Sổ
Úc
châu
ĐinhVăn Quí (
(Vi thư gửi THĐL, 21 th.1, 2003) ... Trong mấy ngày vừa
qua, như báo chí đã loan tin, quanh thủ đô Canberra, Úc, có đám cháy rừng lớn
lan vào khu gia cư thiêu hủy hơn 400 nhà. Tôi có liên lạc được với TH HV Thiết
và chị Thể Vân ở khu
vực
Tiên đoán thời tiết cho biết có gió lớn và
nhiệt độ cao nên anh Thiết và chị Vân vẫn còn lo. Mong sao tình hình khả quan để anh chị Thiết & Vân có thể đi
dự họp măt THĐL tại
(Vi thư
của NCT, 21 th.1, 2003) Xứ Úc năm nay làm ăn ra
sao mà hết
(Vi thư gửi NCT, 22
th.1, 2003) ... Thấy anh vừa gởi
nhiệt độ vùng
Huỳnh Văn Thiết (
(Vi thư gửi NCT, 26 th.1, 2003) ... Như anh đã biết ở Úc năm nay hạn
hán và hỏa hoạn lớn nhất kể cả trăm năm. Các tiểu bang New South Wales và
Victoria cháy rừng kéo dài cả trên 100km. Riêng ở Canberra bị thiêu rụi hơn 450
căn, hầu hết ở phía Nam, nhà tụi này ở phía Bắc, tuy vậy khói cũng bay mù mịt
và các tàn tro bay đầy vườn tôi phải chuẩn bị di tản. Hôm nay nhiệt độ hơn 40 C, may là gió nhẹ nên cũng không đến nỗi nguy hiểm. Tôi phải hủy bỏ chuyến dự họp mặt tại
Lê Thân Châm Khanh (
(Vi thư gửi NCT, 29 th.1, 2003) ... Buổi họp mặt của THĐL Úc tại
Sydney đã bắt đầu vào 4 giờ chiều ngày 24 Jan 03 tại nhà anh chị Nguyễn Khắc Mẫn
và kết thúc bằng buổi tiệc chia tay tại nhà hàng Đại Lam Sơn - Cabramatta (thủ
đô của người VN) vào tối ngày 26 Jan 03.
Xen vào giữa là hai ngày đi ngoạn cảnh. Ngày 25 các TH đi loanh quanh thành phố Sydney dưới sự hướng dẫn
của anh chị Nguyễn Hoàng Thu và ngày 26 anh chị Đào Kim Quan đã đưa đi thăm
vùng Blue Mountain. Tôi đã không tham dự hai buổi ngoạn cảnh
này, một phần vì bận việc và một phần không chịu nổi cái nóng “lò bánh mì”
trong mấy ngày đó. Phải công nhận các anh chị đã rất “can đảm” dám “xông
pha” trong hai ngày 25 và 26. Có lẽ một phần do lời
“quảng cáo” quá hấp dẫn của anh NH Thu (quí ông sau khi đi thăm Watson Bay về sẽ
“sáng mắt” không cần đeo kính cận hay kính lão nữa!!!).
May mà chương trình du ngoạn đã thay đổi
trong buổi họp đúc kết, không có mục đi thăm
Với sự sốt sắng và nhiệt thành của “tân
thành viên” Nguyễn Khắc Mẫn, buổi họp đầu tiên đã được tổ chức tại nhà anh chị
thay vì phải đi mướn hall của Cộng đồng VN vừa loãng (ít người) vừa tốn
tiền. Buổi tiệc thết đãi các THĐL phương xa
cũng do các “bà” THĐL và nội tướng của các "ông" THĐL Sydney đảm
trách. Menu của buổi tiệc này đã có đến 18 món khác
nhau, vì sợ thiếu nên ai cũng làm “nhiều thêm một chút” nên đã thặng dư.
Chị TĐ Thanh tuy ăn chay trường nhưng đã trổ tài rút xương đến 5 con gà rồi còn
làm bánh "bá trạng" và nấu đồ chay nữa, tụi này lấy làm bái phục bà
chị cả quá sức.
Mở đầu chương trình ông Trưởng Ban Tổ chức đã chào mừng các THĐL
và cám ơn các bạn hữu từ phương xa đã “lặn lội” đến họp mặt với THĐL Sydney. Sau đó là phần tự giới thiệu và “thành thật khai báo” của các THĐL.
Phải ghi
nhận sự sốt sắng của anh chị Nguyễn Khắc Mẫn, dù là “thành viên mới” mà đã rất
là sốt sắng. Trong buổi họp đúc kết chương trình đại hội anh chị mới xuất
hiện lần đầu do sự giới thiệu của TH LT Huyền Khanh anh chị đã đề nghị cho mượn
nhà làm chỗ hội họp vì đề nghị mướn hall của Cộng đồng VN đã không được
các TH đồng ý.
(Vi thư gửi NCT, 20 th.
2, 2003) ...
Bây giờ thì tôi kể tiếp chuyện ngày họp mặt đầu tiên. Theo chương trình thì buổi họp mặt sẽ khai mạc vào 4 giờ chiều ngày
Thành phần tham dự ngoài
THĐL tại Sydney còn có phái đoàn đến từ Melbourne, Victoria: anh Trần Thái Lợi,
chị Song Hương, anh chị Ủ Văn Tạo, anh chị Phan Lạc Cảnh, anh chị Trịnh Quang
Tuyến; phái đoàn Brisbane,
Queensland: anh chị Đinh Văn Quí, anh chị Đặng Ngọc Hùng, và đặc
biệt có anh Trần Háo Đức từ Mỹ sang. Sau phần ghi danh và đeo bảng tên để cho mọi
người nhận diện, TH TĐ Thanh đã tuyên bố khai mạc và yêu cầu các THĐL tự giới
thiệu, chúng tôi đã gọi đây là mục “thành thật khai báo” và có TH đã thành thật
đến độ “tố “ luôn cả xếp cũ - cũng hiện diện trong buổi
họp mặt.
Sau đó là màn ẩm thực, self service nên mọi người vào nhà tự
lấy đồ ăn và ra ngoài bàn ăn ngồi tụ lại vừa ăn vừa
chuyện trò thăm hỏi nhau. Như đã nói ở trên menu có trên 18 món nên các anh chị
đã phải đi lại vài vòng mới “nếm” được hết các món. Hy vọng ban ẩm thực đã làm
tròn bổn phận.
(Vi thư gửi NCT, 28 th.2, 2003) ... Rất tiếc có một số anh chị ở
Canberra, anh chị Huỳnh Văn Thiết & Thể Vân, anh Nguyễn Văn Bạch, không về
được vì ở đó vừa bị bush fire mấy ngày trước và vẫn đang còn trong tình
trạng báo động nên chẳng ai dám bỏ nhà cả.
Trong buổi họp mặt này TH TĐ Thanh cũng đã làm xổ số quà của ông Tổng
(phần này do TH T Háo Đức đem sang), những người may mắn đều lấy làm hoan hỉ vì
có quà. Tôi không có mặt trong số này vì cả đời chưa bao giờ trúng số, nhưng đến
buổi tiệc tan hàng phần xổ số lại được nối tiếp vì anh chị Lê Công Huấn đem
sang thêm, tôi đã có tên trên “bảng vàng”. Đang hí hửng và
nói với ông TĐ Thanh là ngày mai sẽ đi mua vé số thì lại buồn 5 phút vì thăm
trong hộp đã bốc hết mà quà trên bàn vẫn còn (!!!), thế là tôi save được
tiền mua vé số.
Buổi họp đầu tiên chấm dứt khoảng gần 9 giờ tối vì các anh chị muốn
để dành sức để ngày mai đi ngoạn cảnh dưới sự hướng dẫn của anh chị NH Thu, và
ngày hôm sau nữa đi với anh chị ĐK Quan. Tôi không tham dự hai buổi ngoạn cảnh
này nên không biết chuyện để kể với quý vị, nhưng có một điều tôi phải bái phục
các anh chị là đã rất can đảm “xông pha” trong hai ngày đó vì nhiệt độ ngoài trời
rất cao và nhất là gió thì nóng chẳng khác gì hơi nóng trong lò bánh mì cả.
Buổi tiệc tối bế mạc đã bắt đầu trễ hơn giờ
ấn định vì còn chờ các anh chị đi ngoạn cảnh về. Chúng tôi, những người không đi ngoạn cảnh, đã có mặt từ lâu
nhưng chờ mãi không thấy phái đoàn đến, TH Võ Cổn gọi điện thoại liên lạc thì
được biết phái đoàn đang trên đường về (còn khoảng 1/3 đường) và còn phải ghé về
nhà cho các anh chị refresh và thay đổi xiêm y.
