hôm nào anh chị có xôi bắp (chứ không cần
xôi gà) gọi cho tôi xuống tôi sẽ chỉ cho anh. Bây giờ tôi “thua me
gỡ bài cào”, thất nghiệp nên đi kiếm ăn bằng cách này vậy. 3/2003 -
H2-D1: ... Thế là tôi và anh không những đồng hội đồng thuyền mà còn đồng tư tưởng nữa. Những điều anh nói, ấy cũng là của tôi vậy. Anh "về hưu" cũng bất đắc dĩ như tôi. Nhưng thôi thì dầu sao chúng ta cũng nên "về hưu" một lần cho biết với người ta. Mình cứ để cuộc đời cuốn theo "mệnh nước nổi trôi" vì kinh tế xuống. Ngoảnh đi ngoảnh lại anh đã nghỉ được 3 tuần rồi đấy, còn tôi thì tính tới tháng trước là tôi được ba tháng. Ba tuần hay ba tháng hay ba năm chắc cũng như nhau, chúng mình chẳng còn gì để thay đổi được nữa. Những dự tính trước khi về hưu là mình sẽ làm cái này hay cái kia, nay thì cái này hay cái kia ấy vẫn chỉ là những bóng mờ, không sao thực hiện được. Cũng như anh, tôi không hiểu thời gian sao đi chóng thế. Nó cứ vùn vụt bay đi, bay nhanh hơn cả thời gian mình còn đi làm việc. Chuyện nhà cho đến chuyện cửa sao nó cũng cứ y nguyên. Có chăng là hoán chuyển vị trí của vài món vật dụng từ gầm giường ra closet rồi vài thứ từ closet chuyển vào gầm giường. Garage vẫn chật ních, nhà tôi lái xe vào vẫn phải từ từ nhích từng tấc một. Cái vườn sau nhà tôi vẫn chưa cải tiến chút nào, có chăng là mỗi ngày tôi thấy nó cứ rộng ra theo sức lực của mình mỗi ngày một "co cụm" lại. Thế mà tôi vẫn cứ bận đấy. Bận tối mày tối mặt. Sau khi làm bở hơi tai, ngừng tay nhìn lại thành quả của mình, giật nẩy người, sao mọi thứ hình như nó vẫn cứ y nguyên. Cứ ngồi suy nghĩ mãi mà chẳng biết tại sao và tại ai đây. Chẳng phải vì anh, chẳng tại em (thơ Thái Can) Thôi đúng rồi, chẳng tại mình, chẳng tại vợ, thì đúng là tại "cô láng giềng"â của ông Hoàng Quý mất rồi. Cô hàng xóm nhà tôi cứ cằn nhằn tôi là kể từ ngày về hưu tôi sinh ra "chướng". Các anh đọc thư tôi các anh có thấy tôi chướng thật không. Ừ nhỉ, trời lạnh thấy bà tôi nói chuyện nắng hè, trời nắng chang chang tôi nói chuyện mưa dầm. Thật chướng! Ấy thế mà ai nói tôi chướng thì cứ gân cổ lên cãi đấy. Đúng là về hưu sinh tật. Cái đầu nó chướng đã đành, chân tay nó cũng chướng nữa. Tôi thấy cái chướng của tôi nguy hiểm ngang với bệnh "cổ chướng" (ung thư gan) mất rồi. Cứ tay này dọn thì tay kia nó bầy, tay kia nó dấu thì tay nọ nó lại moi ra, "tay chìa tay rụt"â là thế đấy. Mặt mày thì thật vô trật tự , cứ là "mắt ngang mày dọc" thì coi sao nổi. Đôi chân thì "chân trước chân sau", cái chân trước thì chạy vào nhà, cái chân sau thì quay chiều lẻn lẻn sang nhà bên cạnh tán phét. Tôi thật cũng vất vả với đám chướng này nên cũng mất hết cả ngày giờ. Anh thì sao hả, có giống tôi không? Còn cái chuyện anh không muốn làm "thằng cuội" thì cũng được đi, tôi chẳng rủ anh làm "thằng cuội" với tôi làm gì, chỉ tổ đánh nhau. Tôi ấy à, làm "thằng cuội" là ước mơ lớn nhất của tôi đấy. Anh cứ tưởng tượng xem, suốt ngày thằng cuội ở "trong cung" để "đánh cờ" với chị Hằng thì còn thú gì bằng nữa. Tôi hỏi anh còn chê cái gì nữa chứ. Anh không được đổi ý đấy nhé. Vâng, chúng tôi sẽ đi chơi xa 16 ngày, kể từ 31 tháng ba này. Sao anh biết vậy, cô hàng xóm của tôi nói hả. Kỳ này chúng tôi đi Nhật, Hồng Kông và Thái lan. Khi đi về thế nào tôi cũng có thư báo cáo chuyến đi cùng các anh các chị phe ta. Còn "ông" T4 nhà tôi nữa. Tôi nhờ ông ý nhắc lại chút ít về cái phố Triệu Việt Vương mà chúng tôi đã từng là hàng xóm. Ông ấy nổi cơn cường điệu: "để tôi viết về Hà Nội của tôi cho anh". Ông ý còn nâng cấp lời hứa ấy thành món nợ nữa mới oai chứ. Đã là nợ thì chủ nợ phải đòi, đòi cả lãi nữa chứ, cứ một thành hai, thế là hai bức thư rồi đấy nhé. Trả góp cũng được, nhưng phải trả chứ nhỉ. Anh D1, anh T1 và cả C1 làm chứng đấy nhé. Anh S1 thì chẳng muốn dính vào, thôi thì cũng tha cho ảnh cái công việc đôi co này. Đùa anh T4 một tý, tôi biết anh còn "nặng nợ xương máu" lắm. Thành phố nà Nội cũng nhỏ thôi mà, chắc "Hà nội của tôi" hẳn là to lắm nên cần có nhiều thì giờ như những kẻ về hưu chúng tôi. Đùa tý thôi, đừng giận tôi nhé. Tôi đã nói là tôi "chướng" rồi mà. Bữa nào rảnh mời các anh chị ghé tôi chơi, cho biết trước để chúng tôi chuẩn bị cơm đãi khách. Anh chị T4 tặng tôi chai rượu, hôm nào cả bọn cùng "khui". Thôi nhé, cô hàng xóm nói viết thư thì viết ngăn ngắn thôi, viết dài ai đọc, chướng lắm. Thôi thì đành viết ngắn vậy. Viết cái kiểu "co cụm" này thì chẳng đâu vào đâu cả. 3/2003 - H2-T1: Xin chúc mừng Anh và ông NĐH đã có một ngày “giã từ vũ khí “ tuyệt hảo. “Vui ơi là vui“ và “Zui quá xá Zui". Cứ xem những bức hình chụp ngày hôm đó, ai mà chẳng muốn về hưu. Mong có dịp được coi tiếp những hình ảnh đó thêm. Này anh T1 ơi, Tôi có đọc vài email gửi qua lại thấy có người chúc mừng anh và ông H đã gia nhập “hội về hưu“. Hội ấy là hội nào trong THĐL mình vậy? Hay là tôi đọc chữ “tác“ thành chữ “tộ“ theo đúng tinh thần về hưu của mình đấy? Hội ấy đã hoạt động? Đang hoạt động? Hay sẽ hoạt động vậy anh? Tôn chỉ thế nào? Có người còn đề nghị đóng niên liễm hay nguyệt liễm gì nữa mà. Nếu đã và đang có hội ấy thì cho tôi gia nhập với. Tôi đủ tiêu chuẩn rồi mà, dù có sớm một tý về tuổi tác nhưng vẫn hợp pháp vì đối với công ty tôi làm việc thì tôi đã lấy package về hưu rồi. Nếu có xê xích một tý về điều lệ thì thôi cũng xính xái dễ dãi cho nhau một tý nhé. Tôi có nói với anh D1 là bất cứ làm việc gì tôi cũng “đợi nước đến chân“ (không phải đến đít, xin lỗi, như các cụ nói) mới nhẩy. Mà khi nhẩy thì luôn nhẩy vào chỗ nước ngập đầu. Nếu có trễ thì cũng còn hơn không. Cho tôi ghi tên với nhé! Còn giả dụ cái “Hội Về Hưu“ này chưa có thì cũng nên có quá đi chứ nhỉ. Nhóm THĐL mình cũng nhiều người ở cái