Chào mừng Đại hội Paris,
Vui vầy bạn hữu đi về có nhau.
Ngày xa xưa ấy đã lâu,
Điện lực tình nghĩa trước sau một lòng.
Đem điện tô điểm giang sơn,
Hữu cam hữu khổ, nào sờn chí trai.
Đồng xanh chí tận non đoài,
Miền
Công nhân, Giám Đốc một lòng,
Trưởng Khối, Trưởng Nhánh, Trưởng Phòng, Trưởng Ban.
Ánh đèn ĐIỆN LỰC VIỆT NAM,
Giương cao khí phách sáng choang mọi miền.
Thôn quê cho tới thị thành,
Đâu đâu cũng được dân lành hoan nghênh.
Anh em lao lực ngày đêm,
Kéo dây, tải điện, vững bền chí trai
Từ ngày đất nước chia hai,
Từ ngày người Pháp chuyển tay điều hành,
Thanh niên quyết chí học nhanh,
"Kỹ sư nội hóa" cũng đành chứ sao.
Bốn năm đèn sách dãi dầu,
Ra trường, cương quyết về đầu quân ngay.
ĐIỆN LỰC thi thố tài trai,
Đánh đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan,
Đèn điện thắp sáng giang san,
Ra tay xây dựng phía Nam mạnh giầu,
Nhà máy sản xuất ào ào,
Rẫy rau, ruộng lúa chỗ nào cũng xanh.
Có điện bơm nước thật nhanh,
Công nông hòa hợp đất lành nuôi dân,
Ngày càng tiến bộ bội phần,
Thủy điện, nhiệt điện dần dần gia tăng,
ĐA NHIM danh tiếng lẫy lừng,
Tận dụng nguồn nước trên vùng cao nguyên,
Turbine quay suốt ngày đêm,
Chỉ dùng sức nước, diesel chẳng cần.
TRUYỀN TẢI dẫn điện xuôi Nam,
Về ngay Thủ đức để hòa mạng chung,
SẢN XUẤT làm việc không ngừng,
BIẾN ĐIỆN cũng rứa, trực phòng ngày đêm.
TRANG BỊ ở sát một bên,
Nối vòng tay lớn khắp miền Trung, Nam,
CẦN THƠ, ĐÀ NẲNG, MIỀN ĐÔNG,
Anh em làm việc quyết không sờn lòng,
Kéo dây, trồng trụ băng đồng,
Lội sông, lội suối vẫn không ngại ngùng,
TỔNG NHA dân số thật đông,
THƯƠNG VỤ, KẾ TOÁN, TÀI NGÂN, ĐIỀU HÀNH
ĐIỆN KẾ, treo, ráp thật nhanh,
ĐỒ ÁN, PHỐI TRÍ, ĐIỆN NĂNG, một lòng
Cùng nhau thực hiện việc chung,
Làm cho nước mạnh dân hùng mới an.
Ngờ đâu "trâm gẫy bình tan",
Mỗi người một ngã, tan hoang cửa nhà.
Bây giờ nương náu phương xa,
Bây giờ mất cả quê nhà, nước non,
Ngày nào tuổi hãy còn son,
Bây giờ tóc đã pha sương hết rồi,
Gặp nhau tay bắt, miệng cười,
Mừng mừng, tủi tủi, nhớ thời liệt oanh
Còn đâu, thôi hỡi thôi đành,
Luyến lưu nhớ lại chút tình nghĩa xưa
Cho dù dầu dãi nắng mưa,
Cho dù giông bão mịt mù ngày đêm,
Một lòng một dạ ghi nên,
Chữ tình, chữ nghĩa vững bền cùng nhau
Mỗi ngày tình một đậm sâu
Mỗi năm ta lại cùng nhau sum vầy
Thiên đàng hạ giới nơi đây,
THÂN HỮU ĐIỆN LỰC, hội nầy muôn năm....
Aug. 2004
Từ thuở nhỏ nhiều người đã ao ước được đi
TÂY để được ngắm nhìn tháp Eiffel rực rỡ ánh đèn màu vàng, để được vào bảo tàng
viện Louvre thưởng thức bức tranh La Joconde với nụ cười bí hiểm, để được thăm
viếng cung điện Versailles lộng lẫy huy hoàng của các triều vua Pháp ngày xưa,
để được chiêm ngưỡng nhà thờ Notre Dame de Paris mà thương hại cho thằng gù xấu
xí, để được ngồi du thuyền dạo sông Seine lòng hẹp tình dài uốn khúc quanh
những di tích lịch sử, để được nhìn đại lộ Champs Elysées muôn ánh đèn màu và
để được thưởng thức những món ăn ngon lành của Pháp v.v... Vợ chồng chúng tôi
có được cái duyên may là lại được gặp gỡ các THĐL ngày xưa ở một nơi một thời
vang bóng là nơi của ánh sáng và nghệ thuật: Paris trong lòng em, Paris trong
lòng anh, Paris của những ước mơ nay đã thành sự thật!
Chúng tôi tưởng rằng sẽ không đến nơi đúng
hẹn vào ngày thứ sáu 17 tháng 9-04 vì cơn bão Ivan đã khiến cho chuyến bay từ
Portland, Oregon đến phi trường Atlanta phải đi “tị nạn” ở phi trường Augusta
cách đó một giờ bay. Rồi cứ phải ngồi chờ đợi trên máy bay 2 tiếng đồng hồ với
tâm trạng “phập phòng lo sợ”, chỉ được tiếp tế nước lạnh để uống và đi “pipi”
trong khi phi hành trưởng lại cứ “hẹn hò” giờ cất cánh bay trở lại Atlanta một
khi cơn bão qua đi. Nếu bạn ở trong trường hợp chúng tôi thì chắc cũng phải
ngồi xem tivi trên máy bay cho đỡ buồn và tiếp tục uống nước lạnh, đi pipi mà
thôi, vì bạn không thể nào “đằng vân giá võ” như Tôn Ngộ Không bay đến Atlanta
đúng giờ được !?!
Rồi cơn bão cũng qua đi và máy bay lại cất
cánh bay đến phi tường Atlanta, thì hỡi ôi, chuyến bay đi Pháp của chúng tôi đã
cất cánh bay xa, bỏ lại sau lưng nhiều khách đi Paris, trong đó có chúng tôi. Nhưng “Trời cao không phụ kẻ có lòng ... đi họp đại hội THĐLVNHN”,
cho nên chúng tôi được sắp xếp đi chuyến bay cuối cùng trong ngày để được đến
Thế rồi cũng đến được khách sạn FIAP an toàn xa lộ! Tại nơi đây đã thấy một vài
THĐL đến trước và đang chờ đợi nhận phòng.
FIAP là một khách sạn giống như YMCA của Mỹ
vì tương đối giá rẻ dành cho sinh viên cho nên khi lên nhận phòng tôi tưởng
mình sống lại cuộc đời sinh viên nội trú trong ký túc xá sinh viên vì phòng 2
người chỉ có 2 chiếc giường ngủ nhỏ xíu và 2 bàn viết riêng biệt. Thế là “đôi
ngã đôi ta ... hai giường riêng biệt” cách nhau bởi ... 2 cái kệ nhỏ !! Trông cảnh sinh tình, tôi nhớ lại một đoạn thơ trong
Chinh Phụ Ngâm Khúc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm:
Chàng ở Tương giang đầu
Thiếp ở Tương
giang vĩ
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng
chàng ý thiếp,
ai sầu hơn ai ?!?
Từ đó người viết “xúc cảnh sinh tình"
làm thơ “phóng dao” như sau :
Chàng ở chiếc giường này
Thiếp ở chiếc giường nọ
Cùng trông lại và cùng …thấy đó
Thấy xa xa ... mái tóc muối tiêu
Nhưng sao dáng vẻ tiêu điều
Ô hay! ta phải ... hai chiều ... nằm xa?!?
Good Night !!
("Phóng
dao" có nghĩa là phóng tác theo những lời thơ hay ca dao đã có sẵn để diễn
tả một ý niệm mới mà người viết đã học được từ nhà văn Hoàng Hải Thủy trong
tuần báo Sài gòn Nhỏ.)
Sáng hôm sau, sau màn điểm tâm và cơm trưa
theo phiếu của nhà hàng chúng tôi kéo nhau đi họp ở phòng họp Bruxelles sau một
buổi sáng đã lang thang thám hiểm phố Tàu quận 13 bằng “lô ca chân” vì đại hội
chính thức bắt đầu lúc 2 giờ chiều.
Tháng chín mùa Thu
Trên bàn chủ tọa đã thấy quí vị trong ban
tổ chức: TH Hứa Vạng Thọ, TH Phạm Hữu Bình, TH Lâm Dân Trường, TH Nguyễn Quang
Hữu, và đặc biệt là TH Nguyễn Công Thuần, một người chưa bao giờ vắng mặt trong
các kỳ đại hội, dù không phải là BTC nhưng bao giờ cũng đưa vai sát cánh với
BTC.
Dĩ
nhiên là Ban tổ chức phải có “đôi lời phi lộ” trình bày về ý nghĩa của buổi đại
hội và giới thiệu thành phần BTC cho các thân hữu “chiêm ngưỡng dung nhan” vì
đã lâu không gặp, rồi TH Niên trưởng Phạm Văn Khắn tuyên bố khai mạc đại hội,
rồi đến phần giới thiệu thành phần tham dự. Dĩ nhiên nhiệm vụ quan trọng này
phải giao cho TH NC Thuần, trưởng lão nhóm sáng lập THĐLVNHN (không phải là
Trưởng Lão Cái Bang trong Võ Lâm Ngũ Bá đâu nhé, TH Thuần ạ!) vì không ai biết
mặt biết tên nhiều THĐL bằng vị trưởng lão này !!
Các
THĐL phe Âu châu dĩ nhiên phải có TH PH Bình, các TH Trần Hữu Chí, chị Nguyễn
Quảng Đức, VV Hoàng, NQ Hữu, ĐT Khanh, PV Khắn, TQ Khảo, Nguyễn Thanh Ngọc, TB
Quang, LV Quyên, NV Sáng, HB Thế, HV Thọ, NT Trinh, LD Trường (TH Nguyễn Khắc
Nhẫn buổi tối mới đến). Có những thân hữu từ xứ Kangoroo Úc châu xa xôi như TH
Bùi Trọng Cường, TH Nguyễn Khắc Mẫn. Từ Canada đến có các TH TH Lượng, PV Quan, NK Tâm, NT
Thảo, TS Thực, ĐV Tùng. Xa hơn nữa là từ Việt nam đến có các
TH Nguyễn Văn Sung, Nguyễn Trung Kiệt. Phái đoàn Mỹ với lực lượng hùng
hậu dẫn đầu là TH VV An, kế đến là các TH LM Châu, NT Cường, PT Đồng, ND Đức,
Trần Háo Đức, Đồng Thị Hân, LC Huấn, NĐ Huấn, MB Nam, NL Phương, NC Thuần, BT
Tiếng, TT Tính, Nguyễn Thái Trung, LT Tuyển và sau hết là cặp Trần Văn Minh
& Sương Lam. Đa số quí ông đều dẫn “nội tướng điện câu” đi theo để châm
thêm nguồn điện chiếu sáng Đại hội, chỉ trừ có TH Trần Háo Đức là bao giờ cũng
đi họp đại hội với tư cách “độc thân tại chỗ" làm cho nhiều thân hữu khác
phải “thét mét”: “Tại sao kỳ lạ rứa ?!”
Để mở đầu cho chương trình văn nghê là
“nhạc trưởng” VV Hoàng giới thiệu ban hợp ca THĐL Âu châu vừa mới thành lập
trong thời gian kỷ lục với bài ca Ly Rượu Mừng để chào mừng Đại hội. Những ca sĩ trong ban hợp ca này chính là
những vị “nội tướng” trong ban tổ chức, dịu dàng tha thướt trong những chiếc áo
dài truyền thống VN, bước lên sân khấu say sưa hát vang bài ca chào đón bạn bè
muôn phương về đây hội ngộ thân tình. Lời ca ngân vang, tình thân mến dâng cao
thênh thang! Tất cả mọi người như hòa chung niềm vui thân ái đó!
Năm nay
BTC Đại Hội Paris đã mời những ca sĩ, những nghệ sĩ chuyên nghiệp Việt nam của
Paris hoa lệ đến giúp vui chương trình văn nghệ như nghệ sĩ Bích Thuận, Bích
Xuân, Kim Thu, Nguyễn Thanh Tuấn v.v...
Một cái gì mới lạ nếu so sánh với những màn trình diễn của các ca sĩ “cây nhà
lá vườn” THĐL trước đây! Dĩ nhiên quí vị này là những nghệ sĩ chuyên nghiệp nên giọng ca,
lời hát, lối trình diễn của họ phải là hay tuyệt vời rồi!! Cả hội trường im
lặng theo dõi từng tiếng hát lời ca đã một thời vang
bóng Bích Thuận. Quả là “Đàn bà không bao giờ có tuổi, có tên" cho
nên các nghệ sĩ Bích Thuận, Bích Xuân, Kim Thu … vẫn
“trẻ mãi không già”?!?
Đã gọi là họp mặt THĐL thì phải có màn đóng
góp văn nghệ của thân hữu Điện Lực chứ! Năm nay các “đại tài tử” Nguyễn Văn Di,
Hoàng Gia Thụy vắng mặt khiến cho “danh tài hài hước” TS Thực phải lặng lẽ hát
bài ca “Lẻ Bóng” ở phía hội trường. Tiếng hát của đôi song ca LM Châu và
Huyên và giọng ca vàng Miền Đông Bắc Mỹ
của ca sĩ Hiếu Tâm, nội tướng của TH LT Tuyển vẫn còn phong độ để làm sôi động
hội trường .
Để tỏ tình hữu nghị thắm thiết giữa TH Âu châu và TH thế giới, đặc biệt
là TH Bắc Mỹ, TH PH Bình của Pháp và Sương Lam của Mỹ đã cùng nhau trình diễn Hò
Lơ những câu hò do chính hai tác giả sáng tác. Ngoài ra Sương Lam còn “ngẫu
hứng lý qua cầu” góp vui thêm phần đọc bài thơ Hai sắc Hoa Ti-gôn đã được
“phóng dao” cải biên lại để đem nụ cười niềm vui đến cho bạn bè thân hữu như
sau:
Nếu biết rằng em đã có chồng
Trời ơi! người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng!
Những bài
thơ “phóng dao” sau đây nói lên tâm trạng của quí ông bị phụ tình
:
Nếu biết rằng em đã có chồng
Anh về luyện võ Lý Tiểu Long
Học thêm mấy cú
liên hườn cước
hoặc là :
Nếu biết rằng em đã có chồng
Anh về bắt vịt nhổ sạch lông
Tiết canh làm được vài ba dĩa
Nhậu rượu cho quên vết thương lòng!!
Rồi cũng phải đến lúc hát bài ca chấm dứt
buổi đại hội để chiều nay còn tái ngộ. Ban hợp ca THĐL Âu châu lần này được sự tham gia thêm của các giọng ca
thế giới đã cùng nhau hát bài ca Ngày Về để mừng cho những cánh chim
THĐL từ bốn phương trời bay về đây tìm tổ ấm của tình thân Điện Lực ...
Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm ...
Nhớ phút chia tay ngại ngùng bước chân đi ...
Bài hát
vương mang một nỗi buồn xa xứ của khách tha phương mong tìm lại chút hơi ấm của
tình thân, của kỷ niệm ngày nào, đã được ban hợp ca và cả những thân hữu ngồi
dưới hội trường cùng hát lên trong niềm xúc cảm dâng trào khiến cho người viết
phải long lanh giọt lệ!