Buổi tiệc tối này có thêm anh chị LC Huấn từ Mỹ, mới đến buổi
sáng, anh Bùi Trọng Cường (Brisbane), chị Nguyễn Thị Tiếu (
Trước khi tiệc tàn các anh chị đã quyết định sẽ tiếp tục truyền thống
“điếc không sợ súng” của ông TĐ Thanh, và mỗi năm một lần sẽ thay nhau tổ chức
họp mặt. Màn oẳn tù tì giữa
Gần 11 giờ tối thì tiệc tàn, tôi không biết
các anh chị nghĩ sao chứ riêng tôi đã rất là vui khi gặp lại những người “bạn
cũ”. Tôi đã gặp lại và nói chuyện nhiều với TH
TT Lợi, nhắc đến và hỏi thăm nhiều bạn bè cũ cùng làm ở 72 Hai Bà Trưng và cũng
rất cảm động khi TH TQ Tuyến vào giờ chót đã nói “tôi nhớ ra cô Khanh rồi”
khi vợ chồng tôi đến chào tạm biệt anh chị...
PS... Tôi đã nhận và đọc hết báo THĐL 22 rồi.
Cũng vì ông đăng thư tôi kể chuyện họp mặt ở
Nguyễn Xuân Thông (
(Vi thư gửi NCT, 30 th.1, 2003) ... Ngày
24-25-26/1/03 anh em thân hữu Úc châu đã quy tụ về
Buổi họp đầu được tổ chức tại tư gia TH Nguyễn Khắc Mẫn từ 04PM đến
21PM. Hai ngày 25/26 TH 2 phái đoàn Mel & Queen được ban tổ chức hướng dẫn
đi xem thắng cảnh thành phố Sydney & Jenolan Caves cùng Katoomba cách xa TP
Sydney hơn 200km. Nhiệt độ trong ngày đi Jenolan khá tốt, chỉ vào khoảng 42 độ
C...
Trần Đan Thanh (
(Vi thư gửi NCT, 24 th.3, 2003) ...
- Tôi vừa nhận được 10 Bản Tin THĐL. Cám ơn hai
anh.
- Mugs do ông Tổng gởi qua đủ cho mọi người có mặt. Lúc đầu tưởng là không đủ thành ra tổ chức bắt thăm, sau mới thấy
là không cần thiết nhưng không sao, chỉ thêm vui.
- Về viết bài tường thuật Đại hội THĐL Úc châu 2003 thì tôi đang kẹt,
anh em Sydney chắc là thấy bản tin có nhiều cây viết sừng sỏ cho nên đâm ra khớp,
không ai chịu viết. Để coi các THĐL tiểu bang khác có ai siêng hơn không. xin Ban Biên tập cảm phiền.
(Vi thư của NCT, 25 th.2, 2003) ... Tôi đã ghi địa chỉ của hai THĐL mới: Nguyễn
Xuân Chăn và Nguyễn Khắc Mẫn, hai anh này tốt nghiệp KS Điện Phú thọ khóa 13
(1973), cùng khóa với mấy người tôi quen biết: Trần Quang Đoạt, Ngô Quang Thọ,
Huỳnh Tỷ, ... Còn Lê Kim Thắng cũng khóa 13, cũng ở
vùng Sydney, không có liên lạc sinh hoạt sao? ... Kỳ họp mặt
này vậy là không có NT Ngọc từ
Âu
châu
Võ Văn Hoàng (
(Vi thư gửi NCT, 8 th.2, 2003) ... Tôi đọc cuốn THĐL 22 mới nhận được,
suốt hai ngày, hai đêm... Đêm nào cũng đến 3 giờ sáng phải uống thuốc ngủ mới
ngủ được, vì nếu không uống thuốc, cứ nằm xuống là nhớ kỷ niệm qua những gì mà
anh và các bạn khác đã viết với đầy tình cảm, hầu như mình có cảm tưởng đang sống
lại thời xa xưa đẹp biết bao... rồi mình cảm thấy cái hạnh phúc tuyệt vời đem đến
cho mọi người, không ngờ những kỷ niệm mình quên đi, mà có nhiều thân hữu lại
nhớ đến, có người lại cho đó là niềm hạnh phúc riêng cho mình, không cần phải
nói cho ai biết...
Bài viết
của NX Mỹ về nhà máy Bà quẹo - T&D có giá trị lịch sử trong công cuộc thành
lập CDV. Thật vậy ngoài công
trình thủy điện Đa nhim mà hầu hết các anh chị tốt nghiệp điện, trong đó có anh,
đã hãnh diện cho một thời vẻ vang nước nhà là đem điện về Sài gòn, có TH sau đó
đã làm lớn, Bộ trưởng, Giám đốc,... sau đó công trình lớn thứ hai là xây dựng
nhà máy Nhiệt điện Thủ đức và Hệ thống Phân phối Thủ đô, đã tạo nên những tên
tuổi nổi tiếng, hét ra lửa... kế đến là hệ thống của Mỹ về máy điện GM và một
công trình khá lớn là xây dựng nhà máy Diesel Bà quẹo và trang bị cho tất cả địa
phương máy điện của Pháp SACM...
Đầu thập niên 73, một
chương trình lớn nữa đánh dấu một bước tiến mạnh sau Đa nhim và Thủ đức là xây
dựng nhà máy nhiệt điện Cần thơ 2X33MW và một hệ thống phân phối điện cao thế
cho toàn 6 tỉnh miền Tây, một công trường to lớn và tốn rất nhiều tiền mà chính
phủ VN đã vay của Nhật bản và là một niềm tự hào của Nha Trang bị, ... nhưng ít
nghe kể chuyện lịch sử với nhiều hãnh diện đã đóng góp để tạo nên lịch sử ĐLVN
như NX Mỹ vừa qua đã kể chuyện Bà quẹo, cũng như rất nhiều thân hữu đã kể chuyện
Đa nhim hùng vĩ...
Tôi suy nghĩ đến Chương
trình Nhiệt điện Cần thơ vắng bóng trên bản tin THĐL cũng chỉ vì Ban Quản đốc
Chương trình Cần thơ, một số chức sắc lãnh đạo không còn nữa: anh TĐ Thơm, Quản
đốc, anh NQ Đức, Phó Quản đốc, anh TK Khoa, Giám đốc Nha Trang bị đã lìa chúng
ta qua bên kia thế giới...
Chỉ còn lại những người đến công trường sau, trong đó có tôi là
người thứ ba đến làm việc với anh Thơm và Đức trong mấy tháng đầu đi giải tỏa
khu Trà nóc để xây nhà máy, lập chòi tranh như chòi chăn vịt để làm văn phòng
Ban Quản đốc Công trường, và cùng đám kỹ sư cố vấn Nhật bản WJEC, cùng đi thăm
dò và đóng cọc làm mục tiêu cho toàn bộ đường dây 6 tỉnh miền Nam ...
Trong công cuộc tạo dựng
nhà máy cho CDV, riêng tôi, thật là có phước cho một cuộc đời làm kỹ thuật gia,
không có gì vui sướng bằng mình đã góp công vào xây dựng hai chương trình lớn của
CDV, đó là Bà quẹo và Nhiệt điện Cần thơ từ thủa ban đầu lưu luyến ấy...
Các anh Khoa, Thơm, Đức đã không viết được, những thân hữu mà tôi
cho là NHỮNG ANH HÙNG ĐIỆN LỰC VIỆT
Sau đó lúc bắt đầu khởi
công xây dựng chính thức có các anh KS khác phụ trách làm Trưởng ban như NN Thụy, NT Xuân,
NM Thuyết, NT Tòng,... rồi lúc nhà máy sắp chạy, chúng tôi có thâu nhận rất nhiều
kỹ sư trẻ tuổi mà tôi không nhớ hết tên... Tôi ước ao, các thân hữu mà tôi vừa
nói trên, tiếp dùm tôi một tay, kể lại thêm một trang
sử của CDV...
Tôi xin hứa với anh và toàn
thể TH mọi nơi, nhất là những bạn hiện nay đang khai thác nhà máy điện Trà nóc
và tất cả các trạm biến điện và đường dây của các tỉnh Vĩnh long / Sa đéc / Cần
thơ / Long xuyên / Châu đốc / Rạch
giá... là tôi sẽ cố gắng mỗi ngày sẽ viết lại những tháng ngày đầu tiên trong
công cuộc "Nam tiến" của CDV, mà ngày nay, mỗi lần đi qua sông Mê
kông, nhìn hai tháp điện và đường dây cao thế băng qua sông Bassac, chúng ta
thương tiếc cho những thân hữu anh hùng đã nằm xuống cho một miền Nam giàu mạnh,
hạnh phúc, no ấm...