tuổi đã quá già (già bấm không vô), già chín mùi, hay già non non một tý thôi. Anh chịu khó vác thêm “cái ngà voi“ về hưu này nữa thì tuyệt hảo như ngày “giã từ vũ khí “ của anh. Các “cụ“ cũng nên có một website riêng cho các cụ để các cụ tâm sự với nhau trong lúc tuổi già qua email mà không sợ làm các thân hữu trẻ tuổi còn “cần sự yên lặng nghỉ ngơi“ cho ngày hôm sau đi cầy đi bừa. Nếu dùng chung website của THĐL thì các vị trẻ ấy lại bắt các cụ “im“ vì “ồn“ (hai chữ này của anh đấy) thì các cụ buồn lắm. Có chỗ cho các cụ “đổ vào“ là vui rồi. Những thứ “đổ vào“ ấy chắc cũng hiền lành thôi vì các cụ còn đủ sức đâu mà tranh với cãi nữa. Tôi tin là toàn chuyện rất hiền lành, hiền lành như chuyện “chúng mình“ vậy. Mà chẳng hiền lành cũng chẳng được vì ai dại gì mà dính vào chuyện “con kiến đòi kiện củ khoai“ bao giờ. Thân phận các cụ bây giờ cũng như "con kiến bò ở cành ngang, gặp phải cành cụt, leo vào leo ra". Có cụ còn khỏe thì cũng chỉ như con kiến trèo ở cành đứng, gặp phải cành cụt thì cả ngày cũng chỉ trèo lên trèo xuống là cùng. Các cụ bị tù túng đúng như câu hát ”đi năm phút lại về chốn cũ“, chỉ còn cái website Về Hưu được ví như mớ tóc dài chua chua vì lâu ngày không tắm của cô gái Pleiku để các cụ còn có cái gì để nhớ để thương để “đổ vào“ những gì các cụ muốn đổ. Tôi bảo đảm với anh là hội viên sẽ đông lắm, chỉ nhận hội viên của THĐL thôi đấy nhé. Chắc là phải lắm chuyện đọc và vui lắm anh ạ. Anh sẽ có khối bài để đăng báo THĐL đấy. Này nhé, cứ cái chuyện các cụ kể lại đời mình cho nhau nghe qua những dĩ vãng oai hùng của cái thời niên thiếu ”hít ra lửa, thở ra khói“ (hút thuốc lá) của các cụ là đọc cũng đủ mệt nghỉ rồi. Có chỗ “đổ vào“ cho các cụ để tâm sự và để tiếc thương, cái tiếc thương của con “hổ nhớ rừng“ trước khi các cụ tìm “một cõi đi về“ cho khỏe cái thân. Anh cứ tin tôi đi, thư nào các cụ cũng mở đầu bằng câu “ngày xửa ngày xưa à” cho mà xem. Cứ như các cụ kể chuyện cổ tích cho các cháu nghe vậy. Ấy các cụ thường ngày các cụ vẫn làm như thế đấy chứ, có mới mẻ gì đâu, lúc các cụ rủ chau ngủ ý mà. Có khác chăng là các cụ ru cháu, bây giờ ru thêm cho mình nghe luôn trên email thôi anh ạ. Chuyện hàng ngày mà, có khó với các cụ gì đâu. Có cụ cả ngày ngồi đợi cháu đi học về để các “ông cháu“ này lên tiếng “ông nội“ hay “ông ngại“ (không phải ngoại) là các cụ vào đề ngay không cần biết nó gọi để đòi cái gì. Tuy nhiên không phải các cụ chỉ nói toàn chuyện “một thời vàng son“ cũ xì của các cụ đâu nhé, cũng có cả chuyện hiện tại lẫn tương lai nữa đấy. Ai mà nói động vào các đứa cháu của các cụ mà xem, cụ “nổ“ cho mà điếc tai luôn và nghe cũng đến bở hơi tai luôn đấy. Cụ nói hết về những “thằng nhóc“ năm ba tuổi rồi đến lũ “choai choai“ ở tuổi làm “nhức đầu cha mẹ“ đến những đứa cháu “xồn xồn“ mắt trước mắt sau lẻn sang nhà hàng xóm “xin“ cắt cỏ dùm. Những “ông cháu“ này sẽ trở thành những ông “thánh sống“ như câu hát ”Lậy thánh con là người ngoại đạo, những vẫn tin có thánh ở trong nhà“. Các cụ tin tưởng các cháu của các cụ như dân ta tin vào “Đức thánh Gióng“ (Phù đổng), vươn vai một cai mình cao ba trượng đấy. Tôi mới kể sơ sơ cho anh vài điều các cụ cần có chỗ đổ vào. Chưa kể đến chuyện “cô hàng xóm“ theo cái kiểu “hoa sứ nhà nàng“ hay “nỗi buồn gác trọ“ của các cụ đấy nhé. Ấy là chưa nói đến cái mớ kiến thức các cụ còn nhớ nhớ quên quên. Người phương tây có câu “Kiến thức là những cái gì còn lại sau khi đã quên hết“. Đối với các cụ về hưu thì mớ kiến thức ấy lại nằm ở phần quên chứ không phải phần nhớ còn lại đâu nhé. Nếu có lẫn lộn cả nhớ lẫn quên thì câu chuyện các cụ kể cũng thuộc loại “khó hiểu“ vì cái đoạn đầu nó lại chẳng ăn nhập gì với cái ở phần đuôi. Cái khúc giữa các cụ thích nhất thì các cụ gặm không nổi vì nó dài quá. Đọc thư các cụ ta chỉ nên đọc phần đầu rồi pass qua phần cuối. Nếu không thấy có gì lộn xộn thì biết cụ ấy còn tỉnh và còn sống thêm được vài năm nữa. Phần giữa thì chớ động vào, có ngày chết với các cụ. Tôi cứ ngồi kể chuyện về các
cụ thôi thì có ngày này qua
ngày khác cũng không hết anh ạ. Thôi thì tôi xin có vài hàng viết
vội cho anh để anh suy nghĩ về cái “hội về hưu“ của THĐL mình. Vợ
chồng tôi đang đi vacation ở Để tạm ngưng
ở
đây, xin gửi đến anh bài thơ tôi không nhớ tên tác giả : Ban ngày cụ
cứ như thần, Ban dêm cụ cứ
tần mần như ma. Ban ngày cụ
cứ
như cha, Ban đêm cụ cứ
như là trẻ ranh. Còn chuyện đề nghị hát bài ca “tiễn em“ cho nhau thì đóng niên liễm hay nguyệt liễm cũng được, hay anh đưa ra chừng mười cái card “tiễn đưa“ tùy ai nấy chọn theo ý mình để gửi xuống tuyền đài cho người quá cố cũng không sao. Anh nhớ chọn cho tôi cái card nào còn “ngon ngon“ một tý để khi tôi check email ở dưới đó tôi còn cảm hứng tìm đường về nguồn cội trần gian này nữa nhé. Tôi ghét lên Tiên nhất. Cứ theo cụ Văn Cao tả thì chẳng biết cái “ái ân thiên tiên“ nó ra làm sao mà đến quên cả đường về và rồi chẳng bao lâu những chàng trai mười tám hai mươi cứ già sụm đi, đầu tóc bạc phơ chỉ còn sức ngồi đánh cờ thôi thì chán lắm. Trong khi đó thì các nàng mười tám đôi mươi cùng tuổi như các chàng thì cứ “mơn mởn“ ra đấy. Tôi thấy trần gian mình fair hơn. Thôi chẳng biết tôi đã viết gì rồi và dài bao nhiêu nữa. Các cháu đang ngóng cổ nhìn bố xem đánh máy xong chưa để còn đi tắm biển. Cái đáng sợ nhất là tôi đã thấy “người yêu quý“ mặt hơi nhăn nhăn khó chịu vì ngồi đợi lâu rồi. Thôi nhé! 3/2003 -
D1-Z1 : Mar 11 Từ ngày tôi
được bà xã gắn cho cái title M.V., (Mất Việc, đọc theo giọng Thơ bà xã
tặng
(đã được chỉnh lại theo góp ý của 2 bạn): Cưỡng bách
hồi
hưu sướng lắm thay Ra vào thơ
thẩn suốt cả ngày Đêm nằm thẳng
cẳng luôn tới sáng
(*) Ngẫm nghĩ hồi