Buổi tối lại đến với xiêm y trang phục lịch
sự để tham dự buổi cơm chính thức của đại hội tại nhà hàng Le Francilien cũng tại khách sạn FIAP
lúc 8 giờ tối. Gian phòng đại tiệc rực rỡ đèn hoa với những bàn tiệc có rượu
vang, nước ngọt, muổng nĩa trình bày đẹp mắt. Từng cặp, từng người lần lượt
bước vào bàn tiệc. Rồi những thức ăn đặc
biệt gout Pháp được dọn lên, rồi nâng cao ly rượu chúc mừng hội ngộ, rồi mỉm
miệng cười duyên khi ánh đèn flash chiếu sáng, rồi tiếng chuyện trò hỏi thăm
tin tức gia đình, bạn bè xưa cũ. Có những bước chân dìu nhau trong điệu nhạc
tango lả lướt của cặp tài tử giai nhân Nguyễn Thanh Ngọc, của Lê Minh Châu và
Huyên với tiếng hát mượt mà, đầm ấm của ca sĩ Kim Thu. Đặc biệt hơn nữa là ban
nhạc hòa tấu với các nghệ sĩ tí hon, thế hệ thứ ba của gia đình TH Nguyễn Khắc
Nhẫn, tuy tuổi nhỏ nhưng tài nghệ tuyệt vời với tiếng đàn, tiếng tiêu, tiếng vĩ
cầm, tiếng hồ cầm lảnh lót khiến quan khách phải khen phục. Những khuôn mặt ngây thơ, những chiếc áo dài
xinh xắn, những ánh mắt say mê khi dạo khúc nhạc đã chinh phục cảm tình của
khách thưởng ngọan đêm nay. Xin một lời cám ơn GS Nguyễn Khắc Nhẫn đã đưa tình
thân Điện Lực đến với con cháu và cũng xin cám ơn các nghệ sĩ tí hon này đã đưa
các ông bà cô chú về với những nhạc khúc êm đềm, bất tử !!
Thêm vào đó những lời tâm sự của các TH BT
Cường, NK Mẫn của Úc Châu, của TH NT Cường của tiểu bang Texas về chương trình
họp mặt năm sắp đến. Bây giờ thì vẫn phải “Wait and see” để chờ một phúc duyên
tốt đẹp sẽ xảy ra ở một nơi nào đó trên thế giới chịu “xung phong” đứng ra tổ chức đại hội để
chúng ta lại có thể họp mặt cùng nhau năm tới?!?
Rồi cũng phải chia tay
để nghỉ ngơi dưỡng sức cho cuộc hành trình du ngoạn Điện
Sáng hôm sau đoàn lữ khách lên đường với
hai chiếc xe buýt nhắm hướng Điện
Dân thành phố Paris thức dậy trễ hơn dân
thành phố Mỹ vì các cửa hàng, chợ búa, shopping center mở cửa lúc 10 giờ sáng
chứ không phải 9 giờ sáng như ở Mỹ. Nhà cửa hai bên đường không có nhiều cao ốc
cao ngất trời xanh mà lại cổ kính xưa cũ. Bạn sẽ thấy nhiều tượng đồng, nhiều
tác phẩm nghệ thuật ở khắp công viên, quãng trường, đường phố. Đã bảo nước Pháp
là cái nôi của văn hóa và nghệ thuật mà lị !!
Bây giờ chúng ta hãy bước vào thăm Điện
Bước qua một cổng rào sắt to lớn, nguy nga,
tráng lệ là bước vào giang sơn của hoàng tộc vua chúa Pháp, một nơi có 6.000
bức tranh họa, 2.000 bức tượng và 10.000 đồ vật trang trí, bàn ghế tủ giường,
được xem là bảo tàng viện lớn đứng hàng thứ hai sau bảo tàng viện Louvre của
Pháp. Sân bên ngoài cung điện được lót bằng những viên đá xám chứ không có
tráng nhựa bằng phẳng vì ngày xưa phương tiện đi lại trong cung điện là những
cỗ xe 6 con ngựa trắng kéo chiếc kiệu vàng chứ không phải là xe Mercedes
"6 ngựa" đời nay mà phải cần mặt đường bằng phẳng.
Có nói cũng không hết lời diễn tả được hết
cái huy hoàng, lộng lẫy của cung điện và đời sống vương giả của các bậc vua
chúa ngày xưa nước Pháp. Cung điện đã được sửa chữa, thêm bớt nhiều lần từ năm
1671 đến 1681 theo đồ án của kiến trúc sư Jules Hardouin-Mansart và họa sư
Charles de Brun, người đã trang trí các căn phòng giống như là thế giới của
thần Apollo, thần Thái Dương trong thần thoại Hy lạp và La mã. Lịch sử về những
bức họa trên trần nhà hay trên tường và đồ trang trí trong cung điện là cả
những tài liệu quí giá về sử học và nghệ thuật.
Mỗi một căn phòng có một cách trang trí đặc
biệt, nhất là phòng hoàng đế và phòng hoàng hậu có một cánh cửa nhỏ ăn thông
vào một đường hầm bí mật để có thể từ đó vượt thoát ra ngoài cung điện khi khẩn
cấp ??
Người viết chỉ biết rằng khi nhìn những bức
chân dung của các vua Louis XIV, Louis XV, Louis XVI, của Hoàng hậu
Marie-Antoinette, của Hoàng đế Napoléon Đệ nhất, của Hoàng hậu Josephine rất
sống động và hình như có cảm tưởng họ đang nhìn mình và đang theo dõi từng bước
chân của ta khi dạo bước ngắm nghía, trầm trồ khen ngợi phòng ốc của họ. Người
viết thích nhất là Hall de Mirror dài 73m, rộng 10,50m, cao 12,30m là nơi để
tiếp tân, đãi tiệc đám cưới, làm lễ đăng quang với những hàng đèn bằng pha lê
tuyệt đẹp rũ xuống từ trần nhà, với những bức danh họa trên tường và những bức
tượng mạ vàng đứng dọc bờ tường.
Có một nỗi buồn dâng lên nhè nhẹ trong lòng
người viết khi chợt nhớ đến hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan
:
Nền cũ
lâu đài bóng tịch dương!
Người xưa bây giờ hồn phách đang ở đâu? Có tiếc thương cho thời
vàng son đã sống trong cung điện này hay chăng?! Ôi! Dù là bậc vua chúa
hay thường dân rồi cũng phải bỏ lại trần gian những gì mình đã có để quay về
với cát bụi. Bởi thế :
Nghìn năm bóng cũ soi kim
cổ
Cảnh đấy
người đây luống đọan trường!
Phía sau
cung điện là một vườn thượng uyển rất đẹp trải dài với một vườn hoa đầy màu
sắc, với những bồn nước, những tượng đồng và hai hàng cây thông được cắt tỉa
cẩn thận. Xa hơn nữa là hai hồ nước, một lớn, một nhỏ và cả một khu rừng nho
nhỏ cho vua và hoàng tộc săn bắn. Cảnh trí nên thơ đẹp đẽ, cung điện huy hoàng lộng
lẫy, bảo sao thiên hạ chẳng thích làm vua để mà sung sướng hưởng thụ chứ nhỉ ?!
Rồi cũng phải từ giã cung vàng điện ngọc để
trở về với đời sống thực tế hiện tại. Một xe buýt đưa người về khách sạn để nghỉ
ngơi, một xe buýt đưa khách lữ hành viếng thăm tháp Eiffel nổi tiếng của
Tối đến, hai chiếc xe Mercedes do TH Ngọc
lái để chở quí ông và xe BMW do ái nữ của anh chị Ngọc lái để chở quí bà, đưa
chúng tôi đến thăm tháp Eiffel, Khải hoàn môn, đại lộ Champs Elysées và nghe
nhạc Việt nam ở phòng trà Chiều Tím. Khỏi phải nói quí bà gặp nhau thì đủ mục
đủ chuyện nói cười và phe chúng tôi sợ cảnh sát bắt phạt vì chở “quá tải”: 6 bà
dồn vào một xe bảo sao không sợ cảnh sát cho được!!
Người đẹp của TH LM Châu phải vội vàng núp xuống sàn xe
dù là mới vừa thấy một … bà cảnh sát … băng qua đưòng đi chợ mà thôi!! Hết hồn!
Xe đi dọc theo sông
Có nhìn tháp Eiffel vào ban đêm mới thấy
cái rực rỡ của tháp với muôn vàn ánh đèn chiếu sáng từ chân tháp. Ngọn tháp cao
và đẹp này là hình ảnh tượng trưng cho nước Pháp trong các tạp chí du lịch,
trên các phương tiện truyền thông, truyền hình … Đứng dưới chân tháp mới thấy
mình nhỏ bé trước cái đẹp, cái hay, cái giỏi của tài năng nhân lọai!! Xin ngã
nón cúi đầu khâm phục người đã thiết lập đồ án và xây cất
tháp Eiffel!
Rồi xe lại hướng về nhà thờ Notre Dame de
Paris nổi tiếng với mối tình tuyệt vọng của anh chàng lưng gù kéo chuông nhà
thờ, đến Khải hoàn môn, và chạy trên đại lộ Champs Elysées rực rỡ ánh đèn trước
khi đến phòng trà Chiếu Tím. Quả đúng không sai: Paris là kinh đô ánh sáng với
muôn vạn ánh đèn ban đêm đấy, các bạn ạ !
Vừa nghe nhạc vừa thưởng thức những món ăn ngon của nhà hàng. Chúng tôi nâng cao
ly rượu mừng ngày hội ngộ. Quả là “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu” cho
nên cả chủ lẫn
khách đều “xỉn” nhưng cũng về khách sạn an toàn trước giờ khách sạn đóng cửa.
Hú vía!
Hôm sau lên đường viếng thăm Bỉ quốc mà tại
nơi đó các thân hữu
NQ Hữu, LD Trường,
Chiếc xe buýt hai tầng đã đưa 66 khách
đường xa và hành lý vượt biên giới để viếng thăm Bỉ và Hoà lan rất dễ dàng không cần qua những thủ tục đổi
tiền và xuất nhập cảnh trình giấy Passport như chuyến du lịch Âu châu của vợ
chồng chúng tôi vào năm 1995 vì bây giờ đa số các quốc gia Âu châu (trừ Anh
quốc) đều nằm trong Thị trường chung Âu châu và xài chung một thứ tiền Euro,
cho nên những rào cản về quan thuế, xuất nhập cảnh đều đựơc giản lược, dễ dàng.
Càng xa rời phố thị Paris càng thấy thoải mái vì không khí tươi mát, cảnh sắc
thanh nhàn, êm ả với những đàn bò sữa ung dung ngoặm cỏ ngoài đồng, với những
ngôi nhà mái đỏ xa xa ...
Để giúp vui cho khách đường xa, TH VV Hoàng
và TH TS Thực trổ tài kể chuyện lạ chuyện vui. Dĩ nhiên “tài danh” TS Thực là
một "cao thủ võ lâm” trong việc kể chuyện "tiếu lâm” có nhiều vị
“mặn” hơn là vị “chay” giống như TH Trần Háo Đức nên đã làm cho mọi người cười
vui vẻ và tỉnh ngủ ngay!??
“Có
thực mới vực được đạo!” chứ, cho nên chờ khi đã no bụng sau một màn ăn trưa
với món gà quay ngon lành và bánh mì do anh chị NT Ngọc “kính biếu” ngày hôm
qua, Sương Lam mới “xuất chiêu”, gọi là có phần đóng góp của phe quí bà cho vui
vẻ cả làng.
Sương Lam vốn thích thơ văn cho nên để giúp
quí vị THĐL dễ nhớ đến tên, Sương Lam đã dựa vào bài thơ tự vịnh của Tú Xương
như sau:
Một trà, một rượu, một đàn bà
Chừa được cái gì hay cái nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà
để mà “phóng
dao" (lại phóng dao nữa!) bài thơ dưới đây giúp thân hữu nhớ đến tên Sương
Lam mỗi khi cần nhớ đến :
Sương sâm, sương sáo, với sương sa *
Ba món quà ngon của quí bà …
Vừa ngọt , vừa ngon, vừa mát ruột
Sương Lam thích hết ... cả ba quà !!
(* Sương Lam
hy vọng quí bà đồng ý và ủng hộ “gà nhà “ vì nội tướng của TH Nguyễn Văn Di,
người đẹp Thu Cúc, gọi Sương Lam là “chị Sương sa hột lựu của em ơi” mỗi khi gọi
điện thoại thăm hỏi Sương Lam! Ngọt quá! Thu Cúc ạ!")
Nào đã hết đâu, Sương Lam còn học ôn lại
tiếng Pháp vì bây giờ đang ở Âu châu nên cần phải biết tiếng Pháp chứ lị!
Sương Lam cho biết có một thứ tiếng Pháp “đặc biệt” mà đọc xong hay nghe xong ai cũng có thể hiểu được ví dụ
như: “Tí tí jaune, tí tí noire. Lủy kêu gầm, lủy kêu gừ. Manger
mỏa, manger mông xừ” để diễn tả con cọp vì con
cọp có da màu vàng và sọc đen.
Hoặc là: “L’homme sans l’amour come auto
sans bougie”, phải không quí bạn??
Vừa học ôn xong màn tiếng Pháp thì xe buýt
cũng vừa ghé vào một trạm đổ xăng tân tiến để ăn trưa và đi pipi khỏi trả tiền
vì ở Pháp và Âu châu đi pipi phải trả 30-40 xu Euro đấy, quí bạn ạ!
Ở Mỹ cái mục đi pipi này thì free và thoải mái vì cứ cách vài ba
miles trên xa lộ là đã có một Rest Area
, vừa được đi pipi free vừa được uống cà phê free (chỉ trừ khi nào bạn muốn
donation thì thôi). Bravo! Không tin xin mời quí THĐL Âu châu làm một màn “tiếu
ngạo giang hồ” đi họp THĐL ở Mỹ thì biết ngay!!
Rồi cũng đến Bruxelles, đến quãâng trường
lớn nhất (Quãng trường Grand Place) của thủ đô nước Bỉ để ngắm nhìn những viên
đá lót đường, những nhà thờ, những cung điện nho nhỏ kiến trúc xưa với nóc
nhọn, những cửa hàng, nhiều kiến trúc đặc biệt khác nữa có hoa tươi trên cửa
sổ, bao bọc chung quanh công trường. Chụp hình chung
bên nhau xong lại lên đường tìm đến quãng trường có “Chú bé đứng đái” sau khi
đi quanh co qua những cửa hàng bán đồ kỷ niệm rất hấp dẫn nhưng … không được
dừng chân mua sắm vì sẽ không kịp giờ đến khách sạn. Phái đoàn phải đành “cưỡi
ngựa xem hoa” vậy thôi!! Tuy nhiên tôi cũng đã nhanh chân mua được mấy tấm
postcard và mấy chiếc chìa khóa có hình chú bé để làm kỷ niệm và để nhớ đến câu
chuyện một chú bé nhỏ vô danh đã nhờ sự pipi tự nhiên của mình mà dập tắt được ngòi nổ cuả quả bom tàn phá
thành phố Bruxelles để trở thành anh hùng dân tộc?! Thật là một câu chuyện kỳ
thú cho nên tôi phải chụp hình với tượng chú bé đứng đái này mới được!!
Rồi len lỏi qua khu phố bày bán thức ăn
miền biển và những món đặc sản của Belgique trông thật ngon lành, tươi sống.
Lại đi quanh co về bến xe buýt để chạy đến Atonium, một kiến trúc có tính cách
khoa học về nguyên tử gồm 7 quả cầu nối kết với nhau tạo ra hình lục giác. Thôi
thì chuyện khoa học để cho các khoa học gia suy nghĩ, còn chúng ta cần chụp
hình cho lẹ để kịp lên đường về khách sạn chứ bạn!!