(Vi thư của NTD gửi VVH, 13 th.2, 2003) ... Đúng như anh nhận xét, từ trước
tới nay trong Bản tin THĐL/VNHN dự án Cần
thơ hay nói cho đầy đủ hơn những dự án cuối thập niên 60 đầu 70 không được nhắc
tới nhiều như các dự án Đa nhim, Thủ đức, hay T&D. Theo tôi, lý do không phải
vì nó kém quan trọng mà vì trướ'c đây số người tham gia viết bài cho bản tin
THĐL rất ít, chỉ quanh quẩn trong số 1 vài người mà đa số là nhân viên lớp trước
của CDV ở những giai đoạn đầu.
Cho tới gần đây mới có nhiều bài viết của
các thân hữu ở nhiều giai đoạn khác nhau tham gia. Đối với mỗi người, những kỷ niệm của những ngày
đầu tiên đi làm là những kỷ niệm không thể nào quên. Do đó mà bài viết của
những người lớp trước ít đề cập đến những dự án sau.
Nay có sự tham gia bài vở của
những thân hữu như anh và NX Mỹ, tôi tin là chúng ta sẽ được đọc
những bài viết đa dạng hơn.
Riêng về dự án nhà máy nhiệt điện Cần thơ tôi có tham gia trong
giai đoạn thương thảo khế ước về mặt kỹ thuật, cụ thể là tham dự các buổi thảo
luận về design guide line and specifications trong đó có thời gian 1 tháng làm
việc tại văn phòng đồ án của West JEC ở Fukuoka, miền Nam Nhật bổn. Tuy nhiên
trí nhớ đã phản bội tôi nên bây giờ tôi không còn nhớ gì nhiều để có thể đóng
góp với anh trong việc viết lại về dự án này. Chờ đón
đọc bài của anh trong bản tin 23...
(Vi thư VVH gửi PHB, 11 th.4, 2003) Anh
Bình thân, Vợ chồng tụi này về lại Aix sau một ngày họp Mini THDL Paris ở nhà
anh chị cho ăn đủ thứ và sau đó được anh chị cho đi chơi...
Một ngày vui trọn vẹn, thành thật cám ơn anh chị Bình đã luôn
luôn là "nối vòng tay lớn" Điện lực bên Âu châu.
Ngày chúa nhật 6 tháng 4, buổi họp có sự tham dự của, bên Pháp,
anh chị HV Thọ, PH Bình, ĐT Khanh, NT Ngọc, NN Quế, TK Cảnh, PV Khắn, VV Hoàng;
bên Bỉ, anh chị LD Trường, NQ Hữu, LV Quyên. Như vậy là chúng
ta đều nhất trí tổ chức đại hội THĐL Âu châu vào hè 2004. Ngày giờ, ban
tổ chức
Tôi rất vui mừng và hãnh diện thấy Âu châu đoàn kết và hăng hái mọi
người một tay tổ chức đại hội cả hơn hai năm trước, tôi gởi thơ này một lần nữa
cám ơn THĐL Paris nhất là anh chị Bình, anh chị Thọ đã hy sinh nhiều...
Nam
Cali, Hoa kỳ
Đinh Công Nghĩa (
(Vi thư
gửi NCT, 5 th.2, 2003) ... Năm nay tháng Chạp thiếu, trưa 29 Tết lúc đó nhằm giờ giao thừa ở
quê nhà, tui kêu Thầy TK. Trước là hỏi thăm sự tình và chúc sinh nhựt trễ, sau
chúc Tết sớm. Bàn miên man cả tiếng về kỷ niệm quá khứ và được
nghe tiếng cười dòn dã hoan hỉ cố hữu của Thầy thấy vui quá. Quay thử số ở sở của ông
Trùm không nghe trả lời. Nghĩ là ông ở nhà chuẩn bị ăn Tết nên kêu về nhà thì đầu
kia bắt máy rồi nghe ho sục sục. Hỏi ra mới biết sáng
sớm ông Trùm đã vô sở ngồi một lát coi bộ không kham nên bò về nhà trùm tiếp.
Mà coi vậy chớ cũng còn gân, ngồi bàn lai rai cả buổi quên ho
...
Chiều tui về tới nhà thì hương đăng trà quả, các món nấu cúng đã dọn
sẵn: một mâm cúng Ông Bà, một mâm cúng đất đai. Nhào
vô rửa mặt xong xuôi là lên nhang đèn cúng rước Ông Bà về ăn Tết cùng con cháu.
Đêm trừ tịch thức luôn để cúng giao thừa và coi chương trình
VN. Năm nay 2 đài địa phương thi nhau làm từ tối cho tới gần sáng. Thức tới 2 giờ thì muốn gục.
Sáng mùng một cúng đầu năm, tết nhà tết cửa
rồi đi coi diễn hành đầu xuân ở khu Little Saigon. Năm nay bà con làm xôm tụ dữ, theo lời
các xướng ngôn viên bàn thì lớn nhứt từ trước tới nay. Đoàn cộ
bông đi hơn 2 tiếng mới chấm dứt. Có một xe
Jeep láng cón của Biệt động quân và các sĩ quan trong đó có ông bác sĩ quân y
trị bệnh người nghèo không lấy tiền tui đã nói mấy năm trước. Nhìn ông quân phục chỉnh tề đứng chào thật nghiêm suốt lộ trình diễn
hành như là đang diễn hành thật sự tại VN thời xưa mà ngậm ngùi và phục ông quá
sá. Các quan viên chức sắc chính quyền địa phương Mỹ
Việt áo dài khăn đóng trang nghiêm.
Một số nghị sĩ Mỹ tuột khỏi xe chạy bộ
lúp xúp tới bắt tay bà con hai bên đường coi rất vui nhộn. Sau buổi diễn hành
là đi mấy kiểng chùa hành hương, trước cúng... sau ăn! Đầu năm ăn chay một ngày
bằng ăn nguyên năm, theo lời một bà cụ khuyến khích mấy
Mỹ con. Thấy xa xa vài THĐL áo bành tô cà ra oách đứng bưng tô húp xì xụp. Xong
màn “độ trai” no bụng thảnh thơi là bò tới khu hội chợ Tết của Tổng hội Sinh
viên VN gần đó.
Ôi thôi người đông như kiến cỏ. May là có ông bạn vài tuần trước chôm được mấy cái
Đi lang bang mộ t lát thì gặp ông thầy dạy trung học ở tỉnh nhà hơn 40
năm trước. Cái “gene” của ông nầy chắc tương tự như các thầy T Khiết, B
Trí: Già trước sau khỏi già. Lại thêm nhuộm tóc nên y chang
như hồi cũ khiến tui nhìn ra liền. Thấy ổng lui cui lựa CD, DVD tui vỗ
vai từ phía sau kề tai nói nhỏ về “lý lịch” của ổng, tên họ tên trường môn dạy
từ năm nào tới năm nào, làm ổng tá hỏa tam tinh, đứng chết trân một lát. Hồi đó ở tỉnh nhỏ nổi tiếng là ổ VC. Các Thầy mới ra trường
ĐHSP đi xe đò hằng tuần từ Sài gòn xuống ở trọ nhà nấu
cơm tháng, cuối tuần về thăm nhà. Hễ đầu tuần xuống là có kể
chuyện nếp sống “văn minh đô thị” đầy màu sắc ở thủ đô cho đám học trò miệt vườn
nghe chơi. Nhứt là các chuyện phim đang chiếu ở Sài
gòn nghe thiệt đã.
Có mấy lần đang giữa buổi học thì xe nhà
binh kéo thần công đại bác, lính tráng súng đạn kè kè tới rần rần. Kế nghe ông tùy phái trên văn phòng đọc thông tư cho nghỉ học tới
khi có lệnh mới. Rồi tất cả thầy trò nhào vô khiêng
bàn chất đống lên tới trần để dọn chỗ cho quân đội ở hành quân. Trong
khi đó tiếng máy truyền tin, chen với súng đại bác nổ
rền trời ngoài sân cỏ. Cảnh tượng thật bi tráng. Vừa mừng
vì được nghỉ học về quê chơi, vừa lo vì không biết chiến tranh có lan về miền quê lành dữ ra sao.
Mãi sau nầy đi học Phú thọ nghỉ hè về quê, tối tối làm projet
de transformateur của Thầy TTX, hoặc làm phúc trình tập sự tại Biến điện
cho Thầy F. tui còn bò xuống hầm núp ngay dưới đít bộ ván gõ trong nhà cho chắc
ăn...
Trở lại hội chợ Tết ngoài các màn văn nghệ
có thi trẻ em mặc quốc phục ca hát kể chuyện rất ngộ nghĩnh. Đặc biệt đang lúc các em thi có tin báo ông Governor bang
Sau cùng là thi hoa hậu sinh viên. Đa số các cô lúc đầu phải rặn từng tiếng Việt
nên sau đành xổ tiếng Mỹ rào rào.