hưu quả đã thay Cưỡng bách
hồi
hưu sướng lắm thay Free phone
kêu bạn suốt đêm ngày (**) Hai tuần một
check rung đùi lãnh (***) Cưỡng bách
hồi hưu quả đã thay Ghi chú : (*)
Có 1 bạn lưu ý tôi câu số 3 "Đêm
nằm thẳng cẳng luôn tới sáng” phải chăng là bà xã muốn trách
móc? (**) Free
phone : free minute cell
phone (***) Tiền
trợ cấp thất nghiệp 2
tuần phát 1 lần Một bạn họa
lại mấy câu trên như sau : Cưỡng bách
hồi
hưu sướng lắm thay Chăm lo cho
vợ suốt cả ngày Đêm nằm thao
thức luôn đòi nợ Ngẫm nghĩ hồi
hưu quả đã thay Và sau đây là
2
bài nữa do một bạn khác tặng, một bài tựa là “Hưu non tự trào” và
1 bài họa: Ai ơi chớ bảo
tớ hưu non, Vì tớ bi chừ
hết nước non. Gỗ cũ đậm màu
hơn gỗ mới, Gừng già cứng
củ quá gừng non. Ngày thời
than thở đôi chân yếu, Tối lại ngọt
ngào cặp vế non. Bắt chước tớ
đây về ẩn sớm, Lúc còn sức
nghịch mí đào non. Họa : Khi không ai
bảo
bác hưu non Vì bác bây
giờ vẫn nước non Gỗ cũ đậm màu
hơn gỗ mới Gừng già cứng
củ quá gừng non Ngày thời tập
luyện đôi tay nhuyễn Tối lại mân
mê cặp ví (*) non Bắt chước ai
đây về ẩn sớm Lúc còn sức
ẳm mấy (**) đào non Ghi chú : (*)
Ví
= tiếng thanh lịch miền Bắc (**) mấy =
nhiều
hơn một Cười là liều
thuốc bổ, do đó mà tôi lấy tiêu đề của thư này là “Prescription
by NT Dzung, M.V.” 3/2003 -
N1-Z1 : ”Cưỡng bách”
Mò
V... (1) sướng lắm thay Ra vô 3, 7
suốt cả ngày (2) Đêm còn rị mọ
luôn tới sáng Ngẫm nghĩ “về
hưu” đã lắm thay (1)MV (2) Đêm 7,
ngày 3, ra vô chưa tính. 4/2003 -
C2-Z1 : Apr 11 Đọc bài thơ
của
các anh chị thấy dù là cưỡng bách hồi hưu quả là sướng thật. Nhưng
nếu ông chồng em mà bị cưỡng bách hồi hưu thì tụi em mệt thật vì các
cháu còn nhỏ. Nhân bài thơ của anh D1 gởi đến em có cảm hứng làm
bài thơ con cóc gởi lại các anh chị đọc cho vui. Bác ơi, tin
bác
hồi hưu Chồng em nghe
thế im ru cả ngày Ra vào chắc
lưỡi sướng thay Còn mình thì
phải kéo cày mà thôi Em thì đừng
có phân bì Làm sớm nghỉ
sớm nhằng nhì khổ thân. 4/2003 -
D3-D1 : Apr 14 D1 ơi! Chung
vui
với Cậu, tớ xin gởi bài ” QUẠ “ như sau : Về hưu, Cậu
tả
thật khoái thay Không vì giờ
rảnh, tiền dzư đủ Khoái cái đêm
nằm thẳng cẳng ngay Nhưng hơi
thắc mắc chân nào vậy Phải cái mà
mình nghĩ cả hai?! Bye bye 6/2003 - SL-T1:
Về
Hưu Vui Vẻ
Về hưu vui vẻ ! Thật mừng
thay ! Tâm trí thảnh thơi suốt
cả ngày Sáng nấu canh rau, chồng
vợ húp Chiều màn thịt nướng ,vợ
chồng nhai Không còn vội vã, mau
chân bước ! Thủng thẳng thong dong,
nhẹ gót hài Tối đến xem kinh cùng đọc
sách Khen chê thế sự ! Bỏ
ngoài tai ! Khen chê thế sự ! Bỏ
ngoài tai ! Bến giác bờ mê mấy dặm
dài Nhẹ bước đường trần quên
thế tục ! Tĩnh tâm không nghĩ
chuyện trần ai ! Chuyện đời không sắc, tan
rồi hợp ! Đạo pháp huyền cơ, quả
chẳng sai ! Kinh, sách, thơ, văn, là
bạn hữu ! Về hưu vui vẻ ! Thật mừng
thay ! (Sương Lam)Cô
Giáo Về Hưu
Ồ thích quá ! Hết phải
còn dậy sớm! Hết vội vàng uống lẹ tách