Rồi cũng đến khách sạn La Maison de Dragon
ở ngay trung tâm thành phố để nhận phòng.
Đây là một khách sạn mới cất nên sạch sẽ và
đầy đủ tiện nghi hơn khách sạn FIAP ở Pháp. Ông chủ khách sạn là người Việt gốc Hoa nên phe ta
được đấu tiếng Việt thoải mái với ông ấy. Cách tổ chức ở đây cũng hơi
đặc biệt là cứ 2 gia đình được xếp chung vô một căn
phòng apartement (tạm gọi là như thế nhé!) gồm 2 phòng và xài chung phòng vệ sinh,
nhà tắm. Vợ chồng tôi ở một phòng 2 giường, vợ chồng TH NT Thảo và TH NL Phương
ở một phòng 3 giường. Kể cũng lạ và vui!
Nhận phòng xong, vợ chồng tôi đã cùng vợ
chồng TH VV Hoàng làm một màn dạo phố cấp tốc những con đường lân cận chung
quanh. Phố đẹp và sạch vì mới cất. Có những cửa hàng
vừa mới khai trương, có những cửa hàng mới bày biện hàng hóa. Trong khi lang
thang ngoài phố, chúng tôi chuyện trò tâm sự và từ đó cảm tình thân mến càng
thêm phát triển nhiều hơn khi chúng tôi đến thăm viếng miền Aix-en Provence
miền Nam nước Pháp, một nơi cảnh đẹp người hiền, ở nơi đó có tình cảm thân
thương, có ngôi nhà Êm Đềm của đôi vợ chồng nghệ sĩ TH VV Hoàng mà chúng tôi được hân hạnh chung sống với anh
chị trong 3 ngày, học được nhiều “cái
sàng khôn” khi chúng tôi tiếp gót du hành “nối vòng tay lớn” thân tình THĐLVNHN
sau khi đại hội bế mạc. Xin mời các thân hữu tìm đọc bài “Một chuyến du
Aix-en
Trên xe tôi lại
được nghe lời tâm tình của TH
Cảnh nào
không Phật, lời nào không kinh!
Rồi cũng đến nhà TH NQ Hữu để hâm nóng thêm
tình thân hữu. Rất mừng được gặp lại cặp LD Trường và Thu Thủy ở Belgique để ôn
lại chuyện xưa tích cũ thân tình giữa hai gia đình đã có từ thế hệ cha mẹ đến
thế hệ chúng tôi sau gần 30 năm xa cách. Xin gởi lời thăm hỏi sức khỏe
Cô Bảy, các em Chung, Quí, Thanh, Tâm và các cháu Thủy Tiên, Sơn, Tùng nha Thủy !!
Bước chân vào sân nhà, tôi đã “mê” ngay cây
táo có những trái nho nhò rất đẹp trong vườn nên tôi phải chụp hình với cây táo này
mới đựơc!! Rồi uống ly rượu “tẩy trần gió bụi đường xa" và ăn “nháp” fromage đầu bò, bánh lạt để cho ấm bụng trước khi
nhập tiệc ở bàn dài. Tội nghiệp cho gia chủ đã bày một dãy bàn dài trải khăn
trắng đẹp đẽ, ghế ngồi ở ngoài sân để chiêu đãi khách đường xa, nhưng mưa lại
lất phất bay bay ...!! Tuy nhiên có lẽ trời cao thương
cho lòng tốt của gia chủ cho nên trời lại mây tan mưa tạnh trong chốc lát để cho mọi người được
thưởng thức đủ món ngon tuyệt vời do nữ chủ nhân và các nội tướng của các TH
miền Belgique cùng các kiện tướng nấu ăn đã được gia chủ mời đến phụ giúp nấu
nướng. Trong thoáng chốc nồi súp to tướng, những dĩa gỏi tôm thịt, những dĩa
cơm chiên, những dĩa chả giò nem rán đầy đủ hương vị quê hương được nằm an ổn trong bao tử của những khách đường xa! Ngon quá! No quá!
Mưa lại trở về với căn vườn nho nhỏ và ấm
áp tình người này! Mọi người lại chen chúc ngồi sát
bên nhau trong căn lều ngoài sân. Bài hát Ngày Về lại
được vang lên trong gió lạnh. Những món quà nho nhỏ
nhưng gói ghém thân tình được trao tặng cho quí vị trong Ban tổ chức.
Có một phút giây tưởng niệm đến Cô Hồ Tấn
Phát, phu nhân của TH Hồ Tấn Phát, đã đột ngột ra đi ngày 5 tháng 8 năm 2004,
mặc dầu cả hai thân hữu đã chuẩn bị chương trình tham dự đại hội họp mặt THĐL
VNHN tại Paris-Bruxelles từ 5 tháng trước. TH HT Phát đã phải hủy bỏ chuyến đi
này vì còn phải lo việc cúng cầu siêu 49 ngày cho vợ hiền! Sương Lam trong
giọng nói nghẹn ngào nhắc lại tình cảm thân mến mà Cô Phát đã chung vui góp mặt với các THĐL trong những năm qua. Bốn câu thơ cuối của "Bài Thơ Thương Tiếc Cô Hồ Tấn
Phát" đã được đọc lên. Có những giọt nước mắt lau vội, có những
nét u buồn cúi mặt xuống
thương tiếc đến người đã khuất :
Hương linh siêu thoát chốn sinh đồ
Mỗi năm tưởng niệm người đã khuất
Nhớ mãi nụ cười, tiếng hát Cô! (SL)
Ngoài trời mưa đã rơi nặng hột cho nên các
thân hữu phải kéo nhau vào nhà để tìm hơi ấm. Cuộc vui vẫn tiếp tục kéo dài trong khi những chiếc “xe hơi nho nhỏ
Shuttle” đưa từng nhóm người trở lại khách sạn để sửa soạn hành trang cho ngày
mai lên đường thăm viếng Hòa lan.
Sáng hôm sau thức dậy sau buổi điểm tâm
ngon lành theo kiểu buffet có cháo nóng, có mì xào, có bánh croissant ngon béo,
đoàn người lữ thứ lại lên đường viếng thăm Hòa lan, nơi có những chiếc cối xay
quạt gió và hoa tu líp nổi tiếng thế giới.
Dừng chân nơi Zaanse Schans để ngắm nhìn
những chiếc cối xay kiểu cổ có chong chóng quay. Gió lạnh thổi bay
bay mái tóc và hất tung tà áo khoác vẫn không làm dừng chân những
khách đường xa lặn lội tới nơi này để nhìn những chiếc cối xay lớn và đẹp lạ
này. Những chiếc quạt gió này có thể là nơi dùng làm nhà ở hay kho chứa hàng ở
bên dưới. Chúng tôi đi sâu vào trong làng có những ngôi nhà mái đỏ xây dọc theo bờ hồ và đi vòng quanh trên một con đường có những ngôi
nhà nho nhỏ với mảnh vườn xinh xắn trước nhà.
Không một tiếng ầm ỉ của động cơ xe hơi, không
một tiếng chó sủa um sùm. Không gian yên tĩnh, cảnh vật nên
thơ cho nên lòng người cũng lắng dịu. Tôi nghĩ rằng dân làng ở đây cũng
dịu hiền như cảnh vật nơi đây ??
Tôi có cái
thói quen là mỗi lần đi đến đâu trên bước đường du lịch, tôi cũng phải mua một
vài tấm post card và một vài món quà nho nhỏ kỷ niệm để tặng thân nhân, bè bạn
và để đánh dấu nơi mình đã đến vì biết
có bao giờ trở lại nơi này một lần nữa, nên ghé vào một tiệm bán quà kỷ niệm để
mua một chút quà, thì gặp ngay TH BT Cường ở Úc châu cũng đang chọn lựa những
postcard. Thế là “chí lớn gặp nhau” và anh Cường đã khuyên
tôi nên chọn những postcard được vẽ bởi các họa sĩ vì đẹp và nghệ thuật hơn.
Tôi ghi nhận ý kiến hay này và đã mua vài postcard loại này tại nơi đây. Xin
cám ơn anh BT Cường!
Phải ăn trưa chứ
vì đói bụng rồi! Ban tổ chức đã phát “cơm tay cầm” ngon lành và nước lạnh cho
tất cả mọi người.
No bụng rồi nên phái đoàn hăng hái lên
đường tiếp để viếng thăm một làng đánh cá Hòa lan. Lại
phải đi pipi!! Nhưng lần này thì không phải bị trả tiền tại các nhà vệ sinh cất
dọc theo bến cảng mà lại sạch sẽ nữa chứ! Bravo!
Cũng tại nơi đây bạn cũng sẽ không ngửi
được mùi cá tanh hôi mà chỉ ngửi được mùi thơm thức ăn
từ các nhà hàng hải sản trên bến cảng. Quí bà lại đứng chụp hình bên cạnh tượng
một ông đánh cá và quí ông cũng ... đứng chụp hình bên cạnh tượng của một bà
đánh cá và cả quí ông lẫn quí bà đều cười vui vẻ bên nhau! Vui quá!
Lại lên xe buýt để đến Amsterdam, thủ phủ
của Hoà lan, nơi đó có rất nhiều kinh rạch dọc ngang thành phố và có rất nhiều
bãi gửi … xe đạp … vì phương tiện đi lại của đa số dân chúng là xe đạp! Tốt
quá! Thành phố không
bị ô nhiễm khói độc của xe hơi phun ra!
Trên xe TH VV Hoàng kể chuyện cuộc đời của
Ann Frank, của danh họa Van Gogh đã sống đau khổ, oằn oại vì bịnh tật, nghèo
khổ để chỉ khi chết đi mới được người đời biết đến tài hoa của người. Các họa phẩm của Van Gogh bây giờ lại là những họa phẩm đắt nhất
thế giới đối với những người thích sưu tập tranh họa. Người viết ngậm ngùi cho một tài hoa mệnh yểu
và sực nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du:
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?!
Quả vậy! Không hiểu 300 năm sau có ai còn
nhớ đến Nguyễn Du với tác phẩm Kim Vân Kiều tuyệt tác của Cụ hay chăng, nhất là
đám hậu sinh của THĐLVNHN hôm nay ??!
Thôi thì hãy quên đi chuyện dĩ vãng, chuyện
tương lai mà chỉ cần nghĩ đến chuyện hiện tại là chúng tôi đã đến Amsterdam, và
viếng thăm một quãng trường to lớn để ngắm nhìn các cửa hàng ở xung quanh và
cũng tại nơi đó có một nữ nhân hóa trang và mặc y phục mệnh phụ ngày xưa với
một khuôn mặt nhuộm vàng cho hợp với màu vàng của y phục. Thế là có một màn đến
vịn vai nắm áo người đẹp để chụp hình kỷ niệm, nhất là quí ông, trong đó có phu
quân của người viết, sau khi để lại một vài xu Euro trong một cái lon để trước mặt! Người đẹp mà, ai thấy cũng thương, phải
không?
Rồi đi ngang qua căn nhà của Ann Frank trú ẩn trong thời kỳ đệ nhị
thế giới đại chiến trước khi bị quân Đức bắt đưa đi trại tập trung để thủ tiêu
trong những lò hơi đốt. Một quá khứ kinh hoàng của một
thời chiến tranh đã được ghi lại trong nhật ký của Ann Frank được quay thành
phim sau này. Một tác phẩm mà người đọc phải rơi lệ xót thương cho những
nạn nhân của chiến tranh, của những ý tưởng điên rồ!
Có một nơi mà quí ông thích xem nhất là con
đường đỏ Red Light, nơi mà các chị em ta đứng ngồi trong các tủ kiếng trong những tư thế khiêu gợi nhất với những y
phục “nghèo nàn, ít tốn vải" nhất! Người viết thêm một lần nữa đau xót cho
số phận con người, nhất là những phụ nữ đã phải chọn nghề bán vui cho thiên hạ
bằng thể xác của mình
để kiếm sống!! Buồn thay!
Nhà
cửa, phố xá ở Amsterdam không cao và có những chiếc ròng rọc để đưa tủ giường,
bàn ghế lên những phòng trên cao vì cửa chính ở tầng dưới nhỏ hẹp.
Rồi cũng phải giã từ một thành phố nhiều
kinh rạch ấy, nhiều chứng tích đau buồn ấy để trở lại khách sạn nghỉ ngơi và để
dự buổi tiệc giã từ tại khách sạn.
Đồng hồ chỉ đúng 9 giờ để bắt đầu cho buổi
tiệc giã từ. Dĩ nhiên là cũng
có những màn văn nghệ giúp vui trong khi thưởng thức những món ăn ngon lành và
giá rẻ do nhà hàng cung cấp. Những lời cám ơn của ban tổ chức và những giải đáp
thắc mắc được trình bày để mọi người cùng thông cảm.
Cảm động nhất là màn toàn thể THĐL cùng nắm
tay nhau hát bài ca Tạm Biệt THĐLVNHN đã được chị Hiếu Tâm viết lời, do TH VV
Hoàng hướng dẫn và hẹn sẽ có ngày lại được gặp nhau :
Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau quay
quần, bùi ngùi xa cách!
Cách xa
nhưng ta cầu mong: Rồi đây có ngày hẹn cùng gặp nhau!
Điệp khúc :
Cách xa không bao giờ quên cùng nhau chung sống những ngày thân hữu,
Cách xa
chúng ta hằng mong: hằng năm sẽ họp Điện Lực Việt
Lời hát vang
vang không muốn dứt trong ngấn lệ chực trào ra dù miệng vẫn hát vẫn cười! Một nỗi
buồn nhè nhẹ dâng cao trong lòng những THĐL tham dự buổi tiệc giã từ đêm nay!!
Ngày hôm sau lên đường trở lại
Lại một sự im lặng kéo dài cho đến khi
Sương Lam đứng lên nói đôi lời cám ơn toàn thể Ban tổ chức Đại hội và các nội
tướng, đặc biệt nhất là anh chị PH Bình, anh chị VV Hoàng đã đi theo với phái đoàn suốt “muôn dặm
đường dài” và hết lòng lo lắng chu toàn mọi việc để cho chúng tôi có được những
phút vui kỳ thú !!
Rồi cũng phải đến phút chia tay ở khách sạn FIAP. Có những kẻ chờ đợi
người thân ở
Người xưa đã từng nói: “Nhất ẩm nhất trác
giai do tiền định”. Mọi việc trên đời từ mỗi lúc ăn khi uống đều đã được định sẵn thì sự gặp gỡ
hội ngộ ngày hôm nay chắc hẳn cũng do Trời đã định cho mỗi người trong chúng ta
có được phúc duyên gặp gỡ cùng nhau ?!?
Con
người có những nhu cầu: nhu cầu vật chất và nhu cầu tình cảm mà nhu cầu tình
cảm lại là một nhu cầu cần thiết giữa người và người vì chính nhờ nó mà chúng ta
thương mến nhau và sống tốt đẹp hơn trong cuộc đời trần thế này. Người viết
quan niệm rằng: Hạnh phúc là những gì rất tầm thường và gần gũi
chúng ta trong phút giây hiện tại mà ta đang sống. Đó là những giây phút gặp gỡ
tay bắt mặt mừng sau bao nhiêu ngày xa cách, đó là niềm vui cho và nhận giữa kẻ
cho người nhận, đó là những lời thân mến yêu thương trao đổi cho nhau, đó là
những chăm sóc thân ái, dịu dàng, tỉ mỉ. Những tình cảm yêu thương đó đã có sẵn
trong tầm tay vói, trong tâm tưởng của ta, nhưng chúng ta không tìm thấy vì
chúng ta mãi mong cầu và đi tìm những hạnh phúc xa vời khỏi tầm tay vói của chúng
ta !?!