Trời về khuya càng lạnh. Nhờ ngồi gần mấy cái heat chạy gas
nên đủ sức ngồi coi tới vãn hát. Bò về nhà thì cũng đã
11 giờ khuya. Vậy là xong một ngày “ăn Tết kỹ”
dài nhứt từ trước tới giờ...
(Vi thư gửi NCT, 6 th.2, 2003) ... Trong gallery cuối có 2 hình ông đại úy BĐQ chịu chơi “cứu
bịnh nhơn hơn kiếm tiền” đứng nghiêm chào trên xe jeep có hình đầu beo đen ở đầu
xe.
Hôm qua chưa kể màn trình diễn hào hứng
sôi động nhứt vào lúc cuối buổi văn nghệ khi một đám trẻ VN ra hát nhạc “rap”. Quần áo đầu cổ tóc tai, điệu bộ giọng hát có accent y
chang như các đám "rap" Mỹ đen chuyên nghiệp. Họ tự biên tự diễn
bài "rap" nói về cha mẹ VN qua đất Mỹ đi bỏ báo lượm lon, tiện
tặn hy sinh nuôi con ăn học nên người rất cảm động.
Trong đó có lời nhắn nhủ đám trẻ phải luôn tự hỏi mình "Tôi là ai?". Lời VN và lời Mỹ là những câu thơ có vần có điệu rất
hay. Bài nầy được hoan nghinh vang dậy.
Cả mấy ngàn người, nam phụ lão ấu đưa tay
lên trời quơ qua quơ lại, vừa la hét phụ họa và “giựt” theo điệu nhạc rền trời.
Lần đầu tiên tui mới thấy khán giả Việt nhiệt tình với nhạc "rap"
đâu thua gì khán giả Mỹ. Tinh thần mọi người như nhập vào bài ca nên cứ tiếp tục
làm đi làm lại nhiều lần không ai muốn ngưng. Tui dòm chung
quanh thấy nhiều người chảy nước mắt với màn trình diễn đầy ơn nghĩa sinh
thành, đầy tình tự dân tộc của đám nhạc trẻ nầy. Trời khuya lạnh lẽo mấy thằng nhóc
“Mỹ con” vì nể cha mẹ đi theo mà ngồi ngáp cả buổi
nghe các bài hát tình cảm VN nó có biết gì đâu. Nay nghe đoạn "rap"
tiếng Mỹ nó hiểu được đứng dậy quơ tay nhảy loi choi
vì khoái quá. Còn đám già cũng giựt theo bởi cảm thấy ấm
áp trong lòng và cũng là để bớt cái lạnh lẽo bên ngoài... Đúng là kỷ niệm khó
quên!
Trần Trung Tính (
Thời gian ơi là thời gian !!!...
Mới hôm nào đây cả
đống người của phe ta nơi trời xa đất lạ cùng khắp thế giới, chỗ nào có tự do
và an bình là có mặt phe ta, nói không sợ mắc cỡ là chỉ có ai là thân hữu của
Điện lực ngày xưa trước 75 ấy, đã thoát ra hải ngoại hoặc còn đang sống trong
gông cùm kìm kẹp tại quê nhà, là có thể hãnh diện la lớn lên rằng chúng tôi có
bạn bè đầy khắp thế giới. Ở đâu cũng được miễn là đất lành chim đậu và được bảo
đảm tự do trong luật pháp rõ rệt và đúng điệu là... ô-kê! Nói nghe quá xa là
năm ngoái phe ta được họp tại Oregon tháng 9, thế mà thoảng nghe như mới bước
chân rời lãnh địa Pồ-oót-tơ-lanh (Portland), nghe dư âm còn đâu đó, mở album ra
lại thấy rõ ràng hơn.
Sau ngày lịch sử ấy
đối với anh NV Dậu và NĐ Phú, tuy anh Dậu đã là “đại gia” của các “đại gia”
trong vấn đề tổ chức hội hè, phát ngôn phát biểu không những trong các đại hội
Thân hữu Điện lực VNHN mà còn thầu luôn các ngày vui của bàn dân thiên hạ
nữa... Riêng
Năm
nay lại đáo hạn tới Nam Cali ôm trọn gói dưới sự lãnh đạo anh minh của hai đại
gia NV Dậu và NĐ Phú, còn hầu hết phe ta gần xa cũng tham gia trực tiếp để lo
hoàn tất công tác đã lãnh nhận từ phiên họp mặt ở
Buổi
họp mặt “tàn ban” lần đầu tiên được nhóm tại biệt điện của anh chị NV Dậu. Vì là lần đầu nên khi chiếu chỉ đến tay hầu hết bàn
dân thiên hạ của khúc Nam Cali – vì Nam Cali còn có San Diego là nam của Nam
Cali nữa – đến tham dự rất là ỳ xèo, chật ních nhà anh chị Dậu. Vui ơi là vui, tuy
tụi ở ruộng đến trễ vì lý do sẵn có để đổ thừa là lộ trình “hơi xa” và nạn kẹt xe thường trực. Sau khi tạm gọi là có mặt đầy đủ, “chủ tịch”
đàn ngôn vài câu nhắc lại lý do "nhân dân" có mặt hôm nay có kèm theo
ẩm thực miễn phí do anh chị Dậu “cung ứng vật tư” và do các mạnh thường quân
mang những món ăn tự biên tự diễn tại các nơi làm bán sẵn, đến cùng chung vui. Sau giai đoạn đầu, đến giai đoạn kế là các vị trong ban tổ chức đưa
ra mỗi người một ý kiến, một hoặc hai, ba đề nghị. Cũng có “bí thư” ghi chép đàng hoàng. Sau đó là phát biểu chung với bầu không khí rất là dân chủ. Rồi nghỉ giải lao cho đúng bài bản và cho bớt “căng”. No nê rồi vào họp
tiếp, phát biểu và “nhứt trí” thông qua những tiết mục đã được “chủ tịt” đề ra
là khẩn trương, đúng đắn, tìm biện pháp hữu hiệu giải quyết nhanh, gọn, cũng
như phân công chính thức từng tổ để đảm nhận công tác. Thế là
xong lần họp đầu.
Một thời gian sau đó
chưa được một tháng, sau khi các trưởng ban đã có được biện pháp và nhu cầu
được giải quyết, thì đại hội họp mặt lần nữa được triệu tập cũng trong tinh
thần cực kỳ “khẩn trương”, nên thần dân lại kéo nhau đi. Chuyến này đã có kết
quả thăm dò tình hình “địch và ta” sau thời gian nghiên cứu tỉû mỉ. Phe ta cũng
như lần trước là sau khi đã nghe báo cáo thuyết trình, lại cũng có ẩm thực miễn
phí, mọi người nhứt trí thông qua vỗ tay lia lịa và
kéo nhau đi xem địa điểm họp mặt. Phát xuất từ nhà anh Dậu hướng về miệt
Chúng
tôi đã tham dự bao lần đại hội thân hữu nhận xét thấy không lần nào hội họp tại
kinh nghiệm từ những năm qua, nhưng cái lý ăn chắc mặc bền
nắm dao đằng cán còn cột thêm sợi dây cho chắc ăn nên cũng đồng ý theo số đề
nghị của trưởng ban. Tụi này trong “ban xớ rớ”, chỉ có nói mà không có làm, nói
bậy gây hoang mang nên chỉ có bàn đề rằng năm nay khắp nơi được bệnh SARS chiếu
cố quá kỹ, thiên hạ không dám đi đâu chơi nên “rờ mu rùa” tiên đoán là năm nay phe
ta tổ chức đại hội là “trúng mối lớn”.
Khi
“chủ tịch” gửi thơ thông báo khắp nơi có kèm ngày tháng điểm hẹn họp, điểm du
lịch giải trí đầy hấp dẫn do các trưởng ban trách nhiệm góp nhặt được. Thế là một chương trình đầy “hứng thú” đầy “thơ mộng”
và còn có câu thòng có một chưa có hai... mại dzô... mại dzô... lẹ tay thì còn chỗ, chậm tay... xin lỗi đứng trên bờ nhìn trời
hiu quạnh.
Theo báo cáo của chánh
ban tổ chức thì “thời gian bán vé” hết quá nhanh. Sau ngày
tuyên bố khoá sổ, chỉ nhận thêm một số ít gọi là dự phòng. Thế mà trời
không phụ người gian, một trong mấy tay dự bị chờ trúng an ủi ấy lại một lần
nữa trúng giải đặc biệt không phải là THĐL hải ngoại mà là người nội địa NV
Sung trúng tuyển “tài chót” do hội viên thường trực TQ Đoạt chuyển nhượng lại.
Bắc Cali, Hoa kỳ
Nguyễn Sĩ Chính [& Ngân] (
(Vi thư gửi NCT, 20 th. 1, 2003)
... Hôm qua tụi
em và các anh chị khác có buổi họp mặt ở nhà anh chị Hùng. Rất đông đủ các anh chị đến tham dự. Anh Chính em thì cứ mang cái kính to màu đen và hỏi mọi người xem
giống điệp viên "không không thấy" (00 thấy) không? Nhà chị
Hùng bày bình hoa đào màu đỏ rất đẹp nên rất ư là giống Tết.