cà phê, Hết ngóng trông chờ mau
đến giờ về , Hết cau mặt, nhướng mày
và giận dữ !! Hết theo dõi từng lời,
từng nét chữ , Hết “Reading“,
“Homework”, hết “Writing “, Hết nhân, chia, trừ,
cộng, số toán hình , Hết những lúc “duty”, làm
bổn phận !! Hết thước kẻ, bảng đen và phấn trắng !Xếp lại trang sách vở,
trả lại trường ! Chỉ mang về : ánh mắt với
tình thương Tuổi khờ dại, ngây thơ và
hoa mộng ! Tôi còn lại : những gì
mình đang sống : Nhừng sáng hồng, được dạo
bước thảnh thơi , Ngắm hoa xinh, ngắm mây
trắng lưng trời, Trưa hè vắng, nghe tiếng
chim vui hót ! Đã đến lúc thấm nhuần hương vị ngọtCủa câu kinh, tiếng kệ, mõ chuông chiềuĐể sửa Tâm, lập Tánh tốt
cho nhiều, Trồng cội Phúc, gieo nhân
Lành, mầm Thiện ! Và tu tập mỗi ngày thêm
tăng tiến, Giúp người vui, ta cũng
được vui theo ! Vì kiếp người như sợi chỉ
mành treo: Giũa Sanh, Tử, Sát na
trong khoảnh khắc ! Tâm thanh thản, an vui, không trói chặtVới lợi danh, không, sắc
cõi trần gian ! Lắng tĩnh tâm tìm đến
Aùnh Đạo Vàng ! Thập thiện đạo hướng về
bờ bến Giác ! (Sương Lam) 6/2003 -
AH-T1: Kính tặng Anh
bài thơ nhỏ "Về Hưu" này nhân "Hội THĐL Về Hưu" sắp
ra đời. VỀ HƯU Gặp thời thế,
thế thời phải thế ! Kiếm cung xưa
treo dưới ánh trăng Hồn nhiên ra
khỏi vòng cương tỏa Vui gió ngàn
mây một góc trời Hương thơm
bằng hữu như tâm nguyện Nghĩa cũ tình
xưa vẫn đong đầy. (6/2003- ANH
HÀ) 6/2003 -
D3-T1:
Tiễn Bạn Đi Xa Chữ “T” rời
bỏ miền đông Chữ ”D” ở lại
trống không lạ thường Thôi đành
chúc bạn lên đường Về bên xứ ấy
mãi trường thọ ra Mai này còn
gặp đôi ta Chữ "Tình
Thân Hữu" đậm đà
không phai. "D" Bà Quẹo 9/2003 -
T6-T1: Tình
Quê
(Thân
tặng anh chị
NCT) Anh về nơi ở mới, Có vui nhiều không anh ?
Bạn bè cùng chúc tụng, Hạnh phúc ánh trăng lành. Quê Cha ven biển Thái, Có lũy tre xanh gầy, Trùng
dương kêu, sóng gọi
?
Anh di chuyển về đây ? Rời miền Đông sang Tây, Biển Thái Bình nhiều mây, Sống gần bên đất Mẹ, Tình quê chắc đong đầy.
Nhật Thanh BTT Nhiều Thân Hữu Về Hưu: Ngồi
tại nhà một buổi chiều,
hai vợ chồng một vị bác sĩ đã về hưu quyết định gọi hỏi thăm một
cặp bạn thân khác để xem họ đang làm gì. Bà vợ của người bạn đáp
trong máy "Ồ, chúng tôi đang
uống cà phê và nói chuyện." Bà vợ vị bác sĩ gác máy điện
thoại rôi bảo chồng "Tại sao
chúng ta không làm như thế? Họ chỉ uống cà phê và nói chuyện."
Vị bác sĩ trả lời "Vậy thì bà
hãy đi pha một bình cà phê đi!" Khi cà phê đã sẵn sàng, hai
vợ chồng nhìn nhau, và ông đề nghị "Bà gọi lại cho họ, hỏi
họ đang nói chuyện gì?" Khôn Ngoan: Vợ vốn rất
sạch sẽ hôm đó đi làm về muộn, vừa bước vào nhà đã thấy sàn đầy
vỏ cam vỏ quít, trên bàn còn có mảnh giấy của chồng: “Xin lỗi em
yêu, anh ngủ trước. Ngày mai anh sẽ dậy dọn dẹp!” Vợ thấy dơ
bàn tiện tay quét dọn.
Lúc leo lên giường lại trông thấy một mảnh giấy khác để trên gối:
“Cám ơn em yêu!” |