Người viết xin phép được tâm sự rằng :
Đừng tìm mãi nơi đâu là Hạnh Phúc ?!
Có thể gần , cũng có thể thật xa
Xa hay gần là ở tại TÂM ta
Ta cảm nghĩ thế nào, là thế đấy !! (SL)
Xin một lời cảm ơn Ban tổ chức Đại hội Họp
mặt THĐLVNHN
Võ Văn Hoàng,
(Vi thư gửi BT Tiếng, 4 th. 10, 2004) ...
Thật là quá tuyệt vời hình ảnh chụp rất là đẹp. Tôi nghĩ rằng ít có dịp mà vui vẻ như thế này trong cuộc đời còn lại.
Tôi đề nghị với anh nên làm một album mấy ngày đại hội, rồi gởi cho tất cả THĐL
xem và chút commentaires của anh như anh đã nói hôm bữa tiệc chia tay là lần
sau xin các thân hữu hãy tham gia đông đảo đại hội năm tới vì không đi họp là một
thiếu sót rất lớn, như anh chị đã đi họp ở Âu châu ... Xin cám ơn anh trước vì
lâu lâu phải khơi động lại tình thân hữu cho mạnh lên. Anh chị cũng rán viết bằng
email gởi anh Thuần, copy cho tôi đọc ké, để đăng tạp chí THĐL, cái tình cảm đặc
biệt của anh chị khi gặp lại bạn bè cũ tại Paris và cùng nhau vượt biên qua Bỉ
và Hòa lan ... OK?
Một lần nữa
xin cám ơn anh chị rất nhiều đã gởi hình cho tôi. Tôi thích lắm vì không ngờ
ban hợp ca cả mấy chục người, đến từ mọi nơi trên thế giới, lên sân khấu hát mà
chưa bao giờ tập cả ... Chỉ có ca đoàn Điện lực mới làm được thôi vì chúng ta
đã có tình thân hữu rồi, đâu có sợ gì cái sân khấu Paris, như anh HB Thế có nói
với tôi lúc hát xong, anh nói gần 70 tuổi mà lên sân khấu hát ngon lành như ai
...
Tôi nhớ hoài
giọng nói của anh lúc ăn cơm tối tại nhà anh Hữu, anh nói chưa bao giờ ăn đã
như vậy ... có lẽ đói bụng và đồ ăn mấy chị làm quá ngon và quá tình thân hữu
phải không? ...
(Vi thư gửi NC Thuần, 30 th. 10, 2004) ... Gởi anh tài liệu hôm đại hội, nếu có dịp phổ biến cho những thân hữu
không có tham dự đại hội, hoặc có dịp hát cho nhau nghe trong một buổi họp bạn
nào đó, cũng vui : 3 bài hợp ca lịch sử trình bày bởi ban hợp ca Thân hữu ĐL Âu
châu và thế giới : Ly rượu mừng, Ngày về và Tạm biệt ...
Thú thật, tôi đã bao nhiêu lần điều khiển ca đoàn từ trong nước
đến hải ngoại, nhưng với ca đoàn Điện lực, một niềm vui còn mãi trong tim tôi
... Không nói ra nhưng, anh Thuần biết không, tôi sung sướng và cảm động vô
cùng, làm được việc này, trong im lặng tôi chuẩn bị cả hai năm nay, cho một vài
phút hạnh phúc quý hóa này khi thấy sau gần 30 năm xa quê hương, thân hữu điện
lực vẫn đoàn kết giữ vững tình thân hữu ... Hát hay không bằng hay hát, cùng
nhau hợp ca, nói lên tâm tư của mình, qua tiếng hát, trong ánh mắt, khi vui
nâng Ly rượu mừng hội ngộ, khi nhớ quê nhà Việt nam thương yêu lúc Tung cánh
chim tìm về tổ ấm, khi tay trong tay để hát lên lời Tạm biệt, rồi hẹn gặp lại
nhau năm tới ...
Đó là mong muốn của tôi từ lâu ... Có hình ảnh nào đẹp bằng ...
Nguyễn Thị Thảo,
(Vi thư gửi NC Thuần, 10 th. 10, 2004) ... Em và anh Tài trở về Montreal hồi 1 giờ khuya
thứ bảy 02-10-04, chuyến bay bị trễ mất 8 giờ đồng hồ, thay vì khởi hành hồi 1
giờ 45 trưa thứ sáu 01-10-04, lại đợi đến 10 giờ đêm mới cất cánh, cũng may là
mấy người bạn của anh Tài đưa tụi em ra phi trường hồi 11 giờ sáng vẫn còn ở lại
đó, nên lại đưa tụi em trở về nhà ăn cơm trưa và ăn cơm chiều xong, rồi 8 giờ tối
lại đưa ra phi trường lần nữa, thật là phiền hết sức! Mấy ngày đầu về, em mệt đừ
người vì giờ giấc cách nhau 6 tiếng đồng hồ, lại trải qua 3 tuần lễ đi chơi, mỗi
ngày ăn 3 lần, sáng dậy sớm, tối nào về tới nhà cũng 1 giờ khuya! ...
Anh Thuần
ơi, em chưa viết bài, đề tài đã có rồi, mà em không biết phải bắt đầu làm sao,
buổi đại hội họp mặt em bận ngồi ở ngoài thu tiền tới gần 3 giờ, phần lo nghĩ đến
bà Lan Phương sao giờ này mà chưa tới, vì trước đó một tháng, bả nhờ em ra phi
trường CDG đón bả nếu em tới Paris trước, em nghĩ thầm trong lòng bất quá em và
anh Tài sẽ lấy xe lửa đi đón bả cũng được, nhưng có một anh bạn của anh Tài có
nhà ở gần phi trường kêu tụi em lại nhà ngủ một đêm rồi sáng sớm ảnh sẽ đưa tụi
em ra phi trường đón bả, 7 giờ sáng tụi em và anh bạn ra phi trường vì chuyến
bay tới hồi 7 giờ 25 sáng, đợi tới hơn 10 giờ mà không thấy bả đâu, em ngại quá
nói anh bạn đưa em thẳng đến FIAP để lấy phòng, và chuẩn bị giúp anh Bình lo việc
thu tiền, còn anh Tài thì đi gặp mấy anh bạn đến sáng thứ hai mới đến FIAP để
đi Bruxelles với bọn chúng mình. Ai dè bà Phương lúc từ Washington DC tới New
Jersey để đổi chuyến bay, nó đổi bả đi chuyến bay qua Rome rồi mới tới Paris hồi
4 giờ 30 chiều, em cứ chạy ra chạy vào phòng họp hoài không yên, may quá em nhờ
anh Thọ có carte phone về nhà con gái của Phương ở Maryland, nó mới nói là
Phương phone về cho biết đã đổi chuyến bay. Vì vậy trong thời gian họp mặt em
không có theo dõi đầy đủ nên bây giờ em không có nhớ những chi tiết trong lúc họp
mặt mới chết chứ, năm nay em nghĩ chắc em viết sẽ không đầy đủ như hai lần trước
đâu anh Thuần ơi, vả lại năm nay có vài chuyện lặt vặt ... làm em cảm thấy tâm
trí bị chi phối rất nhiều, mấy ngày sau tuy đi chơi đây đó mà em không thoải
mái cho lắm ...
Hôm qua anh
VV Hoàng có email cho em hỏi em đã viết bài chưa, cho anh đọc ké trước làm em sợ
quá, em nhớ lại năm ngoái anh TQ Thái ở vùng Vịnh điện thoại cho em, hỏi em đã
viết bài chưa làm em quýnh lên, sợ luôn! Vậy chứ anh Lợi ở Toronto email cho em
nói có rất nhiều người không có đi dự đại hội họp mặt, điện thoại hỏi anh cô Thảo
là ai vậy mà họ không biết, còn ở Montreal các chị gặp em nói cô Thảo viết bài
hay quá, nghe cô kể chuyện làm tui cảm thấy như mình cũng đi tham dự họp mặt,
làm em cũng vui vui, thấy mình là nhà văn "con cóc" mà cũng có người
khen, ông Rong thì thích lắm vì lúc nào cũng nhắc đến ông trong bài viết, thỉnh
thoảng em ngẫm nghĩ trong lòng, cười thầm một mình, không hiểu sao bỗng nhiên
em có thể viết bài dài được như vậy, có một điều đặc biệt là em không viết thì
thôi, nhưng khi em viết thì rất nhiều chi tiết hiện ra giúp em nhớ hết để có thể
kể lể dài dòng! ...
(Vi thư gửi NTL Ph., 31 th. 10, 2004) ... Ph. ơi,
Nhìn ra ngoài balcon patio ướt đẫm
nước, mưa lâm râm thổi từ tối hôm qua tới giờ chưa dứt, Montreal đã sang mùa
thu, nhìn hai cây mận đàng sau nhà thì cũng dư biết là mùa thu, một cây lá vàng
rực màu hoàng anh, còn một cây lá đỏ màu huyết dụ, nhìn trên cỏ lá vàng đỏ rụng
đầy sân! Hôm nay mới 13 độ C, mà ở trong nhà cũng lành lạnh, tui phải khoác một
áo len mỏng cho ấm người! Nhìn sang hồ cá, vì trời lạnh, nước trong hồ chắc
cũng lạnh lắm, mười một con cá nằm im không động đậy để không mất năng lực,
khác với mùa hè trời nắng nóng, nước hồ trong veo, cá nối đuôi theo nhau lội
chung quanh hồ, trông thật vui mắt!
Thời gian đi vùn vụt nhanh quá Ph. ơi, tui
và bồ đi dự đại hội họp mặt ở Paris trở về nhà đã gần một tháng, hai đứa tụi
mình bận rộn chuyện nhà không có thời giờ liên lạc email thường xuyên với nhau
nữa chứ! Bồ bận rộn với hai cháu ngoại, còn tui phải tiếp tục "sáng xách
dù đi, chiều xách về", về nhà còn phải thăm "Ông Táo", ăn xong dọn dẹp mệt quá lo đi ngủ để sáng mai tiếp tuc đi
cày! Hổm rày cuối tuần còn lo dọn dẹp vườn tược sân trước, sân sau, tỉa hết mấy
cây, chuẩn bị cho mùa đông sắp đến, mùa đông ở đây dài lê thê, bầu trời lúc nào
cũng ảm đạm u buồn, mới bốn giờ chiều trời đã tối đen, đi làm ra, về tới nhà
tưởng như đã khuya rồi! Bởi vậy, ai nghe nói đến Canada cũng rút lui hết, xứ gì
mà lạnh lẽo dễ sợ, tuyết rơi cao cả thước, làm sao mà lội trong tuyết đây! Tuy
xứ lạnh nhưng tình người ở đây rất nồng ấm, bằng chứng là năm nay Montreal đã
tiếp đón rất nhiều thân hữu điện lực đến từ khắp nơi, họp mặt ăn uống, chuyện
trò vui lắm Ph. ơi!
Trở lại chuyện tụi mình, tui với bồ hẹn hò
đi họp mặt chung với nhau, cùng tạm trú chung một phòng ở FIAP (Foyer
International d"Accueil de Paris), vậy mà tụi mình đâu có thời giờ để
nói chuyện nhiều với nhau, đã vậy bồ đi dự đại hội họp mặt mà rốt cuộc giờ chót
bồ bị trễ chuyến bay tới Paris nên bồ không tham dự được buổi họp mặt chính
thức, rồi sau khi đi viếng Hòa lan, bồ ở lại Hòa lan luôn để gặp bà con ở đó,
nên bồ cũng không dự được buổi tiệc chia tay tổ chức ngay tại hotel tụi mình ở
Bruxelles, một buổi tiệc chia tay chứa đầy tình cảm thân hữu điện lực, rất cảm
động và có chút xíu rưng rưng nước mắt lúc chia tay! Tui đang viết cho bồ mà
tui cũng đầy nước mắt rồi đây, sao tui dễ khóc lắm bồ ơi, cho tui làm đào hát
cải lương chắc đông khách lắm đó!
Năm nay, tụi mình đi dự đại hội họp mặt ở
Paris thiếu vắng anh chị Võ Hương (vì anh chị Võ Hương và tụi mình lúc nào cũng
tạm trú chung một phòng ở hotel mỗi lần đi dự đại hội, đây là lần đầu tiên anh
chị vắng mặt), anh chị Lê Văn Lợi ở Toronto bận bịu với cháu ngoại nên cũng
vắng mặt luôn, và lực lượng hùng hậu của Trung tâm Điện toán xuất hiện đầy đủ
năm 2000 ở San Jose, nay chỉ còn Thảo và Phương đại diện TTĐT mà thôi! Trong
khi nhóm nhân viên TTĐT vắng mặt khá nhiều, thì ngược lại có mặt Ông Bà cựu
Giám đốc TTĐT Nguyễn Văn Sáng, lần đầu tiên cả hai ông bà tham dự đại hội họp
mặt THĐL VNHN sau hai mươi mấy năm nhóm THĐL VNHN được thành lập ở xứ người! (Kỳ
họp mặt trước ở Paris, ông Sáng đi dự có một mình.)
Ban tổ chức họp mặt ở
Ph. ơi, tụi mình rủ nhau đi dự họp mặt năm nay, nhận được giấy mời, hai đứa
tụi mình hăng hái gởi phiếu trả lời tham dự liền, nhưng mua vé phi cơ thì tụi
mình đồng ý chờ đợi không mua liền, đợi chừng nào có bán vé rẻ thì mới mua! Năm
ngoái, lúc chia tay ở LA, anh chị Hương đã hứa sẽ đi dự họp mặt ở Paris với tụi
mình, vì ở Paris nói tiếng Pháp, "tui giao cho Thảo làm nhiệm vụ thông
dịch viên", chị Đặng Ngọc Liên cũng hứa sẽ đi với tụi mình cho vui,
sẵn dịp đi thăm bà dì luôn! Bây giờ, bồ điện thoại liên lạc thì anh chị Hương
bận giữ cháu ngoại nên không đi được, chị Liên ghi tên tham dự rồi, giờ chót
cũng rút lui luôn, làm tui với bồ buồn ghê đi!
Bắt đầu tháng 4-2004, bồ và tui thỉnh thoảng email liên lạc với anh PH Bình
ở bên Pháp, theo dõi coi có đông thân hữu tham dự đại hội hay không, rồi anh
Bình cho biết có Ông Bà NV Sáng, xếp cũ của tụi mình tham dự nữa, nên tụi mình
hăng hái và lên tinh thần một chút, sau cùng anh Bình nói Ban tổ chức không ngờ
năm nay số thân hữu ghi tên tham dự đông ngoài sự tưởng tượng của mọi người,
vậy là BTC vui mừng không uổng công lao lo lắng hồi hộp tới lui Paris-Belgique,
Belgique-Paris, chưa kể ăn bao nhiêu lần, uống hết bao nhiêu chai rượu rồi đó
chứ (chuyện này anh Hữu khai ra nên tui mới biết đó chứ!)
Thình lình đọc email anh Thuần báo tin bác Phát gái mất, bồ điện thoại cho
tui nói điệu này bác Phát chắc không tham dự đại hội họp mặt đâu, vắng mặt bác
Phát thì cũng như chiếc tàu thiếu ông thuyền trưởng, mất vui rồi, hai đứa tụi
mình không còn hứng thú tham dự đại hội nữa! Bồ nói chuyện điện thoại với tui:
"Bác Phát không có mặt, vậy dẹp luôn, tui với bồ rút lui luôn!"