Tội nghiệp anh chị Hùng lúc nào cũng lăng
xăng và rất nhiệt tình với các bạn. Chị Hùng tình nguyện nấu
một nồi bò kho và món xôi bắp. Riêng em thì đặt thêm
món hoành thánh chiên và bánh cuốn và làm thêm bánh khoai mì mang lại. Anh Sáu cũng mua thêm một vài món đồ lòng để nhậu. Có vài chị cũng có làm bánh đem lại. Hôm ấy
tụi em cũng chúc mừng 30 năm tình cũ của anh chị Thụy và anh chị Thịnh.
3 giờ thì tụi em phải về vì anh Chính em
muốn bị cảm nên mệt. Mắt anh ấy vẫn chưa thấy
rõ và buổi sáng có đến gặp bác sĩ thì ông ấy đề nghị để gặp một ông chuyên môn
để chụp rõ phía bên trong coi ra sao.
(Vi thư gửi NCT, 18 th. 5, 2003)
... Mấy hôm nay rảnh rỗi nên tôi mò mẫm để tìm
cách thâu phim mình quay từ camcorder vô computer để cắt xén, rồi từ đó chuyển
ra DVD hay Video CD. Kể ra cũng mất thì giờ bởi vì trên thị
trường có nhiều software và hardware quá. Toi thử cả 3, 4 cái software
khác nhau như là Ulead Video Suite, Windows Movie Maker, Dazzel DV-Editor,
v.v... Ngày hôm qua mới thâu được cái CD dầu tiên (mình mới
thử nên thâu ra CD cho chắc ăn, rảnh thêm tý nữa mới nên chuyển qua DVD).
Làm được rồi nên mới lên tiếng tới các anh, vì nếu mình có
thì giờ rảnh thì làm cái vụ này cũng hay lắm, làm nhiều sẽ quen. Hay hơn
là thâu từ tape qua tape nhiều, bởi vì mình có thể chọn transition giữa những
scenes khác nhau, thêm soundtracks, v.v...
Tôi thấy xài software của Dazzel giản dị
nhất. Dazzel lại có 1 option
là mình làm photo album, thêm nhạc hoặc lời vô, rồi copy ra CD để play back
trên TV (qua DVD) được. (Cái này tôi chưa rành.)
Còn cái vụ làm Video CD hay DVD thì mình còn để được cả title vào nữa, giống
như mấy tay quay phim đám cưới hay làm.
... Cần nhất là cái hard disk của PC mình phải dư cỡ 30GB, vì lúc
thâu phim nó chưa compress nên data nhiều lắm, hình như là cần 170MB cho 1
phút. Khi chuyển qua mpeg1 (cho VCD) hay mped2 (cho DVD) thì nó sẽ compress lại...
Hoàng Gia Thụy (Hercules,
(Vi thư gửi NCT, 19 th. 12, 2002)
... Tôi đã làm xong báo gửi cho nước Mỹ, lúc
11:30pm hôm qua, tôi ra bưu điện gần nhà định bỏ vào thùng gửi đi, bưu điện gần
nhà tôi mở cửa bên lobby để cho người ta vào mua tem (máy) tối và lấy
thư vì nó cho thuê mail box, tôi bỏ vào được khoảng 10 cuốn nó rơi xuống
thùng mình thấy sót ruột sợ bị rách, công
lao nâng niu nên lại đem về nhà, vẫn để trong xe để sáng nay đi bưu điện bỏ nốt,
cũng khá nặng khoảng 4 thùng sau khi bỏ
vào phong bì chắc phải kiếm cái bưu điện nào ở xa, vắng dễ đậu xe, vì ở gần sở tôi nó nằm trên lầu 2 của một
building. Còn về
... Sáng nay vào đến sở ngồi điền mẫu
declaration xong là tôi đi gửi báo liền, tôi chọn bưu điện ở khu El Sobrante vì
khá lớn và có parking lớn trống. Đến nơi thì trời bắt đầu mưa tuy chưa
to, phải "lấy thân che của", khuân 4 thùng (báo của
Như vậy là công việc hoàn tất tốt đẹp, nội
trong 4-7 ngày mọi người ở Mỹ và
(Vi thư gửi THĐL, 6 th.
5, 2003) Ngày 5/2/03 vừa qua, anh NT Dũng và tôi có
tham dự triển lãm nhiếp ảnh của cháu Phương Chi, ái nữ TH NG Hùng tại Library
Evergreen Valley College San Jose. Triển lãm bắt đầu từ
ngày
Nguyễn Trọng Dũng (
(Vi thư gửi PHB&NQH, 5 th. 1, 2003)
... Anh Bình anh
Hữu, Vậy là các anh đắc đạo rồi. Thế rồi đây
các anh có sẵn sàng san sẻ niềm vui “đắc đạo” đó với các thân hữu khác ở Âu châu không?
Đầu đuôi thế này: Cái
package các anh đã nhận, được gửi bằng air parcel post. Trong khi copy lẻ gửi
riêng cho từng người bằng surface mail. Năm nay bản tin in với
kỹ thuật cao nên giá thành cũng cao hơn nhiều so với mấy năm trước. Lại
thêm bưu điện xứ cờ hoa tăng cước phí nên tụi tôi đành phải dùng hạ sách là gửi
surface mail cho các th/h ở ngoài nước Mỹ. Sai biệt mỗi copy gửi đi Âu châu,
airmail là US$8.70 và surface mail là
US$3.85. Tuy nhiên nếu đóng gói chung gửi theo lối
parcel post thì cước phí cho một package 6 copies như vừa rồi các anh đã nhận
là:
* Airmail parcel post : US$25.65, giá thành khoảng US$4.30/copy, thời gian
4-10 ngày
* Surface mail parcel post : US$19.35, thành US$3.22, thời gian 4-6 tuần.
Package
càng lớn thì giá thành đơn vị cảng giảm. Ví dụ gửi 30 cuốn, nặng 30 lbs,
giá tổng cộng airmail parcel post là $95.25, tương đương với $3.20/copy, tức là
còn rẻ hơn gửi lẻ tẻ cho từng người qua surface mail (=$3.85). Nếu so sánh thì
ta thấy rằng gửi tập trung về một người đại diện theo lối airmail parcel post rồi
từ đó gửi dán tem và gửi đi trong nội địa các xứ Âu châu bằng air mail thì vừa
nhanh mà lại cước phí cũng vừa phải trong tầm affordable. Tất nhiên là phải mất
2 lần tem, nhưng tôi tin là như thế cũng chỉ nhỉnh hơn gửi bằng surface mail thẳng
từ Mỹ tới từng người.
Vấn đề là cần một người “vác ngà voi” để nhận nguyên package rồi
sau đó phân phối lại cho th/h trong vùng...
(Tường trình Bắc
Cali, 10/2003): 12 tháng vừa qua,
“xuân thu nhị kỳ” THĐL Bắc Cali họp mặt được đúng 2 lần, một vào tháng 1/2003
họp mặt Tất niên và một vào tháng 6/2003 trùng với dịp anh chị thân hữu Lâm Dân
Trường từ Vương quốc Bỉ ghé thăm vùng Vịnh. Thật ra từ hồi nào tới giờ mỗi năm
chính thức họp mặt thân hữu cũng chỉ 2, 3 lần là cùng, nhưng thường còn được
gặp gỡ “dựa hơi” trong những dịp cưới hỏi của con cháu. Năm
vừa qua, không biết có phải vì kinh tế khó khăn, mà sao thấy đám trẻ Bắc Cali
chùn chân không sốt sắng tạo cơ hội cho các bác các cô chú gặp nhau. Một cơ hội khác để thân hữu địa phương đến với nhau khi có thân hữu
từ xa ghé thăm. Năm vừa qua khách đến không nhiều, đôi khi lại nhằm ngày
làm việc nên họp mặt chỉ có tính chất “bỏ túi” chứ không qui tụ được đông đủ.
Thân hữu Đinh Vinh
Phong sau một thời gian đổi chỗ ở, vắng bóng trong sinh hoạt, đã bắt được liên
lạc trở lại, nhưng chưa có dịp tái xuất. Địa chỉ của thân hữu
ĐV Phong đã được cập nhật trong danh sách ở cuối Bản tin 23 này.
Từ 2
năm nay, THĐL Bắc Cali nhận lãnh việc phát hành bản tin. Năm đầu còn “lạ nghề” nên kỹ thuật
có nhiều khuyết điểm mặc dầu đã bỏ nhiều thời giờ và công sức. Qua Bản
tin 22 vừa rồi, hình thức có khá hơn nhờ tìm chọn được nhà in tốt và nhất là
vẫn vừa với túi tiền. Giảm thiểu chi phí phát hành luôn luôn
là mục tiêu hàng đầu. Với cước phí bưu điện tằng đều
đều, năm rồi số thân hữu ở ngoài nước Mỹ và
Làm
việc gì cũng có cái vui cái buồn của nó. Trong việc phát hành
bản tin, cái vui của chúng tôi là khi thân hữu ở xa báo cho biết đã nhận được
bản tin. Năm rồi, mãi đến 17/12 nhà in mới giao hàng.
Để kịp đến tay thân hữu trong nước Mỹ trước ngày Giáng Sinh 2002, ngay buổi
chiều nhận từ nhà in, mặc dầu nhằm ngày làm việc (working day), anh chị HG Thụy thức đến tận khuya vô bao và dán tem,
tổng cộng hơn 200 bản, rồi hôm sau đem ra bưu điện xếp hàng chờ gửi đi. Trước
ngày Giáng Sinh một thân hữu ở miền Đông gọi qua cho biết đã nhận
bản tin, báo tin này cho anh Thụy, tôi nghe tiếng anh cười thật vui, cái vui
của một người thấy kết quả việc mình làm giúp cho người khác vui. Còn cái buồn đến mỗi khi nhận lại một bao thơ bị trả về vì người
nhận đã đổi địa chỉ. Thêm vào đó đôi lúc chúng tôi còn bị lúng túng
không biết trả lời ra sao khi có người hỏi :“Anh
XYZ than phiền tại sao không nhận được bản tin?”. Biết
trả lời làm sao đây khi câu trả lời xuất phát từ chính người than phiền.
Mai Công Khanh (
(Vi thư gửi NCT, 5 th. 1, 2003) ... Tôi đã hoàn tất và đưa lên Web THĐL 22 với
cùng địa chỉ cũ. Anh rà lại xem nếu có
sơ sót nào lớn anh chỉ cho tôi để sửa lại. Lần này làm hơi lâu vì anh
màu mè trong Word nhiều quá, nhất là bài của anh PPL, không hiểu sao mà tôi
convert qua HTML Unicode không được đành phải dùng copy and paste nên không giữ
được thuần túy design...
Nguyễn Giụ Hùng (
(Vi thư gửi NCT, 12 th. 2, 2003)
... Tôi đang ở
Hôm trước
tôi ghé về
Tôi vui gặp lại Ông Bà Sponsor, mừng mừng
tủi tủi ôm nhau. Bà sponsor khóc khi gặp lại chúng
tôi. Chúng tôi đi chuyến này mục đích là
thăm anh em bạn bè nên dành nhiều thời giờ vào chuyện tâm sự hàn huyên, ít đi
chơi xa nên không được đi xem những chỗ như anh tả. Kể ra thì
cũng tiếc đấy, nhưng với tôi bây giờ, ngày rộng tháng dài mà.
Ở vùng
này thanh bình quá và đời sống chậm hẳn lại. Nhìn những cánh đồng cỏ hay
những cánh rừng thông bát ngát, lòng mình như chùng xuống. Tôi
ngồi trong lake house nhìn bầu trời xanh và trong suốt, vài con vịt trời bay thật
thấp như muốn chạm nước, hàng một bay đi vội vã.
Ánh mặt trời chiếu xuống mặt nước hồ lóng lánh và lung linh theo gió nhẹ tưởng như trải thảm bạc, từng mảng, từng mảng
sáng ngời. Tôi vứt mấy mẩu bánh mì và vài nắm sunflower seed xuống sân cỏ, những
chú chim mầu đỏ, mầu đen bay đến xúm xít ăn. Buổi sáng cứ ngồi như thế để suy
nghĩ, để lắng lòng
tìm chút hương thơ thì cũng thích lắm và nhất là để nghĩ xem mình muốn "vạch
lưng" ai. Tôi nhất định cho các anh xem ké. Lưng Mỹ thì to quá, thôi thì nhìn cái gì nho nhỏ của nó vậy.
Anh chỉ cho tôi cái gì nho nhỏ dùm tôi đi, tôi thấy cái gì
cũng lớn cả.
Trung
Đỗ Thị Như Mai (
(Vi thư của NCT, 17 th.
7, 2003, chuyển một vi thư về vụ rau muốùng bị cấm bán ở
Ngày hôm qua, nhà tôi đi chợ Hồng kông 2
(thuộc vùng South Belt, Houston), tuy là người Huế, nhưng rất thích ăn rau muống, nên thỉnh thoảng
cũng mua một bó rau muống đễ dùng... nhưng một chuyện lạ chưa từng có xảy ra: Tại
vegetable department, riêng quầy rau muống chẳng còn một cọng rau muống nào.
Nhà tôi hỏi người đặc trách lo chăm sóc quầy
rau, thì người nầy đi kiếm người manager và người quản lý chợ Hồng kông 2 đã trả
lời như sau:
“Ngày hôm qua, có một người đàn ông ngoại quốc
vào chợ và chỉ mua độc nhất một bó rau muống, sau đó nửa giờ thì có xe tải nhỏ với nhân viên công lực (3, 4 người) vào giải
thích là loại rau nầy có mang chất độc và họ có nhiệm vụ tịch-thu. Họ cũng ngụ
ý cho hay là loại rau nầy sẽ không được bán ra để tiêu thụ nữa. Trong lúc
người nầy giải thích thì các nhân viên khác tịch thu tất cả số lượng rau muống
còn lại và có lẽ là đem đi thiêu hủy”.
Chủ
chợ bảo là họ rất ngỡ ngàng, lẽ đương nhiên là các bà nội trợ Việt nam trong đó
có nhà tôi, cũng
bị một cú bất ngờ. Rõ ràng là sự cấm đoán nầy không ảnh hưởng đến cuộc sống
chung của người Mỹ gốc Việt tại đây nhưng có lẽ là sẽ gây thất thu cho một số
“nhà vườn” người Việt vì họ sống bằng nghề trồng rau muống để cung cấp cho các
chợ. Có bạn nào có liên hệ với the Food and Drug Aministration (FDA) thì thế
nào cũng tìm ra được nguyên do.
(Vi thư của ĐTNM,
19 tháng 7, 2003): Chuyện này có thật. Họ
nói luật cấm trồng một loại rau tên là water spinach đã có từ năm 1990,
sau này họ chua thêm tên Tàu vào là Ong Choi và tên Việt là Rau muống.
Lý do họ viện ra để cấm bán, cấm trồng là vì loại rau này mọc nhanh quá, lan lung tung trên các sông rạch, làm chết cá và các loại
cây cỏ khác. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến nay không thấy có chuyện gì, bỗng dưng
nay xông vào các chợ tịch thu hết rau, và cảnh cáo các
chủ tiệm nếu tái phạm có thể bị phạt tới $2,000.00 thì bất ngờ thật. Mấy đài
phát thanh ở Houston đang nói nhiều về chuyện này, và có nhiều ý kiến về việc
yêu cầu nhà cầm quyền sửa lại luật này, xác định rõ ràng những trường hợp trồng
rau có thể có hại cho wild life, con ngoài ra thì nên cho phép người dân
trồng rau này nếu theo đúng tiêu chuẩn...
Hiện nay,
Đặng Thị Tuyết Mai [TT
Kiệt] (
(Vi thư của Trần Tuấn Kiệt, 19 tháng 7,
2003): Tôi
là “điện câu Đặng Thị Tuyết Mai" tại
Đây là một sự lầm lẫn, tắc trách, một lỗ hổng của luật pháp Mỹ khi
đi vào các chợ nguời Á đông ngang nhiên tịch thu Rau
muống đang được bày bán mà không có cảnh báo truớc hoặc giải thích rõ cho nguời
dân.
Thực ra, rau muống hay bất cứ loài cỏ cây
nào khác (thực vật) đều phát xuất từ thiên nhiên hoang dại truớc khi trở thành
món gia dụng của nhân loại (kể cả các loài động vật). Dưới bàn tay chăm sóc của con người, mọi vật đều trở thành gia
hóa và ”tiến bộ“ hơn đồng loại còn ngoài thiên nhiên. Rau muống mà người Việt ta dùng hàng bao thế kỷ nay, cũng nằm trong
định luật đó.