Tui trả lời: "Ừa, tui cũng chẳng còn hứng thú đi đâu nữa hết, vậy tụi
mình không đi cho rồi! Nhưng mà Ph. ơi, tui sợ anh Bình giận tụi mình,, công
trình anh Bình chuẩn bị cả năm nay cho kỳ đại hội họp mặt này, tụi mình ghi tên
tham dự rồi, bây giờ rút tên không tham dự thì uổng công lao anh Bình lo lắng
bấy lâu nay, vả lại năm nay chỉ có hai đứa tụi mình đại diện TTĐT mà thôi, rồi
có mặt Ông Bà NV Sáng, xếp cũ của tụi mình, mà chẳng có một mống nhân viên TTĐT
nào thì kỳ quá, vậy thôi khoan quyết định liền, thủng thẳng tụi mình bàn tính
lại nha!" Bồ nghe vậy nên nói: "Ừ, bồ tính sao cũng được."
Rốt cuộc, hai đứa tụi mình nói với nhau, "đã liều ba bảy cũng liều, ai
không đi thì thôi, tụi mình cứ đi!"
Ê Ph., đi dự họp mặt lần này, ngoài hai đứa tụi mình, còn có anh Tài tháp
tùng đi theo ("Garde de corps" của tui đó), nhưng anh đi với
tui tới Paris thôi, rồi tui với anh chia tay, "Anh đi đường anh, em đi
đường em", vì tui với bồ đi dự họp mặt thôi, còn ảnh đi gặp bạn bè học
chung với nhau hồi nhỏ, mà có người gần 40 năm chưa gặp lại! Sau đó, anh Tài
mới đến nhập bọn với tụi mình để đi viếng Bruxelles và Hòa lan mà thôi!
Vì vậy tui có email cho anh Lê Vĩnh Quyên ở Belgique nhờ anh giữ phòng
hotel cho ba người, và tui có hỏi anh Quyên dự trù chi phí cho chuyến đi
Bruxelles và Hòa lan bao nhiêu, thì anh Quyên nói giỡn là vì vắng mặt nhân viên
Trung tâm Điện toán ở đây nên tới giờ này mà tính chưa ra phải chi phí bao
nhiêu tất cả! Trong lúc viết email cám ơn anh Quyên đã giữ phòng hotel dùm cho
tụi mình, tui có nói là ngày thứ bảy họp mặt tui sẽ rán tới sớm để phụ giúp BTC
thâu tiền các thân hữu, anh Quyên liền chuyển email của tui cho anh Bình đọc,
vì biết anh Bình đang cần người phụ giúp làm thâu ngân viên, vì giờ giấc đón
tiếp các thân hữu để thâu tiền rất eo hẹp, chỉ có 30 phút thôi, nên anh cần 4
chị ngồi thâu tiền và 2 chị lo phát bảng tên và các bản nhạc để hợp ca khởi đầu
cho buổi họp mặt! Anh Bình liền email tui: "Đọc được thơ chị nói là sẽ
đến FIAP sớm để giúp BTC thâu tiền, tui mừng quá. Tôi hát điệu bình bán cho chị
nghe: Vui mừng vui quá vui, Tui vui mừng tui thấy chị vui. Tôi
đang cần người đây, Female wanted,
mời chị Lan Phương vào luôn!"
Anh Bình làm tụi mình hồi hộp và nôn nóng
mong sớm tới ngày lên đường, vì còn ba tháng, còn hai tháng, còn một tháng
rưỡi, còn hai tuần nữa, anh Bình đều email cho các thân hữu khắp mọi nơi biết
danh sách những người anh đã reserve ở FIAP và anh đã đóng tiền cọc rồi,
tất cả quý vị không ai được thay đổi ý kiến, không được rút tên gì nữa hết, ảnh
mệt lắm rồi!!! Thật là đau khổ cho anh Bình, phải mang gánh nặng ngàn cân và
món nợ phải trả cho FIAP! Còn một tuần nữa tới ngày đại hội, anh Võ Văn Hoàng
gởi qua email hai bản nhạc "Ngày về" và "Ly rượu mừng" để
các bà con lo tập dợt cả ở nhà trước khi khăn gói lên đường!
Hôm nay, thứ bảy 18-09-2004, ngày đại hội
họp mặt đã đến, tui xách gói đên FIAP, trong cái xách tay đựng quần áo, tui có
mang theo hai bản nhạc đã được in ra, nhưng vừa in ra qua computer thì tui cất
vô valise quần áo liền, chưa kịp dợt ca hát xướng gì hết, thây kệ chừng
nào nếu có lên hợp ca thì mình cứ ca đại, ban hợp ca đông quá mười mấy ca sĩ
lận, nên nếu mình có ca sai thì giọng ca của mình cũng bị lấp rồi, không ai
biết đâu! Vừa đặt chân vô FIAP, thấy có rất đông các anh chị đang ngồi ở phòng
khách chờ đợi, tui hỏi các anh chị sao ngồi đây, các chị nói chưa có phòng
liền, phải chờ tới 2 giờ rưỡi trưa họ mới giao chìa khóa phòng cho mình, tui đi
thẳng lại quầy tiếp tân trình giấy và numero confirmation mà anh Bình đã
email cho biết từ lâu, nhân viên trao cho tui mấy coupon để ăn điểm tâm
buổi sáng và ăn trưa cho hai ngày tạm trú ở đó, rồi hỏi tui muốn gởi xách tay
vô kho thì gởi trong lúc chờ đợi họ giao chìa khóa phòng!
Nhìn xung quanh tui nhận ra nhiều gương mặt
thân quen của các anh chị, mà năm nào cũng hăng hái đi tham dự họp mặt, và tui
cũng nhận thấy có một vài khuôn mặt lạ mà tui chưa gặp lần nào trong những kỳ
họp đại hội mấy năm trước! Các anh đứng tụm năm, tụm ba mừng rỡ hỏi thăm nhau,
giống như mấy anh học trò trung học gặp lại nhau trong ngày nhập học tựu
trường, nhìn mái tóc của các anh đã điểm sương trắng xóa, đã hơn nửa đoạn đường
đời rồi còn gì, nhưng tình cảm bạn bè thân thiết của ngày xưa vẫn hiện rõ trên
ánh mắt và nét mặt vui mừng của các anh, còn các chị thì ngồi cạnh nhau ở mấy
hàng ghế gần đó thầm thì to nhỏ mà tui không biết các chị nói chuyện gì!
Ph. ơi, bồ
làm tui lo quá, bồ dự định tơi Paris hồi 7 giờ 25 sáng, tui ra phi trường
Charles de Gaulle đón bồ mà chờ đợi tới 10 giờ mà chẳng thấy bồ đâu, tui vội vã
đi thẳng lại FIAP để lấy phòng, tui cứ trông ngóng bồ vì đã sắp tới giờ họp mặt
rồi!
Đã một giờ trưa, tui thấy các anh chị đến
cũng khá đông, mà phòng họp chỉ mở cửa cho vô hồi 2 giờ rưỡi, nhiều anh bực
mình chửi đổng : "Đúng là Tây, làm sao mà khá được!", tui
nói với anh Thuần là mình bắt đầu chuẩn bị thâu tiền đi vì có khá đông các anh
chị đến rồi, anh Thuần chạy đi kiếm anh Bình, rồi tui thấy các chị (bà xã của
các anh trong BTC) ôm mấy cái thùng carton đựng đồ nghề gì đó chạy lại trước
cửa phòng họp đã đặt sẵn một cái bàn dài. Anh Thuần trao cho tui và chị Bình
mỗi người một danh sách tên các thân hữu tham dự, trong đó mỗi cột ghi rõ mỗi
gia đình có mấy người tham dự, chương trình các mục tham dự, đi du ngoạn,
v.v... và sau cùng tổng cọng số tiền phải đóng, nhiệm vụ của tui là mỗi khi có
một thân hữu tới trình diện đóng tiền, thì tui xin phép được biết quý danh và
kiếm coi có tên thân hữu đó trong danh sách không, sau đó trao cho thân hữu một
cái phiếu để thân hữu đó tự mình kiểm điểm xem có ghi đúng số người và các mục
tham dự hay không, nếu đúng thì bước qua đóng tiền cho chị Bình, đóng tiền xong
thì chị Thuần phát cho cái bảng tên để gắn lên áo và mấy bản nhạc đã in sẵn để
bà con sẽ lên sân khấu hợp ca một lát nữa! Anh Bình dự trù thâu tiền chỉ có 30
phút thôi, vậy mà bắt đầu thâu tiền hồi 1 giờ trưa tới gần 3 giờ mới xong, thấy
trễ quá, các anh trong BTC chạy vô phòng họp chuẩn bị khai mạc đại hội, còn tui
chạy ra phòng khách trông ngóng không thấy bồ, vừa bước vô phòng họp thì có một
anh nhờ tui coi chừng dùm cái xắc đựng tiền và tất cả giấy tờ ở trong đó, bởi
vậy tui không có theo dõi đầy đủ chi tiết của buổi đại hội họp mặt kỳ này!
Hội trường để họp trông giống như một rạp
hát xi nê, rất to và rộng, các hàng ghế chạy dài từ đầu cho tới cuối hội
trường, trên khán đài của sân khấu đã đặt một cái bàn dài, tất cả các anh trong
BTC Đại hội họp mặt Paris và Bruxelles ngồi sau cái bàn dài nhìn xuống hội
trường, gồm có anh PH Bình, anh Hứa Vạng Thọ ở Paris, anh Nguyễn Quang Hữu và
anh Lâm Dân Trường ở Belgique và anh NC Thuần, còn hai anh đứng ở dưới sân khấu
cũng quan trọng không kém, đó là anh VV Hoàng lo về văn nghệ, soạn các bản nhạc
để các thân hữu sẽ hợp ca, và anh LV Quyên (đến trễ) lo tìm kiếm hotel nào rẻ
và tiện nghi cho bà con tạm trú lúc tới Bruxelles!
Anh Thọ, nhân danh Trưởng Ban tổ chức, ngỏ
lời chào mừng tất cả các thân hữu ở khắp nơi đến dự đại hội họp mặt ở
Cũng như mọi năm, anh Thuần (người xây dựng
"cây cầu" THĐL, giống như ông "thầy giáo" nhớ tên các học
trò) giới thiệu tất cả các thân hữu đến từ khắp nơi ngồi dưới các hàng ghế khán
giả, vẫn các gương mặt cũ lúc nào cũng đi họp mặt mỗi năm, nhưng đặc biệt năm
nay có một số thân hữu lần đầu tiên xuất hiện trong lần đại hội họp mặt ở Paris
này, đó là anh chị Bùi Trọng Cường và anh chị Nguyễn Khắc Mẫn đến từ Úc châu,
ông bà NV Sáng ở Pháp, anh chị Đồng Thị Hân (Trần Văn Định) ở Mỹ mới gia nhập
vào THĐL, anh chị Huỳnh Bá Thế đến từ Đức, chị Nguyễn Quảng Đức từ Hòa lan, ...
Đại hội họp mặt ở Paris năm nay cũng đặc
biệt có sự hiện diện của nữ nghệ sĩ "Bích Thuận", và nhân dịp này bà
đã lên trình bày vài tiết mục như "Lý con sáo", "Qua cầu gió
bay", và một bản nhạc đặc biệt do chính bà sáng tác. Bà tuy đã lớn tuổi
nhưng vẫn còn vẻ đẹp duyên dáng thuở nào và giọng ca vẫn vút cao và thánh thót
như ngày xưa làm người nghe cảm thấy như đang ngồi nghe nhạc ở bên VN vậy! Rồi thì các giọng ca quen thuộc của THĐL xuất hiện mỗi năm thay
phiên nhau lên góp vui.
Chương trình họp mặt kéo dài tới 6 giờ chiều thì chấm dứt vì BTC chỉ
mướn được phòng họp tới 6 giờ thì phải trả lại cho FIAP, các anh trong BTC lo
gom góp giấy tờ dọn dẹp trên sân khấu, các chị thì lo mang mấy thùng đựng áo
T-shirt có in hình Paris và Bruxelles chưa kịp phân phát hết cho các thân hữu,
tui thì lo dọn dẹp ly giấy, chai nước uống còn ngổn ngang trên bàn đặt ở góc
phòng, ai nấy chạy ra đứng ngoài hành lang phòng họp rồi lúc đó mới từ từ dọn
dẹp sắp xếp, anh Thuần đứng một góc canh chừng đồ đạc, thật không thể tưởng
tượng được "mấy thằng Tây" tính từ giờ từ phút, cũng như các phòng ngủ
ở FIAP đặc biệt không cho shampooing để gội đầu, không cho savon
để tắm, phòng tắm không có đèn đuốc gì hết, muốn tắm phải nhấn nút thì nước mới
chảy, chưa đầy 2 phút sau, nước ngưng chảy, lại phải nhấn nút thì nước mới chảy
lại, rồi 2 phút sau nước ngưng chảy, cứ vậy mà vừa tắm vừa nhấn nút lia lịa ...
Buổi sáng FIAP phát cho một ticket để ăn điểm tâm, mọi người chỉ được ăn
1 ổ bánh mì, 1 croissant, uống 1 tách cà phê, còn nếu muốn ăn thêm 1 croissant
nữa thì phải trả thêm tiền ...
Tất cả mọi người trở lên phòng ở FIAP để sửa soạn, mặc quần áo chỉnh tề
để đến 7 giờ 30 tới tham dự dạ tiệc khiêu vũ tổ chức ở phòng ăn
"Le Francilien" của FIAP này, phòng ăn rất đẹp và có serveur Tây
rất sang. Lại một dịp cho các ca sĩ do THĐL đào tạo lên trình diễn tài nghệ, có
anh Trần Háo Đức lên kể chuyện cười giúp vui cho thêm phần hào hứng, rồi lại có
các cháu của TH Nguyễn Khắc Nhẫn ở Paris mang nhạc cụ đến trổ tài cho bà con
thưởng thức! Rồi các anh chị kéo nhau ra "nhảy đầm", biểu diễn cho
Tây ngán chơi! Buổi tiệc chấm dứt hồi 11 giờ đêm, các anh chị chia tay để sáng mai đi viếng cung điện
Sáng chủ nhật 19-09-04, sau khi ăn sáng ở FIAP xong, tất cả mọi người tụ
họp ở phòng khách chờ hai xe bus tới, anh VV Hoàng vừa thấy mặt tui gọi lại nói
nhỏ : "Anh Hoàng có cái này đặc biệt gởi tặng cho cô Thảo",
anh vừa nói vừa rút ra trong tập hồ sơ một tấm hình in ra bằng ordinateur,
đó là tấm hình anh chụp tui ngồi ở bàn ăn chung với chị LD Trường và một vài
chị nữa mà tui không biết tên, tối hôm qua trong buổi dạ tiệc ở phòng ăn
"Le Francilien". Anh Hoàng làm tui cảm động hết sức, đàng sau tấm
hình anh Hoàng viết vài hàng ghi lại kỷ niệm đẹp tại FIAP và tỏ lời "Cám
ơn Thảo đã hết mình với BTC để thu tiền ... Rất cảm
động. BTC mến tặng Thảo", tấm hình in trên giấy mỏng nhưng rất rõ và
đẹp, biểu lộ mối chân tình bạn bè, thân hữu tay bắt mặt mừng, còn gì đẹp hơn
phải không anh Hoàng? Em cám ơn anh và em nhớ mãi cử chỉ đẹp của anh!