Tôi nghĩ trước 1975, bang
Rau muống là loại phát triển mạnh nhất, dễ
trồng nhất, trên khô cũng được, dưới nước cũng được. Có điều, trên khô thì sự tăng trưởng có hạn chế
nên cần sự vun quén thường xuyên của người trồng. Dưới nước thì tự do
thoải mái hơn nên mọc lan nhanh như thổi. So sánh hai môi trường này, loại trên khô có phẩm chất cao hơn loại
dưới nước. Một khi vì lý do gì mà loại trên khô được đem cấy xuống nước,
nó vẫn sống và phát triển tốt như thường, nhưng phẩm chất trở nên “hoang dã “ hơn. Dần dà, nói về các ruộng rau ở Florida, do vật đổi
sao dời, các chủ sở hữu cũng phải đổi thay, cho đến lúc các ruộng rau trở thành
đồng hoang vô chủ và cư dân nào mới đổi đến trú ngụ đều cũng coi như cánh đồng
rau thiên nhiên nên thỉnh thoảng ra thu hoạch tự do để ăn hoặc đem bán. Không ai có trách nhiệm, và chú Sam chỉ biết là dân VN ưa chuộng loại
“cỏ nước” này mà thôi.
”Tai họa” là do sự tăng trưởng
nhanh của loại rau muống nước, và nhất là, lúc ban đầu, do sự ”vô tư “ của đồng
bào chủ rau. Trồng ở vũng nước sau nhà thì ai nói?
Đàng này hễ thấy ao hồ hay đầm lầy nào xung quanh gần nhà thì cũng thả giống để
đó nốt. Thậm chí đến những ao hồ hoặc những con mương dành cho việc thoát nước
khẩn cấp xung quanh khu gia cư cũng không chừa. Thế là rau muống ta cứ bò lan cùng khắp, miễn nơi nào có nước là chui vào, rồi lâu
ngày chầy tháng làm ứ hồ nghẹt cống, thì làm sao chú Sam nhà ta không la lên được!?
Người Mỹ không biết ăn và cũng không biết
gì về rau muống. Các ông Public Work của City chắc cũng đã nhiều phen dẹp
loại “giặc” này rồi nên phát cáu mà hét lên, hét không nổi nữa thì viện đến các
ông lập pháp tiếp tay ra luật tảo trừ .
Y như trước đây tôi đã từng nghe cái “dịch dây leo”.
Đến đây chúng ta đều thấy rằng loại rau muống hột trồng quanh đất
nhà hay qui mô hơn một chút là ở các nhà kiếng của nursery ở
Kể ra anh Mẽo này nói chung, nhiều khi đầu óc trống rỗng, làm tới đâu hư thì bổ
túc làm lại tới đó, na ná như đám khỉ của ta bên nhà. Cả trăm ngàn km2 rừng già
ở quê ta mà còn khai hoang được thì sá chi mớ rau muống làm nghẹt cống rãnh của
một nhúm đất nhỏ!?
Tội nghiệp cho dân tộc ta vì thân phận nhược tiểu, ăn nhờ ở đậu, nên cả đời cứ mãi ngơ ngác. Hy
vọng không có gì ầm ĩ và sớm có một lời giải thích hợp lý.
Bùi Thọ Tiếng (
(Thư gửi NCT, 7 tháng 10, 2003): ... Lôi thôi, lòng vòng dăm ba chuyện hỏi thăm anh chị,
bây giờ vào đề để nói chuyện về THĐL tại
Mùng 9 tháng 3-2003 chúng tôi tổ chức họp mặt
Tân Niên, cũng có khoảng trên 30 thân hữu tham dự.
Ngày 24 tháng 5-2003 chúng tôi lại gặp nhau tại nhà anh chị Ưng Hiến để
đón tiếp anh chị Lâm Dân Trường, từ Bỉ sang thăm các anh em THĐL tại Houston,
chúng tôi đã đưa anh chị LD Trường đi thăm Trung Tâm Không Gian NASA và thăm bờ
biển Galveston, nơi có bài hát mà anh Trường rất thích.
Ngày 26 tháng 7-2003 là giữa mùa Hè, mùa nóng bức nhất tại Houston,
chúng tôi đã chung vui buổi tiệc TÌNH HE,Ø như đã nói
với anh, Houston nắng ấm tình nồng, nên chúng tôi cố sưởi ấm để tình nồng thắm
thêm lên, vì mùa Hè, nhiều gia đình THĐL đi tránh nóng, số người tham dự rất
khiêm tốn chỉ đạt được có 26 người...
Đông
Bắc Hoa kỳ
Nguyễn Ngọc Đạt (
(Vi thư gửi NCT, 7 th. 5, 2003) ... Nếu anh đã có laptop computer, anh chỉ cần mua 1 Earthmate GPS
receiver loại mới (loại cũ giá rẻ $80.00 đã discontinued) từ hãng Delorme. Xin anh bấm vào hàng sau đây để order qua internet.
http://www.delorme.com/earthmate/moreinfo.asp
Tùy theo bộ laptop computer của anh nếu
có USB port, anh nên mua item B (GPS/USB) giá $99.95, nếu bộ laptop computer của
anh chỉ có serial port thì anh mua item D (GPS/serial) giá $129.95. Tôi sẽ gửi
đến anh 2 bộ software rồi chúng mình sẽ nói chuyện thêm...Về power inverter để
sử dụng laptop computer trên xe hơi, nếu cần gấp không đợi có dịp “ON SALE”,
anh có thể mua tại:
http://www.harborfreight.com/cpi/ctaf/Displayitem.taf?itemnumber=45727
Anh có thể chọn cái inverter nhỏ với giá rẻ hơn:
http://www.harborfreight.com/cpi/ctaf/headsearch.taf?function=Search
Xin nhắc anh nếu mua của hãng
Harborfreight từ $50.00 trở lên sẽ được free shipping.
(Vi thư gửi NCT, 15 th. 7, 2003)
... Nếu các anh đã có laptop computer với USB
port, các anh chỉ cần mua cái GPS/USB/SA2003 receiver (software included) của
hãng Delorme:
http://www.delorme.com/earthmate/configurations.asp
Sau khi dùng GPS trong lúc lái xe, nếu muốn
cái laptop stand:
http://www.allenslaw.com/jotto/5167.jpg
Các anh có thể đặt mua qua internet caí Jotto desk model 5167 với
giá $133:
http://www.allenslaw.com/jotto.html
Nếu các anh muốn trang bị laptop stand cho nhiều xe hơi, các anh chỉ cần mua thêm cái universal mounting base
P/N# 425-1021 giá $20.25:
http://www.allenslaw.com/jotto/4003.gif
Tái bút: Trước đây hãng
Delorme có bán riêng cái GPS receiver với giá $99.95 nhưng bây giờ họ chỉ bán chung với Street Atlas USA 2003 với gía $129.95.
Nguyễn Công Thuần (
1) Trước hết, xin
có vài đính chính trong bản tin THĐL số 22: Báo cáo tài chánh, phần NCT nhận,
có hai sai sót:
- HM Anh: đóng góp
$30 thay vì $50.
- TT Tính: có đóng góp $50 nhưng sót tên.
Ngay sau khi bản
tin 22 vừa được phân phối, chúng tôi khám phá ra các sai sót này và đã liên lạc
báo tin ngay cho TH HM Anh bằng email, và TH TT Tính bằng thư riêng. Thành thực cáo lỗi cùng các thân hữu Anh và Tính.
2) Đại hội họp mặt THĐL hè 2003 tại Nam Cali,
Hoa kỳ, đã diễn ra một cách thân mật và ấm cúng trên du thuyền The Empress
trong vịnh Newport Harbor, với 150 người tham dự. Chương trình sinh hoạt
của ngày họp mặt chính thức (thứ sáu 4 tháng 7, 2003) đã rất hấp dẫn, với không
khí thật là vui nhộn (tuy có hơi chật chội một chút vì là trên du thuyền), có
chương trình văn nghệ karaoke “cây nhà lá vườn”. Đặc biệt năm nay trên du
thuyền ngoài việc được "ăn" ngon và lạ các
thân hữu còn được "uống" thả giàn. Đặc biệt hơn nữa, còn có tiết mục
chúc mừng "lễ vàng" (kim hôn: 50 năm thành
hôn) của thân hữu niên trưởng HT Phát. Sau ngày họp mặt chính thức, ban tổ chức
còn hướng dẫn các tham dự viên đi du ngoạn hai ngày bên Mễ tây cơ, thăm nhiều
cảnh lạ, coi (và đánh cá) đua chó, mua sắm nhiều món kỷ niệm, chiêm ngưỡng
"sóng thần" (mà vài người gọi là "sóng xịt"), ăn tôm hùm
ngay tại thành phố tôm hùm, v.v...
3) Đại hội THĐL Nam
Cali 2003 đã được mở màn bằng một buổi “tiền đại hội” tại nhà riêng TH NV Dậu,
một thành viên trong ban tổ chức, ởû "thành phố người Việt"
Westminster, cho hầu hết tất cả các thân hữu ở Nam Cali hoặc đã đến Nam Cali
chiều tối ngày thứ năm 3 tháng 7. Chắc có đến cỡ 200 người có
mặt. Buổi tối tiền đại hội này còn báo trước những
ngày vui và những trận cười sắp tới của đại hội chính thức. Sau đại hội,
ngay sau khi trở về từ cuộc du ngoạn Mễ tây cơ, còn có “hậu đại hội” tại nhà
riêng TH NĐ Phú ở thành phố Laguna Hills. Những câu chuyện vui, những trận cười
tiếp tục kéo dài cho đến một màn văn nghệ bỏ túi giờ chót ở
4) Tại đại hội THĐL Nam Cali 2003, TH NQ Hữu, ở
Bỉ, đại diện các THĐL Âu châu đã lên tiếng thông báo việc tổ chức đại hội họp
mặt THĐL 2004 tại Pháp và Bỉ. Cũng lại là vô tình mà có chu kỳ 8 năm cho Âu
châu (1988, 1996, và 2004). Ngày giờ và chương trình sinh hoạt họp mặt ban tổ
chức sẽ thông báo sau. (Tin giờ chót 26 tháng 10, 2003: Sẽ tổ chức chính
thức 3 ngày 17-18-19 tháng 9, 2004 tại Paris, Pháp, và 3 ngày 20-21-22 tháng 9,
2004 tại Brussels, Bỉ.)
5) Giữa các đại hội họp mặt THĐL qui mô hàng năm, vào khoảng đầu
năm 2004 (chính xác hơn là 3 ngày 24-26 tháng 1, tức là mồng 3-5 Tết Giáp
Thân), các THĐL vùng
6) Để tiết kiệm chi phí ấn loát và bưu điện, trong bản tin THĐL 22
năm ngoái, chúng tôi chỉ phổ biến bảng danh sách các THĐL có thay đổi địa chỉ
hay điện thoại trong một năm qua. Chúng tôi đã có lời đề nghị
là thân hữu nào muốn có trọn vẹn bản danh sách THĐLVNHN cập nhật nhất, thì xin
gửi 3 con tem về cho NC Thuần. Ngay sau khi bản tin
THĐL 22 được phân phối, rất nhiều thân hữu đã gửi email hay gọi điện thoại cho
chúng tôi tỏ ý không tán thành phương cách này, và tha thiết muốn có toàn bảng
danh sách mới nhất trên bản tin. Từ đó đến nay cũng
chỉ có hai người gửi 3 con tem về xin toàn bộ danh sách. Do đó, chúng
tôi đành phải "tuân lệnh" theo ý muốn của
nhiều thân hữu, và toàn vẹn bảng danh sách THĐL VNHN mới nhất lại được phổ biến
trên bản tin 23 này. Để xem bản tin của chúng ta sẽ "thọ" được tới
bao lâu!
7) Trong một năm qua, ngoài “tứ thân phụ
mẫu”, có 3 THĐL đã ra đi vĩnh viễn, trong đó có TH Nguyễn Xuân Giễm ở
Ngoài ra, chúng ta cũng vừa mất đi một vị
giáo sư khả kính mà cũng là một vị giám đốc nhiều năm của Trung tâm Quốc gia Kỹ
thuật Phú thọ, Sài gòn: Thầy Lê Sĩ Ngạc. Nhiều năm nay Thầy sống cùng gia đình ở
thành phố Mc Lean, Virginia, USA, và mới mất ở đó vào tháng 7/2003, thọ 96
tuổi.
Quê
nhàø
Nguyễn Mậu Bàng (Sài gòn, Việt nam):
(Vi thư gửi NCT, 29 th. 1, 2003)
Mừng được trời cho tuổi sáu lăm
Thảnh thơi nhìn tóc điểm hoa râm
Gái trai góp mặt cùng thiên hạ
Nội ngoại đề huề với thế gian
Chức trọng quyền cao xin khép lại
Nghĩa tình bằng hữu muốn xây thêm
Xuân về đem lại bao mơ ước
Ta chỉ mong sao được chữ nhàn.
Nguyễn Văn Ngọc (Sài gòn, Việt nam):
(Vi thư gửi NCT, 7 th.2, 2003) ...
Lâu lâu gởi một số hình ảnh chụp bạn bè cũ để ôn lại kỷ niệm cũ. Nhiều người lâu không gặp có khi tôi quên mặt lẫn tên.
Vĩnh Trưng là họa viên Khu Đồ Án cũ (thời
ÔÔ. Kiều Tùng Mậu, Nguyễn Văn Trung,...); Nguyễn Thanh
Sơn là nhân viên hành chánh, phụ giúp Ô. Lục lưu giữ hồ sơ các đồ án. Ô. Vĩnh
Trưng năm nay 80 tuổi rồi trông hom hem (vì đã rụng răng) nhưng còn khá khỏe mạnh
(cách đây 4-5 năm còn đi xe đạp từ nhà gần Lăng Ông đến
nhà tôi). Lần trước anh có hỏi về Cô Thơ (y tá) có chồng mất năm ngoái vì bệnh
tôi quên trả lời: Cô Thơ vào làm Khu Đồ Án trước 1975.
NQ Ca đầu bạc trắng xóa từ cả hơn chục năm nay rồi.
Còn NA Tuấn có lẽ lạc quan nên trông trẻ, nếu để ý anh thấy có vết lõm ở giữa chân
mày; đó là hậu quả của 1 vụ đụng xe gắn máy ở trên khu vực rừng núi Daklak cách
đây 7-8 năm khi đi công tác đường đây
500kV, may mà còn sống được! ...
Nguyễn
Tấn Đạt (
(Thư gửi
NCT, 30 th.8, 2003) ... Riêng về ngành điện VN thì tôi thấy sự phát
triển cũng qui mô, ví dụ như quanh trạm Sài gòn cũ: một tòa nhà lớn nhiều tầng
hướng ra xa lộ xây trên bãi cỏ và hồ cá kiểng cũ, bên cạnh phòng điều hành của
trạm Sài gòn cũ. Nhà mới này là văn phòng hành chánh của "Công ty Truyền tải
Điện 4", phòng điều hành bây giờ để làm phòng truyền thông. Sân ngắt 230 và 66kV đã cải tạo hoàn toàn, máy biến thế đã thay thế
máy mới. Trạm này là trạm Thủ đức với điện thế
220/110kV. Trụ dừng và trụ vượt xa lộ cao, to, với 4 mạch
nối với trạm Cát lái, nhận điện từ nhà máy gas turbine của Phú mỹ. Thi
công cải tạo trong phạm vi các trạm cao thế là do Công
ty Truyền tải Điện 4 thực hiện. Xây dựng mới các trạm và đường dây v.v... thì do "Công ty Xây lắp Đường dây và Trạm 2" .
Riêng lần này thì công trình đường dây 220kV do Công ty 1 của Hà nội thực hiện,
sắt thép nghe đâu sản xuất và xi mạ trong nước. Thiết bị, máy
biến thế, máy cắt cấp điện thế 220, 110 kV là của nước ngoài. Nghe đâu
máy biến thế 110kV,
thay thế các máy 66/15kV tại các trạm là do nhà máy Đông Anh Hà nội sản xuất. Các phát tuyến 15kV các trạm bây giờ là hộp bộ indoor (GIS).
Tóm lại, các trạm 220kV và đường dây cùng cấp mọc lên rất nhiều
nơi. Điều hành thì cũng tối tân "computer
remote control" v.v..., nhân viên trẻ cũng dồi dào. Như vậy thì
thật là quá tiến bộ rồi...
Tôi chỉ
sơ lược viết vài chi tiết mới quanh trạm Sài gòn cũ mà tôi thấy đang thi công
đường dây cao thế kéo dây vượt xa lộ trên không và dưới đất lực lượng công nhân
và máy móc phương tiện cũng không quá bề bộn trong khi xa lộ xe
cộ vẫn liên tục vận hành...
Đinh
Văn Quí, Huỳnh Văn Thiết, Lê Thân Châm Khanh, Nguyễn
Xuân Thông, Trần Đan Thanh,
Võ
Văn Hoàng, Đinh Công Nghĩa, Nguyễn Sĩ Chính, Hoàng Gia Thụy, Nguyễn Trọng Dũng,
Mai
Công Khanh, Nguyễn Giụ Hùng, Đỗ Thị Như Mai, Đặng Thị Tuyết Mai, Bùi Thọ Tiếng,
Nguyễn
Ngọc Đạt, Nguyễn Công Thuần,
Nguyễn
Mậu Bàng, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Tấn Đạt
Lý Do:
Hai người bạn ngồi nói chuyện. Người này hỏi người kia :
- Vợ thứ nhứt của anh vì sao mà qua đời vậy?
- Tại vì ăn nấm độc!
- Còn bà thứ hai vì sao bả mất?
- Cũng vì ăn nấm độc!
- Còn bà thứ ba, chắc cũng vì ăn nấm độc
phải không?
- Không! Bả chết vì bả hổng chịu ăn nấm độc!