Hai xe bus khởi hành hồi 9 giờ 30 sáng trực
chỉ hướng cung điện Versailles, trên xe anh HV Thọ có giới thiệu tổng quát lịch
sử về cung điện Versailles này, vì nhằm ngày chủ nhật du khách thăm viếng rất
đông! Lúc tới nơi, anh Thọ chia ra làm hai nhóm, một nhóm 30 người do anh Bình
hướng dẫn, một nhóm nữa cũng 30 người đi với anh Thọ và chị Bình. Anh Bình đã
mua carte reservation rồi, nhưng tới nơi thì phải vào lấy ticket cho mỗi
người đi vào viếng thăm cung điện. Trong lúc chờ đợi anh Bình và anh Thọ đi lấy
vé vào cửa thì mọi người rủ nhau chụp hình kỷ niệm, và rủ nhau đi toilette,
lại phải sắp hàng chờ đợi và phải trả 40 cent (0.40 Euro$) mới được vào
toilette để giải quyết "nỗi lòng."
Sau khi lấy ticket xong, anh Bình và anh
Thọ lại phải tập họp bà con lần nữa, kêu gọi hết hơi, rồi đếm đi đếm lại vẫn
thấy thiếu một vài người, vì sắp hàng đi toilette chưa trở lại kịp! Nhìn du
khách đứng sắp hàng dài chờ đợi để đi viếng thăm cung điện, ai cũng lo ngại
không biết chừng nào nhóm THĐL được vào trong đây, nhưng anh Bình ra dấu cho
biết vì đi viếng chung một nhóm đông nên nhân viên kiểm soát vé đồng ý cho 2
nhóm THĐL vào thăm viếng cung điện liền. Lại phải đi qua trạm khám xét vì vấn
đề an ninh chung.
Cung điện Versailles được xây dựng bởi vua
Louis XIV, là công trình sáng tạo của các kiến trúc sư với "Phòng khách
của vũ trụ", Salon d'Hercule, Salon de Venus, Salon de Diane, Salon
de Mars, Salon de Mercure, Salon d'Apollon, Salon de la Guerre, Salon de la
Paix ... Trên tường và trần nhà được các họa sĩ tài danh vẽ những tấm tranh
vĩ đại chiếm hết các phòng! Đặc biệt có "Galerie des Glaces"
với những đèn treo vĩ đại bằng thủy tinh, nơi này cấm
chụp hình, vì các đèn chớp của máy chụp hình sẽ làm hư các miếng kiếng rọi
chung quanh tường! Cung điện có 600 phòng, có 10 000 người sống
trong cung điện và có 48 người lo săn sóc vườn hoa!
Sau khi viếng cung điện, tất cả mọi người
ra đứng ngoài sân ăn trưa với "Cơm tay cầm"
(tức mỗi người được một ổ bánh mì thịt nguội). Tháng 9 trời sắp sang thu, khí hậu mát lạnh nên cũng thoải mái dễ chịu! Ăn trưa xong, bà con lại đi sắp hàng trả tiền để được đi
toilette giải quyết lần nữa! Xứ gì mà mỗi lần đi toilette lại phải sắp hàng,
rồi phải trả tiền, đúng là "Tây", tui tức quá mà! Rồi tất cả mọi
người lại chờ đợi anh Bình và anh Thọ đi lấy ticket để đi viếng "Vườn hoa
và 32 cái hồ" ở đằng sau cung điện Versailles, vườn hoa này được thực hiện
trong 40 năm bởi "le jardinier Le Notre" khởi đầu từ năm 1661.
Ê Ph., tui và bồ và anh Quan đã rủ nhau đi bộ làm một vòng tất cả các hồ của
Versailles hết 2 giờ đồng hồ, tính ra khoảng 8 cây số! Vừa đi dạo, vừa được
nghe anh Quan kể chuyện tình "lâm ly" của anh và chị Hoa, bà xã của
anh, và cũng vì mê nghe anh Quan kể chuyện mà tui phải đi "cà nhắc"
vì đau chân quá, đi bộ gần 8 cây số chứ giỡn sao!
Đến 4 giờ chiều, tất cả mọi người trở ra
cổng chánh của cung điện chờ hai xe bus đến rước để
đưa trở về! Anh Thọ liên lạc giao tế khéo léo thế nào mà một xe bus đưa một
nhóm trở về FIAP, còn xe bus thứ nhì thì ông tài xế đồng ý đưa một nhóm khác
xuống ở gần tháp EIFFEL để mấy người này tiếp tục viếng thăm Paris nữa! Ph., bồ
thích đi dạo chơi, nên bồ đi theo nhóm thứ nhì để đi viếng thêm thành phố
Paris, còn tui thì đau chân quá, đi cà nhắc, chịu không nổi nữa rồi nên lo trở
về FIAP để nằm nghỉ để sáng sớm hôm sau đi Bruxelles nữa chứ! Vậy mà mới 6 giờ
chiều, bồ đã mở cửa vô phòng, tui ngạc nhiên hỏi "Ủa, sao về sớm quá
vậy?", bồ mệt mỏi trả lời : "Tui
nghe bồ nói 6 giờ chiều thì đi ăn ở FIAP nên về cho rồi, vả lại lúc xe bus
ngừng ở tháp Eiffel, mọi người tản mác đi với nhau, tui có một mình nên buồn
quá, thôi đi về cho rồi!" Tui lại hỏi bồ làm sao mà bồ biết sử dụng
métro mà về, bồ nói tui đi mua một cái carte chỉ cách đi métro, rồi lại
hỏi tùm lum hết mới mò về tới đây được! Tui nói rồi mà, mệt
muốn chết, đừng có đi nữa mà bồ nhất định đòi đi chơi nữa, không có tui, bồ đi
chơi cũng đâu có vui thấy không Ph.?
Sáng thứ hai
Anh Hoàng nói nước Pháp có những cái rất dễ
thương, nhất là Paris có một cái rất dễ thương và rất đặc biệt :
Đó là đi toilette phải sắp hàng và phải trả 40 cent, nên phải "tiểu
lâu" cho đáng đồng tiền bát gạo, ngược lại bên Mỹ thì "free" về
vụ này! Rồi anh kể chuyện vui là ở đường Khổng Tử bên VN, bên lề đường có gắn
tấm bảng : "Cấm không được đái",
nhưng vì chữ Tàu đọc từ phải qua trái, nên người Tàu đọc là: "Đái được
không cấm." Nước Pháp còn có những cái rất dễ thương khác, chẳng hạn
nước Pháp nổi tiếng là xứ sản xuất "dầu thơm", tại sao vậy, tại vì
người dân xứ Tây tiết kiệm nước, nên không có "tắm rửa" mỗi ngày, và
để tránh cho người đứng gần nghe được "mùi" thì phải "tẩm dầu
thơm" vào! Rồi nước Pháp nổi tiếng về sản xuất "rượu", đặc biệt
là "vin rouge" của vùng Bordeaux, và "champagne" của vùng
Champagne.
Nhất là đời sống xã hội của Pháp rất tốt,
về bệnh hoạn, đi bác sĩ hay vào nhà thương thì được chính phủ đài thọ! Bắt đầu
đi làm việc là đã được 4 tuần "vacances" rồi, sướng chưa! Về nhân tài
VN, ở Pháp cũng có một vài người nổi tiếng, như Ông Nguyễn Văn Lộc được đề cử
Cảnh sát trưởng đặc biệt, Ông Nguyễn Văn Nghi là Bác sĩ châm cứu nổi tiếng, và
trước kia có hai ông Kỹ sư VN đã chế ra "Transformateur." Ông
Thủ tướng Jacques Chirac có một đứa con nuôi VN, trong một dịp tình cờ ông gặp
một đứa bé đi tìm tự do mà không có thân nhân, ông đi ngang thấy đứa bé khóc mà
không biết nói tiếng Pháp, ông bà đem về nhận làm con nuôi, về sau đứa con nuôi
này trưởng thành lập gia đình và ông bà Jacques Chirac đã tổ chức đám cưới theo
tục lệ cổ truyền của VN. Anh Hoàng còn kể rằng bà Grace Kelly đã bảo trợ 5 gia
đình VN, chứng tỏ người ngoại quốc rất giúp đỡ những người VN đi tìm tự do!
Từ Paris đến Bruxelles, xe bus chạy trên
đường xa lộ (Autoroute) nhưng phải trả tiền "péage",
còn nếu không muốn tốn tiền thì mình đi đường quốc lộ (Route nationale)
hoặc đường làng (Route municipale), đặc biệt hai bên đường xa lộ đều có
đèn (anh Hoàng nói chắc tụi Bỉ coi phim VN "Xa lộ không đèn"
do Thẩm Thúy Hằng đóng thấy tối quá nên bây giờ tụi nó phải gắn đèn cho sáng,
ngoài ra anh còn cho biết ngày xưa Ông Tổng ra lệnh dùng đèn cứ một cây đèn
đường cháy, một cây không cháy, để tiết kiệm 50% điện). Đường xa lộ làm bằng xi
măng nên rất chắc và bền, không hư hao, tuy tốn kém nhưng bền lâu gần 50 năm!
Dọc hai bên đường xa lộ, chính phủ dựng lên rất nhiều quạt gió để sản xuất
điện!
Khoảng 3 giờ trưa, xe
bus tới thành phố Bruxelles, đưa thẳng lại "Maison du Dragon",
đây là một hotel mà chủ là người Tàu Chợ lớn, nói được tiếng Việt. Hotel này
mới sửa sang, xây cất lại rất đẹp, bên trong trang hoàng "Decor"
bàn ghế theo Tàu, có một phòng rất rộng dùng làm "nhà hàng" để khách
đến dùng điểm tâm buổi sáng, hoặc ăn cơm chiều, hay khoản đãi tiệc cưới! Phía
sau nhà hàng là một building 4 tầng lầu để làm hotel dành cho 2 người hoặc loại
Appartement 5 người, có lẽ hotel mới vừa xây xong, nên còn nhiều chỗ
chưa hoàn tất, thang máy sử dụng bằng "điện tử" chắc chưa đi "rodage"
nhiều nên có lúc chạy, lúc không, hoặc vừa bước vô thang máy, lỡ đụng vào vách
là nó báo động liên hồi làm bà con hết hồn!
Đợi lấy chìa khóa, nhận phòng và cất hành
lý xong, tất cả bà con lên xe bus để đi viếng thăm thành phố Bruxelles, vì
hotel ở ngay trung tâm thành phố, nên chỗ viếng thăm cũng gần đó, xe bus chạy
chừng 10 phút thì ngừng lại ở một góc đường dành cho xe bus đậu.
Anh LV Quyên (trong BTC ở Bruxelles) hướng dẫn bà con đi bộ tới "Grand
Place", đây là một quãng trường rất to và rộng, chung quanh quãng
trường là những cung điện xây cất kiến trúc theo thời đại ngày xưa, mặt tiền
của Grand Place chạm trổ bằng "vàng" (không biết vàng thiệt hay vàng
giả), du khách đông nghẹt, ai nấy cũng đứng ngắm nhìn công trình kiến trúc rất
mỹ thuật, điêu khắc, chạm trổ rất tinh vi! Đợi mọi người chụp hình kỷ
niệm xong, anh Quyên hướng dẫn bà con tiếp tục đi bộ trên một con đường nhỏ, đa
số những con đường nhỏ không có tráng nhựa mà lót bằng "pave uni"
một loại gạch làm bằng đá xanh rất chắc và bền bỉ. Vừa quẹo vào con đường nhỏ
thì bên trái bức tường của cung điện có để một bức tượng một người đàn bà nằm
nghiêng, khắc bằng đồng mạ vàng, đây là tượng của một bà thánh, và mình để bàn
tay lên người của bà thánh này khấn nguyện điều gì thì sẽ được toại nguyện. Thế
là tất cả mọi người đều chạy đến đứng sát bên bức tượng của bà thánh, đặt bàn tay lên tay chân của bà thánh mà chụp hình lia lịa!
Rồi bà con tiếp tục đi bộ tới góc đường thì
có một con đường nhỏ khác chạy ngang qua, ngay góc ngã tư của hai con đường này
lại dựng lên một bức tượng của một thằng bé đang đứng "pipi",
theo sự tích anh Quyên kể lại thì ngày xưa Hitler Đức quốc xã đặt bom để phá
hoại thành phố Bruxelles, nhưng may thay bỗng nhiên có một thằng bé chừng 4 hay
5 tuổi vô tình đến đứng "pipi" ngay trên chỗ ngòi nổ của quả bom, nên
quả bom không nổ, cứu được nước Bỉ, vì vậy thằng bé này trở thành "anh
hùng cứu nước". Bức tượng thằng bé
khắc bằng đồng màu đen, chỉ cao chừng 50 cm, trần truồng không có mặc quần áo
gì hết, đứng cầm "chim" để "pipi". Chung quanh bức tường là
một vườn hoa nhỏ và có hàng rào sắt bao quanh! Dọc trên đường
này có nhiều tiệm bánh đặc biệt làm tại chỗ loại bánh "Gaufres de
Bruxelles." Sau đó anh Quyên dắt lại gần đó giống như khu
"Lacaze Chợ lớn" ở bên VN, một con đường hẻm nhỏ, hai bên đầy
những quán ăn đặt bàn ghế ở ngoài đường, phần nhiều thức ăn là "đồ
biển", đặc biệt quán nào cũng có món "Kassuul mossele" (les
incontournables moules à la casserole) ăn kèm với "Frittes"
(khoai tây chiên).
Đi viếng
thăm Grand Place và một vài nơi nổi tiếng của Bruxelles thì đã 5 giờ chiều, anh
Quyên nói còn một vài chỗ nữa mà không còn đủ thì giờ, vì xe bus sẽ đưa các anh
chị em thân hữu đến nhà anh NQ Hữu dự tiệc hội ngộ ở
Bruxelles! Vừa đến nhà anh Hữu, cách xa thành phố chừng 30 phút xe, trời bắt
đầu đổ mưa lâm râm, từ ngoài đường đi vào nhà là một miếng đất rộng, tui thấy
có trồng vài loại cây leo "bầu bí" gì đó, có một vài anh chị
"dừng chân quán trọ" ở nhà anh Hữu, nên phải khệ nệ khiêng hành lý
vào nhà! Bên hông nhà đã đặt sẵn mấy cái bàn dài để rượu và
nước ngọt và các món ăn chơi và có dựng dù để che mưa, đằng sau nhà lại có thêm
một dãy bàn dài có băng ngồi. Mưa một chút thì dứt nhưng trời lạnh quá,
ai cũng "co ro", lạnh chịu không nổi, đang lúc đó ngoài sân có một
anh đầu bếp đang làm món "mì xào" trong một cái chảo thật to, loại
chảo dùng cho nhà hàng, điều tra thì được biết anh này là đầu bếp cho nhà chùa
ở Belgique, anh chị Hữu đã mời anh tới giúp dùm. Bước vô nhà bếp thì tui thấy
có một bác gái đã lớn tuổi đang đứng chiên "mực chiên dòn" và một mâm
đầy chả giò chưa chiên, vì bác nói chiên xong ăn liền mới dòn và ngon. Nhìn
trên bếp một nồi nước lèo to để ăn với "bò viên", bên cạnh đó một
thau đựng 10 con gà, đợi làm xong món mì xào thì sẽ đem đi hấp làm món"gà
hấp" ăn với nước mắm gừng, nhưng giờ chót bà con không có đụng tới món
"gà hấp" vì phần trời lạnh, phần đói quá, lo ăn mấy món kia, rồi lại
ăn cơm với tôm xào rau cải, đã no rồi !
Sau khi bao tử đã được giải quyết êm đẹp,
các anh chị sắp ghế lại ngồi sát bên nhau để anh Thuần giới thiệu các anh chị
trong BTC ở Bruxelles và hai đầu bếp đã giúp dùm trong buổi tiệc tối nay ở nhà
anh Hữu! Sau đó chị Sương Lam đứng lên cho biết bác Phát có viết một bức thư
gửi cho tất cả các thân hữu dự đại hội họp mặt năm nay (mà tất cả mọi người đều
nhận được trong tập hồ sơ của mỗi thân hữu), cho biết lý do bác không tới dự
được và chúc đại hội thành công, và để nhớ đến bác gái đã ra đi vĩnh viễn, chị
xin tất cả các anh chị thân hữu một phút mặc niệm để nhớ đến "Cô",
người mà trước kia không bao giờ vắng mặt trong các kỳ đại hội họp mặt! Bên
ngoài lạnh và gió thổi mạnh, các chị vào ngồi chung
quanh bàn ở nhà bếp, bên phòng khách, và phòng ăn. Các anh thì rán chịu lạnh
đứng ngồi chung quanh cái bàn có che dù ở ngoài sân để
nhậu "lai rai" vì rượu còn đầy trên bàn!
Tới gần 10 giờ thì mọi người chia nhau từng
nhóm để con của các anh trong BTC lái xe đưa về hotel dùm, về tới hotel ai nấy
mệt đừ người, lo tắm rửa đi ngủ để sáng mai lại lên đường đi viếng Hòa lan!
Sáng hôm sau, bắt đầu 7 giờ, bà con xuống
nhà hàng để ăn sáng, vì là nhà hàng Tàu nên đặc biệt có món cháo trắng ăn với cải
mặn và dầu cháo quảy, hột gà luộc chấm với muối tiêu, và cũng có Croissant
au beurre rất ngon, bánh ngọt, trà, cà phê, uống thả giàn, sướng ghê! Đúng
9 giờ, xe bus khởi hành, lần này đi Hòa lan, có chị NQ Đức làm "Guide"
vì chị ở Hòa lan, chị giới thiệu xứ Hòa lan là một quốc gia nhỏ bé, chỉ bằng
1/8 của xứ VN mình thôi, tuy nhỏ bé nhưng là một xứ giàu có của Âu châu, có hải
cảng Amsterdam, một trong những hải cảng lớn đem về nhiều lợi tức, ngoài ra Hòa
lan là xứ xuất cảng hoa và "củ" tulippe cho toàn thế giới để trồng
vào mùa xuân! Dọc hai bên xa lộ, có dựng rất nhiều quạt gió để sản xuất điện. Dân Hòa lan xài gaz thay điện nên tiết kiệm rất nhiều. Trên đường
hai bên toàn là cánh đồng trồng cỏ để làm thức ăn cho bò ăn, và ở mấy làng quê
nay vẫn còn nhiều cái cối xay lúa bằng quạt gió!
Thấy bà con có vẻ buồn ngủ nên anh Hoàng cho nghe bản nhạc VN "Ly rượu
mừng" để tất cả mọi người trong xe đồng ca để tỉnh thức! Đến một làng nhỏ,
xe ngừng lại để đi viếng nơi làm guốc "sabo", chung quanh làng
này, xa xa mình thấy nhiều cái chòi nhỏ dựng lên phía ngoài có những cái quạt
gió rất to dùng để xay lúa. Lại sắp hàng bỏ xu vô máy để được đi toilette, giải
quyết nỗi lòng rồi thì ai cũng rủ nhau chụp hình, rồi vô chỗ làm
"sabo", vừa bước vào nhà ta thấy tấm bảng "Welkom"
(Welcome), nơi đây có mấy người thợ đứng biểu diễn tại chỗ cho du khách
thấy từ một khúc gỗ, thợ đục đẽo và mài dũa bởi một cái máy chạy bằng một sợi
dây da, tất cả guốc sabo này được chế tạo bằng tay, một loại thủ công nghệ cổ
truyền mà người dân vẫn còn sử dụng.
Xe lại lên đường, ngừng ở ga Centrale để chị NQ Đức trở về nhà, Ph.
và anh chị NT Cường ở lại Hòa lan để gặp bà con, nên cũng xuống xe để đi xe lửa
vào thành phố! Amsterdam (la capitale du royaume des Pays Bas, Ams=con
sông, terdam=đập) được gọi là "La Venise du Nord" vì được tạo
dựng bởi nhiều con kinh trong thành phố, có tổng cọng 160 kinh (canal).
Tại sao gọi là "Pays Bas", vì 1/3 những xứ "des Pays
Bas" đều nằm dưới thấp hơn mực nước biển (Neder=bas; Lands=pays).
Thành phố Amsterdam có khoảng 700 ngàn dân, nói nhiều thứ tiếng, tiếng Hòa lan
(Neerlandais), tiếng Anh (l'anglais), tiếng Đức (l'Allemand)
và tiếng Pháp (le francais) cũng được dùng để nói chuyện với nhau! Người
Hòa lan tánh tình trầm lặng, biết cách làm thương mại nên họ có cuộc sống khá,
có nhiều hãng xưởng về dệt, sản xuất quần áo và vải rất tốt, sản xuất sơn để
sơn nhà! Xứ Hòa lan còn sản xuất "fromage" nhờ con bò cho sữa
rất tốt! Ngoài ra, Hòa lan còn đặc biệt sản xuất "La bière"
(bia), có khoảng 200 loại bia, nổi tiếng nhất là hiệu bia "Heineken".
Anh Quyên nói người dân Hòa lan và Ái nhĩ lan rất hà tiện, anh kể một chuyện
vui cười, nói rằng có một xe Autocar ngừng lại rồi chỉ có một người bỏ
tiền rồi giữ cửa cho tất cả mọi người đi toilette, cũng như lần này nhóm VN
chúng ta đi Hòa lan, đem theo bánh mì và nước uống nên không tốn một đồng nào ở
Hòa lan hết! Đường sá ở Hòa lan được lót bằng "Pavées" (đá
xanh) làm cho ta có cảm tưởng là thành phố dành cho người đi bộ! Bảng tên các
con đường có chữ "Van" là dân quí phái (noble)! Ở đây,
phương tiện di chuyển bằng xe đạp, nên hai bên lề đường dựng đầy xe đạp, "Xe
đạp là vua : Ici la bicyclette est reine".
Cuộc sống ở Hòa lan rất trầm lặng, đời sống rất cao, về
xã hội chính phủ giúp đỡ và cung cấp đầy đủ tiện nghi cho những người mới tới
định cư, còn bệnh hoạn không làm việc được thì chính phủ trả 70% và chủ nhân
trả 30% lương!
"Place de Dam", "Le
Koninklijk Paleis" (Palais royal), "Le Monument national" và
"La Nieuwe Kerk" (Nouvelle Eglise) là những nơi có lịch sử nổi
tiếng của
Trên
đường từ Hòa lan trở về Bruxelles, sau khi nhắm mắt làm một giấc ngủ ngắn vì
quá mệt mỏi, anh Hoàng thức dậy, cảm thấy đã khỏe khoắn rồi, anh nói bây giờ
anh xin kể cuộc đời đau khổ của họa sĩ Van Gogh, một người tài hoa, ông yêu rất
nhiều người mà không bao giờ được người yêu lại! Một hôm, đang đi trên đường,
ông gặp một người đàn bà mang bầu, năn nỉ ông hãy rộng lòng thương yêu cô ta, ông
suy nghĩ tại sao bấy lâu nay mình thương người ta mà không được người thương
lại, bây giờ có người xin mình một chút tình thương thì tại sao mình không cho
người ta. Nghĩ vậy ông liền đưa người đàn bà về chung
sống với ông! Nhưng rủi thay, cô Sam (người đàn bà đáng thương kia) là một cô gái điếm, trong người cô ta đã mang một căn
bệnh truyền nhiễm và đã lây sang cho Van Gogh! Thất vọng vì cảm thấy cuộc đời
mình quá đen tối, tranh vẽ của Van Gogh toàn là một màu đen u buồn! Ông vẽ rất
nhiều, có đến 300, 400 tấm tranh mà không bán được tấm nào cả! Ông sống một
cuộc đời nghèo nàn, trong lúc đó ông có người anh rất giàu có và rất thích
tranh nên khuyên ông cứ tiếp tục vẽ tranh mặc dù không bán được tấm nào! Vì
mang bệnh nặng không có thuốc chữa, Van Gogh đi về miền St-Remy de Provence,
ông thấy nơi đây có nhiều ánh nắng mặt trời thích hợp với ông. Tranh ông vẽ lần
này mang một màu vàng tươi sáng (vì ông ở nơi có mặt trời), Van Gogh tuy mang
bệnh mà ông vẽ được nhiều tấm tranh vô giá, như tấm tranh "Cây
Olive", "Tournesol", nét vẽ ngoằn ngoèo vì bệnh ông nặng lắm
rồi!
Van Gogh có một cuộc đời cô đơn, nên khi gặp được ông Volgang thì ông xem ông này là
người bạn thân duy nhất của ông! Khi ông bạn Volgang muốn bỏ ông ra đi, Van
Gogh đã lấy dao cắt một lỗ tai để trên bàn để năn nỉ ông bạn Volgang ở lại,
nhưng người bạn thân của ông vẫn bỏ ông mà ra đi! Sau khi ông vẽ xong tấm tranh
cuối cùng "Les champs des corbeaux" thì ông lấy súng tự vẫn
chết! Theo đạo Công giáo, vì ông tự hủy mình nên không được vào nhà thờ làm lễ
cầu hồn! Xác ông được đưa về "Anvers sur Oie", miền đông
Paris, cách Paris lối 40 km, mộ ông mang tên Vincent Van Gogh được chôn bên
cạnh em là Theodore Van Gogh.
Anh Hoàng nói đây là lần họp mặt lịch sử vì
trong 3 ngày mà đi viếng thăm 3 xứ : Pháp, Bỉ, Hòa lan vì cả ba xứ này chúng ta đều đi thăm viếng
những nơi lịch sử nổi tiếng, ở Pháp thì đi viếng cung điện Versailles, ở
Bruxelles và Hòa lan, mình cũng đã ngắm nhìn tận mắt các cung điện của Hoàng
gia, anh mong rằng tất cả các anh chị đều hài lòng cho chuyến đi này! Xe bus về
tới hotel thì đã 7 giờ chiều, ai nấy vội vã trở về phòng của mình sửa soạn
chuẩn bị cho buổi tiệc chia tay tổ chức ngay nhà hàng của hotel nên cũng rất
tiện! Vì Ph. ở lại Hòa lan, nên tui mời chị Thuần, chị
LD Trường lên phòng của tui sửa soạn, cạnh phòng tui thì có anh Minh và chị
Sương Lam, ôi sao mà rộn ràng vui ghê! Sửa soạn, thay đổi xiêm y xong thì đã
hơn 8 giờ, tui và các chị đi xuống nhà hàng, có 60 người tham dự nên nhà hàng
đặt sẵn 6 bàn tròn, đa số các anh chị đã ngồi vào bàn rồi, anh Quyên đếm đi đếm
lại mấy lần mà sao thấy thiếu 1 người, té ra là vắng mặt bồ vì bồ đã ở lại bên
Hòa lan! Trong lúc chờ đợi anh Hữu tới trễ, anh Hoàng mời các anh chị cứ tự
nhiên lên bày tỏ ý kiến, ca hát, kể chuyện giúp vui trong bầu không khí thân
mật đừng ngại gì hết!
Anh Bình lên tuyên bố khai mạc buổi tiệc,
mừng là đại hội họp mặt ở Paris và Bruxelles đã diễn tiến tốt đẹp, anh xin các
anh chị thân hữu tha lỗi nếu có sai sót trong việc tổ chức và tính toán, BTC sẽ
tổng kết và điều chỉnh sau đại hội! Anh BT Tiếng nhận xét cách đây 5 năm, thấy
ai đi dự đại hội cũng khỏe mạnh, nhưng sau 5 năm thì thấy các anh chị "yếu
dần"!!! Nên "Họp mặt Thân hữu Điện lực"
đổi thành "Họp mặt Thân hữu Bô lão". Rồi anh giới thiệu
"my house", anh nói anh Bình trồng hoa lan rất đẹp, riêng hoa lan của
anh lại biết hát, biết nấu ăn, và chị Tiếng (hoa "Lan" của anh Tiếng)
lên trình bày bản nhạc "Phút cuối". Kế đó, cặp song ca "Lê Uyên
& Phương Điện lực" (anh chị LM Châu & Huyên) tiếp tục chương trình
với "Hành trang giã từ", thì đúng rồi vì sáng mai tất cả bà con phải
khăn gói lên đường trở về
Ph. ơi, bồ vắng mặt buổi tiệc chia tay tối
nay, nên bồ không thấy được một màn rất đặc biệt, đó là tui lên giới thiệu anh
Tài (ma maison) với các anh chị có mặt tối hôm đó, vì từ bấy lâu nay, tui chỉ
đi dự đại hội điện lực với bồ mà thôi, lúc nào tụi mình cũng chung phòng hotel
với nhau, nên có nhiều anh chị không biết tui "có chồng chưa" hay
"hổng có chồng"! Lần này, đặc biệt anh Tài đi với tui qua Pháp, nhưng
không có dự đại hội họp mặt, mà chỉ tháp tùng đi chung
với tụi mình chuyến đi Bruxelles và Hòa lan mà thôi. Trong lúc đi chơi này, có
nhiều anh chị thắc mắc hỏi tui "ông đó là ai vậy?", "thân hữu
điện lực mới hả Thảo?", tui kể lại cho anh Tài nghe, nên buổi tối hôm đó
anh Tài biểu tui "Em lên giới thiệu anh với các anh chị đi, để các anh
chị khỏi thắc mắc nữa", tui làm gan lên cầm "micro" giới
thiệu anh Tài liền, anh Hoàng mời anh Tài lên ngõ vài lời chào mừng với bà con
chứ, thế là anh Tài lên nói rằng "Sở dĩ bấy lâu nay tôi không đi dự đại
hội vì tôi không có quen ai trong ĐL này hết, tôi cảm thấy lạc lõng, nên tôi để
bà xã tôi đi một mình với chị Phương, hai chị em vui với nhau". Anh
Hoàng lên tiếng nói bây giờ anh Tài là "điện câu" rồi thì từ nay trở
đi, anh Tài sẽ nên tham dự họp mặt mỗi năm chứ!
Chị Sương Lam giới thiệu năm nay có anh chị
Đồng Thị Hân tham dự lần đầu tiên đại hội họp mặt, chị mời chị Hân giới thiệu
ông xã của chị với các anh chị, anh Trần Văn Định lên bày tỏ đây là lần đầu
tiên anh tham dự với một nhóm đông người, anh thấy rất vui và rất cảm động,
chưa bao giờ anh thấy tình thân hữu đậm đà thắm thiết như thế! Chị LD Trường ca
bản "It's now or never" (bản này do Elvis Presley ca)! Rồi anh
VV An lên kể vài câu chuyện vui làm cho bầu không khí
của buổi tiệc thêm vui nhộn! Rồi hai chị ND Đức và LT Tuyển
song ca bản "Xuân miền
Buổi tiệc kéo dài đến 11 giờ khuya. Trước khi chia tay, anh Hoàng mời tất cả
các anh chị đứng chung với nhau, tay nắm tay, cùng nhau ca bài "Tạm
biệt" (có đổi lời) :
Giờ đây anh em chúng ta,
Cùng nhau quây quần,
Bùi ngùi " xa cách"
...
"Cách xa", nhưng ta cầu mong
Rồi đây có ngày hẹn
cùng gặp nhau
Cách xa không bao giờ quên
Cùng nhau chung sống những ngày "THÂN HỮU"
Cách xa chúng ta
hằng mong,
Hàng năm sẽ họp
"ĐIỆN LỰC VIỆT NAM"
Bản nhạc vừa chấm dứt, các anh chị ôm chầm lấy nhau, nghẹn ngào chào tạm
biệt và hẹn sẽ gặp nhau sang năm, hình ảnh cảm động đó ghi mãi trong ký ức của
tui Ph. ơi, bởi vì tui biết rằng tuy hẹn năm tới sẽ gặp nhau, nhưng qua sang
năm, có nhiều anh chị mình sẽ có dịp gặp lại, nhưng cũng có nhiều anh chị bận
việc nhà không tham dự được, nên khi gặp lại nhau được, mình phải tận hưởng
niềm vui cho thật trọn vẹn, có như vậy mình sẽ nhớ mãi những kỷ niệm không bao
giờ quên!
Sáng hôm sau, thứ tư 22-09-04, tất cả mọi người tụ họp ăn sáng ở nhà hàng
xong thì chuẩn bị hành lý lên xe bus trở về Paris, có một vài anh chị còn ở lại
Bruxelles gặp lại bạn bè, nên xe bus ít người hơn chuyến đi! Có lẽ một phần
vắng mặt một số các anh chị, một phần vì mệt mỏi hay vì sắp sửa chia tay nhau
lần nữa ở Paris, nên trong xe ai cũng im lặng, không khí buồn nản, anh Bình
khởi đầu câu chuyện "Chúng ta gặp nhau vì tình bạn muốn gặp nhau, mình
gặp nhau đây để tìm lại cái tình bạn của thời ĐL xa xưa, ... Ngoài ra, anh em
nên đóng góp niên liễm hàng năm, để cuối năm chúng ta có thể nhận được cuốn Bản
tin ĐL mà đọc ..." Chị Sương Lam đại diện tất cả các anh chị trong xe
để cám ơn Ban tổ chức ...
Chị Bình ngồi một mình băng ghế đầu ngay cửa xe, anh chị PV Quan ngồi băng
ghế sau, tui và anh Tài ngồi băng ghế tiếp theo, hàng ghế bên kia thì có anh TH
Đức, anh Sung, anh Kiệt xúm nhau nói chuyện về ăn uống, rồi thì bắt qua chuyện
nấu ăn, bấy giờ anh Đức trổ tài nấu bếp, anh nhìn sang chị Bình hỏi: "Kỳ
trước qua đây họp mặt, tui lại nhà chị, tui nấu cho chị ăn, chi thấy sao chị Bình?"
Chị Bình: "Anh nấu ngon chứ sao!" Anh Đức: "Tui nói
cho chị nghe, nấu ăn hổng có gì khó hết, ăn thua là muốn nấu món gì thì mình
phải có đầy đủ gia vị để nấu món đó, rồi thì mình phải biết cách nếm sao cho
vừa ăn, cái đó mới là quan trọng, chị thấy đúng không chị Bình?" Chị
Bình: "Thì anh nói đúng chứ sao không đúng!" Thế rồi tui và
chị Quan hỏi anh cách nấu món canh chua và món cá kho tộ, muốn trộn gỏi thì
phải làm sao, và anh Đức chỉ dẫn rành rẽ như một đầu bếp nhà nghề. Anh nói:
"Tui giống ông già của tui, ăn thì phải ăn ngon, mấy bà vợ của tui phải
nấu cho ngon, nấu dở là tui hổng có ăn đâu nha!" Ngồi đằng trước, anh
TT Tính kể chuyện sau "cách mạng", anh và các anh bạn (lúc đó vẫn còn
làm việc cho ĐL) đi cắm trụ điện gặp ma (chuyện có thật), anh nói hồi đó giờ
mình nghe người ta nói thấy ma hiện trước mặt mà mình không tin, bây giờ chính
anh gặp ma nên không tin cũng phải tin!
Có một lần, anh và mấy người bạn được giao công tác cắm trụ điện ở đồn điền
cao su Quản lợi (Bình long), buổi tối vì sợ muỗi cắn rồi mang bệnh sốt rét nên
các anh nằm trong mùng vừa hút thuốc vừa nói chuyện, bỗng có một anh thấy có
một người lính mặc quần áo treillis đến xin mồi lửa đốt thuốc lá, anh
bạn nằm trong mùng không ngần ngại, ngồi dậy dỡ mùng đưa điếu thuốc cho người
lính mồi lửa, sáng hôm sau các anh biết người lính đó là ma chứ không phải
người thật, bởi vì nơi các anh có nhiệm vụ đi cắm trụ điện là một vùng đất
trống mênh mông, không có nhà của dân làng nào ở hết, chung quanh dấu vết của
chiến tranh vẫn còn nhìn thấy, vỏ đạn, vật dụng của quân đội còn rơi rớt khắp
nơi, trên mặt đất vẫn còn những lỗ hổng to do bom xoi thủng! Vì vậy, anh Tính
nói mỗi lần xoi một lỗ để cắm một trụ điện, thì không biết chỗ đó còn mìn chưa
nổ hay không nên anh em đặt một đĩa trái cây để cúng vái, xong rồi khi cắm một
trụ điện khác thì cũng một đĩa trái cây, cứ thế mà tiếp tục cho tới khi cắm
xong tất cả các trụ điện!
Gần nơi đó, có một xe tăng bị mìn nổ xoi thủng một lỗ trũng lớn ở giữa, các
anh thấy có một thằng nhỏ mặc áo len màu đỏ đứng ở trên chỗ lỗ hổng, lúc lại
gần thì nó chạy mất, các anh thắc mắc hỏi mấy người ở gần đó thì họ kể rằng cả
gia đình thằng nhỏ bị mìn nổ chết hết, nghe vậy các anh đến gần chiếc xe tăng
thì thấy một cái giường ngủ còn đó, giở giường lên thì thấy mấy bộ xương của
thằng nhỏ và cha mẹ nó, thấy vậy các anh liền để vài cái bánh trong dĩa, đốt
nhang khấn vái cho hồn những người chết được siêu thoát!
Hai giờ trưa, xe bus đã vào
Paris, xe ngừng ở trạm "Porte de Bagnolet" để anh chị NĐ Huấn,
anh chị PV Quan xuống vì hai anh chị ở hotel gần đó, tui và anh Tài cũng từ giã
các anh chị xuống luôn trạm này để lấy métro về nhà người bạn, anh Tính và anh
chị LM Châu tiếc rẽ nói sao cô Thảo xuống xe ở đây, không cùng nhau đi về FIAP,
rồi các anh chị lưu luyến nói thêm: "Năm tới cô Thảo nhớ đi nha, tụi
này mong gặp lại cô Thảo nữa nha!" Tui bước xuống xe bus mà không dám
quay đầu nhìn lại, vì tui đã rươm rướm nước mắt rồi, sợ các anh chị nhìn thấy
rồi cười tui! Bye bye các anh chị, em hy vọng sẽ gặp lại tất cả các anh chị
trong đại hội họp mặt năm tới! Bye bye Ph., tui và bồ sẽ còn gặp nhau nữa,
không những hẹn nhau đi dự đại hội họp mặt THĐL, mà tụi mình còn rủ nhau đi gặp
nhóm bạn học cũ của bồ ở Toronto nữa chứ! Ê, nhớ email cho tui nha!
Thảo
(Fête d'Halloween 31-10-2004)
Nguyễn Khắc Nhẫn,
(Vi thư gửi NC Thuần, 12 th. 10, 2004) ... Lời nói đầu tiên là để tỏ lòng cảm ơn tất cả các Anh Chị em đã có
nhã ý mời chúng tôi đến dự buổi tiệc tổ chức ở
Vì bận họp ở Grenoble, bà xã tôi rất tiếc,
không đến được. Mong các Anh Chị thứ lỗi và thông cảm cho.
May mà có Nathalie và các cháu, đại điện Bà ngoại, đến
chia vui cùng các Anh Chị với dàn nhạc tí hon của gia đình chúng tôi. Thú thật
lần đầu tiên, như có ai thúc đẩy, tôi mạnh dạn trình bày hai bài ca trữ tình,
để cùng các Anh Chị nhớ lại những Đêm Điện tưng bừng
của Trường, còn vang vọng trong lòng tôi.
Thời gian eo hẹp của buổi tiệc vui, không
ngừng trôi, đã không cho phép tôi chuyện trò thăm hỏi với từng gia đình và cho các Anh Chị biết một số tin tức cập
nhật về sự phát triển của ngành điện lực nước nhà.
Qua mấy chục năm tròn, nhiều Bạn xưa đã
vĩnh viễn ra đi, để lại chúng ta bao niềm thương tiếc !
Tôi nhờ Anh Chị Thuần chuyển lời thăm hỏi ân cần của
vợ chồng tôi đến toàn thể các Anh Chị Em đồng nghiệp trong và ngoài nước.
(
Nguyễn Khắc Tâm,
(Vi thư gửi NC Thuần, 13& 31th. 10,
2004) ...
Xin góp với anh vài cảm nghĩ về họp mặt
... Hướng dẫn lộ trình RER và Métro từ phi
trường Charles de Gaulle về FIAP rất rõ, dễ theo, cập
nhựt, (sơ khởi hướng dẫn xuống tại trạm Saint Jacques, sau đổi lại trạm
Glacières gần FIAP hơn). Chỉ hơi vất vả lúc rê va-li lên cầu
thang métro mỗi lần đổi tuyến, có lẽ chỉ các trạm lớn mới có thang cuốn.
Có thể vài thân hữu hơi ngỡ ngàng với điều
kiện, tiện nghi ở FIAP. Nhưng về nhà đọc lại hồ sơ lần họp
mặt 1996, các chi tiết đều có ghi rõ trong tài liệu của FIAP: giao phòng từ 14:30,
group rate phải lấy demi-pension, savon tắm, shampoo, khăn thay mỗi ngày... đều
phải tính thêm tiền.
Bảng chào mừng Đại hội trong phòng họp rất
đẹp, trang trọng.
Dọc đường di chuyển Paris - Bruxelles -
Amsterdam, chúng ta được Ban tổ chức cung cấp nhiều thông tin hữu ích về đất
nước, con người địa phương (tổ chức hành chánh, y tế,
Van Gogh, Anne Frank, Hoàng gia Bỉ...) Thân hữu Đỗ Văn Tùng
đã giới thiệu ICE WINE. Xin góp thêm một vài chi tiết.
Tên Pháp : Vin
de Glacière. Tên Đức, Áo : Eiswein. Xuất phát từ
Franconia, Đức, vào cuối thế kỷ 18. Phương cách chế biến ngày được cải tiến,
hiện nay được sản xuất tại Đức, Áo và
Nho được giữ trên cành qua suốt mùa
đông, được bảo vệ chống chim chóc, mưa đá, giông gió ... Quá trình đông đặc -
tan đá (freezing -thawing) làm nho mất nước, lượng đường ngày càng đậm đặc hơn.
Thời điểm hái nho rất quan trọng. Nho phải đông đặc
trên cành, nhiệt độ trong khoảng -10 oC đến -13 oC để đạt được hàm lượng đường
tối đa (tối thiểu -8 oC). Thường hái nho trong khoảng tháng
ba. Nho đang đông đặc được hái bằng tay, có lúc
phải hái ban đêm. Xong cho vào máy ép ngay. Lượng nước
cốt ép ra rất thấp, khoảng 5-10% loại nho thường. Do đó giá rượu khá cao và
thường dùng loại chai nhỏ, thon, cao, 375ml. (trung bình giá khoảng US$ 40.00 /
chai.) Thường là nho loại Vidal, Riesling, trắng và đỏ.
Rượu này có màu vàng, hổ phách, vị rất
ngọt, mùi mật ong, xoài, đào ... Nồng độ rượu khoảng 9.5% alcohol. Ngâm lạnh 1-2 giờ trước khi dùng. Sau khi khui,
nếu đóng nút kín lại, giữ trong tủ lạnh được vài tuần lễ. Dùng làm rượu tráng
miệng, với trái cây tươi, soft cheese, foie gras ...
Dân Hoa kỳ, bạn láng giềng của Canada,
nhiều người rất rành các hiệu bia Canada, nhưng hiếm người biết đến Ice wine
... Tuy nhiên, một khi đã nếm qua, ai nấy đều rất thích Ice wine.
Hàng năm,
THĐL từ bốn phương tìm về gặp gỡ nhau, hàn huyên sau bao năm xa cách. Đồng thời,
chúng ta được dịp tham quan thắng cảnh địa phương. Họp mặt THĐL ngày càng phong
phú, đa dạng về hình thức lẫn nội dung. Họp mặt 1996 mở rộng với hai địa điểm:
thủ đô ánh sáng Paris và miền Nam nắng ấm Aix-en-Provence. Họp mặt 2003 tại Nam
Cali diễn ra trên du thuyền, dưới ánh pháo bông ngày Quốc khánh Mỹ. Chúng ta đã
qua biên giới Mỹ - Mễ thăm Mễ tây cơ.
Năm nay, họp
mặt 2004 tiến thêm một bước: họp tại 2 nước Pháp Bỉ, tham quan thêm nước thứ ba
Hòa lan. Đồng thời, chúng ta thấy được một ưu điểm của Liên Âu: khứ hồi qua hai
biên giới Pháp - Bỉ, Bỉ - Hòa lan lúc nào không biết, khác hẳn hàng giờ chờ đợi
thủ tục tại biên giới Mỹ - Mễ năm 2003.
Bảng chào mừng
đại hội 2004 cũng rất đẹp, trang trọng (so với 1996). Riêng phần chúng tôi, anh
chị LV Quyên đã cho chúng tôi thêm thì giờ hàn huyên với anh chị và anh chị TT
Tính.
Ngoài số thân
hữu quen biết lâu nay, chúng tôi quen thêm hai bạn mới: Anh chị Nguyễn Thanh Ngọc
và anh chi Trần Văn Định - Đồng Thị Hân (không cùng chung môi trường làm việc
trước 75).
Nhân họp mặt
tại Pháp, xin góp thêm vài nét dí dỏm trong tiếng Pháp.
Un gros mot:
"Cul": C'est la partie postérieure de l'homme, de certains animaux,
de certaines choses. Le mot ne gêne personne dans "cul-de-sac"
(chemin sans issue), "cul-de-jatte" (invalide amputé de ses deux
jambes), "cul-blanc, cul-rouge" (espèces d' oiseau)
ni dans de nombreux mots de la même famille: "culot, culotte, culbute,
acculer, basculer, reculer".
Parfois le
mot se hausse à des niveaux fort nobles: les architectes connaissent les
"culs-de-four", les
"culs-de-lampe". Mais, dans d'autres emplois, il descend au
niveau familier: "faire cul sec" (vider son verre), faire une bouche
en "cul de poule" ( les lèvres arrondies ).
(Les gros
mots, de Pierre Guiraud, "Que sais-Je?")
Nguyễn Thị Lan Phương,
(Vi thư gửi NC Thuần, 20 th. 10, 2004) ...
1)
Cám ơn các anh chị thật nhiều đã ra công sức mà tổ chức buổi THĐL kỳ rồi ... LP
không đến kịp để phụ một tay ... à quên, LP có phụ mà ... kể công nha: phụ ăn
nè, phụ đi chơi nè ...
2) LP qua
Paris, Bruxelles mà không đủ thì giờ để nói chuyện với các anh chị, chị Thuần
được một phần, chị Bình một phần, chị Trường được một chút, chị Hữu, chị Nguyên
thì chỉ được "cười mím chi giao hữu" vậy thôi ... LP mất đi buổi họp
mặt buổi sáng và ngày chia tay (buồn 5 phút), tiếc quá, nghe Thảo kể lại mà tiếc.
Mong gặp lại tất cả các anh chị ngày nào đó ...